Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 3:
Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và
liên hệ thực tiễn.
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Quyên
Mã sinh viên: 11217587
Lớp: Triết học Mác – Lênin (121)_21
Khóa: K63

1
Hà Nội – 11/2021

GĐ:


PHẦN MỞ ĐẦU
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định:” Ngay khi mới ra đời và
trong suốt quá trình đấu tranh Cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn
khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân
dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất
yếu của cách mạng Việt Nam”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Năm là sự
nghiệp rất khó và phức tạp và được xem là mục tiêu cách mạng quan trọng nhất
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Những diễn biến phức tạp của tình hình thế
giới hay những biến động trong quá trình đổi mới địi hỏi Đảng và nhà nước ta
phải có những chính sách, đườ ng lối đúng đắn và ln quyết tâm khắc phục khó
khăn, nhạy bén để thích ứng kịp thời với s ự biến đổi không ngừng của thời đại.


Và Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư
tưởng lý luận vững chắc cho con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đồng thời
xây dựng nên một xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh và tìm được con đường phát triển phù hợp nhất.
Việc vận dụng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng trong công cuộc tiến lên con đường XHCN và phát triển đất
nước có ý nghĩa quan trọng. Với tư cách là một sinh viên, đồng thời cũng là công
dân của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em muốn có cơ hội được tìm
hiểu rõ hơn về đề tài này. Và đó cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Phân
tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó
xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ thực tiễn” làm đề tài nghiên
cứu.
Do mới tiếp cận với triết học và kiến thức cũng như năng lực nghiên cứu còn hạ n
chế cho nên bài viết của em khó thể tránh được những thiếu sót nhất định. Em
kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý c ủa thầy để bài tiểu luận của em được
hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN NỘI DUNG
I. LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THEO QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Định nghĩa về phạm trù vật chất và ý thức.
1.1. Phạm trù vật chất
* Quan điểm của V.I.Lênin về vật chất
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đưa ra
môt định nghĩa khoa học thực sự về vật chất trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phân” như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết hoc dùng để chỉ thực tại khách quan đươc đem lại

cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Cho đến nay, đây được xem là
một định nghĩa kinh điển và hoàn chỉnh nhất về phạm trù vật chất.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc
vào ý thức. Tính trừu tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ hiện thực khách
quan nên không thể tách rời được hiện thực cụ thể của nó.
Thứ hai, thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và tồ n
tại không lệ thuộc vào cảm giác. Theo đó,xét trên phương diện nhận thức luậ n
V.I.Lênin quan niệ m rằng: vật chất là cái có trước, khơng phụ thuộc vào ý thức,
cịn cảm giác (ý thức) được xem là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất.
Lênin đã thừa nhận rằng vật chất là tính thứ nhất , là nguồn gốc khách quan c ủa
cảm giác, ý thức, giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
Thứ ba, vật chất là cái được cảm giác, ý thức của chúng ta phản ánh, chụp lại vào
trong bộ não con người. Ở nội dung này, Lênin dã chứng minh được vật chất tồn
tại khách quan dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể. Đồng thời, vật chất cũng
3


là cái có thể gây nên cảm giác ở con người qua sự tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến giác quan của con người. Nghĩa là, vật chất còn mang tính có thể nhận biết
được, suy ra khơng có đối tượng nào khơng nhận biết được chỉ có những hiện
tượng chưa nhận thức được mà thôi.
Định nghĩa về phạm trù vật chất của Lênin đã giải quyết hai vấn đề cơ bản của
triết học và góp phần đấu tranh để chống lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể
không biết hay chủ nghĩa siêu hình,… về phạm trù này. Vì vậy cho nên trong nhậ n
thức và hoạt động thực tiễn cần “phải luôn xuất phát từ thực tế, tơn trọng và hành
động theo quy luật khách quan” (Trích giáo trình Triết học Mác-Lênin)
1.2. Phạm trù về ý thức
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin là một phạm trù song song với

