Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH QUAN điểm TOÀN DIỆN c a PHÉP ủ BIỆN CHỨNG DUY v t và LIÊN h v i TH c TI ậ ệ ớ ự ễn đổi mới vể KINH tế ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.31 KB, 22 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
***

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 4: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN
ĐỔI MỚI VỂ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Họ, tên SV: Nguyễn Phương Anh

Mã SV: 11217492

Lớp: Triết Mác (121)_21 Khoá: 63

Hà Nội, tháng 11/2021

1

TIEU LUAN MOI download :


Lời mở đầu

Thế giới này được hình thành như thế nào? Vạn vật này từ đâu mà có?
Chúng ta là ai? Bản chất thực sự của sự vật là như thế nào?... Hàng nghìn, hàng
triệu, hàng tỉ tỉ câu hỏi được đặt ra và con người chúng ta đã, vẫn đang và sẽ
tiếp tục đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi vi mô, vĩ mô ấy, một cách tường
minh, chính xác và khách quan nhất. Vài nghìn năm trở lại đây, chúng ta mới


thực sự có những bước tiến đáng kể về nhận thức chính mình và vũ trụ quanh
mình, thốt khỏi những mơ hồ duy tâm tăm tối trước đây. Từ những quan niệm
triết học cổ điển thơ sơ, cơ bản đặt nền móng cho tri thức con người, chúng ta
đã phát triển hoàn thiện lên các quan niệm triết học tiến bộ khác và đạt đến đỉnh
cao là Triết học Marx – Lenin cùng chủ nghĩa duy vật biện chứng với những
quan điểm toàn diện. Biết và hiểu được điều ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ta đã
vận dụng thành những quan điểm đó vào thực tiễn tình hình đất nước, vận
dụng cao và xuất sắc trong đổi mới kinh tế, đã và đang đem lại nhiều thành tựu
rực rỡ, những khởi sắc, những đổi thay lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Với những ý nghĩa ấy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích quan
điểm tồn diện của phép biện chứng duy vật và liên hệ thực tiễn với đổi mới
về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.” Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng như
những thiếu sót khó tránh khỏi trong quá trình làm bài, em thiết mong nhận được
sự góp ý đến từ Tiến sĩ – thầy giáo Phạm Văn Sinh và quý bạn đọc để hoàn
thiện hơn bài tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn!

2

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 1: LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA
DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Mộ t số khái quát chung
1.1. Khái niệ m biệ n chứng
“Biện chứng” thường được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, biện chứng
diễn tả sự tác động qua lại, sự biến đổi, vận động tự thân của các sự vật, nằm
ngoài phạm vi ý thức, can thiệp của con người… Thứ hai, biện chứng cũng là
phạm trù dùng để thể hiện mối liên hệ và sự vận động, sự biến đổi của chính

q trình vận động khách quan tới con người. Một cách dễ hiểu, biện chứng là
sự khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của quá
trình vận động và phát triển. Biện chứng là một phương pháp triết học, bao
gồm ba giai đoạn biện chứng: chính đề, phản đề, hợp đề.

Biện chứng bao gồm hai bản thể nhỏ là biện chứng chủ quan và biện
chứng khách quan. Giữa biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan có mối
liên hệ nhất định, tạo tiền để cho cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo

tự nhiên, cải tạo xã hội.
1.2. Lịch sử phát triển của phép biện chứng
1.2.1. Phép biện chứng cổ đại
Từ xa xưa, con người đã có sự quan tâm nhất định đến việc khám phá
thế giới xung quanh mình. Họ đặt ra cả trăm, cả nghìn giả thiết về thế giới,
về sự vận động của thế giới và tìm mối dây liên hệ giữa những dữ kiện tìm
được đó, và khái quát nó, nâng lên thành quan niệm, gọi là phép biện chứng,
những phép biện chứng cổ đại đầu tiên. Tuy nhiên, do chưa có sự nghiên
cứu, thực nghiệm khoa học, những sự quan sát mà họ thu được chỉ là sự chủ
quan, trực kiến, vẫn cịn thơ sơ, mơ hồ. Điển hình có thể kể đến những quan
niệm biện chứng sơ khai của thời kì này như thuyết Ngũ hành, Biến dịch
luận của Trung Hoa, hay Trường phái Lokãyata của Ấn Độ…
1.2.2. Phép biện chứng duy tâm
Tiếp đó, đến khoảng thế kỉ XIV – XVIII, ở châu Âu, phép biện chứng duy
tâm nổi lên như một hiện tượng. Phép biện chứng duy tâm “bắt đầu từ tinh thần
và kết thúc ở tinh thần”. Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng thế
giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm, coi biện chứng chủ quan là cơ sở
của biện chứng khách quan. Họ khẳng định “… Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là
cái có trước, cịn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”. Nổi

3


TIEU LUAN MOI download :


bật có thể thấy quan niệ m này xuấ t hiệ n trong Triế t học Hegel và các nhà triết
học cổ điển Đức; họ đã xây dựng biện chứng duy tâm bằng một hệ thống logic.

1.2.3. Phép biện chứng duy vật
Những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng nên phép biện chứng
duy vật là Các Mác và Ph.Ăngghen. Kế thừa Hêghen, hai ông xem phép
biện chứng là “khoa học về những quy luật chung của sự vận động của thế
giới bên ngoài cũng như tư duy con người” [C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn
tập]. Tuy vậy, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều không đưa ra định
nghĩa thống nhất về phép biện chứng duy vật, mà nhắc đến phép biện chứng
duy vật trong các tác phẩm của mình với nhiều định nghĩa khác nhau.
2. Đặc điểm của phép biện chứng duy vật
Từ những khái quát trên, ta có thể khẳng định được rằng, phép biện
chứng duy vật được hình thành từ mối quan hệ hữu cơ giữa thế giới quan duy
vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lí luận nhận thức và logic biện
chứng. Những quan điểm được đưa ra bởi phép biện chứng duy vật như các
nguyên lí, quy luật, phạm trù đều được luận giải theo cơ sở khoa học, đã qua
kiểm nghiệm và chứng minh bởi sự phát triển của thế giới từ trước đó. Đó là
những nhận thức khách quan có giá trị cao, mở rộng tầm hiểu biết cho con
người, giống như đưa con người lên một tầng nhận thức mới, thoát khỏi tư duy
chủ quan, nông cạn, chưa đầy đủ, thiếu tin cậy như thời kì trước đó.
3. Ý nghĩa của phép biện chứng duy vật

