Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(SKKN 2022) sử dụng sáng tạo các thước phim để tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy tác phẩm văn học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ mục đích để nâng cao hiệu quả của cơng tác giảng dạy mà mỗi
giáo viên sẽ luôn nghiên cứu, lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp
với từng bài học. Bản thân tôi đã chọn đề tài: Sử dụng sáng tạo các thước phim
để tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy tác phẩm văn học trung học
phổ thơng. Đề tài này xuất phát từ những lí do sau:
Thứ nhất, phương pháp dạy học chính là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề trong giảng dạy. Đó là sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở điều
kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của bài học. Dạy học lấy
học sinh làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học, xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi
người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của q trình đó; phấn đấu tiến tới cá thể
hóa q trình học tập với sự trợ giúp của thầy cô và các phương tiện thiết bị hiện
đại, để cho tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu. Như vậy giáo viên cần
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học thông qua các biện pháp cụ thể.
Thứ hai, Văn học là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Một số học sinh chưa thấy
được cái hay, cái đẹp của tác phẩm nên ngại đọc, ngại học, các em luôn suy nghĩ học
Văn là phải ghi, phải nhớ quá nhiều. Giáo viên trong giờ dạy làm việc nhiều, vơ hình
dung để học sinh ở vị trí bị động. Từ đây, địi hỏi mỗi giáo viên cần phải tích cực tìm
tịi nghiên cứu đổi mới phương pháp phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời
giúp các em thay đổi suy nghĩ về cách học môn Văn.
Thứ ba, đây là thời đại cơng nghệ 4.0, địi hỏi mỗi giáo viên cần phải biết học
tập, nâng cao hiểu biết và có kỹ năng, kỹ xảo trong sử dụng các thiết bị công nghệ
thông minh để ứng dụng vào nâng cao hiệu quả giảng dạy. Theo chương trình giáo
dục 2018, chúng ta cần biết sử dụng các đồ dùng dạy học là các video, tranh ảnh
liên quan đến nội dung bài học một cách hiệu quả.
Thứ tư, cơ sở vật chất của trường THPT Yên Định 2 luôn được trang bị và
nâng cấp đầy đủ. Mỗi phòng học đều được trang bị một máy trình chiếu hiện
đại, có hệ thống loa vi tính phù hợp. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường ln
động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tối đa các thiết bị công nghệ để nâng
cao hiệu quả giảng dạy. Bên cạnh đó, nhà trường cịn có một đội ngũ cán bộ


thiết bị có chun mơn vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ giáo
viên sử dụng máy móc, thiết bị để có những giờ dạy tốt nhất.
Vì những lý do trên, tơi ln trăn trở làm sao để tạo nên một giờ học sinh
động? Làm sao để thu hút học sinh khi tiếp tiếp cận với tác giả, tác phẩm văn
học? Làm sao để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy một cách
hiệu quả nhất. Và tôi đã làm được điều đó.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích: Nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giúp
cho bài dạy học về tác giả và tác phẩm văn học trở nên sinh động và hấp dẫn.
Phát
huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
1


Mặt khác để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Từ đó, bản thân
sẽ có sự điều chỉnh phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các bài học về tác giả, tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT.
Các thước phim có liên quan đến tác giả và tác phẩm Văn học. Quá trình cắt
ghép và sử dụng các thước phim. Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim
trong giờ học.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm đề tài này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tin học hiện có trên thị trường để có thể sử
dụng tốt trong quá trình thiết kế bài giảng, thiết kế trực quan, quan sát và thiết kế
hiệu ứng video trong các thước phim.
Khảo sát đối tượng học sinh trong bậc trung học phổ thơng khi tiếp nhận các
bài giảng có sử dụng một số phương tiện kỹ thuật trong bài giảng để từ đó có thể
có những chuẩn bị phù hợp khi xử lý các tình huống sư phạm. Xây dựng nội
dung chính của phần kiến thức cơ bản để từ đó lựa chọn những thước phim phù

