Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích tính hệ thống của những nguyên tắc cơ bản từ góc nhìn về vụ việc nicaragua kiện mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.34 KB, 16 trang )

Khoa Luật
Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Bài Kiểm Tra
Môn: Công Pháp Quốc Tế
Sinh viên thực hiện:
Lớp: K65
Mã sinh viên:

Hà Nội, năm 2022


Tóm tắt vụ việc ngắn gọn: Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến
tranh ở Trung Mỹ vào những năm đầu thập kỷ 1980. Sau khi giành chính
quyền ở Nicaragua vào năm 1979, chế độ Sandinista mở chiến dịch giải
phóng Honduras, El Salvador và Costa Rica. Tổng thống Mỹ trao quyền cho
Cục tình báo trung ương (CIA) thành lập lực lượng đối lập Contras để lật đổ
chế độ Sandinista ở Nicaragua, đồng thời Mỹ viện trợ quân sự cho Honduras
và El Salvador, kích hoạt trạng thái tự vệ tập thể chống lại các động thái của
Nicaragua. Nhìn chung, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc xung đột này là
tàn dư để lại từ cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư
bản chủ nghĩa (Mỹ không muốn sự bành trướng và phát triển của chế độ
cộng sản tại các quốc gia Trung Mỹ, nên đã tìm cách chống phá, ngăn chặn
từ bên trong nội bộ nhà nước Nicaragua).
Các hành động vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia của Mỹ
Cơ quan CIA của Mỹ đã tuyên truyền cuốn sách có tựa đề Psychological
Operations in Guerrilla Warfare (Hoạt động tâm lý trong chiến tranh du kích) mục
đích đe dọa, hướng dẫn phương thức khủng bố ngầm và sử dụng hiệu ứng tuyên
truyền bạo lực để khơng ai dám ủng hộ Chính phủ Nicaragua. Mỹ lấy lý do vì
Nicaragua gây chiến sự xuyên biên giới El Salvador và một số nước khác, đe dọa
đến an toàn cho Mỹ để khởi động trạng thái tự vệ tập thể. Tuy nhiên lập luận này


đã bị Tòa quốc tế bác bỏ và Mỹ cũng chưa bao giờ thông báo cho Hội đồng Bảo an
LHQ về vấn đề tự vệ chính đáng, theo quy định tại Điều 51 của Hiến chương Liên
Hợp Quốc. Mỹ vi phạm chủ quyền của Nicaragua bằng việc tấn công vũ trang vào
Nicaragua bằng đường biển, đường bộ và đường không, sử dụng các biện pháp
trực tiếp và gián tiếp để cưỡng ép và đe dọa chính phủ Nicaragua; Mỹ đã tham gia
vào việc khai thác các cảng trong lãnh hải của Nicaragua . Hoạt động khai thác
được thực hiện bởi các tàu CIA chỉ đạo hoạt động từ vùng biển quốc tế, các đặc
nhiệm CIA đã cho nổ đường ống dẫn dầu duy nhất của Nicaragua Hoa Kỳ cũng
trực tiếp tham gia vào một hoạt động phá hoại quy mô lớn nhắm vào các cơ sở lưu
trữ dầu của Nicaragua. Mỹ đã vi phạm công pháp quốc tế trong việc không được
sử dụng vũ lực chống lại nước khác, không được can thiệp vào công việc nội bộ
của nước khác, không được cản trở thương mại đường biển hịa bình.
=> Các hành vi của Mỹ có vi phạm ngun tắc khơng ? Có can thiệp vào công
việc nội bộ của Nicaragoa? Can thiệp trực tiếp hay gián tiếp?
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Mỹ đã vi phạm nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác. Thứ nhất, với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền,
Nicaragua là quốc gia có chủ quyền hồn tồn, đầy đủ, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập


