Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Đồ án tốt nghiệp Đánh giá rủi ro và lập quy trình vận hành an toàn của xe nâng người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 55 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian 5 năm học tại trường, được sự dạy bảo và hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo, em đã tiếp thu những kiến thức q báu mà thầy cơ đã truyền đạt.
Mỗi sinh viên trước khi ra trường cần phải qua một đợt tìm hiểu thực tế để kiểm tra và
bổ sung thêm những kiến thức đã học.
Trong đề tài tốt nghiệp em được giao nhiệm vụ: “ Đánh giá rủi ro và lập

quy trình vận hành an tồn xe nâng người kiểu cần GENIE S80 ”. Đây là loại
máy nâng người được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng các công trình khu
cơng nghiệp, nhà xưởng, nhà thép tiền chế, cơng trình giao thơng, xây dựng, …Thơng
qua đề tài này cho em nắm vững hơn về chế độ vận hành, quy trình an tồn, đánh giá
rủi ro để đảm bảo xe nâng người vận hành an tồn,
Trong q trình làm đồ án tốt nghiệp, em cũng đã cố gắng làm việc, học hỏi,
tìm tịi, nghiên cứu rất nhiều các tài liệu có liên quan đến hệ thống rủi ro, quy trình vận
hành an toàn các loại máy nâng người nhằm mong muốn đồ án đạt kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, vì bản thân cịn ít kinh nghiệm, kiến thức cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót.
Em chân thành gởi lời cảm ơn đến thầy Phùng Quang Dũng và thầy Bùi Văn
Trầm, Giáo viên hướng dẫn, đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình làm việc và
giúp em hoàn thành đồ án đúng tiến độ.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Bùi Nhật Minh

1


MỤC LỤC

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG NGƯỜI KIỂU CẦN
GENIE S80 VÀ AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG
1.1 Tổng quan về xe nâng người
Xe nâng người hay còn gọi là thiết bị nâng người làm việc trên cao di động là
máy dùng để đưa người lao động và các công cụ cần thiết của họ lên thi công trên cao,
là thiết bị rất quan trọng và không thể thiếu trong các cơng trình xây dựng, lắp đặt
đường điện. Trong các dự án về xây dựng, khu công nghiệp chiếm một khối lượng rất
lớn và trong các công đoạn xây dựng một nhà xưởng của khu công nghiệp, xe nâng
người là một phần không thể thiếu. Ngày nay, xe nâng người được sử dụng phổ biến
trong việc thi công trên cao và ứng dụng rộng rãi vào trong nhiều cơng việc bởi những
lợi ích thiết thực mà nó mang lại: nhanh chóng, an tồn và tiếp cận những khu vực khó
tiếp cận, những điều mà các phương pháp thi công khác không thể đáp ứng được.
1.1.1 Lịch sử ra đời của xe nâng người
Con người từ xa xưa với khát vọng to lớn của mình đã mong muốn xây dựng
những cơng trình vĩ đại, tiêu biểu là cơng trình Đại kim tự tháp Giza tại Ai Cập, với
chiều cao lên tới 140 mét. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người
ngày càng mong muốn và sáng tạo ra những cơng trình vĩ đại hơn, mới mức độ phức
tạp hơn. Để có thể xây dựng được những cơng trình này, con người cần phải làm việc
tại những độ cao lớn, rất nguy hiểm. Phương pháp thường được sử dụng nhất là giàn
giáo. Tuy nhiên, phương pháp này dần trở nên lạc hậu, khi tốn kém nhiều chi phí, nhân
lực trong việc lắp đặt, tiến độ thi cơng chậm, nhưng độ an tồn khơng cao, đặc biệt là ở
những cơng trình có độ cao lớn. Từ những lý do đó thúc đẩy con người phải phát minh
ra những phương pháp thi công trên cao tiên tiến hơn, nhanh hơn, an tồn hơn. Đó
chính là tiền đề cho sự ra đời của xe nâng người.
1.1.2 Công dụng và phạm vi sử dụng của xe nâng người
Xe nâng người được sử dụng để nâng người lên những độ cao khác nhau để làm
việc tùy theo ý muốn. Nó là thiết bị cơ học khơng chỉ nâng người mà cịn nâng được
các thiết bị dụng cụ lên cao có thể tới 50m hoặc có thể hơn. Xe nâng người thường
được sử dụng rộng rãi trong các giai đoạn lắp đặt nhà xưởng, sửa chữa các thiết bị trên

cao, vệ sinh dọn dẹp, cắt tỉa cây xanh,…
Bất kể được sử dụng cho cơng việc gì, thiết bị nâng người lên cao có thể cung cấp
các tính năng bổ sung khác ngồi việc nâng và tiếp cận vị trí làm việc cịn được trang
3


bị ổ cắm điện hoặc thiết bị kết nối khí nén sử dụng cho cơng việc trên khung làm việc
phía trên cao. Chúng cũng có thể được trang bị các thiết bị hỗ trợ thi công chuyên
dụng, chẳng hạn như thiết bị để lắp những tấm kính, khung cửa,…
1.1.3 Phân loại xe nâng người:
Căn cứ vào hình dáng, đặc điểm cấu tạo có thể nhóm các loại xe nâng người thành
5 dạng chính sau:
1.1.3.1 Xe nâng người dạng cắt kéo (Scissor Lift)
Xe nâng người dạng cắt kéo là kiểu xe nâng người có khung nâng hình chữ X (cắt
kéo) và chỉ nâng hạ được người/vật theo phương thẳng đứng.

