Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật và liên hệ v i th c ti i m i kinh t ớ ự ễn đổ ớ ế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.85 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

---------------

BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 4
Phân tích quan điểm tồn diện của Phép biện chứng duy vật và liên
hệ với thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Họ, tên SV: Nguyễn Thái Tuấn

Mã SV: 11216080

Lớp: Triết họ c Mác – Lênin(121)_36 Khoá: 63

GĐ: D302

Hà Nội – 11/2021

TIEU LUAN MOI download :


Lời mở đầu
Trong việc tạo lập và gia tăng giá trị nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời điểm hiện tại, lý luận nhận thức, vấn đề cải
tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự đi lên của bất


cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn,
phương pháp biện chứng,... luôn là cơ sở, là phương hướng, là nguyên tắc cho
vận hành thực tế, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường
triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với
các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập
trường triết học nào đó sẽ khơng chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan
nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ
sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa
Mác. Đặc biệt, Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là triết học
của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác và phép biện chứng duy vật là
mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà
nước ta đã học tập và lãnh giáo tư tưởng tiến bộ, đặt ra những mục tiêu, phương
hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng phát triển xã hội, phù hợp với tình
hình đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta
luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất
nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những
thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua nhiều năm đổi mới nền kinh tế nước
nhà là minh chứng thuyết phục cho vấn đề nêu trên.

Mặc dù vậy, hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt
các quy luật khách quan trong vận hành kinh tế Việt Nam là một vấn đề còn nhiều
xem xét, nhất là trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước đối mặt với
cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 9 thập kỉ qua do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19. Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài số 4: “Phân tích quan điểm toàn
diện của Phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam
hiện nay” làm chủ đề thực hiện bài tiểu luận của mình.
2

TIEU LUAN MOI download :



1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN CỦA PH P BIỆN CH NG DUY
VẬT
1.1. Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa
Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và
của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp
luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức năng này thể hiện
ở ch , con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù
và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra các nguyên tắc tương
ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình.

Kh i niệm ph p biện chứng duy vật
C.Mác, Ph. ngghen và V.I. Lênin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào
về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác ph m của các ơng có nhiều định nghĩa
khác nhau về phép biện chứng duy vật. Trong tác ph m Ch ng Đuyrinh, khi bàn về
các quy luật, Ph. ngghen định nghĩa “phép biện chứng ch ng qua chỉ là môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy”. Khi chỉ ra nội dung chủ yếu của phép biện chúng,
Ph. ngghen định nghĩa “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” có
“Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hóa lượng thành chất, - sự xâm nhập l n nhau
của các mâu thu n đối cực và sự chuyển hóa từ mâu thu n này sang mâu thu n khác
khi mâu thu n đó lên tới cực độ, - sự phát triển bằng mâu thu n hoặc phủ định của
phủ định, - phát triển theo hình xốy trơn ốc”.
V.I. Lênin định nghĩa “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển,
dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và khơng phiến diện, học thuyết về tính
tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
phát triển không ngừng”; khi bàn về các yếu tố của phép biện chứng, ông đưa ra
định nghĩa, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống

nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,
nhưng điều đó địi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.

3

TIEU LUAN MOI download :


Từ đây lạ i có thể chỉ ra mộ t số đặc điểm và vai trò của phép biện chứng
duy vật về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu
cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận
nhận thức và lơgíc biện chứng; m i ngun lý, quy luật, phạm trù của phép biện
chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn
bộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.
Về vai trị, phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng
từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định
hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và
là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới
có thể đem lại phương pháp giải thích những q trình phát triển diễn ra trong thế giới,
giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên

cứu này sang lĩnh vực khác.
Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có
tính quy luật phổ biển nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới, vấn đề này thể
hiện trong các câu hỏi: sự vật, hiện tượng quanh ta và cả bản thân ta tồn tại
trong trạng thái liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa l n nhau và ln vận động,
phát triển hay trong trạng thái tách rời, cô lập nhau và đứng im, không vận
động, phát triển?... Để trả lời câu hỏi trên, phép biện chứng duy vật đã đưa ra
nội dung gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản.
1.2. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật

1.2.1. Giới thiệu
Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa khá bất định có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp
cổ (La Tinh principium) với nghĩa đen là “đầu tiên nhất” - định đề, kh ng định để trên
cơ sở đó các định luật và lý thuyết khoa học, các văn bản pháp luật được xây dựng,
các chu n mực, quy tắc hoạt động trong xã hội được lựa chọn tuân theo. Như vậy,
nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát đầu tiên) hay những luận điểm
cơ bản nhất có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối sự vận hành của tất cả
các đối tượng thuộc lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của nó. Theo nghĩa đó, nguyên lý
triết học là những luận điểm - định đề khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan
sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy;
4

