Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Công tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT tân trụ, huyện tân trụ, tỉnh long an năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỐI HỢP VỚI SỞ GD&ĐT LONG AN, NĂM 2021

Tên tiểu luận:
CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA
TẠI TRƯỜNG THPT TÂN TRỤ, HUYỆN TÂN TRỤ, TỈNH LONG AN
NĂM HỌC 2021 – 2022

Học viên: LÊ TUẤN VŨ
Đơn vị công tác: THPT TÂN TRỤ
huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

LONG AN, THÁNG 11/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỐI HỢP VỚI SỞ GD&ĐT LONG AN, NĂM 2021

Tên tiểu luận:
CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA
TẠI TRƯỜNG THPT TÂN TRỤ, HUYỆN TÂN TRỤ, TỈNH LONG AN


NĂM HỌC 2021 – 2022

Học viên: LÊ TUẤN VŨ
Đơn vị công tác: THPT TÂN TRỤ
huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

LONG AN, THÁNG 11/2022


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hơn 3 tháng được tham gia học tập lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý
trường trung học phối hợp với Sở GD&ĐT Long An, năm 2021, được sự giúp đỡ nhiệt
tình của q thầy cơ trường CBQL giáo dục TP. Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã học tập
và tiếp thu rất nhiều những kiến thức bổ ích và cần thiết về nghiệp vụ quản lý trường
học nói chung và tại trường THPT Tân Trụ nói riêng. Thơng qua các chun đề mà
thầy cơ đã truyền đạt đã giúp tôi nhận ra được rất nhiều vấn đề bổ ích, cần thiết có thể
vận dụng trong công tác quản lý trong tương lai tại nhà trường phổ thông.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường CBQL giáo dục TP. Hồ Chí Minh
mặc dù trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp nên thầy cô
không trực tiếp giảng dạy mà chỉ dạy online nhưng thầy cơ rất nhiệt tình, tận tâm chia
sẽ những kinh nghiệm và liên hệ thực tế rất nhiều trong giảng dạy để từ đó tơi mới tiếp
thu được những bài học quý giá trong công tác quản lý tại đơn vị sau này. Tôi cũng
chân thành cảm ơn Trường THPT Tân Trụ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi tham
gia khóa học này. Qua lớp học này đã giúp bản thân mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ
ích vận dụng tốt hơn trong cơng tác quản lý về sau và cũng giúp tơi hồn thành được
đề tài này!
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu cịn nhiều thiếu sót, tơi rất
mong nhận được sự đóng góp của q thầy (cơ) để đề tài nghiên cứu được hồn thiện
hơn.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Lê Tuấn Vũ


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 1
1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3
1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 4
2. Đặc điểm tình hình về văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ, huyện Tân
Trụ, tỉnh Long An. ......................................................................................................... 6
2.1. Khái quát chung về trường .................................................................................... 6
2.1.1 Cơ sở vật chất .............................................................................................. 6
2.1.2. Đội ngũ CB, GV và nhân viên .................................................................... 6
2.1.3. Về học sinh ................................................................................................. 8
2.2. Thực trạng hoạt động liên quan đến cơng tác xây dựng văn hóa giao tiếp
ứng xử ở đơn vị ................................................................................................................. 8
2.2.1 Những mặt làm được: ........................................................................................ 8
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế: .................................................................................. 10
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: .................................................... 11
2.2.4 Thực trạng cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ
...................................................................................................................................... 12

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến công tác
xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ............................................ 13
2.3.1. Điểm mạnh ....................................................................................................... 13
2.3.2. Điểm yếu ........................................................................................................... 14
2.3.3. Cơ hội................................................................................................................ 15
2.3.4 Thách thức ......................................................................................................... 16

2.4. Những việc đã làm về xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT
Tân Trụ ............................................................................................................................ 16
2.4.1. Kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử
tại trường THPT Tân Trụ .......................................................................................... 16
2.4.2. Một số tình hướng ứng xử văn hóa xảy ra trong phạm vi trường học. .... 19
3. Kế hoạch hành động xây dựng văn hóa ứng xử nhà trường .............................. 22
4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 27
4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 27
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 27


4.2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo .................................................................... 27
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Long An ................................................... 28
4.2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT Tân Trụ ..................................... 28
5. Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 29


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở pháp lý
Công tác xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường là một trong những
yếu tố trọng tâm trong chiến lược phát triển nhà trường. Công tác xây dựngmôi trường
ứng xử văn hóa đã được chú trọng và được quy định trong các thông tư, nghị định, các
quyết định cũng như là các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học
mà các cấp, các ngành đã ban hành.
 Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính
Nhà nước. Quy chế này quy định vể trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức và các hành vi cấm khi thực hiện nhiệm vụ.
 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2008 quy định về
đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề

dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá,
xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính
tích cực học tập, khơng ngừng nâng cao chun mơn nghiệp vụ và phương pháp
sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho
người học noi theo.
 Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 về việc phê duyệt đề án
“Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025” nhằm
tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học để từ đó tạo chuyển biến
căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh,
sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây
dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.
 Thơng tư số 06/2019/TT-BGD ĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành “Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ
sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”. Mục địch việc xây dựng
bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành
viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ

[1]


tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện
thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi
tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục. Xây dựng văn hóa học
đường; đảm bảo mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện và phịng,
chống bạo lực học đường.
 Cơng văn 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 01 năm 2017 về việc đẩy
mạnh xây dựng trường học thành một trung tâm văn hóa, giáo dục rèn luyện

con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; xây dựng và triển khai
bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
 Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực
học đường tại các cơ sở giáo dục.
 Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 ban hành chương
trình hành động, phịng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
nhằm bảo đảm mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện; chủ động
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm
giảm thiểu bạo lực học đường.
 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ban hành quy định
chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng gồm các tiêu chí, và tiêu
chuẩn để đánh giá dựa trên các phẩm chất năng lực của giáo viên.
 Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 về việc tăng cường các giải
pháp phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo môi
trường giáo dục lành mạnh, thân thiện tạo thuận lợi cho học sinh được giáo dục,
học tập rèn luyện và phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực.
 Công văn 3699/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2021 về hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021 – 2022 trong đó nhấn mạnh
tiếp tục thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ
về việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác
giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, v.v.
 Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 với 9 chương, 115 điều chi
tiết về các vấn đề liên quan đến các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân,
trong đó quy định tại chương 6 về trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã

[2]


hội trong giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch giáo dục, quy

tắc ứng xử, chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bào đảm an toàn cho
người dạy và người học v.v.
1.2. Cơ sở lý luận
Để có cơ sở lý luận chắc chắn và vững vàng liên quan đến cơng tác xây dựng văn hóa
ứng xử trong nhà trường thì ta cần phải hiểu rõ thế nào là văn hóa tổ chức, văn hóa nhà
trường; vấn đề ứng xử và văn hóa ứng xử là như thế nào.
 Văn hóa : Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng
(kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng
đồng ấy có đặc thù riêng...Theo nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể, tồng thể
các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa lên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội...
 Văn hóa tổ chức : là tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết chuẩn mực của một
tổ chức. Nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi người
trong tổ chức, tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các
thành viên của tổ chức khác.
 Văn hóa nhà trường : là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức. Phương
tiện và các mẫu hành vi quy định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên, học
sinh trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của
mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung; Văn hóa nhà
trường (VHNT) tạo ra một mơi trường học tập thân thiện có lợi cho người học,
khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau với
người dạy đồng thời tạo ra mối quan hệ dân chủ giữa các thành viên trong nhà
trường, tạo niềm tin để thúc đẩy nhà trường phát triển đúng hướng.


Ứng xử : là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ánh của con người trước sự
tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện
qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt được kết
quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.


 Quy tắc ứng xử trong trường học: là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng
xử văn hóa thơng qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học
tập…, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường

[3]


theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác,
trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.
 Văn hóa ứng xử (VHUX) : “là cách thể hiện ra bên ngoài của những thái độ yêu, thích, ghét, trọng, khinh ... và người ta có thể học hỏi, chia sẻ những điều
này với nhau.” Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao
tiếp có văn hóa. Nó góp phần thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của
cá nhân trong xã hội. VHUX được coi là những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù
hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện
đại, cái dân tộc và cái quốc tế. Nó mang tính chuẩn mực cho nhiều thế hệ, trở
thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đống, mỗi dân
tộc. Tuy nhiên, VHUX của mỗi cá nhân là khác nhau. Vì nó được hình thành
trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân.
 Văn hóa ứng xử trong nhà trường là sự thể hiện giao tiếp ứng xử của các thành
viên trong hội đồng nhà trường, kỹ năng sống của học sinh, giúp các em thích
nghi với xã hội,có thể tự điều chỉnh phù hợp với hồn cảnh, ứng xử phù hợp với
môi trường xung quanh. Trong nhà trường phổ thơng có các mối quan hệ giao
tiếp ứng xử sau :
- Quan hệ trong đội ngũ với CBQL ;
- Quan hệ trong đội ngũ với cán bộ, giáo viên, nhân viên ;
- Quan hệ trong tập thể học sinh ;
- Quan hệ giữa CBQL với giáo viên, nhân viên ;
- Quan hệ giữa CBQL với học sinh ;
- Quan hệ giữa giáo viên, nhân viên với học sinh ;

- Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường với phụ huynh, các cá nhân,
đơn vị cấp trên, các tổ chức có liên quan ;
- Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường và môi trường tự nhiên của nhà
trường.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trên các trang báo chí, các trang mạng xã hội, chúng ta dễ dàng đọc thấy các tin
tức bê bối, các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến ngành giáo dục. Đơn cử như vụ
một giáo viên ở trường THPT Long Thới huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh khơng
giảng bài, mà chỉ chép bài lên bảng suốt ba tháng, tạo áp lực cho học sinh; vụ một giáo

[4]


viên dạy giỏi bị trù dập khi tố cáo sai phạm tại trường Tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai,
Hà Nội; vụ học sinh tát cô giáo xảy ra vào tháng 5/2020 tại Hà Nội tại một trung tâm
GDTX gây xôn xao dư luận; vụ một giáo viên tiểu học tại một huyện Bến Lức tỉnh
Long An bị PHHS bắt quỳ vì phạt con em họ trong giờ học xảy ra vào năm 2018 gây
chấn động ngành giáo dục; và còn rất nhiều vụ việc liên quan đến học sinh như đánh
nhau, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ghi hình và đăng tải trên các mạng xã hội mà
mỗi lần chúng ta đánh từ khóa “ bạo lực học đường” sẽ cho ra vơ vàn kết quả. Phải
chăng văn hóa ứng xử trong nhà trường đã và đang có những biểu hiện tiêu cực, khơng
lành mạnh và có chiều hướng ngày càng gia tăng?
Môi trường giáo dục là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và
giáo dục thế hệ trẻ - những con người có hồi bảo, có lý tưởng sống đẹp. Tuy nhiên,
nếu mơi trường giáo dục thiếu đi yếu tố văn hóa thì khơng thể nào truyền tải những giá
trị tốt đẹp, lan tỏa những hành động tốt, những việc làm hay đến các thế hệ học sinh đã
và đang trên bước đường hoàn thiện nhân cách. Do đó, việc xây dựng một mơi trường
giáo dục lành mạnh, ứng xử có văn hóa là một vấn đề mang tính cấp thiết, trọng tâm
và quan trọng nhất.
Trường THPT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An trong những năm vừa

qua ln tích cực xây dựng một môi trường học tập và làm việc thân thiện, giao tiếp
ứng xử đúng mực trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà
trường. Học sinh được tạo những điều kiện tốt nhất để phát huy các phẩm chất và năng
lực của bản thân; giáo viên được làm việc trong mơi trường hịa đồng, vui vẻ, tích cực
cùng hường đến mục tiêu chung phát triển văn hóa nhà trường. Nhà trường cũng đã gặt
hái được một số thành tích khả quan trong các phong trào thi đua do các Sở, ban ngảnh
phát động về tuyên truyền phịng chống HIV/AIDS, An tồn giao thơng, phịng chống
bạo lực học đường, các phong trào giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp
tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì cũng cịn một số vấn đề hạn chế mà
nhà trường đang gặp phải. Tình hình học sinh vơ lễ với giáo viên đơi lúc cịn xảy ra;
giáo viên có lời lẽ thiếu tơn trọng học sinh, miệt thị vả phân biệt các em khi không
tham gia lớp học thêm; vẫn còn hiện tượng đánh nhau bên trong lẫn bên ngồi nhà
trường và có chiều hướng tăng đối với các học sinh nữ không chỉ riêng đối với học
sinh nam; một bộ phận học sinh đăng tải những hình ảnh, những dịng bình luận phản
cảm chỉ trích, xúc phạm giáo viên trên các trang mạng xã hội; PHHS gọi điện phản

