Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích luận điểm của hồ chí minh bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.96 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP NHĨM
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GIẢNG VIÊN: ThS.NCS NGUYỄN THÙY LINH

ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Bao nhiêu lợi ích đều vì
dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ
trung ương do dân cử ra”
Nhóm 4: Nguyễn Hữu Quang Duy - 11191327
Trần Thị Phương Anh - 11190556
Trần Minh Khuê - 11192603
Phạm Hịa Bình - 11190741
Mai Trần Ngun Hạnh - 11191765
Nguyễn Thị Khánh Ly - 11193231
Nguyễn Quỳnh Ngân - 11193695
Nguyễn Thị Chi Mai - 11193299
Đỗ Huyền Trang - 11195217
Nguyễn Khánh Linh - 11192908

Hà Nội, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM.................................................................3
1.1. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................3
1.2. Cơ sở lý luận.................................................................................................5
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM.......................................................6


2.1. Nhà nước vì dân...........................................................................................6
2.2. Nhà nước của dân.........................................................................................7
2.3. Nhà nước do dân.............................................................................................9
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA LUẬN ĐIỂM.........................................................10
CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY..........................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta ngày một tiến lên sánh vai cùng
các cường quốc năm châu trên thế giới, dần khẳng định vị thế của mình với các nước bạn
về một nền độc lập, tự do, dân chủ. Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu
tranh gian khổ với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông
chúng ta. Và cũng để có và giữ được nền độc lập dân chủ nước nhà thì ngồi sự cống hiến,
hy sinh của cả một dân tộc, cịn có những con người kiệt xuất với phẩm chất anh dũng,
kiên cường, khơng sợ khó, không sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Đến đây, chúng ta
khơng thể khơng nhắc đến Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính
yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà
hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Tư
tưởng của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta khẳng định là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và
quý báu của Đảng và dân tộc, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm
nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Do lẽ đó, việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên vơ cùng giá trị và học
tập ở Người là học tập cả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có
thể dạy nổi.
Một trong những nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn

đều của dân. Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến,
kiến quốc là cơng việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử
ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”. Có thể thấy, qua luận điểm trên,
Người đã nhấn mạnh 3 điều cốt lõi cần có của một nước dân chủ, đó là vì dân, của dân và
do dân. Trong bài tập nhóm của nhóm 4 sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích luận
điểm này của Người.

1.1.

Cơ sở thực tiễn

CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM

Tình hình trên thế giới thế kỷ XX: tồn tại các kiểu nhà nước: Nhà nước Thực dân
Phong kiến, Nhà nước Dân chủ Tư sản, Nhà nước Vô sản (Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa).
Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là nhà nước ra đời cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người,
ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


Tình hình Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng địi hỏi phải địi
giải quyết “trăm nghìn đầu mối đều là những công việc mới lạ” mà quan trọng nhất là việc
xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở.
Chặng đường góp phần hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước:
Đầu năm 1919, tại Paris, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, thành viên
của Quốc tế II do F.Engels sáng lập. Ngày 18/6/1919, thay mặt nhóm những người yêu
nước An Nam, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân
dân An Nam” gồm 8 điểm tới Hội nghị của các cường quốc Đồng minh thắng trận trong
Chiến tranh thế giới 1914-1918 họp tại Verssailles (Pháp). Bản yêu sách 8 điểm yêu cầu
cho nhân dân An Nam, một nước thuộc địa, được hưởng những quyền tự do báo chí và
ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương, tự do học

tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
Yêu cầu thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Chú trọng đại biểu của
người bản xứ trong Nghị viện Pháp. Đó là nội dung cải cách pháp lý. Nội dung bản yêu
sách hướng tới quyền của con người, quyền tự do, dân chủ của người dân các nước thuộc
địa và thể hiện tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên
đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của các dân tộc với các quyền tự do, dân chủ
của nhân dân, kết hợp chặt chẽ quyền dân tộc và quyền con người.
Trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc nói rõ cách mạng
thành công, xây dựng Nhà nước thì quyền lực, quyền lợi phải thuộc về dân chúng.
Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Cương lĩnh do Người soạn thảo, được Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày
06/01 đến ngày 07/02/1930 ở Hồng Kông (Trung Quốc) thông qua đã nêu bật những mục
tiêu cách mạng là giành độc lập dân tộc, dựng ra Chính phủ công nông binh thực hiện
quyền và lợi ích của Nhân dân. 
Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã khảo sát mơ hình nhà nước tư sản Mỹ,
Pháp. Người phát hiện ra đằng sau những lời hoa mỹ về “quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của tuyên ngôn độc lập năm 1766 đó là sự bất
bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao tàn bạo, bất công khác.
Người coi đó là “những cuộc cách mạng khơng đến nơi” vì ở đó chính quyền vẫn ở trong
tay một số ít người. Sau khi đến Liên Xơ, người đã tìm thấy mơ hình nhà nước kiểu mới:
“… phát ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế
mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” đã gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước
sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai mà Người đã nêu ra trong Chánh cương vắn
tắt của Đảng năm 1930.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về
nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc giành độc lập
và giành chính quyền về tay Nhân dân. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8,  Hồ
Chí Minh và Trung ương Đảng tán thành chủ trương của Hội nghị Trung ương tháng
11/1939 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, lựa chọn hình thức nhà nước là Cộng hòa
Dân chủ - tức là Nhà nước của đông đảo các tầng lớn dân chúng. Từ mơ hình nhà nước

