Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

nhan thuc ve chu nghia xa hoi va con duong di len chu nghia xa hoi ơ viẹt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.94 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Người thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rút ngắn
không qua chế độ (tư bản chủ nghĩa) TBCN, con đường phát triển chưa có tiền lệ
lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm. Tuy nhiên với
bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật, vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước ta đã và đang thực hiện
thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tính đúng
đắn của đường lối đổi mới. Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định: "không phải từ bỏ
mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây
dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới khơng phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền
tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng" . Thành tựu
phát triển của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự
thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày nay.


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

PHẦN 1 - LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Dự báo của C. Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội (CNXH)
1.1 Dự báo của C. Mác và Ph.Ăngghen về CNXH
C. Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để
phân tích một xã hội hiện thực là xã hội tư bản. Hai ơng đã tìm ra quy luật phát
sinh, phát triển và diệt vong của nó, đồng thời dự báo về sự ra đời hình thái kinh tế
- xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa – mà giai đoạn đầu là CNXH.
Hai ông đánh giá cao vai trò lịch sử của (chủ nghĩa tư bản) CNTB trong
việc phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nền đại cơng nghiệp cơ khí và gắn liền với
nó là giai cấp vơ sản cách mạng. Đó là lực lượng sản xuất có tính chất xã hội.
CNTB càng phát triển thì nền đại cơng nghiệp và giai cấp vơ sản càng phát triển.
Chính sự ra đời của nền đại cơng nghiệp đã quyết định thắng lợi của CNTB đối với
xã hội phong kiến, thì đến lượt nó, sự phát triển của nền đại cơng nghiệp làm cho
nền sản xuất có tính chất xã hội lại mâu thuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhân
TBCN. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội địi hỏi phải “thủ
tiêu mâu thuẫn ấy”, phải “tự giải thoát khỏi cái tính chất tư bản của chúng, đến chỗ
thực tế thừa nhận tính chất của chúng là những lực lượng sản xuất xã hội” 1. Điều
đó có nghĩa là, phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, xác lập chế độ sở
hữu có tính chất xã hội - chế độ cơng hữu. Và do đó, một xã hội mới ra đời thay thế
CNTB – đó là CNXH, chủ nghĩa cộng sản.
Hai ông cũng dự báo rằng cách mạng vô sản trước hết nổ ra ở các nước tư
bản phát triển, đồng thời, khi giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã giành được
chính quyền, với kinh nghiệm và sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước đó, các
nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường “rút ngắn”, từng bước lên CNXH,
chủ nghĩa cộng sản không qua giai đoạn phát triển TBCN.
1

C. Mác và Ph. Ăngghen , Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 20, tr. 385.

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17


Trang


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

1.2 Dự báo của V.I.Lênin về CNXH
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đến giai đoạn này,
tính chất xã hội của lực lượng sản xuất trong các nước tư bản đã đạt đến trình độ
cao, và theo V.I.Lênin, nó làm cho “những quan hệ sản xuất xã hội đang thay đổi”,
làm cho “những quan hệ kinh tế - tư nhân và những quan hệ tư hữu là một cái vỏ,
khơng cịn phù hợp với nội dung của nó nữa” 2. Điều đó địi hỏi phải làm cách
mạng vơ sản để xóa bỏ CNTB, xác lập CNXH, chủ nghĩa cộng sản.
Ông đã chỉ ra hai con đường cơ bản quá độ lên CNXH:

 Con đường thứ nhất: quá độ trực tiếp lên CNXH. Đây là con đường tiến lên
CNXH đối với các nước tư bản phát triển.

 Con đường thứ hai: quá độ lên CNXH thông qua nhiều khâu trung gian,
nhiều bước quá độ. Đây là con đường tiến lên CNXH đối với các nước lạc
hậu, kinh tế kém phát triển.
2. Cách mạng Tháng Mười Nga – thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong hiện thực
Cách mạng Tháng Mười (CMT10) Nga thành công đã mở ra một thời đại
mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách
mạng này là bằng chứng sinh động, hiện thực và đầy sức thuyết phục về tính cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thắng lợi của CMT10 thể hiện sự ưu
việt của chủ nghĩa Mác-Lênin so với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào
cộng sản và cơng nhân quốc tế. Chính từ đây CNXH khơng chỉ còn là lý tưởng, là

học thuyết mà là hiện thực cụ thể.
 Thành công của CMT10 khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng
dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa
Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vơ sản mới thực sự
đem lại quyền lợi cho người lao động.

2

V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr.539

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17

Trang


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

 CMT10 thành cơng đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – xã
hội chủ nghĩa (XHCN), mà trước đó chỉ là những ước mơ.
 CMT10 thành cơng đã chứng minh trên thực tế luận điểm về: sụp đổ
tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở
đó khơng cịn người bóc lột người.
 CMT10 khơng chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải phóng
con người khỏi áp bức, bất cơng, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà cịn
khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của
lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã
hội mới, đó là giai cấp cơng nhân.
 Khi dự đốn về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen cho rằng,
cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB. Cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới, chuyển sang giai
đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở phân tích đặc
điểm phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra
khả năng cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số
nước, thậm chí ở một nước. Trong hồn cảnh đó, Lênin (1870–1924)
đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để
giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu
tranh bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư
tưởng xét lại, cơ hội…
 Sau CMT10, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dân
xơviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn cả về
người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng về CNXH,
phát triển CNXH trong hiện thực.
 Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu vào
cuối những năm 80-đầu những năm 1990 của thế kỷ XX không phải
sự phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là sự phủ định CNXH

