Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài liệu Thương mại Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.64 KB, 26 trang )

Thương mại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang dần hội nhập và đang có những thành tựu nhất định. Việc
Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế hàng hóa dịch
vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng
thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Nền kinh tế Việt
Nam có những khởi sắc nhất định. Song Việt Nam gặp không ít khó khăn và
đứng trước không ít thách thức. Thương mại có vai trò vô cùng quan trọng
không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn giúp chúng ta thu được nguồn ngoại
tệ, tăng thêm mối quan hệ bạn hữu giữa các quốc gia, giúp chúng ta bắt kịp với
sự thay đổi phát triển, các công nghệ mới của các nước khác.
Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng đó. Và những điều kiện của nước ta.
Chúng tôi thực hiện đề tài “ Thương mại Việt Nam” để giúp các bạn hiểu sâu
hơn về thương mại nói chung và quan trọng hơn là thương mại nước ta nói
riêng.
Rất mong được sự giúp đỡ của cô và các bạn để bài tiểu luận đầy đủ và hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

1
Thương mại Việt Nam
I, Khái niệm thương mại
1. Thương mại là gì ?
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức,
tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào
đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như
trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này,
người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người
mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương
đương nào đó.
2.Phạm vi, môi trường hoạt động của thương mại.


Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy
của thương mại là hàng đổi hàng (barter), trong đó người ta trao đổi trực
tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện
thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người
B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên
nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của
đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân
biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại
là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.
Việc phát minh ra tiền (và sau này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức
không phải tiền tồn tại dưới hình thức được in hay được đúc ra) như là
phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động thương mại và
thúc đẩy hoạt động này, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra nhiều
vấn đề mà hoạt động thương mại thông qua hình thức hàng đổi hàng
không có. Vấn đề này được xem xét cụ thể hơn trong bài Tiền. Hoạt
động thương mại hiện đại nói chung thông qua cơ chế thỏa thuận trên cơ
sở của phương tiện thanh toán, chẳng hạn như tiền. Kết quả của nó là
việc mua và việc bán tách rời nhau.
3. Nguyên nhân tồn tại của thương mại
Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự
chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất
định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa
hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch
vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực
là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi
thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính
thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân
2
Thương mại Việt Nam
số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế,

thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực.
II, Chức năng của ngành thương mại
1.Chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá làm thay đổi các hình
thái giá trị của hàng hoá
Chúng ta đã biết hàng hoá sau khi được sản xuất ra phải trải qua
khâu lưu thông thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của
nó.Ngành thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng
hoá,chuyển hoá các hình thái giá trị của hàng hoá,tức là thực hiện việc
mua – bán hàng hóa.Đây có lẽ là chức năng cơ bản nhất của ngành
thương mại,thể hiện tính độc lập tương đối và tính phụ thuộc của ngành
thương mại trong nền kinh tế quốc dân,giữ vai trò quan trọng trong quá
trình tái sản xuất xã hội .Trong quá trình thực hiện chức năng lưu thông
hàng hoá ngành thương mại luôn tìm cách tổ chức quá trình vận động
hàng hoá hợp lý,rút ngắn thời gian lưu thông,nhưng vẫn đảm bảo thoả
mãn nhu cầu thị trường và không ngừng nâng caotìm kiếm lợi nhuận
2. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuấtvà tiêu dùng, hàng hoá sau khi
sản xuất trong lưu thông mới đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng,đòi hỏi
ngành thương mại phải có những biện pháphữu hiệu nhất để chuyển đổi
các hình thái của hàng hoá như :đóng gói,chia nhỏ,dán mã,bảo quản
hang hoá,bảo hành hàng hoá sau khi bán …đảm bảo hàng hoá ở dạng tốt
nhất,phù hợp với thị hiếu của xã hội,chất lượng cũng như mẫu
mã.Thươngmại góp phần tạo ra giá trị hàng hoá và bảo toàn giá trị sử
dụng hàng hoá.
3.Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất.
Mỗi lãnh thổ , khu vực đều có thể chuyên môn hóa một lại sản phẩm
phù hợp với điều kiện khu vực , kinh tế, tự nhiên của mình . Vì vậy có
thể chuyên môn hóa tạo điều kiện tối đa phát triển toàn nguồn lực. Đồng
thời các nước các khu vực khác cũng chuyên môn hóa tạo điều kiện cho
các nước còn lại mua những thứ cần thiết mà khu vực mình thiếu.

4. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà
sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên
liệu, vật tư, máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với người tiêu
dùng, hoạt độ ng thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới.
3
Thương mại Việt Nam
5. Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương. Hoạt
động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy
phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng. Thương nghiệp bán lẻ
còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Hoạt động ngoại thương (xuất + nhập khẩu) gắn thị trường trong nước
với thị trường thế giới.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành thương mại .
Ngành thương mại về tổ chức theo lãnh thổ của ngành thương mại phụ
thuộc vào khá nhiều yếu tố: người phân phối, số lượng, và chất lượng
hàng hóa, phương tiện phân phối và chuyên chở.
1. Vai trò của người phân phối rất quan trọng trong ngành thương
mại. Mặc dù không phải là người làm ra hàng hóa. Nhưng họ là
người làm tăng giá trị hàng hóa nhờ tìm ra thị trường tiêu thụ của
nó. Nếu không có người phân phối hoặc người phân phối không
năng động thì sẽ dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ dẫn đến sản xuất
trì trệ.
2. Phí tổn phân phối trong ngành nội thương. Bao gồm phí tổn trung
gian và phí tổn tổng cộng. Phí tổn trung gian được đề ra là phí tổn
từ nơi sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải trải qua rất
nhiều công đoạn. Các công đoạn này tốn kém rất nhiều kinh phí.
3. Các phương tiện vân chuyển cũng có vai trò hết sức quan trọng .
Mặc dù người bán rất muốn bán người mua cũng muốn mua. Song
giao thông vận tải kém phát triển cũng kìm hãm sự phát triển của