chính trị và tự do lựa chọn chế độ chính trị. Việc Mỹ đặt mìn trong vùng nước của
Nicaragua nhằm ngăn chặn việc ra vào các cảng của quốc gia đó là vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Nicaragua cũng như làm ảnh hưởng tới quyền tự do
qua lại và tự do thương mại hàng hải. Và các hành động trợ giúp lực lượng contras
tấn công trực tiếp các cảng, các cơng trình, thiết bị dầu khí, các chuyến bay không
được phép trên lãnh thổ Nicaragua đã vi phạm không chỉ nguyên tắc cấm sử dụng
vũ lực mà còn cả ng tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Thứ hai, với nguyên tắc
không can thiệp vào công việc nội bộ, Tịa đã chứng minh rằng chính phủ Mỹ đã
có những hành vi tác động ủng hộ các hành động quân sự và bán quân sự của lực
lượng contras dưới dạng trợ giúp tài chính, huấn luyện, cung cấp vũ khí, tin tức và

hậu cần. Với mục đích lật đổ chính quyền Sandinista và dựng lên một chính quyền
thân Mỹ khác cũng giống như việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác, bất kể mục tiêu chính trị của quốc gia ủng hộ trên như thế nào. Mỹ đã can
thiệp một cách gián tiếp vào các biện pháp quân sự cụ thể là các hoạt động quân sự
và bán quân sự, cấm vận về kinh tế để giúp đỡ các phần tử chống phá, khủng bố
gây mất trật tự, ổn định chính trị, dân sinh, xã hội trên lãnh thổ của Nicaragua
nhằm lật đổ và chống chính quyền Nicaragua.
** Những nguyên tắc cơ bản gắn liền với vụ việc Nicaragua và Hoa Kỳ
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: Hoa Kỳ đã vi phạm chủ
quyền của Nicaragua, không chỉ thông qua các hành vi đã bị Tòa kết luận là trái
pháp luật, mà cịn bởi sự xâm phạm khơng phận trái phép và không tôn trọng chủ
quyền của Nicaragua bởi hành vi Hải quân Mỹ đổ bộ vào Nicaragua tại cảng
Corinto, chiếm giữ León và đường ray đi đến Granada; đồng thời quân chiếm đóng
này cũng lập ra chính quyền thân Mỹ. Nicaragua là quốc gia có chủ quyền hồn
tồn, đầy đủ, tồn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và tự do lựa chọn chế độ chính trị.
Việc Mỹ đặt mìn trong vùng nước của Nicaragua nhằm ngăn chặn việc ra vào các
cảng của quốc gia đó là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Nicaragua cũng như
làm ảnh hưởng tới quyền tự do qua lại và tự do thương mại hàng hải. Và các hành
động trợ giúp lực lượng contras tấn cơng trực tiếp các cảng, các cơng trình, thiết bị
dầu khí, các chuyến bay khơng được phép trên lãnh thổ Nicaragua đã vi phạm
không chỉ nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực mà cịn cả ng tắc tơn trọng chủ quyền
quốc gia. Qua đây cũng có thể xác định Hoa Kỳ đã vi phạm ngun tắc bình đẳng,
tơn trọng chủ quyền giữa các quốc gia.
2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực: Nguyên tắc này là một
trong 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, tuy nhiên nó vẫn có những ngoại lệ;
chẳng hạn như: quyền tự vệ chính đáng (quyền này được thể hiện trong Nghị quyết


2625 cũng như Điều 51 của Hiến chương). Tuy nhiên quyền này chỉ được thực
hiện khi đã có một cuộc xâm lược vũ trang thực sự. Ngồi ra cũng khơng có quy

