Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo về Auguste Comte

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.79 KB, 6 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC
Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp học phần

: Phan Hà Vi
: QHQT48C1-1182
: XHH (4)
----------***---------BÀI BÁO CÁO VỀ

I. TIỂU SỬ
- Tên đầy đủ: Isidore Auguste Marie Franỗois Xavier Comte
(1798 1857).
- L nh lý thuyt xã hội, nhà thực chứng luận, là người đầu
tiên phát triển phương pháp tiếp cận hoàn chỉnh nghiên cứu
khoa học về xã hội.
- Ơng sinh ra trong một gia đình Gia-tơ giáo tại Montpellier,
Cộng hịa Pháp theo xu hướng qn chủ, nhưng ơng có tư
tưởng tự do và cách mạng rất sớm.
- Năm 1814: Ơng có sự thể hiện xuất sắc và được xếp hạng
thứ tư trong danh sách tuyển sinh của École Polytechnique
(Trường Bách khoa Paris).
- Năm 1817: Ông làm thư ký cho bá tước Saint Simon (người đề xướng chủ nghĩa xã hội học
đầu tiên).
- Năm 1826: Ông bắt đầu giảng “Giáo trình triết học thực chứng” (Positive Philosophy), có
khán giả là các nhà khoa học nổi tiếng lúc bấy giờ: Fourier A, Von Humbolt, Poinsot.
- Sau đó, Comte sáng lập ra hiệp hội thực chứng luận.
- Ông chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng (phục hưng) và chứng kiến các biến động chính
trị xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp và các cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo
ở Pháp lúc bấy giờ.


- Năm 1839: ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Xã hội học”


II. CÁC TÁC PHẨM
1. CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
- “Triết học thực chứng” - gồm 6 tập được công bố vào các năm
1830, 1835, 1838, 1839, 1841, 1842 (Khảo sát nguyên tắc phân
loại các khoa học, triết học và xã hội học).
- “Hệ thống chính trị học thực chứng” – gồm 4 tập được xuất
bản năm 1851-1854 (chủ yếu bàn về cơ sở của chính trị và tơn
giáo của tương lai).

2. CÁC TÁC PHẨM KHÁC
- Khảo luận triết học về thiên văn học và phổ thông (1844).
- Suy ngẫm về chủ nghĩa tinh thần triết học thực chứng (1844).
- Quan điểm chung về chủ nghĩa thực chứng (1848-1851).
- Sách kinh bổn thực chứng luận (1851).
- Lời kêu gọi những người bảo thủ (1855).
- Phép tổng hợp chủ quan (1856).
 Ông mất vào năm 1857 nhưng ơng đã có những kế hoạch trước đó về việc sẽ xuất bản những
tác phẩm của mình:
- Treatise of Universal Education (Luận thuyết về Giáo dục phổ thông) (1858)
- System of Positive Industry, or Treatise on the Total Action of Humanity on the Planet (1861)
- Treatise of First Philosophy (1867)

III. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO XÃ
HỘI HỌC CỦA AGUSTE COMTE

 THỰC CHỨNG LUẬN: với tư cách là một khái niệm xác định một cách thuần túy tri
thức luận, theo đó khoa học trước hết phải xuất phát từ các sự kiện có thể quan sát được

=> Thực chứng luận vừa là một phương pháp, vừa là một lý thuyết.
- Những nội dung cơ bản của thực chứng luận:


+ Tính tất yếu của việc nắm bắt các sự kiện
+ Từ chối mọi sự tiên nghiệm trong triết học cũng như trong khoa học, thừa nhận tính
xác thực trong khoa học thực nghiệm
+ Lòng tin vào khả năng tư duy của con người có thể đạt tới những mối liên hệ có tính
qui luật
+ Tiêu chuẩn chân lý là sự kiểm định thực chứng và kinh nghiệm
=> Về mặt phương pháp luận: thực chứng luận tạo thành một bộ phận hữu cơ của truyền
thống khai sáng:
KHOA HỌC VÀ SỰ KIỆN ĐỐI LẬP VỚI SIÊU HÌNH HỌC VÀ TÍNH TỰ BIỆN
- Comte cho rằng nhiệm vụ của khoa học là khám phá những liên hệ thường xuyên lặp đi lặp
lại giữa các hiện tượng
- Comte đã đem đến cho lịch sử xã hội học cả thuật ngữ và chủ nghĩa thực chứng:
 CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG
- Chủ nghĩa thực chứng tin rằng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều có 1 cơ sở logic
và phương pháp luận chung: xã hội học là khoa học tự nhiên về mặt xã hội, nhằm phát hiện
ra các quy luật khách quan như khoa học tự nhiên.
- Những người theo chủ nghĩa thực chứng tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:
(1) Sự thống nhất của phương pháp khoa học – logic trong nghiên cứu là như nhau đối với
tất cả các ngành khoa học
(2) Mục tiêu của nghiên cứu là giải thích và dự đốn
(3) Kiến thức khoa học là có thể kiểm chứng được
(4) Khoa học khác với lẽ thông thường
(5) Tương quan giữa lý thuyết và thực tiễn
 XÃ HỘI HỌC CỦA COMTE
- Về nhiệm vụ của xã hội học: Comte cho rằng xã hội học có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại
xã hội, lập lại trật tự xã hội, dựa vào các quy luật tổ chức và các biến đổi xã hội do Xã hội

học nghiên cứu, phát hiện ra.
- Về phương pháp nghiên cứu của xã hội học: Theo Comte, xã hội học có 4 phương pháp
nghiên cứu gồm:

(1) Quan sát


+ Quan sát phải gắn với lý luận, phải được soi sáng bằng lý luận, phải có mục đích, phải tuân
theo quy luật của hiện tượng
+ Nếu quan sát một cách mù qng, khơng có sự chỉ dẫn của lý thuyết thì sẽ khơng có lợi ích
gì cho sự phát triển của khoa học xã hội học
(2) Thực nghiệm
+ được hiểu là việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một
hiện tượng, một sự kiện xã hội nhất định
(3) So sánh
+ được đánh giá là rất quan trọng trong xã hội học
+ giống như so sánh trong sinh vật học, việc so sánh các hình thức đa dạng, các loại xã hội
với nhau có thể giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã hội đó.
(4) Phân tích lịch sử bằng phương pháp lịch sử cụ thể
- Về cơ cấu của xã hội học: Theo Comte, xã hội học gồm 2 bộ phận:
+ Tĩnh học xã hội (Socialstatics): Là bộ phận xã hội học nghiên cứu về:
* Trật tự xã hội, cơ cấu xã hội
* Các thành phần xã hội và các mối quan hệ giữa chúng
* Coi gia đình là đơn vị cơ cấu xã hội cơ bản.
 Ơng đánh giá cao gia đình, nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước, yếu tố văn hố, tinh
thần xã hội
 Khi phân tích về gia đình, ông chủ yếu nghiên cứu cơ cấu của gia đình, sự phân cơng
lao động nam nữ trong gia đình và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
 Ơng quan niệm cá nhân như một thực thể có sức mạnh tinh thần lớn nhất song cũng là
thực thể chứa đầy mâu thuẫn.

 Theo Comte, cơ cấu xã hội được tạo từ các cơ cấu xã hội khác đơn giản hơn, được gọi
là tiểu cơ cấu xã hội
=> Do đó hiểu cơ cấu xã hội nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính và mỗi
liên hệ của các tiểu cơ cấu xã hội.
=> Cơ cấu xã hội phát triển theo đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
+ Động học xã hội (Social dynamuics): Là bộ phận xã hội học nghiên cứu về:
* Các quy luật biến đổi của xã hội trong các hình thái xã hội theo thời gian


