Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thayđổi về chất và ngược lại sự vận dụng trong thực tiễn của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
BÁO CÁO CUỐI KỲ
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................................................................4
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................................................................................................4

2.

MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................4

3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................................................5

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................5

PHẦN II:
I.

NỘI DUNG........................................................................................................................................6

KHÁI NIỆM CHẤT VÀ KHÁI NIỆM LƯỢNG........................................................................................6
A.

KHÁI NIỆM VỀ CHẤT..................................................................................................................................6


B.



C.

II.

III.

Chất là gì? Thuộc tính là gì?.................................................................................................................6
KHÁI NIỆM VỀ LƯỢNG.............................................................................................................................10
Lượng là gì?.........................................................................................................................................10
ĐỘ LÀ GÌ? ĐIỂM NÚT LÀ GÌ? BƯỚC NHẢY LÀ GÌ?.................................................................................11

1.

Khái niệm về độ:..................................................................................................................................11

2.

Khái niệm bước nhảy:.........................................................................................................................12

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG.................................................................13


Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:..............................................................13



Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng:..............................................................14
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT


VÀ LƯỢNG..........................................................................................................................................................15
PHẦN III: KẾT LUẬN.....................................................................................................................................17


PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT:..........................................................................................................17



PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI......................................................................................18


Ý NGHĨA TRONG THỰC TIỄN:...................................................................................................................18



Ý NGHĨA KHOA HỌC:................................................................................................................................19

PHẦN IV:

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................19


2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của
phương thức chung của các quá trình vận động, phát trieỉn trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của các sự vật, hiện tượng và
ngược lại khi chất thay đổi tất yếu sẽ tạo nên ngững biến đổi về lượng của sự vật và

các hiện tượng khác xung quanh. Dây là một quy luật mang tính tất yếu và khách
quan, phổ biến của sự vật, hiên tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên xã hội và tư duy.
1. Lý do chọn đề tài:
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại được phát biểu rằng:” Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng,
sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về
chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay
đổi của lượng.” Đây là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Cuộc sống luôn luôn vận
động và con người phải thay đổi để thích nghi với hồn cảnh mới. Thế giới đang có sự
biến đổi không ngừng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để thích ứng với xu
hướng đó địi hỏi chúng ta phải có một “nội lực” đủ mạnh, một “tâm thế” vững vàng
mới hội nhập tốt, nhằm đưa đất nước sánh vai với bạn bè quốc tế. Do đó chúng em
chọn đề tài việc nghiên cứu này để có thể giúp các bạn sinh viên nghiên cứu những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng – chất nói
riêng, từ đó có thể giúp cho chúng ta hình dung được phương thức học tập mới phù
hợp với bản thân và rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc học tập.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Vậy mối quan hệ giữa lượng và chất được thể hiện như thế nào? Đây là một vấn
đề chúng ta cần phải nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của quy luật áp dụng vào thực tiễn
đời sống. Từ đó chúng ta có được cái nhìn khái quát và khách quan hơn trong việc học
tập ở bộ mơn này, giải đáp những gì cịn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng
để phát triển đề tài.

2


3. Phạm vi nghiên cứu
Tóm gọn trong việc phân tích sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại. Bên cạnh đó vận dụng vai trò của quy luật lượng chất trong thực tiễn của

bản thân và áp dụng cho sinh viên cụ thể là ở trường Tôn Đức Thắng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Leenin, Chính sách của Nhà nước,
của Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác:
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp so sánh, chứng minh.
 Phương pháp khái quát tổng hợp.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
1 KHÁI NIỆM CHẤT VÀ KHÁI NIỆM LƯỢNG
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật không tách rời
nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành” Quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” hay còn gọi
là” Quy luật lượng-chất”.
Quy luật này cho ta thấy phương thức, cách thức chung của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Để nghiên cứu nội dung quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại ta hãy nghiên cứu các khái niệm chất, lượng,
độ, điiểm nút, bước nhảy.
1.1 Khái niệm về chất
1.1.1 Chất là gì? Thuộc tính là gì?

Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
chất, lượng cũng như quan hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc, trước hết
và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các

trường phái triết học. Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn về khái
niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển
hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khơng
phải là cái khác.

2


Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.

