Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(SKKN 2022) dạy học theo định hướng giáo dục STEM chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật(sinh học 10) để xây dựng quy trình làm nước mắm tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của đề tài
2.3. Tiêu chí xây dựng bài học STEM
2.4. Quy trình xây dựng bài học STEM
2.4.1. Lựa chọn chủ đề
2.4.2. Xác định mục tiêu của chủ đề STEM
2.4.3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị, giải pháp giải quyết vấn đề:
2.4.4 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
2.5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và đề xuất
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
3
3
5
6


7
8
9
9
18
19
20

0


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Vì vậy việc đổi mới tư
duy giáo dục chuyển mạnh từ quá trình chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học để đáp ứng sự thay đổi của
cuộc sống là một tất yếu.
Đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực là một xu hướng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nhưng
cũng đòi hỏi người dạy và người học đều phải thay đổi cách dạy và cách học.
Giáo viên hướng đến đào tạo những học sinh khơng chỉ: Biết gì mà làm được gì?
Những học sinh khơng chỉ biết kiếm việc mà cịn tạo ra được công việc. Những
học sinh biết liên hệ thông tin, kết nối thông tin giữa các lĩnh vực vào giải quyết
các vấn đề thực tế trong cuộc sống; hướng đến người thầy khơng chỉ giỏi về
truyền thụ kiến thức mà cịn truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh.
Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liên
ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Tốn học trở
lên. Thơng qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thức
được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiết

của các kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay tạo nên một
sản phẩm. Đồng thời, trong quá trình đó học sinh được khuyến khích sáng tạo,
khơi gợi niềm say mê học tập và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân.
Sinh học là một môn khoa học nằm trong thành tố của Giáo dục STEM, việc tổ
chức dạy học kiến thức Sinh học theo định hướng giáo dục STEM chính là một
hướng nghiên cứu hiệu quả giúp nội dung học tập gắn liền với thực tiễn, giúp
học sinh hình thành được những kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển
trong thế giới công nghệ hiện đại.
Trong q trình dạy học bộ mơn Sinh học hiện nay, việc tiếp cận giáo dục
STEM sẽ hiệu ứng tích cực trong chương trình giáo dục phổ thơng mới ở môn
học trải nghiệm sáng tạo. Quê hương Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia
(nay là thị xã Nghi Sơn) nơi có trường THPT Tĩnh Gia 3 có nhiều nguồn tư liệu,
phương tiện trực quan có giá trị để xây dựng bài học, chủ đề.
Với lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Dạy học theo định hướng
giáo dục STEM chủ đề: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật”
(Sinh học 10) để xây dựng quy trình làm nước mắm tại địa phương nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh” nhằm mục đích góp phần thiết thực
vào đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hiện nay, nâng cao hiệu quả dạy và
học mơn sinh học trong trường phổng thơng, hình thành và phát triển cho học
sinh các năng lực cần thiết trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống. Qua
chủ đề này góp phần hướng nghiệp cho học sinh vùng ven biển cũng như giúp
các em bảo tồn bản sắc văn hóa vùng miền, phát huy tiềm năng du lịch, bảo vệ
môi trường đồng thời gián tiếp nuôi dưỡng tình u q hương và lịng tự hào
đặc sản quê hương trong tâm hồn mỗi học sinh.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Để nâng cao chất lượng bộ mơn, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh, tiếp cận, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới, việc tăng cường sử

dụng các phương tiện trực quan, hoạt động trải nghiệm có vai trị quan trọng.
Tiếp cận giáo dục STEM dựa vào tư liệu địa phương trong quá trình dạy học sẽ
thúc đẩy hứng thú trong học tập.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình dạy học ở chương trình Sinh học 10, qua việc xây dựng
chủ đề giáo dục STEM của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp chủ
động, tích cực trong các hoạt động. Tạo điều kiện để học sinh nhận thức năng
lực và phát huy tiềm năng của bản thân, hình thành các phẩm chất và năng lực
cốt lõi, tính cực hóa bản thân, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy hải sản và định
hướng nghề nghiệp cho học sinh sau này.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học, cơ sở lý luận của giáo dục STEM.
- Thực nghiệm: phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực
trạng dạy học có vận dụng sử dụng giáo dục STEM ở trường trung học phổ
thông Tĩnh Gia 3. Thảo luận dưới dạng seminar kiến thức đã tiếp nhận.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu. Giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh và có kế hoạch thực hiện cụ thể.

2


2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm Giáo dục STEM.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Cơng
nghệ), Engineering ( Kĩ thuật), Mathematics (Tốn học). Nền tảng của giáo dục
STEM chính là giáo dục khoa học (science education). Do vậy trước khi tìm
hiểu về khái niệm giáo dục STEM, chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ về khái niệm
khoa học. Đối với ngành giáo dục khoa học, khoa học về cơ bản được định