TIEU LUAN MOI download :


rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra
những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp... phục vụ cho các hoạt động
nhận thức và thực tiễn của con người.
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai ngun lý cơ bản và
đóng vai trị cốt lõi trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi
xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng
trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy
luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan, với hai nguyên lý cơ bản là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, đồng thời cũng
là hai nguyên lý khái quát nhất. Trong đó, quan điểm tồn diện của phép biện
chứng duy vật được thể hiện rõ ở nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

1.2.2. Quan điểm toàn diện của ph p biện chứng duy vật (Nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến)
1.2.2.1. Kh i niệm “mối liên hệ”

Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó
thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, kh ng định mình là những
đối tượng thực tồn. Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc
tính của nó thay đổi, và trong điều kiện có thể cịn làm nó biến mất, chuyển hóa
thành đối tượng khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của
nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng,
đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
h , quy định và ảnh hưởng l n nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự
thay đối của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Ngược lại,
cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này
không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, khơng làm chúng thay đổi.
Liên hệ và cơ lập hồn tồn khơng có nghĩa là, một số đối tượng ln liên hệ,
cịn những đối tượng khác lại chỉ cô lập. Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên v n
có sự cơ lập, cũng như ở các trường hợp cô lập v n có mối liên hệ qua lại. Trong thế
5

TIEU LUAN MOI download :


giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau. Chúng
liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và khơng liên hệ với nhau ở những khía
cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay đ i,
l n những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi. Như vậy, liên hệ và
cô lập thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữa cơ thể sống và
môi trường. Cơ thể sống gắn bó với mơi trường nhưng đồng thời cũng tách biệt
với nó, có tính độc lập tương đối.
Trước đây, các nhà duy tâm rút các mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức,
tinh thần (Hê-ghen cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ, còn Béccơ-ly trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên

hệ giữa các đối tượng). Từ ch cho rằng, mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt
khâu của một thực thể vật chất duy nhất, là những trạng thái và hình thức
tồn tại khác nhau của nó, phép biện chứng duy vật thừa nhận, có mối liên hệ phổ
biến giữa các đối tượng. Nhưng khi đã nói đến m i li n h ph bi n thì cũng phải phân
biệt khái niệm mới này với đơn giản m i li n hệ. Khi nói mối liên hệ chúng ta chủ
yếu mới chỉ chú ý đến sự ràng buộc, tác động l n nhau giữa các đối tượng vật chất
- hữu hình, trong khi cịn thế giới tinh thần ở đó các đối tượng khơng là những sự
vật hữu hình mà lại vơ hình như các hình thức của tư duy (khái niệm, phán đoán,
suy lý) hay các phạm trù khoa học - hình thức của nhận thức cũng liên hệ chặt chẽ
với nhau và liên hệ với các vật thật - nguyên m u hiện thực khách quan, mà các hình
thức này chỉ là sự phản ánh, tái tạo lại chúng. Khi quan niệm về sự liên hệ được mở
rộng sang cho cả giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các
đối tượng khách quan thì sẽ có quan niệm về m i liên h ph bi n. Có rất nhiều loại liên
hệ, trong đó có loại liên hệ chung, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại
liên hệ này được gọi là liên hệ phổ biến. Thế giới không phải là thể h n loạn các đối
tượng, mà là hệ thơng các liên hệ đối tượng. Như vậy, chính tính thống nhất vật chất
của thế giới là cơ sở cho mọi liên hệ. Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể
tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa l n nhau.

Cịn quan điểm siêu hình về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng, được phổ biến rộng
rãi trong khoa học tự nhiên rồi lan truyền sang triết học. ở Tây u thế k XVII - XVIII,
trình độ của khoa học tự nhiên còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc
sưu tập tài liệu, nghiên cứu thế giới trong sự tách rời từng bộ phận riêng l . Quan
6

TIEU LUAN MOI download :


điể m như vậ y d n thế giớ i quan triết học đến sai lầ m là dựng lên ranh giới giả tạo

giữa các sự vật, hiện tượng, đặt đối lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với
nhau. Vì vậy, quan điểm siêu hình khơng có khả năng phát hiện ra những quy luật, bản
chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong

thế giới.
Trái lại, quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của
thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định l n nhau, thâm nhập,
chuyển hóa l n nhau, chứ khơng hề tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống
nhất vật chất của thế giới; theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới
chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

