Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích tính hệ thống của những nguyên tắc cơ bản từ góc nhìn về vụ việc nicaragua kiện mỹ (CPQT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.96 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*********

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: Công pháp quốc tế
Đề tài: Phân tích tính hệ thống của những nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế thông qua vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986?

Họ và tên sinh viên:
MSSV:
Lớp:
Hà Nội, 05/2022


I. Cuộc tranh chấp giữa Nicaragua và Hoa Kỳ:
Cộng hòa Nicaragua kiện Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1986) là một vụ

án

Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ) tun rằng Hoa Kỳ đã vi phạm luật quốc tế bằng
việc ủng hộ nhóm Contras trong việc chống lại Mặt trận Sandino và bởi thả thủy
lôi vào cảng của Nicaragua. Nicaragua đã cáo buộc Hoa Kỳ qua việc tuyển chọn,
đào tạo, trang bị, tài trợ, cung cấp và đồng thời khích lệ, ủng hộ, giúp đỡ và chỉ
đạo các hoạt động quân sự và bán quân sự trong và chống lại Nicaragua, đã vi
phạm nghĩa vụ hiệp ước với Nicaragua theo Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương
Liên Hợp Quốc; Điều 18 và 20 của Hiến chương của Tổ chức các quốc cua châu
Mỹ; Điều 8 của Công ước về Quyền và Nghĩa vụ của các Quốc gia; Điều I, thứ
ba, của Công ước về Quyền và Nghĩa vục của các Quốc gia trong trường hợp Nội
chiến.
Điều này bắt nguồn từ các chính sách can thiệp thường xuyên của Hoa Kỳ đối với


khu vực Trung Mỹ, đặc biệt là sự can thiệp can thiệp chống cộng sản trong thời
kỳ Chiến tranh Lạnh theo học thuyết Reagan (học thuyết với mục tiêu xóa bỏ chủ
nghĩa cộng sản và chấm dứt Chiến tranh Lạnh) → thông qua Cơ quan tình báo
Trung ương Hoa Kỳ (CIA), Hoa Kỳ đã xan thiệp một cách bất hợp pháp vào lãnh
thổ của Nicaragua nhằm lật đổ chính phủ mà Hoa Kỳ cho là không phù hợp.
Mỹ vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào các công việc nội bộ của Quốc gia
khác: qua việc huấn luyện, trang bị, tài trợ và cung cấp lực lượng contra hoặc
trong trường hợp khác khuyến khích, ủng hộ và viện trợ hoạt động quân sự và
bán quân sự trong và chống lại Nicaragua, đã hành động chống lại Cộng hòa
Nicaragua. Tòa cho rằng “theo luật pháp quốc tế, nếu một Quốc gia có ý định lật
đổ chính phủ của một Quốc gia khác, thì đã đủ để xem là một hành vi can thiệp
của một Quốc gia vào công việc nội bộ của Quốc gia khác, bất kể mục đích
chính trị của Quốc gia đó có chính đáng hay khơng.” ICJ khẳng định rằng luật
pháp quốc tế không cho phép một quyền can thiệp dựa trên sự khác biệt về thể
chế chính trị hay ý thức hệ: Mỹ không thể viện dẫn rằng Nicaragua là một chế độ
độc tài cơng sản tồn trị để can thiệp vào nước này.
Mỹ vi phạm nguyên tắc không được sử dụng vũ lực đối với Quốc gia khác.


Mỹ vi phạm nguyên tắc không được xâm phạm chủ quyền của Quốc gia khác các quốc gia bình đẳng về chủ quyền.
Như vậy, từ vụ kiện lịch sử năm 1986 ra Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ) của
Nacaragua đối với Hoa Kỳ, ta có thể thấy tính hệ thống của các nguyên tắc cơ
bản trong Luật quốc tế. Tính hệ thống trong Luật quốc tế có mối quan hệ tương
hỗ, biện chứng lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất, việc thực hiện đúng
nguyên tắc này là cở sở để thực hiện đúng cho các nguyên tắc kia, việc vi phạm
một trong các nguyên tắc đã được quy định sẽ dẫn đến hàng loạt các vi phạm các
nguyên tắc còn lại. Cuối cùng, Tòa án khẳng định rằng luật nhân đạo cũng đã bị
vi phạm, đáng chú ý là thông qua sự phân phát giữa các tài liệu hướng dẫn của
Cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ về chiến tranh tâm lý (Hoạt động tâm lý
trong chiến tranh du kích – Operaciones sicológicas en Guerra de guerrillas). Đây

được coi là sự vi phạm cơ bản các nguyên tắc nhân đạo trong bối cảnh chiến
tranh chống khủng bố. Ngồi ra, Hoa Kỳ cịn vi phạm ngun tắc khơng can thiệp
vào vấn đề nội bộ của quốc gia khác qua việc huấn luyện, trang bị, tài trợ và cung
cấp lực lượng contra hoặc trong trường hợp khác khuyến khích, ủng hộ và viện
trợ hoạt động quân sự và bán quân sự trong và chống lại Nicaragua.


Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Học phần: Công pháp quốc tế
-----------------------------Bài kiểm tra
Đề bài: Phân tích tính hệ thống của những nguyên tắc cơ bản Luật quốc tế qua sự
kiện Nicaragua kiện Mỹ.
Bài làm:
Sự kiện Cộng hòa Nicaragua kiện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1986 là một vụ án
Tòa án Cơng lý Quốc tế (ICJ). Theo đó, Mỹ đã can thiệp quân sự đầu tiên tại
Nicaragua từ năm 1909. Năm 1912, Mỹ đã cho quân đổ bộ vào chiếm đóng một
phần lãnh thổ của Nicaragua, thành lập các thủy quân lục chiến Mỹ và sau đó đã rút
khỏi đất nước này vào năm 1925 khi chính phủ ở đây đã thân Mỹ. Đến năm 1927,
một cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra do Sandino lãnh đạo chống lại quân Mỹ và
chính quyền Nicaragua lâm thời. Quân Mỹ đã quay trở lại Nicaragua vào năm 1929
để ủng hộ cho cuộc nổi dậy chống Sandino, dẫn tới sự chiếm đoạt quyền lực của
tướng Anastasio Somoza Garcia vào năm 1937. Chịu áp bức từ chế độ độc tài của
Somoza, phong trào cách mạng Sandino (FSLN) đã nổ ra và đưa FSLN lên nắm
quyền năm 1979. Sau khi giành được chính quyền ở Nicaragua, FSLN mở chiến
dịch giải phóng Honduras, El Salvador và Costa Rica. Mỹ từ lâu vẫn luôn chống
đối chủ nghĩa xã hội FSLN nên đã có những hành động như ủng hộ gia đình
Somoza, hỗ trợ các nhóm chống phá Sandino. Ngày 23/11/1981, Tổng thống Mỹ
Reagan ký Chỉ thị 17 trao quyền cho Cục tình báo trung ương (CIA) thành lập lực

lượng Contra để lật đổ chế độ Sandino ở Nicaragua, đồng thời viện trợ quân sự cho
Honduras và El Salvador. Đến ngày 09/04/1984, Nicaragua đã trình kiện Mỹ lên
tòa ICJ. Theo đó, ICJ đã ra phán quyết rằng Mỹ vi phạm chủ quyền của Nicaragua,
cản trở thương mại đường biển và vi phạm Hiệp ước thân thiện, thương mại và
hàng hải Mỹ – Nicaragua.
Vì những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mang tính hệ thống, biện chứng lẫn
nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nên việc vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến


việc vi phạm các nguyên tắc khác. Và, hành động của Mỹ đã cho thấy điều đó. Đầu
tiên Mỹ đã vi phạm nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực quy
định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc khi đưa quân đội vào chiếm
đóng Nicaragua từ năm 1909; tổ chức tuyển chọn, đào tạo, trang bị, tài trợ, cung
cấp và đồng thời khích lệ, ủng hộ, giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng Contra. Hành động
này của Mỹ đã gián tiếp can thiệp vào cơng việc nội bộ của Nicaragua – mâu thuẫn
chính trị giữa chính quyền hợp pháp và thế lực chống phá gây mất ổn định an ninh
quốc gia. Cho dù, Mỹ đã viện dẫn lý do cho hành động của mình là để bảo vệ lợi
ích của Hoa Kỳ thì hành động này vẫn vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế (quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc). Bởi cho dù
là tranh chấp thì Mỹ cũng cần tôn trọng chủ quyền của Nicaragua, thay vì áp dụng
các biện pháp vũ lực thì có thể ngoại giao, đàm phán, nhờ tới bên thứ ba hoặc sử
dụng thiết chế khác mà vẫn đảm bảo nguyên tắc Pacta sunt servanda - tận tâm,
thiện chí.
Như vậy, với tính hệ thống mà hành động quân sự và bán quân sự của Mỹ đã bị
Nicaragua kiện vì vi phạm hàng loạt các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế tại
Hiến chương và các Hiệp ước đã ký kết.