hợp.
Thực hiện bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin với những nội dung chính
theo dự kiến và tiến hành một cách chủ động có kế hoạch. Mặc dù đã thiết kế
sẵn nhưng khi triển khai các nội dung bài học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
bằng các thước phim thì giáo viên cần phải lưu ý tới khâu chuẩn bị trình chiếu
hết sức lưu ý để hạn chế tối đa những sự cố khơng đáng có khi tiến hành giảng
dạy.
Các phương pháp đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý
thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp thu thập thông tin,
phương pháp thống kế, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo chương trình giáo dục Ngữ Văn 2018 đã đưa ra mục đích của giảng dạy
bộ mơn là: Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình
thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản
thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong
phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và
văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát
triển các giá trị văn hố Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại và khả năng hội nhập quốc tế. Đồng thời góp phần giúp học sinh phát triển
các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và
năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến
thức phổ thơng nền tảng về tiếng Việt và Văn học, phát triển tư duy hình tượng
2


và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hố;

biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn
học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong
cuộc sống.
Như chúng ta biết, khi được quan sát, chứng kiến thực tế con người ta sẽ biết
thêm được nhiều điều mới lạ bổ ích; có dịp “khơi những nguồn chưa ai khơi” và
biết những điều nhiều người chưa biết. Việc tiếp xúc các thước phim sẽ giúp học
sinh có ấn tượng sâu sắc, rõ nét hơn và chắc chắn là nhớ lâu hơn nếu chỉ có nghe
bằng tai. Bởi vậy, phương pháp trực quan - mắt nhìn trong giáo dục có vai trị vơ
cùng quan trọng.
Đối với mơn Ngữ văn, trực quan không chỉ dừng lại ở mức để nhận biết sự
vật, sự việc mà trực quan cịn có giá trị khi dịng cảm xúc gợi hứng thú tích cực
học tập. Là giáo viên dạy Văn có lẽ chúng ta đều cơng nhận cái khó khăn nhất
mà cũng là quan trọng nhất trong dạy học Văn chính là cơ gợi những cảm xúc
những rung động trong tâm hồn học sinh. Từ đó hình thành sợi dây tình cảm gắn
kết người học với bộ mơn. Để làm được điều này địi hỏi mỗi khi giáo viên cần
vận dụng nhiều phương pháp như: hỏi đáp, thuyết trình và đặc biệt là trực quan
qua các thước phim, các video và các hình ảnh minh họa. Từ những rung động
chân thành người học sẽ có tâm thế học tốt hơn, hiệu quả hơn.
Như nhà thơ Hoài Thanh đã từng khẳng định Văn chương là hình dung của sự
sống, xuất phát từ trong cuộc sống. Chính vì thế người giáo viên dạy Văn phải
biết tái hiện bức tranh cuộc sống ấy trước mắt học sinh, biến những bài học khơ
khan trở thành giờ giải trí giúp cho các em khám phá được bao điều kỳ thú của
cuộc sống con người.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào hứng. Xét về xã hội, thời đại
chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ hiểu là đại đa số HS
chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế… Học Văn
không mấy thiết thực trong đời sống kinh tế thị trường. Đó là lí do làm cho đa
số học sinh không cố gắng học Văn.
Thực tế, lâu nay thầy giáo làm người thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại

cái hay cho học sinh chép. Cách dạy đó đi ngược lại bản chất của văn chương, đi
ngược lại nguyên tắc dạy học, là phương pháp cách ly tốt nhất học sinh – người
đọc khỏi tác phẩm, làm cho học sinh khơng có dịp trực tiếp đối diện với văn
bản, do đó khơng có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên đánh mất
luôn năng lực tự học của họ.
Ngày nay, Đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp,
không nhất thiết cứ phải cố gắng thi đậu Đại học, chỉ cần đủ đậu Tốt nghiệp
THPT là được. Từ đó một số em không đầu tư cho các môn, trong đó có mơn
Ngữ văn.
Một số giáo viên cịn chậm tiếp cận CNTN, ngại đổi mới phương pháp nên
giờ học còn đơn điệu rơi vào trầm lắng, không phát huy được vai trò trung tâm
của người học học.
3


