Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BTHK 9,5đ môn Luật Đất Đai Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai, Nhà nước có quyền gì đối với đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.64 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................ 3
I. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện
quyền định đoạt đối với đất đai. ............................................................................. 3
II. Thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua
dưới góc nhìn cá nhân. ........................................................................................... 5
1. Những kết quả quan trọng. ............................................................................. 6
2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại............................................................. 6
III. Đề xuất tăng hiệu quả thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của
nhà nước. ................................................................................................................ 8
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 11

1


MỞ ĐẦU
Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta chính thức được xác lập một
cách duy nhất và tuyệt đối trong Hiến pháp năm 1980. Chế độ SHTD về đất đai
tiếp tục được duy trì, ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 17), Hiến pháp
năm 2013 và được khẳng định một cách nhất quán trong Luật Đất đai của nước ta
qua các thời kỳ. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý và sử dụng đất được xác lập dựa trên
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cho thấy nhược điểm lớn nhất của chế độ sở hữu
đất đai này là không xác định được người chủ sở hữu cụ thể về đất đai. Hơn nữa,
xem xét dưới góc độ khoa học pháp lý, tồn dân với tư cách là một cộng đồng
người khơng thể là chủ thể của một quan hệ pháp luật . Chính vì khơng xác định
được rõ chủ sở hữu cụ thể về đất đai dẫn đến tình trạng bng lỏng công tác quản
lý đất đai, dẫn đến việc đất đai bị sử dụng khơng đúng mục đích, lãng phí; gây nên
tình trạng đầu cơ, bn bán đất đai kiếm lời hoặc gây thiệt hại, thất thoát tài sản


quốc gia và không đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội trong sử dụng đất; giao,
cho thuê đất không đúng quy định của pháp luật…Để khắc phục hạn chế này, Luật
Đất đai 2003 được ban hành bổ sung quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Điều 5). Quy định này được kế thừa trong Hiến
pháp 2013 và Luật Đất đai năm 2013.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai, Nhà nước có những quyền
đặc biệt đối với việc định đoạt đất đai. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ
hơn những quyền này, và việc thực thi chúng trên thực tiễn thông qua đề tài “ Với
tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, Nhà nước có quyền gì đối với đất
đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước
đối với đất đai trong thời gian qua?”

2


NỘI DUNG
I. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện
quyền định đoạt đối với đất đai.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một hệ thống quy chế chung trong quan hệ
đất đai mà toàn dân là chủ thể nhưng tồn dân khơng thể đứng ra để thực hiện
những quyền sở hữu cụ thể (chiếm hữu – sử dụng – định đoạt) mà phải cử người
thay mặt mình; nhân danh mình để làm việc đó, trong trường hợp này, Nhà nước là
người đủ tư cách nhất. 1Khi đó, nhà nước đóng vai trị là đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai. Điều này đã được ghi nhận tại điều 4 Luật Đất đai năm 2013.
“Điều 4. Sở hữu đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý…”
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai thông qua hệ thống cơ
quan quyền lực là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Việc thực hiện này được
quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Đất đai năm 2013.

Cơ sở của việc nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai:
Thứ nhất, việc quy định Nhà nước là đại diện sở hữu và thống nhất quản lý đất
đai xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Thứ hai, mọi tài sản, tư liệu sản xuất do Nhà nước đại diện cho dân là chủ sở
hữu đều được sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích chung của tồn thể nhân dân.
Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình

1

Giáo trình Luật Đất đai./ Trường đại học Luật Hà Nội.

3


phân phối công bằng, ngăn ngừa khả năng một số người chiếm dụng phần lớn đất,
tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và cơng bằng với đất đai.2
Thứ ba, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có hạn; là tài nguyên quý giá của
quốc gia, là nguồn sống của nhân dân, là nguồn lực to lớn của đất nước. Do đó, đất
đai phải thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý theo quy định pháp luật thì việc khai thác, sử dụng đất mới đạt hiệu quả
cao.
Thứ tư, ở nước ta, đất đai là thành quả cách mạng, là kết quả của quá trình đấu
tranh khai phá, cải tạo bồi bổ và giữ gìn đất đai của các thế hệ người Việt Nam. Do
đó, đất đai phải thuộc về của chung mà đại diện là Nhà nước.
Cuối cùng, nước ta là nước nơng nghiệp, có khoảng 70% dân số làm nông
nghiệp. Muốn đất đai được sử đụng dúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm thì cần phải
đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.
Quyền định đoạt đối với đất đai của Nhà nước gồm có: (i) Quyết định quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, (ii) Quyết định mục đích sử dụng đất, (iii)

Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, (iv) Quyết định thu hồi đất,
trưng dụng đất, (v) Quyết định giá đất, (vi) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất, (vii) Quyết định chính sách tài chính về đất đai, (viii) Quy định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.3
Quyền quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời
hạn sử dụng đất; quyền quyết định thu hồi, trưng dụng đất đai; quyền quyết định
giá đất đã được cụ thể hóa hơn so với Luật Đất đai 2003.4 Đặc biệt, quyền quyết

Giám sát quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước theo Luật Đất đai 2013: Luận văn thạc sĩ
Luật học./ Nguyễn Văn Dụng; PGS. TS Nguyễn Quang Tuyến hướng dẫn.
3
Điều 13 Luật Đất đai năm 2013
4
/>2

4


định chính sách tài chính về đất đai sau khi được đề cập lần đầu ở Luật Đất đai
2003, đã được Luật Đất đai 2013 kế thừa và bổ sung; cụ thể:
“Điều 19. Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
1. Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.
2. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của
người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.”
Đây là một chính sách tài chính mới về đất đai, ra đời dựa trên những địi hỏi
bức xúc về việc thực hiện cơng bằng xã hội trong sử dụng đất đai và tham khảo
kinh nghiệm về quản lí đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường của một số nước
khác như: Đài Loan, Pháp, Trung Quốc…
II. Thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian

qua dưới góc nhìn cá nhân.
Sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng
dẫn thi hành, cho thấy pháp luật về đất đai ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống,
tạo sự chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý, sử dụng đất đai. Cùng với đó là
các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành tương
đối đồng bộ và kịp thời, đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương.
Theo đánh giá của cá nhân em, công tác thực thi các quyền của Nhà nước đối
với đất đai đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành các quyền này vẫn còn những bất cập và trở
ngại nhất định.

5


1. Những kết quả quan trọng.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước đầu, tình trạng giao đất, cho th đất tràn lan, khơng đưa vào sử dụng,
lãng phí đã được khắc phục; hạn chế được việc giao đất, cho thuê đất cho các chủ
đầu tư khơng có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất.
Tại các địa phương, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng đã có
chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện” làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của người sử dụng đất. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi. Chính sách tài
chính về đất đai được hồn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý
nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế.5
2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại.

Liên quan đến quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất:
Việc quy định hạn mức giao đất nông nghiệp là quá thấp so với thực tiễn, diện
tích nhỏ khơng thể áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và tạo ra lượng sản phẩm đủ lớn
cung cấp ổn định cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
Thêm nữa, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp hiện nay cũng
khơng cịn phù hợp. Vì trong thực tế vẫn có rất nhiều hộ nông dân đang sử dụng đất
vượt hạn mức nhưng vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý; quy định này đã, đang
làm hạn chế phát triển sản xuất quy mô lớn dẫn đến sản xuất nông nghiệp không
đạt hiệu quả cao.

5

/>
6


Liên quan đến quyền thu hồi đất, trưng dụng đất của nhà nước:
Việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai rất khó
khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử
dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
Điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định quyền thu hổi đất của nhà
nước trong trường hợp “a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng;” Song, khi cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban bành quyết định thu hồi và tiến hành thu hồi lại gặp nhiều khó
khăn do người bị thu hồi đất khơng chấp hành quyết định thu hồi hoặc tự nguyện
thực hiện quyết định nhưng chậm giao đất theo quy định, nhiều trường hợp khi cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thì người bị thu hồi đất gây cản
trở người thi hành cơng vụ, có trường hợp dùng các biện pháp nguy hiểm (dùng
chất nổ, vũ khí nguy hiểm khác tấn công người thi hành công vụ) làm ảnh hưởng
đến sức khỏe, tính mạng người thi hành cơng vụ,… vì họ cho rằng giá đất bồi

thường, chính sách trước và sau thu hồi đất không tương xứng với thị trường và lợi
ích thực tế đất bị thu hồi mang lại.
Liên quan đến trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất:Trên thực tế,
Công tác giao đất tại nhiều địa phương cịn hạn chế, trong đó chủ yếu là giao theo
hình thức chỉ định, khơng đấu giá quyền sử dụng đất...
Liên quan đến quyền quyết định giá đất:
Khoản 2 Điều 18 Luật Đất đai 2013 quy định:“ Nhà nước ban hành khung giá
đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.” Thực tế cho thấy khung giá đất,
bảng giá đất do Chính phủ quy định ln khơng theo kịp biến động của thị trường,
đặc biệt có nơi khung giá đất chỉ bằng 20% giá thị trường. Mặc dù đã có nhiều biện
7


