Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.68 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------

PHAN THỊ VUI

TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 4/2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------

PHAN THỊ VUI

TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn

Đà Nẵng, tháng 4/2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của cơng trình này là của bản than tơi, đƣợc


thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn.
Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các cơng trình nghiên cứu đã
đƣợc chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung
thực của cơng trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng

năm 2021

Sinh viên

Phan Thị Vui


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liệu

Tên bảng

Bảng 3.1

Bảng khảo sát từ đơn trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc

Trang
44 - 46

dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa tồn dân nhƣng
khác về hình thức ngữ âm”.

Bảng 3.2


Bảng khảo sát từ ghép đẳng lập trong từ địa phƣơng Quảng

47

Nam thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa tồn dân
nhƣng khác về hình thức ngữ âm”

Bảng 3.3

Bảng khảo sát từ ghép chính phụ trong từ địa phƣơng Quảng

48

Nam thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa tồn dân
nhƣng khác về hình thức ngữ âm”.

Bảng 3.4

Bảng khảo sát từ láy trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc

49

dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng
khác về hình thức ngữ âm”.

Bảng 3.5

Bảng khảo sát từ đơn trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc

51


dạng “khơng có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”.

Bảng 3.6

Bảng khảo sát từ ghép chính phụ trong từ địa phƣơng Quảng

52 - 53

Nam thuộc dạng “khơng có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng
khác”.

Bảng 3.7.

Bảng khảo sát từ láy trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc
dạng “khơng có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”.

54


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 1
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3
6. Ý kiến đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3
7. Bố cục đề tài ................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
TỔNG QUAN VỀ HAI TÁC PHẨM QN GỊ ĐI LÊN, NGỒI KHĨC TRÊN

CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH. ................................................................................. 5
1.1 Từ địa phƣơng và từ địa phƣơng Quảng Nam: .................................................... 5
1.1.1. Từ địa phƣơng ..................................................................................................... 5
1.1.2. Từ địa phƣơng Quảng Nam ................................................................................ 8
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hai tác phẩm Qn gị đi lên, Ngồi khóc trên cây ........... 9
1.2.1. Khái lƣợc về Nguyễn Nhật Ánh ...................................................................... 9
1.2.2. Phong cách nghệ thuật ................................................................................... 10
1.2.3. Tổng quan về hai tác phẩm Qn Gị đi lên, Ngồi khóc trên cây .............. 12
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .......................................................................................14
2.1. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng
giống với nghĩa tồn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”. ................................. 15
2.1.1. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 17
2.1.2. Nghĩa từ điển .................................................................................................... 22
2.1.3. Nghĩa văn cảnh ................................................................................................. 27
2.2. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “khơng có từ tƣơng
đƣơng ở địa phƣơng khác” .......................................................................................... 33
2.2.1. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 33
2.2.2. Nghĩa từ điển .................................................................................................... 35
2.2.3. Nghĩa văn cảnh: ................................................................................................ 39
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ CỦA CÁC TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .......................................................................... 44


3.1. Đặc điểm cất tạo từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý
nghĩa từ vựng giống với nghĩa tồn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm” ......... 44
3.1.1. Từ đơn ............................................................................................................... 44
3.1.2. Từ phức ............................................................................................................. 46
3.2. Đặc điểm cấu tạo từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng
“khơng có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác” ....................................................... 51

3.2.1. Từ đơn ............................................................................................................... 51
3.2.2. Từ phức ............................................................................................................. 52
CHƢƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .......................................................................... 57
4.1. Vai trò của từ địa phƣơng đối với nội dung thể hiện: ....................................... 57
4.1.1. Từ địa phƣơng đối với việc tái hiện bức tranh hiện thực: ................................ 57
4.1.2. Từ địa phƣơng đối với việc khắc họa nhân vật ................................................ 63
4.2. Vai trị của từ đia phƣơng trong ngơn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh..........67
4.2.1. Vai trò của từ địa phƣơng trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh ..........67
4.2.3. Vai trò của từ địa phƣơng trong giọng điệu của Nguyễn Nhật Ánh ................. 68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 75


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phƣơng ngữ học, từ vựng học, từ địa
phƣơng nhƣng sự miêu tả một cách cụ thể đơn vị từ ngữ địa phƣơng ở một vùng địa bàn
hẹp nhƣ là một tỉnh và trong các phong cách chức năng ngơn ngữ khác nhau thì vẫn cần
những khảo sát cụ thể.
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có cơng trình về từ địa phƣơng Quảng Nam,
tập hợp những đơn vị đƣợc xem là từ địa phƣơng của Quảng Nam nhƣng khả năng hoạt
động của chúng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau chƣa đƣợc khảo sát một cách
chi tiết. Vì thế, chúng tơi quan niệm rằng nghiên cứu từ địa phƣơng trong các sáng tác
của một nhà văn quê ở Quảng Nam, thƣờng viết về đất hồn ngƣời Quảng nhƣ Nguyễn
Nhật Ánh là một sự nghiên cứu thiết thực. Một mặt vừa làm sáng tỏ năng lực hoạt động
của từ ngữ địa phƣơng trong một tác phẩm văn chƣơng; một mặt vừa nhận diện đƣợc nét
riêng ở một nhà văn có tính đại diện trong một giai đoạn văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc tìm hiểu và nghiên cứu đặc trƣng của từng vùng phƣơng ngữ nói chung và
tiếng Quảng Nam nói riêng đã đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm. Trƣớc hết, việc phân
vùng phƣơng ngữ tiếng Việt vẫn là cơng việc phức tạp và cịn nhiều ý kiến khác nhau. Có
ý kiến chia tiếng Việt thành 5 vùng phƣơng ngữ (Nguyễn Bạt Tụy, Huỳnh Cơng Tín…);
có ý kiến chia thành 4 vùng phƣơng ngữ (Nguyễn Kim Thản…). Bàn về vấn đề này,
Hoàng Thị Châu trong cuốn Phương ngữ học tiếng Việt đã chia tiếng Việt thành 3 vùng
phƣơng ngữ đó là phƣơng ngữ Bắc, phƣơng ngữ Trung và phƣơng ngữ Nam. Trong đó,
tiếng Quảng Nam nằm ở cực Bắc của phƣơng ngữ Nam. Đồng thời, Hoàng Thị Châu
cũng đề cập đến sự biến đổi phụ âm cuối và nhận xét nguyên nhân là do ảnh hƣởng của
các phƣơng ngữ Quảng Đơng, Trung Quốc. (Xem [3, tr.88, 89]).
Có thể khẳng định rằng, Cao Xuân Hạo (1986) là ngƣời đầu tiên miêu tả thổ ngữ
Quảng Nam dựa trên phƣơng diện ngữ âm học. Trong bài viết “Nhận xét về các nguyên


