Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

(SKKN 2022) biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức khi học chương cơ chế di truyền và biến dị (sinh học 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.25 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN ĐÚNG
GIÚP HOC SINH CỦNG CỐ, HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
KHI HỌC CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
(SINH HỌC 12)

Người thực hiện: Hoàng Thị Nhung
Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HỐ NĂM 2022


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Lý thuyết về trắc nghiệm khách quan
2.1.2. Hệ thống hoá kiến thức chương: Cơ chế di truyền và biến dị
2.2. Thực trạng về kỹ năng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn đúng trong dạy học và kiểm tra đánh giá
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện


2.3.1. Ứng dụng kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn (MCQ) để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn đúng trong chương Cơ chế di truyền và biến dị
2.3.2. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn đúng ở chương Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học 12)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC SKKN ĐƯỢC CÔNG NHẬN
PHỤ LỤC

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
4
4
5
5
9
18
18
18

19
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
[2]. Sách giáo viên Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
[3]. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ thuật xây dựng ma
trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Sinh học - Bộ Giáo dục và
Đào tạo năm 2016 (Lưu hành nội bộ).
[4]. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ thuật xây dựng ma
trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Sinh học 10, 11 - Bộ Giáo
dục và Đào tạo năm 2017 (Lưu hành nội bộ).
[5]. Một số trang web mạng: , ...


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Tên đề tài
Sáng kiến
Hướng dẫn học sinh giải bài
toán hốn vị gen trong q
trình tiếp thu kiến thức mới.
Phương pháp giải các dạng
toán di truyền quần thể
Phương pháp xác định nhanh

số loại kiểu gen và số kiểu
giao phối của quần thể
Tích hợp giáo dục bảo vệ
mơi trường và phịng chống
thiên tai cho học sinh qua
bài:" Diễn thế sinh thái"
(Sinh học 12 – Ban Cơ bản)
Giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản và định hướng phát
triển kỹ năng phòng chống
xâm hại tình dục cho học
sinh qua học tập chủ đề Sinh
sản ở động vật - Sinh học 11

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học đánh
giá xếp loại

Ngành GD
cấp tỉnh

C

2009-2010


Ngành GD
cấp tỉnh

C

2010-2011

Ngành GD
cấp tỉnh

C

2012-2013

Ngành GD
cấp tỉnh

B

2015 - 2016

Ngành GD
cấp tỉnh

C

2018 - 2019



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục chủ
trương đồng thời đổi mới toàn diện giáo dục từ mục tiêu chương trình, nội dung,
phương pháp đào tạo đến các hoạt động của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
của người học.[3]
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học không
những cung cấp thông tin phản hồi ngược ngồi và ngược trong cho q trình
dạy học mà điều quan trọng thông qua kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện ra
những lệch lạc, khiếm khuyết từ quá trình dạy và học trên cơ sở đó có kế hoạch
điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau: quan sát, vấn đáp,
trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan (TNKQ)... Mỗi phương pháp có
ưu, nhược điểm riêng. Để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá cũng như chất
lượng dạy-học, trên thế giới người ta đã kết hợp tất cả các phương pháp kiểm tra
đánh giá này. Trong đó, hình thức trắc nghiệm khách quan bằng cách xây
dựng câu hỏi nhiều lựa chọn là hình thức rất quan trọng và chiếm ưu thế, như:
điểm số có tính khách quan cao, chính xác, nâng cao hiệu quả q trình đào tạo
(thời gian, kinh phí, phản hồi nhanh...), tránh học tủ, học lệch, đối phó ...
Tuy nhiên, TNKQ nhiều lựa chọn với 4 phương án trả lời, trong đó có một
phương án đúng như hiện nay đang bộc lộ những hạn chế bật cập cần tháo gỡ đó
là:
(1) Thí sinh có thể đạt điểm tối đa (10/10 điểm) đối với mỗi bài thi
TNKQ, nhưng vẫn có một số câu khó ở mức “vận dụng cao” khơng làm được
buộc phải lựa chọn ngẫu nhiên và “may mắn” chọn được phương án “đúng”.
(2) Chưa khai thác được kỹ thuật ra câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng

của các kì thi Olympic Sinh học quốc tế để đánh giá chính xác năng lực của
người học, hạn chế tối sự “may rủi” trong kiểm tra, đánh giá, thi; đảm bảo phân
loại triệt để năng lực người học.
Đối với môn Sinh học, mặc dù đã tiếp cận được kỹ thuật biên soạ n loại
câu hỏi nhiều lựa chọn đúng trong đề thi Olympic Sinh học quốc tế vào đề thi
nhưng với cách hỏi: “Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng hoặc sai”; tuy nhiên
vẫn chưa hạn chế tối đa được tính “may rủi” của thí sinh trong khi làm bài.
Trong phần Di truyền học, chương Cơ chế di truyền và biến dị cho thấy
bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị. Đây là một chương đóng vai trị
quan trọng, làm nền tảng cho các chương còn lại của chương trình Sinh học 12.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thấy rằng việc “Biên soạn câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng giúp học sinh củng cố, hệ thống
hoá kiến thức khi học chương Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học 12)”
1


nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường
THPT hiện nay là rất cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng để
hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức khi học chủ đề: Cơ chế di truyền
và biến dị (Sinh học 12).
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12, trường THPT Vĩnh lộc .
- Học sinh học chủ đề: Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học 12).
1.4. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.