tắc nào cho phép sử dụng quyền tự vệ chính đáng mà khơng có sự u cầu từ chính
nước nạn nhân trong một cuộc xâm lược vũ trang. Chính vì vậy mà hành vi Hải
quân Mỹ đổ bộ vào Nicaragua tại cảng Corinto, chiếm giữ León và đường ray đi
đến Granada; đồng thời quân chiếm đóng này cũng lập ra chính quyền thân Mỹ và
hành vi đặt mìn năm 1984 là một sự vi phạm nguyên tắc này từ phía Hoa Kỳ. Hoa
Kỳ chỉ có thể viện dẫn quyền tập quán tự vệ chính đáng tập thể khi và chỉ khi
Nicaragua tổ chức một cuộc tấn công xâm lược chống lại En Xanvađo, Ơnđurat và
Cơxta Rica mà các quốc gia này phải kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Vậy lập luận
Hoa Kỳ đưa ra rằng Hoa Kỳ chỉ đang thực hiện quyền tự vệ chính đáng tập thể là
khơng có căn cứ; đồng nghĩa với đó, Hoa Kỳ đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng
vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ
lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hậu quả tất yếu của ngun
tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, bởi lẽ đó mà Hoa Kỳ cũng đã vi phạm
ngun tắc hịa bình khi giải quyết tranh chấp quốc tế. Trái ngược với Hoa Kỳ thì
Nicaragua đã có cư xử đúng với ngun tắc này khi đã cố gắng giải quyết các tranh
chấp quốc tế dựa trên sự hịa bình, từ đó cũng tránh vi phạm nguyên tắc cấm sử
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: Nguyên tắc
này không cho phép can thiệp vào các lĩnh vực mà chủ quyền các quốc gia cho
phép họ được tự do quyết định. Năm 1909: Tổng thống Hoa Kỳ (William Howard
Taft- tổng thống thứ 27 của Hoa Kỳ) can thiệp quân sự lần đầu vào Nicaragua
nhằm lật đổ tổng thống Nicaragua (José Santos Zelaya); Hiệp ước BryanChamorro trao quyền cai quản kênh đào vĩnh viễn tại Nicaragua cho Hoa Kỳ; đây
là số ít trong những hành vi Hoa Kỳ sử dụng vũ trang để can thiệp vào công việc
nội bộ của Nicaragua. Hoa Kỳ sử dụng hiệp ước để ngăn không cho bất kỳ ai xây
dựng một kênh đào cạnh tranh tại Nicaragua mà khơng có sự cho phép của Hoa Kỳ
trong khi đây là công việc dựa trên sự quyết định nội bộ của Nicaragua. Tịa đã
chứng minh rằng chính phủ Mỹ đã có những hành vi tác động ủng hộ các hành
động quân sự và bán quân sự của lực lượng contras dưới dạng trợ giúp tài chính,
huấn luyện, cung cấp vũ khí, tin tức và hậu cần. Với mục đích lật đổ chính quyền
Sandinista và dựng lên một chính quyền thân Mỹ khác cũng giống như việc can

thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, bất kể mục tiêu chính trị của quốc
gia ủng hộ trên như thế nào. Từ những lập luận nêu trên có thể nhận định rằng Hoa


kỳ đã vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
của Luật quốc tế.
4. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda):
Đối với Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và hàng hải (FCN), không thể xem như tất
cả các hành vi đi ngược lại với tiêu chí và mục đích của một hiệp ước “thân thiện”ví dụ như các hành vi mà về mức độ nào đó là hồn tồn “khơng thân thiện”- là lập
tức vi phạm hiệp ước này. Thay vào đó, hành vi khơng thân thiện chỉ được xem là
vi phạm hiệp ước này khi chúng liên quan đến những vấn đề cụ thể được quy định
trong đó. Trong trường hợp hiện tại, các hoạt động của Hoa Kỳ là trái với tinh thần
của hiệp ước và các điều khoản cụ thể, ví dụ như thông qua các cuộc tấn công trực
tiếp, phá hoại cảng biển,....Do đó cũng có thể xem xét và coi đây là vi phạm
nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế của Hoa Kỳ.


Đề bài: Phân tích tính hệ thống của những nguyên tắc cơ bản từ góc nhìn về vụ việc
Nicaragua kiện Mỹ.
1) Tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có mối quan hệ rất mật thiết với nhau trong một
chỉnh thể thống nhất. Chính bởi vì tính hệ thống như vậy nên nếu việc tôn trọng hay phá
vỡ một nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ các nguyên tắc
còn lại.
● Ví dụ với nguyên tắc cơ sở như là nguyên tắc “ bình đẳng chủ quyền giữa các
quốc gia”. Đây là nguyên tắc nền tảng cho các chủ thể Luật Quốc tế thực hiện các
ngun tắc khác: hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau… Nếu như vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
giữa các quốc gia thì có thể cịn vi phạm thêm cả ngun tắc hịa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực…