phạm trù vật chất. Theo đó, “ý thức” thuộc về đời sống tinh thần con người, đó là
sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào b ộ óc con người. Nguồ n
gốc của ý thức xuất phát từ giới tự nhiên và thơng qua hoạt động thực tiễn, q
trình lao động với sự phát triển của ngôn ngữ.
* Bản chất của ý thức
Ý thức không đơn thuần là một sự phản ánh giản đơn, thụ động mà ý thức phải là
sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người qua các hoạt động thực
tiễn mang tính năng động và sáng tạo. Bởi, ý thức là của con người- một thực thể
xã hội năng động, luôn không ngừng cải tạo thể giới. Theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng: “ Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới vật chất khách
quan, là quá trình phản ánh tích cực, sang tạo hiện thực khách quan của óc
người”. vì vậy ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu
óc con người, và đươc cải biến đi trong đó” (C.Mác và Ph.Ăngghen). Đặc biệt,
quá trình ý thức phải là sự thống nhất của ba mặt: thực tại khách quan, phản ánh
thông tin và mô hình chuẩn hóa đối tượng.

4


Tính sáng tạo của ý thức rất đa dạng, đó là thuộc tính đặc trưng bả n chất của ý
thức. Sự sáng tạo ấy là sự sáng tạo của theo quy luật, khuôn khổ nhất định của sự
phản ánh để dẫn đến kết quả cuối cùng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo của
ý thức không đơn lẻ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại nó ln thống nhất với
phản ánh. Do đó, phản ánh và sáng tạo là hai mặt của bản chất ý thức.
2. Mối quan hệ biện chứng duy vật giữa vật chất và ý thức.
Nắm vững được phép biện chứng duy vật và theo kịp được nhịp độ phát triển của
những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, những nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những quan điểm khoa học, khái quát nhất về vật chất,
ý thức, cũng như mối quan hệ giữa chúng.
Theo quan điểm triết học Mác- Lênin : “vật chất va ý thức có mối quan hệ biện

chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, cón ý thức tác động tích cực trở lại
vật chất”.
Quan điểm trên đã khắc phục được những mặt còn hạn chế, sai lầm của các quan
điểm duy tâm, siêu hình về mặt triết học của thế giới, đặc biệt là mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, cái được coi là “vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là
triết học hiện đại” (theo giáo trình Triết học Mác-Lênin)
2.1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất có trước, quyết định ý thức
và vai trò ấy được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vì con người do giới tự nhiên, vật chất snh ra cho nên ý thức- một thuộc tính của
con người cũng được xem là do giới tự nhiên sinh ra. Vật chất “sinh” ra ý thức kể
từ khi con người xuất hiện trong quá trình phát triển lâu dài. Và các thành tựu
khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng giới tự nhiên là nguồn gốc
sinh ra con người do đó vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Sự vận động
5


của vật chất là yếu tố quyết định sự xuất hiện của vật chất có tư duy là bộ não, ý
thức phụ thuộc vào quá trình hoạt động thần kinh của não trong quá trình phả n
ánh thực tại khách quan.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung ý thức:
Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất bởi dù dưới bất kì hình thức
nào, ý thức đề u là sự phản ánh hiện tượng khách quan. Hay nói cách khác, nhờ
vào sự vận động, phát triển của thế giới vật chất một cách khách quan vào bộ óc
con người nên ý thức mới có nội dung.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Không giống với chủ nghĩa duy vật cũ xem thế giới vật chất như một sự vật , hiệ n
tượng có tính chủ quan, cảm tính thì chủ nghĩa duy vật biện chứng lại xem thế
giới là thế giới của hoạt động thực tiễn được phản ánh một cách khách quan. Nhờ

hoạt động thực tiễn ln có tính cải biên thế giới của con người đã góp phần hình
thành và phát triển ý thức.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Hầu hết mọi sự phát triển, tồn tại của thực tiễn đều gắn liền với sự biến đổi của
vật chất. Con người ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần thì tất nhiên
một hình thức phản ánh của con người, cái được gọi là ý thức cũng sẽ phát triển
theo. Ý thức phát triển song hành với sự phát triển, sự văn minh của xã hội và
khoa học. Biểu hiện thực tế nhất đó chính là sự phản ánh của kinh tế chính trị, đời
sống vật chất với đời sống văn hóa , tinh thần của con người. Do đó, đời sống vật
chất thay đổi thì sớm hay muộn đời sống tinh thần cũng sẽ thay đổi theo.
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, nhờ sự tác động của vật
chất mà ý thức có thể tác động trở lại thơng qua hoạt động thực tiễn của con người.
Điều đó được thể hiện trên những khía cạnh sau:
6