1.2.2.2. Tính ch t của mối liên hệ phổ biến.
Phép biện chứng duy vật kh ng định t nh kh ch quan của các mối liên hệ,
tác động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng
vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện
tượng tinh thần. Có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau
(mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức)... Các mối liên hệ,
tác động đó - suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa
và phụ thuộc l n nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
- T nh ph bi n: tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở ch , bất k
nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vơ vàn các
mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trị, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại,
quy định, chuyển hóa l n nhau khơng những diễn ra ở mọi sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu
tố, các quá trình của m i sự vật, hiện tượng.
- Tính đa d ng, phong ph : có mối liên hệ về mặt khơng gian và cũng có mối
liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung
tác động lên tồn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối

liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ
thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có
những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối
7

TIEU LUAN MOI download :


liên hệ ng u nhiê n. Có mố i liê n hệ bả n chấ t cũ ng có mối liê n hệ khơng bản
chất chỉ đóng vai trị phụ thuộ c. Có mố i liê n hệ chủ yế u và có mố i liê n hệ
thứ yếu... chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng. Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải

tu thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại
này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng
là rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi
liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát

triển cụ thể của chúng.
Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới
trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ
hạn của thế giới, cũng như tính vơ lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể
giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ
có hình thức, vai trò khác nhau.
M i sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau; do
vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện. Nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến là một trong những nội dung của phép biện chứng duy vật, đồng thời,
nó cũng là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện - một quan điểm mang tính phương
pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với tư cách là một nguyên tắc
phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm tồn diện

có những yêu cầu cơ bản đối với chủ thể hoạt động nhận

thức và thực tiễn như sau:
- Th nh t, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt, cần xem xét
nó trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật
khác cũng như giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính khác nhau
của chính sự vật đó. “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn
bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan
hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống nhất của “mối tổng
hoà những quan hệ muôn v của sự vật ấy với các sự vật khác” [V.I.Lênin:
Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1977, t.42, tr.364].
- Th hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có
như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách
8

TIEU LUAN MOI download :


quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua
lại của đối tượng. Khi xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật,
phải đánh giá đúng vị trí, vai trị của từng mối liên hệ, tránh xem xét
một cách bình quân, dàn trải, cần có trọng tâm, trọng điểm. Phải từ
trong tổng số của các mối liên hệ, ta rút ra mối liên hệ bản chất, cái
có ý nghĩa quyết định đến sự vận động và phát triển của sự vật. Có
như vậy, chúng ta mới nhận thức được bản chất, mới thấy được
khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật.
- Th ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những

mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai
của nó. Từ bản chất của sự vật phải quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên
cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ
khác của sự vật để bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống khi giải quyết
mọi vấn đề trong đời sống. Có như vậy, trong hoạt động thực tiễn, chúng
ta mới tránh được những sai lầm do quan điểm phiến diện gây nên.

- Th t , quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều
mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng
nên dễ rơi vào thuật nguy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành
không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô
nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ
biến). Thực chất của chủ nghĩa chiết trung là kết hợp một cách vô
nguyên tắc, chủ quan các mối liên hệ, coi chúng “ngang bằng nhau”,
do đó, họ hồn tồn bất lực khi cần phải có những quyết sách đúng
đắn, kịp thời. Đi đôi với chủ nghĩa chiết trung là thuật ngụy biện. Đây
là lối tư duy đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trị của các mối
liên hệ, coi mối liên hệ không cơ bản là cơ bản; mối liên hệ không bản
chất thành bản chất. Nói về sự khác nhau giữa quan điểm toàn diện
với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện, V.I. Lênin viết: “Tính linh
hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và
nguỵ biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan…, thì đó là
phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn
của thế giới”.
9


TIEU LUAN MOI download :



2. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.

