Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thay đổi kiến thức thái độ phòng bệnh viêm gan b của người dân xã trung nguyên huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.05 KB, 5 trang )

/>6. Doggett David L và các cộng sự. (2001),
"Prevention of pneumonia in elderly stroke patients by
systematic diagnosis and treatment of dysphagia: an
evidence-based comprehensive analysis of the literature",
Dysphagia. 16(4), tr. 279-295.
7. Groher Michael E và Crary Michael A (2015),
Dysphagia: clinical management in adults and children,
Elsevier Health Sciences.

8. Harper John P (2007), "Emergency nurses'
knowledge of evidence-based ischemic stroke care: a
pilot study", Journal of emergency nursing. 33(3), tr. 202207.
9. Ilott Irene và các cộng sự. (2014), "Evaluating a
novel approach to enhancing dysphagia management:
workplace-based, blended e-learning", Journal of clinical
nursing. 23(9-10), tr. 1354-1364.
10. Langdon Claire và Blacker David (2010),
"Dysphagia in stroke: a new solution", Stroke research
and treatment. 2010.

THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B CỦA NGƯỜI DÂN
XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC
VŨ ĐÌNH SƠN1, LÊ THANH TÙNG2
Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
2
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
1

TĨM TẮT
Nâng cao nhận thức của người dân thơng qua giáo


dục sức khỏe có vai trị quan trọng trong phịng bệnh
viêm gan B (VGB). Nghiên cứu can thiệp giáo dục
được thực hiện với mục đích thay đổi kiến thức, thái độ
của người dân về phòng bệnh VGB, nghiên cứu được
tiến hành trên 198 người dân từ 18 tuổi trở lên tại xã
Trung nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết
quả chỉ ra rằng, điểm trung bình (ĐTB) kiến thức tăng
có ý nghĩa thống kê đạt28,10 ± 3,14 điểm/33 điểm tối
đa ngay sau can thiệp và cịn duy trì khá cao sau can
thiệp 3 tháng với 23,45 ± 3,40 điểm so với 16,88 ± 4,79
điểm ở trước can thiệp (p<0,05). Ngay sau can thiệp tỷ
lệ người dân có kiến thức đạt cũng tăng lên rõ rệt với
91,4% và cịn duy trì ở mức 63,6% sau can thiệp 3
tháng so với 16,7% trước can thiệp (p<0,01). ĐTB thái
độ cũng tăng có ý nghĩa thống kê đạt 10,75 ± 1,85
điểm/16 điểm tối đa ở thời điểm trước can thiệp tăng
lên 14,27 ± 1,75 điểm ngay sau can thiệp và còn 12,61
± 2,05 sau 3 tháng can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ thái độ
đúng đạt 92,4%ngay sau can thiệp và còn 76,3% sau
can thiệp 3 tháng so với 47,5% ở thời điểm trước can
thiệp (p<0,01). Như vậy, can thiệp giáo dục đã cải
thiện đáng kể kiến thức, thái độ của người dân về
phòng bệnh VGB. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò
quan trọng của tư vấn truyền thông - giáo dục sức
khỏe và sự cần thiết phải nhân rộng chương trình can
thiệp giáo dục sức khỏe này ra cộng đồng và thực hiện
thường quy để duy trì kiến thức, thái độ đúng về phịng
bệnh VGB.
Từ khóa: Bệnh viêm gan B, kiến thức, thái độ,
phịng bệnh.

Chịu trách nhiệm: Vũ Đình Sơn
Email:
Ngày nhận: 05/7/2018
Ngày phản biện: 24/7/2018
Ngày duyệt bài: 09/8/2018
Ngày xuất bản: 30/8/2018