nghĩa như sau: Là tập hợp các tri thức và hoạt động thực tiễn của nhân loại dựa
trên các nghiên cứu có tính hệ thống (systematic study) thơng qua các quan sát
(observations) và các thí nghiệm (experiments) để hiểu về thế giới tự nhiên.
Khoa học khơng chỉ là tập hợp những gì quan sát được mà cịn là q trình của
nhận thức (congition) và tư duy (thinking). Dữ liệu quan sát được là một phần
rất quan trọng của khoa học, nhưng khoa học cịn có sự diễn giải (interpretation)
của con người về các dữ liệu đó, làm cho các dữ liệu khoa học trở nên có ý
nghĩa (make sence of science).
Trong đời sống xã hội mọi người thường có xu hướng sử dụng lẫn lộn
giữa khoa học (science) và kĩ thuật (engineering)/công nghệ (technology) hoặc
sử dụng các từ này thay thế cho nhau và cũng không quan tâm nhiều đến sự
khác biệt giữa chúng. Vì thế để hiểu rõ được khái niệm STEM yêu cầu phải hiểu
rõ được các thuật ngữ trong cụm từ STEM.
+ Khoa học (Science): Là hệ thống tri thức chủ yếu thơng qua q trình
quan sát và giải thích các hiện tượng trên thế giới mang tính chất quy luật.
+ Kỹ thuật (engineering): Là quá trình tạo ra các đồ vật/sản phẩm mà
khơng có trong tự nhiên.
+ Cơng nghệ (technology): Được hiểu theo nghĩa chung là tổng thể các
cơng cụ, thiết bị, hay q trình đã được thiết lập/sử dụng trong suốt q trình
triển khai tạo sản phẩm.
+Tốn học (mathematics): Trong mối quan hệ tương tác giữa khoa học,
kỹ thuật và cơng nghệ, yếu tố tốn học ln hiện diện. Toán học được xem là
một lĩnh vực đan xen vào tất cả các bước thực hành khoa học và cơng nghệ. Nhờ
các cơng thức tốn học và mơ hình tính tốn, khoa học có được những thống kê
mang tính định lượng và độ chính xác ngày càng cao. Bên cạnh đó trong q
trình chế tạo và sản xuất các thiết bị và dụng cụ, các bản vẽ thiết kế ln cần đến
các con số cụ thể được tính tốn từ các phương trình và mơ hình tốn học.
Ví dụ sản phẩm “quy trình làm nước mắm ” do học sinh thực hiện là sản
phẩm được con người tạo ra, khơng có sẵn trong tư nhiên. Sản phẩm đó được
tạo ra thông qua các kiến thức khoa học về Sinh học (quá trình phân giải Protein

cá của vi sinh vật); Về Hóa học (Sự đơng tụ protein, sự thủy phân peptit,
protein). Tốn học (tính tốn số liệu, thống kê).

3


Mơ hình chu trình STEM:
Science
(Khoa học)

Technology
(Cơng nghệ)

Math
(Tốn học)

Knowledge
(Kiến thức)

Engineering
(Kỹ thuật)

Định nghĩa về giáo dục STEM
Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục
khoa học trên thế giới là hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ
(National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập 1944, đã đề
xuất ra khái niệm giáo dục STEM như sau: “ Giáo dục STEM là một cách tiếp
cận liên ngành trong q trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính
nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học
sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn vào

trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc
và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển năng lực trong lĩnh vực STEM và có
thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (Tsupros, Kohler và
Hallinen, 2009).
Theo tác giả Trần Thị Gái “Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là
trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến lĩnh
vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức kỹ năng này phải
được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh khơng chỉ hiểu biết
về ngun lí mà cịn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong
cuộc sống hàng ngày”.
Như vậy, cách định nghĩa về giáo dục STEM nói đến một cách tiếp cận
liên ngành, liên mơn học trong một q trình đào tạo, cụ thể phải có bốn lĩnh
vực: Khoa học, kĩ thuật, cơng nghệ và tốn học. Mục đích chính của các chương
trình giáo dục STEM khơng phải để đào tạo ngay ra những nhà khoa học, nhà
toán học, kĩ sư hay phát minh những điều hoàn toàn mới hay để tạo ra các sản
phẩm có tính thương mại, cạnh tranh, mà chủ yếu là tạo cho các em hứng thú
học tập, tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản
lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại, như các năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM
Việc đưa giáo dục STEM vào trường THPT mang lại nhiều ý nghĩa, phù
hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông cụ thể là:
4


- Đảm bảo giáo dục toàn diện
- Nâng cao hứng thú học tập các mơn học STEM
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
- Kết nối trường học với cộng đồng
- Hướng nghiệp, phân luồng

2.1.3. Hình thức tổ chức giáo dục STEM
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra định hướng các hình thức có thể triển
khai STEM ở trường phổ thông như sau:
- Dạy học các mơn học thuộc lĩnh vực STEM
Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường.
Theo cách này các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay
trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề,
bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các mơn học thành phần.
Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí
nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết
được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống
con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách
thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
Giáo dục STEM có thể được triển khai thơng qua hoạt động nghiên cứu
khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề
khác nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, mơi trường, biến đổi khí
hậu, nơng nghiệp cơng nghệ cao… Hoạt động này khơng mang tính đại trà mà
dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động
tìm tịi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn. Tổ chức tốt
hoạt động sáng tạo Khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu
trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT được tổ
chức thường niên.
2.2. Thực trạng dạy học giáo dục STEM
2.2.1.Thực trạng chung:
Mơ hình giáo dục tích hợp STEM còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt
Nam khi chỉ mới thử nghiệm khoảng vài năm gần đây. Giáo dục STEM du nhập
vào Việt Nam bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho học sinh THPT do các

công ty tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngồi. Từ đó đến nay
giáo dục STEM đã bắt đầu có sự lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau, nhiều
cách thức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau. Từ năm 2012,
Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “ vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và
cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Đặc biệt
cuộc thi “ Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức dành cho học sinh THPT đã trở thành điểm sáng tích cực trong
giáo dục định hướng năng lực… Về cơ bản đây là một hình thức của giáo dục
5


STEM. Các cuộc thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng
lực cho họ sinh hình thành những kĩ năng học tập và lao động trong thế kỷ 21
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đó cũng là mục tiêu mà giáo dục STEM hướng
tới.
2.2.2 Thực tiễn dạy học giáo dục STEM tại đơn vị cơng tác
Theo tơi để đơn vị mình có thể tổ chức các hoạt động dạy học theo định
hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi học sinh,
giúp học sinh làm chủ được những tình huống, sẵn sàng đương đầu với những
thách thức trong cuộc sống, phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong
giải quyết vấn đề, đòi hỏi :
- Học sinh cần phải có khả năng tư duy logic, yêu thích mơn học.
- Điều kiện cơ sở vật chất phải đầy đủ.
- Giáo viên cần được đào tạo STEM chuyên sâu, cần đầu tư nhiều thời
gian, công sức, chất xám cho 1 bài học STEM.
- Phụ huynh và cả học sinh cần hiểu cụ thể về bản chất của giáo dục
STEM, cần nhận thức đầy đủ về giáo dục STEM trong thời buổi công nghệ 4.0.
Tuy nhiên cả giáo viên và học sinh đều chưa hiểu rõ về giáo dục STEM,
vì vậy nhiều giáo viên cịn túng túng khi áp dụng STEM để giải quyết các chủ