cơng nơng binh chuyển sang mơ hình nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể


quốc dân là một bước chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của
thực tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng
Việt Nam. 
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra
đời, mở đầu một chính thể nhà nước mới ở Việt Nam: chính thể dân chủ cộng hồ. Sự ra
đời của chính thể dân chủ cộng hồ thể hiện một tư duy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong việc lựa chọn mơ hình tổ chức nhà nước, vừa tiếp thu được các giá trị phổ biến
của nền dân chủ nhân loại, vừa phù hợp với các đặc điểm của đất nước.
1.2.

Cơ sở lý luận

Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến với lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và
giữ nước,  thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, tự hào và tự tôn dân tợc. Suốt chiều dài lịch
sử, dân tộc ta đã hình thành nên những truyền thống hết sức tốt đẹp như: tinh thần đoàn
kết, tương thân - tương ái, yêu thương thiên nhiên và con người, chăm chỉ lao động, lạc
quan yêu đời, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường,… Trong số đó, chủ nghĩa u
nước là dịng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động
lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong
bảng giá trị tinh thần Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ yêu nước thôi là chưa đủ, ông cha ta từ lâu
đã gắn liền yêu nước với yêu dân. Nhà nước phong kiến với quyền lực trong tay hoàng đế,
song vẫn có nội dung dân chủ với sự hòa đồng giữa Vua với thần dân với tinh thần “Vua
tôi đồng lòng, anh em hòa mục” (Trần Hưng Đạo) và các nhà Vua cũng rất rất chú ý xây
dựng pháp ḷt để quản lý đất nước, xã hợi. Ơng cha ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý báu về xây dựng nhà nước được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như: “Đại
Việt sử ký tồn thư”, “Lịch triều hiến chương loạn chí”… Kinh nghiệm trị nước cũng ghi
lại trong các bộ luận nổi tiếng như “Hình thư, Quốc triều hình luật, bộ luật Hồng Đức”…

Chính những yếu tố tích cực của nhà nước thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân
tộc: “nước lấy dân làm gốc” là hành trang đầu tiên Hồ Chí minh mang theo trên con đường
cứu nước và tìm kiếm một mơ hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành độc lập.
Cùng với truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Đơng và phương Tây. Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ,
nhân văn của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây như
Pháp, Mỹ, Anh; những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của Mặc gia, thuận theo tự
nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh về một nhà nước vì con người, một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Chủ nghĩa Mác - Lênin: Lý luận của Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, đặc biệt
là nhà nước xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong
q trình hình thành, phát triển tư tưởng về mơ hình nhà nước mới tại Việt Nam. Cụ thể,
dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cao nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thiết
lập một xã hội mới tốt đẹp hơn so với chủ nghĩa tư bản, thiết lập một chế độ dân chủ cho
đông đảo nhân dân lao động, một nền dân chủ nhân văn, tiến bộ, vì hạnh phúc con người.
Xu thế chung sự phát triển của lịch sử theo quy luật từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện, những nền dân chủ chỉ để phục vụ cho lợi ích của một nhóm giai cấp
thống trị nhất định phải được thay thế bởi một nền dân chủ cho đông đảo nhân dân lao


động, một nền dân chủ nhân văn, tiến bộ vì hạnh phúc con người. Đó là giá trị bền vững
của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, trải quá trình tiếp thu, từ cả thực tiễn đến lý luận, Hồ Chí minh đã tìm ra
kiểu nhà nước phù hợp nhất cho nhân dân Việt Nam: đó là nhà nước thực sự của dân, do
dân và vì dân.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói
riêng là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả

của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở phương Đông và quan điểm cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng trong học thuyết Mác – Lênin. 
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế nhà
nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là tư tưởng bao trùm, là nội dung cốt lõi
của tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời và lãnh đạo cách
mạng của Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927, trong cuốn Đường Cách mệnh, Người đã chỉ
rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho tới nơi, nghĩa là làm sao cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế
mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”.
Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân
chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ Trung ương đến
xã do dân tổ chức nên”. Như vậy mọi quyền hành và lực lượng đều ở nhân dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất của dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Nhà
nước ta là nhà nước của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là công cụ của
nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung.
Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phản ánh giá trị cao nhất,
chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. 

2.1.

Nhà nước vì dân

Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ
chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình Nhà nước kiểu mới ở Việt
Nam, với tiêu chí hàng đầu là Nhà nước thực sự vì dân, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc

của Nhân dân.