2
âm của một phƣơng ngữ ở tỉnh Quảng Nam”, ông miêu tả những biến thể của các nguyên
âm trong vần tùy theo âm cuối đứng sau nó; ơng cho rằng có sự mất đối lập nguyên âm
/a/ và /a:/.
Cùng bàn về đặc trƣng trong nguyên âm tiếng Quảng Nam, Vƣơng Hữu Lễ và
Hoàng Dũng trong Ngữ âm tiếng Việt cũng chỉ ra rằng nguyên âm “ơ ngắn” trong giọng
Hà Nội đƣợc phát âm nhƣ “a ngắn” trong giọng Quảng Nam, nhƣ ân nhân thành en
nhen; trong khi “a ngắn” của Hà Nội đƣợc phát âm nhƣ “e dài” trong giọng Quảng Nam,
ví dụ ăn năn thành eng neng. (Xem [7, tr.114]).
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả là các nhà ngôn ngữ học hàng đầu Việt Nam
nghiên cứu tiếng Quảng Nam, từ góc độ ngữ âm đến từ vựng và các mặt khác. Những
đóng góp đó đã góp chung vào kho tri thức về tiếng Quảng Nam, giúp chúng ta ngày
càng rõ hơn bộ mặt của tiếng Việt trong sự đa dạng và phong phú của nó. Tuy vậy, do
những mục đích khác nhau, các cơng trình đó vẫn chƣa bao quát hết mọi bình diện của
tiếng Quảng.
Nghiên cứu về từ địa phƣơng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, theo khảo sát

sơ bộ của chúng tơi có một số cơng trình nhƣ: Khóa luận tốt nghiệp Từ địa phương trong
văn Nguyễn Ngọc Tư – Đặng Thị Minh Hoa, năm 2007; Khóa luận tốt nghiệp Từ địa
phương nam bộ trong tác phẩm Lê Vĩnh Hòa – Tống Trung Trung, năm 2009; Luận văn
thạc sĩ Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, Trần Thị Thúy Hằng,
năm 2019…
Nhƣ vậy, nghiên cứu về phƣơng ngữ nói chung và từ địa phƣơng nói riêng đã thu
hút đƣợc sự chú ý của khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Thế nhƣng, vấn đề từ địa
phƣơng mà cụ thể hơn là các từ địa phƣơng Quảng Nam trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
vẫn chƣa có cơng trình hay bài viết nào đề cập đến một cách hệ thống.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Là các từ địa phƣơng Quảng Nam – Đà Nẵng trong văn
Nguyễn Nhật Ánh.


3
- Phạm vi khảo sát: Đề tài tập trung nghiên cứu từ địa phƣơng trong hai truyện:
Quán Gò đi lên, Ngồi khóc trên cây.
Tiêu chí thống kê những từ đƣợc gọi là từ địa phƣơng Quảng Nam, chúng tôi dựa
chủ yếu vào cơng trình Từ điển phương ngữ Quảng Nam của Phạm Văn Hảo (chủ biên).
Ngồi ra cịn có một số từ mà ở cơng trình đó khơng có, Từ điển tiếng Việt khơng có,
chúng tơi vẫn thống kê và khảo sát ở một mục riêng.
4. Mục đích nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát về mặt cấu tạo, về mặt đặc điểm ngữ nghĩa của tất cả các từ
địa phƣơng trong hai tác phẩm Qn Gị đi lên, Ngồi khóc trên cây Nguyễn Nhật Ánh.
- Phân tích năng lực diễn đạt của các từ ngữ địa phƣơng đó trong văn Nguyễn
Nhật Ánh.
- Phân tích năng lực chi phối của những từ ngữ địa phƣơng đối với nội dung biểu
hiện; đối với hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm và vai trị của từ ngữ địa phƣơng
trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chính sau đây:
-

Phƣơng pháp phân tích, miêu tả ngơn ngữ.

-

Thủ pháp thống kê.

-

Phƣơng pháp phân tích liên hội so sánh trong tác phẩm.

6. Ý kiến đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu của đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhƣ sau:
- Hệ thống, phân loại và tập hợp từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh qua
hai tác phẩm tiêu biểu.


4
- Đóng góp vào việc tìm hiểu đặc trƣng của phƣơng ngữ Quảng Nam thơng qua
việc khảo sát, tìm hiểu về mặt cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của tất cả các từ ngữ địa
phƣơng trong hai tác phẩm Qn Gị đi lên, Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh.
- Thơng qua việc tìm hiểu, phân tích các từ ngữ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong
tác phẩm, góp phần làm rõ năng lực chi phối của những từ ngữ địa phƣơng ấy đối với nội
dung biểu hiện, đối với hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm và vai trị của từ ngữ địa
phƣơng trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài và tổng quan về hai tác phẩm

Quán gò đi lên, Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh.
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ địa phƣơng Quảng Nam trong văn
Nguyễn Nhật Ánh.
Chƣơng 3: Đặc điểm cấu tạo từ của các từ ngữ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật
Ánh.
Chƣơng 4: Tầm tác động của từ ngữ địa phƣơng Quảng Nam trong văn Nguyễn
Nhật Ánh.


