Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.4 KB, 9 trang )

Chủ đề 15: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay về thời kì quá
độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

A. Mở đầu.
Hiện nay, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vẫn
đang tiếp diễn và con đường “phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch
sử, thực tiễn sâu xa, vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn
toàn khả thi. Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn. Có
nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng ở mỗi tài liệu thì mới đề cập
đến một khía cạnh của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Là một sinh viên
được học môn chủ nghĩa xã hội khoa học, em muốn đi tìm hiểu những vấn đề
chung, khái quát về con đường quá độ của nước ta. Việc nghiên cứu đề tài này
sẽ cung cấp cho em thêm những thơng tin q báu về tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội trong nước để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế. Cùng
với việc tích luỹ những kiến thức trong những năm tiếp theo tại trường em mong
muốn sau này sẽ góp được phần nhỏ bé của mình để hồn thành những nhiệm vụ
kinh tế của thời kì quá độ.
Trong quá trình tìm hiểu về chủ đề 15: "Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, lý luận thực trạng và giải pháp thực hiện ở
nước ta", do vốn kiến thức của em và do thời gian có hạn nên em sẽ gặp phải
những thiếu sót. Em rất mong thầy góp ý cho em để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.

B. Nội dung.
I.
Lý luận chung về quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
1. Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



Muốn hiểu được rõ thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trước
hết ta phải hiểu được thế nào là thời kì quá độ. Theo lý luận Mac- Lênin đã
khẳng định muốn tiến từ một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức
sản xuất cao hơn cần bắt buộc phải trải qua thời kì quá độ. Mác đã khái quát về
mặt lý luận và chỉ rõ: “ Thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách mạng khơng
ngừng, triệt để và tồn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản
xuất khác. Trong thời kì quá độ xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là một
thời kì có nhiều mâu thuẫn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết triệt để”.
2. Tính tất yếu quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH
cũng đều phải trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển.
Con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển
rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu
khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của Cách
mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất là do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: thế giới bước vào thời kì quá
độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH. CNTB lúc đó là xã hội đã lỗi thời về
mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội
cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa.
CNTB khơng phải là tương lai của lồi người, nó khơng vượt qua những mâu
thuẫn mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất; mâu thuẫn này càng ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc hơn;
CNXH mà con người đang vươn tới là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB
đó là xã hội vì sự nghiệp giải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện
của loài người. Chúng ta quá độ thẳng lên CNXH nghĩa là đi theo dòng chảy của
thời đại nghĩa là đi theo quy luật tự nhiên của lịch sử.
Thứ hai là do sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc của Đảng. Ngay khi
ra đời Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên



CNXH bỏ qua chế độ. Từ sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng
cộng sản lãnh đạo đã thành cơng thì chúng ta đã cởi bỏ được hai vịng xích, đã
thốt khỏi cảnh một cổ hai tròng, Đảng và Nhà nước thêm vững mạnh, nhân dân
đã thêm niềm tin vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng. Vì những lẽ đó, Đảng tất
yếu lãnh đạo tồn thể nhân dân lao động tiến thẳng lên CNXH không trải qua
giai đoạn phát triển TBCN.
II.

Quan điểm của Đảng về thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua
CNTB.

1. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết thực tiễn
quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ
nghĩa.
"Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là
một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân
làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền
văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp
bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các
dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới".
Có thể xem đây là mơ hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Những đặc
trưng trong mơ hình đó vừa phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết
Mác-Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù dân tộc, có

tính đến các đặc điểm của thời đại. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn nhiều vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu sâu và cụ thể hoá.


2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam
tạm thời chia hai miền: miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân;
miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - hậu phương lớn của
cách mạng miền Nam... Đảng ta đã xác định rõ: đặc điểm lớn nhất của miền
Bắc, xét về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Những thành tựu của
miền Bắc trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu
phương lớn của miền Nam và có vai trị quyết định nhất đến tồn bộ hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng cả nước: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I. Lênin đã nêu ra về đặc điểm
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở "những nước tiểu nông", Đảng ta và nhân
dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ
độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã
phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là
về quản lý kinh tế: đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và
tập thể một cách hình thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành
chính bao cấp của Nhà nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I. Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần kinh tế đan xen
nhau... trong thời kỳ quá độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở
nên trừu tượng, hình thức bề ngồi - nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội,
nhất là đất đai, trở nên khơng có chủ cụ thể... Đó là một trong những nguyên
nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của tồn dân ta, của đất nước ta
và khơng phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy,
kinh tế, xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng...