Do đó mà việc tuân thủ triệt để một nguyên tắc trong những nguyên tắc cơ bản là điều
vơ cùng quan trọng, nó tác động rất lớn đến việc thực hiện một loạt các nguyên tắc cịn
lại của Luật Quốc tế.
2) Đánh giá dưới góc nhìn vụ việc Nicaragua kiện Mỹ
Năm 1986, Tịa án Cơng lý Quốc tế đã ra một phán quyết vô cùng quan trọng, có thể nói
là gây chấn động cho cộng đồng quốc tế. Tịa đã tun bố Mỹ thất bại hồn toàn trong
vụ kiện với Nicaragua. Đây là một phán quyết mang tính lịch sử vì nó đã góp phần vào sự
phát triển của Luật Quốc tế và cả quan hệ quốc tế. Đồng thời vụ kiện này cũng cho thấy
được tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản Luật Quốc tế.
Tóm tắt về vụ kiện này thì Nicaragua là ngun đơn đã kiện Mỹ vì đã có hành động can
thiệp và ủng hộ nhóm Contras trong việc chống lại Mặt trận Sandino và thả thủy lôi vào
cảng của Nicaragua.
Nicaragua đưa ra cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Luật Quốc tế bằng việc:
● Xâm phạm chủ quyền của Nicaragua: tấn công vũ trang chống lại Nicaragua qua
đường hàng không, đất liền và biển, xâm nhập vào lãnh hải của Nicaragua, xâm
nhập vào không phận của Nicaragua, nỗ lực trực tiếp hoặc gián tiếp để ép buộc và
đe dọa Chính phủ Nicaragua…
● Sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực chống lại Nicaragua
● Can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua
● Xâm phạm vào tự do biển cả và làm gián đoạn giao thương hàng hải hòa bình
● Giết hại, làm thương và bắt cóc cơng dân của Nicaragua.


Như vậy thì có thể thấy chỉ bằng việc quốc gia này can thiệp vào nội bộ của quốc gia
khác đã kéo theo rất nhiều các vi phạm khác của Luật Quốc tế.
Việc Mỹ đào tạo vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho nhóm Contras và hỗ
trợ các hoạt động quân sự, bán quân sự để chống lại Nicaragua là đã vi phạm vào
nguyên tắc “ không can thiệp vào nội bộ của nhau” của các quốc gia. Việc này cũng đã
khuyến khích nhóm Contras thực hiện các hành vi vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật
Nhân đạo.

Mỹ cịn tấn cơng vào lãnh thổ Nicaragua trong khoảng thời gian 1983-1984 như là tấn
công vào Puerto Sandino, tấn công Corinto, căn cứ hải quân Potosi, đặt mìn, đặt thủy
lơi….là đã vi phạm vào ngun tắc “ không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực”. Việc vi
phạm ngun tắc khơng dùng vũ lực cịn kéo theo việc Mỹ vi phạm nguyên tắc “bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”
Việc sử dụng vũ lực và đặt thủy lơi như vậy thì Mỹ cịn vi phạm trách nhiệm của mình
dưới điều XIX của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng Hải giữa Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và cộng hòa Nicaragua được ký tại Managua vào ngày 21 tháng 1 năm 1956. Và
Tòa cũng nhận định rằng việc thả thủy lôi vào vùng biển của Quốc gia khác mà khơng có
cảnh cáo hay thơng báo khơng chỉ là bất hợp pháp mà còn đi ngược lại với nguyên tắc
luật nhân đạo của Công ước Den Haag VIII năm 1907. Đây có thể xem là hành động vi
phạm vào nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
Như vậy từ vấn đề là Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của Nicaragua và sử dụng các hành
động vũ lực mà dẫn đến những vi phạm các nguyên tắc khác. Mỹ đã vi phạm các nguyên
tắc cơ bản của Luật Quốc tế là:
● Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
● Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
● Nguyên tắc không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
● Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau
Việc Nicaragua kiện Mỹ có ý nghĩa lịch sử rất lớn trong việc xem xét và phát triển các
nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế và điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Đồng thời nó
cũng cho thấy được tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản này. Do đó mà các quốc gia
cần phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ một cách triệt để các ngun tắc này. Vì rất có
thể chỉ từ một nguyên tắc vi phạm sẽ kéo theo các nguyên tắc khác cũng bị vi phạm.