5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VỀ
HAI TÁC PHẨM QUÁN GÒ ĐI LÊN, NGỒI KHÓC TRÊN CÂY
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH.
1.1 Từ địa phƣơng và từ địa phƣơng Quảng Nam:
1.1.1. Từ địa phương
a. Khái niệm
Đối lập với ngơn ngữ tồn dân là phƣơng ngữ, nói cách khác phƣơng ngữ là một
bộ phận của ngơn ngữ tồn dân. Phƣơng ngữ có hai loại là phƣơng ngữ địa lý và phƣơng
ngữ xã hội. Phƣơng ngữ địa lí có thể là một vùng, ví dụ: phƣơng ngữ Trung (Thanh Hóa,
Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế); có thể là phƣơng ngữ của một
khu vực hẹp hơn nhƣ: phƣơng ngữ Quảng Nam. Bộ phận thứ hai của phƣơng ngữ là
phƣơng ngữ xã hội nhƣ: tiếng lóng, biệt ngữ (biệt ngữ triều đình, biệt ngữ tơn giáo, biệt
ngữ tín ngƣỡng).
Trong phƣơng ngữ địa lí, ngƣời ta có thể nghiên cứu về các ngữ âm lẫn hệ thống
từ vựng. Trong hệ thống từ vựng của một vùng miền nào đó có những từ ngữ của riêng
vùng miền đó, những đơn vị này gọi là từ địa phƣơng. Điều này có nghĩa, từ địa phƣơng
là một bộ phận của phƣơng ngữ.
Từ địa phƣơng là một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm.
Mỗi nhà ngơn ngữ học có một quan niệm riêng về từ địa phƣơng:

- Các nhà từ vựng học đã đưa ra các cách định nghĩa về từ địa phương như sau:
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ địa phƣơng là những từ ngữ đƣợc dung hạn chế ở
một hoặc một vài địa phƣơng. Nói chung từ địa phƣơng là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ
văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phƣơng thƣờng mang sắc thái tu
từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phƣơng, đặc điểm của nhân vật…” [5, tr.292, 293]


6
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt cho rằng: “Những đơn
vị từ vựng địa phƣơng là những đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm
theo sự khác nhau về ngữ âm nhiều hay ít nhƣng khơng nằm trong những sai dị ngữ âm
đều đặn hay không đều đặn…” [1, tr.261]
Nguyễn Văn Tu: “Từ địa phƣơng khơng có trong ngơn ngữ văn học mà thuộc về
tiếng nói của một vùng đất nhất định. Chúng mang sắc thái địa phƣơng. Ngƣời của địa
phƣơng này không hiểu đƣợc những từ của địa phƣơng khác.” [10, tr.234]
Nhìn chung các nhà từ vựng học trên đều cho rằng: từ địa phƣơng là hệ thống từ
vựng của một vùng nhất định, không phải là từ vựng của ngơn ngữ tồn dân. Chúng
mang sắc thái địa phƣơng.
- Các từ điển lại định nghĩa từ địa phương như sau:
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Phƣơng ngữ là “biến thể
theo địa phƣơng hoặc theo tầng lớp xã hội của một ngôn ngữ.” [9, tr.793]
Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên định nghĩa
nhƣu sau: Từ địa phƣơng là “Từ của một phƣơng ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó
và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phƣơng đó.” [11, tr.339]
Phƣơng ngữ là một khái niệm rộng, khi nghiên cứu phƣơng ngữ đòi hỏi phải nghiên
cứu ở tất cả mọi mặt của ngôn ngữ: mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Ở đây chúng tôi chỉ
đề cập đến mặt từ vựng của phƣơng ngữ, khơng phân tích mặt ngữ âm và ngữ pháp.
Tuy mỗi nhà nghiên cứu đều có cách định nghĩa riêng nhƣng quan điểm chung của
các nhà từ vựng học, nhà phƣơng ngữ học và các từ điển đều khơng có sự khác biệt nào
đáng kể.

Tập hợp các ý kiến trên, ở luận văn này chúng tôi quan niệm: Từ địa phƣơng là
những từ ngữ của ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất của nó là
ở một địa phƣơng nhất định nào đó, địa phƣơng đó có thể là một vùng, một tỉnh, một
huyện, thậm chí một làng.


7
b. Các dạng từ địa phương
Theo Bùi Trọng Ngoãn trong bài giảng Từ vựng tiếng Việt trong hệ thống và trong
sử dụng, có thể phân loại từ địa phƣơng thành ba dạng nhƣ sau [8, tr. 63-65]:
- Khơng có từ tƣơng đƣơng ở các địa phƣơng khác.
Chẳng hạn Nam Bộ có những từ nhƣ:
“sạ”: gieo thẳng hạt giống lúa xuống ruộng nƣớc.
“rộng”: thả cá trong chum vại để dành.
“ém”: ném vào hay nén xuống, không để lộ ra.
Hoặc tên gọi những loại hoa trái nhƣ “sầu riêng”, “xồi tƣợng”,…
- Có ý nghĩa giống với từ vựng toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm
Ví dụ:
Từ địa phƣơng

Từ tồn dân

-

Bơng điệp (Năm bộ)

-

Hoa phƣợng


-

Chộ (khu IV cũ)

-

Thấy

-

Ngái (khu IV cũ)

-

Xa

-

Mô (khu IV cũ)

-

Đâu

- Có hình thức ngữ âm giống với từ vựng tồn dân nhƣng ý nghĩa lại hồn tồn
khác
Ví dụ: Trong từ vựng tồn dân, “nón” là đồ dùng hình chop làm bằng lá để che
đầu. Trong khi đó, ở Nam Bộ thì “nón” bao gồm cả mũ và nón hay là vật đội đầu nói
chung.