Từ thực trạng trên, tơi suy nghĩ cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng
cao hiệu quả giảng dạy, không để thực trạng trên kéo dài. Và tôi đã phát huy
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào
giảng dạy tác phẩm Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập
1). Sáng kiến đã đạt giải cấp tỉnh năm 2019. Trên cơ sở này, tôi đã sự dụng biện
pháp trong phạm vi rộng hơn và sáng tạo hơn.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trước hết, tơi đầu tư thời gian để tìm hiểu các bài học và phương pháp dạy
học tích hợp. Tìm các nguồn phim, video, tài liệu liên quan đến bài học. Không
ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng các thiết bị cơng nghệ để các thao tác diễn ra
chính xác, nhanh gọn và hiệu quả.
Sau đó, xem kĩ phim tư liệu, nghiên cứu các nguồn tài liệu, rồi cắt - ghép
sử dụng sáng tạo, tránh lạm dụng quá nhiều mà ảnh hưởng tới thời gian của giờ
học. Có thể sử dụng vào phần khởi động bài học để thu hút, tạo hứng thú, tăng
tính tị mị khám phá bài học cho học sinh. Hoặc có thể sử dụng đan xen trong

quá trình Hình thành kiến thức bài học để làm tăng tính sinh động và hấp dẫn
cho giờ học. Hoặc có thể sử dụng ở phần củng cố bài học nhằm tạo sự lắng đọng
cho học sinh sau giờ học.
Trong năm học vừa qua, được phân công giảng dạy lớp 10 và lớp 12 nên
tôi đã sử dụng biện pháp này ở cả hai khối lớp. Trong phạm vi của sáng kiến
kinh nghiệm này, tôi chỉ đưa ra cách sử dụng phương pháp này trong ba bài: Lớp
10 bài Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi (Phần một: Tác phẩm), Lớp 12 bài
Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh (Phần một: Tác giả) và bài Người lái đị
sơng Đà của Nguyễn Tuân (tiết 1). Sau đây tôi xin trình bày cụ thể cách thức sử
dụng phương pháp:
Khi dạy bài Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi, phần một: Tác giả. Đây là
bài văn học sử, kiến thức cơ bản đã có trong SGK. Giáo viên định hướng để học
sinh tự nghiên cứu bài học tại lớp. Tôi dùng phim tài liệu Tiểu sử về tác giả
Nguyễn Trãi để củng cố nội dung sau mỗi phần.

4


Phim tư liệu tơi đã sử dụng... (trình chiếu nguồn phim tư liệu)
Dung lượng của phim tài liệu hơn 4 phút, chia làm ba nội dung. Thứ nhất
cho các em xem từ đầu đến 1’23s để củng cố phần Tiểu sử tác giả. Chuyển sang
phần Sự nghiệp sáng tác, GV yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức phần này. GV
củng cố kiến thức bằng việc cho các em xem đoạn video còn lại. Đoạn này giới
thiệu về tập thơ Quốc âm Thi tập và các sáng tác của Nguyễn Trãi. Đặc biệt,
phần kết luận tôi cho xem đánh giá vai trị vị trí của Nguyễn Trãi.
Ở chương trình lớp 12, dạy bài Tun Ngơn độc lập của Hồ Chí Minh phần
Tác giả. Khi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu xong phần I: VÀI NÉT
VỀ TIỂU SỬ, tôi cho học sinh xem phim tư liệu (4’) Những giây phút cuối đời
của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Mục đích tạo sự lắng đọng trong tâm hồn
học sinh. Sự ra đi của Bác đã để lại sự tiếc thương vơ hạn cho dân tộc Việt Nam.

Từ đó bồi dưỡng tâm hồn, giúp các em biết yêu quý, trân trọng những gì Bác đã
để lại cho dân tộc Việt Nam; biết cố gắng nỗ lực học tập trở thành người có ích
cho Tổ quốc.
Đồng thời tạo tính sinh động và hấp dẫn cho giờ học.
Dưới đây tôi đưa ra một bài thiết kế minh họa cụ thể như sau:
Tiết 6
TUN NGƠN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
(PHÂN I – TÁC GIẢ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được những nét khái quát về di sản văn học, quan điểm sáng
tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Vận dụng có hiệu quả những kiến thức trên vào việc cảm thụ và
phân tích thơ văn của Người.
5


3. Thái độ: Lịng u mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt
Nam, danh nhân văn hóa thế giới”.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV, bài soạn tài liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, các
thước phim về Bác.
- HS: Vở soạn, sgk, tài liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
III. PHƯƠNG PHÁP
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: vận dụng các thước
phim phù hợp để gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các
câu hỏi.
- Riêng phần tác giả: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời
câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận;
sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học
cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng,
phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những
điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hơm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình
thành kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài
nét về tiểu sử của Bác.
- Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về
tiểu sử
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc nhanh
mục Tiểu sử trong SGK.
+ GV: Kết hợp với những hiểu biết
của mình, trình bày ngắn gọn tiểu
sử của Hồ Chí Minh?
+ HS đọc SGK và trả lời.