* Tìm hiểu động lực phát triển của xã hội
* Phân kỳ lịch sử xã hội
 Động lực của sự phát triển xã hội chủ yếu là các nhân tố tinh thần, đặc biệt là khoa học
và triết học.
 Theo Comte, lịch sử loài người sẽ phát triển theo Quy luật 3 giai đoạn là:
+ Thần học: tất cả hiện tượng được tạo ra bởi các đấng tối cao, thần thánh
(là giai đoạn đầu tiên, ứng với tuổi thơ, còn ấu trĩ, ln hướng về sự hiểu biết)
+ Siêu hình: giai đoạn chuyển tiếp, thay việc giải thích các sự vật hiện tượng dựa vào thần
bằng việc giải thích dựa vào thế lực trừu tượng
(là giai đoạn tương ứng với tuổi thiếu niên, là giai đoạn giao thời hoặc bước trung gian
hướng tới sự hiểu biết)
+ Thực chứng: giải thích các sự vật, hiện tượng trên cơ sở khoa học, trên cơ sở hiểu biết
các mối liên hệ và các quy luật
(là giai đoạn tương ứng với tuổi trưởng thành, là giai đoạn hướng về các kiến thức khoa
học)
 Theo quy luật trên, Comte cho rằng, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của
mỗi giai đoạn sau. Lịch sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy tiến hóa.
 Comte cho rằng trí tuệ, hệ thống văn hóa (đạo đức, tinh thần) quy định sự phát triển hệ
thống xã hội, cơ cấu xã hội. => Quan niệm này bị phê phán là duy tâm
 Theo ông, vì ra đời muộn nên xã hội học ngay lập tức đã là một khoa học thực chứng
và chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các khoa học. Đặc trưng của xã hội học

là ở tính tổng hợp của nó, cho nên “Đối tượng của xã hội học chỉ có thể là lịch sử lồi
người”.

TĨM LẠI: Đóng góp của Auguste Comte có thể khái quát như sau:
(1) Comte là người đầu tiên chỉ ra bản chất của khoa học về các quy luật tổ chức xã hội mà
ông gọi là xã hội học
(2) Comte cho rằng xã hội học cần phải sử dụng các phương pháp khoa học thực chứng để
xây dựng lý thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết
(3) Comte chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học, nghiên cứu cơ cấu xã
hội (tĩnh học xã hội) và nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã hội)


MỞ RỘNG: So sánh Xã hội học của Auguste Comte và Xã hội học của Karl Marx
Nội dung so sánh

Nhiệm vụ

Auguste Comte

Góp phần tổ chức lại xã hội,
lập lại trật tự xã hội, dựa vào Phân tích sự vận động của
các quy luật tổ chức và các lịch sử xã hội mà thực chất
biến đổi xã hội do XHH
là các phương thức sản xuất
nghiên cứu, phát hiện ra
Thực chứng

Biện chứng

Gồm 2 bộ phận:

+ Tĩnh học xã hội
+ Động học xã hội

Là một chỉnh thể gồm các
bộ phận có quan hệ qua lại
với nhau như các giai cấp,
các thiết chế, chuẩn mực,
giá trị, văn hóa

Gồm 3 giai đoạn:
+ Thần học
+ Siêu hình
+ Thực chứng

Gồm 5 giai đoạn:
+ Cộng xã Nguyên thủy
+ Chiếm hữu nô lệ
+ Chế độ phong kiến
+ Tư bản chủ nghĩa
+ Cộng sản chủ nghĩa

Phương pháp

Cơ cấu xã hội

Lịch sử loài người

Karl Marx

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xã hội học – Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) – Nhà xuất bản ĐHQGHN
2. Giáo trình xã hội học đại cương – Nguyễn Hữu Khiển (chủ biên) – Nhà xuất bản ĐHQGHN
3. Giáo trình xã hội học – Nguyễn Văn Sanh (chủ biên) – Nhà xuất bản tài chính
4. Xã hội học đại cương – Võ Văn Việt
5. Stanford Encyclopedia of Philosophy ( />6. Britannica ( />
----------HẾT----------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×