Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích quan niệm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 16 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
------------------------------------------------------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH
MƠN: Triết học Mác - Lênin
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA "CÁI RIÊNG" VÀ "CÁI CHUNG", Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THỰC TIỄN.
GVHD: TRỊNH THỊ THANH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 4
ST
T
1
2

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Nguyễn Thị Diễm

320012

08
Thị 320013

Nguyễn
Khánh Vi


3

Nguyễn Thị Chúc

4

Lê Minh Tường

5

Lưu Ngọc Huy

6
7
8

04
320012
03
419001
50
320012

30
Nguyễn Thị Thu 320012


Phan
Thanh
Nguyễn


Thị
Thị

18
Thu 320010
87
Mỹ 320012


TP. Hồ Chí Minh, ngày 10
tháng 10 năm 2021

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................2
I. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................3
II. NỘI DUNG.......................................................................3
1. KHÁI

NIỆM...................................................................................3

2. MỐI

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG DƯỚI CÁI

NHÌN CỦA

MAC- LÊNIN:.....................................................................5


2.1 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng:...........................................................................................6
2.2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung:..........................................................................................7
2.3 Cái chung là bộ phận của cái riêng, cịn cái riêng
khơng gia nhập hết vào cái chung:........................................8
2.4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn
nhau trong q trình phát triển của sự vật:.........................9
3. Ý

NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG THỰC TIỄN:...........................................................................10

3.1 Phải xuất phát từ “cái riêng để tìm ra “cái chung”.. .10
3.2. Khơng được lãng tránh giải quyết những vấn đề
chung khi giải quyết những vấn đề riêng...........................10
3.3. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái
chung” vào từng trường hợp “cái riêng”............................10

2


3.4. Khi cần thiết tạo điều cho “cái đơn nhất” biến thành
“cái chung và ngược lại..........................................................11
III. KẾT LUẬN:...................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................11

I. LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại muôn vàn các

sự vật, hiện tượng khác nhau về hình dạng, màu sắc, trạng
thái, tính chất,... nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều
những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau. Từ đó đã xuất
hiện hai phạm trù "cái riêng" và "cái chung" Mối quan hệ giữa
cặp phạm trù này là một trong những vấn đề quan trọng nhất
và nan giải nhất của triết học nói riêng và nhận thức nói chung.
Quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng Mac -Lênin về cặp
phạm trù này sẽ giúp ta có cái nhìn khách quan, từ đó rút ra
được ý nghĩa phương pháp luận của chúng để áp dụng vào quá
trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm
Các sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính và mối liên hệ
chung. Đó là vận động, khơng gian, thời gian, nhân quả, tính
quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau, mâu
thuẫn. Chúng là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là
những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái
niệm phản ánh chúng là những phạm trù triết học. Phạm trù
triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người,
là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, thuộc
tính, mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới
hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
3


Phép biện chứng duy vật của Triết học Mac-Lênin cho rằng:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện
tượng nhất định, hay một quá trình riêng lẻ nhất định trong
một thế giới khác quan.
Ví dụ:

Cái bàn được đặt trong phòng khách là cái riêng A; Cái bàn
được đặt ở phòng ngủ là cái riêng B.

Trong cái riêng còn tồn tại phàm trù cái đơn nhất.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nhất định mà không lặp
lại ở sự vật, hiện tượng khác. Có thể hiểu cái đơn nhất những thuộc tính, tính
chất chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.
Ví dụ:

4


Đỉnh núi Phan-xi- păng là ngọn núi cao nhất ở Việt Nam với độ
cao 3.143m. Độ cao này là cái đơn nhất, cái cá biệt vì khơng có
một đỉnh núi nào khác ở Việt Nam có độ cao này.

Thủ đơ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thuộc tính chung
là tốc độ phát triển kinh tế-xã hội cao. Hồ Gươm, cầu Long
Biên, giá trị truyền thống văn hóa ở Hà Nội là cái đơn nhất vì

khơng một nơi nào khác có đặc điểm này.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính chung khơng những có ở một sự vật, hiện
tượng (một cái riêng) nào đó, mà cịn lặp lại trong nhiều sự vật,
hiện tượng, hay một quá trình đơn lẻ khác.
5


Ví dụ:

Mỗi cái ghế là những cái riêng. Tuy nhiên giữa những cái ghế
tuy khơng giống nhau về hình dạng nhưng chúng có chung
thuộc tính đều được làm từ gỗ và có màu sắc giống nhau. Cái
chung này có thể được lặp lại ở bất kì những chiếc ghế khác.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung dưới
cái nhìn của Mac- Lênin:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, " cái riêng",
" cái chung" có mối quan hệ qua lại. Trong lịch sử nghiên cứu
về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, tồn tại hai phái có
quan điểm đối lập nhau đó là phái duy thực và phái duy danh.
Phái duy thực: cho rằng cái chung là cái có trước và tồn tại
khách quan trong các sự vật riêng lẻ. Cái riêng chỉ tồn tại tạm
thời, thống qua, khơng tồn tại vĩnh viễn, cái chung mới là cái
tồn tại vĩnh viễn, độc lập, khách quan với ý thức của con người.
Cái chung là nguồn sản sinh cái riêng.
Ví dụ:
Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con
người
mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm
tạm thời vì những