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính
thức cơng cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác
định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới
tồn diện, nhưng có trọng điểm đúng: trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải


thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống
chính trị... để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta
đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về "thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", có
thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển "bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa". Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là "bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa". Đến Đại hội IX Đảng ta có nhận thức càng rõ hơn nữa: "bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng
nền kinh tế hiện đại".
3. Nội dung của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến
đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp,
cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường tư
bản chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa, đấu tranh quyết liệt chống âm
mưu “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
Trong thời kỳ q độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều
thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất,
vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to
lớn về kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ
hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp
cơng nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân


tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh
đạo, kết hợp hài hồ lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng
và nguồn lực của toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố; xây dựng nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm
nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện
đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo
đảm vững chắc quốc phịng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế".
4. Phương hướng – nhiệm vụ được Đảng đề ra trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ nhất, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;
củng cố liên minh giữa giai cấp cơng nhân với nơng dân và đội ngũ trí thức do
Đảng ta lãnh đạo làm nền tảng và là nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân
dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của
nhân dân.
Thứ hai, phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân về
vật chất và tinh thần.

Thứ ba, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu
cầu và tính chất của sự phát triển lực lượng sản xuất qua nhiều hình thức đa
dạng về sở hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất, hợp tác sản xuất kinh doanh trong
nước và quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho cả nền
kinh tế quốc dân; từng bước phát triển kinh tế tri thức một cách phù hợp, có hiệu


quả và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nhiều hình thức phân phối,
trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc
chủ đạo.
Thứ tư, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và
văn hoá, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư
tưởng chủ đạo đời sống tinh thần của đất nước. Kế thừa và phát huy tinh hoa văn
hoá của dân tộc ta và của nhân loại. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa có trí
tuệ, đạo đức, lối sống, phong cách... có văn hố, văn minh; có thể chất và đời
sống thẩm mỹ lành mạnh. Đấu tranh loại trừ các biểu hiện phản văn hoá, văn
minh, phi đạo lý, đạo đức... trái với giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta và của nhân loại tiến bộ, trái với mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã
hội.
Thứ năm, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở
rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp mọi lực lượng xã hội tán thành và
phấn đấu vì mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chính sách đối ngoại
hồ bình, hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, độc lập và cùng có lợi với các nước, các
tổ chức quốc tế...
Thứ sáu, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt quốc phịng tồn dân, an
ninh nhân dân, gắn chặt kinh tế với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an tồn xã hội.

Thứ bảy, thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam,
theo phương châm: phát triển kinh tế là trọng tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là
then chốt... để Đảng ta luôn luôn trong sạch, vững mạnh, đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín đáp ứng vai trị lãnh đạo xã hội ta trên mọi lĩnh vực trước những yêu
cầu ngày càng cao hơn, với những vận hội mới lẫn những thử thách mới.


C. Kết luận.
Qua cơ sở lý luận và qua thực tiễn đã nêu ở trên, có thể khẳng định lại một
lần nữa rằng con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam là hoàn
toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan. Đó là sự vận dụng đúng đắn,
sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tiến trình thực
hiện q độ ở nước ta thì Đảng và Nhà nước đóng một vai trò quan trọng hàng
đầu, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội .
Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ của thời kì quá độ thì Đảng và Nhà
nước phải đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hố, hiện đại hố
có như thế chúng ta mới xây dựng được cơ sở vật chất cho nền kinh tế quá độ
mới giảm bớt khoảng cách lạc hậu về khoa học công nghệ và kĩ thuật so với các
nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Trong quá trình thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước trong thời kì quá độ, chúng ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội.


D. Tài liệu tham khảo.
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – ĐH Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội.
- Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lenin
- Văn kiện đại hội Đảng.




×