Về công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam

Đầu thập niên 70 - 80 của thế k XX, trước những sự kiện, những nhân tố chính
trị, kinh tế, xã hội diễn ra với nhịp độ dồn dập, tính chất phức tạp và với một qui mô to
lớn chưa từng thấy, tất cả đang đặt ra yêu cầu bức thiết là cần phải có sự phát triển,
bổ sung lí luận cho phù hợp mà trước tiên phải có cách nhìn mới, nhận thức mới về
chủ nghĩa xã hội. Đây chính là cơ sở khách quan của đường lối đổi mới, cải cách mà
nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã và đang tiến hành, trong đó có Việt

Nam.
Một trong những đặc điểm lớn nhất của thời đại là sự phát triển "kiểu dịng
thác" chưa từng có trong lịch sử lồi người đó chính là thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ được tiến
hành từ giữa thế kỉ XX đã tạo ra những lực lượng sản xuất to lớn và mới về chất,
góp phần thúc đ y nhiều q trình hiện đại của xã hội lồi người như: cấu trúc lại
các nền kinh tế, thay đổi, chuyển hướng các kết cấu hạ tầng của sản xuất, tăng
cường xu thế tồn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực quan trọng của các quốc gia, ảnh
hưởng to lớn đến các thiết chế xã hội, đến văn hóa, lối sống các dân tộc...
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đ y nhanh q trình quốc tế
hóa nền kinh tế và đời sống kinh tế thế giới. Các quốc gia lần lượt bị cuốn hút vào
q trình phân cơng lao động, hợp tác hóa quốc tế và thị trường thế giới... Tình hình
trên vừa tạo ra những thời cơ hiếm có đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay go
cho mọi quốc gia, đặc biệt là các nước chậm phát triển. Bên cạnh đó, đầu thập niên
80 của thế k XX, thế giới đang đứng trước những vấn đề tồn cầu và việc giải quyết
những vấn đề đó địi hỏi phải có sự n lực chung của tồn nhân loại, ở các quốc gia
với những chế độ chính trị khác nhau. Đó là vấn đề bảo vệ hịa bình, chống chiến

tranh hạt nhân hủy diệt, đó là vấn đề bảo vệ tài ngun thiên nhiên mơi trường, phịng
chống bệnh hiểm nghèo, vấn đề bùng nổ dân số, sự nghèo đói... Trước tình hình đó,
m i quốc gia, dân tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình khơng thể
khơng quan tâm đến những vấn đề chung, vì "giải quyết những vấn đề đó chính là
điểm hội tụ, nơi gặp gỡ của các dân tộc vì số phận và tương lai của chính mình cũng
như của tồn nhân loại". Chính vì vậy, những vấn đề chung của nhân loại trở thành
yêu cầu khách quan tác động đến sự phát triển và đổi mới của chủ nghĩa xã hội trong
đó có Việt Nam. Và chỉ có như vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực mới

10

TIEU LUAN MOI download :


chứng minh bản chất ưu việt của mình, chứng minh chủ nghĩa xã hội tất
yếu là con đường đi tới của các dân tộc.
Sau hơn 70 năm tồn tại, đến cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, toàn bộ hệ
thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đứng trước
sự thủ thách, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã tìm cách thốt ra khỏi cuộc khủng
hoảng bằng nhiều cách khác nhau. Trước hết, phải kể đến công cuộc “cải cách,
mở cửa” với những thành tựu rõ rệt của Trung Quốc - một nước xã hội chủ nghĩa
láng giềng và cuộc “cải tổ” ở Liên Xô - một cường quốc xã hội chủ nghĩa đứng
đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với những diễn biến phức tạp, đầy sóng
gió. Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế theo hướng thị trường mở cửa từ năm
1978. Những thành tựu của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều
nước trong đó có Việt Nam. Tiếp đó, cơng cuộc cải tổ khơng thành công d n tới
sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông u là bài học phản diện cho Việt Nam
những kinh nghiệm không thể cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, giải quyết
không biện chứng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.


Cũng trong thời gian này, thành công của các nước công nghiệp mới
(NIC) như Singapore ở Đông Nam Á đã đưa ra những gợi ý hết sức quan trọng
về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước xuất phát từ nền kinh
tế nơng nghiệp và có kiểu quan hệ xã hội, văn hóa Phương Đơng. Động lực để
phát triển của các nước này là phát huy nội lực, huy động mọi tiềm năng của
đất nước, thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa, hướng vào xuất kh u và thu
hút đầu tư nước ngoài. Sự tác động của những biến đổi của tình hình thế giới
địi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, phải có cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan
khoa học trên cả phượng diện lí luận và thực tiễn.
Trong nhiều thập k trước đổi mới, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa
khác, Việt Nam thực hiện cơng cuộc xây dựng đất nước theo mơ hình xã hội chủ nghĩa.
Mơ hình chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vốn có những khiếm khuyết lại được áp dụng để
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với những bước đi nhanh vội hơn. Mặt hạn chế của
mơ hình đó chưa được bộc lộ đầy đủ trong hồn cảnh chiến tranh thì nay bộc lộ rõ ràng
hơn và gây tác động tiêu cực lớn hơn trong điều kiện hịa bình. Cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và sự thừa nhận chỉ có hai thành phần kinh tế (quốc doanh và tập thể) đã kìm hãm
sức sản xuất, làm cho nhiều năng lực của xã hội không được phát huy, các vấn đề mấu
chốt của đời sống nhân dân khơng được giải quyết. Vì thế đất nước khơng tạo ra được
sự thay đổi, không tạo được sự bứt phá. Nhân dân