Thứ nhất là tính độc lập tương đối của ý thức. Dù là sự phản ánh thế giới vật chất
vào bộ não con người nhưng ý thức không lệ thuộc một cách máy móc vào vật
chất mà nó cũng có “ đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng.
Thứ hai, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Bởi bản thân nó khơng thể trực tiếp thay đổi gì trong hiệ n
thực khách quan nên vai trò của ý thức là trang bị cho con người những tri thức
để xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, đề ra các phương hướng, biện pháp để
thực hiện mục tiêu của minh.
Thứ ba, ý thức có thể chỉ đạo, quyết định hà nh động của con người. Ý thức tác
động đến vật chất theo hai hướng. Nếu phản ánh đúng hiện thực, ý thức sẽ phản
ánh đúng, tiên đốn một cách chính xác cho hiện thực. Đây là cơ sở quan trọng
trong việc xác định mục tiêu, phương hướng chính xác trong hoạt động thực tiễn.
Trái lại, nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan , bản chất của sự

vật, hiện tượng sẽ có tác động tiêu cực đối với thực tiễn, dẫn đến những nhận thức
sai lệch.
Chẳng hạn như, trong lịch sử lồi người cũng đã từng có những cuộc tranh luậ n
gay gắt giữa việc trai đất quay quanh mặt trời hay mặt trời quay quanh trái đất. Sự
khác biệt trong cách quan sát, nó tác động trực tiếp đến suy nghĩa của mỗi người.
Nếu chỉ đứng quan sát hiện tượng trên bầu trời, ta sẽ thấy mặt trời đang quay
quanh trái đất . Nhưng ngày này, với sự ra đời của khoa học đã chứng minh được
rằng mặt đất mới quanh xung quanh mặt trời. Ý thức có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc đưa ra những hành động, phán đốn đúng đắn của con người. Do
đó, khi quan sát sự vật, hiện tượng phải có cách nhìn, quan sát khách quan để có
thể đánh giá đúng bản chất vấn đề.
Thứ tư, xã hội ngày càng phát triển thì vai trị c ủa ý thức ngày càng to lớn. Đặc
biệt, trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại khi mà
tri thức trở thành lực lượng tham gia sản xuất trực tiếp.

7


Để ý thức có tác động tích cực , trước hết nó phải phản ánh đúng thực tế khách
quan (chân lý,…), sự sáng tạo của ý thức dù quan trọng nhưng không thể vượt
quá quy định của những tiền đề vât chất đã xác định. Đồng thời phải có những
điều kiện vật chất tương ứng và mức độ vật chất hóa ý thức trong thực tiễn.
II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LIÊN HỆ MỐI QUAN HỆ
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VỚI THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY.
1. Ý nghĩa của phương pháp luận.
Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin , mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là
mối quan hệ biện chứng, trong đó, vật chất là cái có trước, quyết định ý thức. Từ
đó, ta rút ra được phương pháp luận chung là phải tôn trọng thực tế khách quan
kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Điều này bắt nguồn từ

tính phản ánh sáng tạo và tính xã hội của ý thức, qua đó chứng tỏ rằng chỉ có con
người có ý thức mới có thể cải tạo và thống trị tự nhiên, xã hội, biến tự nhiên
hoang dã, lạc hậu trở sinh động, phát triển hơn.
Do vật chất là nguồn gốc và quyết định ý thức cho nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn , mọi mục tiêu, phương hướng hay đường lối, chính sách đều phải
xuất phát từ thực tế khách quan, từ những tiền đề vật chất đã có trước đó. Chẳng
hạn như trong sản xuất kinh doanh, muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó, điều
đầu tiên là phải quan sát thị trường. Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật hiện
tượng phải xuất phát từ bản chất của nó, từ đó mới có thể có một cái nhìn, đánh
giá tổng qt, đúng đắn nhất về vấn đề. Suy đến cùng, những nhu cầu vật chất của
con người trong hoạt động thực tiễn bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, tạo điều
kiện cho nhân tố tinh thần biến thành hiện thực.
Mặt khác, ý thức mặc dù phụ thuộc vào vật chất nhưng nó cũng có tính độc lập
tương đối, tác động trở lại với vật chất. Bởi lẽ, hoạt động nhận thức của con người
bao giờ cũng hướng đến mục tiêu biến tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu vật chất, hơn
8