Lịch sử và nhân loại đã khẳng định, sự xuất hiện của phép biện chứng
duy vật là một bước tiến lớn trong nhận thức, thế giới quan của con người.
Phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát huy, chuyển đổi quá trình biện

chứng từ tự phát sang tự giác, tạo ra phương pháp luận chung đầy đủ, hoàn
chỉnh nhất, chỉ ra những nguyên tắc làm phương hướng chung cho quá trình
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Có thể nói, phép
biện chứng duy vật có hệ thống lí thuyết có tính khái quát cao nhất trong các
khoa học; nó thể hiện được những đặc trưng bản chất của các sự vật, của
hiện tượng và thế giới, đồng thời đưa ra được những nguyên tắc xuất phát
cơ bản làm định hướng cho nhận thức khoa học và thực tiễn.
4. Hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật

4.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Trước hết, “liên hệ” được định nghĩa là sự tác động, phụ thuộc, quy định
và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Như ta đã biết, khơng một sự
nào có thể tồn tại tách biệt, cơ lập hồn tồn với các sự vật, hiện tượng khác,

4

TIEU LUAN MOI download :


chúng ln có những tác động qua lại nhất định đối với nhau. Đó có thể là
mối quan hệ cộng sinh, hay kí sinh,… Thậm chí, con người – động vật bậc
cao nhất trong thế giới sinh vật cũng không nằm ngồi quy luật này. Để có
thể sống, chúng ta cần đến ơxi, từ khơng khí, cần tới nước, ánh sáng, đất…
cũng như bao sinh vật bậc thấp khác.
Các mối liên hệ cũng có những tính chất của riêng nó. Đó là tính
khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng.
* Tính khách quan
“Tính khách quan” là ý nhắc tới những sự tác động bên ngồi, khơng
phụ thuộc vào ý chí, quan niệm của bất cứ cá nhân nào; nó vẫn tồn tại như đã
tồn tại, vẫn phát triển như đã phát triển, bất chấp là người ta, hay một sinh

vật nào có biết đến sự tồn tại, phát triển của nó hay khơng. Nhắc đến khách
quan, ta có thể khẳng định đó là những đặc tính vốn có của sự vật, từ khi
sinh ra đã có và ít, hoặc khơng chịu tác động của mơi trường bên ngồi. Có
thể kể đến những phản ứng sinh lí của con người như rụt tay lại khi chạm
vào vật nóng, hay việc Trái Đất quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời mặc
dù đã từng bị quan niệm là “trung tâm của vũ trụ”, hay Trái Đất vẫn ln có
dạng hình cầu dẫu cho bị cho rằng là một mặt phẳng vô tận…
* Tính phổ biến
Như đã nhắc đến ở phần trên, ta đã khẳng định mối liên hệ của sự
vật có tính phổ biến: sự vật khơng tồn tại biệt lập với các sự vật hiện tượng
khác mà giữa chúng luôn có những tác động qua lại lẫn nhau, đơi khi có
những mối liên hệ chung tồn tại trong thế giới vật chất, tác động lên mọi sự
vật, mọi quá trình biến đổi của các sự vật.
* Tính đa dạng
Tính chất này ta có thể dễ dàng quan sát và cơng nhận chỉ bằng quan sát
thực tế bên ngoài bằng mắt thường, không cần quá nhiều sự nghiên cứu để nhận
định. Ta đã biết, mọi sự vật tồn tại được đều cần tới nước, thế nhưng, liệu có
phải mối quan hệ với nước của mọi sự vật đều giống nhau? Quả thật là khơng. Ví
dụ như, cá là động vật sống dưới nước, nên chúng cần nước 24/24, sống trong
môi trường nước và sẽ chết sau chỉ vài chục phút nếu thiếu nước, nhưng con
người, và các loài động vật sống trên cạn lại không vậy, như chúng ta, chỉ cần
cung cấp khoảng 1.5-3 lít nước/ngày và có thể sống khơng có nước trong vịng
2-3 ngày, tuy khơng nhiều nhưng so với lồi cá, hay các động vật sống dưới
nước nói chung thì đó là một sự chênh lệch đáng kể. Một khía cạnh khác, ta có
thể thấy rằng, một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều mối liên hệ với nhiều sự
vật, hiện tượng. Ví dụ như, chúng ta có mối liên hệ với nước, có thể thấy ở ví
5

TIEU LUAN MOI download :



dụ trên, và đơng thời chúng ta cũng có mối liên hệ với lửa: ta cần lửa để
sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất kinh tế… Hoặc cũng có thể thấy rằng, trong các
mối liên hệ giữa các sự vật đôi khi có sự chuyển hố vai trị của sự vật tham
gia quan hệ đó, như thay đổi vai trị ngun nhân – kết quả, v.v…
Ta phải khẳng định rằng, nguyên lí về mối liên hệ phổ biển chỉ ra những
nguyên tắc, quan điểm khách quan và toàn diện khi nhận thức và cải tạo sự vật.
Nó địi hỏi sự nghiên cứu, nhận thức xuất phát từ những điều kiện tồn tại khách
quan từ chính sự vật, khơng được xa rời sự vật, khơng được phép bắt nguồn từ
ý chí chủ quan, áp đặt chủ quan của chủ thể, gán ghép sự vật cho một ý niệm
nông cạn, thiếu tổng quan, nhìn nhận khơng chính xác nào đó. Muốn nhận thức
khách quan được sự vật nào đó phải có sự trải nghiệm, cái nhìn đa chiều để
tránh rơi vào sai lầm phiến diện, sai lầm siêu hình, xa rời thực tế.

“Phạm trù” là khái niệm phản ánh những mối liên hệ của các sự vật
trong một mối quan hệ hay lĩnh vực của hiện thực khách quan. Các phạm trù
có mối liên hệ mật thiết kết hợp với nhau tạo thành những cặp phạm trù.
Chúng gắn kết với nhau bằng những mối liên hệ bản chất, tính tất nhiên, ổn
định và lặp lại, định nghĩa bởi từ quy luật. Các cặp phạm trù đồng thời cũng
thể hiện cấp độ nhận thức của con người ngày càng đi vào chiều sâu của
thế giới vật chất, phản ánh được những mối liên hệ phức tạp và sâu sắc của
các sự vật trong thế giới vật chất.
Về cơ bản, phép biện chứng duy vật bao gồm sáu cặp phạm trù.
Thứ nhất, đó là cặp phạm trù cái chung và cái riêng. “Cái chung” biểu
hiện ở những tính chất lặp lại, xuất hiện nhiều, phổ biến ở các sự vật, hiện
tượng, những điểm giao thoa giữa tính chất các sự vật, trong khi “cái riêng” lại
là nét đặc trưng riêng biệt, những dấu triện đậm tính cá nhân, độc đáo của từng
sự vật. Theo quan điểm Triết học, cái chung và cái riêng tồn tại song song với
nhau, tuy đối lập nhưng lại có sự bổ khuyết, hoàn thiện lẫn nhau và hoàn thiện
sự vật hiện tượng. Có thể nói rằng, cái riêng khơng tồn tại tách rời cái chung mà

tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Trong q trình tiến hố của sự vật,
chúng có thể thay đổi theo những tính trạng khác nhau, tạo thành những đặc
điểm khác nhau, nhưng do cùng phát triển từ một nguyên bản, giữa những cái
riêng của chúng vẫn tồn tại những cái chung nhất định. Bất luận là cái chung ấy
có biểu hiện rõ ràng ra bên ngồi hay khơng, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận
sự tồn tại của cái chung đó. Thêm nữa, cái riêng đa dạng hơn cái chung, cái
chung sâu sắc hơn cái riêng. Rõ ràng, ta khẳng định và hoàn toàn đủ khả năng
chứng minh nhận định này là đúng. Qua đó, ta phải nhận thức được rằng, quá