I. Tóm tắt sơ lược về tồn bộ vụ viện giữa Nicaragua và Hoa Kỳ 1986.
Cộng hòa Nicaragua kiện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1986) là một trường hợp mà
tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp Quốc tế khi
hỗ trợ Contras của họ trong cuộc nổi dậy chống lại Sandinistan và bằng cách khai

thác các bến cảng của Nicaragua, chống lại Hoa Kỳ với việc trao các khoản bồi
thường cho Nicaragua.
Trong phán quyết của mình, Tịa án cho thấy Hoa Kỳ “vi phạm nghĩa vụ của mình
theo luật tục Quốc tế là không sử dụng vũ lực chống lại Quốc gia khác”, “khơng
can thiệp vào cơng việc của mình”, “khơng làm gián đoạn thương mại hàng hải hịa
bình” và “vi phạm nghĩa vụ của mình theo điều XIX của Hiệp ước Hữu nghị,
Thương mại và Hàng hải giữa các bên được ký kết tại Managua ngày 21 tháng 1
năm 1956”. Trong tuyên bố 9, Tòa án tuyên bố rằng trong khi Hoa Kỳ khuyến
khích hành vi vi phạm nhân quyền của Contras bằng hướng dẫn có tựa đề Hoạt
động Tâm lý trong Chiến tranh Du kích.
Hoa Kỳ từ chối tham gia tố tụng, cho rằng ICJ thiếu thẩm quyền xét xử vụ việc Mỹ
cũng chặn việc thực thi phán quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và do đó
ngăn Nicaragua không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Nicaragua, dưới sự
điều hành của chính phủ Violeta Chamorro sau FSLN đã rút đơn kiện khỏi tòa án
vào tháng 9 năm 1992 sau khi bãi bỏ luật yêu cầu quốc gia này địi bồi thường.
II. Đánh giá dưới góc nhìn vụ việc Nicaragua kiện Mỹ.
Thơng qua phán quyết của Tịa án, chúng ta có thể thấy những nguyên tắc tồn tại
không đơn lẻ mà theo một hệ thống. Mỹ đã vi phạm 5/7 nguyên tắc cơ bản của
Luật Quốc Tế được chứng minh qua các cáo buộc của Nicaragua về các hành động
của Mỹ.
 Mỹ tấn công vũ trang và đe dọa Chính phủ Nicaragua.


 Sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực chống lại Nicaragua.
 Can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua.
 Xâm phạm tự do biển cả, làm giá đoạn giao thương hàng hải hịa bình.
 Giết hại, làm thương và bắt cóc cơng dân của Nicaragua.
Việc vi phạm hay tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc này đã tác động rất lớn đến
việc thực hiện một loạt các nguyên tắc còn lại của Luật Quốc tế. Nicaragua đã
giành thắng lợi nhưng sau đó Mỹ liên tục tìm cách phá phán quyết của ICJ. Có thể

thấy Mỹ đã vi phạm vào hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế - Những
tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc
chung:
 Vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau.
 Vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ khí hoặc đe dọa bằng vũ lực.
 Vi phạm nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hịa bình.
Tóm lại, các ngun tắc cơ bản vẫn luôn là một trong những yếu tố qua trọng để
các quốc gia dựa vào. Từ đó có các hành vi ứng xử phù hợp với nhau. Đó là các
nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà khơng có sự phân biệt về tính chất,
hình thức hay ưu thế của mỗi quốc gia khi thiết lập quan hệ Quốc tế giữa những
chủ thể với nhau.



1.

Thế nào là tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản ?

Tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản là của Luật quốc tế có mối quan hệ mật
thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện ở chỗ: việc tôn trọng hay
phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tn thủ ngun tắc
khác.
Ví dụ như: Ngun tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên tắc nền
tảng để trên cơ sở đó các chủ thể Luật quốc tế thực hiện các ngun tắc khác như:
hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau… Việc vi phạm hay tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc này sẽ tác động
rất lớn đến việc thực hiện một loạt các nguyên tắc cịn lại của Luật quốc tế.
2.