pháp khắc phục, nhưng việc Nhà nước thừa nhận tồn tại 2 loại giá khác nhau như
hiện nay cho thấy, việc điều hành giá với cả hai loại công cụ hành chính (khung
giá, bảng giá) và thị trường (giá cụ thể của từng lô đất) đã tạo ra sự mất công bằng
và bị động, gây khiếu khiện kéo dài trong dân…6
Theo giới chuyên gia, điều này đã gây thất thoát nguồn thu ngân sách địa
phương như việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển cơng năng sử dụng của
cơng trình xây dựng gắn liền với đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp
thành phi nông nghiệp...7
Liên quan đến quyền quyết định chính sách tài chính về đất đai của nhà nước:
Trên thực tiễn, công tác hỗ trợ, tái định cư vẫn cịn nhiều bất cập, khiếu kiện
ln chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo sinh kế cho người bị thu hồi, phát sinh nhiều
chi phí như: chuyển đổi chỗ ở, việc làm, học hành, đi lại, thu nhập, y tế, tâm lý, hòa
nhập cộng đồng nơi ở mới.. Mặt khác, việc xác định giá đất bồi thường cho người
dân vẫn còn thấp so với giá thực tế trên thị trường dẫn đến tỷ lệ khiếu kiện về thu
hồi, bồi thường ở mức khá cao.
III. Đề xuất tăng hiệu quả thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của
nhà nước.

Để khắc phục được ít nhiều thực tiễn thực thi các quyền đối với đất đai của nhà
nước, em xin đưa ra một số ý kiến cá nhân, cũng như những quan điểm khá hợp lý
mà em tham khảo được như sau:
- Trước thực tiễn quy định hạn mức giao đất nông nghiệp quá thấp, Quốc hội
nên xem xét và đưa vào thực tiễn ý kiến của Đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng
Đồn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng về việc tăng hạn mức, tiến tới dỡ bỏ

6

/>7
/>
8


hạn mức đất nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa tập
trung, an tồn thực phẩm.8
- Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách
nhiệm pháp lý đối với các trường hợp người bị thu hồi đất không thi hành quyết
định thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng thời,
đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến
các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất
khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giúp họ nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Cần thống nhất về cơ chế giá đất theo cơ chế thị trường. Theo đó, về lâu dài
nên bỏ khung giá đất do Chính phủ ban hành và giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành giá đất theo mục đích sử dụng đất để tính các nghĩa vụ tài chính về đất
đai, cũng như bồi thường khi thu hồi đất. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát việc
xây dựng bảng giá đất, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu
giá đất; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất, …
- Ðể hạn chế những khiếu nại, tố cáo về đất đai, thiết nghĩ, các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền cần làm rõ nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ và nhân dân, nhất là
những nơi có liên quan cơng tác Giải phóng mặt bằng. Cần thực hiện tốt chính sách
đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định, bảo đảm nguyên tắc chung là: tính
đúng, tính đủ, cơng khai và minh bạch. Thực hiện tốt chính sách với người bị thu
hồi đất, một mặt phải quan tâm tiếp nhận lao động có khả năng để đào tạo bồi
dưỡng nghề tuyển dụng vào các doanh nghiệp trong dự án bảo đảm số lượng theo

8

/>
9


quy định, mặt khác, cần quan tâm xây dựng và thực hiện các dự án đào tạo nghề
cho nhân dân ở khu vực bị thu hồi đất trong địa bàn của địa phương.

KẾT LUẬN
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 70% dân số là nông dân, nguồn sống
chủ yếu là từ đất đai. Sở hữu toàn dân tức là mỗi người đều có quyền, Nhà nước đại
diện cho người dân thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm sử dụng
đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo đảm khát vọng của nông dân mà thành quả cách
mạng đã đem lại là “người cày có ruộng”.
Quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước đã được Luật Đất đai 2013 kế
thừa và bổ sung khá hồn chỉnh. Tính từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến thời
điểm hiện tại, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, khắc phục được
nhiều thiếu sót, kẽ hở mà Luật Đất đai 2003 mang lại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
công tác thực thi các quyền đối với đất đai của Nhà nước cịn chưa tốt, tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập. Muốn khắc phục được những yếu điểm hiện tại, Quốc hội nên

hướng tới việc xây dựng, bổ sung thêm những quy định pháp luật mới, phù hợp và
đúng đắn với tình hình kinh tế của đất nước; với đường lối, chủ trương của Đảng;
bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cũng cần thay đổi cách thức quản lý đất đai,
cán bộ Nhà nước nên chú trọng trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức, những phẩm chất
đạo đức thiết yếu. Có vậy, các quyền định đoạt đất đai của Nhà nước mới được
thực hiện theo hướng hiệu quả nhất.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai năm 2013
2. Giáo trình Luật Đất đai./ Trường đại học Luật Hà Nội.
3. Giám sát quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước theo
Luật Đất đai 2013: Luận văn thạc sĩ Luật học./ Nguyễn Văn Dụng; PGS. TS
Nguyễn Quang Tuyến hướng dẫn.
4. Quyền của Nhà nước đối với đất đai trong Luật Đất đai 2013/ Nguyễn Thị
Nga// Dân chủ và pháp luật.
5. />6. />7. />8. />
11



×