6

TIEU LUAN MOI download :


trình nhậ n thức khơng phải vận động một chiều từ cái riêng đến cái chung
mà còn vận động từ cái chung đến cái riêng, dựa vào cái chung để đi đến
nhận thức cái riêng, không thể áp đặt máy móc hai khái niệm này mà phải có
lập trường phân tích, tổng hợp vững vàng.
Thứ hai, ta nhắc đến cặp phạm trù “hiện tượng - bản chất”. Một cách dễ
hiểu, hiện tượng là những đặc tính biểu hiện ra bên ngồi của sự vật, cịn bản
chất là những tính chất có thể có hoặc cũng có thể khơng được bộc lộ, nhưng
là điều cốt lõi, quan trọng, là sự thật, chân lí của một sự vật. Cũng như các cặp
phạm trù khác, hiện tượng – bản chất không hề tồn tại tách rời mà có mối quan
hệ biện chứng với nhau. Bản chất có thể thể hiện ra ngồi thơng qua hiện tượng,
nhưng có thể khơng thể hiện hồn tồn; cịn hiện tượng là hình ảnh phản chiếu
của bản chất, nhưng đơi khi khơng thể hiện hồn tồn bản chất, và có khi cịn là
một hình bóng méo mó, lệch lạc, sai trái sự thật bản chất. Một bản chất có thể
được biểu hiện thơng qua nhiều hiện tượng, tập hợp các hiện tượng ấy cộng với
sự nghiên cứu kĩ lưỡng, trung thực mới có thể tìm ra được bản chất. Nếu coi sự
vật như một hạt nhân, thì bản chất chính là cái lõi, quyết định đến sự tồn tại, phát

triển, hình thái của sự vật, hay chính là hiện tượng. Từ hiện tượng, đơi khi có thể
suy ngược ra bản chất, đơi khi khơng. Từ đó, ta rút ra được kinh nghiệm rằng,
nhận thức không được phép dừng lại ở bề nổi của sự vật sự việc, mà phải tiến
tới đào sâu vào bản chất của sự vật. Nhưng muốn vậy, trước hết phải học cách
quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh những hiện tượng bên ngồi. Đó chính là
nền tảng cho sự sâu sắc, am hiểu bản chất của ta sau này.
Thứ ba, cặp phạm trù cơ bản tiếp theo là “tất nhiên – ngẫu nhiên”. Tất
nhiên có thể hiểu là những điều xảy ra có quy luật, nó phải xảy ra như vậy như
một điều tất yếu, một hệ quả không thể tránh khỏi và có thể được dự đốn
trước, trong khi ngẫu nhiên là những biến cố khơng ngờ đến, nằm ngồi dự liệu
của con người hay sự vật, do những yếu tố ngoại cảnh quy định, đồng thời biến
đổi không báo trước trong từng môi trường khác nhau. Cả tất nhiên và ngẫu
nhiên đều có nguyên nhân xuất phát, điểm xuất phát của tất nhiên là bản chất, còn
ngẫu nhiên tồn tại khách quan, không phụ thuộc nhận thức. Là một cặp phạm trù,
một điều tất yếu là, tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại tách rời. Trong cái tất
nhiên là sự phân định rạch ròi thắng thua, tồn tại những xác suất ngẫu nhiên thắng
thua giữa các bên tham gia. Để nhận thức được một cách toàn diện sự vật, ta
phải học cách nhận thức cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên của sự vật, có như vậy
mới biết đâu là bản chất, đâu chỉ là xác suất rất thấp.
Thứ tư, ta nhắc đến cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”. Nguyên nhân
là phạm trù chỉ sự tác động giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa sự vật này với
sự vật khác để sinh ra một biến đổi nào đó; cịn kết quả là sự biến đổi do tác

7

TIEU LUAN MOI download :


độ ng củ a các yếu tố, giữa sự vật này với sự vật khác gây ra. Phép biện chứng
cho rằ ng nguyên nhân và kế t quả t ồ n tạ i khách quan, không phụ thuộc các yếu

tố thứ ba, không do con người quyế t định, không do một thế l ực thần bí nào
sáng tạo ra. Nguyên nhân và kế t quả là cái cố hữu củ a hiệ n thực khách quan, là
một tính quy định vốn có của thế giới vật chất, gắn liền với mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Nguyên nhân và kết quả là một
chỉnh thể không tách rời, trong mối quan hệ biện chứng với nhau: kết quả do
nguyên nhân sinh ra, phụ thuộc vào nguyên nhân; đồng thời kết quả ấy cũng có
những kết quả tác động ngược lại nguyên nhân. Chúng chuyển hố lẫn nhau
trong q trình vận động và phát triển của sự vật. Vận dụng vào cuộc sống, ta có
thể thấy rõ ràng rằng, muốn tạo ra một sự vật hiện tượng, phải biết được nguyên
nhân của sự vật ấy. Thêm nữa, để tìm ra nguyên nhân, ta cần nghiên cứu hiện
tượng, hay kết quả của sự vật, sự việc ấy. Nắm bắt được những điều đó và áp
dụng vào cuộc sống, ta có thể chủ động phát huy nhu cầu bản thân và nhân loại,
thúc đẩy quá trình tiến bộ, phát triển của chúng ta.
Thứ năm, tiếp đến là cặp trù “khả năng – hiện thực”. Về mặt định
nghĩa, hiện thực là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng đang tồn tại, còn khả
năng là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng hiện tại chưa có, nhưng đã xuất
hiện mầm mống và có điều kiện để xuất hiện trong tương lai. Hiện thực bao
hàm trong mình những yếu tố, những mầm mong để thay thế nó bằng cái khác,
tức hiện thực là cơ sở của khả năng. Khả năng có nguồn gốc, mầm mống từ
hiện thực. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, tự thân nó đã tồn tại song song cả khả
năng và hiện thực, chúng có thể chuyển hố lẫn nhau, tồn tại khơng tách biệt.
Phạm trù này cũng có ý nghĩa rất quan trọng, phục vụ công cuộc cải biến của sự
vật hiện tượng. Ta biết cách cân nhắc giữa khả năng và hiện thực, vận dụng linh
hoạt giữa sử dụng hai phạm trù sẽ tăng khả năng thành công của bản thân.
Muốn xây dựng tương lai, nhất định phải học giỏi lịch sử.
Thứ sáu, cặp phạm trù cuối cùng được nhắc đến đó là “nội dung – hình
thức”. Chúng phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố cẩu thành nên sự vật và
phương thức kết hợp các yếu tố đó thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh
và ổn định. Nội dung là các mặt, q trình cấu thành, cịn hình thức là sự kết hợp
của các mặt ấy, là hệ thống các mối liên hệ giữa sự vật. Nội dung và hình thức