Hình 1.1 Xe nâng người dạng cắt kéo

- Đặc điểm:
+ Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, thang nâng, sàn nâng, hệ thống thủy lực, hệ thống
điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn cấp.
+ Động cơ vận hành: Điện, dầu diesel, xăng, gas, thủy lực
+ Loại lốp: Bánh cao su đặc, an toàn
+ Khoảng chiều cao làm việc: Lên tới 18m
+ Trọng tải nâng: Lên tới 900kg

4


+ Công dụng: Thi công nhà xưởng, hệ thống điện, hệ thống cứu hỏa, trần vách, vệ sinh

công nghiệp…
+ Phạm vi sử dụng: Trong nhà, gara, trung tâm thương mại, khơng gian nhỏ hẹp (nhà
kho…), ngồi trời, nơi có địa hình bằng phẳng và khơng bằng phẳng, nền cát, nền đất
gồ ghề (đối với xe chạy dầu diesel)
1.1.3.2 Xe nâng người dạng cần thẳng (Telescopic Boom Lift)
Xe nâng người dạng cần thẳng (hay còn gọi là xe nâng người dạng ống lồng) là
loại xe có cần nâng thẳng gắn vào khung nâng, gồm hai hay nhiều ống thép lồng vào
nhau.

Hình 1.2: Xe nâng người dạng ống lồng

- Đặc điểm:
+ Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, cần nâng, sàn nâng, hệ thống thủy lực, hệ thống
điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn cấp.
+ Động cơ vận hành: Thủy lực, điện, dầu diesel, xăng, gas, Hybrid
+ Loại lốp: Bánh cao su (bánh hơi hoặc bánh đặc)
+ Khoảng chiều cao làm việc: 14 – 64 m
+ Trọng tải nâng: 227kg
+ Công dụng: Thi công nhà xưởng mới, dựng vách, lắp ráp kết cấu, đường ống trên
cao, lắp kính, bảo trì, bảo dưỡng cơng trình xây dựng…
+ Phạm vi sử dụng: Dùng ở các vị trí xa, cần tầm với cao, khó tiếp cận, phù hợp với
nhiều loại địa hình

5


1.1.3.3 Xe nâng người dạng cần gập (Z Boom Lift)
Xe nâng người dạng cần gấp khúc/ khớp gập là loại xe nâng người có cần gấp là 2
hay nhiều đoạn đốt cần nối tiếp và gấp lại như hình chữ Z.


Hình 1.3: Xe nâng người dạng cần gập

- Đặc điểm:
+ Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, cần nâng, sàn nâng, hệ thống điện, hệ thống điều
khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn cấp.
+ Động cơ vận hành: Động cơ điện, động cơ Hybrid (động cơ hỗn hợp), dầu diesel,
xăng, gas
+ Loại lốp: Bánh cao su (bánh hơi hoặc bánh đặc) khơng có rãnh, bánh lốp xe địa
+ Khoảng chiều cao làm việc: Lên đến 40m
+ Trọng tải nâng: 227kg
+ Công dụng: Sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp…
+ Phạm vi sử dụng: Dùng trong khu vực nhà xưởng có nhiều vật cản như đường ống,
ống gió, xà ngang; đằng sau máy móc, thiết bị; ngoài trời
1.1.3.4 Xe nâng người dạng thẳng đứng/ trụ đứng (Vertical Mast Lift)
Xe nâng người dạng thẳng đứng/ trụ đứng hay còn gọi là thang nâng là loại xe
nâng người có cơ cấu nâng hạ dạng trụ đứng gồm nhiều ống thép lồng vào nhau và
thường được dùng để nâng hạ người, trang thiết bị theo phương thẳng đứng.
6


Hình 1.4 Thang nâng, xe nâng người dạng thẳng đứng

- Đặc điểm:
+ Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, trụ nâng, sàn nâng, hệ thống thủy lực, hệ thống điện,
hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn cấp.
+ Động cơ vận hành: Điện, thủy lực
+ Loại lốp: Bánh cao su đặc, không tạo vết và không gây hại nền nhà
+ Khoảng chiều cao làm việc: 5 – 8 m
+ Trọng tải nâng: 227kg
+ Công dụng: Sửa chữa điện, điện nhẹ, thi công phòng sạch, vệ sinh trần nhà văn

phòng, nhà kho, khách sạn…
+ Phạm vi sử dụng: Dùng trong văn phòng, nhà xưởng và có thể di chuyển bằng thang
máy
1.1.3.5 Xe nâng người dạng chân nhện:
Xe nâng người dạng chân nhện là loại xe nâng người có cơ cấu nâng dạng ống
lồng hoặc cần gấp khúc kết hợp ống lồng và chân chống kiểu như cân nhện.