đề học tập trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành.
2.3. Tiêu chí xây dựng bài học STEM
Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, mỗi bài
học STEM cần phải được xây dựng theo 6 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề thực tiễn
Trong bài học STEM “xây dựng quy trình làm nước mắm Tĩnh gia” vấn
đề thực tiễn là vận dụng nội dung bài học để học sinh tự xây dựng được quy
trình làm nước mắm một nghề đặc trưng của địa phương.
Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật
Trong chủ đề STEM thiết kế quy trình làm nước mắm học sinh cần phải
thực hiện theo 1 quy trình: (1) Xác định vấn đề - (2) Nghiên cứu kiến thức nền(3) Xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề – (4) Phân cơng hoạt động nhóm – (5)
Báo cáo kết quả.
Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm
tịi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm
Trong bài học STEM xây dựng quy trình làm nước mắm giáo viên cần
hướng học sinh nắm vững kiến thức sau:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật, các loại môi trường cơ bản và kiểu dinh
dưỡng. Các nhóm vi sinh vật và tiêu chí phân loại.
- Nêu và phân biệt được hơ hấp kị khí với sự hơ hấp hiếu khí và lên men.
- Nêu được các q trình đơng tụ protein, q trình phân giải protein, và ứng
dụng của chúng.
Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn học sinh vào hoạt động
nhóm kiến tạo

6


Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập để giúp các em làm việc
cùng nhau như một nhóm kiến tạo. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt
động của bài học STEM là cơ sở để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

Trong bài học STEM xây dựng quy trình làm nước mắm giáo viên chỉ
cung cấp cho học sinh bộ câu hỏi gợi ý, định hướng mà không cung cấp cụ thể
chi tiết các bước tiến hành như thế nào. Học sinh sẽ phải chủ động suy nghĩ, làm
việc nhóm và thảo luận với nhau nhiều để quyết định chọn cách thực hiện nào.
Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và
toán học mà học sinh đã và đang học
Trong bài học STEM xây dựng quy trình làm nước mắm giáo viên cần
kết nối và tích hợp nội dung ở lĩnh vực khoa học (sinh học, vật lý, hóa học),
cơng nghệ và tốn học. Từ đó, học sinh thấy rằng khoa học, cơng nghệ và tốn
khơng phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các
vấn đề.
Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự
thất bại như là 1 phần cần thiết trong học tập
Trong bài học STEM xây dựng quy trình làm nước mắm và, phương án
giải quyết vấn đề là do học sinh suy nghĩ, làm việc nhóm và thảo luận với nhau
lựa chọn cách thực hiện. Với việc chia 1 lớp thành 2 nhóm như vậy sẽ có nhiều
phương án khả thi, nhưng có thể sẽ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết
vấn đề. Qua đó học sinh được nếm trải qua các cảm xúc của thất bại cũng như
thành cơng trong q trình học tập.
2.4. Quy trình xây dựng bài học STEM
Theo tài liệu hội thảo “Định hướng giáo dục STEM trong trường trung
học” của bộ giáo dục và đào tạo, quy trình xây dựng bài học STEM gồm 4
bước sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
2.4.1. Lựa chọn chủ đề:
Huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh hóa là vùng biển bãi ngang, có nhiều tiềm
lực về thủy hải sản và nền nông nghiệp phát triển trong đó có đánh bắt hải sản.

Dựa trên vị thế này vùng đất Tĩnh gia đã phát triển rất mạnh mẽ nghề truyền
thống là làm nước mắm.
Trong mỗi bữa cơm hàng ngày của gia đình người Việt nam từ thơn q
đến thành thị đều có sự hiện diện của nước mắm, đó là một phần khơng thể thiếu
trong khâu chế biến và sử dụng trong bữa cơm. Theo Cục chế biến nông lâm
thủy sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết mỗi
năm, người dân Việt Nam tiêu thụ tới hơn 200 triệu lít nước mắm. Điều này
chứng tỏ lượng nước mắm mỗi người việt tiêu thụ mỗi năm là không hề nhỏ so
với nhiều gia vị khác, vậy nên lựa chọn loại nước mắm nào để đảm bảo sức khỏe
cho con người là một vấn đề đáng quan tâm. Đồng thời với lượng tiêu thụ lớn,
nước mắm cũng là một ngành có tiềm lực phát triển kinh tế.
7


Sản xuất nước mắm theo phương pháp lên men truyền thống là sử dụng
muối ướp cá, phản ứng thủy phân các protein trong cá dưới tác dụng của enzyme
và quá trình lên men của vi khuẩn, sản phẩm cuối cùng là các amino axit. Các
yếu tố về men, nồng độ, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình lên
men. Trong chủ đề này HS thực hiện nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
nước mắm, theo đó học được kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
vi sinh vật trong môn học như:
- Sinh học 10 (bài 22, 23 (mục II) và vận dụng các kiến thức liên quan.
- Hóa học: Sự đơng tụ protein, sự thủy phân peptit, protein ( bài 11– Hóa
học 12). Sự điện li của nước.pH của dung dịch (bài 3 – Hóa học 11)
- Tốn học: Tính tốn thống kê.
2.4.2. Xác định mục tiêu của chủ đề STEM
Sau khi học xong chủ đề này học sinh cần phải:
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật, các loại môi trường cơ bản và kiểu dinh
dưỡng, các tiêu chí phân loại vi sinh vật.