tồn tại khách quan nhưng khơng tách rời. Trên thực tế, khơng có bất kì nội
dung nào tồn tại thuần tuý, nguyên thuỷ tách biệt khỏi hình thức. Nội dung là mặt
quyết định hình thức, tuy vậy nó lại là mặt thiếu ổn định, cịn hình thức thì tĩnh
tại hơn, bền vững hơn, chậm biến đổi hơn. Vậy nên, để thúc đẩy sự phát triển
cần tạo ra hình thức kết hợp với nội dung phù hợp. Ngoài ra, cần tránh chủ nghĩa
hình thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, tách rời hình thức khỏi

8

TIEU LUAN MOI download :


nội dung, quan trọng hố hình thức, khơng nhận thức được vai trị của nội
dung đối với hình thức.

4.2. Ngun lí về sự phát triển
Ta có thể định nghĩa khái niệm “phát triển” như sau: Đó là sự vận
đơng biến đổi, chuyển hố liên tục và khơng ngừng của sự vật hiện tượng,
tạo thành xu hướng vận động đi lên, lúc đó sự vật có sự thay đổi tích cực,
hồn thiện và cải tiến tốt hơn so với lúc trước. Đó chính là phát triển.
Sự phát triển của sự vật có tính khách quan, nghĩa là sự phát triển của
sự vật là tính tất yếu tự nhiên vốn có, khơng do một yếu tố nào quy định, xuất
phát từ chính bên trong nội lực của sự vật, từ sự vận động của các sự vật trong
thế giới vật chất, như sự tiến hố để thích nghi với đặc điểm mơi trường
sống của một số lồi động vật khi chuyển mơi trường sống dưới nước lên
trên cạn, hay sự thường biến để phát triển…
Thêm nữa, sự phát triển còn bao gồm cả tính phổ biến, thể hiện ở chỗ,
mọi sự vật, hiện tượng, khơng phân biệt, đều tồn tại q trình vận động từ
chỗ sơ khai, nguyên thuỷ, đơn giản đến tinh vi, phức tạp, mức độ hồn
thiện cao hơn. Nhìn vào lịch sử tiến hố của các lồi động vật, hay gần nhất

là nhìn ngay vào sự tiến hố của chính con người, cho đến những thứ máy
móc, cơng cụ lao động từ chân tay đến trí óc của con người, đâu đâu cũng
là sự tiến hố, tuy có khác nhau về mức độ và tốc độ, nhưng sự tiến hố ấy
đều khơng chừa bất cứ sự vật nào, mà xảy ra như một sự ban phát hiển nhiên
và công bằng của Tạo hoá đến với chúng sinh.
Cuối cùng, sự phát triển cịn có tính chất phức tạp, cũng đã được nhắc
đến ở bên trên, đó là sự khác nhau ở mức độ, tốc độ, hơn nữa là cách thức, độ
hồn thiện của sự vật. Ngay ở chính con người, ta cũng nhận ra rõ ràng điều đó.

Hai đứa trẻ được nuôi dưỡng trong hai điều kiện khác nhau, bao gồm những
khác biệt về gen di truyền, yếu tố môi trường, chế độ ăn và thể chất, lớn lên
chắc chắn sẽ biểu hiện những khác biệt về ngoại hình ra bên ngồi; chúng có thể
cao, thấp, gầy, béo, chậm chạp hay nhanh nhẹn, thông minh hay kém tinh anh…
đều là những sự khác biệt tuỳ vào từng cá thể. Sự khác biệt ấy thể hiện ngay
chính trong cùng một lồi, biến đổi qua từng cá nhân.
Từ sự phát triển, nguyên lí của sự phát triển, ta có thể nhận thức sự vật,
hiện tượng theo hướng vận động phát triển, tránh được cách nhìn phiến diện
với tư tưởng định kiến, bảo thủ. Mỗi thành công hay thất bại được xem xét khách
quan, tồn diện để có tư tưởng lạc quan, tin tưởng tìm hướng giải quyết theo
hướng tốt lên. Điều đó địi hỏi ở chúng ta phải có cái nhìn trung thực, khách

9

TIEU LUAN MOI download :


quan về sự vật, ủng hộ cái mới nhưng đồng thời cũng phải biết tôn trọng cái
cũ, lấy cái cũ làm tiền đề, phát huy những giá trị tích cực của cái mới và vận
dụng nó vào cái mới.


Nhắc đến ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là nhắc đến các
quy luật cơ bản của Triết học Mác – Lênin, được dùng để giải thích cho sự vận
động phát triển của sự vật và hiện tượng. Đối với phép biện chứng duy vật, ba quy
luật này có ý nghĩa vơ cùng to lớn và khơng thể phủ nhận: nó là nền tảng vững chắc
của phép biện chứng duy vật, góp phần tạo nên những nội dung trọng yếu của quan
điểm chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là các quy luật: Quy luật chuyển hoá từ những sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

– chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển, Quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập – chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển, Quy luật phủ định
của phủ định – chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Trước hết, nói về quy luật chuyển hố lượng - chất, ta có thể khái quát được
một số điểm nổi bật sau đây. Về định nghĩa, có thể thấy lượng là tính chất của vật
liên quan đến phương diện: quy mơ, trình độ phát triển, số lượng các yếu tố, các
thuộc tính tạo thành… Chất thì được nhắc đến như đặc tính vốn có của sự vật, là
những thuộc tính đặc trưng của sự vật, có thể được dùng như đặc điểm phân biệt
sự vật này với sự vật khác. Mỗi quy định về chất lại có một quy định về lượng
tương ứng. Hai mặt chất và lượng có tính chất trái ngược nhau, tuy nhiên lại gắn bó
mật thiết với nhau, tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự vật.
Tiếp theo, đề cập đến quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
đầu tiên có thể khẳng định ngay rằng, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là
học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của
phép biện chúng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát
triển thêm” [Lênin]. Đối lập ở đây là những đặc điểm, tính chất mang tính khác biệt,
thậm chí trái ngược hồn tồn nhau, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh với nhau tạo nên mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn là kết quả của sự hội tụ
các mặt đối lập. Chúng đều là những tính chất tồn tại khách quan, khơng phụ thuộc ý
chí của bất cứ cá nhân nào. Sự vận động của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực bên
trong của sự vận động phát triển. Đấu tranh giữa hai mặt đối lập cũng là nguồn gốc
của sự phát triển, biến đổi. Đó là sự đấu tranh diễn ra liên tục, thường xuyên, quyết

định đến tính vận động thường xuyên của sự vật.