104

SUMMARY
CHANGE THE KNOWLEDGE AND ATTITUDE TO
PREVENT HEPATITIS B OF PEOPLE IN TRUNG
NGUYEN COMMUNE, YEN LAC DISTRICT, VINH
PHUC PROVINCE IN 2018
Raising awareness through education is important
in the prevention of hepatitis B. The intervention study
was conducted with the aim of changing people's
knowledge and attitudes towards VGB prevention. The
research was conducted on 198 people aged 18 and
over in Trung Nguyen commune, Yen Lac district, Vinh
Phuc Province. Results showed that the average score
of knowledge increased and statistically significant at
28.10 ± 3.14 points/33 points after the intervention and
remained high after 3 months of intervention with 23,
45 ± 3.40 points compared with 16.88 ± 4.79 points
before intervention (p <0.05). Immediately after health
education, the percentage of people with knowledge
has increased significantly with 91.4% and remained at
63.6% after 3 months of intervention compared to
16.7% before intervention (p <0.01). The average

score of attitudes is also increasing and statistically
significant. The average score was 10.75 ± 1.85
points/16 points at the time of before intervention and
increased to 14.27 ± 1.75 immediately after
intervention and 12.61 ± 2.05 after 3 months of
intervention (p<0.05). The rate of right attitudes is
92.4% immediately after intervention and 76.3% after 3
months intervention compared to 47.5% at the time
before intervention (p<0.01). Thus, educational
intervention has significantly improved knowledge and
attitudes of people about VGB disease. Results of the
study show the important role of health education and
it is necessary to replicate community health education
interventions and regularly implement them to maintain
knowledge and attitudes about VGB prevention.
Keywords: Hepatitis B, knowledge, attitudes,
prevention.

y häc thùc hµnh (1076) - sè 8/2018


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm gan B (VGB) là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có
khả năng lây nhiễm rất cao [3]. Trên thế giới ước tính
có khoảng 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính,
khoảng 240 triệu người đang mắc viêm gan B mạn,
1/4 số người mắc VGB mạn sẽ tử vong do ung thư
gan hoặc suy gan nếu không được theo dõi và khám
định kỳ [10]. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành

cao của bệnh viêm gan do HBV và chịu hậu quả nặng
nề do nhiễm HBV gây nên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, trong cộng đồng cứ khoảng 8 người sẽ có 1
người mắc VGB và tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh
mạn tính về gan, ung thư gan đã được xác định có liên
quan chặt chẽ đến tỷ lệ HBsAg (+), khoảng 40% các
trường hợp tử vong do ung thư gan có liên quan đến
VGB. Tỷ lệ người mang HBsAg (+) từ 10 - 20%, một
số khu vực nơng thơn tỷ lệ này có thể lên đến 25%. Do
vậy, bệnh VGB đã và đang là vấn đề y tế nghiêm trọng
có tính chất tồn cầu. Bệnh nghiêm trọng ngồi tính
chất lây nhiễm cao trong cộng đồng, bệnh cịn để lại
những biến chứng và hậu quả nặng nề. Đến nay, bệnh
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cơng tác phòng
bệnh rất cần được quan tâm, chú trọng [8].
Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do vi rút viêm
gan (VRVG) ngày càng trở nên nặng nề. Năm 2012,
Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành khung chương trình
hành động tồn cầu về phịng chống vi rút viêm gan
(VRVG) với tầm nhìn khơng cịn lây truyền viêm gan vi
rút trên thế giới và tất cả người bệnh đều được tiếp
cận về chăm sóc điều trị an tồn và hiệu quả. Đến
năm 2015, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh
viêm gan trong đó có VGB, Bộ Y tế đã ban hành Kế
hoạch phòng chống bệnh VGVR giai đoạn 2015 - 2019
để định hướng các hoạt động phòng chống VGVR của
các đơn vị, địa phương trên toàn quốc [1].
Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh
Phúc. Qua báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh
Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2017 có 30,7% người