ngành thương mại.
4. Các phương tiện thông tin giúp cho người tiêu dùng biết đến sản
phẩm kích thích họ mua hàng.
5. Chính sách của nhà nước về vấn đề thuế, chính sách tài chính ,
chính sách về thị trường và các yếu tố về xã hội dân cư mức thu
nhập cũng ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của ngoại thương.
IV. Thương mại Việt Nam
1. Vai trò của ngành mại trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam
* Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường ở nước ta
Kể từ khi xoá bỏ cơ chế quản ký quan liêu bao cấp(1986)chuyển
sang nền kinh tế mở cửa nền kinh tế thị trường nước ta đã gặp rất nhiều
khó
4
Thương mại Việt Nam
khăn cả về chủ quan lẫn khách quan.Xuất phát điểm ở mức thấp,từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu,bị ảnh hưởng nặng nề của chiến
tranhvà ở đây đó vẫn còn các hình báng của cơ chế quản lýthiếu tinh
thần
trách nhiệm hoặc ỷ lại,nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm mở cửa,hội
nhập,hợp tác giao lưu,xây dựng nền kinh tế thị trường trong sự quản lý
của
nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm “hội
nhập
nhưng không hoà tan”nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển theo xu
thế
chung nhưng vẫn mang những nét đặc trưng,phong cách riêng của Việt
Nam.
* Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Phát triển hàng hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã

hội,hàng hoá trên thị trường ngày càng nhiều hơn đáp ứng với nhu cầu
đa
dạng của thị trường.Để thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
việc phát triển hàng hoá đóng vai trònhư một nhiệm vụ quan trọng nhất
cho
sự phát triểnnền kinh tế hiện đại,hợp tác và hội nhập theo xu thế phát
triển
chung của nhân loại
Nhà nước cho phép các cá nhân tập thể tự do thành lập mở rộng các
hoạt động kinh doanh,mỗi bộ phận kinh tế là một bộ phận cấu thành của
nền kinh tế quốc đân trong sự thống nhất các quan hệ hàng hoá,tiền
tệ,nhưng các thành phần kinh tế tự do đầu tư vào phat triển sản xuất kinh
doanh và kinh doanh phải đúng pháp luật,theo cơ chế hiện hành.
Nền kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo,là lực lượng vật chất
quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng vá điều tiết nền kinh
tế
tổng thể.
* Tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội
đều thông qua thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các yếu tố cấu thành sản xuất như lực
lượng sản xuất hay tư liệu sản xuất đều có thể trở thành đối tượng mua
bán
và đều được tiền tệ hoá.ở đây tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng,nó như
một
sức mạnh ghê gớm tạo nên công cụ cần thiết cho các thành phần kinh tế.
5
Thương mại Việt Nam
Kinh tế thị trường là một thể thống nhất của các yếu tốthị trường ở
thị trường hàng hoá - dịch vụ , thị trường lao động,thị trường chứng
khoán…Việt nam đang cố gắng từng bước tạo dựng đồng bộ các yếu tố

thị
trường thúc đẩy sự hình thành phát triển bước hoàn thiện theo định
hướng
xã hội chủ nghĩa.
* Cơ chế thị trường tự điều chỉnh
Dấu hiệu cơ bản nhất của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành
giá,định giá theo quan hệ cung cầu.Cơ chế thị trường nó có thể tự điều
chỉnh,cân đối nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật,giá cả,cạnh tranh
hay lưu thông.Vận hành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường là
phương thức cơ bản để khai thác tối đa mội nguồn lực đưa vào sản xuất
kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn đó nhằm đưa nhịp
độ
phát triển kinh tế với tốc độ nhanh đáp ứng nhu cầu công cuộc dựng xây
đất nước
* Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh,mỗi thanh phần kinh tế vừa chịu sự chi phối
của các quy luật kinh tế riêng của các phương thức tạo ra nó,tự do cạnh
tranh vể chiếm lĩnh thị trường,tìm kiếm lợi nhuận cao nhất,từ đó nền
kinh tế thị trường luôn có tính hai mặt :mặt tích cực và mặt tiêu cực
Mặt tích cực của nó là thúc đẩy sản xuất không ngừng phát triể,đổi
mới trong kinh doanh,khai thác mọi tiềm lực và sử dụng có hiệu quả các
tiềm lực đó trong sản xuất kinh doanh,đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng
kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của nền kinh tế.
Vì chạy theo lợi nhuận tự do cạnh tranh nên nền kinh tế thị trường
bộc lộ rõ những mặt tiêu cựccủa nó là phát triển hàng hoá một cách vô
tổchức cạch tranh không lành mạnh dẫn đến suy thoái,khủng hoảng
xung đột xã hội,vi phạm pháp luật do đó luôn cần có sự can thiệp kịp
thời của Nhànước như một yếu tố khách quan. Đảm bảo thị trường phát
triển ổn định sự quản lý của Nhà nước vừa tuân thủ những quy luật