Cuối cùng, ta không thể không kể đến quy định phủ định của phủ định.
Trong triết học, sự vận động, chuyển hoá từ một sự vật ban đầu sang một sự vật
mới được định nghĩa là phủ định, và sự thay thế của một sự vật này bằng sự vật

10

TIEU LUAN MOI download :


khác mộ t cách tự thân được Triết học gọi là phủ định biện chứng. Phủ định
biện chứng có tính khách quan và tính kế thừa, nghĩa là, sự phủ định ấy không
do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc ý chí con người, sự phủ định ấy cũng
khơng xố bỏ hoàn toàn cái cũ mà tiếp nối những đặc tính tốt của cái cũ và
phát triển nó lên một tầm cao mới. Thêm nữa, sự phủ định trong thực tế đời
sống cịn có xu hướng phát triển theo đường xoắn ốc: sau phủ định lần thứ
nhất và lần thứ hai sẽ quay về điểm xuất phát ban đầu nhưng ở một mức độ
mới cao hơn. Cũng như phủ định, phủ định của phủ định cũng có tính
khách quan và tính kế thừa, ngồi ra cịn có thêm tính lặp lại đặc trưng.
Là một sinh viên nghiên cứu, hay bất kì một ai đi nữa, khi nhận thức được bất
cứ điều gì trong cuộc sống, nhất là những điều hay lẽ phải đã được nhiều thế hệ
công nhận, ta phải biết đánh giá và nhìn nhận nó, chắt lọc những tinh tuý phù hợp
nhất với bản thân mình để vận dụng vào trong cuộc sống. Từ ba quy luật nói trên, ta
có thể đúc rút được một số kinh nghiệm như sau: Trong cuộc sống, cần tránh thái
độ làm việc và tư duy chủ quan, duy ý chí, chống thái độ bảo thủ, trì trệ, có thải độ
tích cực đối với những sự thay đổi tất yếu của cuộc sống, ủng hộ cái mới, cái tiến
bộ, đồng thời cũng tôn trọng truyền thống, lịch sử, khơng có thái độ phủ định sạch
trơn, quên hết đi những giá trị tốt đẹp bao đời cha ông để lại…


11

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Quan điểm tồn diện

“Tồn diện” có thể được hiểu như sau: ‘toàn’ là tất cả, ‘diện’ là mặt, như
vậy toàn diện là tất cả các mặt. Theo từ điển Việt Nam, “tồn diện” là đầy đủ
các mặt, khơng thiếu mặt nào. Quan điểm toàn diện là quan điểm mà ở đó, khi
đi vào nghiên cứu cần lưu ý quan tâm tới tất cả các yếu tố, kể cả chỉ gián tiếp
hay trung gian liên quan đến sự vật. Quan điểm tồn diện có cơ sở lý luận
xuất phát từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến (xem mục 4.1 – chương 1). Như
ta đã biết, khơng có bất kì sự vật nào tồn tại độc lập hồn tồn với sự vật, hiện
tượng khác, chúng không tồn tại riêng biệt, đơn độc mà ln có những mối liên
hệ nhất định với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng cũng cần
để ý, quan tâm tới các sự vật xung quanh nó, để có được sự nhìn nhận đánh giá
sâu sắc và đa chiều nhất. Trong thực tế, khi đưa ra nhận định về một vấn đề,
ta cần đưa ra sự vật ra xem xét trên nhiều mặt và trên các mối quan hệ của nó,
điều này sẽ giúp chúng ta tránh được lối mịn máy móc, siêu hình, phiến diện,
phát huy tối đa hiệu quả quá trình làm việc.

2. u cầu của quan điểm tồn diện
Để đạt được, vận dụng được quan điểm toàn diện, con người cần
phải biết liên kết, móc nối, nhận thức được mối liên hệ qua lại của các sự vật,
hiện tượng, nởi chỉ khi ta nhìn nhận được quan điểm tồn diện thì mới có thể
đưa ra các nhận thức đúng đắn. Còn nữa, muốn hiểu rõ được bản chất của
sự việc, ta phải biết để ý phân biệt từng mối liên hệ, khơng nhầm lẫn, vận

dụng cao. Hơn thế, nó đòi hỏi ta phải biết nắm bắt khuynh hướng, khả năng
phát triển của sự vật, cũng như am hiểu tường tận tình hình thực tế hiện tại,
và nhận biết được sự thay đổi, dao động của các hiện tượng ấy.
3. Ý nghĩa của quan điểm toàn diện
Áp dụng quan điểm tồn diện sẽ cho ta cái nhìn sâu, rộng, đúng đắn về
các vấn đề. Chỉ khi được xem xét toàn diện, trên mọi mắt, những nổi bật, những
quan trọng nhất mới được bộc lộ rõ ràng để ta phát huy, và những thiếu sót, hạn
chế mới có cơ hội được nhìn nhận chính xác để khắc phục, sửa đổi. Quan
điểm này cung cấp cho ta cái nhìn đúng đắn, khách quan, từ hiện tượng ta có
thể kết luận được bản chất. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa trong các mối quan
hệ, mà cịn có ý nghĩa với chính những nhu cầu của con người.

12

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Sơ lược về thời kì trước đổi mới và bắt đầu đổi mới kinh tế

1.1. Hoàn cảnh
Ngày 30/4/1975, khi chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 843 húc đổ cổng
dinh Độc Lập, khi chiếc khi lá cờ của chính quyền Nguỵ Việt Nam Cộng hoà
bị Trung uý Bùi Quang Thận hạ trên nóc dinh xuống, khi lá cờ Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam phất phới bay trên nóc dinh, ấy
là lúc báo hiệu đất nước đã chuyển sang một thời kì mới. Một trang sử chói
lọi khác đã được viết tiếp, một thời đại thống nhất, hồ bình và độc lập đã
mở ra. Sau cuộc Tổng tuyển cử cả nước, anh em Bắc – Nam một lần nữa lại
sum vầy, cùng nhau bước vào thời kì phát triển một Việt Nam dân giàu

nước mạnh, theo định hướng con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã tiếp
thu từ con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tuy vậy, do những định hướng sai lầm, chủ quan duy ý chí, chúng ta đã
phạm phải sai lầm cơ bản, dẫn đến sự khủng hoảng, đi xuống của nền kinh tế.
Tình hình trong nước khơng có tiến triển tốt, đồng thời tình hình quốc tế cũng
có nhiều biến động: kinh tế Liên Xơ bắt đầu có dấu hiệu sa sút, trong khi đó
chúng ta bị nhiều quốc gia bao vây cấm vận, cô lập, quan hệ Mỹ - Trung Quốc –
Liên Xô thay đổi ảnh hưởng không mấy tích cực đến kinh tế nói riêng và quan
hệ quốc tế nói chung. Nền kinh tế bao cấp của ta không đủ tiềm lực và sức
mạnh để phục hồi và phát triển cả một nền kinh tế bị thiệt hại, tàn phá nặng nề
trong hơn 30 năm chiến tranh, dẫn đến tình hình thêm trầm trọng. Khủng khiếp
nhất là các năm 1983, 1984, 1985: lạm phát tăng cao, nhân dân không đủ lương