Nhà nước vì dân là một trong 3 nội dung lớn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân,
vì dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, lợi ích ở đây là tồn
diện, khơng chỉ có lợi ích vật chất mà cịn cả lợi ích tinh thần từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục, cả mơi trường xã hội, cả đạo đức và tơn giáo. 
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân phải hướng tới mục tiêu đồn kết tồn
thể dân tộc Việt Nam, là cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng, xây dựng niềm tin, phát huy ý
chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Định hướng
xuyên suốt việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà
nước vì dân là phải ln đặt lợi ích Nhân dân lên hàng đầu; Nhân dân thụ hưởng cuộc
sống đầy đủ về vật chất và tinh thần là mục tiêu cao nhất của Nhà nước. Người đặc biệt
nhấn mạnh:  “Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có
mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân được học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là
ở đó, đi đến để dân ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp tự do độc lập”. Đó là những
triết lý, nguyên tắc chỉ đạo trong suốt quá trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước của dân,
do dân, vì dân ở Việt Nam.
Không chỉ tập trung cho những việc liên quan đến đời sống vật chất, như chống nạn
đói, nạn dốt và xóa các tệ nạn xã hội; giảm thuế...; Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn rất quan tâm
chăm lo đời sống tinh thần của Nhân dân với các chính sách nổi bật như thực hiện tự do
tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết; xây dựng lối sinh hoạt mới, nếp sống mới, lối sống văn
hóa mới mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là các cuộc vận động, các phong trào thi đua ái quốc...
nhằm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Nhà nước vì dân cịn thể hiện ở chỗ Nhà nước dám chịu và biết chịu trách nhiệm
trước Nhân dân. Đó là trách nhiệm bảo đảm cuộc sống, đảm bảo quyền làm người, sự phát
triển toàn diện của Nhân dân cũng như sự phát triển chung của đất nước. Người nhấn
mạnh: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của
nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có
lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của dân làm mục tiêu, tát cả
đều vì lợi ích của nhân dân, ngồi ra khơng có bất cứ một lợi ích nào khác. Trên tinh thần
đó, HCM nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân,
việc đó có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì hại cho dân dù nhỏ của cố gắng
tránh. 
Nhà nước ta, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là một nhà nước từ nhân dân mà ra, vì
quyền, tự do và hạnh phúc của nhân dân mà phục vụ. Nhà nước không có mục đích tự
thân, khơng phục vụ cho lợi ích của riêng bất cứ giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội, mà đó
là nhà nước của tồn thể dân tộc Việt Nam. Nhà nước ra đời và hoạt động là vì quyền và
lợi ích của thể dân tộc Việt Nam, khơng làm được điều đó thì khơng cịn lý do để nhà nước
tồn tại. 
Theo Hồ Chí Minh việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của nhân dân là tiêu chí
số một để đánh giá hiệu quả, năng lực hoạt động của nhà nước. Trong tư tưởng của Người,
nhà nước là của dân, do dân lập nên, do dân làm chủ nên hoạt động vì quyền và lợi ích của


nhân dân, ngồi mục đích đó, nhà nước khơng có mục đích nào khác. Như vậy, nhà nước
trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính thiện và tính nhân văn sâu sắc.
2.2.

Nhà nước của dân

“Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” đây chính là vấn đề dân quyền, Chủ tịch Hồ Chí
Minh xem đó là ngun tắc số một của nền dân chủ. Nguyên tắc này là tuyệt đối đến mức
những thiết chế “dân chủ giả hiệu” cũng phải tuyên bố như thế. Thực tế lịch sử chứng
minh, biết tôn trọng dân quyền, mở rộng dân quyền đến đâu đều là hịn đá thử để kiểm
nghiệm xem trình độ một nền dân chủ cao hay thấp. Vì thế, từ rất sớm cùng với việc tập
trung xây dựng một nền dân chủ kiểu mới – dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên
ba mặt gắn bó, tác động lẫn nhau: dân quyền, dân sinh, dân trí. Nền chính trị mà Người
hướng tới và xây dựng là chính trị dân quyền. 

Nhà nước của nhân dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân.   Nội
dung Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất cả
quyền bính trong nước đều là của tồn thể dân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống,
gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo, những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa
ra toàn dân phúc quyết”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan
hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Dân có quyền tham gia bầu cử
và ứng cử vào Quốc hội, đồng thời thông qua Quốc hội để bầu ra Chính phủ. Dân cũng có
quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó tỏ
ra khơng xứng đáng.
Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ. Người dân được hưởng mọi quyền
dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của
mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình
thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Trong nhà nước
dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đều là “công
bộc” của dân. Hồ Chí Minh ln căn dặn cán bộ khơng được ỷ thế lộng quyền: “Cậy thế
mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh
dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ
khơng phải để cậy thế với dân”.
Nhân dân thực thi quyền lực thơng qua hai hình thức là: Dân chủ trực tiếp và dân chủ
gián tiếp. Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định
mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng. Dân chủ
gián tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó  nhân dân thực thi quyền lực của mình thơng
qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên. Theo
quan điểm của Hồ Chí Minh, hình thức dân chủ gián tiếp là: 
Một là, quyền lực Nhà nước là được nhân dân “ủy quyền”. Tự bản thân Nhà nước
khơng có quyền lực mà do được nhân dân ủy thác.  Mọi cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà
nước đều là công bộc của nhân dân và vì vậy bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi
ý kiến và kinh nghiệm của dân . Hồ Chí Minh đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa
là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương
đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ

trung thành của nhân dân”. Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột


dùng để thống trị và áp bức nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là “cha mẹ dân”, đè đầu
cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ nói: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng,
thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không
phải là làm quan cách mạng”. Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình những cán bộ thối
hóa, biến chất rằng:  “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng,
muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, khơng nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra
để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”.  Làm công bộc, đầy tớ của dân
là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh nhiều lần rằng người cầm quyền cần phải gần dân, sát dân, hiểu dân, tin dân và phải
biết sử dụng sức mạnh to lớn của nhân dân, tác phong của người cầm quyền phải: “óc
nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ khơng phải nói sng, chỉ ngồi
viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”.  
Hai là,  nhân dân có quyền kiểm sốt, phê bình, quyền bãi miễn những đại biểu mà họ
đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực họ đã lập nên. Hồ Chí
Minh viết: “Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ
máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy
tớ cho dân”. Vì thế, “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”, nếu
đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân không làm trịn nhiệm vụ thì người dân có quyền
bãi miễn họ. Đây là quan điểm vô cùng kiên quyết của Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo mọi
quyền lực nhà nước nằm trong tay nhân dân. Nhân dân có quyền thực hiện chế độ bãi
miễn theo 3 mức độ từ thấp đến cao, bãi miễn đại biểu, bãi miễn các cơ quan nhà nước, bãi
miễn nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước và nội các chính phủ
khơng cịn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, và sự bãi miễn đó là
bất cứ lúc nào. Từ quan niệm về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh tự ý thức vị trí
của mình trước nhân dân, người nói ở nước ta, từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của dân,
dân đặt ở đâu thì làm ở đó, người làm Chủ tịch nước cũng là nhờ sự trao quyền ủy thác của
dân và khẳng định “khi nào đồng bào bảo tơi lui thì tơi vui lịng lui”.

Ba là, luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân. Luật pháp là của nhân
dân, là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, đồng thời cũng là phương tiện để kiểm
soát quyền lực Nhà nước.  Đây chính là điểm khác biệt căn bản của pháp luật trong Nhà
nước Việt Nam với luật pháp của các chế độ tư sản, phong kiến vì nó phản ánh được ý
nguyện, mong muốn của nhân dân và bảo quyền lợi của nhân dân.
2.3. Nhà nước do dân
“Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên”; “Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Đồn thể ở đây được hiểu là Đảng, vì năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân
vận với những quan điểm trên, thời điểm đó do Đảng ta lui vào hoạt động bí mật, nên
Người ít dùng từ Đảng mà thường dùng hai từ Đoàn thể. Như vậy, hệ thống chính trị để
cầm quyền, quản lý, điều hành mọi hoạt động của xã hội đều do dân cử và tổ chức nên.
Đảng và Nhà nước không tồn tại vì mục đích tự thân, mà tồn tại để phụng sự nhân dân và
dân tộc
Nhà nước do dân có nghĩa nhân dân là người tổ chức nên cơ quan nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở thông qua bầu cử dân chủ, trực tiếp, kín để lựa chọn những người đủ tiêu


chuẩn bầu vào cơ quan nhà nước. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà
nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính
quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ Nhân dân. Chính vì vậy, để thật sự là nhà
nước của dân, ngay từ những ngày đầu giành được nền độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đặc biệt quan tâm đến tổ chức cuộc tổng tuyển cử để nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu
xứng đáng thay mặt mình gánh vác việc nước. Sau khi nước nhà giành độc lập, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hịa, Hồ Chí Minh
u cầu tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.
Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta
tuy ở vị trí cao nhất song khơng phải là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện
những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra tồn dân phúc
quyết. Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông qua

các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải nhà nước bao cấp, lo thay
dân, làm cho dân thụ động, ỷ lại, chờ đợi.  
Mặt khác, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân được thực thi những quyền
mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Nhân dân được hưởng đầy đủ quyền lợi nhưng
đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ và trách của cơng dân, nhân dân phải tự phấn đấu để có
đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình
Như vậy, tư tưởng thống nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nhà nước dân chủ,
văn minh và tiến bộ phải là một nhà nước do toàn thể quần chúng lao động lập nên; quyền
lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân ủy thác; nhà nước là cơng cụ của nhân
dân; mọi chủ trương, chính sách của nó đều xuất phát từ quyền, lợi ích và nguyện vọng
của nhân dân; nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những hoạt động của
mình; đồng thời, nhân dân cũng có nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước, bảo
đảm về mọi mặt để nhà nước phát huy hiệu lực, hiệu quả của mình. Theo Hồ Chí Minh,
trong mối quan hệ quyền lực nhà nước thì nhân dân là chủ, nhà nước là đầy tớ; nhà nước
phải tin vào trí tuệ và lực lượng của nhân dân- tức là tin vào ơng chủ của mình. Khơng
phải vì được nhân dân "ủy thác" quyền lực mà nghĩ rằng nhân dân ngu dốt, quay lại coi
khinh trí tuệ và lực lượng của nhân dân. Theo Người, nhà nước của dân, do dân làm chủ
phải là nhà nước ln ln đặt dưới sự kiểm tra, kiểm sốt của nhân dân. Sự kiểm tra,
kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước khơng có nghĩa là bó buộc nhà nước, là nhân dân
không tin vào nhà nước; trái lại là để nhà nước ngày càng trưởng thành và lớn mạnh hơn,
luôn giữ vững được bản chất cách mạng của mình. Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của
những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được
trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng đất nước của
minh . Người cũng khẳng định: “Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách
nhiệm ghé vai gánh vác một phần”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ giữa các
thành tố của một nhà nước dân chủ mới “của dân - do dân - vì dân”. Phải là một nhà nước
thực sự của dân, do dân thì mới có thể là nhà nước vì dân và ngược lại nhà nước ln ln
phụng sự lợi ích, đặt quyền lợi nhân dân lên trên hết, trước hết thì nhân dân sẽ hăng hái
thực hiện quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình, để tích cực xây dựng nhà nước dân chủ,

