Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ rủi RO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 71 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Đại học và viết Đồ án tốt nghiệp này , trước
tiên em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Bảo Hộ Lao Động –
Trường Đại Học Công Đoàn đã giảng dạy, giúp đỡ và trực tiếp trang bị cho em
các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành .
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến T.S
Vũ Văn Thú – Người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này .
Em cũng xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH xây dựng dân dụng và
công nghiệp Delta, Ban chỉ huy công trường và Ban an toàn tại Dự án “Công
trình hỗ hợp thương mại dịch vu, nhà ở và bán” đã tạo điều kiện và hỗ trợ và
hướng dẫn em trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Hà Thị Trọng

Sv: Hà Thị Trọng

1

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................4
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................7
...............................................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................74

Sv: Hà Thị Trọng

2

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

: An toàn lao động

ATVSV


: An toàn vệ sinh viên

BNN

: Bệnh nghề nghiệp

CHT

: Chỉ huy trưởng

ĐKLĐ

: Điều kiện lao động

KTAT

: Kĩ thuật an toàn

MMTB

: Máy móc thiết bị

NLĐ

: Người lao động

PCCC

: Phòng cháy chũa cháy


PTBVCN

: Phương tiện bảo vệ cá nhân

TNLĐ

: Tai nạn lao động

TBAT

: Trưởng ban an toàn lao động

Sv: Hà Thị Trọng

3

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

DANH MỤC BẢNG

Sv: Hà Thị Trọng

4


Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sv: Hà Thị Trọng

5

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Sv: Hà Thị Trọng

6

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp


Khoa Bảo hộ lao động

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro trên công trường xây dựng
hiện nay chưa được triển khai đầy đủ chặt chẽ, còn sơ sài, mang tính hình thức.
Chúng ta cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác nhận này để
việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro được triển khai một cách đồng bộ,
chặt chẽ từ đó ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất các hậu quả xảy ra trong
quá trình làm việc của công nhân trên công trường.
Trong số các máy, thiết bị, vật tư trên công trường thì cần trục tháp đóng
vai trò quan trọng trong quá trình thi công, nhưng đồng thời cũng là loại máy
chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nhất, và có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng nếu
xảy ra các sự cố liên quan đến máy. Do đó cần phải nhận diện mối nguy và đánh
giá rủi ro một cách chặt chẽ, cụ thể để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các hậu quả khi
xảy ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng các phương pháp nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro để nhận
diện và đánh giá các nguy cơ mất an toàn và đề xuất một số giải pháp kiểm soát
nguy cơ mất an toàn trong công tác cẩu vật liệu trên cao bằng cần trục tháp.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
 Thời gian :
- Từ 15/1/2018 đến 20/4/2018
 Không gian :
- Dự án “Công trình hỗn hợp tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở bán” tại Lô
CC, khu 9 Vườn Đào, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
 Đối tượng :
- Công tác an toàn vệ sinh lao động tại dự án.
- Người lao động làm việc tại dự án..

- Công tác cẩu vật liệu lên cao bằng Cần trục tháp.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về ATVSLĐ.
- Đánh giá thực trạng ATVSLĐ tại dự án.
Sv: Hà Thị Trọng

7

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

- Lý thuyết cơ bản về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.
- Các phương pháp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
- Áp dụng các phương pháp vào việc xác định các mối nguy và đánh giá rủi ro đối
với công tác cẩu vật liệu bằng cần trục tháp.
- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi cẩu vật liệu trên cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
6. Các trúc của đồ án
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, ngoài chương mở đầu đồ án tốt nghiệp còn
gồm các chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động và các cơ sở lý thuyết về
nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác thực hiện công tác an toàn vệ sinh

lao động tại dự án và đề xuất các biện pháp kiến nghị.
Chương 3: Nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro đối với quá trình cẩu vật
liệu trên cao bằng cần trục tháp và đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Sv: Hà Thị Trọng

8

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CƠ
SỞ LÝ THYẾT VỀ NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
1.1 Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
An toàn lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong
quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại
gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ con người
trong quá trình lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao

động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của công tác An toàn vệ sinh lao động
 Mục đích