chung của nền kinh tế thị trường,vừa phải tuân thủ các quy luật của chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ chuyển giao.Nhà nước quản lý nền kinh tế thị
trường theo định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế bằng
pháp luật,tạo ra các công cụ để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô bằng cơ
chế chính sách và sức mạnh của kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
* Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
6
Thương mại Việt Nam
Quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường theo dịnh hướng xã hội
chủ nghĩa là rút ngắn đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường ở
nước ta,khác với nền kinh tế thị trường trong chế độ tư bản chủ
nghĩa,phát triển sản xuất,kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nước ta
không chỉ là mục tiêu tạo ra một nền kinh tế lớn mạnh hội nhập và phát
triển theo xu thếchung mà còn mục đích phát triển lực lượng sản
xuất,phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội,nâng cao đời sống nhân dân.Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
gắn liền với xây dựngquan hệ sản xuất mới phù hợp với định hướng đã
đề ra: sở hữu,quản lý và phân phối. Trong việc thực hiện mục đích xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhà nước
cần phải nhanh chóng điều chỉnh áp dụng đồng bộ cách chính sách giải
pháp,hoàn thiện chế độ sở hữuvề tư liệu sản xuất với nhiều hình thức sơt
hữu khác nhau và nhiều thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo,tạo lập đồng bộ các yếu tốthị trường,phân phối sản
phẩm xã hội theo kết quả lao động và hợp đồng kinh tế,tránh tình trạng
làm nhiều hưởng ít,làm ít hưởng nhiều gây lên bất công cho xã hội
b) Vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam
* Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người,thương mại đã từng đóng
vai trò khá quan trọng đó là xoá bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy ra đời nền sản xuất hàng hoá (hàng hoá sản xuất ra để trao
đổi).Trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế này vai trò của thương
mại lại được khẳng định như một mắt xích không thể thiếu được trong
quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường.Thương mại tác
động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước
ta,chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất,hướng sản xuất theo nền sản
xuất hàng hoá lớn,tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho chu cầu đa dạng
trong nước và xuất khẩu.Thương mại là yếu tố trực tiếp thúc đẩy lưu
thông hàng hoáphát triển,cung ứng hàng hoá và dịch vụ thông suốt trong
vùng các trọng điểm kinh tế của đất nước.Sự hoạt động của thương mại
bên cạnh chịu sự chi phối của các quy luật nền kinh tế hàng hoá,còn
thực hiện cácchính sách kinh tế xã hội,cung ứng tư liệu sản xuất,vật
phẩm tiêu dùng và mua các sản phẩm ở vùng kém phát triển,kinh tế khó
khăn để thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở các vùng này phát triển,đẩy lùi kinh
7
Thương mại Việt Nam
tế tự nhiên rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng,cân bằng lại
các hoạt động kinh tế.
* Thương mại góp phần xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp từng bước xây dụng nền kinh tế thị trường
Mặc dù,có nhiều hạn chế nhất định nhưng trong những năm thực
hiện đường nối đổi mới vừa qua,ngành thương mại nước ta đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ.Nghị quyết hội nghị lần thứ 12 Ban
chấp hành trung ương khoá VII đã khẳng định “ Ngành thương mại
cùng các ngành và địa phương đã đạt được những thành tựu bước đầu
quan trọng ở lĩnh vực lưu thông hàng hoá và dịch vụ,góp phần tạo nên
những biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và thị trường ngoài
nước”. Trong việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế cho thấy thương

mại là nghành đi đầu trong việc xoá bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường.Nhờ sự đổi mới trong hoạt động
thương mại mà việc mua – bán trên thị trường được thực hiện tự do
theo quan hệ cung cầu,giá cả được hình thànhtrên thị trường dựa trên cơ
sở quy luật giá trị,cung – cầu,sức cạnh tranh…tất cả những điều đó đã
góp phần xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang nền
kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển cung ứng các nhu
cầu cho nhân dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá
đất nước ( Xây dựng chủ nghĩa xã hội)
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thương mại cung ứng các tư
liệu sản xuất cần thiết,tạo điều kiện cho tái sản xuất tiến hànhmột cách
thuận lợi mặt khác thương mại tiêu thụ sản phẩm làm cho sản phẩm
được thực hiện. Hàng hoá được tiêu thụ nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ
tái sản xuấtvà tốc độ tái sản xuất.Thông qua nhiệm vụ hoạt động của
mình trên thị trường rộng lớn,thương mại mở con đường tiêu thụ cho
sản phẩmcông
nông nghiệp,thúc đẩy công nghiệp phát triển. Trong thời kỳ thực hiện cơ
chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp mọi sản phẩm hàng
hoá đều được nhà nước phân chia theo một cách nhất định,thương mại
chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ,hàng hoá do nhà nước định trước.Nền
kinh tế có sức ì lớn các thành phần kinh tế không được khuyến khích
phát triển,quan hệ cung cầu vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối
hơn.Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường hoạt động thương
mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần
kích thích sản xuất phát triển,cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho nhân
dân .Thương mại đã có nhiều những đóng góp tích cực trong việc ổn
8
Thương mại Việt Nam

định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,cung ứng
hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của nhân dânvề số lượng cũng như
mẫu mã và chất lượng hàng hoá với giá hợp lý và phong cách phục vụ
quần chúng một cách tốt nhất .
Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các
nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ,đổi mới
trang thiết bị và quy trình công nghệ ,ứng dụng khoa học vào quản lý để
nền sản xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn,có đủ sức cạnh tranh trên
thị trường .Đây là những tiến trình quan trọng trên con đường công
nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là một quá trình chịu sự tác động
của nhiều nhân tố trong đó thị trường và thương mại có ý nghĩa quan
trọng.Hoạt động thương mại cótác dụng phát triển thị trường trong nước
và ngoài nước thông qua xuất nhập khẩu .Hàng hoá tiêu thụ nhanh,giá
trị hàng hoá được thực hiện ,phần tích luỹ trong cơ cấu giá cả hàng hoá
được hình thành.Mặt khác bản thân thương mại cũng góp phần tích luỹ
phần tích luỹ của thương mại chính làlợi nhuận do thực hiện chức năng
lưu thông nói đúng hơn là do thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản
xuất trong lưu thông tạo ra.Như vậy hoạt
động thương mại góp phần tích luỹ vốn cho sự nghiệp ,công nghiệp hoá
,hiện đại hoá đất nước,trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn
vinh
và phát triển.
* Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và
hội nhập
Các quy luật phân công và hợp tác lao động ,về lợi thế so sánh giữa
các quốc gia,vốnlà những quy luật có liên quan đến sự hình thành và
phát
riển thương mại quốc tế.Tuy vậy trong thời kỳ nước ta luẩn quẩn trong
nền