bệnh mắc viêm gan B cư trú tại huyện Yên Lạc vào
điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện trong tỉnh
Vĩnh Phúc, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các huyện,
thành phố của tỉnh. Trong đó người dân mắc bệnh
VGB của xã Trung Nguyên chiếm 10,9% tổng số
người bệnh VGB của huyện này vào điều trị. Do đó,
cơng tác phịng bệnh VGB tại xã cần được quan tâm
chú trọng.
Hiện nay, để phịng tránh được bệnh VGB đã có
nhiều biện pháp như tiêm phịng vắc xin, quan hệ tình
dục an tồn, truyền máu an tồn, khơng dùng bơm kim
tiêm chung, khơng dùng các vật dụng cụ chung. Tuy
vậy, các biện pháp trên sẽ khơng hiệu quả nếu người
dân khơng có nhận thức đúng về phịng chống bệnh.
Vì vậy cơng tác phịng bệnh muốn đạt hiệu quả và bền
vững thì việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông - giáo
dục sức khoẻ là hết sức quan trọng [4]. Để đánh giá
nhận thức của người dân về phòng bệnh viêm gan B
đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện truyền thơng - giáo
dục sức khỏe góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả
phịng bệnh, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu “Thay
đổi nhận thức về phòng bệnh VGB của người dân xã

y häc thùc hµnh (1076) - sè 8/2018

Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm
2018” với hai mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả nhận thức về phòng bệnh VGB của người
dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2018.

2. Đánh giá sự thay đổi nhận thức về phòng bệnh
VGB của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 sau can thiệp giáo dục sức
khỏe.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Ở nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)
là người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Người dân được chọn làm đối tượng nghiên cứu
có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Người dân cư trú ổn định và thường xuyên từ 01
năm trở lên tại xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc.
- Người dân tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Người dân khơng có rối loạn nhận thức.
- Người dân có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng
tiếng Việt.
- Người dân đồng ý tham gia nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người dân không tham gia giáo dục sức khỏe.
- Người dân không tham gia đủ cả 3 lần đánh giá.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2018 đến
tháng 6 năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Trung Nguyên,
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp trên
một nhóm đối tượng có đánh giá trước và sau can

thiệp.
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:
n = Z2(α,β)

p1(1-p1) + p2(1-p2)
(p1-p2)2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
p1: Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về phòng
bệnh viêm gan B. Theo nghiên cứu của Trịnh Văn
Nghinh (2009), tỷ lệ người dân có kiến thức đúng
phịng bệnh VGB là 22,9% [6].Do đó lấy p1 = 0,2.
p2: Tỷ lệ người dân nhận thức đúng về phòng bệnh
viêm gan B ngay sau can thiệp. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Viết Lộc, tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về
phịng bệnh VGB là 47,78% [4]. Do đó lấy p2=0,5.
α: Mức ý nghĩa thống kê; α = 0,1, ứng với độ tin
cậy 90%.
β: Mức sai lầm loại 2 cho phép, β được chọn là 0,2.
Z: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α, β
được chọn là 6.15.
Áp dụng cơng thức ta tính được n = 172. Thực tế
nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu là 198.
4.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu
nhiên tại thực địa.

105



5. Phương pháp nghiên cứu
Can thiệp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người
dân tại hộ gia đình với nội dung giáo dục sức khỏe
được xây dựng dựa trên tài liệu về tiêm vắc xin phòng
bệnh VGB thuộc Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia
[3] và Cẩm nang cho cán bộ y tế về VGB của Trung
tâm Gan Á châu - Đại học Stanford [10].
6. Phân tích số liệu
Sử dụng phần mền SPSS 16.0 để phân tích số
liệu. Thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu sẽ
được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả
bao gồm tần xuất, tỷ lệ. Sử dụng Mcnemar-test để
đánh giá sự khác biệt về mức độ kiến thức, thái độ
trước và sau can thiệp. Sử dụng Paired - Samples Ttest để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình
kiến thức, thái độ trước và sau can thiệp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Trong tổng số 198 người dân đã tham gia vào
nghiên cứu, nam giới chiếm 67,7%, nữ giới chiếm
32,3%. Đối tượng nhiên cứu (ĐTNC) có độ tuổi từ 18 73 tuổi với tuổi trung bình là 40,84 ± 14,04 tuổi. Trình
độ học vấn gồm: THCS chiếm 52,5%, PTTH đạt
22,2%, cao đẳng và đại học đạt10,7%, tiểu học đạt
10,1%, trung cấp đạt 4,5%. Nghề nghiệp: Làm ruộng
58,1%,công nhân 17,2%, buôn bán và dịch vụ 12,6%,
nghề nghiệp khác 5,6%, công chức và viên chức
4,0%, thợ thủ cơng 2,5%. Tình trạng hơn nhân: Đã kết
hơn 92,4%, chưa kết hôn 7,1%, người dân ly hôn
0,5%. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh VGB: Ti vi