+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12 chương trình
cơ bản, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu của nhiều tác giả khác.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra thực trạng về xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng trong dạy học và kiểm tra đánh giá
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Lý thuyết về trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan (tên tiếng Anh là Objective test) là phương pháp
dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của người nào đó qua các câu hỏi
đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C, D để đánh giá.[5]
Trắc nghiệm khách quan là một hình thức được tiến hành thường xuyên ở
các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả của người học đối với một phần của môn
học, tồn bộ mơn học, cấp học (thi tốt nghiệp) hoặc dùng để đánh giá năng lực
đầu vào của một đối tượng. [4]
Trắc nghiệm khách quan gồm các loại sau:
- TNKQ nhiều lựa chọn MCQ: Là loại câu hỏi TNKQ có nhiều câu trả
lời để lựa chọn (hay câu hỏi có nhiều lựa chọn. Một câu hỏi loại này gồm có 2
phần: Một phần phát biểu chính thường gọi là phần dẫn (câu dẫn hay câu hỏi) và
bốn, năm hay nhiều hơn phương án trả lời cho sẵn. Khi giải quyết câu hỏi loại
này, học sinh tìm ra câu trả lời đúng trong nhiều phương án có sẵn. Ngồi câu
đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay gọi là câu nhiễu).[5]
- TNKQ dạng “đúng - sai”: Là loại câu hỏi TNKQ yêu cầu học sinh phải
phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là
để học sinh tuỳ ý lựa chọnmột trong 2 đáp án đưa ra. [5]
- TNKQ ghép đơi: Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa
chọn, trong loại này có 2 cột gồm danh sách nững câu hỏi và câu trả lời. Dựa
trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những

2


câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong 2 cột
có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng
một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi. [5]
- TNKQ điền khuyết: Là loại câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ
hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. Câu trả lời được điền theo ý hiểu của học
sinh với cụm từ tự do.[5]
Trong các dạng trên, câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn MCQ là loại câu
thông dụng và được coi là có hiệu quả nhất. Bởi vì, với loại câu hỏi này giáo
viên có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá được nhiều nội dung, nhiều mục đích
khác nhau; độ tin cậy cao hơn, khả nănng đốn mị hay may rủi ít hơn so với các
loại câu hỏi TNKQ khác; đặc biệt là khi số phương án lựa chọn tăng tên, học
sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời; phát huy khả năng
ghi nhớ, tư duy tổng hợp hữu hiệu; đảm bảo khách quan khi chấm bài.
* Ưu và nhược điểm của kiểm tra, đánh giá bằng hình thức TNKQ:
- Ưu điểm:
+ Nhanh gọn, khơng phải trình bày cách làm, số lượng câu hỏi lớn nên có
thể bao qt được kiến thức tồn diện của thí sinh; việc chấm điểm trở nên đơn
giản, có thể sử dụng phiếu chấm, máy để chấm cho kết quả rất nhanh và đảm
bảo được tính cơng bằng, khách quan cho thí sinh.
+ Độ tin cậy cao hơn, khả năng đốn mị hay may rủi ít hơn khi số
phương án lựa chọn tăng lên, thí sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước
khi trả lời câu hỏi.
+ Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ
giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như:
khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, tổng quát hoá rất hữu
hiệu.
+ Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài trắc nghiệm khách quan

không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt
tư tưởng của học sinh hoặc chủ quan của người chấm.
- Nhược điểm:
+ Khơng thể hiện được tính sáng tạo, logic, sự thơng minh, sự khéo léo của
thí sinh.
+ Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng, trong khi
các câu, các phương án gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó các
câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở các mức năng lực nhận thức khác nhau:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
+ Những thí sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những
câu trả lời hay hơn đáp án đã cho nên họ khơng thoả mãn hoặc khó chịu.
+ Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể khơng đo được
khả năng phán đốn tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một
cách hiệu nghiệm bằng loại câu trắc nghiệm tự luận soạn kĩ.
+ Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để thí sinh đọc nội dung
câu hỏi. Đối với thi trực tuyến, thí sinh phải có kỹ năng sử dụng máy tính nhất
định và được hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng phần mềm thi trực tuyến.
3


2.1.2. Hệ thống hoá kiến thức chương Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học
12)
Trong phần Di truyền học, chương Cơ chế di truyền và biến dị cho thấy
bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị. Đây là một chương đóng vai trị
nền tảng cho các chương cịn lại của chương trình Sinh học 12.[1]
Chương Cơ chế di truyền và biến dị gồm có 6 bài lý thuyết và 1 bài thực
hành, có thời lượng 7 tiết.
Bài 1: Gen, mã di truyền và q trình nhân đơi ADN, gồm có:
- Khái niệm, phân loại gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc;
- Khái niệm, đặc điểm của mã di truyền;

- Q trình nhân đơi ADN.
Bài 2: Phiên mã và dịch mã, gồm có 2 nội dung:
- Quá trình phiên mã;
- Q trình dịch mã.
Bài 3: Điều hồ hoạt động gen
- Khái niệm điều hoà hoạt động gen;
- Cấu trúc operon Lactose theo Jacop và Mono;
- Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Bài 4: Đột biến gen
- Khái niệm và các dạng đột biến gen;
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen;
- Hậu quả và ý nghĩa đột biến gen.
Bài 5: Nhiễm sắc thể và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, gồm 3
nội dung cơ bản:
- Cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của nhiễm sắc thể.
- Khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể;
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST.
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, gồm có:
- Khái niệm, phân loại, cơ chế phát sinh lệch bội; hậu quả và vai trò;
- Khái niệm, phân loại, cơ chế phát sinh đa bội; hậu quả và vai trò.
2.2. Thực trạng về biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn đúng trong dạy học và kiểm tra đánh giá.
Nhằm tiếp tục đổi mới chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá, từ năm
2011 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã tổ chức 06 chuyên đề tập
huấn, hội thảo về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cho 1484 giáo viên cốt
cán cấp tỉnh dạy mơn Sinh học. Vì thế, phần lớn giáo viên ở các trường THPT
hiện nay đã tương đối thành thạo trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn trong dạy học nhằm củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá.
Tuy nhiên, việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng
trong dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường THPT hiện nay còn chưa được

nhiều giáo viên quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng trên là:
Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên có tư tưởng ngại khó, ngại biên soạn và
sử dụng loại câu hỏi này vì cho rằng hiện nay trong đề thi khơng có. Một bộ
phận giáo viên có sức ì rất lớn, rất ngại thay đổi, ...
4