- Nêu và phân biệt được hơ hấp kị khí với sự hơ hấp hiếu khí và lên men.
- Nêu được các q trình đơng tụ protein, quá trình phân giải protein, và ứng
dụng của chúng.
b. Kĩ năng:
- Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu.
- Tiến hành, mơ tả được hiện tượng của thí nghiệm lên men sữa chua, lên
men rượu nho.
- Lập kế hoạch, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố đến quá trình lên men làm nước mắm.
- Ghi chép, đánh giá và đề xuất quy trình làm nước mắm theo các tiêu chí cần
đạt của sản phẩm.
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện
được ý kiến của người khác.
- Tự đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí
giáo viên đưa ra.
c. Phát triển phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận
nhóm xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm.
- u thích khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào giải
quyết nhiệm vụ được giao;
- Hòa đồng, giúp đỡ bạn.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành
thực nghiệm.
d. Định hướng phát triển năng lực:
Định hướng phát triển một số năng lực: khoa học tự nhiên, tự chủ và tự học,
giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.4.3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị, giải pháp giải quyết vấn đề:
8



- Nguyên liệu và dụng cụ tiến hành thí nghiệm làm sữa chua, lên men rượu nho.
- Nguyên liệu và dụng cụ làm nước mắm:
+ Nguyên liệu: Cá tươi (tốt nhất là cá vừa được đánh bắt xong), muối trắng.
+ Dụng cụ: Hũ đựng cá nên là hũ hoặc chum sành làm từ đất.
2.4.4. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học (4 tiết).
Hoạt động 1: THỰC HÀNH LÊN MEN SỮA CHUA - LÊN MEN RƯỢU
NHO. LIÊN HỆ ỨNG DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
NƯỚC MẮM (2 tiết– 90 phút)
A. Mục đích:
- Học sinh tiến hành được thí nghiệm lên men sữa chua, lên men rượu
nho, quan sát mơ tả được hiện tượng từ đó đặt ra các câu hỏi về quá trình xảy ra
cũng như các q trình lên men, phân giải protein,… nói chung và các ứng dụng
của các quá trình này.
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: nghiên cứu xây dựng quy trình làm nước
mắm bằng các nguyên liệu từ cá, muối, đường và men vi sinh theo một số tiêu
chí về sản phẩm, dựa trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến
quá trình lên men.
B. Nội dung:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm lên men sữa chua và lên men rượu nho và
đặt các câu hỏi về sự đơng tụ protein, q trình lên men, ứng dụng của các quá
trình lên men.
- Giáo viên giới thiệu về tác dụng của nước mắm, đặt vấn đề “Làm thế nào
để có thể tự làm nước mắm thành cơng, đảm bảo vệ sinh”, giao nhiệm vụ xây
dựng quy trình làm nước mắm từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố
như tỉ lệ cá và muối, chất lượng cá, muối, nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học kiến thức nền về chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở vi sinh vật và tìm hiểu quy trình làm nước mắm, lập kế hoạch
nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình lên men, đề xuất quy
trình làm nước mắm.

- Học sinh thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Kết quả thí nghiệm: lên men sữa chua, lên men rượu nho
- Các câu hỏi về quá trình lên men.
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo
luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận
đưa ra quy trình làm nước mắm của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời
gian và nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề
xuất quy trình.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
* Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm hoạt động và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về vi khuẩn lactic và ứng dụng làm sữa chua
- Tìm hiểu về vi khuẩn lactic và ứng dụng làm sữa chua qua
1 tuần sách giáo khoa, mạng…
- Tìm hiểu chi tiết về vi khuẩn lactic, sinh trưởng và quá trình lên men
9


- Quay phim lại quá trình lên men sữa chua
1tuần
- Giải thích sản phẩm.
- Chỉnh sửa và hồn thành
Nhóm 2: Tìm hiểu về nấm men và ứng dụng làm rượu nho
- Tìm hiểu về nấm men và ứng dụng làm rượu nho qua sách
1 tuần
giáo khoa, mạng…
- Tìm hiểu chi tiết về nấm men, sinh trưởng và quá trình lên men.
- Quay phim lại quá trình lên men rượu nho
1 tuần
- Giải thích sản phẩm.

- Chỉnh sửa và hồn thành
Sau thời gian chuẩn bị, các nhóm học sinh báo cáo và mang sản phẩm trình bày
trước lớp.
Sản phẩm Nhóm 1:
Lên men sữa chua

Hình 1: Sản phẩm sữa chua
nho

Sản phẩm nhóm 2:
Lên men rượu nho

Hình 2:Sản phẩm lên men rượu

Học sinh giải thích sản phẩm:
Glucozơ

VK lactic đồng hình

Axit lactic

Glucozơ

VK lactic dị hình

Axit lactic + Etanol + CO2 + Axit axetic

* Sữa chua :
+ Có hương thơm nhẹ (các ester, axit hữu cơ…)
+ Dễ tiêu, bổ dưỡng (đường đơn, vitamin, axit amin…)

+ Có vị chua (axit lactic)
- Cách sản xuất sữa chua :
+ Lấy 100ml sữa đặc cho vào cốc. Tiếp tục cho vào 350ml nước sôi.
Khuấy đều, để nguội khoảng 40oC.
+ Cho khoảng 1 cốc sữa chua cái (có chứa vi khuẩn lactic) vào, khuấy
đều, đong ra các cốc đựng và ủ trong nước ấm (40oC) với thời gian từ 6-8 giờ.
+ Muốn bảo quản lâu cần đưa vào tủ lạnh.
10


- Giải thích các hiện tượng :
+ Trạng thái : đặc sền sệt là do khi axit lactic hình thành sẽ làm giảm độ
pH của dung dịch sữa  casêin (prôtêin của sữa) đông tụ.
+ Hương thơm : là do đã tạo ra các sản phẩm phụ như ester, axit hữu cơ…
+ Vị chua : là do đường sữa (lactôzơ)  đường đơn (galactơzơ, glucơzơ) 
axit lactic.
- Phương trình tổng quát :
VK lactic đồng hình