8
1.1.2. Từ địa phương Quảng Nam
Chúng tôi trở lại với quan niệm về phƣơng ngữ Quảng Nam. Đối với việc phân
chia vùng phƣơng ngữ, Hoàng Thị Châu [2, tr.88, 89] đã chia tiếng Việt thành ba vùng
phƣơng ngữ:
- Phƣơng ngữ Bắc: Các tỉnh Bắc bộ.
- Phƣơng ngữ Trung: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Phƣơng ngữ Nam: Từ Đà Nẵng trở vào.
Trong khi đó Phạm Văn Hảo [4, tr.13] lại chia theo cách nhƣ sau:
- Phƣơng ngữ Bắc: gồm Bắc Bộ và Thanh Hóa.
- Phƣơng ngữ Trung: từ Nghệ An đến Bình Thuận. Phƣơng ngữ này chia làm hai
vùng, gồm: a) Trung Bắc, từ Nghệ An đến hết Thừa Thiên; b) Trung Nam, từ Đà Nẵng
trở vào đến hết Bình Thuận.
- Phƣơng ngữ Nam: khu vực Nam Bộ còn lại.
Trong phạm vi luận văn chúng tôi không bàn về sự phân chia này
Trƣơng Thị Diễm trong Từ xưng hơ có nguồn gốc danh từ thân tộc đã từng nhận
định rằng “Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc” [3, tr.1] và là linh hồn của mỗi vùng
miền. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có một đặc trƣng riêng trong đời sống văn hóa, trong
cách nghĩ, trong cách nhận thức thế giới. “Đặc trƣng ấy ghi dấu ấn trong hoạt động xã
hội, truyền thống văn hóa và thói quen sử dụng ngơn ngữ của cộng đồng” [3, tr.1]. Điều
đó có nghĩa là thói quen sử dụng ngơn ngữ gắn bó mật thiết với bản sắc văn hóa và cách
nhận thức hiện thực khách quan của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Từ địa phƣơng Quảng
Nam cũng khơng nằm ngồi những quy luật chung đó.
Từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc lớp khẩu ngữ, bình dị, gần gũi với đời sống sinh
hoạt. Nói đến từ địa phƣơng Quảng Nam, chúng ta hình dung ra một thứ ngôn ngữ mang


9

nhiều sắc thái riêng của miền đất giàu truyền thống văn hóa, với những con ngƣời chất
phác, thật thà, “ăn cục nói hịn”; nơi vừa có cái gì mới mẽ lạ lẫm, nhƣng cũng có cái gì
hết sức thân thuộc nhƣ gốc rễ xa xƣa của tổ tiên còn đƣợc lƣu giữ và bảo tồn.
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hai tác phẩm Qn gị đi lên, Ngồi khóc trên cây
1.2.1. Khái lược về Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh vừa là tên thật cũng vừa là bút danh. Ông sinh ngày 07/05/1955
tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Thuở nhỏ, ơng theo học tại các trƣờng Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh.
Từ năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gịn, theo học ngành Sƣ phạm.
Ơng đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 đến nay, ơng là phóng viên và bình luận viên thể thao báo
Sài Gịn Giải Phóng với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngồi ra, Nguyễn Nhật Ánh cịn có
những bút danh khác nhƣ Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đơng Phƣơng Sóc, Sóc Phƣơng
Đơng,…
Năm 13 tuổi, ơng đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một
tập thơ “Thành phố tháng tư” (NXB Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim).
Năm 1985, ông cho ra mắt cuốn Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985).
Đây là tác phẩm truyện dài đầu tiên của ông.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc TW Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trao giải thƣởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông đƣợc bầu chọn là nhà văn
đƣợc yêu thích nhất trong 20 năm (1975 – 1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến bạn đọc về
các gƣơng mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh
và báo Tuổi Trẻ. Đồng thời đƣợc Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong
20 nhà văn trẻ tiêu biểu nhất trong 20 năm (1975 – 1995).
Năm 1998, ông đƣợc NXB Kim Đồng trao giải thƣởng cho nhà văn có sách bán
chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa đƣợc TW Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chƣơng Vì thế hệ trẻ và đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao
tặng giải thƣởng.



10
Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
và gặt hái đƣợc nhiều thành cơng: đƣợc báo Ngƣời Lao động bình chọn là tác phẩm hay
nhất năm 2008; giải Vàng sách hay của xuất bản Việt Nam năm 2009; giải thƣởng văn
học Việt Nam 2010.
Ngày 24/10/2010, cuốn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ra mắt độc giả.
Và cuốn sách mới nhất xuất bản ngày 06/03/2014 có tên Chúc một ngày tốt lành.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật
 Nhà văn của tuổi thơ
Nguyễn Nhật Ánh thuộc số ít nhà văn thành cơng trong cả mảng truyện viết cho
thiếu nhi và sách cho tuổi mới lớn. Viết cho thiếu nhi, đƣợc sống lại lần thứ hai với tuổi
thơ của mình, những kỉ niệm tuổi thơ cứ sống dậy và tn trào theo ngịi bút của Nguyễn
Nhật Ánh. Ông viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc trong thế giới tuổi trẻ hiện tại:
những cuộc học, những cuộc chơi và những mối tình thơ dại. Trong những câu chuyện
mà nhà văn kể, chẳng có chút bóng dáng của viễn tƣởng, cũng chẳng phải là những câu
chuyện ly kì để kích thích trí tị mò chuộng lạ của độc giả trẻ tuổi nhƣ ở các câu chuyện
cổ tích, ấy thế mà giới trẻ vẫn “say truyện ông nhƣ say điếu đổ”, vẫn hăm hở đi vào sân
chơi truyện của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ đi vào điểm hẹn quen thuộc của mình.Trong
những tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh ln giữ đƣợc cái nồng nhiệt, vơ tƣ, chân
thành, dí dỏm, tinh nghịch và hiếu động của tuổi trẻ; nói bằng giọng văn, bằng ngơn ngữ
của giới trẻ; nghĩ những điều giới trẻ nghĩ và đã thấy những gì giới trẻ nhìn thấy.
Tuổi học trị – lứa tuổi mà những ý tƣởng cảm xúc đều chƣa định hình rõ rệt, nó
có rồi khơng, xuất hiện rồi tự xoá đi. Những mơ mộng viển vong, những tƣởng tƣợng
khơng giới hạn, những góc cảm xúc khẽ rung động của trái tim dạo những khúc tình ca
của những mối tình tuổi 17-18. Nhà văn nắm bắt tâm lý và diễn tả chiều sâu của tâm
trạng, phác hoạ đƣợc dáng vẻ sinh thành của thế giới nội tâm này. Ông ghi lại, chép lại và
xây dựng lại câu chuyện của những cô cậu đang bƣớc vào khoảng trời của tuổi biết buồn.
Trẻ con đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh thì phục lăn vì nhà văn “đi guốc vào trong bụng
họ”; độc giả ngƣời lớn thì bất giác mỉm cƣời, mơ màng nhớ lại một thời thơ dại và ao ƣớc
“cho tôi xin một vé về tuổi thơ”.



