TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
MƠN TƯ TƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính
phủ trung ương do dân cử ra”
Lớp: Quản trị Kinh doanh quốc tế Tiên tiến 63B
Nhóm: 1
Thành viên:
Lê Diệp Anh
Đinh Bảo Ngọc
Hoàng Thị Quỳnh Anh
Đặng Hiển Vinh
Trịnh Đỗ Mai Chi
Nguyễn Tú Quyên
Lê Đức Hưng
Ngô Minh Thắng
Đinh Thị Khánh Linh
HÀ NỘI, NĂM 2022
MỤC LỤC
I.Cơ sở của luận điểm........................................................................................3
1.1 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.........................................3
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân.........................4
II. Nội dung của luận điểm................................................................................5
III. Ý nghĩa/ giá trị luận điểm..........................................................................11
IV. Liên hệ thực tiễn........................................................................................12
V. 43 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập.....................................................................13
I.Cơ sở của luận điểm
1.1 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân
chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ
được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng. Hơn nữa, tư
tưởng tự nó khơng làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt
động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực
trong đời sống xã hội.Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu
hiện ở ba nội dung:
Thứ nhất: Quần chúng là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó
chỉ có thể đáp ứng được thơng qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo
quần chúng lao động, bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng
khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thơng qua thực tiễn sản xuất của
quần chúng lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất
xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất của
quần chúng là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Lịch sử đã chứng minh rằng, khơng có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là
hoạt động đông đảo của quần chúng. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai
trị quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng làm
chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội
khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của
quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của
mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần
chúng lao động. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các q trình kinh tế, chính
trị, xã hội, đóng vai trị là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Thứ ba: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần.
Quần chúng đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học,
đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về
văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức… của nhân
dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần
của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng từ trong thực tiễn là
nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác,
các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đơng đảo quần chúng chấp
nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần,
quần chúng ln đóng vai trị quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện
lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có
trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng
và trí sáng tạo của mình.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân,
như Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lịng
dân thì sống, nghịch lịng dân thì chết”.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của
nhân dân trong lịch sử: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng”, “Trong
bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực
lượng đồn kết của nhân dân”; “Dân là gốc của nước, của cách mạng”, “Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, “Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được.
Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên”; “Nước lấy dân làm gốc. Gốc
có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Người đã huy động sức
mạnh của tồn dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, góp phần to lớn đưa dân
tộc Việt Nam tới độc lập, tự do, đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ lên địa vị làm chủ đất
nước, làm chủ xã hội; vì vậy, “đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận thức rất rõ vai trị của dân chủ, coi dân chủ là nhân tố động lực của sự
phát triển; thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất của dân chủ tức là dân là chủ và dân làm
chủ. Người chỉ rõ, địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân
dân là chủ thể của quyền lực. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh, phản ánh giá trị cao nhất, chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “chế độ ta là chế
độ dân chủ, tức là dân làm chủ”. Điều này khẳng định giá trị xã hội đích thực của dân
chủ là ở chỗ giành về cho đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ
thơng qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính bản thân quần
chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một “ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”. Người đã phấn đấu không mệt mỏi, làm tất cả để thực
hiện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho Tổ quốc, cho dân tộc và nhân dân. Người đã rút
ra một chân lý không chỉ cho dân tộc mà cịn cho cả nhân loại “khơng có gì q hơn
độc lập, tự do”.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế nhà
nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính
quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ Trung ương đến xã
do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nhà nước ta
là nhà nước của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là cơng cụ của nhân
dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung
chứ nhà nước không phải là nơi để “thăng quan, phát tài”, chia nhau quyền lực, lợi ích
và bổng lộc.