kinh tế bao cấp,nhà nước hầu như “đóng cửa”hợp tác quốc tế bị thu hẹp
,có chăng chỉ là một doanh nghiệp của nhà nước được phép xuất nhập
khẩu. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế chính sách mở cửa ,quan hệ
hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển ,phù hợp
với xu hướng chung là hội nhập khu vực và thế giới.Nhà nước cho phép
tất cả cácloại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế được kinh
doanh xuất nhập khẩu .
Quan hệ thương mại với các nước sẽ ngày càng được củng cố vì lợi
ích từ hai phía ,thương mại sẽ đóng vai trò trực tiếpmở rộng các hoạt
động xuất nhập khẩu ,xuất khẩu tại chỗ thiết lập và mở rộng quan hệ
9
Thương mại Việt Nam
buôn bán với các nước trên thế giới ,góp phần mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại,nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên
thế giới ,góp phần tích luỹ vốn ,nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công
nghệ .Ngoài ra sẹ mở cửa quan hệ thương mại góp phần phá vỡ thế bị
bao vây cấm vận,thay đổi cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng
cao vị thế của Việt Nam.
2. Nội thương Việt Nam
2.1. Khái niệm nội thương
Nội thương, còn được gọi là thương mại nội địa, là việc trao đổi hàng
hóa nội địa trong phạm vi ranh giới của một quốc gia. Điều này có thể
được phân chia thành hai loại, bán buôn và bán lẻ . Thương mại bán
buôn là có liên quan với việc mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc đại lý
với số lượng lớn và bán chúng với số lượng nhỏ hơn cho những người
khác, những người có thể bán lẻ hoặc thậm chí người tiêu
dùng . Thương mại buôn bán được thực hiện bởi các thương nhân bán
buôn hoặc đại lý hoa hồng bán buôn.
Thương mại bán lẻ là có liên quan với việc bán hàng hóa với số lượng
nhỏ cho người tiêu dùng. Thức thương mại này được đưa về chăm sóc

bởi các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà sản xuất và bán
buôn cũng có thể thực hiện phân phối bán lẻ hàng hoá để bỏ qua các nhà
bán lẻ trung gian, nhờ đó họ kiếm được cao hơn lợi nhuận . Hoạt động
thương mại trong nước thời gian qua phát triển sôi động, khối lượng
hàng hoá lưu thông tăng lên liên tục, mặt hàng ngày càng phong phú, đa
dạng vê mẫu mă, chủng loại, đáp ứng đư ợc nhu cầu cơ bản sản xuất.
Các thủ tục : giao bán hàng tại nhà, thủ tục gói hàng,làm bao bì,quảng
cáo. Ngoài các thủ tục còn có các hình thức bán hàng mới như: cửa hàng
tự chọn, bán hàng bằng máy tự động, bán hàng qua điện thoại, máy tính,
thẻ tín dụng đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó các hình thức bán
hàng cổ điển vẫn giữ được vị thế hết sức quan trọng: tổng đại lý, bán
hàng tổng hợp , bán chịu hay bán trả góp
2.2. Tình hình nội thương ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam trong năm 2011 đã chịu những tác động không nhỏ từ
các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng nợ công ở châu Âu, sự suy thoái
của các nền kinh tế phát triển Trong nước, thời tiết tác động bất lợi
đến sản xuất, một số chi phí đầu vào cho sản xuất tăng; đặc biệt, chúng
10
Thương mại Việt Nam
ta phải thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn
lạm phát tăng cao

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng thuận
cũng như hưởng ứng tích cực của toàn dân và DN, cung cầu hàng hoá
trong nước tiếp tục giữ được sự ổn định và có chuyển biến tích cực.
a. Ổn định và phát triển
Theo Bộ Công Thương, năm vừa qua bất chấp những khó khăn và thách
thức của nền kinh tế, hàng hóa cung ứng trên thị trường ngày càng
phong phú về qui cách, chủng loại và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu dùng ngày càng đa dạng trong nước. Nhiều DN thương mại đã củng

cố và phát triển hệ thống phân phối, triển khai các loại hình bán buôn,
bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Mạng lưới chợ và loại
hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển. Thị
trường miền núi, hải đảo được bảo đảm cung cấp các mặt hàng chính
sách như sách vở, muối ăn, dầu hỏa Ngoài ra hệ thống siêu thị ngày
càng được ưu chuộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hơn
chất lượng của sản phẩm.
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu cơ bản được bảo đảm, đáp ứng
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng
“sốt hàng, sốt giá”. Tuy nhiên,do giá không ít loại hàng hóa tăng, cộng
thêm với diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh gây giảm nguồn
cung một số mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếuđã dẫn đến tăng CPI
và ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, đến đời sống nhân dân.
Theo đó, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng cả nước năm 2011 ước đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2%
so với năm 2010. Đây là mức tăng khá cao trong bối cảnh nền kinh tế
gặp khó khăn.
Đáng chú ý, trong năm 2011 hệ thống phân phối theo "chuỗi" bắt đầu
được hình thành và có xu hướng phát triển như là một tất yếu khách
quan của lý thuyết "quy mô kinh tế" trong lĩnh vực phân phối. Phương
thức nhượng quyền thương mại đang từng bước hình thành nhằm mở
rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều
doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có qui mô lớn và có trình độ tổ
chức cao.
Bên cạnh đó, công tác quản lý thị trường đã được quan tâm và chú trọng
hơn. Lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức
năng có liên quan tích cực thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát thị
trường, các đơn vị phụ trách về thị trường trong nước cùng với các sở
11
Thương mại Việt Nam