6


con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi) trong
tương lai.
Phái duy danh: cho rằng chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, cịn
cái chung là cái do con người đặt ra, không phản ánh cái gì
trong hiện thực. Quan điểm này khơng thừa nhận nội dung

khách quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể đơi khi
khơng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là
những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu.
Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa
nhịa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu
tranh giữa các quan điểm triết học nữa.
Ví dụ:
Khơng thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung
mà con
người chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt những “đối tượng”,
“con người” khác qua thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân
cụ thể.
Triết học Mác-Lenin cho rằng, cả quan niệm của phái duy thực
và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng
khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung,
hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối
liên hệ khăng khít giữa chúng.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng cái chung, cái riêng
đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau.
2.1 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng:

7


Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà chỉ tồn
tại

trong


cái

riêng

Ví dụ: Cây cam nào cũng có rễ, thân, lá, trái màu cam, mọng
nước, có q trình lý hóa để duy trì sự sống đó là cái chung của

những cây cam và nó chỉ và phải tồn tại trong một cây cam
nhất định nào đó trong vườn, đó là cái riêng.
2.2 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung:
Cái riêng tuy tồn tại độc lập, nhưng khơng có cái riêng nào tồn
tại độc lập tuyệt đối, khơng có liên hệ với cái chung. Sự vật,
hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung thơng qua các
mối liên hệ, sự chuyển hóa.
Ví dụ:
Nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc điểm khác
nhau (phát triển hoặc khơng phát triển) đó là một cái riêng.
Nhưng nền kinh tế của không bất kì quốc gia nào cũng bị chi
phối bởi quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất đó là cái
chung.


Mỗi con người là thực thể riêng biệt như chiều cao, màu tóc,
giới tính,... (cái riêng) nhưng con người khơng thể tồn tại ngoài
mối liên hệ với tự nhiên, xã hội và gia đình (cái chung). Mối
quan hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng
khác xung quanh mình.

Cái riêng cũng có thể biến hóa thành nhiều cái riêng khác
nhau, liên tục thay đổi và phát triển. Sau một khoảng thời gian

"cái riêng" này biến thành "cái riêng" khác... đến vơ tận.
Ví dụ:
Con người là một thực thể độc lập, riêng biệt, qua thời gian liên
hệ, tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội (cái chung) họ từ xa lạ
thành bạn bè, từ bạn bè thành vợ/chồng... Nhưng qua nhiều
mối liên hệ, chuyển hóa, chúng vẫn liên quan với nhau.

9


2.3 Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không
gia nhập hết vào cái chung:
Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái chung phản ánh
những thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên, lặp lại ở nhiều
sự vật, hiện tượng riêng lẻ (nhưng sâu sắc hơn vì nó quy định
phương hướng tồn tại và phát triển của những cái riêng).
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngồi
những đặc điểm chung cái riêng cịn có cái đơn nhất, rất riêng
phong phú và khơng gia nhập hết vào cái chung.
Ví dụ:
Người nơng dân ở Việt Nam và hầu hết những nước nông
nghiệp khác đều là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, tập trung ở vùng
nông thôn. Mỗi nơi, mỗi vùng miền sẽ có cách sản xuất nơng
nghiệp khác nhau, có nơi dùng tay, lưỡi gặt, nơi dùng máy móc
(cái riêng). Bản chất người nông dân dù ở đâu cũng rất cần cù
lao động, có khả năng chống chọi với những khó khăn trong
công việc (cái chung) sâu sắc và phản ánh những mối liên hệ
bản chất tất nhiên...

Nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái "

riêng", chúng có trọng lượng ngun tử,có hố trị, có điện tích
hạt nhân, cấu tạo vỏ nguyên tử của mình... Nhưng tất cả
những nguyên tử đều có cái chung: đều có hạt nhân, vỏ điện
tử, những hạt nguyên tố; hạt nhân của mọi ngun tử đều có
thể bị phá vỡ. Chính nhờ có những đặc tính chung cho mọi
10


nguyên tử mà khoa học mới có khả năng biến nguyên tử của
một nguyên tố này thành nguyên tử của một nguyên tố khác.