C6H12O6
2C3H6O3 + năng lượng
* Rượu nho:
Nguyên liệu: đường và nho
- Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành
rượu, giải phóng CO2. CO2 thốt ra làm xáo trộn dung dịch trong bình và xuất
hiện bọt khí.
- Phản ứng lên men xảy ra làm giảm dần hàm lượng đường đồng thời tăng
dần hàm lượng rượu  bình sẽ có mùi rượu.
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 + Q
- Vì khi ủ rượu là chúng ta ứng dụng hiện tượng lên men rượu của nấm men

mà quá trình lên men thì cần điều kiện yếm khí.
- Nếu ta mở nắp ra xem thì ôxi không khí xâm nhập vào sẽ làm nấm men
chuyển sang hơ hấp hiếu khí tạo ra CO2 chứ khơng tạo ra rượu.
- Các nhóm học sinh nhận xét bổ sung. GV nhận xét và kết luận

11


Hình 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm
* GV giới thiệu bổ sung về các quá trình lên men: có nhiều các q trình lên
men khác nhau, q trình trong thí nghiệm trên gọi là sự đơng tụ protein và sự
lên men, ngồi ra cịn có quá trình lên men xảy ra khi làm dưa muối, trứng
muối, làm nước mắm.
* Giáo viên cho học sinh xem đoạn video khoảng 8 phút “ Nước mắm Vị
Thanh sản phẩm OCOP Thanh Hóa” của TTV phát lại trên địa chỉ
/>- Giáo viên đặt câu hỏi: Nước mắm có tác dụng với chúng ta như thế nào?
Làm nước mắm như thế nào?
Học sinh trả lời các tác dụng của nước mắm với bữa cơm hàng ngày và nêu
các bước làm nước mắm.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Nước mắm được làm theo phương pháp truyền
thống có màu cánh gián đẹp mắt, mùi thơm chứ không nồng nặc, nếm vào thấy
được vị mặn nơi đầu lưỡi và để lại vị ngọt thanh nơi cổ họng,… Vậy các em có
bí kíp gì để làm nước mắm thành công không? Tại sao là thực hiện những điều
đó?
Học sinh trả lời theo vốn kiến thức thực tiễn của mình.
- Giáo viên đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: Bằng cách nào có thể tìm ra các điều
kiện tối ưu để làm nước mắm thành công? Học sinh sẽ làm việc theo nhóm để
12



xây dựng quy trình làm nước mắm và thi xem sản phẩm nước mắm theo quy
trình nào là thành cơng nhất?
- Giáo viên nêu chi tiết nhiệm vụ và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
+ Sản phẩm cần thực hiện: Quy trình mơ tả các bước làm nước mắm và
thành phẩm theo quy trình đó.
+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Điểm
TT
Tiêu chí
tối đa
Quy trình
1
Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình làm nước mắm
10
2
Mơ tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước
20
3
Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu
20
Sản phẩm nước mắm
4
+ Đối với chượp gài nén: cá còn nguyên con, nếu để
15
nguyên cá ra thịt tách khỏi xương, nếu khuấy thịt sẽ nát
vụn.
+ Đối với chượp đánh khuấy: cá nát nhuyễn, cái chượp
sáng, khi đánh khuấy khơng có hiện tượng sủi bọt
5
Độ mặn: nếm vào thấy được vị mặn nơi đầu lưỡi và để lại

15
vị ngọt thanh nơi cổ họng.
6
Màu sắc: màu nâu tươi, nâu xám hoặc xám. Riêng nước cốt
10
có màu vàng rơm đến cánh gián
7
Mùi thơm đặc trưng, khơng có mùi chua, mùi lạ.
10
Tổng
100
Cho học sinh trao đổi, đặt câu hỏi làm rõ các tiêu chí.
Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện và sản phẩm cần đạt
của hoạt động 2:
* Nhiệm vụ:
- Tự học kiến thức về sự chuyển hóa chất và năng lượng ở vi sinh vật (bài
22, 23 Sinh học 10).
- Tìm hiểu quy trình làm nước mắm.
- Tham khảo điều kiện (tỉ lệ các nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, thời
gian muối mắm) thực hiện làm nước mắm, kết hợp phân tích lí thuyết về quá
trình lên men để tiến hành một số thí nghiệm thay đổi các điệu kiện đó, chỉ ra sự
ảnh hưởng của các yếu tố tỉ lệ cá : muối, độ pH, nhiệt độ, diện tiếp xúc, bản chất
nguyên liệu cá ảnh hưởng đến sự lên men, tự chín của nước mắm.
- Sản phẩm cần đạt trong buổi học tiếp theo:
- Cá nhân học sinh thực hiện ghi chép nội dung kiến thức theo phiếu học tập.
- Các nhóm: Phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm và hoàn thành phiếu
học tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học kiến thức nền theo phiếu học tập. Đây là
nhiệm vụ cá nhân cần tự học trước khi làm việc nhóm, lên phương án thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quy trình làm nước mắm từ gia đình, các cơng ty
13