II. Nội dung của luận điểm
Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ phản ánh tầm nhìn bao qt,
sâu rộng về giá trị phổ quát này, mà còn là tư tưởng để thực hành trong thực tiễn nhằm
xây dựng chế độ dân chủ trên một đất nước vừa được giải phóng khỏi sự xâm lược của
chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc cách đây 75 năm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận
thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư
tưởng thân dân truyền thống ở phương Đông và quan điểm cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng trong học thuyết Mác – Lênin. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ được phản ánh một cách chắt lọc, cô đọng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hành, biểu
hiện ở ba vấn đề cốt lõi sau:
Thứ nhất, khẳng định vai trò, địa vị của nhân dân trong chế độ chính trị dân chủ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Nó được hình
thành trong q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời, nó phản ánh mối
quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và nhân dân trong chế độ chính trị - xã hội nhất định.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định xây dựng một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là nước “Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Người tuyên bố dứt khoát: “Chế độ ta là chế
độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,
vì dân là chủ”. Theo Người, ở nước ta, mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân
dân, từ nhân dân mà ra. Người nhấn mạnh rằng: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu
lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã
do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Như vậy,
nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là: Nhân dân
là chủ thể của quyền lực chính trị - xã hội, thể chế chính trị dân chủ phải bảo đảm
quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, nhân dân là người có quyền quyết định vận
mệnh của quốc gia - dân tộc; nhân dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng,
củng cố và thực hành quyền lực của mình thơng qua hệ thống chính trị và thể chế
chính trị dân chủ, xây dựng và củng cố bộ máy quản lý nhà nước nhằm hướng tới
phục vụ lợi ích của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta phải hiểu
rằng, các cơ quan Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là cơng bộc của dân...
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức
tránh. Chúng ta phải u dân, kính dân thì dân mới u ta, kính ta”. Người dân có
quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại,
tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khn khổ luật pháp cho
phép. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung
ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là “đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân
bãi miễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước: “Nếu
khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng. Nếu khơng có Chính phủ, thì
nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành
một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”.
Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân là gốc của nước. Dân
là người đã khơng tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước khơng có
dân thì khơng thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo
vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có
lớn mạnh được hay khơng là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là
người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Nhân dân
là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu khơng
có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ
chức quần chúng cũng vậy.
Nhân dân là lực lượng xây dựng đất nước, là lực lượng hợp thành, ni dưỡng, bảo vệ
các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ,
làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu hỏi được đặt ra, làm thế nào để dân thực hiện được quyền làm chủ của mình?
Theo Hồ Chí Minh, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong
tất cả các xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhưng trước Cách
mạng Tháng Mười Nga, trước học thuyết Mac – Lênin, chưa có cuộc cách mạng nào
giải phóng triệt để nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo
dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ
phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí
vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ.
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục để thốt
khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ khơng thể thực hiện được vai trị làm chủ.
Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền
làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì
dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu,
xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân.
Thứ hai, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít
người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(6). Sau
khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng được thành lập, Người
nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu
lợi ích đều vì dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đây là điểm
khác biệt về bản chất giữa nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp
bóc lột từng tồn tại trong lịch sử.
Nhà nước của nhân dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân. Điều
1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất
cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy
định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”.
Thực chất ở đây là trưng cầu ý dân, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra ở nước
ta khá sớm. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước cho nên nhân dân có quyền
kiểm sốt quyền lực nhà nước.Dân có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội,
đồng thời thông qua Quốc hội để bầu ra Chính phủ. Dân cũng có quyền bãi miễn đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng
đáng.
“Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ. Người dân được hưởng mọi quyền
dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở
thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Nhà nước của dân phải bằng mọi nổ
lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
Trong nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở
xuống đều là “cơng bộc” của dân. Hồ Chí Minh ln căn dặn cán bộ không được ỷ thế
lộng quyền: Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn
sao được vậy, coi khinh dư luận, khơng nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là
để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”
Theo đó Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận mạnh rằng, Nhà nước của dân là nhà nước mà ở
đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Vì
nhân dân là gốc, là chủ của quyền lực nhà nước, bao nhiêu quyền hạn của Nhà nước
đều là của nhân dân.
Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình,
những đại biểu này thay mặt nhân dân tổ chức, điều hành các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương thông qua chế độ tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.
Đồng thời, Nhà nước do dân cũng là nhà nước mà nhân dân tham gia vào công việc
của Nhà nước, ủng hộ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho hoạt động của bộ máy
nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn đối với Nhà nước trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Mặt khác, nhân dân tham gia góp ý xây dựng Nhà nước, kiểm sốt
và giám sát quyền lực của Nhà nước. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền
đuổi Chính phủ”, nghĩa là Nhà nước khơng đáp ứng được nhu cầu và lợi ích chính
đáng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn Chính phủ.
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Ngồi mục đích phục vụ
nhân dân, Nhà nước ta khơng có mục đích nào khác. Sinh thời Hồ Chí Minh từng nói:
“Cả đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ Quốc, và hạnh phúc
của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông
pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đồn kết, tranh được
chính quyền, ủy thác cho tơi gánh việc Chính phủ, tơi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố
gắng – cũng vì mục đích đó”.
Trong Nhà nước vì dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của dân.
Bác thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta đang dùng hàng ngày đều do
dân cung cấp. Do vậy phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. “Việc gì có lợi cho dân,
ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Tóm lại, Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước
dân chủ. Trong đó,“bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân”.
Vì sao chúng ta lại xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Xây dựng Nhà nước
của dân, do dân, vì dân là tư tưởng bao trùm, là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ chí
Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời và lãnh đạo cách mạng của Hồ
Chí Minh. Ngay từ 1927 – trong cuốn Đường Cách mệnh, Người đã chỉ rõ: “Chúng ta
đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho tới nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi
hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”.
Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân? Trước
hết, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Nhà nước phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng – đội tiên phong của giai cấp cơng nhân. Hồ Chí Minh đã nhiều
lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp cơng nhân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp
cơng nhân, nhân dân lao động mới có thể tự giải phóng mình và xây dựng được một
xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ.
Thứ hai, phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn và bầu
ra Chính phủ thơng qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi công dân
đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi
của mình. Mọi cơng dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của Nhà nước
thông qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.
Thứ ba, phải đảm bảo cho dân có quyền kiểm sốt Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Dân có quyền góp ý với Chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực
hiện được điều này, địi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định. Vì vậy, cùng với
việc trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân.
Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa trên nguyện
vọng và quyền lợi của nhân dân, đồng thời làm cho pháp luật có hiệu quả trong thực
tế. Sự cơng bằng và trật tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được bảo đảm bằng
một hệ thống luật pháp nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trăm đều phải
có thần linh pháp quyền”.
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực sự
trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tài, vừa bảo đảm tốt vai trò người lãnh đạo, quản lý
vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
III. Ý nghĩa/ giá trị luận điểm
Thông qua luận điểm này, HCM nhấn mạnh tính chủ động của nhân dân lao động
trong việc quyết định vận mệnh của mình:
-
Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể
chế nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
-
Đồng thời đánh giá cao vai trò dân chủ, vai trò của nhân dân => chìa khố vạn
năng để giải quyết các khó khăn trên con đường phát triển.
-
Khẳng định đồng thời vị thế và năng lực của dân với tư cách chủ thể, là người
chủ xã hội, chủ nhà nước. Luận điểm này cũng thể hiện bản chất của chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa là vì con người, phục vụ con người.
Bản chất của giai cấp nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa
trong sự phát triển của đất nước. Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh. Việc giành lấy chính
quyền, lập nên nhà nước Việt Nam mới, chính là để giai cấp cơng nhân và nhân dân
lao động có được một tổ chức mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu nói trên.
Luận điểm rõ ràng, kiên quyết này của Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cho mọi quyền
lực, trong đó có quyền lực nhà nước, luôn nằm trong tay dân chúng.