Tính hệ thống trong vụ Nicaragua kiện Mỹ


a.

Bối cảnh tranh chấp

Dưới góc nhìn của Nicaragua với vai trò là bên đưa đơn khởi kiện hay nguyên đơn,
bối cảnh tranh chấp được cho là bắt nguồn từ các chính sách can thiệp thường
xuyên của Hoa Kỳ đối với khu vực Trung Mỹ, đặc biệt là sự can thiệp chống cộng
sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, theo như “Học thuyết Reagan”. Theo
Nicaragua, thông qua Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), Hoa Kỳ đã can
thiệp một cách bất hợp pháp vào lãnh thổ của Nicaragua nhằm lật đổ chính phủ mà
Hoa Kỳ cho là khơng phù hợp.
Về phía Hoa Kỳ với tư cách là bị đơn, tranh chấp bắt nguồn từ sự bành trướng của
chủ nghĩa cộng sản tại Trung Mỹ đã làm các chính phủ đồng minh của Mỹ lâm vào
tình trạng bất ổn bằng các hành động lật đổ và can thiệp. Chính sách can thiệp lâu
đời tại Trung Mỹ thực chất chỉ với mục đích bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, cơng dân
Hoa Kỳ và bảo vệ các chính quyền thân thiện với Hoa mà trọng tâm là bảo vệ thế
giới tự do khỏi sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Đồng thời, Hoa Kỳ lập
luận rằng chính Nicaragua đã can thiệp bằng vũ lực ở El Salvador thông qua các
cuộc tấn công xuyên biên giới với mục đích cung cấp hỗ trợ cho phiến quân cộng
sản hoạt động tại quốc gia này. Trong điều trần của mình, Mỹ cho rằng Mỹ đang
thực hiện quyền tự vệ tập thể , thay mặt cho El Salvador.
b.

Nội dung

Qua vụ kiện ta có thể thấy Mỹ đã vi phạm vào một số quy tắc cơ bản của Luật
Quốc tế. Qua việc thả ngư lôi vào nội thủy hay lãnh hải của Cộng hòa Nicaragua
trong những tháng đầu năm 1984, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã hành động, chống



lại Cộng hịa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế
không dùng vũ lực chống lại Quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nước đó, khơng xâm phạm chủ quyền và khơng làm gián đoạn giao thương
hàng hải thời bình. Việc trang bị và huấn luyện quân Contra, hay thả thủy lôi vào
lãnh hải của Nicaragua, được coi là trái với nguyên tắc không can thiệp và cấm sử
dụng vũ lực theo khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945. Về việc
Mỹ cho rằng Mỹ đang thực hiện quyền tự vệ tập thể (collective self-defence), thay
mặt cho El Salvador là khơng đúng.
-Thứ nhất, Việc đối phó của Nicaragua với quân đối lập ở El Salvador tuy có thể
được coi là vi phạm nguyên tắc không can thiệp và cấm sử dụng vũ lực, nhưng
không phải là "một cuộc tấn cơng vũ trang", cho phép quyền tự phịng vệ.
-Thứ hai, Mỹ rằng hành động nhằm mục đích phịng vệ cho El Salvador khơng có
căn cứ vì El Salvador chưa từng đề nghị Mỹ hỗ trợ để phòng vệ, Mỹ đã vi phạm
Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Nicaragua, không chỉ thông qua các hành vi đã bị
Tòa kết luận là trái pháp luật, mà cịn bởi sự xâm phạm khơng phận trái phép. Và
trong phán quyết Tòa án còn khẳng định rằng luật nhân đạo cũng đã bị vi phạm
(Giết hại, làm thương và bắt cóc cơng dân của Nicaragua) đáng chú ý là thông qua
sự phân phát giữa các tài liệu hướng dẫn của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ về
chiến tranh tâm lý (Hoạt động tâm lý trong chiến tranh du kích ). Đây được coi là
sự vi phạm cơ bản các nguyên tắc nhân đạo trong bối cảnh chiến tranh chống
khủng bố.
Qua phân tích trên ta có thể thấy rằng Hoa Kỳ đa vi phạm 5/7 nguyên tắc cơ bản
của Luật quốc tế được chứng minh thông qua cáo buộc của Nicaragua.
1. Xâm phạm chủ quyền của Nicaragua bằng việc: tấn công vũ trang qua đường
hàng không, đất liền, và biển; xâm nhập vào lãnh hải ; xâm nhập vào không phận ;
nỗ lực trực tiếp hoặc gián tiếp để ép buộc và đe dọa Chính phủ Nicaragua.
2. Sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực chống lại Nicaragua.
3.Giết hại, làm thương và bắt cóc cơng dân của Nicaragua .