1. Tóm tắt vụ việc Nga và Ukraine:
- Ukraine vốn là một phần lãnh thổ của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga là

quốc gia thừa kế địa vị pháp lý của Liên Xô, cùng với 2 quốc gia khác là Belarus và
Ukraine. Trong khi Nga và Belarus vẫn giữ quan hệ chặt chẽ thì Ukraine dần tách
ra và ngả về phía Mỹ cùng Tây Âu.
- Trong khi 2 bên đang ngoại giao căng thẳng thì Mỹ lại “dang tay” với quốc gia
Đông Âu này. Tuy nhiên, vì sự ảnh hưởng của Nga nên các quốc gia phương Tây
chưa dám đưa Ukraine vào NATO. Đến năm 2021, Nga đưa ra tối hậu thư với
Ukraine và NATO về việc không được kết nạp Ukraine vào NATO, nhưng bị
NATO lờ đi.
- Ukraina triển khai chính sách đối ngoại thân phương Tây và gia nhập NATO
khiến không gian sinh tồn của Nga ngày càng bị thu hẹp và đe dọa đến sự tồn tại
của Nga với tư cách là một cường quốc. Từ đó 24-2-2022 Nga triển khai “ chiến
dịch quân sự đặc biệt” tại Ucraina trước những lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng
có ở các nước phương Tây.

2. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc
tế:
- Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc:
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ
hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với
những mục đích của Liên hợp quốc”.
- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong
Tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:
+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên


giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;
+ Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hòa giải;
+ Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;

+ Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba;
+ Khơng tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay
các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
+ Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê
đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
+ Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
- Tuy nhiên, nguyên tắc này có một số ngoại lệ:
1.Trường hợp có hành vi xâm lược hoặc đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế đã
được hội đồng bảo an Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp phi vũ trang những
không đạt được hiệu quả mong muốn, buộc phải dùng tới vũ trang.
2.Trường hợp quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể khi bị xâm
lược.

3. Đánh giá hành vi sử dụng vũ lực của Nga với Ukraine:
- Nga đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng và sử dụng vũ lực khi trực tiếp
tấn cơng pháo kích vào lãnh thổ Ucraina, gây nên thiệt hại ước tính đến ngày 25/3
là 953 dân thường thiệt mạng; 1557 người bị thương; 3780 tòa nhà dân cư bị hư hại
một phần và 651 tịa nhà dân cư bị phá hủy hồn tồn; 3,5 triệu người đã di tản
sang các nước châu Âu khác.Không chỉ dừng lại ở đấy,Nga còn đe dọa sử dụng vũ
khí hạt nhân ,thiết lập vùng cấm bay và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế
nặng nề nếu các nước trong khối quân sự NATO tiếp tục thực hiện hoạt động viện
trợ cho Ukraina. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến,Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc đã đưa ra nghị quyết lên án hành động tấn công của Nga vào
Ucraina và yêu cầu Nga quân ra rút khỏi lãnh thổ Ucraina nhưng nghị quyết trên đã


không được thông qua do Nga đã phủ quyết
- Hành vi sử dụng vũ lực của Nga nhằm vào Ukraine đã xâm phạm chủ quyền và
lợi ích, gây hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ và nhân dân Ukraine cũng như

ảnh hưởng tới toàn thế giới. Việc Nga tấn công Ukraine khiến cho đất nước này lâm
vào cảnh chiến tranh, người dân Ukraine phải vật lộn với đói nghèo, mất mát, cuộc
sống đảo lộn và nguy hiểm cận kề. Nếu tiếp diễn tình trạng này, người dân Tây Âu
và Mỹ sẽ phải đối diện với nguy cơ đói kém và lạnh khi mùa đông khắc nghiệt sẽ
tới trong khoảng 9 tháng nữa.
-Chiến dịch này khiến cho bầu khơng khí ngoại giao trên thế giới trở nên căng
thẳng đáng báo động. Vào thời điểm này, bất cứ một hành động q kích nào của
Nga hay NATO đều có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới.