2


Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu
thành sự vật, ... Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc
được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính
vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các
sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của khơng khí
thơng qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta. Chất của một
người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với những người khác,
với mơi trường xung quanh, thơng qua lời nói và việc làm của người ấy. Như vậy,
muốn nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông qua sự
tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối liên
hệ qua lại của nó với các sự vật khác.
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự
vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ,
không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có

chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật.
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng khơng phải
bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc
tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo
thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển
của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi.
Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật
khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ
bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là
thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm
thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.

2


Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo,
sử dụng cơng cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cịn những thuộc tính
khác khơng là thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với
nhau thì những thuộc tính của con người về nhân dạng, về dấu vân tay, ... lại trở thành
thuộc tính cơ bản.

Hình minh họa 1-Sự khác biệt giữa các vân tay

Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo
thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu
của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, nhưng
chất của chúng lại khác.

Hình minh họa 2-Tồn bộ thuộc tính sinh học và xã hội đã tạo nên chất của của con
người khác với các loài động vật


2


Ví dụ: kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố
các bon tạo nên, nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử carbon là khác
nhau, vì thế chất của chúng hồn tồn khác nhau. Kim cương rất cứng, cịn than chì lại
mềm. Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi
thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của
tập thể biến đổi.

Hình minh họa 3-Kim cương và than chì

Bên cạnh đó ta cịn có thêm một số ví dụ về chất: Ngun tố đồng có nguyên tử
lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sơi là 2880oC… Những
thuộc tính này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

Hình minh họa 4-Bộ 3 đồng, nhôm, sắt quan sát phân
biệt dễ dàng bởi những đặc trưng riêng của chúng
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi các
yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

2


1.2 Khái niệm về lượng
1.2.1 Lượng là gì?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các

thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm
cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có
tính khách quan như chất của sự vật.
Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy
mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, ...
Ví dụ: Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị
đo lường cụ thể như vận tốc ánh sáng, phân tử nước... bên cạnh đó có những lượng chỉ
có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của
một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một cơng dân, ... trong những trường
hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu
tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của
sự vật, có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngồi của sự vật.

Hình minh họa 4-Đối với mỗi phân tử nước
(H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là
2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

2


Ví dụ: Số hiệu ngun tử Z khơng chỉ là số lượng Proton trong mối quan hệ hạt
nhân và electron của ngun tử ngun tố đó mà cịn là đặc trưng về chất của nguyên
tố hóa học trong quan hệ với các nguyên tố của số hiệu nguyên tử khác.

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính
quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại
biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất
định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là
dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy

định về chất của sự vật.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện
tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương diện đó
đều tồn tại khách quan.
1.3 Độ là gì? Điểm nút là gì? Bước nhảy là gì?
Các khái niệm về độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau
giữa chất và lương.
1.3.1 Khái niệm về độ:

Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa
chất với lương: là giới hạn tồn tại sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa
thành sự vật hiện tượng khác.
=>Vì thế trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa
thành hiện tượng, sự vật khác.

2


Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm
cho chất của sự vật hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó
bắt đầu xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút.
Ví dụ: Sự tăng hoặc sự giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn từ 0 oC đến 1000C,
nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng. Nếu nhiệt độ của nước đó giảm xuống dưới
00C nước thể lỏng chuyển thành thể rắn và duy trì nhiệt độ đó, từ 100 0C trở lên, nước
nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang trạng thái hơi. Đó là sự thay đổi về chất trong
hình thức vận động vật lý của nước.
=>Điểm giới hạn như 00C và 1000C ở thí dụ trên, gọi là điểm nút.
1.3.2 Khái niệm bước nhảy:


Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của
sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong biến đổi về lượng.
-Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
 Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia thành
bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần:
+ Bước nhảy đột biến: là bước nhảy thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm
thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
Ví dụ: Phản ứng hạt nhân hay Uran 235 (U235 đạt đến khối lượng nhất định sẽ xảy
ra vụ nổ hạt nhân), rất nhanh và làm thay đổi chất của sự vật nhanh chóng.
+ Bước nhảy dần dần: là bước nhảy thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích dần
dần những nhân tố của chất mới với những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
Ví dụ: Q trình chuyển biển vượn người thành người diễn ra hàng vạn năm, hết
sức lâu dài.
 Lưu ý: Bước nhảy dần dần (là sự chuyển hoá dẫn dần sang chất mới) khác sự
thay đổi dẫn dẫn về lượng (tích luỹ liên tục về lượng, ví dụ như sự tích lũy tiền
gửi tiết kiệm) của sự vật.
 Căn cứ vào quy mô thực tiễn bước nhảy của sự vật có bước nhảy tồn bộ và bước
nhảy cục bộ:

2


+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ mặt, các yếu tố
cấu thành sự vật.
Ví dụ: khi thực hiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta đã thực hiện bước
nhảy toàn bộ trên tất cả các mặt đơi sống kinh tế-chính trị - xã hội - văn hoá - đạo dúc.
v.v...
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật.