[5]


ánh sai sự thật về giáo viên giảng dạy do q nng chiều con cái. Đó là một số vấn đề
đơn cử của vấn nạn thiếu văn hóa ứng xử cịn xảy ra tại đơn vị.
Do đó, xây dựng một bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường để đưa ra
những chuẩn mực chung, thống nhất cho toàn trường là hết sức cần thiết, là nhiệm vụ
cấp bách trọng tâm để góp phẩn thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Từ thực tế trên của đơn vị tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Công tác xây dựng quy
tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An năm học
2021- 2022” làm đề tài nghiên cứu.
2. Đặc điểm tình hình về văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ, huyện Tân
Trụ, tỉnh Long An.
2.1. Khái quát chung về trường

Trường THPT Tân Trụ có địa chỉ tại khu phố Bình Hịa, thị trấn Tân Trụ, huyện
Tân Trụ, tỉnh Long An được thành lập vào năm 2002. Trường được xây dựng theo mơ
hình trường chuẩn quốc gia, nhưng qua sử dựng nhiều năm đã xuống cấp trầm trọng ở
một số hạng mục. Năm 2020, nhà trường được UBND tỉnh cấp kinh phí tu sửa và được
trang bị đầy đủ thiết bị theo mơ hình trường học tiên tiến, hiện đại.
2.1.1 Cơ sở vật chất
Trường THPT Tân Trụ có diện tích là 40.597,4 m2; trường có 20 phịng học, có
các phịng chức năng như thực hành Lý, Hóa, Sinh, phịng Máy vi tính, phòng Ngoại
ngữ, Thư viện, nhà thi đấu đa năng và phòng Truyền thống; nhà trường được trang bị
các thiết bị dạy học theo mơ hình trường học tiên tiến, hiện đại với bảng tương tác ở
mỗi phịng học có kết nối wifi để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Ngồi ra, trường cịn có
tường rào kiên cố, nhà để xe cho giáo viên và học sinh, có sân chơi, bãi tập, có hệ
thống cây xanh sân trường.
2.1.2. Đội ngũ CB, GV và nhân viên
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 74 người (CBQL: 4, GV: 65, NV: 5),
100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo; trong đó 10 giáo viên có trình độ Thạc sĩ hoặc có
văn bằng 2, đạt tỷ lệ 14,49%; có 04 giáo viên là cốt cán của Sở GD&ĐT.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm trong cơng tác,
đồn kết, nhiệt tình, khắc phục mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ được phân cơng.

[6]


Tổng cộng

74

48

66


6

8

1.Ban lãnh đạo

4

0

3

1

3

1.1.Hiệu trưởng

1

1

1.2.P.Hiệu trưởng

3

2

1


2. Giáo viên

65

45

60

5

2.1. Toán

8

5

8

2.2. Ngữ Văn

9

9

9

2.3. Tiếng Anh

7


5

6

1

2.4. Thể dục

4

2

3

1

2.5. ANQP

4

1

4

2.6. Lý

7

3


7

2.7. Hóa

5

5

3

2.8. Sinh

4

3

4

2.9. Sử

4

4

3

2.10. Địa

3


3

2.11. GDCD

3

2.12. Cơng nghệ

36

1

4

4

4

4

1

1

1

1

1


3

3

3

3

3

5

4

65

65

29

8

8

3

9

9


4

7

7C1

4

4

4

1

4

4

1

7

7

3

5

5


4

4

4

3

4

4

2

3

3

3

1

2

3

3

3


2

3

1

3

3

3

1

2.13. Tin

4

2

4

4

4

3. Nhân viên

4


3

3

4

4

3.1. Kế tốn

0

0

3.2. Văn thư

1

1

1

1

3.3. Thiết bị

2

1


2

2

2

2

3.4. Thư viện

1

1

1

1

1

1

3.5. CNTT

0

3.6. Y tế

0


4. Hợp đồng

1

4.1. Bảo vệ

1

0

4.2. Phục vụ

[7]

CC

72

TC

73

SC

8



Đảng viên


độ Trình độ
chính trị

Ngoại ngữ

ThS

Trình
chun
mơn

Tin học

Nữ

QLGD

TS

ĐH

- Cơ cấu nhân sự nhà trường

1
1

1

1

2

1

2

1

1

1

3


Trường có truyền thống 20 năm xây dựng và phát triển. Nhiều năm liền nhà
trường là đơn vị Lao động tiên tiến; trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015
và giai đoạn 2020-2025; nhiều giáo viên được UBND tỉnh, UBND huyện, Sở GDĐT Long
An khen thưởng trong các phong trào thi đua yêu nước của Ngành và địa phương.
Hoạt động dạy học được thực hiện có kỷ cương, nề nếp;100% giáo viên tích cực
đổi mới phương pháp, ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các tổ/nhóm chun mơn đổi
mới sinh hoạt chun mơn theo định hướng nghiên cứu bài học, xây dựng chuyên đề
dạy học. Các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm bước đầu tổ chức có hiệu quả.
Đã tổ chức được một số hoạt động giáo dục có chiều sâu và hiệu quả như sinh
hoạt ngoại khóa đầu tuần, dạy học theo chuyên đề v.v.
2.1.3. Về học sinh
- Chất lượng giáo dục đã đạt được kết quả cao: tỉ lệ học sinh giỏi, khá đạt trên
75%. Tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 99%, tỉ lệ đỗ vào đại học, cao đẳng đạt trên 65%,
nhiều em đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi văn hóa, thi nghiên cứu khoa học kỹ

thuật, các giải TDTT, Hội thao quốc phòng an ninh cấp Tỉnh.
- Năm học 2021-2022: trường có tổng số HS: 1302, số lớp: 31, bình qn 42
hs/lớp, trong đó:
+ Khối 10: 10 lớp với 420 HS;
+ Khối 11: 10 lớp học ban Cơ bản với 425 HS;
+ Khối 12: 11 lớp học ban Cơ bản với 457 HS;
2.2. Thực trạng hoạt động liên quan đến cơng tác xây dựng văn hóa giao tiếp ứng
xử ở đơn vị
Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử trong nhà trường thời gian vừa qua có những
ưu điểm và hạn chế nhất định như sau:
2.2.1 Những mặt làm được:
- Quan hệ trong đội ngũ với CBQL: có tinh thần đồn kết, tơn trọng, học hỏi
nhau; có sự phân cơng, hỗ trợ và điều hành cơng việc hợp lý.