công thương đã làm tương đối tốt công tác dự báo tình hình, chủ động
nắm tình hình cung cầu, giá cả hàng hoá, đặc biệt là một số mặt hàng
thiết yếu như: gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón… kịp
thời đưa ra những giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề xảy ra trên thị
trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, góp phần ổn định thị trường.
b. Tiếp tục mở rộng
Theo Bộ Công Thương, năm 2012 bảo đảm cân đối cung cầu những mặt
hàng trọng yếu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của nhân
dân trong mọi tình huống vẫn là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Theo đó, tập trung hoàn thành quy hoạch phát triển các hệ thống phân
phối và hệ thống sản xuất các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; từng bước
phát triển hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,
cửa hàng tiện lợi), trước hết tại các thành phố và các đô thị lớn. Tiếp tục
thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam".
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường
và phân tích diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; Đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường nội địa, nhất là vùng
nông thôn, miền núi. Ứng dụng nhanh thương mại điện tử tạo ra các
kênh phân phối văn minh, hiện đại.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu,
hàng giả, kém chất lượng; tăng cường quản lý và giám sát cạnh tranh;
điều tra và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm để bảo đảm môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh
tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu
Dự kiến tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội 2012
tăng khoảng 22-23% so với năm 2011, ước đạt khoảng 2.445 nghìn tỷ
đồng./.
2.3. Nội thương qua những con số
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6

tháng đầu năm 2012 ước đạt 1141,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với
cùng kỳ năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng 6,8%,
đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.
Theo các thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 34,2%, tiếp đó là khu vực kinh tế tư
nhân và kinh tế cá thể tăng lần lượt là 26,4% và 20,4%, khu vực kinh tế
nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất, chỉ tăng 1,1%.
12
Thương mại Việt Nam
Theo ngành kinh tế, tăng cao nhất là ngành du lịch (tăng 27%);
tiếp theo là dịch vụ (22,8%); khách sạn, nhà hàng (20,6%) và cuối cùng
là thương nghiệp (19,3%).
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 6 tháng đầu năm so với
cùng kỳ giảm 2,8 điểm phần trăm (cùng kỳ năm 2011 tăng 22,6%). Thị
trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị
trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp
khó khăn, hàng hoá khó tiêu thụ, giá giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm so với tháng 12 năm 2011
chỉ tăng 2,52% đây là mức tăng khá thấp so với nhiều năm trở lại đây (6
tháng đầu năm 2005-2011 của các năm thông thường tăng từ 2,68-5,2%,
riêng năm 2008 tăng 18,44%, năm 2011 tăng 13,29%). Trong cơ cấu
CPI 6 tháng đầu năm, ngoài nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm
0,22% thì nhóm lương thực đã giảm khá sâu, giảm 4,68%. Chính sự
giảm sâu của nhóm lương thực đã giữ cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng thấp nhất trong 11 nhóm hàng (chỉ tăng 1,09%). Các nhóm
giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng sau khi tăng mạnh trong 4 tháng
đầu năm do giá xăng dầu, gas tăng cao thì sang tháng 5, 6 đã giảm liên
tục do giá các mặt hàng này giảm. Nhóm có mức tăng cao nhất là nhóm
hàng hoá dịch vụ khác tăng 6,28% do việc điều chỉnh tăng phí bảo hiểm
xã hội và một số dịch vụ khác. Các nhóm còn lại tăng từ 2,08-4,77%.

Theo nhận định của Bộ Công thương, 6 tháng còn lại của năm 2012,
thương mại nội địa có nhiều dấu hiệu khả quan hơn vì từ đây đến cuối
năm là thời điểm có nhiều dịp lễ hội diễn ra trên cả nước như, rằm
Trung Thu, Quốc khánh, chuẩn bị cho Tết dương lịch và Tết Nguyên
đán Quý tỵ… Ngoài ra, với những chính sách khuyến khích tiêu dùng
của Chính phủ, sức mua trên thị trường tăng cao hơn 6 tháng đầu năm.
Dự kiến, cả năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng
khoảng 20 – 21% so với năm 2011, cân đối cung cầu một số mặt hàng
trọng yếu 2012 vẫn đảm bảo.
3. Ngoại thương Việt Nam
3.1. Khái niệm ngoại thương
Ngoại thương là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc
gia hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một
tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ
phách), tầm quan trong kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý
đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát
13
Thương mại Việt Nam
triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận
tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên
ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý
nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Ngoài ra Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán với nước ngoài đồng thời cũng là
thách thức không ít với thị trường trong nước và đặc biệt là khi buôn bán
với nước ngoài xảy ra không ít vấn đề VD : Tình trạng bị kiện chống
phá giá. Tình trạng mất thương hiệu. Hay tình trạng sản phẩm Việt Nam
không đạt tiêu chuẩn Quốc Tế.
Ngoại thương với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh

tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành
kinh tế học quốc tế.
3.2. Những vấn đề nổi bật của hoạt đông ngoại thương
trong những năm gần đây:
a) Tăng trưởng trong khó khăn
Nhưng ngay đầu năm 2011, ngành công thương lại nhìn nhận tình hình
thương mại quốc tế sẽ không dễ dàng như trước. Hội nghị ngành này lúc
đó cho rằng, các quốc gia đang từng bước chuyển đổi cơ cấu và xu
hướng sẽ là cân bằng lại thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt
với những thị trường dung lượng lớn.
Hoa kỳ, EU, Nhật Bản, những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam đều được dự báo sẽ khó khăn hơn trong tăng trưởng. Cho nên, xuất
hiện sự hồ nghi khả năng không đạt được mức tăng trưởng kim ngạch
trên 20% trong năm trước đó.
Năm đầu tiên thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng 11, mục tiêu tăng
trưởng xuất, nhập khẩu đề ra chỉ ở mức khá khiêm tốn xuất khẩu tăng
khoảng 10% so với thực hiện năm trước. Nhưng, thực tế đã không diễn
ra như vậy.
Số liệu chốt cho tới thời điểm này được Vụ trưởng Vụ Thương mại Dịch
vụ (Tổng cục Thống kê) Lê Thị Minh Thủy thông tin với VnEconomy,
tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước tính đã vượt 96 tỷ USD, tăng
khoảng 33% so với năm 2010; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 106 tỷ
USD, tăng tương ứng khoảng 25%.
14
Thương mại Việt Nam
b) Vị thế đối tác thương mại mới
Nhìn lại trong 12 tháng qua, về cơ bản kim ngạch xuất, nhập khẩu
không có tháng nào quá đuối, trừ tháng 2 do ảnh hưởng của Tết Nguyên
đán.
Sau một chuỗi các tháng cuối năm 2010 kim ngạch xuất, nhập khẩu duy