tiến bộ, vững mạnh, giữ vững nền độc lập và sự phát triển phồn vinh của đất nước.


CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA LUẬN ĐIỂM

Dân chủ là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội. Từ chế độ dân chủ chủ nô
tới chế độ dân chủ tư sản là những bước tiến vĩ đại của các thiết chế xã hội, của những
phương thức tồn tại của nhân dân và nó biểu thị sự tiến bộ của xã hội loài ngư ời. Tuy
nhiên, nhân loại vẫn phải tiếp tục tranh đấu cho một thiết chế xã hội mới, một phư ơng
thức tồn tại với một trình độ văn minh mới: dân chủ xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, trong
lịch sử nhân loại, dân chủ là mục tiêu tranh đấu của nhân loại, là cuộc đấu tranh giải
phóng chính bản thân con người, cuộc đấu tranh để vươn tới một xã hội triệu lần dân
chủ hơn nền dân chủ tư sản với áp bức giai cấp, áp bức dân tộc và chiến tranh.
Hồ Chí Minh khẳng định nước ta là một nước dân chủ và là dân chủ mới để tiến
đến chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó của Người đã được ghi thành tiêu chí của đất nước ở
thời kỳ tồn tại và phát triển của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và hiện nay cũng là
tiêu chí của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng nhà nước dân chủ
nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản để tiến đến xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thực chất là để đạt tới mục tiêu
xây dựng nước ta là nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Hồ Chí Minh khẳng định công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến, kiến quốc,
tổ chức xã hội là trách nhiệm, công việc của dân, do dân và quyền hành, lực lượng đều
ở nơi dân... Thực hiện dân chủ tức là sử dụng tất cả quyền hành và lực lượng to lớn của
nhân dân để hồn thành các nhiệm vụ vì lợi ích của nhân dân. Đất nước ta thoát ra từ
chế độ thực dân, nửa phong kiến tồn tại nhiều thành phần kinh tế gắn với các giai cấp,
tầng lớp xã hội khác nhau tất yếu hình thành trong xã hội các động lực bộ phận. Để
phát huy đầy đủ khả năng của các động lực bộ phận tạo nên tổng hợp lực mạnh mẽ của
đất nước phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích của tất cả các thành phần
trong xã hội, làm cho động lực của các bộ phận cư dân trong xã hội sắp xếp theo một hướng nhất định. Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích
của các thành phần kinh tế, các giai tầng và các cộng đồng dân tộc trong xã hội n ước ta.

Sự nhất trí đó tổng hợp thành sức mạnh của dân tộc, tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất
nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách. Hồ Chí Minh viết: "Có phát huy dân chủ đến
cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên"
và “Chế độ của chúng ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự đồn kết tồn dân”.
Do đó, Người cho rằng phải "vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân khơng
để sót một người nào, góp thành lực lượng tồn dân, để thực hành những cơng việc nên
làm, những cơng việc Chính phủ và đồn thể giao cho".
Như vậy, là mục tiêu nhưng dân chủ đồng thời là động lực của sự phát triển xã
hội. Vai trò động lực của dân chủ đã được thể hiện rất rõ rệt trong tồn bộ tiến trình
cách mạng nước ta. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đưa nhân dân ta từ địa vị bị áp
bức lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và hoạt động với tư cách là các chủ thể
tự giác xây dựng xã hội mới đã tập hợp được toàn dân tộc và khối đồn kết đó đã đảm
bảo cho tính hợp pháp của chế độ dân chủ cộng hoà mới được sáng lập sau cách mạng
tháng Tám bằng Tổng tuyển cử dân chủ. Trong điều kiện cam go của đất nước sau cách
mạng tháng Tám, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua bầu cử là vũ