90,9%; đài phát thanh, truyền thanh 40,4%; cán bộ y tế
31,8%; sách, báo 12,1%; tờ rơi 10,1%; các cuộc họp
cộng đồng 5,1%; panô, áp phích 3,5%; nguồn khác
14,1%.
2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ
phòng bệnh VGB của đối tượng tham gia nghiên
cứu
2.1. Thực trạng kiến thức về phòng bệnh viêm
gan B của người dân trước can thiệp và sau can
thệp (n=198)
Kiến thức về phòng bệnh viêm gan B của người
dân theo từng nội dung: Kết quả cho thấy trước can
thiệp người dân có kiến thức đạt ở các nội dung đa
phần chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 10,1% đến 67,7%;
trong đó người dân có kiến thức đạt về tiêm chủng vắc
xin có tỷ lệ cao nhất đạt 67,7%, có kiến thức về đặc
điểm của bệnh viêm gan B thấp nhất là 10,1%. Ngay
sau can thiệp người dân có kiến thức đạt ở các nội
dung tăng lên khá cao giao động từ 69,2% đến 98%.
Sau 03 tháng can thiệp kiến thức đạt trong các nội
dung đều giảm xuống, tỷ lệ dao động từ 32,4% đến
91,9%. Có sự thay đổi kiến thức phịng bệnh VGB ở
các nội dung và đều có ý nghĩa thống kê với các giá trị
p < 0,01.
Bảng 1: Phân loại kiến thức chung về phòng bệnh
VGB trước và sau can thiệp (n = 198)
Kiến thức

Kết quả đạt
T1

T2
T3
n %
n
%
n
%
Kiến thức phòng bệnh VGB 33 16,7 181 91,4 126 63,6
p(2-1), p(2-3), p(3-1) < 0,01

106

Kết quả trong bảng 1 cho thấy trước can thiệp (T1)
người dân có kiến thức chung đạt chiếm 16,7%; ngay
sau can thiệp (T2) đạt 91,4% và còn 63,6% ở thời
điểm sau can thiệp 3 tháng (T3). Có sự thay đổi mức
độ kiến thức ở các thời điểm và có ý nghĩa thống kê
với các giá trị p< 0,01.
Bảng 2: Kết quả chung kiến thức dựa trên ĐTB
trước và sau can thiệp (n=198)
Điểm
đánh giá
Kiến thức
chung
phòng
bệnh VGB

Thời
điểm
T1


Min

Max

± SD Paired T- test

7

26

T2

20

33

T3

11

30

16,88 ± p(2-1) < 0,05
4,79
28,10 ± p(2-3) < 0,05
3,14
23,45 ± p(3-1) < 0,05
3,40


Kết quả trong bảng 3 cho thấy trước can thiệp giáo
dục, kiến thức chung của người dân tham gia nghiên
cứu còn hạn chế với ĐTB đạt 16,88 ± 4,79 điểm trên
tổng điểm 33 điểm. Sau can thiệp ĐTB đạt 28,10 ±
3,21 điểm và còn 23,45 ± 3,4 điểm ở thời điểm T3. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giá trị p < 0,05.
2.1. Thực trạng thái độ về phòng bệnh VGB
trước và sau can thệp (n=198)
Thái độ phòng bệnh viêm gan B theo từng quan
điểm: Kết quả cho thấy trước can thiệp người dân có
thái độ đúng ở các quan điểm: Khơng nên khuyến
khích người nhà đi xét nghiệm khi mắc VGB, nên làm
xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị VGB; nên đến
thầy thuốc điều trị bệnh; tiêm vắc xin VGB có hiệu quả
cao trong phòng bệnh chiếm tỷ lệ khá cao giao động
từ 75,3% đến 87,9%; ở thời điểm T2 tỷ lệ tăng lên rất
cao dao động từ 93,9% đến 99,5; còn ở mức cao từ
89,4% đến 94,9% ở thời điểm T3. Những quan điểm
cịn lại tỷ lệ người dân có thái độ đúng ở thời điểm T1
còn thấp dao động từ 30,8% đến 46,5%; tăng lên khá
cao ở thời điểm T2 có tỷ lệ giao động từ 76,3% đến
84,3%; tỷ lệ còn từ 60,1% đến 71,2% ở thời điểm T3.
Bảng 3: Phân loại thái độ chung về phòng bệnh
VGB trước và sau can thiệp (n = 198)
Thái độ