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Vài nét về tiểu sử:
- Xuất thân: Sinh ngày 19-5-1890,
trong một gia đình nhà nho yêu nước.

- Quê quán: làng Kim Liên, xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Song thân:
+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan
- Học vấn:
+ Thời trẻ, học chữ Hán ở nhà
+ Học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp tại
trường Quốc học Huế.
+ Có thời gian dạy học ở trường Dục
Thanh (Phan Thiết).
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh - Quá trình hoạt động cách mạng:
tìm hiểu quá trình hoạt động cách + 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
mạng của Bác.
+ 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây “Bản

6


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

+ GV: Nêu những mốc thời gian yêu sách của nhân dân An Nam”
hoạt động Cách mạng của Bác?
+ 1920: Dự đại hội Tua, là một trong
+ HS suy nghĩ và trời
những thành viên sáng lập Đảng cộng
sản Pháp
+ GV cung cấp thêm: Năm 1990, kỉ + 1923 - 1941: Hoạt động ở Liên Xô,

niệm 100 năm ngày sinh của chủ Trung Quốc và Thái Lan, tham gia
tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo thành lập nhiều tổ chức cách mạng: Việt
dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
quốc (UNESCO) suy tơn là “Anh (1925), Chủ trì hội nghị thống nhất các
hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, tổ chức cộng sản trong nước tại Hương
nhà văn hóa”
Cảng, Đảng cộng sản Việt Nam.
 Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách + 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng.
mạng, nhưng người cũng để lại một + 1942 – 1943: bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà
sự nghiệp văn học to lớn.
ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Sau khi ra tù: về nước, lãnh đạo
cách mạng
+ 1946: được bầu làm chủ tịch nước
VNDCCH.
+ 2 – 9 – 1969: Người từ trần.
GV cho HS xem thước phim

GV: Em hãy đánh giá vai trị, vị trí của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc
Việt Nam?
HS xem thước phim và trả lời
 Vị lãnh tụ vĩ đại, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quý
7


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
giá.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự
nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu quan điểm sáng tác của
Bác
+ GV: Giải thích khái niệm quan
điểm sáng tác:
+ GV: Quan điểm sáng tác của Hồ
Chí Minh có những nội dung nào?
+ HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời

+ GV: Vì sao Hồ Chí Minh lại đề
cao tính chân thực và tính dân tộc
của văn học?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Người còn nhắc nhở giới văn
nghệ sĩ điều gì để thể hiện được tính
dân tộc trong tác phẩm văn chương?
+ HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.

+ GV: Bốn câu hỏi Hồ Chí Minh tự
đặt ra khi cầm bút sáng tác văn học
là gì?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
a. Văn học là một thứ vũ khí lợi hại
phụng sự cho sự nghiệp cách mạng,
nhà văn là người chiến sĩ xung phong
trên mặt trận văn hoá tư tưởng:

- “Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).

- “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”.
(Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm
hội hoạ 1951)
b. Tính chân thực và tính dân tộc trong
văn học:
- Tính chân thực: cảm xúc chân thật,
phản ánh hiện thực xác thực
+ Người nhắc nhở những tác phẩm:
“chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất
thật của sự sinh hoạt rất ít”
+ Người căn dặn: “miêu tả cho hay, cho
chân thật, cho hùng hồn”, phải “giữ tình
cảm chân thật”.
- Tính dân tộc:
+ Người nhắc nhở giới nghệ sĩ: phải giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi
viết, “nên chú ý phát huy cốt cách dân
tộc”
+ Người đề cao sự sáng tạo của văn
nghệ sĩ: “chớ gị bó họ vào khn, làm
mất vẻ sáng tạo”.
c. Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối
tượng tiếp nhận để quyết định nội dung
và hình thức của tác phẩm:

Người ln đặt 4 câu hỏi:
- “Viết cho ai?” (Đối tượng),
- “Viết để làm gì?” (Mục đích),
- “Viết cái gì?” (Nội dung).
- “Viết thế nào?” (Hình thức).