[8]


- Quan hệ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: có sự hỗ trợ, hợp tác
trong cơng việc, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong giao tiếp thì lịch thiệp, hịa nhã.
Tập thể ln đồn kết, u thương, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
- Quan hệ trong tập thể học sinh: đa số học sinh hòa đồng, đoàn kết, thân thiện
với nhau; trong học tập các em có sự thi đua, giúp đỡ, trao đổi, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa cũng nhưng các phong trào thi đua của
nhà trường.
- Quan hệ giữa CBQL và giáo viên, nhân viên: CBQL biết lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng có phong cách lãnh đạo mềm
mỏng, khéo léo, quản lý tốt đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường hoàn thành các
mục tiêu và nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng quan tâm, tôn trọng, vui vẻ, gần gũi với
mọi người trong cơ quan, luôn công bằng, khách quan trong bình xét thi đua. Đội ngũ
giáo viên chấp hành tốt sự phân công nhiệm vụ của BGH, ln tơn trọng và lắng nghe

ý kiến đóng góp của người lãnh đạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Quan hệ giữa CBQL và học sinh: CBQL rấ quan tâm đến tình hình học sinh
thơng qua các báo cáo của giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn thanh niên và
ban quản lý học sinh. Bên cạnh đó, CBQL trao đổi, sinh hoạt cho các em học sinh
trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Trong mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức buổi
đối thoại với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như những đóng góp, đề
xuất để việc giảng dạy tại đơn vị tốt hơn, chất lượng hơn. Nếu có những vấn đề phát
sinh, các em học sinh có thể liên hệ trực tiếp BGH để kịp thời tháo gở những vướng
mắc và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Quan hệ giữa giáo viên, nhân viên và học sinh: Đại đa số các giáo viên, nhân
viên trong nhà trường đều có thái độ thân thiện, cởi mở với học sinh, sẵn sàng lắng
nghe, chia sẻ, gần gũi để hiểu học sinh. Thầy cô luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh trong
học tập và rèn luyện các phẩm chất, năng lực. Công bằng với học sinh, đánh giá đúng
năng lực, xử lý vi phạm theo đúng nội quy của nhà trường, khen thưởng đúng người,
đúng việc. Thầy cô luôn tôn trọng học sinh, không chửi mắng với những ngơn từ khó
nghe, phản cảm mang tính xúc phạm học sinh, làm tổn thương học sinh, và khơng xử
dụng những hình phạt phản giáo dục như đánh đập, phạt quỳ. Về phía học sinh, hầu
hết các em chăm ngoan, lễ phép, kính trọng thầy cơ, nhân viên nhà trường. Các em

[9]


luôn quý môn, nghe lời thầy cô, và thường xuyên chia sẻ, tâm sự với thầy cơ khi gặp
khó khăn, cũng như có những bất ổn về tâm lý và cần lời khuyên của người lớn.
- Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường với PHHS, các cá nhân, đơn vị
đến làm việc tại trường: nhà trường luôn thể hiện sự gắn kết với PHHS thông qua
GVCN lớp. Nhà trường yêu cầu GVCN các lớp thành lập các nhóm Zalo PHHS lớp
chủ nhiệm để kịp thời thông báo cho PHHS về các chính sách của nhà trường, các
khoản tiền bắt buộc PHHS phải đóng như BHYT, tiền học phí v.v. BGH nhà trường
cũng tiến hành đại hội PHHS vào mỗi học kỳ để thơng báo về tình hình học tập của

con em, các hoạt động của nhà trường nhằm tạo sự gắn kết giữa PHHS và nhà trường.
Qua đó, PHHS cùng nhà trường hợp tác trong vấn đề giáo dục con cái, thể hiện trách
nhiệm của gia đình, góp phần cùng nhà trường giáo dục con em họ. Nhà trường xây
dựng quy tắc tiếp cơng dân, và dùng phịng hội đồng giáo viên để tiếp khách đến
trường.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế:
- CBQL đơi lúc chưa có sự thống nhất trong tập thể lãnh đạo nhà trường, đơi
khi cịn tranh luận gay gắt trong một số công việc chung. Trong một số trường hợp,
CBQL cịn áp đặt cơng việc đối với cấp dưới.
- Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa thật sự hịa nhập vào mơi trường làm
việc chung, còn e dè, ngại tiếp xúc, làm việc biệt lập, ít tham gia các hoạt động phong
trào của nhà trường.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên, nhân viên nhà trường cịn nói xấu, cơng kích nhau
gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
- Một bộ phận giáo viên còn bè phái cục bộ, bất đồng quan điểm với các chính
sách, hoạt động của nhà trường, chưa có sự đồng thuận cao trong công việc.
- Một số giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong giảng dạy, chưa tìm hiểu hết các
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nên đơi lúc cịn la mắng, chỉ trích các em học
sinh khiến các em mặc cảm, tự ti, sợ đi học, sợ giao tiếp với giáo viên. Một số giáo
viên thiếu kinh nghiệm, cũng như giữ sự bình tĩnh khi giải quyết các tình huống mâu
thuẩn như học sinh vô lễ, học sinh gây mất trật tự trong giờ học, học sinh không thuộc
bài thường xuyên.