Về phía học sinh: một bộ phận các em vẫn cịn tư tưởng ngại học, ngại tư
duy nên thích làm các dạng câu hỏi TNKQ khác hơn vì dễ đốn mị hay vẫn
trơng chờ vào sự may rủi.
Chính vì thế, việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
đúng trong dạy học nhằm củng cố, hệ thống kiến thức và kiểm tra đánh giá là rất
cần thiết đối với giáo viên ở các trường THPT hiện nay.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Ứng dụng kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn (MCQ) để biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
đúng trong chương Cơ chế di truyền và biến dị.
Về cơ bản, quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng cũng
tuân thủ theo đúng trình tự các bước kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa
chọn. Gồm các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng ma trận đề thi và bảng đặc tả đề thi;
Bước 2: Soạn câu hỏi thô (đề xuất ý tưởng);
Bước 3: Rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi thi (thẩm định
nội dung, kĩ thuật và ngôn ngữ);
Bước 4: Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi thi;
Bước 5: Chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm;
Bước 6: Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá các đề thi;
Bước 7: Chỉnh sửa sau khi thử nghiệm đề thi;
Bước 8: Rà soát, chọn lọc và ngân hàng câu hỏi thi. [3]
Quy trình viết câu hỏi thơ

Bước 1: Nghiên cứu kĩ ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi;
Bước 2: Nghiên cứu kĩ các cấp độ (thông số), đơn vị kiến thức của câu hỏi
cần viết;
Bước 3: Viết lời dẫn câu hỏi;
Bước 4: Viết các phương án cho câu hỏi (phương án đúng và phương án
nhiễu);
Bước 5: Giải thích lý do cho việc viết các phương án nhiễu;
Bước 6: Phản biện chéo (2 giáo viên phản biện cho nhau);
Bước 7: Phản biện, góp ý câu hỏi vịng trịn theo nhóm (giáo viên lập
thành 1 nhóm từ 4-5 người);
Bước 8: Hồn thiện sau khi phản biện nhóm và nhập liệu câu hỏi vào máy
tính theo mã người viết.[3]
2.3.1.1. Kỹ thuật viết phần dẫn:
Chức năng chính của phần dẫn: Đặt câu hỏi; Đưa ra yêu cầu cho học sinh
thực hiện; Đặt ra tình huống hay vấn đề cho học sinh giải quyết.
Yêu cầu cơ bản khi viết phần dẫn, phải làm cho học sinh biết rõ/hiểu: câu
hỏi cần phải trả lời; yêu cầu cần thực hiện; vấn đề cần giải quyết.
Khi viết phần dẫn cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử
dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được u cầu làm cái gì.
Ví dụ: Q trình nhân đơi ADN tuân theo:
5


A. Nguyên tắc bổ sung.
B. Nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Nguyên tắc bảo tồn.
D. Nguyên tắc khuôn mẫu.
Phương án trả lời đúng là: A, B, D đúng
=> Phần dẫn này không cung cấp định hướng đầy đủ, rõ ràng nên học sinh có

thể chỉ chọn đáp án A, B hoặc D.
Nên sửa thành: Q trình nhân đơi ADN tn theo những nguyên tắc nào?
- Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định
dạng câu hỏi thay vì định dạng hồn chỉnh câu. Nếu phần dẫn có định dạng
hồn chỉnh câu, khơng nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu phần câu
dẫn.
Ví dụ: Điều hồ hoạt động gen ở........................ là hình thức điều hoà xảy ra
chủ yếu ở sinh vật nhân sơ.
A. cấp độ sau phiên mã.
B. cấp độ phiên mã.
C. cấp độ dịch mã.
D. cấp độ sau dịch mã.
Phương án trả lời đúng là: B
=> Không nên viết câu dẫn định dạng này vì gây khó khăn cho học sinh khi đọc.
Nên sửa thành: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
diễn ra chủ yếu ở cấp độ nào?
- Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:
Một số tiểu mục chứa các từ, các cụm từ hoặc câu hồn tồn khơng có
liên quan gì với trọng tâm của tiểu mục thì nên cắt bỏ để làm cho các tiểu mục
rõ ràng hơn, giúp học sinh dễ nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thơng tin
nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Ví dụ: Trong cơ chế điều hịa Operon Lac ở E.coli, gen điều hồ nằm trước
operon có vai trị mang thơng tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động
lên vùng vận hành. Trong mơi trường có lactose cũng như khơng có lactose gen
điều hịa R ln hoạt động tạo ra protein ức chế. Gen điều hịa R có đặc điểm
cấu trúc như thế nào khiến nó ln hoạt động?
A. Gen điều hịa R vùng O bị đột biến nên khơng bị ức chế.
B. Gen điều hịa R khơng có vùng O nên khơng bị ức chế.
C. Gen điều hịa R tại vùng O của nó enzim ARN polimeraza ln gắn vào.
D. Gen điều hịa R vùng P của nó khơng bị protein ức chế gắn vào.