11
Nếu thử điểm danh sẽ thấy khơng q khó để chỉ ra những cây bút đã và đang viết
cho thiếu nhi ở Việt Nam nhƣ Võ Quảng, Lê Minh Quốc, Tơ Hồi, Quế Hƣơng, Trần
Trung Sáng, Bùi Tự Lực,… nhƣng để chọn một ngƣời lớn thật sự biết “kể chuyện của trẻ
em” theo nhiều điểm nhìn, có lẽ ít ai vƣợt qua Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh đã
từng đƣợc bình chọn là nhà văn đƣợc u thích nhất trong 20 năm (1975 – 1995). Điều
đáng nói là, phần thƣởng dành cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không chỉ ở danh hiệu mà
chính bởi vì nhà văn viết về thiếu nhi một cách am hiểu, nhà văn kể về thiếu nhi chứ
không làm nhiệm vụ là kể chuyện cho chúng nghe. Có sự khác biệt lớn giữa việc kể
chuyện cho thiếu nhi và kể chuyện về thiếu nhi. “Nguyễn Nhật Ánh không chỉ kể chuyện
cho thiếu nhi, kể chuyện về thiếu nhi mà nhà văn còn là ngƣời – kể - chuyện – của – thiếu
– nhi”. [12]
Đó cũng chính là lí do, khiến cho các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn là đối
tƣợng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà làm phim. Từ thành công vang dội của
bộ phim Kính vạn hoa đƣợc chuyển thể từ tác phẩm cùng tên, đã trở thành một phần
trong tuổi thơ của biết bao thế hệ thanh thiếu niên; đến các bộ phim điện ảnh nhƣ Cô gái
đến từ hôm qua, Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,…
 Nhà văn của đất và người xứ Quảng
Có một thực tế ít ngƣời nhớ đến và với những ai yêu truyện Nguyễn Nhật Ánh,
theo dõi đầy đủ những tác phẩm của ơng đều biết rằng tồn bộ bối cảnh cũng nhƣ nhân
vật trong truyện ông sáng tác đều lấy cảm hứng từ vùng đất Quảng Nam. Có thể nói rằng,
nguồn cảm hứng ấy không chỉ là mạch sống của truyện mà còn là cái thần thái, riêng biệt
tạo nên sự thành công màu sắc không lẫn vào đâu của những đứa con tinh thần mang tên
Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh sáng tác chỉ bằng chất liệu thô mộc của những năm
tháng tuổi thơ sống tại Thăng Bình đã ấp iu tâm hồn ơng. Khơng ngoa khi nói rằng
Nguyễn Nhật Ánh chính là chiếc cầu nối khiến những địa danh tƣởng chừng nhƣ xa lạ vô
danh với bạn đọc trong nƣớc cũng nhƣ thế giới trở nên gần gũi.
Trong những cốt truyện của ơng địa danh Qn Gị, chợ Đo Đo, thị trấn Hà Lam

trở nên sống động, thân thƣơng. Có lần một ngƣời bạn của tơi từ Sài Gòn về chơi đã hỏi:


12
" mày, chứ cái chỗ Quán Gò trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có gần đây khơng vậy "
Xúc động biết bao khi vùng đất Quảng Nam một nắng hai sƣơng có đƣợc những tình cảm
thân thiết nhƣ vậy từ bạn đọc khắp nơi. Kể cả những ai chƣa từng một lần đến Quảng
Nam thơng qua những dịng chữ trong trẻo vẫn ƣớc ao một lần đƣợc là nhân vật trong
truyện để sống lại từng giây phút tuổi thơ.
Trong buổi giao lƣu với bạn đọc Quảng Nam hồi cuối tháng 4 -2015 nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: "Trong khi sáng tác tơi khơng bao giờ cố tình đƣa địa danh
Quảng Nam vào tác phẩm mà đó hồn tồn là tự nhiên. Bởi Quảng Nam đối với tôi là
nguồn chất liệu vơ tận, nó khơng bao giờ cạn kiệt mà càng suy tƣ về nó tơi càng có thêm
nhiều đất viết". Ta có thể thấy rõ thứ tình cảm ấy trong những đứa con tinh thần của ơng,
trong đó từ ngữ đƣợc xem nhƣ là yếu tố nổi trội nhất. Từ ngữ trong văn Nguyễn Nhật
Ánh là thứ từ ngữ dân dã, bình dị lấy thẳng từ cuộc sống đời thƣờng chung quanh, là
những từ địa phƣơng mà ta cứ ngỡ chỉ khi đến vùng đất xứ Quảng thân thƣơng ấy mới có
thể bắt gặp.
1.2.3. Tổng quan về hai tác phẩm Qn Gị đi lên, Ngồi khóc trên cây
 Qn Gị đi lên
Quán Gò Đi Lên là một câu chuyện lấy cảm hứng từ địa danh ngôi làng Đo Đo –
quê hƣơng của tác giả, đồng thời là một địa điểm ăn uống nổi tiếng ở Quảng Nam. Với
cách kể chuyện dung dị, đậm màu sắc hóm hỉnh, tác giả đã khắc họa thành công cuộc
sống mƣu sinh và những rung động thuần khiết của những cô cậu thiếu niên tại quán Đo
Đo.
Đây là một câu chuyện xoay quanh một quán ăn nhỏ tí tẹo , nằm ngay trong Sài
Gịn hoa lệ. Là những câu chuyện nhỏ của những nhân vật tình cờ gặp nhau ở đây và từ
đó tình bạn, tình yêu chớm nở cực kì đáng yêu… Một lần nữa nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
lại miêu tả chân thực những suy nghĩ, tâm tƣ của tuổi trẻ và kể lại hết sức sinh động. Câu
chuyện mang đến cho bạn đọc những phút giây thƣ giãn cực kì ý nghĩa, những câu