Thời
điểm

Thái độ phòng

bệnh VGB

T1
T2
T3

Phân loại
đúng
n
%
94
47,5
183 92,4
151 76,3

Giá trị
Mcnemar-test
p(2-1) < 0,01
p(2-3) < 0,01
p(3-1) < 0,01

Kết quả trong bảng 5 cho thấy ở thời điểm T1
người dân có thái độ chung đúng chiếm 47,5%; tỷ lệ
này tăng lên rõ rệt đạt 92,4% ở thời điểm T2; và cịn
76,3% ở thời điểm T3. Có sự thay đổi mức độ thái độ
chung đúng ở các thời điểm và có ý nghĩa thống kê với
các giá trị p< 0,01.
Bảng 6: Kết quả thái độ chung dựa trên điểm trung
bình trước và sau can thiệp
Kiến thức

Thái độ chung
phịng bệnh VGB

Thời
điểm
T1

Min Max
6

16

T2

8

16

T3

6

16

Mean ±
SD
10,75 ±
1,85
14,27 ±
1,75

12,61 ±
2,05

Paired ttest
p(2-1)
< 0,05
p(2-3)
< 0,05
p(3-1)
< 0,05

y häc thùc hµnh (1076) - sè 8/2018


Kết quả trong bảng 6 cho thấy trước can thiệp giáo
dục, thái độ chung của người dân tham gia nghiên cứu
cịn hạn chế với điểm trung bình đạt 10,75 ± 1,85 điểm
trên tổng điểm 16 điểm. Sau can thiệp, có sự cải thiện
rõ rệt với điểm trung bình đạt 14,27 ± 1,75 điểm và cịn
duy trì ở mức khá cao 12,61 ± 2,05 điểm ở thời điểm
T3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giá trị
p<0,05.
BÀN LUẬN
1. Thực trạng kiến thức về phòng bệnh VGB
của người dân trước can thiệp và những thay đổi
sau can thiệp
Nghiên cứu cho thấy trước can thiệp người dân có
kiến thức đạt ở các nội dung đa phần chiếm tỷ lệ thấp,
cụ thể: đặc điểm bệnh, nguồn mang mầm bệnh, hậu
quả của bệnh đạt thấp hơn nhiều so với nghiên cứu