nữa, cuộc sống tinh thần của con người luôn phụ thuộc vào viêc thỏa mãn nhu cầ u
vật chất. Vì vây, triết học Mác- Lênin cũng không coi nhẹ vai trị của nhân tố tinh
thần mà cũng cần phải có tính tồn diện và đặc biệt phát huy tính năng động sáng
tạo chủ quan của ý thức để có cách nhìn đa dạng, tránh đánh giá sự việc một cách
máy móc, thụ động. Bên cạnh sự khơng ngừng sáng tạo, cải tiến trong nhận thức
cần phải giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở tôn trọng sự thật, chú ý giáo dục và nâng
cao nhận thức con người.
Chống quan điểm duy ý, duy vât tầm thường chỉ tuyệt đối hóa vai trị của ý thức
mà hạ thấp, đánh giá khơng đúng vai trò của vật chất trong thực tiễn. Đồng thời
cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các
nhân tố tinh thần, nâng cao vai trò của nhân tố con người, tránh thái độ thụ động,
ỷ lại, bảo thủ, thiếu tính sáng tạo. Ngồi ra, cũng cần phải có nhận thức đúng đắn,

biết kết hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và khơng vụ lợi trong nhận
thức và hành động của mình. Đảm bảo tính thống nhất biện chứng khách quan và
chủ quan trong hoạt động của con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình
nhận thức.
2. Vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay.
Chủ nghĩa Mác-lênin đóng một vai trị quan trọng, trực tiếp đến con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trên nền tảng tư tưởng ấy, Đại hội VII
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (1991)
đã khẳng định rõ : “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin va tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản”. Đảng ta đã vận dụng, phát triển cơ sở lý luận , đặc
biệt là quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vật
biện chứng để giải quyết các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội mà sự nghiệp đổi
mới đặt ra. Và đã có những thành tựu to lớn mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được
trong 30 năm đổi mới, điều đó thể hiện được sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của

9


Đảng đồng thời góp phần bổ sung, phát triển những quan điểm tiến bộ của Chủ
nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện mới.
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin luôn là ngọn đuốc soi đường cho Cách
mạng Việt Nam. C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng góp to lớn cung cấp
những luận cứ thuyết phục trong việc “ làm cho CNXH từ không tưởng trở thành
khoa học, khái sáng ra học thuyết cách mạng khoa học” [ PGS.TS Nguyễn Mạnh
Hưởng] hay Lênin đã có cơng phát triển và thực hiện hóa những ngun lý trên.
Các ơng đã phân tích, chứng minh được rằng: những hình thái kinh tế -xã hội tư
bản chủ nghĩa sẽ không thể trụ vững những mâu thuẫn trong nội tại, cố hữu và
theo quy luật khách quan mà tất yếu nó sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa cộng sản.
Để có thể có được cái nhìn khách quan, nắm được bản chất và động lực phát triển