chuyện thƣờng ngày, bình dị và rất đỗi thân quen.


13
Tác giả xây dựng hình tƣợng nhân vật, đặt nhân vật vào những tình huống cực kỳ
éo le và rồi tìm ra cách giải quyết một cách ngớ ngẩn làm ngƣời đọc đơi khi phải bật cƣời
vì những điều ngơ nghê ấy. Tác phẩm cho chúng ta quay trở lại một lần nữa, cho ta cảm
nhận một lần nữa Sài Gòn cách đây vài chục năm về trƣớc và những con ngƣời nơi đây.
Và cho ta cảm nhận đƣợc xứ Quảng Nam đầy mến yêu và thắm đƣợm tình cảm của tác
giả dành cho miền quê bé nhỏ ấy .


Ngồi khóc trên cây
Ngồi khóc trên cây đƣợc xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ năm 2013 và nằm trong số

ít những câu chuyện mang thiên hƣớng buồn của tác giả. Tác phẩm xoay quanh mối tình
hồn nhiên, trong trẻo giữa chàng sinh viên trẻ Đông và Rùa – một cô bé 14 tấm lịng nhân
hậu và tình u thiên nhiên tha thiết. Câu chuyện khai thác sâu vào những suy tƣ, trăn trở
nội tâm của tuổi mới lớn trên một nền điệu gợi về tuổi thơ sống chan hòa giữa thiên nhiên
rừng núi, phảng phất phong vị miền quê và tình làng xóm. Bối cảnh của tác phẩm diễn ra
chủ yếu ở làng quê nghèo Đo Đo đầy ắp dƣ vị quê hƣơng. Điều đặc biệt, không giống với
nhiều tác phẩm mang màu sắc tƣơi vui, Ngồi khóc trên cây là những cảnh éo le, bi
thƣơng nhằm thử thách các nhân vật, giúp họ trƣởng thành hơn về mặt tình cảm theo thời
gian. Và đó là điều khiến con tim ta thổn thức khi đọc tác phẩm này.
Ngồi khóc trên cây mang lại đến những tình huống khơng q phi lí hay quá ảo
tƣởng, nhƣng lại gieo đến con ngƣời hy vọng và cảm giác chân thật nhất qua ngôn từ tác
giả truyền đạt. Mối tình đầu ấy tinh khiết, trong sáng nhƣng lại xảy ra nhiều ngang trái
khiến cho ngƣời đọc không khỏi thổn thức, lúc buồn man mác nhƣng cũng có lúc buồn
sâu đậm mà nấc lên thành tiếng khóc.



14
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM TRONG
VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn sinh ra và lớn lên tại làng Đo Đo, xã Bình Quế,
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Suốt những năm tháng cầm viết, nhà văn đã từng
bƣớc khẳng định tài năng văn chƣơng và tạo đƣợc cho mình chỗ đứng riêng. Nhiều ngƣời
cho rằng, nét dộc đáo trong văn của ông bắt nguồn từ sự mộc mạc của ngôn từ, giọng văn
và bản sắc quê kiểng chính là những yếu tố quan trọng tạo nên điều đó. Đến với văn
chƣơng của Nguyễn nhật Ánh, ngƣời đọc ngạc nhiên bởi sự xuất hiện với tần số khá cao
của hệ thống từ địa phƣơng Quảng Nam.
Làng Đo Đo không chỉ là quê hƣơng của nhà văn mà còn là bối cảnh của hầu hết
các tác phẩm của ông. Các cô cậu “nhóc” trong các câu chuyện của ơng hầu hết đều đƣợc
sinh ra và trải qua những năm tháng tuổi thơ ở làng Đo Đo. Chúng tơi chọn hai truyện
Qn Gị đi lên và Ngồi khóc trên cây làm phạm vi khảo sát vì cả hai tác phẩm này đều
bắt nguồn và lấy bối cảnh của làng Đo Đo. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc 270 từ
địa phƣơng Quảng Nam, trong đó có từ lặp lại đến hơn 100 lần chỉ trong 2 tác phẩm. Tiếp
tục khảo sát trong 2 tập truyện, một chƣơng bất kì với khoảng 2000 từ, chúng tôi thống
kê đƣợc gần 250 lần nhà văn sử dụng từ địa phƣơng. Điều đó chứng tỏ mật độ sử dụng từ
địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh là rất cao.
Qua khảo sát hai tác phẩm Quán Gò đi lên và Ngồi khóc trên cây, chúng tơi nhận
thấy từ địa phƣơng thuộc dạng “có hình thức ngữ âm giống với từ vựng toàn dân, nhƣng
ý nghĩa lại hoàn tồn khác” hầu nhƣ là khơng có. Vì thế, ở luận văn này, chúng tơi chỉ
thống kê và phân tích hai loại từ còn lại.