Mục đích của công tác ATVSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học
kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát
sinh trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng cải
thiện để ngăn ngừa TNLĐ và BNN.
 Ý nghĩa
Để bảo vệ người lao động thì ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm
việc thì ở đó phải tiến hành công tác ATVSLĐ. Với mục đích bảo vệ người lao
động mà công tác ATVSLĐ rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Nên thực
hiện tốt công tác ATVSLĐ sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển và ngược lại nếu
không làm tốt công tác ATVSLĐ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Do đó trước
tiên công tác ATVSLĐ có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và ý nghĩa kinh tế to lớn.Mặt
khác nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho
Sv: Hà Thị Trọng

9

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

bản thân và gia đình họ mà công tác ATVSLĐ mang ý nghĩa chính trị. xã hội to

lớn.
Với ý nghĩa sâu sắc như vậy ATVSLĐ là một chính sách kinh tế xã hội lớn
của Đảng và nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của nước ta.
1.1.3 Nội dung của công tác An toàn vệ sinh lao động
1.1.3.1 Kỹ thuật an toàn
Nhiệm vụ của kỹ thuật an toàn là nghiên cứu nguyên nhân gây ra các chấn
thương trong sản xuất, đề ra các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa hạn chế loại trừ TNLĐ. Các biện pháp kỹ thuật an toàn gắn liền với quá
trình sản xuất, vì vậy khi nghiên cứu các biện pháp an toàn cần đi đôi với việc sản
xuất.
Nội dung KTAT chủ yếu gồm những vấn đề sau:
+ Xác định vùng nguy hiểm.
+ Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an
toàn.
+ Sử dụng các thiết bị an toàn thích hợp: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,
thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị PTBVCN.
1.1.3.2 Vệ sinh lao động
Là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với NLĐ. Để ngăn ngừa
sự tác động của các yếu tố có hại trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác
động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu
chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các
biện pháp vệ sinh lao động.
1.1.3.3 Chế độ, chính sách pháp luật về An toàn vệ sinh lao động
Các chế độ, chính sách pháp luật về ATVSLĐ chủ yếu bao gồm: các biện
pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác ATVSLĐ. Các
chế độ, chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn,
biện pháp về vệ sinh lao động như tuyên truyền huấn luyện công tác ATVSLĐ,
thanh tra, kiểm tra, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về TNLĐ....

Sv: Hà Thị Trọng

10

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

1.2 Cơ sở lý thuyết về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Mối nguy hiểm là tất cả các yếu tố, nguồn hay tình huống có khả năng gây
thương vong, tai nạn cho con người; hư hỏng, tổn thất tài sản hoặc tác động có
hại đến môi trường.
Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra mối nguy hiểm và mức độ
nghiêm trọng của thương tật, tổn thất đối với sức khỏe con người, hỏng hóc đối
với tài sản và tác động có hại đối với môi trường phát sinh từ các nguy cơ tại nơi
làm việc.Hay theo một định nghĩa khác thì rủi ro là sự kết hợp giữa mức độ nguy
hiểm và tần suất xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra và sẽ liên
quan đến công việc cần đánh giá, hay chỉ rõ những rủi ro có thể gặp. Xây dựng
những biện pháp kiểm soát để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất và an
toàn nhất, giảm thiểu tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tác động
xấu đến môi trường.
Nhận diện các mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc giảm
thiểu thiệt hại nếu xảy ra rủi ro. Mặt khác nhận diện mối nguy giúp xác định
nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Trong thực tế sản xuất, nếu không xác định

đúng nguyên nhân có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả điều tra hoặc đề xuất
giải pháp xử lý không hiệu quả.
1.2.2 Các phương pháp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
1.2.2.1 Phương pháp sơ đồ xương cá
Sơ đồ xương cá (Fish Bone Diagram) hay còn gọi là sơ đồ Nguyên nhân –
Kết quả, là một công cụ dùng để phân tích những khó khăn nảy sinh, giúp chúng
ta tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện và tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của một
vấn đề.