7


Hình 1.5 Xe nâng người dạng chân nhện
- Đặc điểm:
+ Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, trụ nâng, sàn nâng, chân nhện, hệ thống thủy lực, hệ
thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn
cấp.
+ Động cơ vận hành: Điện, động cơ diesel
+ Loại lốp: Bánh xích cao su
+ Khoảng chiều cao làm việc: Lên đến 18m
+ Trọng tải nâng
+ Cơng dụng: Dùng trong cắt cây, sơn, trang trí bên ngồi
+ Phạm vi sử dụng: Phù hợp với cơng việc cần di chuyển nhiều, ngồi trời, nơi có nền
đất yếu, nền đứng bậc thang, nền đá hoa cương…
1.1.4 Các loại động cơ của xe nâng người
+ Thủy lực: Chất lỏng thủy lực trong xi lanh được sử dụng để cung cấp năng lượng
cho cơ cấu nâng của xe. Xe nâng người thủy lực dễ sử dụng nên thường dùng trong
các công việc đơn giản, không yêu cầu nhiều về tốc độ và mã lực.
+ Khí nén: Dùng áp suất của khơng khí để nâng và hạ xe. Xe nâng người khí nén tiêu
thụ ít điện năng, khơng thải ra các sản phẩm phụ và khói, thân thiện với mơi trường.
Xe phù hợp với các cơng trình nhỏ và sử dụng trong nhà.
+ Động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, xăng hoặc gas: Thường dùng

cho xe nâng người việt dã dạng cắt kéo hoặc dạng cần có chiều cao lớn, cần tính động
8


cơ cao. Xe nâng người động cơ đốt trong có khói thải ra và tiếng ồn lớn nên phù hợp
với khu vực thơng gió hoặc khu vực ngồi trời
+ Động cơ điện một chiều, sử dụng ắc quy: Thường dùng cho xe nâng người dạng cắt
kéo, boom điện, trụ đứng. Xe nâng người động cơ điện hoạt động êm ái, khơng gây
tiếng ồn, khơng phát ra khói, bụi, ít cồng kềnh nên phù hợp sử dụng trong không gian
chật hẹp.
+ Động cơ Hybrid (động cơ kết hợp cả động cơ điện và động cơ đốt trong): Được
dùng trong các xe nâng người dạng cần, xe boom có chiều cao trung bình. Xe nâng
người động cơ Hybrid khơng gây tiếng ồn, khói bụi, thân thiện với mơi trường.
1.1.5 Ứng dụng thực tế của xe nâng người
Với đặc điểm chính là giúp nâng người và trang thiết bị lên một độ cao nhất
định, xe nâng người được sử dụng trong rất nhiều trường hợp như: cắt tỉa cây xanh,
sửa chữa điện, đèn đường, bảo trì và xây dựng cơng trình, sản xuất thiết bị hạng nặng,
vận chuyển hàng hóa kho xưởng, cứu hỏa, cứu hộ khẩn cấp, sân khấu nghệ thuật, quay
phim chụp ảnh.
+ Cắt tỉa cây xanh: Xe nâng người giúp người chăm sóc cây có thể tiếp cận các khu
vực cây cần cắt tỉa một cách dễ dàng mà không cần leo trèo, đảm bảo sự an tồn.
Trong cơng việc này, các dòng xe nâng người gấp khúc và cần thẳng có thể dễ dàng di
chuyển, xoay nhiều chiều được ưu tiên sử dụng.
+ Sửa chữa điện, đèn đường: Xe nâng người thường được người thợ điện dùng để tiếp
cận và sửa chữa dây điện, dây điện thoại, đèn đường, máy biến áp và các thiết bị khác,
định tuyến ống dẫn, sửa chữa kết nối điện, nâng cấp thiết bị.

