Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 3: PHÂN TÍCH QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC, TỪ ĐÓ XÂY DỰNG Ý
NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN.
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:

HÀ NỘI 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1.Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức........2
1.1.Vật chất quyết định ý thức........................................................................2
1.2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất...................3
2.Ý nghĩa phương pháp luận chung...................................................................4
3.Liên hệ thực tiễn..............................................................................................5
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10


MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, Triết học Mác-Lênin là một trong những thành tựu vĩ
đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại đang là hình tức phát triển cao nhất của


các hình thức triết học trong lịch sử.Triết học Mác-Lênin trang bị cho con người
hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học;
giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy
luật… Trong Triết học Mác-Lênin có đề cập đến quan niệm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ta
thấy rằng vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác
động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ đó thì vật chất
giữ vai trị quyết định đối với ý thức. Những bài học có tính chất phương pháp
luận rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có vai trị vơ cùng quan trọng
cho bản thân em trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của em.
Qua đây, là cơ sở để em chọn đề tài: “Phân tích quan niệm duy vật biện chứng
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp
luận chung và liên hệ với thực tiễn”.

1


NỘI DUNG
1.Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1.Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên các khía cạnh
sau: Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất thì “sinh ra” ý thức, vì ý thức xuất hiện đã gắn liền với sự xuất hiện
của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người thì chính là kết quả
của một q trình phát triển, tiến hóa lâu dài và phức tạp của, của thế giới vật
chất, thế giới tự nhiên. Con người là do giới tự nhiên và vật chất sinh ra, cho nên
lẽ tất nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự
nhiên và vật chất sinh ra. Những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã
chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có
trước, cịn ý thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức

và vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người chính là một dạng vật chất
có tổ chức cao nhất, đồng thời là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Sự tồn
tại của ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình
phản ánh hiện thực khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố
quyết định sự ra đời của cải vật chất có tư duy là bộ óc người.
Thứ hai, vật chất quyết định đến nội dung của ý thức: Cho dù “ý thức” dưới
bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý
thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực
khách quan vào trong đầu óc của con người. Hay nói cách khác, có thế giới hiện
thực vận động và phát triển theo các quy luật khách quan của nó, được phản ánh
vào ý thức thì mới có nội dung của ý thức. Thế giới khách quan, mà trước hết và
chủ yếu chính là hoạt động thực tiễn mang tính xã hội - lịch sử của loài người là
yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh. Ý thức được coi chỉ là hình ảnh
của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả bề rộng lẫn
chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định đến tính phong phú, độ sâu sắc
của nội dung của tư duy và ý thức con người qua các thời đại.
2


Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Ta thấy phản ánh và sáng tạo
là hai thuộc tính khơng tách rời nhau trong bản chất của ý thức. Nhưng sự phản
ánh của con người không phải là ”chụp ảnh”, “soi gương” hoặc là “phản ánh
tâm lý” như con vật mà chính là phản ánh, tự giác, sáng tạo, tích cực thơng qua
thực tiễn khách quan. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chấtđây là thế giới của con người hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động
vật chất mang tính cải biến thế giới của con người – cũng là cơ sở để hình thành
và phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa sáng tạo, vừa phản ánh,
sáng tạo trong phản ánh và phản ánh để sáng tạo.
Thứ tư, vật chất quyết định đến sự vận động và phát triển của ý thức: Như
chúng ta thấy mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức thì đều gắn liền với quá
trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức cũng

phải thay đổi theo.
1.2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Một là, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra
đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc một cách
máy móc vào vật chất. “Ý thức” một khi ra đời thì nó có tính độc lập tương đối,
tác động trở lại thế giới vật chất. “Ý thức” thì có thể thay đổi nhanh, chậm, hoặc
đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung thì chúng ta thấy ý thức thường
thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất. Hai là, sự tác động của ý
thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ vào
hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể làm biến đổi các điều kiện, hồn cảnh vật
chất, thậm chí cịn tạo ra “ thiên nhiên thứ hai ” phục vụ cho cuộc sống của
chính con người. Cịn tự bản thân ý thức thì khơng thể biến đổi được hiện thực.
Con người dựa trên nền tảng những tri thức về thế giới khách quan, có sự hiểu
biết về những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện
pháp và ý chí quyết tâm để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân
dân – đây là lực lượng vật chất xã hội, thì có vai trị rất to lớn. “ Vũ khí của sự
3


phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng
vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở
thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [Trích từ
“C.Mác và Ph.Ăngghen(1995), Tồn tập, t.1, Sđd, tr.580”]. Ba là, vai trị của ý
thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; ý thức có
thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay
thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực thì ý thức có thể dự báo hay tiên đốn một
cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên các lý luận định hướng
đúng đắn và các lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên,

cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên
gấp bội. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch,
xuyên tạc hiện thực. Bốn là, xã hội chúng ta ngày càng phát triển thì vai trị của
ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong bối cảnh và thời đại ngày nay. Cụ thể là
thời đại thông tin, kinh tế tri thức; thời đại của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trị của tri thức khoa học, của tư
tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
[Trích dẫn có chọn lọc từ GS.TS.Phạm Văn Đức(Chủ biên),2019,Giáo trình
Triết học Mác-Lênin,Bộ Giáo dục và Đào tạo].
2.Ý nghĩa phương pháp luận chung
Trước hết, từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, cần rút ra quan
điểm khách quan. Quan điểm khách quan hay nguyên tắc khách quan là nguyên
tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt động của con người. Quan
điểm khách quan yêu cầu: Thứ nhất, khi xem xét, nhận thức sự vật phải xuất
phát từ chính sự vật, phải phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, phải tơn
trọng sự thật, không được lấy ý chỉ chủ quan áp đặt cho sự vật. Những yêu cầu
này không phức tạp, không khó thực hiện nhưng trong thực tế nó lại rất hay bị
con người vi phạm ở những mức độ khác nhau, do đó mà khơng đạt được những
nhận thức đúng dẫn về sự vật hoặc khơng có được những chủ trương hoạt động
thực tiễn phù hợp. Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất
4


phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Mọi mục đích
hành động, kế hoạch, chủ trương, biện pháp hành động của con người phải dựa
trên việc phân tích cặn kẽ, thấu đáo hồn cảnh thực tế khách quan, các chủ
trương chính sách của con người phải phản ánh được những nhu cầu đã chín
muồi của điều kiện thực tế, có như vậy những chủ trương, chính sách mới có thể
thực hiện thành cơng. Mặt khác, các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy tồn tại

khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, thực tế chứng tỏ rằng nếu làm trái quy
luật, con người sẽ phải hứng chịu những hậu quả. Do đó, phải nhận thức các quy
luật, hành động phù hợp với quy luật.
Kế đến là phát huy tinh năng động chủ quan của ý thức: Ý thức, tư tưởng, với
tính năng động sáng tạo của nó có vai trị to lớn do đó cần phát huy yếu tố tích
cực của ý thức, cũng có nghĩa là phát huy vai trị của nhân tố con người trong
hoạt động cải tạo hiện thực. Cần nâng cao không ngừng khả năng nhận thức và
vận dụng quy luật của con người. Muốn vậy đòi hỏi con người phải tích cực học
tập làm chủ các tri thức khoa học, vận dụng các tri thức trong hoạt động thực
tiễn của mình. Cần tự giác rèn luyện nhân sinh quan cách mạng, tiến bộ để góp
phần thúc đẩy sự phát triển theo hướng tích cực, tiến bộ của xã hội.
Cuối cùng là khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí: Trong sự
vận động đa dạng của xã hội, xuất hiện những xu hướng cần khắc phục và loại
trừ. Xu hướng thứ nhất là xu hướng bảo thủ, trì trệ, thụ động, ỷ lại, trơng chờ
vào sự biến đổi của hiện thực, khơng tích cực và tự giác biến đổi hiện thực ấy.
Xu hướng thứ hai là xu hướng chủ quan duy ý chí, khơng căn cứ vào thực tế
khách quan để hành động mà lại lấy ý muốn chủ quan, lấy tình cảm, nguyện
vọng cá nhân làm điểm xuất phát cho chủ trương, chính sách. Cả hai xu hướng
này xét về bản chất, đều là chủ nghĩa duy tâm trong nhận thức và hành động,
đều cản trở sự vận động của hiện thực và đều cần khắc phục trong hoạt động của
con người.
3.Liên hệ thực tiễn
Như chúng ta thấy hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam
chưa tích cực học tập nghiên cứu: Việc chưa tích cực học tập, nghiên cứu là
5


thuộc về ý thức. Câu này muốn nói đến ý thức, tinh thần, tư duy của các bạn
sinh viên. Cái gì bên ngồi sinh viên chính là thực tại khách quan nó tác động
đến học, nó làm cho một bộ phận khơng nhỏ sinh viên chưa tích cực học. Trước