Sv: Hà Thị Trọng

11

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Môi trường

Khoa Bảo hộ lao động

Máy móc

Nguyên vật liệu

Hậu quả của vấn đề
vấn đề

Đo lường


Phương pháp

Con người

Sơ đồ1.1: Sơ đồ xương cá 1
Sơ đồ xương cá được thực hiện theo những bước sau:
+ Xác định vấn đề: Ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng phương
pháp 5W – 1H: Who, What, When, Where, Why, How (Ai? Làm việc gì? Khi
nào? Ở đâu? Tại sao? Và làm như thế nào?)). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ
giấy, sau đó kẻ một đường ngang chia tờ giấy ra làm hai phần. Đây chính là phần
đầu và xương sống của sơ đồ xương cá.
+ Xác định nhóm nguyên nhân chính: Ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính vẽ
một nhánh xương sườn vào sơ đồ. Thường nhóm nguyên nhân chính sẽ gồm các
nhóm như sau: Con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu, Môi trường, Hệ
thống chính sách, Thông tin, Đo lường…
+ Ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể
có.Nếu nguyên nhân quá phức tạp có thể chia nhỏ thành nhiều cấp.
Phân tích sơ đồ: Sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên
nhân có thể xảy ra, chúng ta có thể tiến hành khảo sát, kiểm tra, đo lường…để xác
định đâu là nguyên nhân chính rồi từ đó có kế hoạch cụ thể để sửa chữa..
1.2.2.2 Phương pháp 5W (5 Why)
Phương pháp 5W là một trong những kỹ năng nâng cao khả năng giải quyết
vấn đề. Đây là phương pháp đặt ra những câu hỏi “Tại sao” cho đến khi tìm được
nguyên nhân căn cơ của một vấn đề.
Việc dừng lại ở số lượng 5 câu hỏi Why không phải là bắt buộc, chúng ta
có thể đi sâu hơn nếu đó chưa phải là nguyên nhân căn cơ của vấn đề. Nhưng nếu
Sv: Hà Thị Trọng

12


Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

chúng ta đi nhiều hơn mức 7 câu hỏi thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi sai
hướng hoặc vấn đề đó quá lớn, quá phức tạp cần phải chia nhỏ để phân tích.
1.2.2.3 Phương pháp cây quyết định
Cây quyết định là phương pháp ra quyết định dựa vào sơ đồ thể hiện việc
đánh giá các phương án quyết định theo từng bước, là một công cụ giúp phân tích
hiệu quả, biểu diễn trực quan các phương thức thay thế và các kết quả có thể xảy
ra của chúng.

Sv: Hà Thị Trọng

13

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

Đánh
giá rủi ro trong mỗi trường hợp
Nhận diện tất cả các mối

nguy


Điều đó có được quy định không?
Không

Đó có phải là sự yêu cầu về chính sách?
Không

Có giá
liênlại
quan
Đánh
sauđến
“X”những
tháng tai nạn trước đó và/hoặc những sự việc xảy ra?

Không

Có cần sự quan tâm của quần chúng không?
Không

Cóchính
thể được quản lý hay cần sự cải tiến
Tiêu chuẩn quan trọng khác? Những mối nguy
Không

Quản lý

Cải tiến


Khía cạnh không quan trọng

Lưu trữ hồ sơ

Thủ tục kiểm soát
Đốiđiều
tượng
hành
và mục
đượctiêu
yêuđược
cầu yêu cầu
Chương trình ATSKNN được y

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cây quyết định

Sv: Hà Thị Trọng

14

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

1.2.3. Cơ sở để xác định tiêu chí đánh giá rủi ro
1.2.3.1 Tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra mối nguy hại

Bảng 1.1: Mức đánh giá tần suất xảy ra 1
Mức
điểm

1

2

Tần suất
1 lần/2-3 năm
rủi ro

Hàng năm

3

4

5

Hàng tháng Hàng tuần

Hàng ngày

1.2.3.2 Tiêu chí ước lượng hậu quả thương tật
Bảng 1.2: Mức đánh giá hậu quả thương tật 1
Cấp
độ

Đặc tả


Mô tả

Mức điểm

An toàn: Xử lý sơ cứu (cho phép trở lại với
Khôn
công việc như cũ)
g đáng Xử lý sơ cứu
Tác động Quản lý: Hậu quả được giảm nhẹ
kể
thông qua xử lý thông thường