15
2.1. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng
giống với nghĩa tồn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”.

Đối với đề tài này, ở mỗi dạng từ địa phƣơng Quảng Nam, chúng tơi sẽ phân tích
theo hai hƣớng là từ trong từ điển (nghĩa từ điển) và từ trong văn bản (nghĩa văn cảnh):
Từ điển, với nghĩa chung nhất, là pho sách thống kê và giải thích nghĩa hệ thống
từ vựng của một ngôn ngữ. Từ trong từ điển là từ ở dạng điển hình nhất, có tần số sử
dụng cao, có tính khái qt và ổn định về nghĩa. Nói từ trong từ điển tức là nói đến từ
trong bình diện ngơn ngữ.
Trong khi đó, văn bản là sự thể hiện vận dụng ngôn ngữ vào giao tiếp, từ trong
văn bản là từ đã đƣợc thực thi chức năng của nó. Nói từ trong văn bản tức là nói đến từ
trong hoạt động lời nói. Theo Bùi Trọng Ngỗn, trong bài giảng Từ vựng tiếng Việt trong
hệ thống và trong sử dụng [8, tr.63] từ trong văn bản mang nhƣng đặc điểm sau:
- Từ trong văn bản là từ đã đƣợc cụ thể hóa, hiện thực hóa.
Ví dụ: Trong từ điển “cơm” đƣợc giải thích là thức ăn của ngƣời phƣơng Đơng,
gạo chung với nƣớc, nấu chín. Khi ta nói “Hơm nay cơm bị nhão” thì từ “cơm” này gọi
tên một đối tƣợng cụ thể, trong một bữa ăn cụ thể, xác định .
- Từ trong văn bản thƣờng đƣợc bổ sung sắc thái nghĩa mới.
Ví dụ: Trong bài ca dao:

“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”


16
thì “mận”, “đào” khơng cịn mang nghĩa là những loại cây ăn quả nữa mà đã mang nghĩa
biểu trƣng cho một chàng trai và một cô gái.
- Từ trong văn bản ln ln gắn liền với thái độ ngƣời nói
Chẳng hạn “đẹp” trong từ điển mang sắc thái trung hòa, khi đi vào một phát ngơn
nhƣ “Cịn bà thì đẹp!” thì nó mang sắc thái phủ nhận, mỉa mai. Cũng nhƣ vậy, thay vì nói
“Ăn cho lắm vào rồi kêu!” có thể nói “Hốc cho lắm vào rồi kêu!”. Lúc này, “hốc” thể

hiện rõ thái độ chê trách của ngƣời nói.
- Từ trong văn bản ln ln gắn liền với chức năng ngữ pháp của nó trong văn
bản
Ví dụ: Trong đoạn thơ của Nguyễn Duy
“Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm
Giọt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê
Yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé
Dịng nước xi đi, giọt nước lại rơi về.”
thì “yêu mến” nằm ở thành phần than gọi và thuộc từ loại danh từ, nói tới một ngƣời cụ
thể là “em” ở trong câu.
- Từ trong văn bản có thể đƣợc sử dụng lệch chuẩn về phƣơng diện phạm vi biểu
vật và cũng có thể lệch chuẩn về ngữ âm, kéo theo sự thay đổi tế nhị về nghĩa.
Ví dụ về sự lệch chuẩn trong phạm vi biểu vật:

“Trăng hư ảo lập lờ trong sương trắng
Ngọn gió nhà ai thấp thống bên đồi”
(Nguyễn Duy)


17
Từ “lập lờ” chỉ dùng cho vật thể hình khối hiện ở trạng thái nửa nổi nửa chìm
trong nƣớc. Khi nhà thơ nói trăng lập lờ trong sƣơng tức là nhằm biểu thị sƣơng nhƣ biển
nƣớc và trăng lúc tỏ lúc mờ trong biển sƣơng ấy.
Ví dụ về sự lệch chuẩn ngữ âm:
Hãy so sánh “Hắn vồn vã đón ngƣời đàn ơng vào nhà”
“Hắn vờ vỡ đón ngƣời đàn ơng vào nhà”
Ta thấy “vờn vỡ” là sự vồn vã mà khơng thật tình, vồn vã thái q, có mục đích vụ
lợi rõ rệt.
2.1.1. Kết quả khảo sát
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc 205 từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật

Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa tồn dân nhƣng khác về hình thức
ngữ âm”.
Trong chƣơng này, chúng tơi phân tích về nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh của các
từ địa phƣơng trong văn chƣơng Nguyễn Nhật Ánh, để tiện trình bày, chúng tơi phân hóa
kết quả khảo sát vào các nhóm theo tiêu chí phạm vi biểu vật sau đây:
2.1.1.1. Các từ biểu thị về con người
a. Các danh từ thân tộc, từ xưng hô và bộ phận cơ thể người:
a1. Các danh từ thân tộc
Nhìn chung, hệ thống các danh từ trong thân tộc của ngƣời Quảng Nam cũng
giống nhƣ những vùng miền khác, trong qua trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy trong văn
Nguyễn Nhật Ánh có xuất hiện một số từ địa phƣơng trong xƣng hô nhƣ sau: ba [14,
tr.70], chị hai [15, tr.128], ơng già vợ [15, tr.184].
Trong đó, từ ba (cha) có số lần xuất hiện nhiều nhất, chúng tôi thống kê đƣợc 110
lần.