Hình 1.6 Ứng dụng của xe nâng người

9



+ Bảo trì và xây dựng cơng trình: Xe nâng người thường được sử dụng để làm một số
công việc liên quan đến bảo trì và xây dựng tịa nhà như sửa chữa đường ống, hệ thống
ống gió, bộ phận tản nhiệt và làm mát; trang trí, làm sạch, bảo dưỡng bề mặt tường bên
ngoài… Loại xe được dùng nhiều nhất là xe nâng người gấp khúc và xe nâng người
ống lồng.
+ Sản xuất thiết bị hạng nặng: Sản xuất máy bay, tàu thuyền… cần độ cao và vị trí vận
hành linh hoạt, khả năng tiếp cận khơng khí vượt trội, nâng được cả người và thiết bị
công cụ nặng. Vì thế, xe nâng người, đặc biệt là xe nâng người gấp khúc là lựa chọn
tối ưu trong trường hợp này.
+ Vận chuyển hàng hóa kho xưởng: Việc sắp xếp hàng hóa trong kho xưởng ln cần
phải sử dụng các loại xe nâng người, đặc biệt là xe nâng người cắt kéo. Bởi xe nâng
người có loại kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, nâng hạ êm ái, đảm bảo an tồn và giúp
một người cũng có thể sắp xếp kho xưởng. Sử dụng xe nâng người cũng giúp cải thiện
hiệu quả công việc và giảm cường độ lao động.
+ Cứu hỏa, cứu hộ khẩn cấp: Khi cần cứu hỏa, cứu hộ khẩn cấp mà khơng thể tiếp cận
từ phía dưới đi lên, xe nâng người là phương án tối ưu để tiếp cận khu vực cần giải
cứu từ trên không, phía xa.
+ Sân khấu nghệ thuật, quay phim chụp ảnh: Xe nâng người thường được sử dụng để
nâng những người nổi tiếng lên cao khi biểu diễn, lắp đặt ánh sáng, treo và biểu ngữ,
chụp ảnh từ trên cao…
1.1.6 Các hãng xe nâng người nổi tiếng
- Skyjack: Xe nâng người Skyjack xuất xứ Canada được ra đời từ năm 1985 và ngày
càng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam chỉ có CIG là đại lý độc quyền
của Skyjack với các sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc.
- JLG: Hãng xe được thành lập từ năm 1969, trụ sở tại Mỹ và có lịch sử lâu đời trong
ngành sản xuất xe nâng người. Xe của hãng được đánh giá một trong những dòng xe
nâng người tốt nhất thế giới. Khi mua xe nâng người JLG, khách hàng luôn nhận được
cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

- Genie: Là thương hiệu xe nâng người của Mỹ và được thành lập từ năm 1966. Hãng
chuyên sản xuất xe nâng người để sử dụng trong bảo trì, xây dựng, lắp đặt thiết bị, sắp
xếp kho hàng với các sản phẩm đa dạng.

10


- Dingli: Hãng xe này có xuất xứ từ Trung Quốc. Ưu điểm xe nâng người của hãng là
thiết kế nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng.
- Snorkel: Đây là hãng xe nâng người của Mỹ được thành lập từ năm 1959. Ngay từ
khi thành lập, hãng đã tạo nên một cuộc cách mạng về thang nâng và thiết bị phục vụ
cho công tác cứu hộ. Và chưa đầy 20 năm, hãng xe nâng người Snorkel đã trở thành
công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe nâng người.
- Aichi: Khác với các thương hiệu ở trên, Aichi là thương hiệu của Nhật và trực thuộc
tập đoàn Toyota. Hãng được thành lập từ năm 1962 và phát triển không ngừng, có mặt
khắp nơi trên thế giới như châu Âu, Úc , Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
1.1.7 Các quy định về xe nâng người ở Việt Nam
Khi sử dụng xe nâng người tại Việt Nam ngồi sự phù hợp với mục đích sử
dụng, bạn không thể bỏ qua những quy định dưới đây.
1.1.7.1 Quy định an toàn
Tại Việt Nam, xe nâng người phải đảm bảo các yếu tố an toàn trong chế tạo,
nhập khẩu và lắp đặt:
-

Trong chế tạo: Xe nâng người phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định, được
chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo những quy định được Bộ Lao động

-

– Thương binh và xã hội yêu cầu.

Khi nhập khẩu: Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định; được kiểm tra chất lượng theo

-

trình tự, thủ tục
Khi lắp đặt: Đơn vị lắp đặt phải có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực,
cán bộ kỹ thuật đúng chuyên ngành và có đầy đủ trang thiết bị. Xe nâng người cần
đủ hồ sơ kỹ thuật được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

1.1.7.2 Chứng chỉ vận hành
Tất cả các xe nâng người tại Việt Nam trước khi vận hành phải nhận được
chứng nhận hợp quy. Và các chứng nhận này phải được tổ chức chứng nhận hợp pháp
cấp (do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chỉ định).
1.1.7.3. Các tiêu chuẩn xe nâng người
Các bộ phận của xe nâng cũng như việc kiểm tra, thử nghiệm, gắn nhãn sản
phẩm và người vận hành đều phải đạt các tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh
và xã hội đề ra. Cụ thể như sau:
- Sàn nâng:
+ Chiều rộng sàn nâng tối thiểu là 50cm, đảm bảo 0,25 m2/người
11


+ Chiều cao lan can sàn nâng tối thiểu là 110cm
+ Khoảng cách của lan can giữa và mép trên tấm chống vật rơi tối đa là 55cm.
- Hệ thống phanh: Phải đầy đủ và sẵn sàng hoạt động, đảm bảo có thể dừng và chống
lại sự hoạt động do vơ ý.
- Thiết bị an tồn: Phải đầy đủ và đảm bảo
- Hệ thống thủy lực: Hoạt động đảm bảo và an toàn khi vận hành xe.
- Kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng: Sàn nâng phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra
theo quy định của nhà nước về an toàn lao động.