Nhẹ

Trung
bình

Lớn

Thảm
khốc

Xử lý y tế

Tổn thất
Thời gian
lao động

Thương tật

vĩnh viễn

An toàn: Xử lý y tế (cho phép trở lại với
công việc như cũ
Tác động Quản lý: Hậu quả được giảm nhẹ
với Tác động Quản lý
An toàn: Yêu cầu xử lý y tế , có tính giai
đoạn trong chừng mực
Tác động Quản lý: Sự kiện đáng kể , nhưng
có thể quản lý được
An toàn: Thương tích nặng dẫn tới thương
tật vĩng viễn
Tác động Quản lý: Sự kiện đáng kể, nhưng
có thể quản lý được

1

2

3

4

An toàn: tử thương
Tử vong

Sv: Hà Thị Trọng

Tác động Quản lý: có khả năng gây suy sụp
trong kinh doanh

15

5

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

1.2.3.3 Tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro = Tần suất rủi ro x Hậu quả thương tật
Bảng 1.3: Mức đánh giá mức độ rủi ro 1
Hậu quả thương tật

Tần suất
rủi ro

1

2

3

4

5

1


1

2

3

4

5

2

2

4

6

8

10

3

3

6

9


12

15

4

4

8

12

16

20

5
5
10
15
20
1.2.3.4 Tiêu chí ước lượng khả năng nhận biết mối nguy hại

25

Bảng 1.4: Mức đánh giá khả năng nhận biết 1
Mức
điểm


Khả năng nhận biết rủi ro
Rủi ro hiện hữu chắc chắn nhận biết được.

1

Rủi ro có thể nhận biết được khi quan sát.

2

Rủi ro tiềm ẩn khó nhận biết, chỉ có thể nhận biết bằng cách
dùng các thiết bị đo lường

3

Rủi ro tiềm ẩn không thể nhận biết.
4
Bảng 1.5: Mức đánh giá mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn 1

Sv: Hà Thị Trọng

16

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp
Mức độ rủi ro

Khoa Bảo hộ lao động
Khả năng nhận biết

1

2

3

4

1

1

2

3

4

2

2

4

6

8

3


3

6

9

12

4

4

8

12

16

5

5

10

15

20

6


6

12

18

24

8

8

16

24

32

9

9

18

27

36

10


10

20

30

40

12

12

24

36

48

15

15

30

45

60

16


16

32

48

64

20

20

40

60

80

25

25

50

75

100

Chú thích:
Mức rủi ro thấp

Mức rủi ro trung bình
Mức rủi ro cao
Các hoạt động có rủi ro thấp (mức 1 đến 4): Được phép thực hiện bởi
người lao động có đủ năng lực và kỹ năng sau khi đã thảo luận với các đồng
nghiệp cùng tham gia trong hoạt động về các yêu cầu của hoạt động ấy.
Các hoạt động có rủi ro trung bình (mức 5 đến 12): Hoạt động chỉ được
phép tiến hành với sự quản lý, kiểm soát thích hợp của những người có trách
nhiệm sau khi nhận được sự tư vấn từ những người có chuyên môn và các thành
viên tham gia đánh giá rủi ro.

Sv: Hà Thị Trọng

17

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

Các hoạt động có rủi ro cao (mức 15 tới 25): Hoạt động không được phép
tiến hành. Hoạt động cần phải được kiểm soát bởi các biện pháp kiểm soát cao
hơn, và sau đó các biện pháp cần được đánh giá lại trước khi tiến hành hoạt động.
Công thức tính khi xét thêm tiêu chí khả năng nhận biết rủi ro:
Mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn = Mức độ rủi ro x Khả năng nhận biết
Bảng 1.6: Quy định mức độ rủi ro 1
Mức độ rủi ro

Bậc rủi ro


Các yêu cầu kiểm soát

(1÷6) Có thể
chấp nhận
được

I

Rủi ro không đáng kể, liên quan đến những hoạt
động đã có thủ tục kiểm soát

(8÷15) Vừa
phải, có mức
độ

II

Rủi ro giảm đến mức chấp nhận được, đơn vị có
thể chịu được

(16÷30) Rủi ro
cao

III

Yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát và cải thiện
thêm, có thể yêu cầu giám sát thêm định kỳ