ở địa phương chỉ ra được:
- Các bước làm nước mắm từ đó vẽ sơ đồ quy trình.
- Các ngun liệu cá, muối, tỉ lệ cá và muối, độ pH, nhiệt độ.
- Thời gian muối cá.
- Quá trình nào đã xảy ra khi muối cá làm nước mắm? Tại sao nước mắm
lại thơm đặc trưng?
- Tại sao cá muối mắm là q trình lên men, tự chín?
Nhiệm vụ 2. Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố sau đến quá trình lên men, ủ chượp làm nước mắm, tỉ lệ cá và
muối, chất lượng cá, muối và thời gian ủ chượp, độ pH, thời gian ủ
Cách làm: Tham khảo và chọn 1 qui trình làm nước mắm cơ bản → sau
đó thay đổi 1 trong các yếu tố về tỉ lệ cá và muối, chất lượng cá, muối và thời
gian ủ đề xuất (trên cơ sở phân tích lí thuyết ảnh hưởng của các yếu tố này
đến chất lượng sản phẩm (bản chất là ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ
phản ứng lên men) → đề xuất phương án thay đổi các yếu tố đó → chia
nhiệm vụ cho các cá nhân thực hiện làm để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng.
Mỗi yếu tố chọn 2- 3 thay đổi/2 -3 phương án, khi thay đổi có thể lập
bảng
Phương án
Đặc điểm sản
Giải thích kết
Yếu tố thay đổi
thực nghiệm
phẩm (màu sắc,
quả
thay đổi tỷ lệ

trạng thái, mùi, )
Tỉ lệ cá: muối
Chọn loại cá
Lượng muối
(số lần vào muối)
Thời gian ủ
- Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm lên phương án và tiến hành thực
nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình làm nước mắm.
Tiêu chí đánh giá vẽ sơ đồ và bài trình bày:
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Vẽ sơ đồ quy trình
1
Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình làm nước
10
mắm
2
Mơ tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước
20
3
Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu
20
Trình bày
4
Nêu được đầy đủ các bước của quy trình to, rõ ràng
10
5
Đúng thời gian cho phép (3-5 phút)
5

6
Nêu được các phương án đã thực hiện thí nghiệm và
10
kết quả thí nghiệm
7
Giải thích lý do chọn yếu tố nghiên cứu khi thay đổi tỷ
15
lệ.
14


8

Trả lời đúng được ít nhất 1 câu hỏi phản biện của giáo
viên và các bạn

10

Tổng
100
Hoạt động 2: TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC
ĐIỀU KIỆN CHO QUY TRÌNH LÀM NƯỚC MẮM TẠI ĐỊA PHƯƠNG
TĨNH GIA (ở nhà)
1. Mục đích:
Học sinh tự đọc sách giáo khoa Sinh học 10 và nghiên cứu tài liệu:
- Hình thành kiến thức mới về: khái niệm vi khuẩn, các loại môi trường và
kiểu dinh dưỡng, hơ hấp và lên men, q trình phân giải protein nhờ vi sinh vật.
- Nêu được các bước thực hiện làm nước mắm từ cá .
- Nêu và giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố đến q trình làm nước
mắm từ đó chọn điều kiện tối ưu để thiết lập quy trình làm nước mắm.

2. Nhiệm vụ:
- Học sinh nghiên cứu sgk, tài liệu và kiến thức thực tế tại địa phương, trả
lời các câu hỏi sau:
+ Khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm của vi sinh vật?
+ Vi sinh vật có những nhóm nào? Các tiêu chí để phân loại vi sinh vật?
+ Dựa vào yếu tố nào có thể phân biệt q trình hơ hấp kị khí, hơ hấp hiếu
khi và lên men?
+ Sản phẩm tạo ra sau khi vi sinh vật phân giải glucơzơ, prơtêin tương ứng
là gì?
+ Nêu các ứng dụng của quá trình phân giải vi sinh vật trong đời sống?
Tìm hiểu quy trình làm nước mắm từ gia đình, các hợp tác xã, các cơng ty ở
địa phương, chú ý làm nước mắm từ cá trên mạng internet, chỉ ra được
(Các bước làm nước mắm, các nguyên liệu cá, muối, tỉ lệ cá và muối, độ pH,
nhiệt độ, thời gian muối cá.quá trình nào đã xảy ra khi muối cá làm nước mắm?
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY QUY TRÌNH LÀM NƯỚC MẮM
(Tiết 3 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh hồn thiện được quy trình làm nước mắm của nhóm mình.
B. Nội dung:
- Học sinh trình bày, giải thích, bảo vệ quy trình làm nước mắm.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện quy trình của các nhóm.
- Các nhóm ghi lại, để thảo luận thống nhất quy trình đề xuất để thử nghiệm.
- Phân cơng cơng việc, lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm quy trình làm
nước mắm.
C. Sản phẩm:
Quy trình làm nước mắm hồn thiện.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
+ Nội dung cần trình bày: các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước, cơ sở
đề xuất (chi tiết theo tiêu chí đánh giá bài trình bày)

15


+ Thời lượng báo cáo: 3–5 phút
+ Các nhóm nghe: ghi chép và so sánh với nhóm mình, nêu 1 câu hỏi/phản
biện cho nhóm.
- Đại diện học sinh các nhóm báo cáo, các nhóm sau nếu thường trùng các
bước thực hiện thì có thể chỉ nêu những điều kiện khác và giải thích.
- Giáo viên tổ chức thảo luận và đặt một số câu hỏi làm rõ kiến thức như:
+ Bản chất quá trình hình thành nước mắm là gì?
+ Tại sao nước mắm có màu nâu vàng và có mùi thơm?
+ Ban đầu cho 1 ít lát dứa vào có tác dụng gì?
+Tại sao phải chọn cá, chọn muối, chọn thời điểm muối cá?
+ Thời gian muối ủ cá ảnh hưởng như thế nào đến sự tạo thành nước mắm?
+ Tăng tỉ lệ cá : muối có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm? tại sao?
+ Vi sinh vật lên men nước mắm thuộc loại nào?
+ Tại sao phải phơi chượp?
- Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: Các nhóm về nhà thực hiện
làm nước mắm theo quy trình đã đề xuất, có quay video mơ tả cách làm và tiến
trình
(video ngắn gọn trong khoảng 3 phút).
Lưu ý lập kế hoạch thực hiện sớm, nếu sản phẩm khơng đạt như tiêu chí ban
đầu cần phân tích tìm nguyên nhân và thay đổi phương án để làm lại sao cho đạt
được sản phẩm theo tiêu chí đặt ra. (giáo viên nhắc lại tiêu chí về sản phẩm
nước mắm)
Ghi lại vấn đề thất bại gặp phải và cách giải quyết khi thực hiện thử nghiệm
quy trình.
Cần có sản phẩm nước mắm mang trình bày trong thời gian sau.
- Bài trình bày trong thời gian sau gồm:
Mơ tả sản phẩm nước mắm và quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó.