- Việc gắn nhãn sản phẩm: Nhãn sản phẩm phải luôn được dán khi xe xuất xưởng, lưu
thông, sử dụng.
- Người vận hành xe nâng: Đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, năng lực chuyên mơn và
đã được huấn luyện cấp chứng chỉ an tồn lao động
1.1.7.4 Quy định về việc di chuyển xe nâng người
Khi di chuyển ra thị trường, xe nâng người cần đạt được các yêu cầu sau:
+ Xe nâng người đã nhận được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy theo quy
định.
+ Đủ hồ sơ kỹ thuật và đã gắn mác theo quy định.
+ Các quy định trong quá trình bảo quản, lưu thơng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
phải được tuân thủ chặt chẽ.
Xe nâng người không được lắp thêm chi tiết (ngoài những chi tiết phục vụ an toàn) và
phải thường xuyên được kiểm định 3 năm/lần.
1.2. Tổng quan xe nâng người dạng cần GENIE S80
1.2.1 Sự ra đời của xe nâng người dạng cần
Vào năm 1951, Walter E. Thornton-Trump (1918 - 1998), một nhà phát minh
người Canada, đã phát minh ra thiết bị nâng dạng boom (Boom Lift). Ban đầu, ông gọi
thiết bị này là Giraffe (Hươu cao cổ) bởi hình dáng khá giống với chiếc cổ dài của lồi
động vật này. Có một điều thú vị là, mặc dù được gọi với nhiều cái tên như: AWPs
(nền tảng làm việc trên cao), aerial divices (thiết bị làm việc trên không) EWPs (nền
tảng nâng làm việc trên không),hay MEWPs (nền tảng làm việc trên không di động),
thiết bị làm việc trên cao xe nâng dạng boom được biết đến rộng rãi với cái tên là
Cherry Picker (Người hái cherry), bởi người ta thường dùng thiết bị này để thu hoạch

12


các loại quả, bao gồm quả cherry từ những cây cao trong những nông trại trồng cây ăn
quả rộng lớn.
Về lý do xe nâng dạng boom được sử dụng phổ biến để thu hoạch hoa quả bởi,

nếu sử dụng thang, việc leo lên đã rất khó rồi, cịn phải mang theo cả những chiếc giỏ
nặng và các thiết bị khác để có thể hái được những quả trên cao. Chưa kể việc sử dụng
thang ở những địa hình khơng bằng phẳng là rất nguy hiểm, nguy cơ đổ ngã rất cao.
Do đó, người ta thường sử dụng xe nâng dạng boom bởi nó an tồn hơn, hiệu quả hơn
và có thể dễ dàng tiếp cận tới những vị trí cao.
Một số xe nâng người dạng boom có khả năng nâng cao và vươn xa như một
chiếc cần cẩu, dễ dàng vượt qua các vật cản ở bên dưới. Điều này rất phù hợp trong
trường hợp bạn cần tiếp cận các vị trí mà bạn khơng để đặt thiết bị trực tiếp bên dưới
đối tượng mà bạn cần tiếp cận. Vì thế, đến năm 1958, chỉ 7 năm sau khi Walter E.
Thornton-Trump phát minh ra chúng, kết cấu xe nâng người dạng boom đã xuất hiện
trên xe cứu hỏa tại Mỹ để giúp người lính cứu hỏa dập lửa nhanh hơn và ít rủi ro hơn
so với sử dụng thang truyền thống. Ngay sau đó, xe nâng người dạng boom bắt đầu
được cơng nhân sử dụng trong việc bảo trì và chăm sóc các đường dây cáp, đường dây
điện thoại trên cao, trong khai thác hầm mỏ, thay bóng đèn đường hay bất kỳ công
việc nào yêu cầu phải tiếp cận từ xa.
Vào năm 1960, Walter E. Thornton-Trump đã được cấp bằng sáng chế cho phát
minh của mình:

13


Hình 1.7 Bản vẽ chiếc xe nâng người của Walter E. Thornton-Trump

14


1.2.2 Cấu tạo chung

Hình 1.8 : Cấu tạo chung của xe nâng người dạng cần GENIE S80


1. Lồng xe
2. Khớp cổ quay lồng
3. Cần Boom
4. Xy lanh thuỷ lực cần Boom
5. Đối trọng
6. Bàn quay
7. Bảng điều khiển dưới
1.2.2.1 Hệ thống thủy lực

8. Bánh xe
9. Khối phân phối thủy lực
10. Bàn đạp ga
11. Bảng điều khiển trên lồng
12. Bình dầu thủy lực
13. Bình dầu Diesel