Phương án trả lời đúng là: B
=> Phần dẫn này chứa nội dung không liên quan gì với trọng tâm của tiểu mục,
nên sửa thành: Trong cơ chế điều hịa Operon Lac ở E.coli, trong mơi trường có
lactose cũng như khơng có lactose gen điều hịa R luôn hoạt động tạo ra protein
ức chế. Gen điều hịa R có đặc điểm cấu trúc như thế nào khiến nó ln hoạt
động?
- Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định. Khi dạng câu phủ định được
sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt
in đậm hoặc gạch chân hoặc tất cả.
Ví dụ: Những nhận định nào sau đây là khơng đúng khi nói về vùng vận hành
operon Lac?
A. Vùng vận hành (O) nằm trước vùng khởi động (P); là điểm gắn enzim ARN
6


polimeraza.
B. Vùng vận hành (O) nằm trước vùng khởi động (P); là điểm gắn protein ức
chế
C. Vùng vận hành (O) nằm sau gen điều hòa (R), là điểm tổng hợp protein ức
chế
D. Vùng vận hành (O) nằm trước gen cấu trúc, là vị trí tương tác protein ức chế
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
2.3.1.2. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn:
- Phương án lựa chọn có 2 loại:
+ Phương án đúng: Thể hiện sự hiểu biết của học sinh và sự lựa chọn
chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề yêu cầu.
+ Phương án nhiễu: Chỉ là câu trả lời hợp lý nhưng khơng chính xác đối
với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. Chỉ hợp lý đối với những
học sinh khơng có kiến thức hoặc khơng đọc tài liệu đầy đủ.
Khác với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) chỉ có một phương

án đúng thì câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng có thể có vài phương án trả
lời đúng.
Khi viết các phương án lựa chọn cần lưu ý:
- Có nhiều phương án trả lời đúng, nên sắp xếp các phương án theo một
thứ tự nào đó. Câu trả lời có thể được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ
tự bảng chữ cái, độ lớn.
Ví dụ: Trong số các bệnh nhân mắc bệnh: Đao, Tơcnơ, Patau, Claiphentơ thì
những bệnh nào có 47 NST trong tế bào cơ thể?
A. Claiphentơ
B. Đao
C. Patau
D. Tơcnơ
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
Bệnh Claiphentơ (có 3 NST giới tính XXY), Đao (có 3 NST số 21), Patau (có 3
NST số 13) nên tổng số NST trong tế bào đều là 47.
Bệnh Tơcnơ (có 1 NST giới tính X) nên tổng số NST là 45.
- Khi viết phương án lựa chọn cần cân nhắc sử dụng những phương án
hay hình thức có ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau.
Khi chỉ có 2 câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án
lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đốn một trong 2 phương án đó là phương
án đúng và tập trung vào 2 phương án đó. Để khắc phục hiện tượng này, nên xây
dựng các phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một hoặc sử dụng nhiều
phương án trả lời đúng.
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm
tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng
phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ
hai. Những kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.

D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
7


Phương án trả lời đúng là: A, D
- Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa và về
mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ..). Tránh lặp lại một từ ngữ/ thuật ngữ nhiều lần
trong câu hỏi.
Học sinh sẽ có khuynh hướng lựa chọn câu khơng giống những lựa chọn
khác dẫn đến dễ đốn mị. Khơng nên để các câu trả lời đúng có khuynh hướng
ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn
bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ.
Ví dụ: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở:
A. Cấp độ sau phiên mã.
B. Cấp độ phiên mã.
C. Cấp độ dịch mã.
D. Cấp độ sau dịch mã.
Phương án trả lời đúng là: A, B, C, D
Nên sửa thành: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực
diễn ra ở những cấp độ nào sau đây?
A. Sau phiên mã.
B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
D. Sau dịch mã.
- Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định.
Giống như phần dẫn, các phương án nhiễu phải được viết ở thể khẳng
định, có nghĩa cần tránh các phủ định dạng không và trừ. Trong một số trường
hợp khơng thể tránh được các từ này, thì cần phải in đậm, gạch chân hoặc viết
in hoa.
Ví dụ: Cho các phát biểu nói về q trình phiên mã ở sinh vật nhân thực. Những

phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng
nhau.
B. Sự phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
C. Không phải tất cả q trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hồn thiện
mARN.
D. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau
từ 1 gen duy nhất.
Phương án trả lời đúng là: C, D
- Tránh sử dụng cụm từ: tất cả các phương án trên, hay khơng có phương
án nào. Nếu như thí sinh có thơng tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho
là đúng/sai), thơng tin đó có thể gợi ý cho học sinh việc lựa chọn phương án tất
cả các phương án trên hoặc khơng có phương án nào).
- Tránh các thuật ngữ mơ hồ, khơng có xác định cụ thể về mức độ như
thông thường, phần lớn, hầu hết hoặc các từ hạn định như không bao giờ, luôn
luôn, tuyệt đối, ....
- Tránh các kiến thức quá riêng biệt, những kiến thức chưa được kiểm
chứng gây nhiều tranh cãi hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân.
- Tránh việc sử dụng việc khơi hài, sự khơi hài có thể làm giảm các yếu tố
nhiễu có sức thuyết phục hơn, cũng có thể làm cho học sinh xem bài trắc
nghiệm kém nghiêm túc hơn.
Lưu ý đối với phương án nhiễu:
8


- Phương án nhiễu không nên sai một cách quá lộ liễu.
Ví dụ: Nếu một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm qua q trình nhân đơi
ADN thì có thể sẽ làm phát sinh dạng đột biến gen nào sau đây?
A. Thay thế một cặp nucleotit cùng loại.
B. Thêm một cặp nucleotit.