8


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu di sản văn học của Bác.
+ GV: Những bài văn chính luận
được Bác viết ra nhằm mục đích gì?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

+ GV: Nêu và phân tích một số tác
phẩm văn chính luận tiêu biểu của
Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Nội dung của những tác
phẩm này nêu lên điều gì?
+ GV: Tác phẩm này lay động tình
cảm người đọc nhờ vào cách viết
như thế nào?
+ GV: Văn bản này có những giá
trị gì?
+ HS suy nghĩ, thảo luận và lần lượt
trả lời.


+ GV: Những văn bản này có ý
nghĩa gì?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Tuỳ trường hợp cụ thể, Người vận
dụng phương châm đó theo những cách
khác nhau  Tác phẩm của Người có tư
tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực, hình
thức sinh động, đa dạng.
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận:
- Cơ sở: Khát vọng giải phóng dân tộc
khỏi ách nơ lệ.
- Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến
cơng trực diện kẻ thù, giác ngộ quần
chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách
mạng của dân tộc qua những chặng
đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ “Bản án chế độ thực dân Pháp”
(1925)
Tố cáo đanh thép tội ác của thực dân
Pháp ở thuộc địa
Lay động người đọc bằng những sự việc
chân thật và nghệ thuật châm biếm, đả
kích sắc sảo, trí tuệ.
+ “Tun ngơn độc lập” (1945)
Một văn kiện có ý nghĩa lích sử

trọng đại và là một áng văn chính luận
mẫu mực (bố cục ngắn gọn, súc tích,
lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng xác thực, ngơn ngữ hùng hồn,
giàu tính biểu cảm)
Thể hiện tình cảm cao đẹp của Bác
với dân tộc, nhân dân và nhân loại)
+ Các tác phẩm khác: “Lời kêu gọi tồn
quốc kháng chiến” (1946); “Khơng có
gì q hơn độc lập, tự do” (1966) …
 Được viết trong những giờ phút thử
thách đặc biệt của dân tộc, thể hiện
tiếng gọi của non sơng đất nước, văn
phong hịa sảng, tha thiết, làm rung lịng
người.
b. Truyện và kí:
9


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
+ GV: Những tác phẩm truyện và
kí của Bác được viết nhằm mục
đích gì? Kể tên những tác phẩm
truyện và kí tiêu biểu của Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

+ GV: Những tác phẩm này có
những đặc điểm gì nổi bật?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Tác phẩm được Bác viết

trong khoảng thời gian nào, nhằm
mục đích gì?
+ HS suy nghĩ và lần lượt trả lời.

+ GV: Tác phẩm đã ghi lại những
gì? Nêu ví dụ một tác phẩm tiêu
biểu của Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Qua một số bài thơ đã học,
em hiểu được những gì về Bác?
Nêu một số ví dụ tiêu biểu.
+ HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Mục đích:
+ Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp
bợm của chính quyền thực dân, châm
biếm sâu cay vua quan phong kiến ôm
chân thực dân xâm lược,
+ Bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tự
hào về truyền thống anh dũng bất khuất
của dân tộc
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Pa-ri (1922),
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc
(1922),
+ “Vi hành” (1923),
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan
Bội Châu (1925),
+ Nhật kí chìm tàu (1931),

+ Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...
- Đặc điểm nổi bật:
Chất trí tuệ và tính hiện đại, ngịi bút
châm biếm vừa sâu sắc, vừa đầy tính
chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.
c. Thơ ca:
* Nhật kí trong tù:
- Mục đích:
Sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong
nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu
1942 đến mùa thu 1943  “ngày dài
ngâm ngợi cho khuây”
- Nội dung:
+ Ghi lại chân thật, chi tiết những điều
mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên
đường đi đày.
+ Bức chân dung tự hoạ về con người
tinh thần Hồ Chí Minh:
nghị lực phi thường;
tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc;
vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, dễ xúc động trước nỗi đau của
con người;
vừa tinh tường phát hiện những mâu
thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng

10


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

+ GV: Qua nội dung trên và một số
bài thơ đã được học, em có nhận xét
gì về giá trị của tập thơ?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Những bài thơ này được Bác
viết nhằm những mục đích gì? Nêu
tên một số tác phẩm tiêu biểu của
Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

+ GV: Những bài thơ này có đặc
điểm gì nổi bật?
+ HS suy nghĩ và trả lời.