trì ổn định ở mức 6 tỷ và 7 tỷ USD đã là khá cao so với trước, sang năm
2011, ngoại thương Việt Nam tiến thêm một bước dài. Dung lượng thị
trường xuất khẩu đã cố định được ở mức từ 7,2-9,3 tỷ USD/tháng; trong
khi nhập khẩu kéo từ mức 8,2-9,6 tỷ USD/tháng, suốt giai đoạn từ tháng
3 cho đến tận cuối năm.
Một vài biểu hiện “ngúng nguẩy” từ đối tác lớn như trường hợp gạo Việt
bị thương nhân Philippines “bắt bí”, hay dệt may đuối hơn vào cuối
năm, vàng “khuynh đảo” cả hai chiều thương mại… chưa dễ làm thay
đổi vị thế ngoại thương vẫn đang liên tục tăng trưởng và mở rộng mấy
năm gần đây.
Năm 2011 khép lại với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mức 200
tỷ USD, gấp khoảng 2 lần GDP năm trước đó. Kết quả là Việt Nam đã
“qua mặt” Philippines để giữ vị trí thứ 5 về xuất nhập khẩu trong khu
vực Đông Nam Á, chỉ còn xếp sau Singapore, Thái Lan, Indonesia và
Malaysia.
c) Nhập siêu có xu hướng giảm
Trong một cuộc họp với Bộ Công Thương gần đây, Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải khi đề cập đến con số nhập siêu giảm trong năm nay
có nói vui về một thứ trưởng, khi đó, ông Hải dùng từ “lắm chiêu” để
khen cho Bộ Công Thương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vị thứ
trưởng nọ khi đó chỉ cười, nhưng những gì mà con số nhập siêu thể hiện
đã cho thấy nỗ lực của ngành này.
Bởi lẽ, sau hai năm liền ở trạng thái thâm hụt cán cân thanh toán tổng
thể, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bị “thổi bay” nhiều tỷ USD. Tính
đến quý 1/2011, con số chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy,
dự trữ ngoại hối chỉ còn tương đương khoảng 3,5 tuần nhập khẩu. Gánh
vác việc cân bằng lại thu - chi ngoại tệ của quốc gia, Bộ Công Thương
là điểm đột phá đầu tiên.
15
Thương mại Việt Nam

Cũng giống như 2009, năm nay trạng thái ngoại thương của Việt Nam
có rất nhiều đột biến, đặc biệt là trong quý 3. Ở giai đoạn này, cán cân
thương mại biến động dữ dội giữa các mốc xuất siêu hơn 1,1 tỷ USD
trong tháng 7, sang nhập siêu trên 1,5 tỷ USD của tháng 9.
Tuy nhiên, về tổng thể, nhập siêu đã được kiểm soát tốt hơn, với con số
ước tính trong năm khoảng 9,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều năm 2010 (nhập
siêu 12,6 tỷ USD) và 2009 (12,85 tỷ USD). Tỷ lệ nhập siêu so với kim
ngạch xuất khẩu giảm xuống 10,4% trong năm nay, thay vì 17,5% trong
năm 2010.
Theo thông tin chính thức, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam
trong năm nay ước tính tăng khoảng 2,5-3 tỷ USD và dự trữ ngoại hối
cũng đã tăng lên, tương ứng bằng khoảng 7,5 tuần nhập khẩu vào quý 3
năm nay.
d) Cơ cấu xuất nhập khẩu ít thay đổi
Nhưng những lưu ý của Bộ Công Thương về các hạn chế trong cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu lâu nay, trong năm 2011 chưa được cải thiện nhiều.
Về cơ bản, Việt Nam vẫn ở tình trạng nhập lớn nguyên, nhiên liệu, nhất
là nguyên liệu gia công sản xuất các ngành như dệt may, da giày, linh
kiện điện tử thể hiện tính gia công và phụ thuộc bên ngoài của sản
xuất trong nước.
Về nhập khẩu, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ
tùng ước đạt kim ngạch 87,6 tỷ USD trong năm nay, tăng 22,5% so với
năm 2010, dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã giảm khoảng
1,7% nhưng vẫn chiếm tới 82,6% kim ngạch nhập khẩu.
Với các mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, thị trường nhập khẩu chủ
yếu vẫn là châu Á - Thái Bình Dương nên nhiều lo ngại lâu nay về xu
hướng tăng nhập khẩu công nghệ trung gian chưa được giải quyết triệt
để.
Trong khi đó, xuất khẩu tăng về tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến
nhưng chủ yếu là gia công, với tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế

biến tăng từ 59,6% trong năm 2010 lên 60,2%. Nhóm hàng nhiên liệu
khoáng sản cũng tăng nhẹ tỷ trọng từ 11,2% lên 11,7%. Riêng nhóm
16
Thương mại Việt Nam
hàng nông, lâm, thủy sản giảm từ 21,2% xuống 20,3%.
e) Tăng giá xuất nhập khẩu: Công và “tội”
Đóng góp vào mức tăng mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay, yếu
tố giá thể hiện ở tất cả các mặt hàng có tính được về lượng.
Ngoài gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than được hưởng lợi nhờ giá thị
trường thế giới tăng mạnh, một số mặt hàng khác là do hàm lượng chế
biến trong sản phẩm xuất khẩu được nâng lên như thủy sản, hàng dệt
may, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây và cáp điện
Trong khoảng 24 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn năm ngoái,
đóng góp của nhân tố tăng giá chiếm 7,2 tỷ USD, trong đó nhóm nông
sản, thủy sản tăng thêm được khoảng 3,3 tỷ USD, nhóm nhiên liệu
khoáng sản khoảng 2,8 tỷ USD, nhóm công nghiệp chế biến khoảng 1,1
tỷ USD.
Tuy nhiên, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng rất mạnh, ảnh
hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh trong nước.
f) Điều chỉnh lớn với đối tác
Trong dòng chảy chung của tăng trưởng xuất nhập khẩu năm nay, đã
xuất hiện hai xu hướng tích cực được điều chỉnh về phía các đối tác
thương mại của Việt Nam rất đáng ghi nhận trong năm nay. Thứ nhất là
việc tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường mới ở khu vực châu Phi.
Thứ hai là cân bằng hơn đối với các đối tác thương mại chính.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu vào châu Phi của Việt Nam mới ở
mức khoảng 3,1 tỷ USD trong năm nay, nhưng tốc độ tăng trưởng đã lên
tới 131%, riêng Nam Phi tăng 250%. New Zealand cũng nằm trong số
các thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam, có mức tăng trưởng kim
ngạch khá cao tới 29%.