của Trần Thị Tây Nguyên năm 2015 (10,1%, 40,9% và
13,6% so với 72,1%, 50% và 44,7%) [8]; đường lây
của bệnh đạt 54% tương tự kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Minh Ngọc và Bùi Hữu Hoàng năm 2011
(58,5%) [7]; biểu hiện, điều trị bệnh tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị
Kim Yến năm 2010 (23,2% và 58,1% so với 24,1% và
69%) [2]; phòng bệnh đạt 30,3% tương tự nghiên cứu
của Ngô Mạnh Quân và cộng sự năm 2014 (27,7%)
[9]; tiêm chủng vắc xin HBV đạt 67,7%. Các chỉ số này
có sự thay đổi đáng kể ngay sau can thiệp với tỷ lệ lần
lượt là 69,2; 92,9%; 68,7; 97,5%; 90,9%; 98%; 84,8%
và 97,5%. Sau can thiệp 3 tháng các chỉ số có giảm
với tỷ lệ lần lượt là 32,3%; 75,8%; 43,4%;
83,3%,65,7%; 90,4%; 64,6% và 91,9%. Sự thay đổi
kiến thức ở mỗi nội dung đều có ý nghĩa thống kê với
các giá trị p < 0,01.
Người dân có kiến thức chung đạt về phòng bệnh
VGB sau can thiệp tăng rõ rệt so với trước can thiệp;
trước can thiệp chỉ đạt 16,7% thấp hơn nghiên cứu
của Trịnh Văn Nghinh năm 2009 (22,1%) [6], Lý văn
Xuân năm 2009 (29,22%) [12], Trần Ngọc Dung và
Huỳnh Thị Kim Yến năm 2010 (52,5%) [2], nhưng
ngay sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên rõ rệt là 91,4%
(tăng 74,7%); ở thời điểm sau can thiệp 3 tháng khơng
cịn cao như ở thời điểm T2 nhưng vẫn còn 63,6%, tỷ
lệ này cao hơn so với trong kết quả nghiên cứu của
Ngô Viết Lộc và cộng sự (2006-2007) có tỷ lệ là
47,78% ở thời điểm sau can thiệp 18 tháng [5]. Sự
khác biệt tỷ lệ người dân có kiến thức chung đạt về

phịng bệnh VGB giữa các thời điểm có ý nghĩa thống
kê với các giá trị p < 0,01. Mặt khác, ĐTB kiến thức
chung đạt được ở thời điểm T2 đạt đến 28,1 ± 3,14/33
điểm tối đa và cịn duy trì ở mức khá cao 23,45 ± 3,4
điểm ở thời điểm T3, so với 16,88 ± 4,79 điểm ở thời
điểm T1. Sự khác biệt về điểm số cũng có ý nghĩa
thống kê với các giá trị p < 0,05. Với kết quả tăng về tỷ
lệ và ĐTB về kiến thức chung sau can thiệp đã khẳng
định hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức
khỏe mà chúng tôi đã triển khai.
2. Thực trạng thái độ về phòng bệnh VGB của
người dân trước can thiệp và những thay đổi sau
can thiệp

y häc thùc hµnh (1076) - sè 8/2018

Kết quả nghiên cứu cho thấy trước can thiệp người
dân có thái độ đúng ở các quan điểm: Khơng nên
khuyến khích người nhà đi xét nghiệm khi mắc VGB,
nên làm xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị VGB,
nên đến thầy thuốc điều trị bệnh, tiêm vắc xin VGB có
hiệu quả cao trong phịng bệnh chiếm tỷ lệ khá cao lần
lượt là 75,3%; 86,9%; 87,4% và 87,9% trong khi
nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim
Yến năm 2010 ở các quan điểm này cũng có tỷ lệ rất
cao lần lượt là 98,8%; 92,9%; 97%; 96,6% [2]. Tỷ lệ
thái độ đạt trong nghiên cứu của chúng tôi đã tăng lên
rất cao ở thời điểm T2 với tỷ lệ lần lượt 93,9%; 99,5%;
98% và 98,5%; tỷ lệ này có giảm ở thời điểm T3
nhưng ở mức khá cao cụ thể 89,4%; 93,4%; 93,9% và