khí hữu hiệu duy nhất được sử dụng vào thời điểm đó để bảo vệ thành quả của cách
mạng là chế độ dân chủ non trẻ ở tình thế ngàn cân treo đầu sợi tóc, với thù trong, giặc
ngồi.
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị cịn được khẳng định bằng việc thực hiện từng
bước dân chủ trong các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội. Điều này thu hút ngày
càng đông nhân dân tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ của đất nước, hình thành
những điều kiện làm sâu rộng thêm nền tảng dân chủ, tạo ra những tiền đề mạnh mẽ
trên các lĩnh vực đa xã hội tiến lên một trạng thái mới. Cũng chính nhờ các phong trào
dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa (như phong trào chống giặc đói - với thi đua
sản xuất, thực hành tiết kiệm; phong trào chống giặc dốt - với phong trào bình dân học
vụ, và việc hiện thực hoá nền dân chủ đất nước bằng phát động phong trào xây dựng
đời sống mới...). Hồ Chí Minh đã tạo nên động lực mạnh mẽ của toàn dân tộc, đoàn kết
toàn dân, làm hậu thuẫn vững chắc cho các hoạt động chính trị - ngoại giao của Nhà

nước ta sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi.
Như vậy, dân chủ đã tạo ra địa bàn để phát huy mọi tiềm lực, tập hợp các xu hướng lành mạnh trong dân tộc làm gia tăng và phát huy Thế và Lực của đất nước và
cũng vì thế vai trị động lực của dân chủ có giá trị to lớn và lâu bền. Cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ do nhân dân tiến hành đem lại độc lập cho Tổ quốc và đáp ứng mơ ước
ngàn đời của đa số cư dân Việt Nam là nông dân về ruộng đất, đưa tới sự tự do cho con
người và vị trí của người làm chủ khi tham gia vào các hoạt động chính trị của đất nước
đã đem lại nguồn nội lực cực kỳ vĩ đại cho hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
oanh liệt. Thắng lợi của dân tộc qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc là minh chứng sáng
tỏ nhất vai trò động lực của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vai trị ấy đã được Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy và nó đã thể hiện bằng thắng lợi thực
tế của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.
Thành công của công cuộc đổi mới ngày nay, xét tới cội nguồn, cũng được khởi
đầu bằng q trình dân chủ hố trong các lĩnh vực đã tạo nên động lực mạnh mẽ đưa
đất nước ta vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội  trong thập kỷ 80. Đây lại là
một hiện thực sinh động nữa minh chứng về tầm quan trọng và sự vững bền của động
lực dân chủ đối với sự phát triển xã hội, đối với sự tiến hố của dân tộc ta.
Thực hành dân chủ là chìa khóa của sự phát triển. Xuất phát từ quan niệm về
quyền hành, lực lượng cũng như lợi ích đều thuộc về nhân dân, Hồ Chí Minh coi thực
hành dân chủ là sự huy động và sử dụng được tối đa quyền hạn, lực lượng của toàn dân
để thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng vì lợi ích của nhân dân ở tất cả các thời kỳ
phát triển.
Vai trò quan trọng đó được Hồ Chí Minh thực hiện rất thành công trong thực tiễn
cách mạng nước ta. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị bằng cách tổ chức cho
nhân dân tham gia xây dựng nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đơng Nam Á, Hồ Chí Minh
đã khơi dậy và nâng cao động lực tinh thần làm chủ đất nước của mỗi người và cả dân
tộc, trong đó mỗi người dân sử dụng lá phiếu của mình như một bảo đảm cao nhất để
giữ nền độc lập dân tộc mới giành được. Nền dân chủ mới ngay sau khi được thiết lập


đã lập tức thể hiện bản chất, vai trò của mình: phát động tồn dân tham gia thực hiện

thành cơng các nhiệm vụ chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, đưa
đất nước và chế độ mới vượt qua bước hiểm nghèo của lịch sử. Chính phong trào do
nhân dân thực hiện trên các lĩnh vực đã khẳng định vị trí là chủ và làm chủ của mỗi người dân trong một quốc gia độc lập và điều đó tạo ra sức mạnh tổng hợp vơ cùng lớn
lao đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm nghèo để tiến lên.
Đó cũng là sự thành cơng đầu tiên của tiến trình dân chủ hố ở nước ta trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội. Điều đó cho thấy, mỗi bước tiến của dân
chủ đem lại cho con người, cho xã hội một sức sáng tạo mới, một khởi động lực mới
cho sự phát triển của con người và xã hội.
Thành cơng của Hồ Chí Minh là ở chỗ, tất cả các nhiệm vụ của dân tộc đều được
xây dựng thành các phong trào quần chúng, phong trào của cả dân tộc thơng qua việc
phát động tồn dân thi đua vì lợi ích của chính nhân dân: phong trào tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm; hũ gạo cứu đói; tuần lễ vàng; phong trào bổ túc văn hoá xoá nạn
mù chữ; phong trào đời sống mới; phong trào thi đua ái quốc, phong trào thi đua giết
giặc, phong trào trồng cây, phong trào rèn luyện sức khoẻ, phong trào thi đua lao động,
sản xuất mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt... Đó thực sự là
các phong trào dân chủ được phát triển rộng rãi trên mọi lĩnh vực đã đoàn kết và động
viên được tất cả các lực lượng, trí tuệ, sáng kiến của nhân dân để thực hiện thành công
các nhiệm vụ của cách mạng nước ta.
Theo Hồ Chí Minh "Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với
nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến
đó được khen ngợi thì những người đó càng hăng hái và người khác cũng học theo.
Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt
vặt cũng tự sửa chữa được nhiều" . Như thế, thực hành dân chủ đa lại tác dụng giải
phóng tiềm năng sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát
triển không chỉ đối với toàn xã hội mà đến với từng tập thể và mỗi con người. Trái lại,
Người cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà
trước hết là vì: cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".
Như vậy, thực hành dân chủ, một mặt khẳng định hơn nữa quyền làm chủ của
nhân dân lao động, mặt khác tạo ra điều kiện khắc phục những hạn chế của sự vi phạm
dân chủ, phát huy sáng tạo cá nhân và tập trung được trí tuệ của tồn dân. Đây chính là