của thế giới này nay, V.I.Lênin đã yêu cầu : “Phải liên hệ, nối liền, kết hợp nguyên
tắc chung về sự thống nhất của thế giời, của tự nhiên, của vận động, của vật
chất…”. và “ tính vật chất” của thế giới được thể hiện qua một trong những biểu
hiện , đó là mối quan hệ hữu cơ của con người và xã hội với giới tự nhiên cùng
với những quy luật khách quan chi phối, chẳng hạn như mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế và chinh trị, dân tộc và thời
đại,… [ Bài đăng trên Tạp chí cộng sản của TS. Nguyễn Đình Ln] . Do đó, trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam, việc xuất phát từ thực tế khách quan, vận dụng
sáng tạo và phát triển lý luận là yếu tố quan trọng để thúc đẩy Cách mạng phát
triển và phát huy được vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong thời kì đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin sao cho
phù hợp với điều kiện mới của nước ta. Dựa trên nền tảng lý luận ấy, Đảng đã đúc
kết, chọn lọc những luận điểm, lý luận phù hợp với thực tiễn mơ hình chung c ủa
Cách mạng Việt Nam. Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin với xã hội nước
ta xuất phát từ yêu cầu phát triển đổi mới, yêu cầu đấu tranh giai cấp và đấu tranh

10


dân tộc trong thế giới hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu, đặc trưng của con
đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong quá trình chuyển đổi từ “chính sách Cộng sản thời chiến “ qua “ chính sách
kinh tế mới” (1921), Lênin đã chỉ ra được những sai lầm đối với việc không coi
trọng quy luật khách quan và yêu cầu thay đổi về những quan niệm, tư duy trước
đó đối với chủ nghĩa xã hội. Theo sát những sự biến chuyển đó, Đại hội đại biểu
tịan quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đưa ra phương châm, phương hướng đổi
mới là “nhìn thẳng vào sự thật, đanh giá đúng sự thật, nới rõ sự thật”. Chính điều
đó đã tạo ra bước ngoặt lớn trong viêc đổi mới về tư duy trong thực tiễn Cách
mạng Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng quy luật khách quan

chính là khởi đầu cho những sáng tạo khi xây dựng và phát triển mơ hình trong
q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để làm được điều ấy, Đảng và
nhân dân ta đã nỗ lực không ngừng, mang tinh thần lao động vượt qua nghèo khó,
đưa đất nước tiến lên con đường CNXH, phấn đầu vì mục tiêu: “ Xã hội dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Năm 1991, “ Cương lĩnh” đã đặt ra bảy phương hướng cơ bản cho con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội mới trong những điều kiện nhất định. Và cho đến năm 2011
– sau 20 năm thực hiện “cương lĩnh”, đã được bổ sung đầy đủ hơn thể hiện qua
tám phương hướng nhằm đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu tổng quát
khi kết thúc thời kì quá độ. Cụ thể, xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của
xã hội, xây dựng về chính trị, tư tưởng, văn hóa sao cho phù hợp với đất nước để
đưa nước Việt Nam thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, phồn vinh.
Kể từ khi đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đến nay, Đảng
ta đã nhận thức lại, thấm nhuần được nhưng quan điểm, tầm quan trọng của việc
xuất phát t ừ thực tế khách quan, thay đổi bằng những tư tưởng tiến bố hơn so với
trước đổi mới như những cách làm đơn giản, chưa có ý nghĩa thiết thực, siêu hình,
duy ý, phủ nhận quy luật khách quan như V.I.Lênin đã từng phản ánh. Nhờ đó mà

11


Đảng ta đã có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn, xây dựng chủ nghĩa xã hội có căn
cứ khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.
Trong bối cảnh mới, tư tưởng của V.I.Lênin về Chính sách kinh tế mới là nền tảng
để Đảng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Nền
kinh tế đã có những chuyển biến tích cực , bước đầu hình thàn nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, nguồn lực xã hội được huy động tốt hơn. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
những bước phát triển tư duy rõ nét về kinh tế thị trường.
Để có thể thực hiện được chính sách đổi mới đất nước, Đảng ta đã rút ra kinh