Những công việc liên quan đến rủi ro này không

được phép tiếp tục nêu không có biện pháp giảm
IV
thiểu. Yêu cầu phải có kế hoạch giảm thiểu để
đáp ứng
1.2.4 Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
(30÷100)
Không chấp
nhận

1.2.4.1 Phân nhóm khảo sát rủi ro
Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ
thể để đánh giá mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra để từ đó xây dựng
những biện pháp kiểm soát rủi ro để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an
toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại
môi trường.
Có nhiều cách để phân nhóm khảo sát rủi ro như sau:
+ Thời gian: Tần suất xảy ra các mối nguy hại, tần suất nguy hiểm tỉ lệ
thuận với những mối nguy hiểm trong công việc đó.
+ Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị (máy móc thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn):như thiết bị nâng, thiết bị áp lực, vật liệu nổ…
Sv: Hà Thị Trọng

18

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động


+ Khu vực: Có các mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự an toàn của
NLĐ trong phạm vi nơi làm việc như khu vực văn phòng, khu vực sản xuất, khu
vực nhà kho…
1.2.4.2 Đặt ra hàng loạt câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro
Để ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết thường sử dụng các câu hỏi:
Ai? Làm gì?Khi nào?Tại sao? Và làm như thế nào? (Who? What? When? Why?
How?).
Trả lời thấu đáo các câu hỏi What, When, Who, Why, How có nghĩa là
chúng ta đã phân tích sự cố một cách toàn diện và sẽ tránh được các sự cố xảy ra
hoặc giảm thiệt hại tới mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.
1.2.4.3 Xác định biện pháp kiểm soát rủi ro
Mức độ kiểm soát rủi ro sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công
việc và phụ thuộc vào năng lực kiểm soát rủi ro của mỗi doanh nghiệp.
Thông thường có 5 biện pháp để kiểm soát rủi ro. Các biện pháp có thể
khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lựa chọn hình
thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc:

Loại trừ

Cách ly

Thứ tự
ưu tiên
giảm
dần

Thay thế

Tín hiệu, Biển cảnh báo

Trang
bị
PTBV
CN

Sv: Hà Thị Trọng

19

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

Loại trừ: Trong năm nhóm biện pháp thì loại trừ là biện pháp được ưu tiên
nhất vì nó mang lại hiệu quả triệt để, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có khả năng tạo
ra mối nguy hiểm cho con người, đem lại môi trường làm việc an toàn nhất.
Cách ly: Trong điều kiện sản xuất thực tế không phải lúc nào cũng có thể
loại trừ triệt để các yếu tố nguy hiểm. Khi đó chúng ta phải nghĩ đến giải pháp
cách ly mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng.
Thay thế: Trong sản xuất, có những dây chuyền công nghệ sản xuất cũ,
lạc hậu; máy móc thiết bị hỏng hóc, có nguy cơ cao gây ra tai nạn lao động hoặc
sự cố, năng suất lao động không cao, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên vật liệu.
Vì vậy, giải pháp tối ưu ở đâylà thay thế dây chuyền công nghệ cũ bằng những
dây chuyền công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với những loại máy móc, thiết bị,
vật tư, điều kiện làm việc ít nguy hiểm hơn, tăng tính an toàn trong sản xuất.
Hệ thống biển báo, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm: Cấp quản lý thứ tư là sử
dụng hệ thống biển báo, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Khi chúng ta không thể

kiểmsoát bao quát hết mọi vị trí làm việc thì các biển báo, tín hiệu có thể phát
huy hiệu quả, nhắc nhở cảnh báo nguy hiểm cho người lao động.
 Phương tiện bảo vệ cá nhân: là cấp quản lý cuối cùng cho người lao
động, khi mọi biện pháp đều không thể áp dụng. Hiệu quả bảo vệ người lao động
của phương tiện bảo vệ cá nhân tương đối thấp vì thế đây được coi là biện pháp
bổ sung, mang tính thụ động và luôn là sự lựa chọn cuối cùng trong khi tất cả các
sự lựa chọn trên đã được xem xét và tiến hành, được dùng như biện pháp bảo vệ
sau cùng.
2.4.4 Lập bảng đánh giá rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công
việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi rõ
những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành
công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, đối tượng bị ảnh hưởng.
Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh
giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt.