- Có bơm dầu thủy lực
- Các xy lanh thủy lực
- Mô tơ thủy lực
- Bộ chia dầu
15


- Các van dầu, ống dầu
- Thùng dầu thủy lực
1.2.2.2 Hệ thống điện
- Xe boom dùng động cơ đốt trong sử dụng ắc quy 12V để khởi động động cơ và làm
nguồn điều khiển.
1.2.2.3. Hệ thống điều khiển
- Xe có điều khiển dưới và điều khiển trên, điều khiển dưới lắp ở trên thân xe cho phép

điều khiển xoay thân xe, cần nâng và điều khiển sàn xe.
- Điều khiển trên được lắp trên sàn xe, cho phép điều khiển xoay thân trên, cần nâng,
sàn xe và di chuyển xe.
- Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe bằng giắc nối nhanh,
thuận tiện cho việc sửa chữa.
1.2.2.4. Hệ thống an toàn và cảnh báo
- Điều khiển xe được tích hợp cảm biến nghiêng xe, khi xe nghiêng quá 3 độ hệ thống
điều khiển sẽ ngắt toàn bộ chế độ nâng xe.
- Xe sử dụng cơ chế phanh thường đóng (ln hoạt động) đảm bảo xe khơng bị trơi.
- Hệ thống xy lanh thủy lực khóa cân bằng thân xe, giúp xe không bị rung lắc mạnh
khi cần xe đang nâng cao và xe di chuyển vào khu vực có ổ gà.
- Xe có cảnh báo bằng âm thanh và đèn nháy khi hoạt động.
1.2.2.5. Hệ thống xử lý khẩn cấp
- Moay ơ bánh xe có cơ cấu cho phép nhả phanh xe để di chuyển xe trong trường hợp
động cơ hoặc điều khiển của xe có sự cố.
- Xe có lắp 1 bơm dầu thủy lực khẩn cấp dự phòng, được dẫn động bởi 1 mô tơ điện
12VDC sử dụng điện của ắc quy để hạ cần xe trong trường hợp hệ thống điều khiển
chính của xe gặp sự cố.
1.2.2.6 Sơ đồ tải trọng của xe nâng người Genie S80

16


1.3 An toàn trong vận hành thiết bị nâng
1.3.1 Quy định chung
An toàn trong vận hành thiết bị nâng là điều thiết yếu đối với mỗi loại thiết bị
nâng và với mỗi cá nhân tham gia vào việc vận hành các thiết bị nâng. Khi đã được
trang bị các kiến thức về an toàn trong vận hành thiết bị nâng, chúng ta sẽ giảm thiểu
được tỉ lệ xảy ra những sự cố, rủi ro; và cũng nắm được cách xử lý khi xảy ra sự cố
tránh những tổn thất, thiệt hại cả về người và tài sản.


17


1.3.2 Nội quy an toàn trong việc sử dụng thiết bị nâng


Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị… có u cầu về an
tồn theo quy định của nhà nước đều phải đựơc đăng ký và kiểm định trước khi



đưa vào điều khiển.
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ
thuật tốt, đã được đăng ký và cịn thời hạn kiểm định. Khơng được phép sử
dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa

được đăng ký sử dụng.
• Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và
cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ
chun nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.
• Cơng nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng
tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các u cầu


về an tồn trong q trình sử dụng thiết bị.
Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính
kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có




khối lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng.
Khơng cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đựơc đóng mở bằng ly
hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật

liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
• Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có
người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây
sự cố và tai nạn lao động.
• Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các
trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an tồn được tính tốn và duyệt. Tải
phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an
tồn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện
các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị
phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác
nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.
• Trong q trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:
– Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động.
– Người ở trong bán kính quay phần quay của cần trục;
– Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm,
chân không hoặc gầu ngoạm.
– Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
18





Nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc







bê tông với các vật khác;
Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên;
Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban cơng khi khơng có sàn nhận tải;
Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống

phụ của phần trục;
Cẩu với, kéo lê tải;
Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
• Phải đảm bảo lối đi tự do cho người điều khiển thiết bị nâng khi điều khiển





bằng nút bấm từ mặt đất hoặc sàn nhà.
Khi cầu trục và cần trục công xôn di động đang làm việc, các lối lên và ra

đường ray phải được rào chắn.
• Cấm người ở trên hành lang cũa cầu trục và cần trục công xôn khi chúng đang
hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa
trên cầu trục và cần trục công xôn khi thực hiện các biện pháp đảm bảo làm
việc an tồn (phịng ngừa rơi ngã, điện giật…)
• Đơn vị sử dụng quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa

người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng. Tín hiệu sử dụng phải
được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung
quanh.
• Khi người sử dụng thiết bị nâng khơng nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng
hạ và di chuyển tải, phải bố trí người đánh tín hiệu.
• Trước khi nâng chuyển tải xấp xỉ trọng tải phải tiến hành nhấc tải lên độ cao
không lớn hơn 300mm, giữ tải độ cao đó để kiểm tra phanh, độ bền của kết cấu
kim loại và độ ổn định của cần trục. Nếu khơng đảm bảo an tồn, phải hạ tải


xuống để xử lý.
Khi nâng, chuyển tải ở gần các cơng trình, thiết bị chướng ngại vật, phải đảm

bảo an toàn cho các cơng trình, thiết bị… và những người ở gần chúng.
• Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn


hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.
Đối với thiết bị nâng làm việc ngồi trời, khơng cho phép treo panơ, áp phích,

khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị nâng.
• Phải xiết chặt các thiết bị kép ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục
tháp, cổng trục, cần trục chân đế khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt
tốc độ gió cho phép. Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại
máy trục nói trên.
19





Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ
hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi

móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
• Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng… phải hạ móc khơng tải xuống vị trí thấp
nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vịng cáp cịn lại trên
tang lớn hơn 1,5 vịng, thì mới được phép nâng, hạ tải.
• Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:
– Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
– Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
– Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt
hoặc hư hỏng khác;
– Phát hiện đường ray của thiết bị nâng hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật;
• Khi bốc, xếp tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của


phương tiện vận tải.
Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao khơng

lớn hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
• Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết,


bộ phận dã bị hư hỏng, mòn quá qui định cho phép.
Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị nâng, phải có biện pháp

đảm bảo an tồn.
• Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại,
cáp móc, phanh,… phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trước

khi đưa vào sử dụng.

20


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA
XE NÂNG NGƯỜI KIỂU CẦN GENIE S80
2.1 Các thông số kĩ thuật

Bảng 2.1: Các thông số kĩ thuật của xe nâng người Genie S80
Tên thông số

Giá trị

Đơn vị

Chiều cao làm việc

26,38

m

Chiều cao đến sàn công tác

24,38

m

Tầm với xa nhất


20,88

m

Tầm với dưới mặt đất

1,68

m

Chiều rộng sàn thao tác (A)

0,91

m

Chiều dài sàn thao tác (B)

2,44

m

Chiều cao xe khi xếp gọn cần (C)

2,8

m

Chiều dài xe khi thu gọn cần (D)


11,23

m

Chiều rộng của xe (E)

2,49

m

Khoảng cách giữa hai trục bánh xe (F)

2,85

m

Chiều cao gầm xe (G)

0,4

m

Góc quay sàn thao tác

160o

Tải trọng nâng: - Hạn chế về tầm với

300
21


Kg


- Khơng hạn chế về tầm với

454
360o

Góc quay ( Quay liên tục )
Bán kính quay đi xe

1,6

m

Tốc độ xe: - Khi xếp gọn

4,8

Km/h

0,2

m/s

- Khi ra cần
Khả năng leo dốc (khi xếp gọn cần)

45%


Cảm biến nghiêng kích hoạt: - Trục bánh trước – sau
- Bánh 2 bên

7o
5o

Nguồn điện:

12V DC

Dầu thủy lực

150

Lít

Dầu diesel

132

Lít

2.2. Phương pháp luận
2.2.1. Phương pháp chung
- Phương pháp đánh giá rủi ro định tính được tham khảo từ tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 31000:2018 (ISO 31000:2018) Quản lý rủi ro hướng dẫn.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TR 31004:2015 (ISO/TR 31004:2013)
Quản lý rủi ro - hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 31000.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9788 : 2013 (ISO GUIDE 73 : 2009) Quản lý rủi ro

– từ vựng.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IEC/ISO 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) Quản
lý rủi ro - kỹ thuật đánh giá rủi ro.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301-1 : 2008 (ISO 14121-1 : 2007) an toàn máy đánh giá rủi ro - phần 1: nguyên tắc.
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301-2 : 2008 (ISO/TR 14121-2 : 2007) an toàn
máy – đánh giá rủi ro – phần 2: hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương pháp.
- Đánh giá rủi ro định tính nhằm xác định các mối nguy, đánh giá khả năng mối
nguy thành tai nạn và xem xét các biện pháp kiểm sốt thích hợp hiện hữu đồng thời
đề xuất giảm thiểu rủi ro. Phương pháp này được xem là một công cụ sàng lọc để đánh
giá rủi ro định lượng ở bước tiếp theo.
- Phương pháp đánh giá rủi ro định tính được tiến hành một cách có hệ thống trên
nhiều phương diện nhằm đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt
22


động của máy, xác định hậu quả và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro và kiểm
soát hậu quả. Phương pháp này xem xét và đánh giá kỹ lưỡng từng quá trình hoạt động
của máy gồm: Vận chuyển, lắp ráp và lắp đặt; Kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi
đưa vào vận hành; Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa; Ngừng vận hành, tháo dỡ và loại
bỏ.
2.2.2. Quá trình đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro cung cấp cho người ra quyết định và các bên chịu trách nhiệm sự
hiểu biết cao hơn về rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu, sự thỏa
đáng và hiệu lực của các kiểm soát đã thực hiện. Điều này mang lại cơ sở cho các
quyết định về cách tiếp cận thích hợp nhất được sử dụng để xử lý những rủi ro. Đầu ra
của đánh giá rủi ro là đầu vào cho quá trình ra quyết định của tổ chức.
Đánh giá rủi ro là một quá trình tổng thể gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và
định mức rủi ro (xem Hình 1.9). Cách thức áp dụng q trình này khơng chỉ phụ thuộc
vào bối cảnh q trình quản lý rủi ro mà cịn phụ thuộc vào phương pháp và kỹ thuật
sử dụng để thực hiện việc định mức rủi ro.