Ví dụ: Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đang hàng ngày,
hàng giờ làm thay đổi từng mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
=>Cách thức phát triển của sự vật, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật
tạo thành độ của sự vật. Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì
xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách
thức phát triển của sự vật. Nói khác đi, sự vật vận động, phát triển bằng cách thức tử tử
tích lũy về lượng rối lại nhảy vọt về chất (đứt đoạn trong liên tục). Quá trình này diễn
ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi, phát triển.

2 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG.
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại, chỉ rõ: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai
mặt chất và lượng, hai mặt đó khơng tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng.
Ph. Ăngghen đã viết: “... trong giới tự nhiên thì những sự biến đổi về chất - xảy
ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do
thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”1
1. Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:
Sự thay đổi về lượng và chất của sự vật diễn ra cùng sự vận động và phát triển
của sự vật, những thay đổi có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi về lượng của sự

1 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn t p,
ậ t. 20, Nxb Chính tr quốốc

gia, Hà Nội, 2004, tr. 511.

2



vật ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự
vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.
Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định-độ, thì chất cũ
sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Vì vậy trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng
vẫn cịn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đỏi về lượng, sự
thay đổi về lượng khi đạt tới điểm mút, với điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra
đời của chất mới.
Ph. Ăngghen:” Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định,
sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”2.
=>Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về
lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm
nút của quá trình ấy khơng cố định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác
động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.
2. Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng:
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy
thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật.
+ Chẳng hạn, khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức cũng là
thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Trình độ văn hóa của sinh
viên cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mơ và trình độ tri
thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống như vậy, khi nước từ trạng thái
lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở
trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng,
tính chất hồ tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi, ...
=>Như vậy, khơng chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.

2 C.Mác và Ph. Ănggen: Tồn t p,
ậ Nxb. Chính tr quốốc


gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.179.

2


Từ những điều trình bày trên có thể khái qt lại nội dung cơ bản của quy luật
chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như
sau:
Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự
thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về
chất của nó thơng qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự
thay đổi của đối tượng.

3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp
luận sau đây:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy
về lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn nóng cũng khơng được bảo thủ.
Bước nhảy làm cho chất mới ra đời. Nếu muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện q
trình tích lũy về lượng.
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu
khách quan của sự vận động sự vật, hiện tượng. Cần khắc phục hai biểu hiện; tư tưởng
nơn nóng ở chỗ khơng chú ý thỏa đáng đáng ự tíc lũy về lượng mà cho rằng sự phát
triển của sự vật và hiện tưởng chỉ là bước nhảy liên tục; ngược lại tư tưởng bảo thủ ở
chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng.
Thứ ba, sự tác động của quy luật này địi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa
học, quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có tính khách quan nhưng quy luật xã hội

chỉ diễn ra thông qua hoạt động ý thức cjuar con người. Do vậy khi thực hiện bước
nhảy phải tuân theo điều kiện khách quan nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ
quan.
Thứ tư, phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó phải biết lựa chọn

2


phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản
chất quy luật của chúng.
=>Vị trí của quy luật: Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch
ra cách thức của sự vận động và chỉ ra cách thức tính chất của sự phát triển.

PHẦN III:KẾT LUẬN
Như vậy, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và phát
triển của sự vật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.

1. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
1.1 Để có tri thức về đầy đủ sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất
của nó:
Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại
giữa sự vật đó với những sự vật khác, cũng như giữa các mặt, thuộc tính của sự vật đó.
Vì chỉ khi đó, mặt lượng và mặt chất của sự vật mới bộc lộ ra.
1.2 Ta phải tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí, vai
trị và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong
sự phát triển xã hội:
Ta phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về

chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng. Để xây
dựng chiến lược và sách lược cách mạng, ta phải xem xét tiến hóa và cách mạng trong
mối quan hệ biện chứng của chúng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ nãy sẽ giúp chúng ta
có cái nhìn nghiêm khắc với chủ ghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa tả
khuynh.