Sv: Hà Thị Trọng

20

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ

2.1 Giới thiệu về cơ sở thực tập
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Delta
Hơn hai mươi năm trước, DELTA đã đi những bước đầu tiên chập chững
khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Và giờ đây, những bước chân ấy đã in dấu
lên khắp dải đất hình chữ S, nhưng với một tâm thế, một dáng hình khác – vững
chãi và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những thành công ấy là kết quả của định
hướng đúng đắn mà chủ tịch hội đồng thành viên Trần Nhật Thành theo đuổi từ
những ngày đầu thành lập. Đó là lấy chữ Tín, chữ Tâm làm đầu – lương tâm trong
nghề nghiệp.
Các dấu mốc lịch sử của Delta:
+ 1993: Thành lập với chưa tới 100 nhân sự đầu tiên chủ yếu là xuất thân từ
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng của Trường Đại Học Xây
Dựng.
+ 1994: Xác định phương hướng thực hiện các dự án đòi hỏi chuyên môn
cao, khác biệt, vừa thiết kế và thi công theo mô hình chìa khóa trao tay.
+ 1995: Khẳng định được ưu thế cạnh tranh so với nhà thầu nước ngoài
trong thi công cọc khoan nhồi.
+ 1996: Bắt đầu thi công tầng hầm theo phương pháp Topdown tại Việt
Nam. Công trình Hà Nôi Inn (19 Phạm Đình Hổ).
+ 1998: Phát triển lĩnh vực tư vấn thiết kế với việc thành lập Công ty cổ
phần tư vấn kiến trúc xây dựng TT-As, Công ty liên doanh Sacidelta với đối tác
Phệp và tri thức trong công việc.
+ 2001: Hoàn thiện phương pháp semi-topdown, kết hợp với tường
diaphragm wall, cọc barrette trong thi công tầng hầm.
+ 2003: Thực hiện công nghệ bơm vữa gia cường đáy cọc đầu tiên tại Việt
Nam.
+ 2006: Hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận 9001:2000.
+ 2009: Mở rộng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm cung ứng cho
ngành công nghiệp xây dựng.
Sv: Hà Thị Trọng

21
Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

+ 2010: Chinh phục những công trình có tầng hầm rộng và sâu nhất Việt
Nam và Đông Nam Á.
+ 2011: Phát triển vật liệu xây dựng công nghệ tiên tiến: Nucewall, thép cốt
sợi polyme, bê tông mác siêu cao UHPC.
+ 2012: Lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Thành lập công ty
cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại Bảo Long, Công ty cổ phần
phát triển đầu tư Hà Nội Sunrise.
+ 2014: Thành lập Công ty cổ phần xây dựng và ứng dụng công nghệ
DELTA-V chuyên thiết kế, thi công các dự án xây dựng quy mô lớn.
+ 2017: Với quy mô nhân sự hơn 2500 nhân viên, trải rộng dự án khắp cả
nước, kinh doanh đa ngành nghề, trở thành một trong Top 5 Tập đoàn xây dựng
lớn nhất Việt Nam



2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Delta
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm dân dụng và ứng dụng công nghệ
Delta
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của DELTA

Sv: Hà Thị Trọng


22

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

2.1.2.2 Sơ đồ bộ máy an toàn vệ sinh lao động tại công ty
Công ty có ban an toàn riêng, hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào
phòng ban nào.
Trưởng phòng an toàn

Kĩ sư an toàn

Thư kí an toàn

Ban an toàn tại các dự án
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy an toàn của công ty Delta
Trưởng phòng an toàn là ông Phan Văn Bé. Công ty có một thư kí an toàn
phụ trách hồ sơ của tất cả các công trường. Bên cạnh đó là các kĩ sư an toàn nhiều
kinh nghiệm có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra an toàn tất cả các dự án của công ty.