C. Thay thế một cặp nucleotit khác loại.
D. Mất đoạn.
Phương án trả lời đúng là: A, C
=> Phương án D là phương án nhiễu sai một cách quá lộ liễu; nên sửa phương
án D thành: Mất một cặp nucleotit.
Vì phần dẫn hỏi dạng đột biến gen có thể phát sinh trong q trình nhân đơi
ADN khi một bazơ nitơ trở thành dạng hiếm, nên đáp án có thể là: mất, thêm
hoặc thay thế một hay vài cặp nucleotit. Loại ngay đáp án D vì mất đoạn là dạng
đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, không phải là đột biến gen.
- Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu
kiến thức và đang tìm câu trả lời thuyết phục để đốn mị; Mỗi phương án nhiễu
có thể viết được bằng một ngơn ngữ đơn giản, nhưng chúng có vẻ như sai rõ
ràng hơn.
Ví dụ: Những sơ đồ nào trong các sơ đồ sau đây mô tả cơ chế gây đột biến
được viết không chính xác?
A. G* - T → G* - X* → G – X
B. A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X
C. G* - X → G* - A → A – T
D. A – T → A – 5BU → G – 5BU → G - X
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
- Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức, ...), nên
viết phương án nhiễu là các phát biểu đúng nhưng không trả lời cho câu hỏi.
Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học
sinh nhận biết câu trả lời.
Ví dụ: Ở vi khuẩn, gen cấu trúc mã hóa protein A bị đột biến, gen đột biến điều
khiển tổng hợp protein B. Cho biết phân tử protein B ít hơn A một axit amin và
có một số loại axit amin mới. Giả sử khơng có hiện tượng dư thừa mã di truyền
và đột biến không làm xuất hiện mã kết thúc. Những loại đột biến nào sau đây
có thể xảy ra trong gen mã hóa protein A?
A. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 codon liên tiếp.

B. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 4 codon liên tiếp.
C. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 1 codon.
D. Mất 1 cặp nucleotit thuộc 3 codon.
Phương án trả lời đúng là: A, B
=> Phương án D là phương án nhiễu sai kiến thức, học sinh dễ dàng đốn mị để
loại trừ; nên sửa phương án D thành: Mất 1 cặp nucleotit thuộc 1 codon.
Vì có 1 cặp nucleotit nên khơng thể nằm ở 3 codon khác nhau.
2.3.2. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng ở
chương Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học 12)
Ở mục này, tôi đã xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
đúng theo từng bài trong chương: Cơ chế di truyền và biến dị. Các câu hỏi
9


TNKQ ở từng bài được sắp xếp theo 4 mức độ nhận thức, gồm: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Tuy nhiên, do giới hạn về số trang của đề tài, nên tơi xin trình bày hệ
thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng được xây dựng ở bài 1 và bài 4; ở các
bài còn lại của chương, quý thầy cô tham khảo ở phần phụ lục (Xem Phụ lục 1).
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ Q TRÌNH NHÂN ĐƠI ADN
Mức độ nhận biết
Câu 1: Những nội dung nào sau đây là đặc điểm của mã di truyền?
A. có tính thối hóa
B. mã bộ ba
C. có tính phổ biến
D. mã bộ bốn
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
Câu 2: Q trình nhân đơi ADN được thực hiện tuân theo những nguyên tắc
nào?
A. Nguyên tắc bổ sung.

B. Nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Nguyên tắc bảo tồn.
D. Nguyên tắc khuôn mẫu.
Phương án trả lời đúng là: A, B, D
Câu 3: Q trình tự nhân đơi của ADN ở sinh vật nhân thực có các đặc điểm
nào sau đây?
A. Diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào.
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn.
C. Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
D. Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’3’.
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
Mức độ thơng hiểu
Câu 4: Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và
làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau
nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử
ADN thứ hai. Những kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
Phương án trả lời đúng là: A, D
Câu 5: Cho các nhận xét sau khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một
tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực. Những nhận xét nào là đúng?
A. Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
B. Có độ dài và số lượng các loại nucleotit bằng nhau.
C. Có cấu trúc mạch kép, dạng mạch vịng.
D. Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Phương án trả lời đúng là: A, D
B sai vì các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với
T, G liên kết với X) do đó A = T và G = X. Do đó, số lượng các loại nucleotit

không nhất thiết bằng nhau.
10


C sai vì ở sinh vật nhân thực phân tử ADN có cấu trúc mạch kép, dạng mạch
thẳng, cịn sinh vật nhân sơ có vật liệu di truyền là một phân tử ADN dạng vòng,
mạch kép.
D đúng.
Câu 6: Cho các phát biểu sau đây, những phát biểu nào là đúng?
A. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen khơng
phân mảnh.
B. Bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiơnin ở sinh vật nhân
thực.
C. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc
dịch mã.
D. Gen cấu trúc là những gen mang thơng tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên
thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
Phương án trả lời đúng là: A, D
B sai, vì bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiơnin ở sinh vật
nhân sơ hay axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.
C sai, vì vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết
thúc phiên mã.
Câu 7: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác biệt với sự nhân đôi của
ADN ở sinh vật nhân sơ về:
A. Chiều tổng hợp.
B. Các enzim tham gia.
C. Số lượng các đơn vị nhân đôi.
D. Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án trả lời đúng là: B, C
Câu 8: Khi nói về q trình nhân đơi ADN ở tế bào nhân thực, trong các phát

biểu sau đây, những phát biểu nào khơng đúng?
A. Trong q trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên hai mạch đơn
mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở một điểm trong phân tử ADN tạo ra một đơn vị
nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong q trình nhân đơi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với U, G với X
và ngược lại.
D. Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo
xoắn phân tử ADN.
Phương án trả lời đúng là: B, C
A đúng vì quá trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực xảy ra tại nhiều đơn vị
tái bản. Mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y. Khi tái bản xong thì ADN con của
đơn vị tái bản trước sẽ nối liền với ADN con của đơn vị tái bản sau nhờ enzim
nối bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn Okazaki.
Vì vậy, enzim nối ligaza sẽ tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ
một phân tử ADN mẹ.
D đúng do trong quá trình nhân đơi ADN nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN là
của các enzim tháo xoắn.
Câu 9: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, những đặc điểm nào có cả ở quá
11