IV. Liên hệ thực tiễn
Trong gần 35 năm đổi mới, tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được
vận dụng sáng tạo để củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong bối cảnh
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vấn đề thực hành dân chủ, tăng cường mối quan hệ
giữa Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt
được một số kết quả quan trọng.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khẳng định “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”
Thực tiễn đã chỉ rõ, chừng nào và khi nào Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện để nhân
dân thực hiện phát huy quyền làm chủ của mình ở cơ sở, hoặc để xảy ra dân chủ cực
đoan, dân chủ quá trớn, gây trở ngại cho hoạt động điều hành và quản lý của bộ máy
chính quyền cơ sở, thì chừng đó quyền lực Nhà nước ở địa phương bị suy giảm, cản
trở việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011) với quan điểm kế thừa, phát triển, Điều 2, Hiến pháp
năm 2013 khẳng định:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cơng nhân với
giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao.
Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát huy, bảo đảm và lan tỏa tinh
thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ
đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở.
V. 43 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
Câu 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản được hình thành dựa trên cơ sở
nào?
a) Lý luận
b) Thực tiễn
c) Khơng có cơ sở nào
d) Cả lý luận và thực tiễn
Câu 2. Theo Hồ Chí Minh, vai trị lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách
mạng Việt Nam do yếu tố nào quyết định?
a) Do ý muốn của Đảng Cộng sản
b) Do số lượng giai cấp cơng nhân
c) Do đặc tính của giai cấp công nhân
d) Do ý muốn của giai cấp công nhân
Câu 3. Đại biểu các tổ chức nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng năm 1930?
a) Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS Liên Đồn
b) Đơng Dương CS Đảng và An Nam CS Đảng
c) An Nam CS Đảng và Đông Dương CS Liên đồn
d) Đơng Dương CS Đảng và Đơng Dương CS Liên Đoàn
Câu 4. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ
chức nào?
a) Tân Việt cách mạng Đảng
b) Việt Nam Cách mạng đồng chi hội
c) Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
d) Cả a b c đều sai
Câu 5. Giai cấp nào khơng có hệ tư tưởng riêng ?
a) Giai cấp tư sản
b) Giai cấp vô sản
c) Giai cấp nông dân
d) Giai cấp phong kiến
Câu 6. Luận điểm sau đây của ai? “Đảng là trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân
tộc và thời đại”
a) Các Mác
b) Ăngghen
c) Lênin
d) Hồ Chí Minh
Câu 7. Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại một Hội nghị trung ương,
Đảng ta khẳng định: Trong lúc này, quyền lợi của dân tộc phải đặt lên trên hết,
trước hết. Đó là khẳng định của Hội nghị nào của Đảng?
a. Hội nghị TW6 (11/1939)
b. Hội nghị TW7 (11/1940)
c. Hội nghị TW8 (5/1941)
d. Hội nghị toàn quốc của Đảng ( 8/1945)
Câu 8. Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực
lượng nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc gồm những thành phần nào trong
xã hội?
a. Mọi người Việt Nam yêu nước
b. Công nhân, nông dân
c. Khối liên minh công- nông dân – lao động trí óc
d. Tồn thể dân tộc Việt Nam
Câu 9. Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi: Chế độ chính trị do nhân dân làm
chủ được hiểu như thế nào?
a. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử
b. Nhân dân có quyền kiểm sốt, bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân
c. Nhân dân phải thực hiện các nghĩa vụ công dân
d. Nhân dân có tất cả các quyền và nghĩa vụ nêu trong ba phương án còn lại.
Câu 10. Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi: Các yếu tố nào dẫn đến sự ra đời
của Đảng cộng sản Việt Nam?
a. Chủ nghĩa Mác – Lênin
b. Phong trào công nhân
c. Phong trào yêu nước
d. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.