2


1.3 Ta phải kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời
sống xã hội:
Đổi mới là một q trình mang tính cách mạng. Ta cần phải thực hiện đổi mới
thành công trên tững lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra bước nhảy về chất ở đó.
Với sự thành cơng trên nhiều lĩnh vực, ta có cơ sở thực tế đổi mới thành cơng tồn
diện đất nước Việt Nam. Những bước nhảy trong q trình đổi mới hiện nay chỉ có thể
là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Do đó, bất kì sự nơn nóng, chủ
quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra những tổn thất lơn cho đất nước.

2. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Từ những nội dung đã được nêu trên chúng ta có thể vận dụng vào việc học tập
cho bản thân, ý thức của bản thân trong thực tiễn.
Trong hoạt động học tập sinh viên phải từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để
làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của
con người, ơng cha ta có câu “Có cơng mài sắc, có ngày nên kim”. Những việc làm vĩ
đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp, tích lũy từng ngày. Chính quy luật này
đã giúp ta tránh được những thói chủ quan trong học tập và hoạt động thực tiễn hằng
ngày.
Bên cạnh đấy ta có thể ứng dụng quy luật này trước tình hình dịch bệnh viêm
đường hô hấp kéo dài. Đây là mấu chốt lớn mà tất cả chúng ta đang thực hiện đẩy lùi
từng ngày. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích

lũy dần dần về lượng đến một thời hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về
chất và việc phòng chống bệnh đang diễn ra phức tạp khơng nằm ngồi điều đó. Để
điều chế được vaccin thì các đội ngũ bác sĩ khơng ngừng nổ lực, phấn đấu hết mình.
Như vậy thời gian để điều chế được gọi là độ, các cuộc thử nghiệm là các điểm nút và
khi vaccin thành công thì đó gọi là bước nhảy, bởi sự thành cơng về vaccin – bước
nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn tích lũy những cố gắng, nổ lực của các y bác sĩ
nói riêng và ý thức của mọi người dân nói chung.

2


2.1 Ý nghĩa trong thực tiễn:
2.1.1 Nâng cao kĩ năng mềm

Quy luật lượng – chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất phụ
thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó,
trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố
tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật đó. Cụ
thể, sự thành cơng của một sinh viên thì còn phụ thuộc vào các kĩ năng mềm trong
cuộc sống mà nhà trường không dạy chẳng hạn như nghệ thuật giao tiếp, kĩ năng
thuyết trình
2.1.2 Nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập và trung thực trong thi cử

Người có ý chí kiên định thực hiện việc học tập hằng ngày là người chiến
thắng. Bước nhảy trên con đường tiến tới khám phá tri thức tồn nhân loại có thực
hiện được hay khơng là do mọi người có nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập được
ngay từ bây giờ hay khơng. Khi chúng ta học tập tốt thì tiếp thu càng nhiều, tránh tình
trạng quay bài trong thi cử. Nếu khơng thì cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc, tức là
chất trong ta đã bị thay đổi đồng thời lượng mới cũng sẽ được hình thành nhưng sự
hình thành này lại theo chiều hướng xấu.

Bên cạnh đó ý nghĩ về sự thay đổi lượng chất trong thực tiễn mạng đến cho ta
không những chỉ áp dụng vào con đường học vấn mà còn đem lại sự rộng rãi kiến thức
cho tương lai, chẳng hạn như: Khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì hỗn cơng việc,
Tránh thói tự mãn; Siêng năng và nổ lực không ngừng, xây dựng kế hoạch học tập tốt.
=> Đây chính là cơ sở để góp phần vận dụng trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả
trong cơng việc nói chung và học tập nói riêng.
2.2 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài thành cơng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nhìn
nhận và đánh giá đúng đắn về trình độ, sự hiểu biết, từ đó phát huy được khả năng và
tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong học tập, tự học, tự nghiên cứu và rèn
luyện để nâng cao đời sống tốt đẹp hơn, tránh phải những rủi ro khi thực hiện một kế
hoạch nào đó.

2


=> Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác
định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

2


PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, t. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004, tr. 511.
2. C.Mác và Ph. Ănggen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994,
t.20, tr.179.
3. Giáo trình triết học Mác – Leenin, Hà Nội, 2019.
4. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Leenin – Bộ giáo
dục đào tạo. Nxb chính trị quốc gia, năm 2019.

5. Và một số tài liệu khác.

2



×