2.4 Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau
trong q trình phát triển của sự vật:
Trong hiện thực cái mới lúc đầu sẽ xuất hiện dưới dạng cái đơn
nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế
cái cũ, trở thành cái chung.
Cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau do
không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành
"cái đơn nhất". Như vậy sự chuyển hóa từ " cái đơn nhất" thành
"cái chung" là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế
cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn
nhất là biểu hiện của q trình cái cũ, cái ít phổ biến bị phủ
định, bị thay thế bằng cái mới.
Ví dụ:
Một sáng kiến, phát minh khi mới ra đời nó là cái đơn nhất lúc
bấy giờ. Với mục đích phát triển nhân rộng qua việc có nhiều
phát minh xuất hiện như từ máy kéo sợi bằng tay, người ta trao
đổi, phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước, máy hơi
nước để tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu thực tiễn,
những phát minh đó biến thành cái chung khi đó cái đơn nhất,


11


cái cũ bị mất đi và thay thế bằng cái mới (máy móc hiên đại
hơn).
3. Ý nghĩa của phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt
động thực tiễn:
Triết học Mác – Lê nin là hạt nhân lý luận về vị trí, vai trị của
con người trong thế giới đó. Trong đó triết học giữ vai trị định
hướng cho sự củng cố, đồng thời phát triển thế giới quan của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế giới
quan chỉ là một khía cạnh nhỏ của triết học Mác – Lê nin.
Phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đã góp phần quan
trọng chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
3.1 Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm ra “cái chung”.
Muốn nhận thức được cái chung cái bản chất thì phải xuất phát
từ cái riêng trước. Vì "cái chung" chỉ tồn tại và thơng qua "cái
riêng" nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về cái chung trong
cái riêng chứ khơng thể ngồi cái riêng. Để đào sâu nghiên cứu
"cái chung" ta phải nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng
riêng lẻ, cụ thể, không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan.
3.2 Không được lãng tránh giải quyết những vấn đề chung
khi giải quyết những vấn đề riêng.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng. Cái
riêng và cái chung gắn bó chặt chẽ với nhau cho nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải căn cứ, giải quyết lấy
cái chung làm cơ sở, nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng
hiệu quả thì khơng thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề

chung. Nếu khơng giải quyết những vấn đề chung thì sẽ sa vào
tình trạng mị mẫm, tùy tiện, khơng có định hướng mạch lạc.

12


3.3 Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái
chung” vào từng trường hợp “cái riêng”.
Cái riêng và cái chung ln có một chút khác biệt giữa "cái
chung" nằm trong "cái riêng" này và "cái chung" nằm trong cái
riêng khác. Sự khác biệt đó là thứ yếu, nhỏ, khơng làm thay đổi
bản chất vốn có của "cái chung". Nên khi áp dụng vào hoạt
động thực tiễn cần cải biến, cá biệt hóa, khơng nên đem
ngun si "cái chung" để tránh rơi vào giáo điều, tả khuynh,
tránh việc không tiếp thu cái hay từ bên ngoài, gây nên những
sai lầm của những người bảo thủ, cực đoan, hữu khuynh.
3.4 Khi cần thiết tạo điều cho “cái đơn nhất” biến thành “cái
chung” và ngược lại.
Cái đơn nhất trong quá trình phát triển không ngừng của sự
vật, hiện tượng "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và
ngược lại. Nên trong hoạt động thực tiễn ta cần tạo điều kiện
thuận lợi cho "cái đơn nhất" phát triển thành cái chung điều
này có lợi. Ngược lại cần chủ động tác động vào sự chuyển
hóa tiêu biến "cái cũ" thành "cái đơn nhất" nếu nó khơng cịn
phù hợp với lợi ích của số đông.
III. Kết luận:
Cái chung không tồn tại độc lập với cái riêng, cái riêng cũng
không tồn tại độc lập với cái chung. Cái riêng và cái chung tồn
tại khách quan và liên hệ qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ này đã
đem lại nhiều ý nghĩa trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

phương pháp luận triết học Mác – Lênin giúp cho con người có
cách nhìn các sự vật, hiện tượng trong đời sống kinh tế - xã hội
và có cách giải thích, giải quyết vấn đề hiệu quả, hợp lý, cách
biến tư duy thành hành động, biến lý luận khoa học thành thực
tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội. Đồng thời việc nghiên cứu lý luận
phải liên hệ với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn (thước
13


đo). Mỗi người là một cái riêng, chúng ta cùng hòa nhập, cống
hiến để tạo nên một cái chung, một cộng đồng, một thế giới tốt
đẹp.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (2021), Nhà Xuất Bản
Giáo Dục Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội.
2. Loigiaihay.com, Thế nào là cái riêng cái chung cái đơn nhất?
Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan
hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số
ví dụ minh họa. />3. Wikipedia, Cái chung và cái riêng (Chủ nghĩa Marx-Lenin),
/>%C3%A1i_ri%C3%AAng_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_MarxLenin)#S%E1%BB%B1_t%E1%BB%93n_t%E1%BA%A1i_c
%E1%BB%A7a_C%C3%A1i_chung_v%C3%A0_c%C3%A1i_ri
%C3%AAng
4. Ôn tập triết học, 2019. />5.

/>
bien-chung-va-y-nghia-phuong-phap-luan/


15


----HẾT----

16



×