94,9%. Những quan điểm còn lại tỷ lệ người dân có
thái độ đúng ở thời điểm T1 còn thấp dao động từ
30,8% đến 46,5%; tăng lên khá cao ở thời điểm T2
với tỷ lệ giao động từ 76,3% đến 84,3%; tỷ lệ còn từ
60,1% đến 71,2% ở thời điểm T3. Như vậy đã có sự
cải thiện rõ rệt thái độ ở từng quan điểm.
Kết quả trong bảng 3.5 cho thấy có sự tăng rõ rệt tỷ
lệ người dân có thái độ chung đạt về phịng bệnh VGB
so với trước can thiệp. Trước can thiệp thái độ chung
đúng về phòng bệnh VGB của người dân ở mức
47,5% gần tương đồng với nghiên cứu của Ngô Mạnh
Quân và cộng sự năm 2015 (41,2%) [9] và cao hơn
của Lý Văn Xuân năm 2009 (38,34%) [12] . Ngay sau
can thiệp, người dân có thái độ chung đúng đã tăng
lên rất cao là 92,4% (tăng 44,9%). Ở thời điểm T3, cịn
duy trì khá cao ở mức 76,3%. Sự khác biệt tỷ lệ người
dân có thái độ chung đạt về phịng bệnh VGB giữa các
thời điểm có ý nghĩa thống kê với các giá trị p < 0,01.
Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của chúng tơi cịn
cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa ĐTB thái độ chung
của các người dân đạt được ở các thời điểm. ĐTB thái
độ chung đạt được ngay sau can thiệp là rất cao với
14,27 ± 1,75/16 điểm và cịn duy trì ở mức khá cao là
12,61 ± 2,05 điểm (T3), trong khi trước can thiệp chỉ
đạt 10,75 ± 1,85 điểm. Kết quả cũng cho thấy có sự
khác biệt ĐTB giữa các thời điểm và có ý nghĩa thống
kê với các giá trị p < 0,05. Qua sự thay đổi tỷ lệ và
ĐTB thái độ sau can thiệp một lần nữa khẳng định
hiệu quả của hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe mà
chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu.

KẾT LUẬN
Trước can thiệp giáo dục kiến thức và thái độ về
phòng bệnh VGB của người dân tham gia nghiên cứu
vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ người dân có kiến thức chung
đạt ở mức 16,7%, tăng lên rõ rệt đạt 91,2% ngay sau
can thiệp và cịn duy trì 62,9% sau can thiệp 3 tháng
(p<0,01). Điểm trung bình kiến thức chỉ đạt16,88 ±
4,79 điểm trên tổng điểm 33 điểm. Giáo dục sức khỏe
bằng hình thức tư vấn trực tiếp cho người dân ban
đầu đã cải thiện đáng kể về kiến thức với số điểm tăng
lên 28,1 ± 3,14 điểm ngay sau can thiệp và còn duy trì
ở mức khá cao 23,45 ± 3,4 điểm sau can thiệp 3 tháng
(p < 0,05). Tỷ lệ người dân có thái độ đúng đạt 47,5%
trước can thiệp, ngay sau can thiệp đạt rất cao là
92,4% và sau can thiệp 3 tháng cịn 76,3% (p < 0,01).
Điểm trung bình thái độ về phòng bệnh VGB cũng tăng

107


có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ngay sau can thiệp đạt
14,27 ± 1,75 điểm trên tổng điểm 16 điểm và còn
12,61 ± 2,05 điểm sau can thiệp 3 tháng so với trước
can thiệp chỉ đạt 10,75 ± 1,85 điểm. Nghiên cứu cũng
cho thấy kết quả bước đầu của hình thức tư vấn trực
tiếp từ cán bộ y tế cho người dân và sự cần thiết phải
nhân rộng chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe
này ra cộng đồng và thực hiện thường quy để duy trì
kiến thức, thái độ đúng về phòng bệnh VGB của người
dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 739/QĐ-BYT ngày
05/3/2015 về ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh viêm
gan vi rút giai đoạn 2015 - 2019.
2. Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010).
Nghiên cứu tình hình nhiễm và kiến thức, thái độ, thực
hành của người dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm
gan B ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y
học thực hành, 5, tr 161-164.
3. Nguyễn Trần Hiển và Nguyễn Văn Cường
(2006). Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan vi
rút B, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-17.
4. Ngô Viết Lộc (2011). Nghiên cứu tình hình nhiễm
virus viêm gan B và đánh giá kết quả giải pháp can thiệp
trong cộng đồng dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế , Luận án
Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề và Nguyễn Đình
Sơn (2006 - 2007). Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng
chống nhiễm Vi rút viêm gan B tại một số xã phường tỉnh