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu về phong cách nghệ
thuật thơ văn của Bác.
+ GV: Ta có thể nhận định chung
như thế nào về phong cách nghệ
thuật thơ văn của Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Những đặc điểm chủ yếu
trong phong cách văn chính luận
của Bác là gì?

+ GV: Những tác phẩm truyện và
kí thể hiện phong cách viết gì của
Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.


HOẠT ĐỘNG CỦA HS
cười đầy chất trí tuệ
 Tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo,
đa dạng về bút pháp, kết tinh giá trị và
tư tưởng nghệ thuật thơ ca Hồ Chí
Minh.
* Chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc (19411945):
- Mục đích: tuyên truyền và thể hiện
những tâm sự của vị lãnh tụ ưu nước ái
dân
- Tác phẩm:
+ Thơ tuyên truyền: Dân cày, Công
nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ... .
+ Thơ nghệ thuật: Pắc Bó hùng vĩ, Tức
cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Nguyên tiêu,
Báo tiệp, Cảnh khuya...
- Đặc điểm nổi bật: vừa cổ điển vừa
hiện đại, thể hiện cốt cách, phong thái
điềm tĩnh, ung dung tự tại.
3. Phong cách nghệ thuật:
* Nhận định chung:
- Độc đáo, đa dạng;
- Bắt nguồn từ:
+ Truyền thống gia đình, hồn cảnh
sống, q trình hoạt động CM, chịu ảnh
hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn
hóa thế giới.
+ Quan điểm sáng tác.
*Văn chính luận:
- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo,

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép,
bằng chứng thuyết phục,
- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút
pháp.
* Truyện và kí:
- Vẻ đẹp hiện đại,
- Tính chiến đấu mạnh mẽ
- Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ
nhàng mà hóm hỉnh sâu cay.
11


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Thơ ca:
- Thơ tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc
mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian
hiện đại.
- Thơ nghệ thuật: Vẻ đẹp hàm súc, hoà
hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và
hiện đại, giữa chất “tình” và chất
“thép”.

+ GV: Những bài thơ nhằm mục
đích tuyên truyền được Bác viết với
lời lẽ như thế nào?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Những bài thơ viết theo cảm
hứng nghệ thuật thể hiện cách viết

như thế nào của Bác?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
Hướng dẫn học sinh tổng kết bài III. Tổng kết:
học
- GV: Gọi học sinh đọc phần kết Ghi nhớ (SGK)
luận để ghi nhớ, đánh giá tổng quát
về thơ văn của Bác.
- HS: đọc và trả lời.

Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò
4. Củng cố:
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
5. Dặn dị:
- Học bài cũ, nắm vững các kiến thức cơ bản của bài học.
- Soạn bài theo Phân phối chương trình.
Ngồi ra trong phần giảng dạy văn bản Tuyên Ngôn độc lập, tôi đã sử dụng
phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập với dung lượng 8 phút. Tuy
nhiên, tơi khơng phải trình chiếu cả 8 phút đó trong cùng một lúc mà sẽ trình
chiếu theo bố cục ba phần phân tích theo từng luận điểm, đan xen kết hợp sẽ tạo
được tính sơi nổi và hấp dẫn hơn.
Cũng ở chương trình 12, khi dạy bài Người lái đị sơng Đà, tơi đã sử dụng
video tư liệu Bốn đặc điểm hung bạo của sông Đà. Tư liệu này như một văn
bản sống giúp các em hình dung về một con sông Đà hung bạo từ thực tế đi đến
ngôn từ trong Tùy bút của Nguyễn Tuân. Trước khi trình chiếu tơi sẽ đặt vấn đề
và phát vấn: Hãy phân tích những đặc điểm làm nổi bật tính hung bạo của sơng
Đà? Học sinh theo dõi video, sau đó bám sát vào hệ thống ngôn từ trong văn
bản và trả lời.
Sau đây là video tơi đã trình chiếu:


12


Bên cạnh, việc sử dụng các thước phim tài liệu trong các bài trên thì khi
giảng dạy một số bài như Tây Tiến của Quang Dũng, tôi đã sử dụng phim tài
liệu cắt trong chương trình Đời sống nghệ thuật trên kênh truyền hình Nhân
Dân chun mục Đồn binh Tây Tiến giới thiệu về tác giả Quang Dũng. Dạy
phần Đọc - hiểu văn bản tôi tâm đắc nhất về một số chi tiết hình ảnh trong phim
tài liệu Binh đồn Tây Tiến được phát trên kênh truyền hình VTV1. Trong đoạn
phim này, tôi cắt ghép cho học sinh được nghe những cựu chiến binh Tây Tiến
kể về quá trình hành quân gian khổ, tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
của anh bộ đội cụ Hồ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tôi nhớ
câu chuyện của cựu chiến binh Tây Tiến Nguyễn Xuân Sơn kể: có con dốc thẳng
đứng đi cả ngày đường mới qua, ba lô ướt sũng một nửa vì mồ hơi. Cuộc sống
thiếu thốn: thiếu lương thực, thuốc men, quân nhu, hậu cần…; cứ nhìn thấy anh
bộ đội trọc đầu là biết đồn binh Tây Tiến. Câu chuyện của bác Cựu chiến binh
Nguyễn Ngọc May: khi sốt rét, con người lúc ấy như cái chăn 60 độ. Ấn tượng
nhất khi bác cựu chiến binh Tây Tiến Bùi Đức Trí kể về đồng đội là anh Nguyễn
Văn Năm ở cùng đội trinh sát bị sốt rét, tử vong, anh em khiêng vào nhà xác,
sáng mai anh ấy sống lại và đi tìm nước uống. Như vậy qua đây chúng ta giúp
học sinh có cái nhìn chân thực về sự gian khổ mà hào hùng của người lính Tây
Tiến. Do phim tư liệu dài gần 30 phút nhưng tơi chỉ trình chiếu một số chi tiết
cho học sinh xem.
Ngoài ra, dạy về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng phủ Ngọc
Tường có thể sử dụng đoạn trích trong Ký sự Sơng Hương...

13


Thực tế với sự phát triển của công nghệ thông tin chúng ta có đầy đủ các

nguồn tư liệu có thể sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo giúp cho bài học trở
nên sinh động, hấp dẫn và phát huy tính sáng tạo tích cực chủ động của học sinh.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý phải biết sử dụng sáng tạo, linh hoạt, tuyệt đối
không lạm dụng bởi Văn học có những bài học 2 đến 3 tiết nếu chúng ta cho học
sinh xem quá nhiều thời gian trong một tiết mà đến tiết sau bị cách buổi thì cũng
sẽ khơng thể tăng hứng thú cho học sinh. Mặt khác, để học sinh xem trong thời
gian quá dài thì cũng gây sự nhàm chán và ảnh hưởng đến nội dung bài học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường
Qua giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở
nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Lượng kiến thức được
cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học
sinh dễ thấy, dễ tiếp thu.
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng kết hợp và sáng tạo các thước phim để tạo
hứng thú cho học sinh trong giảng dạy tác phẩm Văn học trung học phổ thông.”
đã thu hút sự tập trung của học sinh, tăng khả năng tích cực chủ động tham gia
học tập của các em. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp học
sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc
– chép truyền thống. Ngồi ra, sự tương tác giữa thầy cơ và học trị cũng được
cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như
chính kiến riêng của mình. Điều này khơng chỉ giúp các em thêm tự tin mà còn
để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức
của học trị, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.
Thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 2, với điều kiện cơ sở vật chất
đầy đủ và hiện đại, đã giúp tôi thực hiện tốt biện pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy trong những năm gần đây. Biện pháp này rất phù hợp với học sinh bậc THPT,
các em đã lớn, đủ thẩm thấu những âm thanh và hình ảnh trong nguồn phim để ứng
dụng vào cách tiếp cận nội dung bài học. Học sinh khơng cịn uể oải, học đối phó
mà đa phần đã cảm thấy thích thú, chủ động học tập với biện pháp này.