thực, viện trợ giảm… Kinh tế đất nước gần như kiệt quệ.
1.2. Quyết định tiến hành
“Có thể nói những áp lực nêu trên buộc kinh tế Việt Nam phải đổi mới,
bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, tổ chức vào cuối năm 1986. Nhìn nhận
một cách đầy đủ hơn, chúng đã có các cuộc cải cách cục bộ được thực
hiện trước năm 1986, từ chia hộ, khốn khoản, khốn đến hộ và người lao
động trong nơng nghiệp, kế hoạch 3 phần (phần cho Nhà nước, phần cho thị
trường và phần cho xí nghiệp) trong cơng nghiệp và đặc biệt là các cuộc cải
cách giá, lương, tiền.” [Giáo sư Nguyễn Mại]
Trước những khó khăn, tình hình nguy cấp của đất nước, Trung ương
Đảng và Chính phủ đã kiểm điểm, nhận ra những thiếu sót, sai phạm trong quá
trình làm việc, quyết định thay đổi đường lối tiến hành vận hành và cải cách đất

13

TIEU LUAN MOI download :



nướ c. Đại hội Đảng VI -1986 đã đề ra các phương hướng, mục tiêu
chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương đổi mới toàn diện, quyết
tâm đổi mới công tác lãnh đạo theo tinh thần cách mạng và khoa học.
Theo đó, đại hội quyết nghi:
- Thơng qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương.
Toàn Đảng phải tuân theo những quan điểm và kết luận nêu trong Báo
cáo, phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đã đề ra.
- Thông qua nội dung chủ yếu Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương

về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 1986 - 1990, coi đó
là cơ sở để chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm.

[ />Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là xây dựng và tổ chức thực hiện
ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu;
thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên, với những
hình thức và bước đi thích hợp; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; giải quyết cho
được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông bằng những biện pháp
chủ yếu…; xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các
chính sách xã hội; tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước;
tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại…

1.3. Thành tựu
“Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta trải qua một giai đoạn nền kinh
tế chưa phát triển được do chưa khắc phục về cơ bản những hệ luỵ cuộc
khủng hoảng kinh tế xã hội tạo ra. Tới năm 1991, kinh tế Việt Nam bắt đầu
khởi sắc, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế của
thời kỳ 1992-1997 đã cao gấp hơn hai lần của thời kỳ 1977-1991,
8,77%/năm so với 4,07%/năm.
Lạm phát của thời kỳ này cũng đã giảm mạnh so với thời kỳ 1986-1991

(bình quân năm là 9,5% so với 180,2%). Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 2 chữ số
xuống còn một chữ số; đến năm 1996 còn 5,88%. Mất cân đối cán cân thương
mại giảm dần và đến 1992, lần đầu tiên đã xuất siêu nhẹ. GDP bình quân đầu
người tính bằng USD năm 1997 đạt 361 USD, cao gấp gần 4,2 lần năm 1988.
Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang
phát triển, từ chỗ bị bao vây, cấm vận sang bước đầu mở cửa hội nhập, tiếp nhận
ODA (từ 1993 đến 1997, lượng vốn ODA cam kết là 10,8 tỷ USD, giải ngân gần

14

TIEU LUAN MOI download :


3,85 tỷ USD). FDI ttừ 1991-1996 thu hút 27,8 tỷ USD vốn đăng ký, bình quân 1
năm trên 4,63 tỷ USD, cao gấp 8,7 lần mức bình quân trong 3 năm trước đó,
vốn thực hiện đạt trên 9,2 tỷ USD. Lượng kiều hối gửi về nước từ 1993 đến
1997 đạt gần 1,55 tỷ USD...’’ [GS. Nguyễn Mại]
Năm 1996, Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; năm 2008,
ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển, có mức thu nhập trung bình và
năm 2020, với gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521
USD. [Tạp chí Cộng sản]. Cuộc sống của nhân dân được nâng cao cải thiện,
đất nước giàu mạnh hơn, các mặt được củng cố vững mạnh…
1.4. Bài học kinh nghiệm
“Nhìn lại tiến trình 35 năm đổi mới và nhiệm kỳ vừa qua, Đại hội XIII của
Đảng đã tổng kết 5 bài học lớn; trong đó, bài học hàng đầu là về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt,
toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đồn kết trong Đảng và hệ thống

chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh tồn diện; hồn thiện cơ chế kiểm sốt chặt chẽ quyền lực; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phịng, chống suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán
bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ
các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên
Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương’’.” [Tạp chí
Cộng sản]

2. Tình hình phát triển kinh tế hiện nay
2.1. Tình hình
Cho đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2021), nền kinh tế Việt Nam
đang được đánh giá là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn
định hàng đầu khu vực. Cùng với những cải cách, đường lối chủ trương
của Đảng và những thuận lợi trong xu hướng toàn cầu, Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành
một nền kinh tế có vị thế nhất định trên khu vực và trường quốc tế.

15

TIEU LUAN MOI download :


Nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao và năng động đã thay
đổi đáng kể bộ mặt Việt Nam. Môi trường đầu tư rộng mở, thu hút các nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng giao thương các sản phẩm nội địa
ra thị trường quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tiến tới mục

tiêu lên hàng các nước tiên tiến trong giai đoạn năm 2045. Kinh tế vĩ mơ
duy trì và phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, thị trường tài chính –
tiền tệ ít biển động, ln ở mức an tồn, tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong
GDP tăng, tỷ trọng nơng nghiệp giảm, dịng vốn FDI tăng nhanh, góp phần
tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Các thành tựu kinh tế đã và đang được sử
dụng tương đối hiệu quả vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội…
Trong những năm đầu của đại dịch COVID-19, trong khi nhiều nước tư
bản, những nền kinh tế hàng đầu thế giới lao đao, trên bờ vực sụp đổ, hàng
loạt cơng ty, tập đồn lớn nhỏ tun bố phá sản, thì Việt Nam vẫn ở đó, kiên
cường và mạnh mẽ, tuy khiêm nhường nhưng lại là những bước tiến đáng kể
trong chặng đường phát triển kinh tế khi đặt trong bối cảnh toàn thế giới phát
triển chậm lại, tăng trưởng âm vì COVID-19. Chúng ta đã đạt được “mục tiêu
kép” mà Chính phủ đề ra: vừa phịng chống dịch, đảm bảo cho người dân, vừa
duy trì phát triển kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá: “Thành công của
Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy một minh chứng điển
hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến
một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”. [Trang thông tin
điện tử - Tổng cục Dân số - Kế hoạch hố gia đình]