Chia sẻ những khó khăn, thất bại trong quá trình làm, các giải quyết.
Thời gian trình bày cho mỗi nhóm 5 phút.
- Học sinh thảo luận phân cơng cơng việc thực hiện quy trình làm nước mắm và
báo cáo.
Hoạt động 4:
THAM QUAN CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM VÀ
THỰC HIỆN QUY TRÌNH LÀM NƯỚC MẮM
(ngoại khóa - ở nhà)
A. Mục đích:
- Học sinh dựa vào quy trình làm nước mắm đề xuất để thử nghiệm, tham quan
thực tế, giải quyết các vấn đề gặp phải (nếu có) để điều chỉnh quy trình.
- Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.
B. Nội dung:
- Học sinh tham quan cơ sở sản xuất nước mắm ở địa phương bổ sung thêm kiến
thức về quy trình sản xuất nước mắm.
- Học sinh sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành làm nước
mắm theo quy trình, quay video lại quy trình thực hiện.
- Trong q trình làm các nhóm quan sát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).
16


- Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm trước lớp và chia sẻ những vấn đề gặp phải
trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết và kết quả.
C. Dự kiến sản phẩm cần đạt được:
Mỗi nhóm có một sản phẩm là hũ cá muối mắm, nước mắm, mắm tơm (có
thể lấy từ gia đình) video quay tiến trình thực hiện, quy trình làm nước mắm.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất nước mắm ở địa
phương
- Các nhóm tự lập kế hoạch và làm việc ở nhà, quay video, hồn thành nhật kí

làm việc.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM TỪNG NHÓM VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 4 – 45 phút)
A. Mục đích:
Các nhóm học sinh giới thiệu được quy trình và có sản phẩm của nhóm
mang lên lớp, chia sẻ q trình trải nghiệm.
B. Nội dung:
- Các nhóm trình diễn mơ tả sản phẩm và quy trình làm nước mắm tương
ứng với sản phẩm trước lớp, trình bày những thay đổi trong quy trình và lí do.
- Thảo luận nhận xét, đánh giá sản phẩm, phân tích các vấn đề các nhóm gặp
phải trong q trình thử nghiệm.
- Giáo viên gợi ý việc phát triển sản phẩm tiếp theo với các hương vị và
nguyên liệu khác nhau...
C. Dự kiến sản phẩm cần đạt được:
Quy trình làm nước mắm hồn chỉnh và sản phẩm nước mắm của từng
nhóm.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
+ Nội dung cần trình bày: mơ tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể trong từng
bước để làm ra sản phẩm đó, những thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do.
+ Thời lượng báo cáo: 3–5 phút.
+ Các nhóm nghe, đánh giá sản phẩm.
- Đại diện học sinh các nhóm báo cáo.
(video các nhóm quay có thể đưa lên nhóm lớp để các nhóm và giáo viên
xem trước, trong buổi học giáo viên có thể phân tích, nhận xét một số video).
- Giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thực
hiện.
- Tổng kết kiến thức về: đặc điểm của vi sinh vật, các loại vi sinh vật được phân
loại theo môi trường và kiểu dinh dưỡng, phân biệt q trình hơ hấp kị khí, hơ
hấp hiếu khi và lên men, sản phẩm phân giải protein nhờ vi sinh vật, các các

ứng dụng trong thực tiễn của các quá trình: lên men phân giải protein.
- Tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí ban đầu (trình bày trong
hoạt động 1). Học sinh hồn thiện quy trình làm nước mắm vào vở.
Quy trình làm nước mắm truyền thống
17


(học sinh đã đúc kết lại được sau khi học tập và tham quan cơ sở sản xuất tại
địa phương Hải Bình - Nghi Sơn - Thanh Hóa).
Cá + muối
Dịch cá

Ủ (2 ngày)
Lên men (18 – 24 tháng)
Chượp chín
Chiết rút

Nước mắm cốt

Xương + thịt chưa thối hóa
Lên men lần 2 (6 – 12 tháng) Dịch nước mắm
Nước muối

Bã sau chiết rút


Lên men nhiều lần
Dịch nước nắm
Phối trộn


Nước mắm thành phẩm:

240 g muối/l
30 - 35g N/l
Axit min: 40 – 60g/l
Chất dễ bay hơi cao
(acid béo dễ bay hơi)

2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để thực hiện được dự án này tôi được nhà trường, ban chuyên môn tạo
điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồng thời cũng được sự phối hợp của cơ sở sản
xuất nước mắm tại địa phương và phụ huynh học sinh nên qua quá trình thí điểm
tơi nhận thấy dự án đã có những những kết quả nổi trội sau đây:
1. Đối với nhà trường.
- Tác dụng tốt đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Thúc đẩy được phát triển chương trình nhà trường trong giảng dạy về
giáo dục STEM.
2. Đối với giáo viên.
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, địa phương tôi đã xây dựng và tổ chức
được chủ đề dạy học STEM, xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm
18


STEM; đổi mới phương pháp hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh; Khơi gợi và truyền được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp
cho học sinh.
3. Đối với học sinh.
- Tiến hành điều tra khảo sát ở 2 nhóm đối tượng lớp 10A1 (thực nghiệm)
và 10A4 (đối chứng) với sĩ số và trình độ học sinh ở 2 lớp tương quan nhau
- Thời gian tiến hành vào cuối tiết học.