4. Xâm phạm vào tự do biển cả và làm gián đoạn giao thương hàng hải hòa bình.
5. Can thiệp vào cơng việc nội bộ của Nicaragua.


Như vậy có thể thấy hành động cả Hoa Kỳ đã vi phạm vào tính hệ thống theo đó
làm anhe hưởng kéo theo nhiều sai phạm của các nguyên tắc cơ bản khác. Đầu tiên
Mỹ đã vi phạm “nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” quy
định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc khi đưa quân đội vào chiếm
đóng Nicaragua từ năm 1909; tổ chức tuyển chọn, đào tạo, trang bị, tài trợ, cung
cấp và đồng thời khích lệ, ủng hộ, giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng Contra. Hành động
này của Mỹ đã gián tiếp “can thiệp vào công việc nội bộ” của Nicaragua – mâu
thuẫn chính trị giữa chính quyền hợp pháp và thế lực chống phá gây mất ổn định
an ninh quốc gia. Cho dù, Mỹ đã viện dẫn lý do cho hành động của mình là để bảo
vệ lợi ích của Hoa Kỳ thì hành động này vẫn vi phạm “ngun tắc hịa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế” (quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc). Bởi
cho dù là tranh chấp thì Mỹ cũng cần tơn trọng chủ quyền của Nicaragua, thay vì
áp dụng các biện pháp vũ lực thì có thể ngoại giao, đàm phán…mà vẫn đảm bảo
nguyên tắc Pacta sunt servanda - tận tâm, thiện chí.
Nói tóm lại việc Nicaragua kiện Mỹ có ý nghĩa lịch sử rất lớn trong việc xem xét
và phát triển các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế và điều chỉnh các quan hệ
quốc tế. Đồng thời nó cũng cho thấy được tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản
này. Do đó mà các quốc gia cần phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ một cách
triệt để các ngun tắc này. Vì rất có thể chỉ từ một nguyên tắc vi phạm thôi đã kéo
theo các nguyên tắc khác cũng bị vi phạm.


Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh
chấp quốc tế và là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ
thể luật quốc tế. Đây còn là nền tảng pháp lý cho tất cả các quốc gia, dân tộc, các
thực thể khác của luật quốc tế tuân thủ và thực hiện pháp luật quốc tế một cách

hiệu quả nhất. Luật quốc tế bao gồm 8 nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc này đều
được tồn tại dưới dạng quy phạm jus cogens, được ghi nhận trong các Điều ước
quốc tế và Tập quán quốc tế. Các nguyên tắc chung đều mang tính mệnh lệnh
chung, bao trùm và phổ cập do đó khơng một quốc gia nào nằm ngồi những
ngun tắc chung đó.
Trong vụ Nicaragua kiện Mỹ, có thể thấy Mỹ đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế. Tòa án công lý thế giới ICJ đã giải quyết vụ việc này và nó đã trở
thành một trong những án lệ nổi tiếng.
Nicaragua đã trình đơn kiện Mỹ trong bối cảnh Mỹ vi phạm các nguyên tắc cơ bản
sau:
Thứ nhất, Mỹ đã vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ
lực.
Theo Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: Tất cả các quốc gia thành
viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị
của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của
Liên hợp quốc. Yêu cầu từ bỏ sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế thể hiện sự mạnh tay, dứt khoát và triệt để của Liên hợp quốc. Tuy
nhiên, trong quan hệ giữa Mỹ và Nicaragua, Mỹ đã sử dụng vũ lực đối với
Nicaragua cụ thể qua các cuộc tấn công:
-