Đối với vụ việc giữa Nga và Ucraina
Nội dung nguyên tắc
Điều 2(4) Hiến chương quy định “Các Quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử
dụng hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và
độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các Mục đích của Liên hợp
quốc. Theo quy định nêu trên thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm
khống chế, đe dọa tấn công, tấn công hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với
một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế. Việc Nga
sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đối với Ucraina là hành vi vi phạm luật
quốc tế.
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong
Tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:
Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên
giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;


Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hịa giải;• Cấm
các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;
Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba;
Khơng tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các

hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột
nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
Theo nguyên tắc này
Vụ việc giữa Nga và Ukraine theo đó nguyên nhân là do Ucraina triển khai chính
sách đối ngoại thân phương Tây và gia nhập NATO khiến không gian sinh tồn của
Nga ngày càng bị thu hẹp và đe dọa đến sự tồn tại của Nga với tư cách là một
cường quốc. Từ đó Nga triển khai “ chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ucraina trước
những lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng có ở các nước phương Tây.
Nga đang sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đối với Ukraine mà theo đó đã
vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trước hết là việc Nga sử dụng lực lượng
vũ trang để tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác nhằm mục đích xâm lược dài lâu
hoặc chiếm đóng trong một thời gian dài và ngăn cản việc Ukraine gia nhập Nato.
Đây là hành vi nghiêm trọng vi phạm các điều luật quốc tế và nguy hại cho quốc
gia cúng như chiến tranh.
Nga đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế theo nguyên tắc
này đó là hành vi mà các chủ thể luật quốc tế không nhằm tấn công xâm lược
nhưng gây sức ép và đe dọa các quốc gia khác và các hành vi này chứa các mầm
mống dẫn đến việc sử dụng vũ lực. ở vụ việc này Nga đã có những hành động đe
dọa đến Ukraina về mặt chính trị cũng như đe dọa sử dụng vũ lực và có các hành vi
tấn cơng biên giới của Ucraina. Đây là một trong những căn cứ để liên hợp quốc sử
dụng nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đối với Nga và có
những biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp phía Nga vẫn khơng dừng


lại hành động của mình
Như vậy trong vụ việc này, Các thành viên Hội đồng Bảo an đã kêu gọi hai bên
kiềm chế, tránh đưa tình hình vượt quá tầm kiểm sốt. Liên hợp quốc đã có hành
động cấm Nga sử dụng vũ lực đối với Ukraine theo nguyên tắc cấm dùng vũ lực và

đe dọa sử dụng vũ lực trước sự việc xung đột xảy ra giữa hai nước và đối với các
hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực của Nga đối với Ukraine nhằm
hạn chế chiến tranh và hướng đến các biện pháp hịa giải. Ngun tắc này có thể
được coi là một trong những công cụ để Liên hợp quốc hạn chế chiến tranh giữa
Nga và Ukraine.
1. Khái niệm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
a. Quy định:
Được quy định tại “Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan
hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp
Quốc”, ngày 24 tháng 10 năm 1970: “Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự
toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ
cách thức nào khác khơng phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc.”
Khoản 4, Điều 2, Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945: “Tất cả các quốc gia
thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính
trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của
Liên hợp quốc.”
Kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời, đã có một số sửa đổi về thuật ngữ, trong đó “hạn
chế” được đổi thành “từ bỏ”.
b. Nội dung chính:
- Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở những nội dung sau:
• Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên
giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác
• Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có tuyến hòa giải


• Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực
• Khơng cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba

• Khơng tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay
các hành vi khủng bố quốc gia khác
• Khơng tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê
đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác
• Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược
c. Ngoại lệ:
1. Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế (Điều 39 và điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc) điều 39 và điều 42
Chương VII trao cho Hội đồng Bảo an quyền lực gần như khơng có giới hạn về
việc xác định khi nào sử dụng vũ lực và biện pháp sử dụng vũ lực nào được sử
dụng.
2. Quyền tự vệ của quốc gia khi quốc gia đó bị tấn công vũ trang (Điều 51 Hiến
chương Liên Hợp Quốc) Các biện pháp vũ lực được sử dụng dể tự về phải thỏa
mãn điều kiện về tính cần thiết và tính tương xứng.
3. Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được dùng vũ lực để tự giải phóng
mình (Nội dung nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và tự quyết).
- Can thiệp nhân đạo (còn gây tranh cãi): Quốc gia này dùng vũ lực can thiệp vào
quốc gia khác nhằm mục đích loại trừ một thảm họa nhân đạo ở quốc gia đó.
- Sự đồng ý của quốc gia liên quan.
2. Phân tích tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản từ vụ Nicaragua kiện Mỹ
Qua vụ kiện ta có thể thấy Mỹ đã vi phạm vào một số quy tắc cơ bản của Luật
Quốc tế. Năm 1984, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã hành động, chống lại Cộng hòa
Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế không dùng vũ
lực chống lại Quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó,
khơng xâm phạm chủ quyền và khơng làm gián đoạn giao thương hàng hải thời
bình. Việc trang bị và huấn luyện quân Contra, hay thả thủy lôi vào lãnh hải của


Nicaragua, được coi là trái với nguyên tắc không can thiệp và cấm sử dụng vũ lực
theo khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.