trình nhân đơi của ADN của sinh vật nhân thực và q trình nhân đơi ADN của
sinh vật nhân sơ ?
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
B. Nucleotit mới tổng hợp được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinucleotit.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu q trình tái bản.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Phương án trả lời đúng là: A, B, D
C sai vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu

q trình tái bản, cịn ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu tái bản ( 1 đơn
vị tái bản ).
Câu 10: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, những đặc điểm nào có ở q trình
nhân đơi ADN của sinh vật nhân thực và q trình nhân đơi của sinh vật nhân
sơ?
A. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
B. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới.
C. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
D. Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
Phương án trả lời đúng là: A, B, C, D
Câu 11: Cho các thông tin sau về quá trình nhân đơi ADN ở sinh vật. Cho biết
những phát biểu nào là phát biểu đúng?
A. Q trình nhân đơi của ADN làm cơ sở cho q trình nhân đơi NST ở kì
trung gian.
B. Có nhiều enzim tham gia nhân đơi ADN nhưng enzim chính là ADN
polimeraza.
C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp liên tục ở mạch khn có chiều 3’ – 5’,
tổng hợp gián đoạn ở mạch khuôn 5’ – 3’.
D. Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế
bào con thông qua cơ chế nhân đôi.
Phương án trả lời đúng là: A, B, C, D
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Câu 12: Cho hình vẽ dưới đây về các loại liên kết và thành phần trong phân tử
ADN. Dựa vào hình này, hãy cho biết trong các
phát biểu sau đây, những phát biểu nào sai?
A. Theo Sinh học, liên kết 1 có tên thường gọi là
liên kết cộng hóa trị.
B. Y và Z có thể cặp bazơ nitơ G và X hoặc
ngược lại X và G.
C. Liên kết 4 là liên kết hidro

D. X là loại đường có cơng thức phân tử là
C5H10O5
Phương án trả
lời đúng là: A, C, D
Câu 13: Hình ảnh sau
đây miêu tả quá trình
12


nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. Hãy quan sát hình
ảnh và cho biết những nhận xét nào sau đây là sai?

A. Hình 1 diễn tả q trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân thực và hình 2
diễn tả q trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân sơ.
B. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vịng, ADN của sinh vật nhân
thực có cấu tạo mạch thẳng.
C. Các đoạn Okazaki ở tế bào sinh vật nhân sơ dài 30 - 400 nucleotit.
D. Q trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều chỉ
tạo một đơn vị tái bản.
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
A sai vì hình 1 diễn tả quá trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân sơ và hình 2
diễn tả q trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân thực.
C sai vì các đoạn Okazaki ở tế bào sinh vật nhân sơ dài 1000-2000 nucleotit.
D sai vì ở sinh vật nhân thực tạo ra nhiều đơn vị tái bản cịn ở sinh vật nhân sơ
thì chỉ tạo ra một đơn vị tái bản.
Câu 14:

Hình vẽ trên diễn tả vật chất di truyền ở các nhóm sinh vật. Hãy quan sát hình vẽ
trên và cho biết những nhận xét nào sau đây đúng?
A. Vật chất di truyền ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, liên kết với protein

Histon, mạch xoắn kép, dạng vòng.
B. Ở sinh vật nhân thực, ADN của ty thể có cấu trúc xoắn kép, mạch vịng.
C. Qua hình vẽ trên, ta nhận thấy phần lớn sinh vật có vật chất di truyền là
ADN, một số virus có ARN.
D. Ở sinh vật nhân sơ, ngồi ADN vùng nhân cịn có vịng ADN nhỏ hơn được
gọi là plasmid.
Phương án trả lời đúng là: B, C, D
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
13


Mức độ nhận biết
Câu 1: Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào những yếu tố trong số các
yếu tố sau:
A. Môi trường sống
B. Tổ hợp gen
C. Tần số đột biến
D. Vị trí của đột biến
Phương án trả lời đúng là: A, B
Câu 2: Trong các loại đột biến: đột biến xoma, đột biến sinh dục, đột biến tiền
phôi, đột biến dị bội thể. Những loại đột biến biến nào di truyền được qua sinh
sản hữu tính?
A. Đột biến sinh dục
B. Đột biến xoma
C. Đột biến tiền phôi
D. Đột biến dị bội thể
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
Câu 3: Loại đột biến nào dưới đây có thể phát sinh do tác nhân đột biến
Acridin xen vào mạch ADN trong q trình nhân đơi?
A. Thay thế một cặp A – T bằng cặp T –A

C. Thêm một cặp nucleotit
B. Thay thế một cặp A – T bằng cặp G – X
D. Mất một cặp nucleotit
Phương án trả lời đúng là: C, D
Câu 4: Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đơi ADN
có thể sẽ làm phát sinh dạng đột biến:
A. Thay thế một cặp nucleotit cùng loại.
B. Thêm một cặp nucleotit
C. Thay thế một cặp nucleotit khác loại.
D. Mất một cặp nucleotit
Phương án trả lời đúng là: A, C
Mức độ thông hiểu
Câu 5: Cho các phát biểu sau về đột biến gen, những phát biểu nào là đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vơ hại hoặc có lợi cho thể đột
biến
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
B sai vì đột biến gen chỉ xảy ra trong cấu trúc của gen, không làm thay đổi vị trí
của gen trên NST.
Câu 6: Cho các thơng tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen,
những thơng tin nào đúng?
A. Có nhiều ngun nhân xảy ra đột biến, có thể là do tác động lí, hóa, sinh hoặc
do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
B. Bazơ dạng hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất
cặp nucleotit trong q trình nhân đơi ADN.
C. 5BU là chất đồng đẳng của T gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
D. G* - X → G* - A → T – A
Phương án trả lời đúng là: A, C

Câu 7: Cho các thông tin sau đây, những thơng tin nào nói về đột biến gen?
A. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch
B. Làm thay đổi số lượng gen trên NST
14


C. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN
D. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể
Phương án trả lời đúng là: A, D
Câu 8: Một quần thể sinh vật có gen a bị đột biến thành gen b, gen c bị đột biến
thành gen d. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn và
các đột biến đều là đột biến nghịch. Những kiểu gen nào sau đây là của thể đột
biến?
A. aacc
B. aadd
C. abdd
D. bbcd
Phương án trả lời đúng là: B, C, D
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen ở sinh vật nhân thực, những
phát biểu nào là đúng?
A. Đa số đột biến điểm là đột biến thay thế nucleotit
B. Đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit bất kì trong vùng mã hóa của gen
khơng gây nên sự thay đổi về axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp
C. Đột biến rơi vào vùng intron của gen không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen
D. Đột biến thay thế cặp nuceotit có thể tự xuất hiện mà khơng có sự tác động
của tác nhân gây đột biến
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
A đúng vì đa số đột biến điểm là đột biến thay thế cặp nucleotit.
B sai vì nếu xảy ra ở một nucleotit bất kì đột biến mất hoặc thêm trong vùng mã
hóa của gen đều gây nên sự thay đổi về axit amin trong chuỗi polipeptit được

tổng hợp.
C đúng vùng intron là vùng khơng mã hóa axit amin.
D đúng đó là do tác nhân bên trong (xuất hiện bazo nitơ dạng hiếm)
Câu 10: Cho các sơ đồ mô tả các cơ chế gây đột biến, các sơ đồ nào viết
khơng chính xác?
A. G* - T → G* - X* → G – X
B. A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X
C. G* - X → G* - A → A – T
D. A – T → A – 5BU → G – 5BU → G - X
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
Câu 11: Khi nói về đột biến gen, các phương án nào sau đây có nội dung đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho tiến
hóa.
B. Mức độ gây hại của đột biến tùy thuộc vào môi trường cũng như tổ hợp gen.
C. Xét ở mức độ phân tử, phần lớn các đột biến điểm là trung tính.
D. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự
axit amin trong chuỗi polipeptit.
Phương án trả lời đúng là: A, B, C
A đúng vì đột biến gen có thể tạo ra alen mới.
B đúng, một gen có hại nhưng trong mơi trường thích hợp nó vẫn có thể có lợi.
C đúng theo như Kimura.
D sai vì đột biến thay thế cặp nu chỉ thay đổi một axit amin.
Câu 12: Cho các phát biểu sau, những phát biểu nào đúng?
15


A. Hậu quả của đột biến gen là vô hướng, đa số đột biến gen là có hại.
B. Đột biến vô nghĩa thường làm mất chức năng của protein.
C. Đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả rất lớn.
D. Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ

được tăng lên nhiều lần.
Phương án trả lời đúng là: A, B, D
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, những phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã
B. Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của các tác nhân đột
biến
C. Đột biến gen xảy ra ở vùng mã hóa là nguyên nhân gây ra ung thư
D. Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến
Phương án trả lời đúng là: A, B, D
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Câu 14: Ở vi khuẩn, gen cấu trúc mã hóa protein A bị đột biến, gen đột biến
điều khiển tổng hợp protein B. Cho biết phân tử protein B ít hơn A một axit
amin và có một số loại axit amin mới. Giả sử khơng có hiện tượng dư thừa mã di
truyền và đột biến không làm xuất hiện mã kết thúc. Những loại đột biến xảy ra
trong gen mã hóa protein A là:
A. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 codon liên tiếp.
B. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 4 codon liên tiếp.
C. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 2 codon liên tiếp.
D. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 1 codon.
Phương án trả lời đúng là: A, B
Câu 15: Cho hình ảnh bên là chu kì tế bào ở một lồi động vật. Dựa vào hình
này kết hợp kiến thức đã học hãy cho biết trong các phát biểu sau đây, những
phát biểu nào đúng?

A. Chu kì tế bào bắt đầu ở pha G1, kết thúc ở pha M
B. NST từ dạng đơn chuyển sang dạng kép khi kết thúc pha G2.
C. Giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào là pha G1.
D. Nếu có trục trặc ở điểm giới hạn R, tế bào sẽ không đi vào pha S.
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
Câu 16: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN của một tế bào thực vật lưỡng

bội 2n trong một quá trình phân bào nào đó. Dựa vào sơ đồ, hãy cho biết các
phát biểu nào sau đây là đúng?
16


A. Tế bào này có thể là tế bào sinh dưỡng
hoặc tế bào sinh giao tử của loài thực vật
này.
B. Giai đoạn III bao gồm kì đầu, kì giữa
và kì sau của quá trình nguyên phân.
C. Hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo
nếu xảy ra sẽ xuất hiện ở giai đoạn III.
D. Hiện tượng xuất hiện vách ngăn để
phân chia tế bào sẽ xuất hiện ở giai đoạn
IV.
Phương án trả lời đúng là: B, C, D
Câu 17: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật
nhân thực 2n trải qua một quá trình phân phân bào nào đó. Dựa vào sơ đồ, hãy
cho biết những nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm.
B. Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian
của giảm phân I.
C. Tồn bộ giai đoạn II thuộc pha G2 của
kì trung gian.
D. Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n
NST đơn.
Phương án trả lời đúng là: A, B
Câu 18: Xét cặp alen Bb bị đột biến. Trong tế bào đột biến mang các alen có
1080 nucleotit loại T. Biết rằng gen B có 270 nucleotit loại A và gen b có 540
nucleotit loại T. Trong các nhận định sau, những nhận định nào đúng?