Hình ảnh 2.1: Các kỹ sư trẻ của Delta

Sv: Hà Thị Trọng

23


Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

2.1.3 Các giá trị cốt lõi của Delta
Lương tâm và Tri thức : Tạo dấu ấn mỗi công trình bằng lương tâm và chất
xám của đội ngũ cán bộ tri thức.
Chất lượng và Cải tiến : Không bao giờ thỏa hiệp chất lượng, không ngừng
sáng tạo, cải tiến quá trình, rút gọn thời gian, đạt hiệu quả công việc tối ưu.
Đoàn kết và Trách nhiệm: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp,
tạo cơ hội cho sự phát triển của mỗi cá nhân đóng góp vào thành công chung của
tập thể.
2.2 Thực trạng công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại dự án
2.2.1 Giới thiệu về dự án
Tên dự án: Công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở bán – Tên
viết tắt: D’ELDORADO
Dự án tọa lạc tại Lô CC, khu Vườn Đào, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Ban quản lý dự án: Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tư vấn giám sát: Công ty
TNHH tư vấn Đại học xây dựng và nhà thầu chính: Công ty cổ phần xây dựng và
ứng dụng công nghệ Delta-V. Trong đó Delta-V phụ trách thi công hạng mục cọc,
tường vây, móng, tầng hầm, kết cấu thân và xây, trát, láng, chống thấm toàn dự
án. Với quy mô: 4 tầng hầm, 27 tầng nổi trên tổng diện tích 2808 m 2. Tổng giá trị
hợp đồng ~ 224 tỉ VNĐ. Dự kiến tiến độ 17 tháng.

Hình ảnh 2.2: Phối cảnh dự án D’EL DORADO
Chỉ huy trưởng dự án: Phạm Văn Tuất

Số lượng công nhân tại dự án: dao động trong khoảng 200 – 300 người.

Sv: Hà Thị Trọng

24

Lớp: BH22B


Đồ án Tốt nghiệp

Khoa Bảo hộ lao động

2.2.2 Bộ phận an toàn vệ sinh lao động tại dự án
2.2.2.1 Sơ đồ bộ máy
Bộ phận an toàn tại dự án D’ELDORADO gồm Trưởng ban an toàn là Ông
Nguyễn Ngọc Ánh, Thư ký an toàn là Bà Phạm Hồng Phương phụ trách hồ sơ, và
kỹ sư an toàn phụ trách hiện trường là Ông Đinh Văn Hùng và Ông Đặng Huy
Hiệp.
Trưởng ban an toàn tại dự án

Kĩ sư an toàn tại dự án

Thư kí an toàn tại dự án

Sơ đồ 2.3: Bộ phận an toàn tại dự án
2.2.2.2 Trách nhiệm của phòng an toàn
Tại mỗi công trình xây dựng của Delta công ty luôn chú trọng đến công tác
ATVSLĐ tại công trường. Bộ phận ATVSLĐ là bộ phận không thể thiếu, có trách
nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho mọi cán bộ công nhân trên công trường,

không để một ai gặp phải nguy hiểm trong lúc làm việc để quá trình thi công
được diễn ra theo đúng tiến độ, an toàn, chất lượng.
Bên cạnh đó phòng an toàn còn có trách nhiệm thiết lập các hồ sơ pháp lý
để trình lên Ban quản lý dự án và Phòng an toàn trên công ty để kiểm soát các vấn
đề ATVSLĐ. Ngoài ra các hồ sơ pháp lý này sẽ được đệ trình lên các Sở ban
ngành có liên quan xem xét, để các kế hoạch ATVSLĐ được triển khai nhanh
chóng, công khi minh bạch.
Một bộ hồ sơ pháp lý mà Phòng an toàn phải triển khai bao gồm:
+ Các quyết định thành lập
+ Nội quy lao động / sổ tay, sổ nhật ký an toàn / Đánh giá rủi ro và quy chế
phạt
+ Kế hoạch / Phương án ATVSLĐ và ứng phó khẩn cấp
+ Hồ sơ cán bộ, công nhân viên / Kế hoạch huấn luyện đào tạo ATVSLĐ
+ Kế hoạch cấp phát, kiểm tra PTBVCN
+ Hồ sơ PCCN
Sv: Hà Thị Trọng

25

Lớp: BH22B


×