11. Hồ Chí Minh viết: “Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc
lập của Tổ quốc, ra sức ... cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: vì
lợi nước quên lợi nhà, vì lợi chung quên lợi riêng”. Chọn một phươngán đúng
điền vào chỗ trống để hồn thiện:
a. Làm giàu
b. Giải phóng
c. Tăng phúc lợi
d. Mưu cầu hạnh phúc
12. Ủy ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do
ai làm trưởng ban:
a. Đặng Xuân Khu
b. Nguyễn Lương Bằng
c. Hồ Chí Minh
d. Lê Văn Hiến
13. Trong những câu dưới đây, câu nào là của Hồ Chí Minh:
a. Đảng ta - Đảng cầm quyền
b. Đảng ta là Đảng cầm quyền
c. Đảng ta là một Đảng cầm quyền
d. D. Cả a, b, c đều sai
14. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng của Hồ Chí Minh được viết trong Di chúc 1005-1969
a. Phải có tình đồng chí thương u lẫn nhau
b. Phải có tình đồng chí thương u nhau
c. Phải có tình đồng chí u thương lẫn nhau
d. Cả a, b, c đều sai
15. Theo Hồ Chí Minh, vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân trong cách mạng
Việt Nam do yếu tố nào quy định?
a. Do ý muốn của Đảng cộng sản
b. Do số lượng giai cấp cơng nhân
c. Do đặc tính của giai cấp cơng nhân
d. Do địa vị kinh tế, chính trị, xã hội khách quan của giai cấp công nhân
16. Khi mới thành lập, Đảng ta có tên gọi là gì?
a. Đảng cộng sản Việt Nam
b. Đảng cộng sản Đông dương
c. Đảng lao động Việt Nam
d. Đông Dương cộng sản Đảng
17. Hồ Chí Minh viết “Sữa đổi lối làm việc” vào năm nào?
a. 1945
b. 1946
c. 1947
d. 1948
18. Bài báo “Dân vận” của Hồ Chí Minh được viết vào thời gian nào?
a. 15/10/1947
b. 15/10/1948
c. 15/10/1949
d. 15/10/1950
19. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự
kết hợp giữa:
a. Chủ nghĩa Mác với phong trào cách mạng Việt Nam
b. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam
d. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
20. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước là:
a. Xác định nhiệm vụ của Đảng
b. Xác định bản chất của Đảng
c. Xác định nguồn gốc ra đời của Đảng
d. Xác định năng lực của Đảng
21. Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là
gì?
a. Coi trọng luật pháp quản lý xã hội
b. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội
c. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật
d. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý
22. Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào
cơng nhân.Ai nói về quy luật ra đời của Đảng cộng sản như trên?
A.C.Mác
B.Lê-Nin
C.S.talin
D.Hồ Chí Minh
23. Chủ nghĩa Mác-lenin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu trên trích từ tác phẩm
nào của chủ tịch Hồ chí Minh?
A.Đường cách mệnh
B.Thường thức chính trị
C.Diễn văn chính trị đọc tại đại hội III
D.Ba mươi năm hoạt động của Đảng
24. Ai soạn thảo “Chánh cương vắn tắt”, “sách lược vắn tắt”, “chương trình,
điều lệ vắn tắt của Đảng”?
A.Trịnh Đình Cửu
B.Trần Phú
C.Lê Hồng Phong
D.Nguyễn Ái Quốc
25. Ai chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản của nước ta?
A.Trịnh Đình Cửu
B.Trần Phú
C.Nguyễn Ái Quốc
D.Lê H`ồng Phong
26. “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô
cùng vơ tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”.
Câu trên trích từ sách nào?
A.Hồ Chí Minh tồn tập.t9
B.Hồ Chí Minh tồn tập.t10
C. Hồ Chí Minh tồn tập.t11
D.Hồ Chí Minh tồn tập.t12
27. Đảng cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, hoạt dộng vì
lợi ích của ai?
A.Vì lợi ích của bản thân Đảng
B.Vì lợi ích của giai cấp cơng nhân
C. Vì lợi ích của cơng nhân, nơng dân, trí thức
D.Vì lợi ích của dân tộc Việt Nam
28. Đảng lãnh đạo là nhân tố có ý nghĩa thế nào đối với thắng lợi cách mạng nước
ta?