[10]


- Một số học sinh có học lực yếu, thường xuyên gây rối, đánh nhau, thiếu tôn
trọng bạn bè, thầy cơ. Các học sinh này thường có các biểu hiện thiếu chuẩn mực như
chửi thề, gây mất trật tự trong giờ, có thái độ bất hợp tác với giáo viên khi bị phạt.
- Một bộ phận giáo viên chưa phối hợp tốt với PHHS trong việc giáo dục học

sinh. Trong các cuộc trao đổi với PHHS, ngôn ngữ sử dụng chưa phù hợp, chủ yếu là
trách móc, phê phán PHHS thiếu sự quan tâm con cái dẫn đến các em học hành sa sút.
Ngược lại, một bộ phận PHHS chưa quan tâm đến con em mình, phó thác cho nhà
trường trong việc giáo dục các em, nên đôi lúc các bậc phụ huynh thiếu sự tôn trọng
giáo viên và đổ lỗi cho giáo viên dạy lớp.
- Nhà trường chưa mạnh dạn tạo các mối quan hệ rộng rãi bên ngoài nhà trường
trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, chưa có sự kết nối sâu sát với các lực lượng cơng
an, chính quyền địa phương, v.v để tận dụng nguồn lực giáo dục đạo đức học sinh.
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Do quan điểm khác nhau của tập thể lãnh đạo trong nhận định một số công
việc hoặc do áp lực chỉ tiêu trong thi đua; một số cơng việc phải hồn thành trong thời
gian gấp rút nên có sự trễ nảy trong báo cáo, dẫn đến sự áp lực cho đội ngũ, tạo một
tâm lý khó chịu, trách móc khi phải hồn thành gấp rút, chất lượng không hiệu quả.
- Do lớp học đông học sinh (trên 40 học sinh/lớp) nên giáo viên khơng có nhiều
thời gian tìm hiểu hết về đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh để có sự
tương tác và giúp đỡ các em.
- Một số học sinh cịn ngại giao tiếp, khơng tham gia vào các hoạt động của lớp,
của trường. Hoàn cảnh một số học sinh chưa ngoan phần lớn là do gia đình thiếu quan
tâm như do cha mẹ ly hôn, mồ côi, cha mẹ làm ăn xa ở với ông bà nên thiếu sự quan
tâm, chăm sóc từ gia đình nên các em xuất hiện những hành vi thiếu chuẩn mực.
- Một số ít giáo viên thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, cịn nóng vội,
chủ quan nên có những lời nói, hành vi không đúng mực với học sinh, với PHHS nên
dễ gây ra mâu thuẩn, hiểu lầm và tệ hơn là thưa kiện.
- Nhà trường chưa tổ chức nhiều buổi đối thoại với học sinh, các cuộc họp với
PHHS, các buổi tọa đàm, báo cáo chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để
rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, phòng chống bạo lực học đường.
- Một số PHHS chưa quan tâm đến việc học của con em mình, cịn phó mạc cho
nhà trường trong việc giáo dục các em.

[11]



- Nhà trường chưa xây dựng được thương hiệu của nhà trường, công tác phối
kết hợp với các lực lượng bên ngồi nhà trường tuy có nhưng chưa đi vào chiều sâu,
chưa khai thác, tận dụng hết các mối quan hệ để phát triển nhà trường.
2.2.4 Thực trạng công tác xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ
Công tác xây dựng quy tắc bộ quy tắc ứng xử văn hóa tại nhà trường đã được
lãnh đạo nhà trường chú trọng trong những năm gần đây. Vào đầu mỗi năm học, các
thành viên trong ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu các văn bản của cấp trên chỉ
đạo về việc xây dựng mơi trường văn hóa ứng xử tại đơn vị. Hiệu trưởng và các phó
Hiệu trưởng sẽ tập hợp các nội dung cần thiết cho việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử từ
các văn bản pháp lý liên quan bao gồm quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 3 tháng 10 năm
2018 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018 – 2025”; Công văn 3699/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2021 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trung học trong đó nhấn mạnh việc thực hiện xây dựng
văn hóa ứng xử trong nhà trường; Thông tư số 06/2019/TT-BGD ĐT ngày 12 tháng 4
năm 2019 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”. Nội dung
quy tắc ứng xử phải thể hiện trong tất cả mối quan hệ bao gồm: (1) ứng xử của CBQL
trong cơ sở giáo dục; (2) ứng xử của giáo viên ; (3) ứng xử của nhân viên; (4) ứng xử
của người học trong cơ sở GDPT, GDTX; (5) ứng xử của cha mẹ người học; (5) ứng
xử của khách đến cơ sở giáo dục.
Sau khi tập hợp các nội dung cốt lõi từ các văn bản pháp lý có liên quan đến
cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử nhà trường, hiệu trưởng nhà trường viết dự thảo vể
bộ quy tắc ứng xử theo mẫu thông tư 06//2019/TT-BGD ĐT ngày 12 tháng 4 năm
2019 Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc xây dựng bộ quy
tắc ứng xử phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, thể hiện được
các giá trị cối lõi trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong mơi trường sư phạm.
Sau khi hồn tất dự thảo, BGH nhà trường gửi đến các tổ trưởng chuyên môn
chuyển đến giáo viên đọc và góp ý những nội dung liên quan bằng văn bản để ban

giám hiệu nhà trường xem xét và có sự chỉnh sửa phù hợp với đặc trưng của nhà
trường. Song song đó, Ban chấp hành cơng đồn cũng tiến hành lấy ý kiến từ giáo
viên, nhân viên nhà trường trong lần họp hội đống sư phạm để tất cả thành viên trong
nhà trường thể hiện quyền dân chủ của mình trong việc góp ý kiến. Từ các ý kiến đóng

[12]


góp mang tính xây dựng từ đội ngũ, ban chấp cơng đồn cùng ban giám hiệu nhà
trường, thư ký hội đồng sẽ ghi biên bản, giải trình những câu hỏi, tiếp thu những đề
xuất, những giải pháp từ đội ngũ cán bô, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Hiệu trưởng tiến hành điều chỉnh bộ quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp với tình
hình nhà trường, dựa trên biên bản thống nhất trong buổi họp hội đồng sư phạm và các
phó hiệu trưởng sẽ đọc và kiểm tra trước khi phát hành thành văn bản và triển khai
toàn trường. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban thi đua, giám sát việc thực hiện
quy tắc ứng xử tại đơn vị và có báo cáo hàng tháng về việc thực hiện các nội dung
trong quy tắc ứng xử giữa các thành viên để từ đó kịp thời chấn chỉnh những hành vi
thiếu chuẩn mực của các bên liên quan cũng như là phát hiện các nhân tố điển hình
tiên tiến, đề xuất khen thưởng và nhân rộng tấm gương người tốt việc tốt trong thực
hiện văn hóa ứng xử nhà trường.
Bộ quy tắt ứng xử này cũng được triển khai đến tồn thể các em học sinh về tác
phong, ngơn phong của mình trong ứng xử giao tiếp hằng ngày. Các bậc PHHS cũng
được nhà trường phổ biến về văn hóa ứng xử tại đơn vị trong các buổi họp PHHS vào
mỗi lần họp PHHS trong năm học. Song song đó, văn bản được ban hành dán ở bản tin
thanh niên, nơi làm việc, góc học tập ở các lớp để tồn trường có thể tham khảo và
củng nhau hành động để tạo dựng nên ngơi trường ứng xử có văn hóa.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến cơng tác xây
dựng văn hóa ứng xử tại trường THPT Tân Trụ
2.3.1. Điểm mạnh
- Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị theo đề án trường học tiên tiến, hiện