A. Dạng đột biến trên có thể là đột biến gen, đột biến dị bội hay đột biến đa bội
B. Nếu dạng đột biến trên là do tác dụng của cơnsixin thì dạng đột biến trên có
thể tạo giao tử BB, Bb
C. Dạng đột biến trên có thể là đột biến gen lặn
D. Dạng đột biến trên có thể tạo giao tử BB, Bb, B, b
Phương án trả lời đúng là: A, C, D
Gen B có A=T= 270, gen b có A=T= 540.
Tế bào đột biến có 1080 Timin.
Ta có các trường hợp:
1080T = 4TB = 2TB+ Tb = 2Tb
Vậy KG của tế bào đột biến có thể là BBBB, BBb, bb.
- Tế bào đột biến bb là dạng đột biến gen lặn (gen trội biến thành gen lặn) (C
đúng)
- Tế bào đột biến BBb là dạng đột biến dị bội, khi giảm phân tạo giao tử có thể
tạo ra các giao tử BB, Bb, B, b (D đúng).
- Tế bào đột biến BBBB là dạng đột biến đa bội có thể hình thành do tác dụng
của cơnxisin, và giảm phân tạo giao tử sẽ chỉ tạo ra giao tử BB nên B sai.
=> Dạng đột biến trên có thể là đột biến gen, đột biến dị bội hay đột biến đa bội
nên
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, năm học 2020-2021, sau khi dạy chương
Cơ chế di truyền và biến dị, tôi đã tiến hành song song ở 2 lớp có sĩ số và lực
học tương đương nhau. Đối với lớp 12A 1 (lớp đối chứng), tôi hướng dẫn các em
học sinh ôn tập, củng cố kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi TNKQ nhiều lựa
chọn đúng; Ở lớp 12A2 (lớp thực nghiệm), các em được hướng dẫn ôn tập, củng
cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn thông thường.
Sau khi thực hiện đề tài, để kiểm tra độ bền của kiến thức của HS, tôi đã

tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội, nắm bắt kiến thức của các em ở cả 2 lớp
bằng bài kiểm tra năng lực (gồm 10 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng) và thu
được kết quả như sau:
Điểm dưới
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Sĩ Điểm 9-10
5
Lớp
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
40
5
12.5
14
35.0
20 50.0 1
2.5
(Đối chứng)
12A2
42 15 35.7
21

50.0
6
14.3 0
0
(Thực nghiệm)
Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng, lớp 12A 2 có tỉ lệ khá, giỏi đạt 85.7%
cao hơn so với lớp 12A1 (đạt 47.5%); đặc biệt ở lớp 12A2 không cịn học sinh có
điểm dưới trung bình. Đặc biệt, qua khảo sát trực tiếp học sinh của 2 lớp, tôi
được biết ở lớp 12A1 vẫn có tới 7 em vẫn đốn mị đúng từ 1 đến 3 câu vận
dụng cao. Vì vậy, tơi cho rằng việc sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng
giúp học sinh lĩnh hội và khắc sâu kiến thức của bài học tốt hơn; hạn chế tối đa
được hiện tượng “may rủi” trong kiểm tra đánh giá.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khi trả lời câu hỏi TNKQ nhiều
lựa chọn đúng, học sinh cần phải phân tích để chỉ rõ mỗi phương án A, B, C, D
là đúng hay sai; qua đó, giúp các em khắc sâu kiến thức và làm sáng tỏ bản chất
vấn đề tốt hơn. Việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã góp phần rất quan trọng vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường. Năm học 2020-2021, trường
THPT Vĩnh Lộc có 5 em học sinh dự thi học sinh giỏi môn Sinh học cấp tỉnh thì
có 4 em đạt giải, trong đó có 1 giải Nhất, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng
chưa thể áp dụng trong kỳ thi THPT quốc gia (nay gọi là thi tốt nghiệp THPT) vì
kỳ thi này thí sinh đang phải làm bài trực tiếp trên phiếu chấm, chưa đủ điều
kiện cơ sở vật chất để tổ chức được kỳ thi trực tuyến trên máy vi tính.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi đã ứng dụng kĩ thuật viết câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn biên soạn được 119 câu TNKQ nhiều lựa chọn đúng ở
chương Cơ chế di truyền và biến dị. Trong đó, bài 1 (14 câu), bài 2 (22), bài 3
(10 câu), bài 4 (18 câu), bài 5 (28 câu) và bài 6 (27 câu). Các câu hỏi TNKQ ở

18


từng bài được sắp xếp theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao.
Qua thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy: việc biên soạn và sử dụng câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn đúng khi dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị
(Sinh học 12), giúp các em học sinh:
- Lĩnh hội và làm sáng tỏ được bản chất của nội dung kiến thức, nên củng
cố và khắc sâu kiến thức tốt hơn.
- Tránh được hiện tượng “đốn mị”, hạn chế tối đa được tính “may rủi”
trong kiểm tra đánh giá.
- Rèn thêm các kĩ năng làm bài TNKQ, tạo hứng thú học tập cao hơn.
Từ đó, tơi cho rằng việc biên soạn và câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng
trong dạy học mang lại hiệu quả cao trong việc củng cố và hệ thống hố kiến
thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường
THPT hiện nay.
3.2. Kiến nghị
Khi đủ các điều kiện để triển khai kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi học
sinh giỏi cấp tỉnh trực tuyến trên máy tính, thì cần bổ sung loại câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn đúng vào đề thi, nhất là câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng
cao để nâng cao chất lượng của đề thi, hạn chế tối đa sự “may rủi” trong kiểm
tra đánh giá.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện


Hoàng Thị Nhung

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
[2]. Sách giáo viên Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
[3]. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ thuật xây dựng ma
trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Sinh học - Bộ Giáo dục và
Đào tạo năm 2016 (Lưu hành nội bộ).
[4]. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ thuật xây dựng ma
trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Sinh học 10, 11 - Bộ Giáo
dục và Đào tạo năm 2017 (Lưu hành nội bộ).
[5]. Một số trang web mạng: , ...

20



×