q trình tạo ra những tiền đề chính trị đưa xã hội tiến lên trạng thái mới phát triển hơn
nữa nền dân chủ xã hội.
Quan điểm và sự chỉ đạo thực tiễn trên đây của Hồ Chí Minh cho thấy: Người
khơng chỉ phát huy tác dụng của thực hành dân chủ mà còn đưa nó trở thành các phong
trào nhân dân, sử dụng quyền hành, lực lượng và phát huy trí tuệ của nhân dân để đạt
tới mục tiêu ai cũng được hưởng quyền tự do, dân chủ, vì lợi ích của nhân dân. Nhờ
thực hành dân chủ mà việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng được tổ chức thành các
phong trào nhân dân rộng rãi, Hồ Chí Minh đã phát huy tối đa nội lực của dân tộc để
thành công trong cả quá trình vận động và thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Đ ưa


nhân dân trở thành chủ thể tự giác tham gia vào các hoạt động cách mạng và xây dựng
xã hội mới thông qua các phong trào dân chủ là tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, Người
nói: "Có phát huy dân chủ cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng nhân dân đa
cách mạng tiến lên" và "Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới
chế độ mà nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua". Khi trở
thành phong trào thi đua của nhân dân, xã hội tự nó đã tiến lên một điểm xuất phát mới
với trạng thái mới, do đó, q trình dân chủ hoá mở ra sự phát triển mới cho xã hội.
Vì vậy, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tới vấn đề phát triển và thực hành dân chủ
trong xây dựng chế độ dân chủ mới, xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng, cũng như các
tổ chức quần chúng xã hội, xây dựng khối đoàn kết toàn dân... Theo Người, "phải thực
hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia
thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành cơng càng đầy
đủ, mau chóng".
Những vấn đề này cho thấy, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ trình độ của một nền dân
chủ chính là thể hiện ở mức độ tham gia của nhân dân vào các hoạt động của xã hội,
của đất nước. Và như thế, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy các mục tiêu dân chủ được chính
nhân dân thực hiện bằng những phong trào dân chủ sẽ liên tục xây đắp được những nấc
thang trình độ dân chủ mới với sự nỗ lực và phát triển ngày càng cao của khối đồn kết
tồn dân. Do đó, với dân chủ, nhân dân có thể thực hiện được bất cứ nhiệm vụ nào vì

sự nghiệp giải phóng của chính bản thân nhân dân.
CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khẳng định “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”. Do vậy,
trong thực hiện cần tiếp tục quán triệt và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thứ nhất, Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân;
vấn đề cốt tử là làm sao để nhân dân thực sự làm chủ vận mệnh của đất nước. Để quyền
làm chủ của nhân dân được bảo đảm và thực thi trong cuộc sống, cần xây dựng và hoàn
thiện thể chế, phương thức, cơ chế thực hiện. Người chỉ rõ, phải xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, trong đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng Nhà nước pháp
quyền và các tổ chức xã hội do chính họ lập ra và quản lý. Theo đó, nhân dân vừa là người
cử ra chính quyền các cấp, vừa là người quản lý, kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ hoạt động của
bộ máy quyền lực đó
Trong 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, bộ máy nhà nước ở Việt Nam đã có
bước phát triển cả về tổ chức và hoạt động, theo hướng bảo đảm nhà nước của dân, do
dân, vì dân, đủ năng lực để thực hiện quyền lực nhà nước trong điều kiện mới. Hoạt động
của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, của Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát
nhân dân được xây dựng bảo đảm giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và
tính dân tộc, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Quốc hội ban hành nhiều


bộ luật, luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhiều pháp lệnh và nghị quyết. Ðiều
này chứng tỏ sự phát triển về năng lực lập pháp của Quốc hội, kịp thời cụ thể hóa đường
lối của Ðảng trong hoạt động thực tiễn; bảo đảm dân quyền, nhân quyền và có tính nhân
văn sâu sắc. Ðồng thời, tiến hành bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật phù
hợp yêu cầu thực tiễn của đất nước; bước đầu đã cải tiến được quy trình xây dựng luật, ban
hành nhiều văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế.
Chúng ta đã và đang đi đúng hướng khi thực hiện xây dựng nhà nước gọn, nhẹ, có hiệu