Hình 2.1: Đóng góp của đánh giá rủi ro vào quá trình quản lý rủi ro
Đánh giá rủi ro là một loạt các bước có tính logic làm cho sự phân tích và đánh
giá mức rủi ro gắn liền với máy theo một cách có hệ thống. Đánh giá rủi ro được kèm
theo sau là sự giảm rủi ro khi cần thiết. Có thể cần phải lặp lại quy trình này để loại bỏ
đến mức tối đa các mối nguy hiểm và giảm đi một cách đầy đủ các rủi ro bằng việc
thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Việc đánh giá rủi ro phải được tiến hành sao cho có thể lập được tài liệu về quy
trình phải tuân theo các kết quả đạt được.
23


Quá trình xem xét đánh giá rủi ro được tiến hành dựa trên các bước sau:
- Mô tả các khu vực/các giai đoạn và các điều kiện vận hành;
- Xem xét từ dẫn đầu tiên;
- Xác định tất cả các sự cố ban đầu hoặc các mối quan tâm về an toàn;
- Xác định các hậu quả;
- Xác định tất cả các biện pháp an tồn và kiểm sốt q trình;
- Đánh giá các rủi ro gắn liền với mỗi sự cố ban đầu liên quan đến vấn đề sức
khỏe/an tồn của con người, mơi trường (chi phí khắc phục hậu quả) và thiệt hại về tài
sản hoặc làm gián đoạn sản xuất nhằm đạt được các xếp loại rủi ro tương ứng;
- Xác định các hành động cần thực hiện. Bổ sung các phương án giảm thiểu rủi
ro đối với các Rủi ro Đáng kể;
- Tiến hành lặp lại các bước tương tự đối với các từ dẫn tiếp theo;
- Khi đã hồn thành phân tích tất cả các từ dẫn, tiếp tục đánh giá sang khu vực/
giai đoạn khác.
2.2.3. Phương pháp nhận biết mối nguy hiểm
Sử dụng phương pháp từ dưới lên. Bắt đầu bằng việc xem xét tất cả các mối nguy
hiểm và quan tâm đến tất cả các cách thức có thể có mà một cái gì đó có thể bị hư
hỏng trong một tình trạng nguy hiểm xác định (ví dụ, hư hỏng của bộ phận, sai sót của

con người, sự trục trặc hoặc hoạt động bất ngờ của máy) và sự hư hỏng này có thể dẫn
đến tổn hại như thế nào. Phương pháp từ dưới lên có thể tồn diện và tỉ mỉ hơn phương
pháp từ trên xuống nhưng cũng có thể rất mất thời gian.

Hình 2.2 – Các phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên
2.2.4. Nhận biết mối nguy hiểm
Nhận biết mối nguy hiểm được xem xét trong các quá trình:
Bảng 2.2: Các quá trình
24


T
T
A
B
C
D

Các quá trình

Ký hiệu

Vận chuyển, lắp ráp và lắp đặt.
QT1
Kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào vận hành.
QT2
Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
QT3
Ngừng vận hành, tháo dỡ và loại bỏ.
QT4

Trong nội dung được giới hạn theo đề tài, việc Nhận biết mối nguy hiểm được

xem xét trong q trình Kiểm định kỹ thuật an tồn trước khi đưa vào vận hành (QT2)
và Quá trình Vận hành, Bảo dưỡng sửa chữa(QT3).
Quá trình khảo sát, thảo luận với kiểm định viên thực hiện công việc kiểm định,
người vận hành máy tại công trường, tác giả đã xác định được danh mục các mối nguy
hiểm trong quá trình Kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào vận hành (QT2) và
Quá trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa (QT3). Bao gồm:
Bảng 2.3: Danh mục mối nguy
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3
3.1
3.2
4

4.1
5
6
7
7.1

Danh mục mối nguy
Cơ khí
Sự tiến gần đến bộ phận cố định của một bộ phận chuyển động
Vật rơi
Trọng lực (năng lượng tích trữ)
Chiều cao so với mặt đất (nền)
Áp suất cao
Tính di động của máy
Các bộ phận chuyển động
Các bộ phận quay
Bề mặt trơn, gồ ghề
Điện
Hiện tượng tĩnh điện
Các bộ phận có dịng điện chạy qua
Q tải
Các bộ phận trở nên có dịng diện chạy qua do rò điện
Ngắn mạch
Nhiệt
Lửa cháy
Bức xạ từ nguồn nhiệt
Tiếng ồn
Quá trình sản xuất
Rung động
Bức xạ

Vật liệu/chất
Dầu DO
25


×