Vụ tấn công Puerto Sandino ngày 13/9 và ngày 14/10/1986

-

Vụ tấn công Corinto 10/10/1983

-


Vụ tấn công căn cứ Hải quân Potosi ngày 4,5/1/1984

-

Vụ tấn công vào San Juan del Sur ngày 7/3/1984

-

Tấn công vào tàu tuần tra ở Puerto Sandino ngày 28, 30/3/1984.

Các cuộc tấn công vũ trang trên của Mỹ vào Nicaragua đã vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Ngoài ra, Mỹ đã đưa ra
ý kiến cho rằng hành động của nước này là hành động tự về tập thể khi lợi dụng


tình hình liên quan đến El Salvador. Tuy nhiên ý kiến này đã bị tịa án cơng lý bác
bỏ. Bởi lẽ trong cuộc chiến tranh Nicaragua và El Salvador, El Salvador chưa từng
ra tuyên bố mình là nạn nhân của một cuộc chiến tranh vũ trang, đồng nghĩa với
việc nước này không cần đến sự trợ giúp vũ trang từ Mỹ. Hơn thế nữa, hành động
tự vệ tập thể của Mỹ không được diễn ra tức thời và chưa từng được thông báo với
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc: Những
biện pháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ
chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh
hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo an).
Thứ hai, Mỹ vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Điều này được thể hiện ở việc Mỹ hỗ trợ vũ khí, tài chính cho nhóm contras, tiềm
lực qn sự của nhóm này phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ. Thực chất hoạt động
của nhóm contras hồn tồn thuộc quyền xử lý của nội bộ Nicaragua. Mỹ can thiệp
vào vấn đề chính trị và quân sự, can thiệp nội bộ của nước này.
Thứ ba, Mỹ vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia khác.

Mỹ đã xâm phạm không phận của Nicaragua và thả thủy lôi vào vùng nội thủy và
lãnh hải của nước này. Điều này đã xâm phạm sâu sắc đến chủ quyền trên không
và trên biển của Nicaragua.
Thứ tư, vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. Mỹ và
Nicaragua đã ký Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và hàng hải năm 1956. Tuy
nhiên, Mỹ bất ngờ thả thủy lơi vào vùng biển của Nicaragua mà khơng có thông
báo trước đã thể hiện việc không tận tâm thực hiện một cam kết quốc tế mà mình
đã ký kết.
Thứ năm, Mỹ vi phạm nguyên tắc tôn trọng quyền cơ bản của con người. Mỹ hỗ
trợ tài chính và vũ khí cho contras hay chính là tiếp tay cho các hành động vi phạm
nhân quyền. Lực lượng contras chống lại chính quyền Nicaragua và có hàng loạt
các hành vi vi phạm nhân quyền, sử dụng các chiến thuật khủng bố (hơn 1300 vụ
khủng bố) gây nên rất nhiều tổn thương về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nhân quyền.
Mỹ đã vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong quan hệ giữa Mỹ và
Nicaragua. Nicaragua đã kiện Mỹ ra tồ án cơng lý quốc tế đòi được bồi thường.
Các phán quyết của tòa án đều được công chúng công nhận và tán thành.
Ta thấy, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia đều hợp tác dựa trên cơ sở pháp lý là
các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế. Các nguyên tắc chung của luật quốc tế


luôn thống nhất với nhau. Nếu vi phạm một nguyên tắc thì rất có thể sẽ kéo theo vi
phạm những nguyên tắc khác.
Từ vụ kiện của Nicaragua với Mỹ là một bài học lớn cho các quốc gia trong
quan hệ hợp tác quốc tế. Đồng thời đây là một án lệ cho pháp luật thế giới trong
giải quyết tranh chấp. Qua đây ta thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc đặt
ra các nguyên tắc cơ bản đối trong quan hệ pháp luật quốc tế.




×