Dẫu vậy, bên cạnh đó, nền kinh tế của chúng ta tất nhiên cũng vẫn
đang cịn tồn đọng những mặt tối thiếu tích cực. Mơi trường kinh doanh
chưa thực sự thơng thống, vẫn cịn đó những cạnh tranh khơng lành mạnh,
thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Dự báo tăng trưởng kinh tế
không khả quan, phục hồi kinh tế chậm, đại dịch kéo dài làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, nhiều hộ gia đình kinh doanh gặp khó khăn do giãn cách xã
hội kéo dài, hoạt động sản xuất bị đình trệ, xu hướng già hố dân số, suy
thối mơi trường, biến đổi khí hậu…
2.2. Phương hướng phát triển và triển khai phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2021-2025, chúng ta đề ra kế hoạch phát triển kinh tế với
23 chỉ tiêu chủ yếu, bao gồm 08 chỉ tiêu về kinh tế, 09 chỉ tiêu về xã hội và 06


chỉ tiêu về mơi trường.
Về kinh tế, Chính phủ nhấn mạnh thực hiện nhiệm vụ bám sát, cụ thể
hoá theo phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã
được Đại hội XIII thông qua, nhấn mạnh tập trung các giải pháp:
16

TIEU LUAN MOI download :


“Tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa
phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn
cụ thể để lựa chọn ưu tiên, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch;
khẩn trương triển khai chiến lược vắc-xin toàn diện, hiệu quả, tổ chức chương trình
tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho nhân dân, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng vào
cuối năm 2021, đầu năm 2022. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kịp thời thể chế hóa các chủ
trương, đường lối của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Khẩn trương rà
soát, bổ sung, hồn thiện các quy định pháp luật khơng cịn phù hợp, chồng chéo,
hoặc chưa đầy đủ theo hướng vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó chủ động, tích cực
sửa đổi, hoàn thiện; nghiên cứu khẩn trương ban hành một số cơ chế, chính sách
đặc thù để giải quyết những vấn đề tồn đọng, phức tạp gây thất thoát, lãng phí;
trường hợp cần thiết ban hành một luật sửa nhiều luật hoặc nghị quyết thí điểm đối
với những vấn đề mới phát sinh chưa được quy định trong luật hoặc đã có nhưng
có nhiều vướng mắc, bất cập, khơng còn phù hợp với thực tiễn…

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế

số, xã hội số. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích
ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Nhanh chóng phục hồi nền kinh tế trong
những năm đầu nhiệm kỳ, bứt phá, phát triển trong những năm tiếp theo. Quyết
liệt và hiệu quả hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp
nhà nước, đầu tư cơng. Đến năm 2025, hồn tất việc sắp xếp lại khối DNNN; xử
lý cơ bản những yếu kém, thất thốt của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.
Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư của mọi thành phần
kinh tế còn tồn đọng, kéo dài, tạo nguồn lực phát triển. Đầu tư công trọng tâm,
trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, tập trung 03 đột phá chiến lược, lĩnh vực ưu tiên,
vùng động lực, vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên
tai, biến đổi khí hậu, các cơng trình, dự án trọng điểm có sức lan tỏa cao; bảo
đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực, thu
hẹp chênh lệch vùng miền và khoảng cách giàu - nghèo…”

[ />Ta có thể thấy, mặc dù mục tiêu gắn với kinh tế, nhưng Đảng ta không chỉ
chú trọng hay cơ lập riêng vấn đề kinh tế, mà móc nối, liên hệ nó với các mặt khác
của đời sống như xã hội, cơng nghiệp hố… Chúng là những sự vật có mối liên hệ
trực tiếp với nhau, bằng cách này hay cách khác, chúng có những ảnh hưởng nhất
định tới kinh tế của ta. Đảng ta không bỏ qua những yếu tố gián tiếp

17

TIEU LUAN MOI download :


ấy, mà chủ động liên kết chúng lại với nhau, thể hiện được sự vận dụng quan
điểm toàn diện trong phát triển kinh tế nói chung và kiến thiết đất nước nói riêng.

2.3. Phân tích sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác

– Lênin vào đổi mới phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Cơ sở tiến hành
Nhìn vào lịch sử nhân loại, ta thấy rằng, Việt Nam không phải là quốc gia
đầu tiên trên thế giới tiến hành cải tổ, cải cách các chính sách kinh tế. Trong khối
xã hội chủ nghĩa, Liên Xô là phát súng tiên phong trong phong trào đổi mới.
Mở đầu bằng chính sách “Cộng sản thời chiến”, Lênin đã đúc kết đươc ra các
kinh nghiệm quý báu, kịp thời khắc phục khuyết điểm của Đảng Cộng sản Liên
Xô. Bởi vậy, năm 1921, ơng đã đề ra chính sách “Kinh tế mới” (New Economic
Policy – NEP), với quan điểm duy vật biện chứng rõ ràng, giải quyết được
những mâu thuẫn của nền kinh tế trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là
sự vận dụng những quy luật khách quan, đổi mới phương thức quản lí, cơ cấu
các thành phần, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật… NEP đã đưa Liên
Xô từ một đống đổ nát của chế độ và chiến tranh trở nên một quốc gia với nền
kinh tế phục hồi nhanh chóng, trên đà phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, những người lãnh đạo kế tục Lênin đã thay đổi chính sách
NEP bằng một chính sách mới, gắn với nền kinh tế tập trung bao cấp mà Việt
Nam cũng áp dụng sau ngày Giải phóng sau này. Họ quốc hữu hố tồn bộ
ngành cơng nghiệp, thực hiện bao cấp bình qn…, cho rằng đó là vận dụng
lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin một cách đúng đắn. Mặc dù chính sách đó
đã phát huy được tối đa tiềm lực kinh tế của Liên Xô và sức mạnh của Hồng
quân trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng một vấn đề cũng đã nảy
sinh, báo hiệu sự sụp đổ của Liên Xô sau này. Từ những thành tựu nhất thời
đạt được, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã chủ quan cho rằng chủ nghĩa xã hội
đã hồn tồn đạt đến trình độ cao nhất và sẵn sàng đi lên chủ nghĩa cộng
sản. Giống như là họ đã ngủ qn chiến thắng của chính mình, ngạo nghễ và
chủ quan tất yếu dẫn đến một kết cục bi thảm.
Trong khi đó, các nước tư bản khơng ngừng đổi mới, không ngừng phát
triển các thành tựu khoa học kĩ thuật và có những bước tiến chóng mặt về cả kinh tế
và kĩ thuật, đã làm xuất hiện tâm lí mong muốn cải tổ nóng vội của một bộ phận

lãnh đạo ở Liên Xô. Nhưng do những hạn chế cả về tư duy và sự chống phá của
các thế lực thù địch, họ không theo đường lối của Mác – Lênin hay NEP trước kia,
mà theo lối “phương Tây”, thực hiện đa nguyên đa đảng chính trị. Kết quả của cơng
cuộc cải tổ này là đất nước thêm khó khăn và rối loạn, đời sống nhân dân khó
khăn, phong trào li khai diễn ra khắp nơi. Cải tổ thất bại, chủ nghĩa xã hội chấm dứt
ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.