đại đáp ứng đầu đủ nhu cầu giảng dạy, học tập, vui chơi, giải trí cho giáo viên và học
sinh. Khuân viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh, có sân bóng
chuyền, bóng đá, nhà thi đấu đa năng, hội trường phục vụ nhu cầu văn nghệ, thể dục
thể thao trong nhà trường nhằm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, tạo sân chơi lành mạnh,
bổ ích cho giáo viên và học sinh.
- Đội ngũ CBQL có năng lực, nhiều kinh nghiệm, rất quan tâm đến việc xây
dựng văn hóa ứng xử giao tiếp của giáo viên, học sinh trong và ngồi nhà trường. Từ
đó có những chỉ đạo, định hướng hình thành những chuẩn mực, giá trị văn hóa trong
tồn đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể sư
phạm nhà trường trong việc xây dựng và triển khai văn hóa ứng xử cơng sở.

[13]


- Tập thể đội ngũ giáo viên đủ ở các mơn, nhiệt tình, có ý thức kỷ luật, đồn kết
nội bộ, có tinh thần học hỏi phấn đấu vươn lên. Với đội ngũ giáo viên trẻ năng động,
họ là những đoàn viên, đảng viên trẻ đang sinh hoạt trong các tổ chức Chi bộ, Đồn
trường, Cơng đồn, nhiệt tình, năng nổ trong cơng tác Đồn thể, cơng tác chủ nhiệm.
Các giáo viên dạy nhiều năm có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử làm tấm
gương sáng và tạo nền móng trong cơng tác triển khai các hoạt động, các phong trào
để xây dựng, thực hiện và duy trì các giá trị văn hóa cốt lõi, bền vững, tạo nên thương
hiệu cho nhà trường.
- Đa phần các em học sinh ngoan, hiền, biết nghe lời thầy cơ, biết nhìn nhận
vấn đề một cách tích cực, tơn trọng người khác. Các em hăng hái tham gia các phong
trào thi đua văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường phát động. Các cuộc thi về biển
đảo quê hương, an toàn giao thơng, đại sứ văn hóa, đóng tiểu phẩm, xử lý tình huống
về phịng chống bạo lực học đường.
2.3.2. Điểm yếu
- Trong những năm vừa qua, nhà trường chỉ xây dựng và ban hành các quyết
định về việc xây dựng văn hóa nhà trường nhưng chưa triển khai sâu rộng trong tồn

đội ngũ mà chỉ dưới hình thức văn bản và tuyên truyền trong buổi họp hội đồng sư
phạm. Các tiêu chí trong bộ quy tắc ứng xử văn hóa chưa cụ thể rõ ràng, cũng như
chưa có chế tài xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến các hành vi ứng xử. Bên cạnh
đó, nhà trường cũng chưa phát động các phong trào thi đua và có chế độ khen thưởng
phù hợp nên công tác xây dựng văn hóa nhà trường cịn hời hợt, chưa được chú trọng.
- Kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử cơng sở chưa được
thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ nên việc phát động phong trào thi đua và chế độ
khen thưởng chưa đủ cơ sở pháp lý để chi cho các hoạt động này.
- Đội ngũ nhà trường chia làm hai thái cực rõ rệt – một lực lượng trẻ hóa, và
một lực lượng già hóa nên có những sự phân chia, và bất đồng quan điểm, từ đó dễ dẫn
đến mâu thuẩn và xung đột trong đội ngũ.
- Một số giáo viên trẻ mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng
xử, còn bọc trực, thiếu kiềm chế khi xử lý các tình huống nhất là đối với các học sinh
chưa ngoan, hay gây rối dễ dẫn đến có những phát ngơn chưa chuẩn mực và thậm chí
là bạo lực học sinh. Giáo viên lớn tuổi, nhiều năm kinh nghiêm nhưng một bộ phận

[14]


nhỏ chậm đổi mới, tiếp thu cái mới, còn bảo thủ trong lời nói và hành động nên chưa
đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng văn hóa và thương hiệu cho nhà trường.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên, nhân viên nhà trường chưa cởi mở, thân thiện khi
giao tiếp, nhất là với các em học sinh, luôn tỏ vẻ khó chịu khi học sinh làm sai, thậm
chí là xúc phạm học sinh. Khi làm sai chưa có ý định sửa đổi, còn đùn đẩy trách
nhiệm, hoặc viện dẫn lý do để thối thác trách nhiệm. Thậm chí có giáo viên vi phạm
đạo đức nhà giáo như tham gia cá độ bóng đá qua mạng, hay tổ chức tiệc tùng, quay
phim phát trực tiếp trên trang facebook cá nhân gây phản cảm.
- Nhà trường tập trung vào dạy chữ, chưa chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh nên một bộ phận học sinh có thái độ ứng xử vơ lễ với giáo viên.
Các em không hợp tác với giáo viên, hay gây mất trật tự trong giờ học và có hành vi

lơi kéo cả lớp gây rối trong giờ học, hay bịa chuyện nói xấu, và mách PHHS trao đổi
với BGH đổi giáo viên dạy lớp nhằm hạ uy tín, danh dự của giáo viên.
- Thư viện nhà trường có nhiều loại sách nhưng chủ yếu là các sách tham khảo
các bộ môn trong chương trình học. Các loại sách về giáo dục kỹ năng sống, văn hóa
ứng xử, các mẫu chuyện về văn hóa học đường, v.v. chưa đa dạng, phong phú nên
chưa thu hút được đông đảo giáo viên và học sinh tham gia đọc tại không gian đọc của
nhà trường.
2.3.3. Cơ hội
- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh Long An, Sở Giáo dục Đào
tạo Long An, UBND huyện Tân Trụ, các ban ngành đoàn thể của huyện Tân Trụ trong
việc hỗ trợ nhà trường xây dựng văn hóa giao tiếp xử, cũng như giám sát quá trình
thực hiện để kịp thời nhắc nhở, cũng như là có chế độ khen thưởng các cá nhân, tập thể
điển hình tiên tiến thực hiện tốt xây dựng văn hóa công sở.
- Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư, công văn, nghị định làm cơ sở pháp lý,
hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường.
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 sắp được triển khai ở bậc
THPT nên đội ngũ cán bộ, giáo viên đã được tập huấn, học tập về những vấn đề cốt lõi
và những giá trị nhân văn mà chương trỉnh này mang lại nhằm đào tạo một thế hệ học
sinh với đầy đủ 5 phẩm chất và 10 năng lực.
- Trong năm học vừa qua, nhà trường đã huy động được nhiều nguồn lực của xã
hội từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, phụ huynh mạnh thường quân đóng góp để mua