hết, nếu nói sinh viên tích cực học tập thì trước khi đến lớp thì các sinh viên phải
nghiên cứu, phải hiểu bài ở nhà bằng cách đọc giáo trình, bài giảng chưa đủ thì
sinh viên phải lên thư viện đọc rất nhiều tài liệu tham khảo liên quan tới nội
dung của bài đó. Và trước khi lên lớp, về cơ bản sinh viên phải tự trang bị kiến
thức cho bản thân. Chỉ có trong q trình học và đọc trong tài liệu, trong giáo
trình đó có nhiều điểm hoặc một số điểm mà sinh viên chưa hiểu thì các bạn
sinh viên lưu nó lại và lên lớp chủ yếu là trao đổi những vấn đề đó. Thầy cơ đâu
phải là người trang bị kiến thức mà sinh viên mới là người tự trang bị kiến thức.
Thầy cô giảng bài chỉ là tư vấn, định hướng, gợi mở mà thôi đâu phải là trang bị
kiến thức. Chuyển từ quá trình dạy học, lấy người dạy làm trung tâm sang lấy
người học làm trung tâm. Vậy thì trước khi lên lớp thì bản thân sinh viên phải
nghiên cứu tài liệu tỉ mỉ, nội dung như thế nào, kết cấu ra sao, ngày hơm đó có
bao nhiêu vấn đề thì sinh viên phải học, phải đọc trước. Chỉ còn một số vấn đề
các bạn sinh viên chưa rõ thì nên trao đổi những vấn đề đó mà thơi. Vấn đề đó là
vấn đề lý luận, có thể giải quyết vấn đề thực tiễn như thế nào, nó được vận dụng
vào thực tiễn ra làm sao?...Đấy là trước khi lên lớp, còn lên lớp rồi thì sinh viên
cần phải tích cực trao đổi, nghe giảng để tìm ra chân lý và muốn phát triển tri
thức thì các bạn sinh viên phải ln ln đặt ra câu hỏi “Tại sao”.
Bản thân em thấy rằng những yếu tố bên ngoài sinh viên, thực tiễn khách
quan làm cho sinh viên chưa tích cực học tập, nghiên cứu như yếu tố cơ sở vật
chất chưa thực sự tốt; hệ thống thư viện chưa thực sự hiện đại và cập nhật.
Muốn học tập tốt, nghiên cứu tốt thì người thầy, người cơ phải có phương pháp,
chun mơn đủ, phải rất tâm huyết với nghề và thầy cô dạy chuyên môn, chuyên
ngành phải là những người khơi mở tư duy, phải gợi ra động lực để sinh viên lớp
trẻ đam mê chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở nhưng phải kết nối doanh nghiệp để
triển khai những nghiên cứu đó giúp cho sinh viên tiếp cận tri thức, nâng cao
trình độ một cách gần nhất, nhanh nhất. Quản lý như thế nào thì các bạn sinh
6



viên sẽ học tập tốt hơn, sẽ tích cực hơn. Các phương tiện giải trí đa dạng, phong
phú có sức hút hơn cả tri thức nên các bạn sinh viên rất thích vào game, rất thích
vào cái này cái kia. Mơi trường xã hội địi hỏi những con người thực sự có năng
lực, có tài năng. Vậy thì khi đi học chúng ta có quyết tâm học hơn. Rất nhiều
yếu tố bên ngoài tác động tới sinh viên. Và làm cho một bộ phận khơng nhỏ sinh
viên là chưa tích cực học tập, nghiên cứu. Ta nói vật chất quyết định ý thức.
Thực tại khách quan, điều kiện khách quan ở bên ngồi nó tác động tới sinh viên
mà làm cho sinh viên như vậy. Tất nhiên chúng ta nói đến nhân tố khách quan
thì chúng ta cũng phải đề cập tới nhân tố chủ quan. Bản thân sinh viên có lỗi nên
sinh viên kém có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chắc chắn có ngun nhân
đến từ chính bản thân sinh viên. Do bản thân sinh viên lười, xuất phát điểm thời
học sinh không thực sự tốt, nhiều sinh viên cịn rất nhiều vấn đề như vui chơi,
giải trí lấn át hết, bản lĩnh ý chí đương đầu với khó khăn, vượt qua khó khăn
chiếm lĩnh tri thức cịn quá ít quá hạn chế.
Liên hệ với bản thân em - sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân thì một tiết lên lớp, bản thân em đã phải chuẩn bị ở nhà 2-3
tiết ở nhà học tập thật sự. Có như vậy, em mới nắm được kiến thức trọng tâm
của buổi học, chiếm lĩnh được tri thức cho bản thân mình trước khi lên lớp nghe
thầy cơ giảng bài và trong q trình nghe giảng, trao đổi với thầy cô và bạn bè
về kiến thức đó, để từ đó đặt ra những câu hỏi mà bản thân còn thắc mắc, băn
khoăn chưa biết đáp án khiến vốn kiến thức mình lấy được nhiều hơn, nắm bài
tốt hơn đem lại kết quả tốt cho kỳ thi cũng như kiến thức sau này vào công việc
khi ra trường. Chính ý thức của bản thân em trong việc học tập, đặt ra những
mục tiêu rõ ràng giúp em gặt hái được những kiến thức đem lại cơ hội cho tương
lai của mình. Quá trình hoạt động học tập của em tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân chính là vật chất đang hoạt động cịn ý thức trong quá trình hoạt động
học tập của sinh viên là sản phẩm của bộ óc con người-sản phẩm từ bộ óc tư duy
của em và là sự phản ánh tự giác, tích cực của em, là hiện tượng học tập và quá
trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Đồng thời việc phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức trong việc