lực, phù hợp sự phát triển mới của cuộc sống, trong đó nổi lên vấn đề quan trọng là xây
dựng các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp khơng có đặc quyền, đặc lợi, bộ máy
nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vận hành và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm
mọi quyền lợi thật sự đều hướng về và thuộc về nhân dân. Theo đó, nguyên tắc tổ chức
quyền lực nhà nước được quy định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013; chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn. “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự
phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân được
Đảng ta đúc kết thành cơ chế, chính sách quản lý, điều hành đất nước: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Cơ chế đó phát huy được tính tích cực, chủ động của các
tổ chức chính trị - xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đáp ứng
đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền mà Đảng ta xây dựng là nhà nước tôn trọng pháp
luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước ta là
Nhà nước của dân, pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, bảo vệ quyền lợi của nhân dân,
nhưng phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế: “Nghiêm chỉnh thực hiện dân chủ
với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch. Triệt để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của
Nhà nước” Luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát cơng
việc của Chính phủ; đồng thời, nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ
thuộc ngành hành pháp và tư pháp phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật. Để tiến
tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Đảng rất quan tâm đến việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý
nhà nước, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư, tận tâm, tận lực suốt đời phục vụ nhân dân. Đồng thời, ln đề
phịng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết

chống ba thứ giặc nội xâm là: Tham ô, lãng phí, quan liêu. Cùng với đó, Đảng rất coi trọng
việc giáo dục pháp luật cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm
chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực cơng dân, khuyến khích nhân dân tham
gia vào các cơng việc của Nhà nước.
 Và thực tiễn 35 năm đổi mới cho thấy Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung hơn vào
quản lý, điều hành vĩ mô, năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng; cải cách
hành chính được chú trọng, nhất là thủ tục hành chính; tổ chức Chính phủ được sắp xếp
hợp lý hơn, tổ chức chính quyền địa phương đang được thí điểm các mơ hình theo hướng


hiệu quả hơn. Vì thế chúng ta đã một bước nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước; phân định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước được tăng cường.
Thứ ba, Nhà nước ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất
giai cấp cơng nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi.  Đảng ta là đảng cầm quyền
chứ không phải đảng trị, mọi cán bộ, đảng viên phải biết tôn trọng Nhà nước, gương mẫu
chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”3. Trước u cầu của cơng cuộc đổi
mới tồn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân phải tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng, học tập, làm theo
tấm gương Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân. 
Ðặc biệt, vừa qua khi đất nước phải đối phó với đại dịch Covid-19, Ðảng, Nhà nước
và Chính phủ đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Cùng với đó là các
chính sách hỗ trợ khắc phục thiên tai, lũ lụt ở miền trung; với quan điểm tất cả mọi chủ
trương, chính sách, phúc lợi đều hướng về người dân. Mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía
sau đã có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã
hội, đồng thời thể hiện cam kết một "Chính phủ hành động" thật sự đã tạo được niềm tin

mãnh liệt trong nhân dân và nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Thực tế cho thấy, bên các thành tựu đạt được chúng ta còn có những hạn chế nhất
định trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do đó, cần có một hệ thống giải
pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, để thật sự bảo đảm
quyền làm chủ và đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân.
Một là, tiếp tục tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân, tính dân tộc
của Nhà nước, bảo đảm nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. Trước hết cần phát huy
hơn nữa vai trò lãnh đạo của Ðảng với Nhà nước. Ðảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ
trương, đường lối, bằng cơng tác cán bộ, bố trí, sắp xếp đúng cán bộ, làm tốt việc kiểm tra,
giám sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ. 
Hai là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất
cả quyền lực đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng
và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi mới
của thực tiễn. Duy trì, thực hiện có hiệu quả trên thực tế các hoạt động kiểm tra, giám sát
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.
 Ba là, tiếp tục nâng cao hơn nữa hoạt động của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội;
đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính. Chú trọng xây dựng Chính phủ "liêm chính và
kiến tạo". Xây dựng các cơ quan bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có
hiệu quả, bảo đảm quyền làm chủ của người dân.


 
Bốn là, tập trung hoàn thiện bộ máy nhà nước và quy chế hoạt động, xây dựng đội
ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Có cơ chế, chế tài xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, công chức tham ô, tham
nhũng, xa dân, thiếu tôn trọng dân, và nhũng nhiễu dân. Ðể đảm bảo tốt công việc này, cần
thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, khuyến khích, bảo vệ những người tích cực
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.


KẾT LUẬN
Như vậy, qua phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân
cử ra”, ta có một cái nhìn tổng qt và sâu sắc hơn về tư tưởng của Người về một nhà
nước dân chủ của dân, do dân, vì dân. Cũng từ việc học tập và nghiên cứu, ta thấy rõ được
những giá trị hết sức to lớn trong tư tưởng của Người cũng như thấy được Đảng và Nhà
nước ta đang vận dụng tư tưởng của Người vào trong công cuộc xây dựng một nhà nước
độc lập, tự do, dân chủ thế nào trong thời đại ngày nay.
Hy vọng qua bài tập nhóm của nhóm 4, các bạn đọc có thể trang bị cho mình những
kiến thức và hiểu biết cơ bản nhất về tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do
dân, vì dân. Vận dụng những kiến thức đó để thấu hiểu hơn những gì mà ơng cha ta đã,
Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng hiện thực hóa cho dân tộc Việt Nam ta. Từ đó cũng ý
thức được trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc, ra sức cống hiến, đóng góp cho sự
nghiệp chung của dân tộc.



×