18

TIEU LUAN MOI download :


Từ thực tế đã diễn ra ở Liên Xô, Đảng ta cũng đã rút ra những bài
học quý giá cho mình. Chúng ta đã trải qua những năm bao cấp, cùng những
tem phiếu, những cào bằng tưởng bình đẳng mà rất khơng bình đẳng; chúng
ta cũng đã từng rập khn theo mơ hình của Liên Xơ một cách máy móc, vơ
vọng, nơn nóng đốt cháy giai đoạn, quản lí quan liêu, tập trung, xa rời nhân
dân… đẩy đất nước vào khủng hoảng một lần nữa, đời sống nhân dân hết
sức khổ sở, lòng tin vào Đảng và chế độ bị lung lay. Nhưng chúng ta may
mắn hơn Liên Xô, chúng ta đã có những người lãnh đạo tuyệt vời, sớm
nhận thức được tình hình thực tế, những lỗ hổng cần vá, những sai lầm cần
sửa, những thiếu sót cần bù đắp, những lệch lạc cần thay đổi. Và kết quả là
Đại hội lần VI của Đảng đã đề ra được những đổi mới hết sức thiết thực,
giống như thay máu cho cả một nền kinh tế, mà những chính sách đó đến
nay vẫn tiếp tục được vận dụng, áp dụng để cải thiện hơn qua từng thời kì.
“Dưới góc độ duy vật biện chứng có thể nhận thấy đổi mới là một tất
yếu lịch sử trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là một
chiến lược cách mạng, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta đi vào
đúng quỹ đạo, theo đúng quy luật khách quan của lịch sử.”
[ />2.3.2. Đảng ta vận dụng quan điểm tồn diện

Từ bài học đắt giá của Liên Xơ và những kinh nghiệm từ trong quá khứ,
trước hết, Đảng ta khẳng định kiên định theo con đường Chủ nghĩa Mác –
Lênin, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam định hướng cho mọi đường
đi nước bước, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào lãnh đạo và phát triển. Bởi lẽ,
Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là một học thuyết khoa học, đó cịn
là ánh sáng cách mạng chói lọi. Nó chỉ ra những quy luật mang tính tất yếu, chỉ
đường đưa lối cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác
– Lênin là con đường ngắn nhất tới chủ nghĩa xã hội lí tưởng của lồi người.
Chúng ta cải cách toàn diện, trên mọi mặt của xã hội, đổi mới về kinh tế
được tiến hành song song với đổi mới chính trị, văn hố, giáo dục. Khởi nguồn
từ đổi mới tư duy, phá bỏ, loại bỏ hoàn toàn những định kiến, quan niệm, lối
mòn tư duy trước đây, chúng ta cởi mở hơn, biến chuyển để phù hợp với một
thể giới đang chuyển mình mạnh mẽ. Đặt trong hồn cảnh xã hội rối ren, đói
kém mới thấy hết được giá trị của tư duy chưa từng có của người Cộng sản ấy.
Nó khơi dậy trong tồn dân sức mạnh, phá cũi xổ lồng cho một tiềm lực mạnh
mẽ và đưa đến thành công của ngày hôm nay. Sau 35 năm đổi mới, vị thế của ta

19

TIEU LUAN MOI download :


trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao và hứa hẹn một tương lai sẽ
còn vươn cao, vươn xa hơn thế nữa.
Đặt câu hỏi ngược trở lại, nếu những năm tháng ấy, chúng ta khơng
thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, khơng sẵn sàng thay đổi, khơng
phấn đấu tồn diện trên mọi lĩnh vực, liệu có được là chúng ta của ngày hơm
nay? Có đặt câu hỏi như vậy mới thấy quý giá biết bao quan điểm toàn diện
ấy đến với con đường xây dựng một Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta
hơm nay. Chính bởi vậy, ta càng phải vận dụng, phát huy hơn nữa nền tảng

vững chắc ấy, để một ngày nào đó có thể cùng được “sánh vai với các cường
quốc năm châu” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn năm nào.

20

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN KẾT

Có thể thấy rằng, quan điểm tồn diện của Chủ nghĩa Mác Lênin và
công cuộc đổi mới kinh tế ở đất nước ta có một mối liên quan khơng thể phủ
nhận. Nhờ có quan điểm tồn diện, cơng cuộc ấy mới thành công rực rỡ, và
cũng từ công cuộc ấy, ta mới có dịp nhìn nhận lại những điều được và chưa
được, để tối ưu hoá hơn quan điểm tồn diện.
Những gì ta đã làm ngày trước, những gì ta đang làm ngày hôm nay,
em mong rằng sau này thế hệ trẻ sẽ tiếp bước cha ông để viết thêm nhiều
hơn nữa những thắng lợi vẻ vang, những rạng danh thắng lợi cho nước nhà.
Quan điểm toàn diện của Chủ nghĩa Mác – Lênin không hề lỗi thời và sẽ
không bao giờ là lỗi thời, em mong chúng ta có thể tiếp tục vận dụng quan điểm
ấy, khơng chỉ trong kinh tế, mà là mọi mặt của đời sống, khơng nhất thiết là phải
theo khn mẫu vốn có, mà có thể linh hoạt cho phù hợp với bản thân, miễn sao
vẫn giữ được tinh thần khách quan, toàn diện mà bản thân nó vốn có.

Lần đầu làm một bài tập lớn có sức nặng với chủ đề vĩ mơ như bài
tập này, bản thân yếu kém, còn ngây thơ, mơ hồ của em chắc chắn không
thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Kính mong thầy rộng lượng xem
xét. Em cảm ơn thầy rất nhiều.

21


TIEU LUAN MOI download :


TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức, 2019
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập
3. Phát biểu của GS. Nguyễn Mại
4. />
hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuocthi/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-543504.html
5. Tạp chí Cộng sản
6. Trang thông tin điện tử - Tổng cục Dân số và Kế hoạch hố gia đình
7. />
xa-hoi-5-nam-2021-2025-586066.html
8. />
trong-qua-trinh-xay-dung-va-thuc-hien-duong-loi-doi-moi-cua-Dang-Cong-sanViet-Nam.html
9. Phát biểu của U.I.Lênin
10. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo

22

TIEU LUAN MOI download :



×