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17

Trang


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó chỉ là sự đổ vỡ của một
mơ hình phát triển cụ thể không được điều chỉnh kịp thời trước điều
kiện mới.
3. CNXH theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung và vai trị lịch sử của mơ
hình đó
Mơ hình kế hoạch hóa tập trung có những đặc trưng cơ bản sau:

 Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hai hình
thức: tồn dân và tập thể.
 Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế
nào được quyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh.
 Phân phối mang tính chất bình qn và trực tiếp bằng hiện vật là chủ
yếu, xem nhẹ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
 Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ
các biện pháp kinh tế.
Trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, mơ hình này đã có vai
trị to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng đất
nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa (CNH), tạo ra được một nền cơng nghiệp hiện đại. Đến khi Chiến tranh
thế giới thứ hai nổ ra, nhân dân Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại. Trong điều kiện đó, mơ hình kế hoạch hóa tập trung một lần nữa phát huy vai
trị tích cực trong việc huy động sức người, sức của cho chiến tranh - một trong
những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
Với những thắng lợi to lớn mà nhân dân Liên Xô đạt được đã dẫn đến quan
điểm cho rằng, mơ hình kế hoạch hóa tập trung là mơ hình kinh tế cùa CNXH, cịn
kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế của CNTB.
Tuy nhiên, mơ hình này dần bộc lộ những hạn chế của nó, như không khai thác
được các năng lực sản xuất trong nước, khơng phát huy được nhiệt tình và tính chủ
động sáng tạo của con người trong quá trình lao động sản xuất, không đẩy nhanh

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17

Trang


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH


được sự tiến bộ khoa học và công nghệ, không mở rộng được quan hệ kinh tế quốc
tế…Từ đó, năng suất lao động xã hội thấp, hàng hóa nghèo nàn và chất lượng
kém… Đồng thời, cũng đẻ ra bộ máy hành chính quan liêu, chủ quan duy ý chí.
Điều đó chứng tỏ mơ hình đó khơng đáp ứng được u cầu phát triển của lực lượng
sản xuất hiện đại, nhất là khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát
triển mạnh mẽ.
Mơ hình kế hoạch hóa tập trung khơng cịn thích hợp nữa, nhưng do chậm
nhận thức và đổi mới đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hệ thống
XHCN được xác lập sau Cách mạng Tháng Mưịi Nga. Đứng trước khủng hoảng,
Liên Xơ đã tiến hành cải tổ và do sai lầm trong cải tổ đã dẫn đến sự sụp đổ của
CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Thực chất sự sụp đổ đó là sụp đổ của mơ
hình CNXH tập trung, quan liêu, bao cấp.
4. Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên CNXH
Trong lúc CNXH bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đến sụp đổ ở Liên Xô và
Đơng Âu, thì CNTB lại đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học và
công nghệ, cũng như nhiều mặt khác của đời sống xã hội. Từ đó có quan điểm phủ
nhận CNXH, lý tưởng hóa CNTB. Thực chất quan điểm đó đã đồng nhất CNXH
với mơ hình CNXH tập trung, quan liêu, bao cấp; đồng nhất những thành tựu đạt
được của nhân loại với CNTB. Rõ ràng, đây là sự lẫn lộn giữa hiện tượng với bản
chất; giữa ngẫu nhiên với tất nhiên của lịch sử.
Như đã phân tích, đây chỉ là sự sụp đổ của một mơ hình cụ thể, chứ khơng
phải là sự sụp đổ của CNXH với tính cách là một xã hội cao hơn CNTB. Hơn nữa,
việc xây dựng một xã hội mới là một việc hết sức khó khăn, phức tạp, những vấp
váp, thậm chí đổ vỡ tạm thời là điều khó tránh khỏi. Những đổ vỡ đó khơng phải là
luận cứ để bác bỏ một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, mà là mang lại
những kinh nghiệm để nhận thức ngày càng đúng đắn hơn về CNXH và con đường
đi lên CNXH.
Những biến đổi trong thời đại chúng ta không thể tách rời cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, cũng như những thành tựu do cuộc cách mạng đó mang
lại. Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ được bắt đầu vào giữa thế

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17

Trang


Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

kỷ XX và phát triển rất nhanh chóng, nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XX đến
nay. Nó đã biến “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, làm cho người
lao động ngày càng được trí tuệ hóa và lao động trí tuệ ngày càng trở thành lực
lượng lao động chủ yếu. Sản xuất phát triển theo chiều sâu, hàm lượng chất xám
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (hiện nay các sản phẩm có chất lượng
cao, hàm lượng chất xám chiếm khoảng 60-70% giá thành sản phẩm). Với vị trí có
tính quyết định của khoa học, cơng nghệ và lao động trí tuệ trong nền sản xuất hiện
đại, kinh tế thế giới đã chuyển lên một trình độ mới về chất – kinh tế tri thức. Vấn
đề hình thành, phát triển kinh tế tri thức đang là vấn đề có tính thời sự.
Sự ra đời của CNXH là kết quả hợp quy luật do sự phát triển của CNTB tạo
ra. Cho nên, vấn đề quá độ lên CNXH vẫn là xu hướng của thời đại. Vấn đề đó
được đặt ra ở các nước khác nhau với những mức độ khác nhau và sẽ được giải
quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lớp Đêm 1 – K17

Trang


1.

3


2.

3.

3


4.

5.

6.

7.




×