Sau một thời gian vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: sử dụng các thước phim
tư liệu vào giảng dạy, tơi thấy bước đầu có những kết quả đáng khích lệ, nó thực
sự là một cơng cụ hỗ trợ tích cực trong q trình giảng dạy và học tập. Về phía
giáo viên, giảm bớt được ngơn ngữ thuyết trình, tiết kiệm được thời gian trong
khi truyền tải được một dung lượng kiến thức lớn. Về phía học sinh, niềm hứng
thú học tập được tăng lên, học sinh hiểu bài nhanh hơn, phát hiện và thu thập
được nhiều phương diện kiến thức hơn đồng thời rèn luyện được kĩ năng tư duy
nhạy bén, phản ứng nhanh mắt, nhanh tay. Do đó phần nào đã giảm bớt được
tâm lí ngại học Văn, giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn không cịn chỉ là đọc
chép và ghi nhớ máy móc. Tiết học khơng cịn nhàm chán, khơ khan nữa. Đa số
các em học sinh đã biết sử dụng phương pháp tích cực để ghi chép bài, tổng hợp

14


và xâu chuỗi kiến thức. Học sinh tỏ ra rất hào hứng trong việc ứng dụng sáng
kiến này. Đây thực sự là một giờ học bổ ích.
Qua kết quả bài khảo sát chất lượng trong năm học 2021 - 2022 ở trường
THPT Yên Định 2 cho thấy tỉ lệ điểm khá giỏi tăng lên và chiếm đa số, đặc biệt
không còn học sinh yếu kém.
Kết quả cụ thể được đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên:
Chất lượng

Khá
%
Số
lượng
34,9
23


Trung bình Yếu
%
Số
%
Số
lượng
lượng
53,5
5
11,6
0

16

51.6

13

41.9

02

6.5

0

0

43


04

9.3

21

48.8

18

41.9

0

0

31

05

16.1

18

51.8

08

25.8


0

0


Lớp
số
Sử dụng 10A4 43
các thước
12B8 31
phim
Không Sử 10A4
dụng các
thước phim 12B8

Giỏi
Số
lượng
15

%
0

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy và học trong Văn học khơng có nghĩa là phủ nhận
các biện pháp truyền thống, hoặc độc tơn nhóm biện pháp hiện đại nào đó một
cách máy móc. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các biện pháp vào hoạt động
dạy học một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên nên tạo ra một môi trường học

tập tương tác đa chiều, hợp tác, hướng trọng tâm vào chủ thể của quá trình học
là học sinh nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Mục đích cuối cùng
của chúng ta khi lựa chọn các biện pháp là để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng nhiều năm nay, hiệu quả sử dụng
cao. Và hiện nay trong Chương trình Giáo dục THPT 2018 chuẩn bị được đưa
vào sử dụng giảng dạy lớp 10 từ năm học tới 2022 – 2023, chúng ta thấy hệ
thống thiết bị được khuyến khích ưu tiên sử dụng đó là các tranh ảnh và video
bài học. Đặc biệt số lượng video ở nhiều nội dung bài học được đưa vào nhằm
phát huy tối đa bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết ở học sinh.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân mà trong q trình giảng
dạy tơi ln trăn trở, tìm kiếm và đúc rút được. Tơi nhận thấy hiệu quả thiết thực
của vấn đề khi được trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. Do đó tơi
mong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cơ trong ngành giáo dục triển khai và
nhân rộng cách thức vận dụng, tiến hành các phương pháp dạy học sáng tạo
trong dạy học Văn và nhiều môn học khác nữa. Thực tế trong q trình dạy tơi
cũng đã trao đổi với đồng nghiệp dạy cùng môn để cùng sử dụng phương pháp
này và đã có hiệu quả rõ rệt.

15


Trong quá trình nghiên cứu tuy đã cố gắng hết sức song khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các q đồng nghiệp để
tơi hoàn thiện hơn sáng kiến này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường

Yên Định, Ngày 22 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan sáng kiến này là của mình

viết, không sao chép của người khác.

Lê Thị Luyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, SGK, tập 1, NXB GD 2006.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, SGV, tập 1, NXB GD 2006.
3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, NXB
Hà Nội 2006.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12, SGK, tập 1, NXB GD 2007.
5. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12, SGV, tập 1, NXB GD 2007.
6. Lưu Đức Hạnh (Chủ biên), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo
dục 2008.
7. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng
2006.
8. PGS. Lê Bá Hán, PG. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),
Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB GD, 2007.
9. Thông tin và tư liệu kiến thức trên mạng Internet.

16


17



×