11

TIEU LUAN MOI download :


kém nhiệt tình lao động và mất đi những động lực sáng tạo. Cùng với đó, những
thiếu hụt, mất cân đối và nguy cơ bất ổn định cứ tích góp, dồn nén trong xã hội
làm tăng thêm tình trạng căng th ng và mất lòng tin của nhân dân. Hậu quả là cuối
thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế k XX, trên thực tế, đất nước ta lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội bị thách thức.

Đứng trước những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, với xu thế phát triển của
thời đại, lại chịu ảnh hưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để khắc phục như: Nghị quyết
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV (8/1979) làm cho sản
xuất bung ra; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (13/1/1981) về khoán sản ph m trong hợp
tác xã nơng nghiệp; Quyết định 25-CP và 26-CP của Chính phủ (21-1-1981)về cải
tiến cơ chế quản lý trong kinh tế quốc doanh; quan điểm của Đại hội V (3/1982)
đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa V (6/1985)
về giá - lương - tiền, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, những
kết luận về các quan điểm kinh tế của Bộ Chính trị (9/1986)... Những thử nghiệm
đó cả thành cơng và thất bại tuy khơng kiềm chế nổi tình trạng khủng hoảng kinh
tế - xã hội ngày càng trầm trọng, song đã thúc đ y mạnh mẽ quá trình đổi mới tư
duy của Đảng và xã hội để đi tới công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, được
mở đầu bằng Đại hội VI của Đảng năm 1986 - Đại hội của đổi mới.

2.2. Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn với thực
tiễn đổi mới kinh tế tại Việt Nam
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay được thực hiện từ năm 1986, và
đã áp dụng quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật khi thực hiện
đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất.
Vậy, quan điểm toàn diện đã được áp dụng vào thực tiễn đổi mới kinh
tế ở Việt Nam như thể nào? Có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta đã sử
dụng những yêu cầu cơ bản của quan điểm toàn diện để thực hiện đổi mới,
rõ nét nhất ở hai phương diện sau:
Yêu cầu thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt, cần xem xét
nó trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác cũng như
giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó. Ch ng hạn,

12


TIEU LUAN MOI download :


khi ta xem xét về sự tiến bộ xã hội chúng ta phải có quan điểm tồn diện.
Nghĩa là, phải xem xét tiến bộ xã hội trong chỉnh thể của nó. Đó là nhóm các
tiêu chu n về kinh tế, về chính trị, về xã hội và các tiêu chu n dựa trên chỉ số
phát triển con người. Đảng ta chủ trương: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với
bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển...
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục”.
Yêu cầu thứ hai, khi xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, phải đánh
giá đúng vị trí, vai trị của từng mối liên hệ, tránh xem xét một cách bình quân, dàn
trải, cần có trọng tâm, trọng điểm. Phải từ trong tổng số của các mối liên hệ, ta rút
ra mối liên hệ bản chất, cái có ý nghĩa quyết định đến sự vận động và phát triển
của sự vật. Điều này đã được áp dụng trong thực tiễn, khi trong chủ trương đổi
mới tồn diện đất nước được thơng qua ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(tháng 12/1986), Đảng ta xác định đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế phải
được coi là bước đột phá”, là trọng tâm của toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Nghị quyết
kh ng định: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của
mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế;
đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công
tác”. Nhờ xác định đúng khâu đột phá và trọng tâm, trọng điểm trong đổi mới, nhờ
có hình thức và bước đi phù hợp, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó
khăn, thử thách, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới phát triển không ngừng.
Cụ thể là hiện nay, Nhà nước v n thừa nhận vai trị tích cực của các thành
phần kinh tế khác cũng như thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, trong đó Đảng ta v n đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng hình thức sở hữu
cơng cộng với vai trị chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh trong cơ chế thị
trường. Trong giai đoạn này, Đảng và nhà nước ta v n tuân thủ nguyên tắc trên
song song đó là sàng lọc, lựa chọn và giữ nguyên các tập đoàn quốc doanh kinh

doanh có hiệu quả đồng thời xóa bỏ các tập đoàn, doanh nghiệp quốc doanh làm
ăn kém hiệu quả gây hệ lụy xấu cho toàn bộ nền kinh tế.
Đến nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta được xác định là
nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các
quy luật của kinh tế thị trường; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu: toàn dân