18
a2. Từ xưng hô
Trong các từ biểu thị về con ngƣời, trƣớc hết phải kể đến một số lƣợng lớn các từ
dùng để xƣng hô. Vốn từ xƣng hô của ngƣời Việt rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú,
đa dạng ấy, còn đƣợc thể hiện ở các vùng miền, các địa phƣơng khác nhau. Mỗi vùng
miền trên đất nƣớc ta có cách xƣng hơ khác nhau và vốn từ xƣng hơ cũng khác nhau.
Dựa vào thói quen sử dựng từ xƣng hô và cách xƣng hô của ngƣời xứ Quảng,
Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa vào văn của mình những từ xƣng hô đặc trƣng của phƣơng ngữ
Quảng Nam. Gồm các từ nhƣ: ảnh [15, tr.236], cổ [15, tr.102], ổng [15, tr.149], mi [15,
tr.204], tui [15, tr.204], tụi mi [15, tr.23], tụi tui [15, tr.48], tụi bay [15, tr.134], tụi này
[15, tr.233], thằng chả [15, tr.136], con mẻ [14, tr.131]. con nhỏ [15, tr.225].
Trong các từ trên, có nhiều từ xuất hiện với tần suất rất lớn nhƣ: mi (khoảng 70
lần), tui (khoảng 30 lần), ổng (khoảng 25 lần), ảnh (khoảng 35 lần). Đây cũng là những
từ xƣng hô đƣợc ngƣời Quảng Nam xử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt.

a3. Từ chỉ các bộ phận cơ thể người
Đối với các bộ phận cơ thể, chúng tôi thống kê đƣợc 3 từ, gồm: be sƣờn [15,
tr.59], cẳng [15, tr.248], giò [14, tr. 125].
b. Từ chỉ tâm lí, tình cảm
Qua khảo sát, chúng tơi thống kê đƣợc những chỉ tâm lí, tình cảm của con ngƣời
thuộc dạng “có ý nghĩa giống với từ vựng tồn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”
nhƣ sau: chộn rộn [15, tr.15], mắc cỡ [15, tr.28], mắc tịt [15, tr.28], nổi sùng [15, tr.75],
sùng [15, tr.73], tức cƣời [15, tr.205], rầu [15, tr82], rầu rầu [15, tr.92], rầu đời [14,
tr.59].
c. Từ chỉ trạng thái, tính chất
Từ biểu thị trạng thái, tính chất của con ngƣời có từ đồng nghĩa với từ tồn dân
trong văn Nguyễn Nhật Ánh chiếm số lƣợng đáng kể, chúng tôi thống kê đƣợc 17 từ
gồm: ê [15, tr.136], khỏe re [15, tr.165], lanh lẹ [15, tr.191], lẹ [14, tr. 214], ngộ [15,


19
tr.13], ốm nhom [14, tr.268], quá chừng chừng [15, tr.145], rủi [14, tr.98], sát rạt [15,
tr.40], thiệt [15, tr.100], thiệt thà [15, tr.229], thùi lùi [15, 193], tỉnh rụi [15, tr.124],
tỉnh queo [15, tr.227], xụi lơ [15, tr.62], méo xẹo [15, tr.42], hụt [15, 140].
d. Từ chỉ hoạt động
Từ địa phƣơng chỉ hoạt động của con ngƣời thuộc dạng “có nghĩa gống với nghĩa
từ vựng nhƣng khác về hình thức ngữ âm” chiếm số lƣợng rất lớn trong văn Nguyễn Nhật
Ánh.
Chúng tôi thống kê đƣợc 73 từ, gồm: bằm [15, tr.45], biên [15, tr.237], biểu [15,
tr.68], bỏ bứa [14, tr.155], bu [15, tr.173], cải lộn [14, tr.152], chấp nhứt [15, tr.90],
chọc [15, tr.15], chụm [14, tr.77], chun [15, tr.37], chụp hình [15, tr.25], coi [14, tr.23],
coi thử [15, tr.57], dang [15, tr.125] , day [14, tr.23], đe [14, tr.102], dòm [15, tr.143],
dòm chừng [15, tr.47], giỡn [15, tr.53], gởi [15, tr.38], giùm [15, tr.243], giả đò [14,
tr.173], hăm he [14, tr.88], hù [15, tr.119], kêu [15, tr.51], la [14, tr.84], kiếm [15,
tr.235], la rầy [15, tr.204], lặt [15, tr.45], lấy le [15, tr.201], leo [15, tr.44], lộn [15,

tr.39], lƣợm [14, tr.90], múc [15, tr.222], nạt [15, tr.92], né [14, tr.265], ngó [14, tr.234],
ngúc ngoắc [15, tr.29], ngƣng [14, tr.99], nhắm [15, 64], nhứt định [15, tr.110], nhứt
quyết [15, tr.133], nộ [14, tr.232], phả [14, tr.81], quạu [15, tr.80], quày quả,[15, tr.88]
quýnh [15, tr.65], quýnh quáng [15, tr.162] quýnh quíu [15, tr.34], ráng [15, tr.122],
rành [15, tr.173], rầy [14, tr.66], rớt [14, tr.9], rƣợt [14, tr.71], sè sẹ [14, tr.41], tằng
hắng [15, tr.63], té [14, tr.75], té nhào [15, tr.64], thấu [15, tr.25], thụt lui [15, tr.187],
tông [15, tr.46], trác [15, tr.70], trám [15, tr.188], trèo trẹo [15, tr.111], trét [14,
tr.107], trùm [15, tr.60], tƣng tƣng [15, tr.184], vọt [14, tr.151], xài xể [15, tr.16] , xăng
xái [15, tr.31], xỉu [15, tr.38], xốc hông [15, tr.141] , xức [15, tr.58].
Trong các từ chỉ hoạt động của con ngƣời, có nhiều từ nhà văn thƣờng xuyên sử
dụng. Do đó, nó có tần số xuất hiện rất lớn, nhƣ:
 Từ giùm xuất hiện khoảng 50 lần.
Ví dụ 6:


×