nghiệm của các nước đi trước trong quá trình đổi mới cũng như nghiên cứu, kế
thừa tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Xuất phát
từ thực tế ấy đã giúp Đảng tự hình thành cho mình những phương hướng, chính
sách một cách phù hợp với giai đoạn nước ta lúc bấy giờ để có thể vận dụng, phát
huy một cách triệt để. Bên cạnh đó, còn do sự cấp bách của cuộc sống, yêu cầu
phải có một chính sách mới, một sự bức phá để đưa nước Việt Nam trở thành
nước phát triển, văn minh.
Chúng ta từng biết đến với sự thành công vang dội của Cách mạng tháng 10 và sự
nghiệp xây dựng con đường xã hội ở Nga. V.I.Lênin đã vận dụng một cách sáng
tạo, triệt để của quan điểm của C.Mác và Ph,Ăngghen về liên minh giai cấp vào
thực tiễn Cách mạng tháng 10 Nga và xây dựng đươc liên minh công – nơng bề n
vững. Theo đó, tư tưởng của V.I.Lênin đã đem lại những thành tựu to lớn trong
củng cổ và xây dựng vai trò của Đảng cầm quyền đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Kế thừa và phát huy tinh thần đó, Đảng ta đã rút ra được bài học
trong việc liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đôi ngũ tri thức trong
việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm cho con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam đi đến thắng lợi.
Trong xu thế phát triển , sự biến đổi không ngừng của thời đại, Đảng và nhà nước
ta cần tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước để đưa đất nước ta
12


phát triển hơn và tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác song phương với nhiều quốc
gia trên thế giới. Do đó, nhiều tiền đề về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mở ra
để phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Việc đổi mới đất nước có mối quan
hệ chặt chẽ giữa vật chật với ý thức sẽ giúp cho Đảng ta có thể vận dụng vào việc
xây dựng và giúp cho công cuộc đổi mới diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn nữa.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khỏi xướng và lãnh đạo ngày
càng được cụ thể hóa , gồm những chính sách thiết thực, được nhân dân nhiệt liệt
ủng hộ và đảm bảo thực hiện, Đảng này càng nắm vững và vận dụng lý luận chủ

nghĩa Mác-Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh sao cho phù hợp, đúng đắn
nhất. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chinh trị đóng một vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Lấy ví dụ về việc sản xuất nơng nghiệp
trong công cuộc đổi mới : từ trước năm 1988 khi nước ta vẫn chưa thực hiện đổi
mới, dù là một nước nơng nghiệp nhưng nước ta vẫn trong tình trạng thiếu hụt
lương thực trầm trọng. Điển hình như mỗi năm nước ta phải nhập khẩu hơn hàng
chục tấn lương thực, có lúc đạt tới hơn 1 triệu tấn dùng cho nhu cầu trong nước.
Đó được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đế n tình trạng khủng hoảng
kinh tế xã hội ngày một trầm trọng hơn.
Để giải quyết được vấn đề trên, các đồng chí trung ương Đả ng cùng với một số
địa phương đã tìm hiểu sâu những nguyên nhân để từ đó đề ra phương án giải
quyết. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuẩt lương thực chỉ thực sự từng
bước khởi sắc kể từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Đảng về khoán sản phẩm đế n
nhóm và người lao động. Kể từ đó, nền nơng nghiệp Việt Nam có những chuyể n
biến tích cực và cho đến nay sản xuất lương thực hay sản xuất nơng nghiệp nói
chung vẫn tiếp tục phát triển, khơng ngừng cải tiến. Ví dụ, vào năm 1994, mặc dù
xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp nhưng sản lượng
lương thực vẫn đạt 26 triệu tấn, tăng 2,7% so với năm trước.
Trong thời đại mới, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đả ng cầm quyền, lãnh
đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh đó khơng ngừng đổi mới, bổ
13


sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nhậ n
thức của Đảng ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn, có một cái cái nhìn khách quan,
khoa học hơn trong việc lấy nhân dân làm điểm tựa để xây dựng Đảng và các đồn
thể chính trị - xã hội. Đó phải là “những tổ chức bộ máy phục vụ chính trị” chứ
khơng phải chính trị phục vụ bộ máy, bởi Đảng ra đời phục vụ cho nhân dân, vì
lợi ích của nhân dân Viêt Nam tự bao đời nay.