A.Có ý nghĩa quan trọng
B. Có ý nghĩa rất quan trọng
C.Có ý nghĩa quan trọng đặc biệt
D.Có ý nghĩa quyết định hàng đầu thắng lợi của cách mạng nước ta.
29. Hồ Chí Minh diễn đạt như thế nào về vấn đề “Đảng của ai”?
A.Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên
nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
B.Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai công nhân và nhân dân lao động, nên nó
phải là Đảng của giai cấp cần lao và đại biểu lợi ích của cả dân tộc.
C. Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân.
D.Cả 3 câu trên
30. Vì sao số đơng nhân dân Việt Nam coi đảng cộng sản Việt Nam là đảng của
mình?
A.Vì Đảng tự nhận như thế
B.Vì Đảng đang là lực lượng lãnh đạo đất nước
C.Vì sách báo nói nhiều nên trở thành thói
D.Vì Đảng hoạt động vì lợi ích của họ
31. Trong các thuật ngữ chỉ vai trò Đảng lãnh đạo xã hội mà chủ tịch Hồ Chí
Minh thường dùng sau đây thì thuật ngữ nào phản ánh rõ nhất, chính xác nhất
vai trị lãnh đạo của
A.Đảng nắm quyền
B.Đảng lãnh đạo chính quyền
C.Đảng cầm quyền
D. Các thuật ngữ trên đều phản ánh rõ vai trị của Đảng
32. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo, Đảng phải có những phẩm
chất gì?
A.Tư cách, đạo đức, năng lực cần thiết
B.Phải có khả năng làm cho dân tin, dân mến, dân phục, dân theo
C.Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, nghe ý kiến của dân, học nhân dân, chịu
sự kiểm soát của nhân dân…
D.Tất cả những phẩm chất trên
33. Chọn đáp án sai trong những đáp án được rút ra từ mệnh đề sau: “Đảng ta
vừa là người lãnh đạo,vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
A.Đầy tớ là tôi tớ, tơi địi, theo đi quần chúng
B.Là tận tâm, tận lực phụng sự quần chúng
C.Là việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức
tránh
D.Là khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
34. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là:
A.Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam
B.Tinh hoa văn hóa nhân loại
C.Là tinh hố dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
D.Là chủ nghĩa Mác-Lênin
35. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố
hàng đầu đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi, là để
A.Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
B.Xác định mục đích của Đảng
C.Xác định vai trị lãnh đạo của Đảng
D.Xác định nhiệm vụ của Đảng
36. Luận điểm “Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của cả dân tộc”, là nhằm:
A.Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
B.Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
C. Xác định bản chất của Đảng
D.Xác định chức năng, nhiệm vụ của Đảng
37. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện ở chỗ:
A.Số lượng Đảng viên của Đảng
B.Năng lực lãnh đạo của đảng viên
C.Nền tảng tư tưởng, đường lối lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức của Đảng
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cơng nhân với
giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao.
Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát huy, bảo đảm và lan tỏa tinh
thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ
đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở.
V. 43 câu hỏi trắc nghiệm ơn tập
Câu 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản được hình thành dựa trên cơ sở
nào?
a) Lý luận
b) Thực tiễn
c) Khơng có cơ sở nào
d) Cả lý luận và thực tiễn
Câu 2. Theo Hồ Chí Minh, vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân trong cách
mạng Việt Nam do yếu tố nào quyết định?
a) Do ý muốn của Đảng Cộng sản
b) Do số lượng giai cấp cơng nhân
c) Do đặc tính của giai cấp công nhân
d) Do ý muốn của giai cấp công nhân
Câu 3. Đại biểu các tổ chức nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng năm 1930?
a) Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS Liên Đồn
b) Đơng Dương CS Đảng và An Nam CS Đảng
c) An Nam CS Đảng và Đơng Dương CS Liên đồn
d) Đơng Dương CS Đảng và Đơng Dương CS Liên Đồn