Trong khi đó, tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta đều ghi nhận
mức tăng trưởng kim ngạch cao hơn bình quân chung. Các ví dụ điển
hình là xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng tới 64% trong khi nhập khẩu tăng
34%; sang Trung Quốc tăng 58% trong khi chiều ngược lại tăng 21%;
Nhật Bản tăng 37% và 14%; EU là 48% và 18%
17
Thương mại Việt Nam
g) Lại biến động do vàng
Hai động thái ngược chiều của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay: để
cho doanh nghiệp “thả phanh” xuất vàng, và nhanh chóng cấp quota
nhập khẩu, đã tạo nên hình thái biến động rất lớn cho một giai đoạn giá
vàng “điên đảo” cán cân thương mại.
Đột biến xuất siêu lớn đến xuất siêu hơn 1,1 tỷ USD trong tháng 7, rồi
nhanh chóng trở lại nhập siêu tới trên 1,5 tỷ USD trong tháng 9, dòng
ngoại tệ vào ra lớn gắn với dấu hỏi về “chảy máu” vàng trong năm nay.
Ở thị trường trong nước, giá vàng có điều chỉnh rất lớn, chỉ số giá vàng
bình quân trong năm nay tăng 39% so với năm 2010. Trên thị trường,
nhiều thời điểm giá mua vào và bán ra chênh lệch tới 4-5 triệu
đồng/lượng là điều kiện để kim loại quý này xuất ngoại, hoặc nhập vào
trong nước, tạo kênh kinh doanh siêu lợi nhuận cho giới đầu cơ.
Tính đến cuối tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu trên 2,6 tỷ USD kim
ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm, trong khi nhập khẩu
tương ứng gần 2,2 tỷ USD.
h) Năm của nhiều chính sách kiểm soát nhập siêu
Ngày 9/2, Tổng cục Hải quan đã ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách
hàng” với những cam kết trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tính
chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải
quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, trong một năm mà nhiệm vụ kiểm soát nhập siêu đặt trên vai
“người gác cửa” của thị trường Việt Nam này, nhiều chính sách vẫn

hướng vào việc khuyến khích xuất khẩu và giảm nhập khẩu.
Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan đã bổ sung 7 nhóm hàng vào danh mục
quản lý rủi ro cần kiểm tra về giá tính thuế và sửa đổi, bổ sung mức giá
mặt hàng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy. Còn kể từ ngày 1/6, các mặt hàng
rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động (trừ hành lý mang theo người của
khách nhập cảnh) chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại ba
cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM.
18
Thương mại Việt Nam
Trong khi đó, ngày 19/7, Tổng cục Hải quan công nhận 9 doanh nghiệp
được ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan, thuốc các lĩnh vực
xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu gạo, xuất khẩu cà phê và kinh doanh dầu
khí…
Kết quả về cuối năm là kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần hạn
chế (hàng tiêu dùng, ô tô từ 9 chỗ trở xuống, xe máy) tăng 2,5%, thấp
hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung 25%. Tỷ trọng của nhóm này
trong kim ngạch nhập khẩu cũng giảm khoảng 1 điểm phần trăm, xuống
mức 5,8%.
i) Ngoại thương tác động mạnh đến thị trường ngoại hối
Như đã nói ở phần đầu, nhập siêu trên 12,6 tỷ USD trong năm 2010, với
3 tháng cuối cùng liên tục vượt 1 tỷ USD đã tạo sức ép lớn đến thị
trường ngoại hối. Chênh lệch quá lớn giữa thị trường chính thức và chợ
đen, dự trữ ngoại hối thâm thủng nặng nề, đã buộc Ngân hàng Nhà nước
phải phá giá đồng nội tệ.
Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng giá USD/VND tới
9,3%, mức lớn nhất trong ghi nhận mấy năm gần đây, cùng với đó là thu
hẹp biên độ xuống mức +/-1%.
Nhưng “điềm báo” đầu năm ấy đã không thể hiện xu hướng cho cả một
năm. Dù vẫn có nhiều thời điểm thăng trầm, nhưng về cơ bản, thị trường
ngoại hối tương đối ổn định trong năm nay. Chỉ số giá USD bình quân