13

TIEU LUAN MOI download :


(nhà nước, tập thể, tư nhân và nước ngoài) nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền sở
hữu, quyền tài sản, thu nhập hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) đều động theo cơ chế
thị trường, bình đ ng, hợp tác và cạnh tranh với nhau theo pháp luật. Kinh tế nhà
nước (bao gồm các nguồn lực kinh tế của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước)
được xác định có vai trị chủ đạo với ý nghĩa là cơng cụ (cùng với luật pháp, chính
sách) để nhà nước điều tiết, thúc đ y, định hướng phát triển của nền kinh tế, không
phải là chèn ép, lấn át các thành phần kinh tế khác. Kinh tế tập thể, hình thành trên
cơ sở liên kết tự nguyện của những người, những cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh
nhỏ, để h trợ họ hoạt động, phát triển, có thêm sức mạnh khi tham gia thị trường có
các chủ thể kinh tế lớn. Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng
của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển ở các ngành, lĩnh vực có lợi cho quốc
tế, dân sinh, trở thành những tập đoàn kinh tế lớn, đầu tư cả trong và ngoài nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế được
khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, những dự án có trình độ cơng nghệ

cao, giá trị gia tăng cao, có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước,
giúp doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chu i giá trị toàn cầu.
Với cơ cấu, cơ chế vận hành, cơ chế phân phối như vậy, nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc
tế phù hợp với thơng lệ, tiêu chí chung trên thế giới ngày nay, kế thừa những thành
tựu phát triển của kinh tế thị trường thế giới hơn 300 năm qua; đồng thời, có những
đặc thù, tính chất riêng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực tiễn của đất
nước, tạo nên và bảo đảm định hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của nền kinh
tế. Đây thực sự là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế
thị trường. Nền kinh tế này không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, các
yếu tố vốn mang tính chất tư bản chủ nghĩa được quản lý, điều tiết, chuyển hóa,
nhưng cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, các yếu tố
xã hội chủ nghĩa đã, đang hình thành, phát triển; nền kinh tế đang định hướng, quá
độ, từng bước đi tới chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước vừa ban hành luật pháp, chính sách, xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đồng thời, cịn có khu vực kinh tế nhà nước là công
cụ, lực lượng vật chất quan trọng để quản lý, điều tiết, định hướng, thúc đ y nền kinh
tế phát triển, gắn kết mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, quốc

14

TIEU LUAN MOI download :


phòng, an ninh của đất nước. Đây là một yếu tố quan trọng để những nước đi sau
đ y nhanh sự phát triển, thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp các nước đã phát triển.
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi xướng trên
những cơ sở khách quan, khoa học, trước bối cảnh quốc tế có những chuyển biến
hết sức sâu sắc và nhanh chóng. Đường lối đổi mới đã đi vào cuộc sống và ngày
càng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của nó, điều đó cho thấy tinh thần độc

lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc khởi xướng và lãnh đạo. Qua 35 năm
đổi mới, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: “Đất nước
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước
đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đ y mạnh CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa từng bước hình thành và phát triển. Chính trị xã hội ổn định, quốc phịng an
ninh được tăng cường. Văn hóa xã hội có bước phát triển…” [Văn kiện Đại hội Đại
biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, HN, 2016].

Những kết quả này đã tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp
tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; kh ng định đường lối đổi mới mà
Đảng ta khởi xướng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử. Việc áp dụng quan điểm toàn diện vào đổi mới kinh tế đã đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế dần ổn định và đạt được những thành tựu
quan trọng. Từ đây, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được đưa lên một tầm
cao mới, nhận được sự quan tâm, chú ý từ các nước lớn đi trước.

15

TIEU LUAN MOI download :


Tài liệu tham khảo
1. GIÁO TR NH TRI T H C MÁC - L NIN (S D NG TRONG CÁC
TR NGĐ IH C-H KH NGCHUY NL LU NCH NHTR), (Tài liệu dùng
tập huấn giảng dạy năm 2019), Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.60-63.
2. />3. />4. />5. />6. />7. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1977, t.42, tr.364.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2001, tr.88.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời k đổi
mới. Nxb. Chính trị quốc gia, H.2005, tr.13

16


TIEU LUAN MOI download :



×