[15]


sắm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy học, hỗ trợ các em học sinh có hồn cảnh
khó khăn, chi khen thưởng cho các phong trào TDTT, văn nghệ, khen thưởng học sinh
giỏi v.v đặc biệt là hỗ trợ máy tỉnh bảng, điện thoại thông minh cho một số học sinh
chưa có thiết bị học trực tuyến trong đợt dịch Covid bùng phát ở huyện nhà.
- PHHS quan tâm hơn đến việc học của con em mình, ln quan tâm đến các

hoạt động của nhà trường thông qua ban đại diện CMHS. Thường xuyên có sự trao đổi
với GVCN, giáo viên bộ môn, và BGH nhà trường để phối hợp cùng nhà trường giáo
dục các em học sinh.
2.3.4 Thách thức
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường, mọi người chỉ chú trọng việc kiếm tiền mà
quên đi các mối quan hệ. Cha mẹ đi làm ăn xa, khơng có thời gian quan tâm đến con
cái, phó mạc cho nhà trường. Các em đang trong giai đoạn hoàn thiện về nhân cách mà
khơng được gia đình chăm lo, dễ sa nga và bị ảnh hưởng bởi các thành phần xấu bên
ngồi xã hội.
- Cuộc cách mạng cơng nghệ thông tin bùng nổ, các trang mạng xã hội xuất
hiện ngày càng nhiều, càng nhiều thông tin xuất hiện trên mạng xã hội. Các em học
sinh dễ dàng bị cuốn theo những trào lưu tiêu cực trên mạng. Các em dễ dàng bị
nghiện, lơ là việc học khơng cịn chú tâm đến việc học, ít tham gia vào các hoạt động
của nhà trường mà chỉ chú tâm đến việc đăng tải làm giàu trang cá nhân của mình. Các
em chưa chú ý đến vấn đề thiết lập mối quan hệ, giao tiếp ứng xử với nhau.
- Việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường đã được các cấp có
thẩm quyền yêu cầu thực hiện trong phương hướng nhiệm vụ năm học hằng năm
nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên các trường chưa thật sự thấy rõ ý nghĩa
mà tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa ứng xử nơi cơng sở nên làm chưa đế nơi
đến chốn.
2.4. Những việc đã làm về xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT
Tân Trụ
2.4.1. Kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử tại
trường THPT Tân Trụ
- Muốn xây dựng tốt quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường thì trước tiên
người đứng đầu cơ quan cần phải nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc

[16]



xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở trường học để làm cơ sở đánh giá mức độ thực
hiện của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ phận có liên quan trong
nhà trường tuân thủ và thực hiện các chuẩn mực các giá trị đã đề ra.
- Trước tiên người hiệu trưởng cần là người gương mẫu, là người truyền lửa cho
cấp dưới mình nhận thức đúng, đủ và rõ về các giá trị văn hóa giao tiếp ứng xử văn
minh, lịch sự nơi làm việc. Hiệu trưởng phải là người ln đi đầu trong mọi lời nói và
hành động để cấp dưới noi theo, làn người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Người lãnh đạo cần vui vẻ, hòa đồng, thiết lập tốt các mối quan hệ với tất cả
cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường. Trong giao tiếp ứng xử luôn tôn
trọng người khác, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người khác, tạo được
niềm tin, sự tín nhiệm của cấp dưới để từ đó khẳng định các giá trị mà nhà trường đã
tạo lập và phát huy những giá trị tốt đẹp đó. Bên cạnh đó, khi triển khai các kế hoạch
và chương trình hảnh động thì cần có sự chỉ đạo sâu sát, có kiểm tra đánh giá rút kinh
nghiệm, có khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân thực hiện tốt, mẫu mực trong
công sở.
- Nhà trường tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề liên quan đến văn hóa ứng xử
trong nhà trường, thông tin nhanh các vụ việc liên quan đến các hành vi bạo lực học
đường, vi phạm đạo đức nhà giáo, các hiện tượng nổi lên trong nhà trường và hướng
khắc phục, chấn chỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhà trường đã mời các chuyên
gia tâm lý để báo cáo các chuyên đề liên quan đến tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh,
cách giải quyết các tình huống ứng xử văn hóa trong nhà trường để các em có thể hồn
thiện bản thân trong ứng xử giao tiếp hằng ngày.
- Một số khẩu hiệu về văn hóa ứng xử trong nhà trường được treo kiên cố trong
các phòng học, phòng hội đồng giáo viên, v.v. Các khẩu hiệu như “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Thầy cô mẫu mực, học sinh tích cực”;
“Thi đua dạy tốt, học tốt”; Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường đã treo bảng quy tắc
ứng xử nơi cơng sở ngay trước phịng hành chánh và phịng hội đồng giáo viên – nơi
có nhiều giáo viên, học sinh đi lại để tuân thủ những giá trị văn hóa ứng xử mà nhà
trường đã tạo lập.

- Nhà trường chú trọng công tác giáo dục niềm tin, chú trọng các nghi lễ truyền
thống, giữ gìn phong tục của tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu kính với cha mẹ.