chỉ tăng 8,47%, mức tăng của tháng 12/2011 so với cùng kỳ năm trước
lại chỉ có 2,24%.
Tác động ngược lại đến hoạt động ngoại quan, ước tính nguyên nhân
điều chỉnh tỷ giá đã làm cho thu hải quan năm nay tăng khoảng 5 nghìn
tỷ đồng.
j) Điện thoại di động tạo đột biến
Vào tháng 6 năm nay, biểu thống kê tình hình xuất nhập khẩu của Tổng
cục Hải quan xuất hiện thêm 4 nhóm hàng xuất khẩu và 5 nhóm hàng
nhập khẩu. Trong số những “anh hào” mới gia nhập do chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu, nổi lên là điện thoại di
động.
19
Thương mại Việt Nam
Tháng đầu “trình làng”, nhóm điện thoại các loại và linh kiện mới đạt
kim ngạch 405 triệu USD. Nhưng sau khi Samsung đưa dây chuyền sản
xuất điện thoại di động thứ hai vào hoạt động tháng 9/2011, ngay tháng
kế tiếp, nhóm hàng này đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong thống kê hải
quan.
Đến cuối năm nay, ước tính mặt hàng điện thoại di động sẽ đạt kim
ngạch xuất khẩu 7,5 tỷ USD, tăng trưởng 257% so với năm ngoái và
vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu, chỉ sau mặt hàng dệt may. Nhóm
hàng này cũng duy trì mức xuất siêu rất lớn, ước tính khoảng 4 tỷ USD
trong năm nay.
3.3.Đánh giá chung về cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam đầu năm
2012 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày
01/8 đến ngày 15/8/2012
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng
kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1
tháng 8 (từ 01/8 đến 15/8) đạt 9,19 tỷ USD, giảm 16,1% so với kết
quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2012.

Với kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 8/2012 đã đưa tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2012
đạt 136,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất
khẩu đạt 68,25 tỷ USD, tăng 19,5% và nhập khẩu là 68,35 tỷ USD, tăng
8,3%.
Biểu đồ 1: Diễn biến tình hình xuất khẩu, nhập khẩu theo kỳ từ
ngày 01/01 đến ngày 15/8/2012
20
Thương mại Việt Nam
Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 thâm hụt
171 triệu USD. Như vậy, tính đến hết ngày 15/8/2012 nhập siêu của cả
nước là 95 triệu USD, bằng 0,1% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn rất
nhiều so với con số 6,02 tỷ USD nhập siêu cùng kỳ năm trước.
Về xuất khẩu:
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng
8/2012 đạt 4,51 tỷ USD, giảm 20,1% so với 15 ngày cuối tháng 7/2012.
Trong nửa đầu tháng 8/2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm
1,13 tỷ USD so với 15 ngày cuối tháng 7/2012, trong đó giảm mạnh
nhất là các nhóm hàng: dầu thô giảm 177 triệu USD; phương tiện vận tải
& phụ tùng giảm 104 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện giảm 91
triệu USD; hàng dệt may giảm 84 triệu USD; gạo giảm 81,6 triệu USD;
giày dép giảm 62,3 triệu USD;…
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất từ ngày
01/01/2012-15/8/2012 và so với cùng kỳ năm 2011
Đơn vị tính: Kim ngạch: Triệu USD, Tốc độ tăng:%
21
Thương mại Việt Nam
Stt Tên hàng
Kim ngạch
từ 01/1-

15/8/2012
So với cùng kỳ năm
2011
Kim
ngạch
tăng
Tốc độ
tăng
Tổng kim ngạch 68.252 11.153 19,5
Trong đó: Doanh nghiệp FDI 37.446 11.104 42,2
1 Hàng dệt, may 8.972 737 8,9
2 Điện thoại các loại và linh kiện 6.782 3.901 135,4
3 Dầu thô 5.004 361 7,8
4 Giày dép 4.435 548 14,1
5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện 4.405 2.023 84,9
6 Thủy sản 3.646 205 6,0
7
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
khác 3.421 1.180 52,6
8 Phương tiện vận tải & phụ tùng 2.821 1.471 109,0
9 Cà phê 2.586 490 23,4
10 Gỗ & sản phẩm gỗ 2.773 498 21,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt gần 2,65 tỷ USD, giảm 17,6%
so với 15 ngày cuối tháng 7/2012, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của
khối FDI từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2012 lên gần 37,45 tỷ USD,
22

Thương mại Việt Nam
tăng 42,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 54,9% tổng trị giá xuất
khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu:
Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2012
đạt 4,68 tỷ USD, giảm 11,8% so với 15 ngày cuối tháng 7/2012.
Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 8/2012 giảm 623 triệu USD so
với nửa cuối tháng 7/2012; trong đó, xăng dầu giảm 102 triệu USD; máy
vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 93 triệu USD; thức ăn gia súc
& nguyên liệu giảm 78,6 triệu USD; vải giảm 64,7 triệu USD; …
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất từ ngày
01/01/2012-15/8/2012 và so với cùng kỳ năm 2011
Đơn vị tính: Kim ngạch: Triệu USD, Tốc độ tăng:%
Stt Tên hàng
Kim ngạch
từ 01/1-
15/8/2012
So với cùng kỳ năm
2011
Kim
ngạch
tăng
Tốc độ
tăng
Tổng kim ngạch 68.347 5.227 8,3
Trong đó: Doanh nghiệp FDI 35.849 7.498 26,4
1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác 10.046 859 9,4
2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện 7.457 3.547 90,7
3 Xăng dầu 5.844 -451 -7,2
4 Vải các loại 4.223 13 0,3
5 Sắt thép các loại: 3.796 -134 -3,4
6 Chất dẻo nguyên liệu 2.905 27 0,9
23
Thương mại Việt Nam
7 Điện thoại các loại & linh kiện 2.727 1.474 117,7
8 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 1.888 36 2,0
9 Hóa chất 1.756 114 7,0
10 Kim loại thường khác 1.557 -161 -9,4
Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN từ năm 1995.
Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh
vực quan trọng, trong đó phải kể đến tình hình thương mại giữa Việt
Nam và ASEAN ngày càng phát triển.
Theo thống kê của WTO, năm 2011, vị trí ngoại thương hàng hoá
của Việt Nam được nâng lên 2 bậc, đứng thứ 36 trên thế giới, trong đó
xuất khẩu ở vị trí 41 và nhập khẩu là 33. Trong Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 5, nhưng tốc độ
tăng xuất khẩu của Việt Nam (34,2%) cao hơn nhiều so với mức tăng
xuất khẩu chung của cả khối (khoảng 18%)

24
Thương mại Việt Nam
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường ASEAN 6 tháng năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 3: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị

trường ASEAN 6 tháng năm 2012
25

×