Đánh giá mức độ hứng thú với tiết học
Nhóm đối
Số lượng
Tiết học
Tiết học
Tiết học khơng
tượng
học sinh
hứng thú
bình thường
hứng thú
10A1
42 HS
40 HS– 95% 2 HS – 5%
0 HS – 0%
Thực nghiệm
10A4
42 HS
20 HS– 50% 16HS – 36%
6 HS – 13%
Đối chứng
Bảng 1: Khảo sát khả năng tiếp nhận kiến thức và hứng thú học tập của học
sinh
Biểu đồ minh họa:
BIỂU ĐỒ SO SÁNH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
45
40
35
30
25

20
15
10
5
0

10A1
TNthú
Tiết học khơng
hứng

Tiết học bình thường 10A3
TiếtĐC
học hứng thú

Hình 6: Biểu đồ so sánh của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Nhận xét: Hứng học tập là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu
quả của tiết học. Qua bảng số liệu bảng 1 và biểu đồ hình 6 chứng tỏ bài học
STEM đã đạt được mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó cho
19


thấy việc vận dụng giáo dục STEM và sử dụng tư liệu ở địa phương trong quá
trình giảng dạy và học tập là cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Giáo dục STEM có ý nghĩa thiết thực trong dạy học các môn học. Thông
qua dạy học STEM sẽ giúp cho học sinh phát triển phẩm chất năng lực; khám
phá tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Tuy
nhiên tại địa phương, việc triển khai dạy học theo định hướng STEM trong các

môn học gần như chưa được áp dụng, nguyên nhân do từ nhiều phía, trong đó
phải kể đến việc giáo viên vẫn còn chưa nhận thức rõ bản chất dạy học STEM
cũng như cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động STEM trong các mơn học nói
chung và Sinh học nói riêng.
Qua thực nghiệm, đề tài đã thu được kết quả tốt. Mở ra khả năng sáng tạo
cho học sinh, phát huy được phẩm chất năng lực cho học sinh một cách tối đa.
Như vậy nếu giáo viên biết cách tổ chức dạy học theo định hướng Giáo dục
STEM đúng nguyên tắc và quy trình sẽ góp phần đạt được mục tiêu trong đổi
mới giáo dục.
3.2. Kiến nghị.
Để thực hiện hiệu quả giáo dục STEM vào trường THPT tại đơn vị công
tác, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (trang bị thiết bị để
học sinh thực hành…) một cách đầy đủ; Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp tập
huấn cho giáo viên và cả học sinh. Kết nối cộng đồng STEM với nhà trường.
- Với giáo viên: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun
mơn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập
STEM, trải nghiệm STEM cho học sinh, kết nối kiến thức học đường với thế
giới thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực
sáng tạo cho học sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời, cần tranh thủ
nguồn lực từ phía phụ huynh hoc sinh, các ban ngành đồn thể có liên quan để
hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh.
Đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch giáo dục và
áp dụng trong quá trình giảng dạy nhưng chưa phải là đầy đủ và khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong được sự đóng góp và bổ sung của các
thầy cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2022

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Hà
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2017) – Phùng Việt Hải – Nguyễn Quang Linh
– Hoàng Phước Muội. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thơng. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh.
2. Nguyễn Thành Hải. Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư
duy sáng tạo. NXB Trẻ.
3. Lê Xuân Quang (2017). Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng
giáo dục STEM. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Trần Thị Gái – Nguyễn Thị Phương – Nguyễn Thị Hoài Thanh. Thiết kế chủ
đề giáo dục stem trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật, sinh học 11 – THPT. Tạp chí Giáo dục, số 443 (kì 1- 12/2018), tr 59-64.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Định hướng giáo dục STEM ở trường phổ
thông.Tài liệu tập huấn
6.
7. Nước mắm Vị Thanh Sản phẩm OCOP Thanh
Hóa - của truyền hình Thanh
Hóa
8. “Nức tiếng làng nghề
nước mắm ba làng, Thanh Hóa” của VTC16
9. Sách giáo khoa sinh học 10 (cơ bản) năm 2006, NXB Giáo Dục.

10.Sách giáo khoa hóa học 11 (cơ bản) năm 2006, NXB Giáo Dục.

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Tĩnh gia 3
TT
1

2

3

4

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá Kết
quả Năm học đánh
xếp loại
đánh
giá giá xếp loại
xếp loại
Sử dụng tranh ảnh, đoạn phim, Sở giáo dục C
2011 - 2012

mẫu vật trong giảng dạy chương và đào tạo
Sinh sản trong chương trình Sinh Thanh Hóa
học 11 – Cơ bản
Phân dạng và phương pháp giải Sở giáo dục C
2015 -2016
các dạng bào tập di truyền học và đào tạo
quần thể ở quần thể ngẫu phối
Thanh Hóa
Hệ thống kiến thức lý thuyết
theo chuyên đề và phân dạng bài
tập phần Quang hợp – Hơ hấp
trong chương trình Sinh học 10,
Sinh học 11
Sử dụng phương pháp dạy học
theo dự án để dạy chủ đề “ Vi rút
và bệnh truyền nhiễm” – Sinh
học lớp 10 chương 3 nhằm giáo
dục cách phịng bệnh và khả
năng ứng phó với dịch bệnh cho
học sinh

Sở giáo dục C
và đào tạo
Thanh Hóa

2017 -2018

Sở giáo dục B
và đào tạo
Thanh Hóa


2020 - 2021

22


MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM QUAN NGOẠI KHĨA CƠ
SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM TĨNH GIA.

Hình 4. Hợp tác xã chế biến thủy sản Hải Bình (Nước mắm Vị Thanh)
(Hải Bình - Nghi sơn - Thanh Hóa)

Hình 5. Nhóm học sinh tham quan cơ sở sản xuất nước mắm Tân Nguyên
23


Nam Hải - Hải Bình - Nghi Sơn - Thanh Hóa

Hình 6: Sản phẩm nước mắm Vị Thanh của cơ sở sản xuất nơi HS tham
quan

Hình 7: Sản phẩm nước mắm của các nhóm học sinh
(Giới thiệu sản phẩm và trình bày quy trình)

24


×