[17]


Hằng năm tổ chức các hoạt động văn hóa chào mừng ngày 20-11, Tết nguyên đán,
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhiều hình thức như văn nghệ, TDTT,
trò chơi dân gian, đố vui, vẽ tranh, tiểu phẩm v.v. để làm giàu cuộc sống tinh thần cho
các thế hệ học sinh. Đối với khối 12, nhà trường tổ chức lễ tri ân, trưởng thành để các
em bày tỏ lịng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cơ nhằm làm tăng giá trị của quy tắc ứng
xử văn hóa trước khi các em bước vào giảng đường đại học.
- Nhà trường tổ chức các buổi đối thoại với học sinh mỗi học kỳ ít nhất 2 lần để
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh. Đây là dịp để học sinh trình bày ý
kiến của bản thân mình liên quan đến các vấn đề dạy và học trong nhà trường nhưng
đảm bảo phải tuân thủ theo các ngun tắc ứng xử văn hóa, khơng được nói sai sự thật,
đặt điều làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự người khác. Dựa trên các thông tin thu
thập, nhà trường sẽ công khai trong lần họp hội đồng sư phạm và rút kinh nghiệm và
ngăn ngừa các biểu hiện xấu, tiêu cực xảy ra để mối quan hệ giữa thầy và trò, học sinh
với học sinh được củng cố và thắt chặt hơn.
- Tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, nhà trường đề cao khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và
sáng tạo”, “Thanh niên năng động, sáng tạo, học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”.
Trong giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ giao tiếp giữa thẩy và trị mang tính chuẩn mực,
cách xưng hơ giữa trị và trị thể hiện sự thân thiện, hồn nhiên. Cán bộ, giáo viên có
đồng phục riêng của nhà trường, lấy màu xanh dương làm màu chủ đạo, giáo viên nữ
lên lớp mặc áo dài, giáo viên nam mang giày, học sinh nữ mặc áo dài trắng trong các
giờ học chính khóa. Các ngày lễ, giáo viên, cơng nhân viên sẽ mặc đồng phục theo
truyền thống của nhà trường để tạo nét văn hóa riêng, đặc trưng.
- Trong cơng tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, BGH nhà trường cần xem

trọng đây là khâu then chốt để việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử tại đơn vị. Do đó,
Hiệu trưởng nhà trường cần cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý được các cấp,
bộ, ngành có liên quan để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại
đơn vị. Việc điều chỉnh cần công khai, minh bạch, rõ ràng để tạo sự đồng thuận cao
trong đội ngũ. Hàng năm, ban giám hiệu nhà trường cần sơ kết, rút kinh nghiệm để có
những điều chỉnh và hồn thiện bộ quy tắc ứng xử và triển khai đến toàn thể đội ngũ
trong các năm học tiếp theo.

[18]


- Việc xậy dựng, sửa đổi, bổ sung Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa phải được diễn ra
cơng khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, và phải được sự đồng thuận của tất cả các
thành viên trong đơn vị. Có như thế mọi người mới ra sức phát huy và tạo lập nên
thương hiệu nhà trường và giữ vững các giá trị tốt đẹp mà nhà trường đã, đang, và sẽ
thực hiện để đạt được các miêu tiêu mà nhà trường đã đề ra.
- Theo thời gian nhiều giá trị đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
nhà trường thừa nhận và tôn trọng như : đề cao các giá trị nhân văn, sự trung thực và
tơn trọng, tính kỷ luật, tính ổn định, tính thực chất trong công tác và hiệu quả dạy học.
Một số giá trị mà giáo viên, nhân viên nhà trường muốn xây dựng trong thời gian sắp
tới đó là sự dân chủ, sự đổi mới, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong cơng việc.
2.4.2. Một số tình hướng ứng xử văn hóa xảy ra trong phạm vi trường học.
2.4.2.1 Tình huống 1: Giao tiếp ứng xử giữa hiệu trưởng và giáo viên bộ môn
Giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, nghỉ tiết nhưng không báo TTCM hoặc nhờ
giáo viên trong tổ dạy thay để lớp gây mất trật tự và ảnh hưởng đến đến các lớp dạy kế
bên, và bị phản ánh đến hiệu trưởng.
Cách giải quyết của hiệu trường : Hiệu trưởng mời giáo viên bộ môn Tiếng
Anh lên phỏng hiệu trưởng trao đổi. Hiệu trưởng lắng nghe giáo viên này trình bày lý
do vì sao bỏ tiết dạy khơng báo TTCM hay BGH để phân công giáo viên dạy thay
không làm ảnh hưởng đến các lớp khác. Giáo viên này trình bày do con bệnh nên cần

đưa đi bênh viện gấp nên không mang điện thoại và báo cáo. Đến đây thì hiệu trưởng
có cái nhìn khác, khơng phải giáo viên vơ trách nhiệm, bỏ lớp mà do hồn cảnh ngặt
nghèo nên xảy ra cớ sự. Hiệu trưởng động viên giáo viên và nhắc nhở giáo viên cố
gắng làm theo quy định của cơ quan, khi có những trường hợp đột xuất cần bình tĩnh
là liên hệ với TTCM hay BGH nhà trường để nhà trường có hướng giải quyết ổn thỏa.
2.4.2.1 Tình huống 2 : Giao tiếp ứng xử giữa giáo viên và PHHS
Khi GVCN mời PHHS đến trường với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học
sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: "Nếu thầy cơ khơng
dạy được nó thì để tơi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học ln cũng được".
Cách giải quyết của hiệu trưởng : Giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ
trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ
trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp.
Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách

[19]


nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và
đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực
sự làm trịn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn
bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương u học trị, bạn sẽ
thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên
người.
2.4.2.3 Tình huống 3: Giao tiếp ứng xử giữa giáo viên và học sinh
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, cô giáo A quay lên bục giảng để bắt đầu
bài mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vị giấy. Cơ quay lại thì
thấy một học sinh đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của
các bạn trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì bạn trả lời tỉnh queo: “Bài của
em thì em xé”.
Cách giải quyết: Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt

với những học sinh có thành tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi
thường kỉ luật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có
những lúc rất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục có những hành động khơng đúng
mực. Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này
của học sinh. Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên
em muốn làm gì thì làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cơ
giáo đang lên lớp, bài tập vừa được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như
thế là thiếu tơn trọng giáo viên. Và chính vì vậy bạn khơng thể bỏ qua một cách dễ
dàng, vì rất dễ khiến học sinh coi thường bạn. Các em học sinh khác trong lớp sẽ nghĩ
gì đây khi chứng kiến hành động hơi vơ lễ đó mà cơ giáo lại “khơng dám làm gì”.
Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt
ngay trước lớp, nhưng để giữ “hịa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em.
Bạn không nên để sau buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như thế
cần được rút kinh nghiệm ngay để các em khác không lặp lại. Bạn nên dành một vài
phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em. Bạn có thể
nói: “Cơ biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem
lại bài của mình ngun nhân tại sao khơng? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng
bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cơ đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ
ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em
trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường

[20]


×