Về việc Mỹ cho rằng Mỹ đang thực hiện quyền tự vệ tập thể, thay mặt cho El
Salvador là không đúng. Thứ nhất, Việc đối phó của Nicaragua với quân đối lập ở
El Salvador tuy có thể được coi là vi phạm nguyên tắc không can thiệp và cấm sử
dụng vũ lực, nhưng không phải là "một cuộc tấn công vũ trang", cho phép quyền tự
phòng vệ. Thứ hai, Hoa Kỳ rằng hành động nhằm mục đích phịng vệ cho El
Salvador khơng có căn cứ vì El Salvador chưa từng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ để
phòng vệ, Mỹ đã vi phạm Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945. Hoa Kỳ
đã vi phạm chủ quyền của Nicaragua, không chỉ thông qua các hành vi đã bị Tòa
kết luận là trái pháp luật, mà cịn bởi sự xâm phạm khơng phận trái phép. Và trong
phán quyết Tòa án còn khẳng định rằng luật nhân đạo cũng đã bị vi phạm. Đây
được coi là sự vi phạm cơ bản các nguyên tắc nhân đạo trong bối cảnh chiến tranh
chống khủng bố.
Nicaragua đưa ra cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Luật Quốc tế bằng việc:
-

Xâm phạm chủ quyền của Nicaragua: tấn công vũ trang chống lại Nicaragua

qua đường hàng không, đất liền và biển, xâm nhập vào lãnh hải của Nicaragua,
xâm nhập vào không phận của Nicaragua, nỗ lực trực tiếp hoặc gián tiếp để ép
buộc và đe dọa Chính phủ Nicaragua…
-

Sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực đối với Nicaragua: Nguyên tắc cấm sử dụng

vũ lực được công nhận là một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (quy phạm jus
cogens) có giá trị pháp lý cao nhất, vượt trên và không chấp nhận bất kỳ sự vi phạm
nào. Tóm lại, về mặt pháp lý, cộng đồng quốc tế đã xác lập và gia cố nguyên tắc
này bằng tất cả các biện pháp có thể để bảo đảm đây là một nguyên tắc cứng, bất
khả xâm phạm, không thể vượt qua trong luật pháp quốc tế.
Mỹ tấn công vào lãnh thổ Nicaragua trong khoảng thời gian 1983-1984 như là tấn

công vào Puerto Sandino, tấn công Corinto, căn cứ hải quân Potosi, đặt mìn, đặt
thủy lôi… Việc vi phạm nguyên tắc khơng dùng vũ lực cịn kéo theo việc Mỹ vi
phạm nguyên tắc “bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”, vi phạm trách nhiệm


của mình dưới điều XIX của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng Hải giữa
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và cộng hòa Nicaragua được ký tại Managua vào ngày 21
tháng 1 năm 1956. Đây là hành vi vi phạm vào nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực
hiện các cam kết quốc tế.
-

Can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua: Mỹ đào tạo vũ trang, cung

cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho nhóm Contras và hỗ trợ các hoạt động quân sự,
bán quân sự để chống lại Nicaragua. Tòa cho rằng “theo luật pháp quốc tế, nếu một
Quốc gia có ý định lật đổ chính phủ của một Quốc gia khác, thì đã đủ để xem là
một hành vi can thiệp của một Quốc gia vào công việc nội bộ của Quốc gia khác,
bất kể mục đích chính trị của Quốc gia đó có chính đáng hay khơng.”
-

Xâm phạm vào tự do biển cả và làm gián đoạn giao thương hàng hải hịa

bình: qua những vụ tấn cơng lãnh thổ Nicaragua được nói đến và qua việc tuyên bố
lệnh cấm vận chung với Nicaragua ngày 1 tháng 5 năm 1985, đã thực hiện những
hành vi nhằm tước đi mục đích của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải
giữa hai Bên ký tại Managua ngày 21 tháng 1 năm 1956.
-

Ngồi ra bên phía Mỹ cịn có hành động gây tổn hại đến công dân của


Nicaragua và đã vi phạm vào nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người.



×