Sau 33 năm đổi mới và 28 năm thực hiện Cương lĩnh (1991), đặc biệt là trong
những năm gần đây, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử, tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển manh mẽ trong
tương lai. Đồng thời, cũng cần phải thấy còn rất nhiều vấn đề lớn, phức tạp hay
nhiều hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để tập trung giải quyết
trong sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhà nước đã đạt được những
thành tựu đáng kể trên hầu hết mọi lĩnh vưc, tạo nhiều dấu ấn nổi bật: kinh tế tăng
trưởng liên tục, kinh tế vĩ mô ổn định và từng bước được tăng cường, sức cạnh
tranh, tiềm lực của nền kinh tế được nâng cao. Trong công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, xây dựng hệ thống chinh trị, đặ c biệt là trong cơng tác phịng chống
tham nhũng tích cực chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả, được nhân dân tin tưởng,
ủng hộ. Bên cạnh chính trị, xã hội được ổn định mà cả về quốc phịng và an ninh
cũng khơng ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyề n
và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ln nhắc nhớ chúng ta rằng : “ Bây giờ có nhiều học
thuyết, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc chắn nhất, cách mạng
nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Câu nói của Bác muốn nhắc nhở chúng ta cần phải
biết trung thành, kiên định với con đường XHCN theo lý tưở ng chủ nghĩa MácLênin mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Mặc dù có những biến động không ngừng
14


của tình hình thế giới cũng như sự tiến cơng của thế lực thực thù địch khó có thể
lường trước nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là
cơ sở, phương pháp luận để giải quyết những vấn đề cơ bản của thời đại chúng ta,
của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần quán
triệt sâu sắc quan điểm của Đại hội XI : “ Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng
tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng
ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chinh trị, phẩm chất đạo đức và năng

lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đề ra”. [ bài
đăng trên tạp chí quốc phịng toan dân của Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng].
Xuất phát từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh
khốc liệt kéo dài, Đảng và nhà nước đã đưa ra chính sách đổi mới góp phần làm
cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Đó là sư chuyển biến trong nhậ n
thức, sự đổi mới mạnh mẽ về chính sách kinh tế - xã hội theo con đường chủ nghĩa
xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một việc vơ cùng khó khăn, phức tạp, có
tính khoa học, địi hỏi thời gian, nguồn lực và nhiều điều kiện khác. Việc có những
khiếm khuyết, sai lầm, hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước là viêc khó
tránh khỏi nhưng cái khó khăn lớn nhất mà Đảng và nhân dân ta đối mặt không
phải là sự nghèo túng, thiếu thốn về vật chất mà đa phần nằm ở lối suy nghĩ, tác
phong mang nặng tính chất của nền văn hóa cơng nghiệp. Chủ nghĩa Mác -Lênin
chính là “ nền tảng tư tưởng”, “kim chỉ nam” giúp cho Đảng và nhà nước ta có
nhận thức đúng đắn nhất trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày càng
phát triển, hội nhập quốc tế.

15


PHẦN KẾT LU ẬN
Tóm lại, theo chủ nghĩa duy vật, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan
hệ biện chứng mà trong đó vật chật là cái có trước, có vai trị quyết định với ý
thức đồng thời ý thức cũng tác động trở lại vật chất. Sự tương tác qua lại này chỉ
đươc thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Và có thể áp dụng
nó vào thực tiễn khi giải quyết bất cứ vấn đề gì, chúng ta cần nâng cao năng lực
nhận thức các quy luật khách quan kết hợp phát huy tính sáng tạo nâng động chủ
quan để có cái nhìn, đánh giá đúng bản chất, sáng tạo nhất về sự vật, hiện tượng.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, Đảng và nhà nước ta đã luôn vận dụng một cách triệt để, lĩnh hội và phát
huy được những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong việc quản lý kinh

tế, chinh trị đất nước. Điều đó đã giúp nền kinh tế Việt Nam vươn lên tầm cao
mới, ngày càng phát triển, mang lại cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc.
Trong quá trình làm em, em vẫn cịn có nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự
đóng góp, đánh giá của thầy để em có thể hồn thiện đầy đủ cho bài tiểu luận này
và từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho những bài làm tiếp theo. Em xin chân thành
cảm ơn!

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Triết học Mác-Lênin ( NXB chinh trị quốc gia sự thật)
2, />3, />4, C.Mác và Ph.Ăngghen tịan tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà nội ,1994

17



×