7


triển khai hoạt động học tập từ thực tế khách quan sẽ giúp cho quá trình học tập
của em dễ dàng, dễ nhớ, hiệu quả hơn và đem lại thành tích học tập tốt về
chuyên ngành quản trị kinh doanh của em. Nếu bản thân em nhận thức đúng về
hoạt động học tập, có tri thức khoa học trong suốt q trình học tập, có nghị lực
và có ý chí tham gia nhiệt tình mọi hoạt động học tập thì hành động của em phù
hợp với các quy luật khách quan. Từ đó, em sẽ có năng lực vượt qua những
thách thức trong q trình thực hiện những mục đích của mình trong hoạt động
học tập-đó là sự tác động tích cực của ý thức đối với vật chất. Dưới sự định
hướng của thầy/ cô đã giúp cho hoạt động học tập của em đạt kết quả tốt, ý thức
và tư duy của em có thể quyết định hành động của bản thân em sẽ đi tới thành
công hoặc thất bại,hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Bản thân em thấy một người sinh viên có tri thức, tức là có sự hiểu biết đúng
và nắm được quy luật, có niềm tin, có bản lĩnh, có ý chí quyết tâm, tình cảm để
vượt qua những khó khăn để chiếm lĩnh tri thức thì đạt đến đỉnh cao. Cho nên
cái nhân tố chủ quan, phát huy vai trị của nó là rất quan trọng. Hiện nay, một số
sinh viên ỷ lại, trông chờ vào những kiến thức mà thầy cô giảng mà không chủ
động-đó là tự mình tìm tịi thêm kiến thức, tư duy thêm, ích kỷ, khơng chủ động
tích cực sáng tạo trong học tập, chỉ trông chờ vào thầy cô, lúc nào cũng chỉ
muốn thầy cô cho đáp án đề cương mà khơng tự làm- đó chính là tính thụ động
trơng chờ. Việc học như vậy không bao giờ hiệu quả. Cho nên tính ỷ lại, trơng
chờ nó có ở khắp mọi nơi. Khi đã quán triệt nguyên tắc khách quan thì mình
phải chống lại hai cái bệnh đó là bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh thụ động trơng
chờ, ỷ lại.Từ đó, em thấy dựa vào điều kiện khách quan, cơ sở vật chất,… của
trường mình học; yếu tố từ thầy cơ giảng bài có chất lượng hay khơng để học,
rèn luyện phát triển cả kiến thức, kỹ năng; bản thân em cần phải phát huy tính
năng động, sáng tạo trong học tập, cho phương pháp học tập đúng. Bản thân em
nhận thấy rằng cần ý thức được việc hoạt động học tập của bản thân và có ý thức

được tầm quan trọng của việc nắm chắc kiến thức về chuyên ngành quản trị kinh
doanh và có ý thức trong việc nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựng
được động cơ, phương pháp học tập thích hợp khiến trình độ bản thân được cải
8


thiện hơn, tham gia nhiều hoạt động học tập thi đua trong các cuộc thi, câu lạc
bộ, lấy thực tế khách quan để áp dụng lý thuyết mà thầy/cô giảng dạy trên lớp
vào cuộc sống sẽ khiến hoạt động học tập của bản thân em được hiệu quả, gặt
hái nhiều thành cơng trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên
hệ với thực tiễn, chúng ta thấy rằng thế giới về bản chất là vật chất, vật chất thì
tồn tại khách quan có trước và quyết định ý thức, cịn ý nghĩa thì chính là cái có
sau và là sự phản ánh vật chất, cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Trong hoạt động thực tiễn thì nhân tố vật chất là cơ sở quy định các nhân
tố tinh thần chỉ có thể phát huy tác dụng nếu nó bảo đảm sự thống nhất gắn bó
với các nhân tố vật chất. Do vậy, để phát huy hiệu quả hoạt động học tập của
bản thân thì em phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải phản ánh đúng thế
giới khách quan không thêm bớt và từ những kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc
sống cũng như trải nghiệm để bản thân mình hoạt động học tập dễ dàng, đóng
góp cơng sức học tập cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, t.1, Sđd, tr.580.
2.PGS.TS.Bùi Thị Thanh Hương-PGS.TS.Nguyễn Minh Hồn(Đồng chủ

biên),2018,Giáo trình Triết học Mác-Lênin,Nhà xuất bản khoa học xã hội.
3.GS.TS.Phạm Văn Đức(Chủ biên),2019,Giáo trình Triết học MácLênin,Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10



×