Thừa Thiên Huế năm 2008 - 2009, Tạp trí Y học thực
hành, tr. 52 – 55.
6. Trịnh Văn Nghinh (2009). Kiến thức thực hành
phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên
Viên, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc
sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.
7. Nguyễn Minh Ngọc và Bùi Hữu Hoàng (2011).
Kiến thức và sự tuân thủ của bệnh nhân người lớn bị
nhiễm virus viêm gan B đến khám tại bệnh viện Pasteur,
Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ

Chí Minh, 15, tr. 291-295.
8. Trần Thị Tây Nguyên (2015). Kiến thức, thái độ,
thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng lây
nhiễm vỉrut viêm gan B của học sinh điều dưỡng năm 2
Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên năm 2015, Luận Văn
Thạc sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.
9. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2014). Kiến thức,
thái độ, thực hành phòng nhiễm virus viêm gan B ở người
hiến máu tại Hà Nội.
10. Trung tâm gan Á Châu, Đại học Stanford (2006).
Cẩm nang cho cán bộ y tế về viêm gan B.
11. Nguyễn Thị Thúy Vinh (2007). Kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng chống viêm gan B của sinh viên năm
thứ nhất trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.
12. Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm (2009).
Kiến thức thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu
vi B của người bệnh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Phước năm 2009, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 1-7.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN SỐNG 5 NĂM
CỦA HÓA-XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ
LÊ XUÂN SÁNH, LÊ VĂN GIAO, LÊ XUÂN HANH,
LÊ DUY HƯNG, LÊ QUỐC THỊNH, VŨ HÀ TRANG, LƯƠNG THỊ HÒA
Bệnh viện 71TW
TÓM TẮT
Ung thư phổi đang trở thành vấn đề sức khỏe
mang tính tồn cầu với tỉ lệ mắc và tử vong cao ở cả
hai giới, sống sau 5 năm còn phụ thuộc nhiều vào mức

độ chẩn đoán sớm hay muộn. Ung thư phổi tế bào nhỏ
chiếm tỉ lệ 15-20%, là một bệnh khác biệt với các khối
u trong lồng ngực vì tiến triển nhanh, tử vong nhanh,
nếu khơng chẩn đốn điều trị kịp thời khoảng 60-70%
chuyển giai đoạn lan tràn [1], [3]. Nghiên cứu hồi cứu
mô tả, theo dõi 84 bệnh nhân nhằm đánh giá một số
yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của
(Cisplatin-Etoposide) + xạ trị đồng thời ung thư phổi tế
bào nhỏ.
Chịu trách nhiệm: Lê Xuân Sánh
Email:
Ngày nhận: 13/6/2018
Ngày phản biện: 18/7/2018
Ngày duyệt bài: 30/7/2018
Ngày xuất bản: 30/8/2018

108

Kết quả: Để có được thời gian sống thêm 5 năm
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cùng với những hiệu
quả về tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm, trong tổng
số 84 bệnh nhân: Nhóm tuổi < 65 tuổi 85,7%; giai
đoạn khu trú 82,1%; KPS  80 là 66,7%; tăng AST và
ALT từ 41-100U/L trước điều trị chiếm 29,8%; tỉ lệ đáp
ứng toàn bộ 97,6%. Sống thêm 5 năm nhóm tuổi < 65
là 8,3% so nhóm tuổi 65 sống thêm 5 năm 0%. Sống
thêm 5 năm giai đoạn khu trú 1,4%, giai đoạn lan tràn
là 9,9 tháng, khơng có trường hợp nào sống q 3
năm. Sống thêm 5 năm KPS  80% là10,7% so với
KPS < 80% thì sống thêm 3 năm 3,6%. Sống thêm

gan độ 0: 5 năm 12,5% so với độ 2 sống trung bình
7,1±3,7 tháng, sống thêm 3 năm là 0%.
Kết luận: Cùng với sự phát triển của khoa học ngày
nay đã có nhiều bằng chứng chứng minh có mối liên
quan mật thiết giữa thời gian sống thêm 5 năm với một
số yếu tố như: Lứa tuổi, chẩn đoán sớm hay muộn, chỉ

y häc thùc hµnh (1076) - sè 8/2018



×