A. Mở đầu.
B. Thân bài
1. Tổng quan về nền kinh tế nhiều thành phần.
1.1. Khái niệm.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển
như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một
hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản x́t. Thành phần kinh tế tờn tại ở
những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất
(mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh
tế.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gờm nhiều
thành phần kinh tế.
1.2. Vai trị của nền kinh tế nhiều thành phần
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách
quan, mà còn có vai trò to lớn vì:
Một là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tờn tại nhiều hình thức
tở chức kinh tế, nhiều phương thức quản lí phù hợp với trình độ khác nhau của
lực lượng sản xuất. Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác dụng thúc đẩy tăng
năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các
thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là, nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ
thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh
tranh, khắc phục tình trạng độc quyền. Điều đó góp phần quan trọng vào việc
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của nước ta trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cảI
thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế
xã hội.
Ba là, tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ,
trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những "cầu nối", trạm
"trung gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Bốn là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình
thức tở chức sản x́t kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Năm là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế
của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên
nhiên, kinh nghiệm quản lí để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đồng thời
cho phép khai thác kinh nghiệm tở chức quản lí và khoa học, công nghệ mới trên
thế giới.
2. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần trong chính sách kinh tế mới
của Lenin.
Đưa ra và luận giải những nội dung căn bản kinh tế nhiều thành phần
trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin, đồng thời chỉ rõ ý nghĩa to lớn của
nó không chỉ đối với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở nước Nga Xô
Viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, mà còn đối với công cuộc phát triển kinh
tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới. Khẳng định chủ trương phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà Đảng ta đã đề ra là trên tinh thần vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế
mới của V.I.Lênin, đây là sự vận dụng đúng đắn và cần thiết để từng bước phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta.
2.1. Bối cảnh ra đời chính sách kinh tế mới.
C.Mác, Ph.Angghen và V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa
xã hội trước hết là sản phẩm khách quan của chủ nghĩa tư bản và điều đó tất yếu
đòi hỏi những người cộng sản, nhân dân lao động cùng với nhà nước kiểu mới
của mình phải biết tiếp thu, kế thừa tất cả các giá trị tiến bộ được tạo ra bởi chủ
nghĩa tư bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của V.I.Lênin
về một kết cấu kinh tế quá độ với sự đan xen giữa các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế, các giai cấp vô sản, tư sản và tiểu tư sản thực chất đã được
nêu ra từ năm 1918. Chính sách kinh tế mới (NEP), là sau bước thử nghiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội bằng “con đường trực tiếp” không thành công. Chúng ta
đều biết, thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga Xôviết đã phải trải qua
một chặng đương phát triển đầy mâu thuẫn và phức tạp đan xen. Với chính sách
nhiều thành phần kinh tế của mình, Lênin đã xác định thành phần kinh tế quan
trọng để từ đó coi nó như “chiếc cầu nhỏ, xuyên qua chủ nghĩa tư bản để lên chủ
nghĩa xã hội”.
Tháng 2 năm 1921, V.I.Lênin đã xác định nhiệm vụ cho nước Nga Xô viết
như sau: “Trong một số vấn đề kinh tế, chúng ta cần rút lui về những vị trí của
chủ nghĩa tư bản nhà nước”. “Chủ nghĩa tư bản nhà nước” mà V.I.Lênin nói tới
ở đây là chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội ở nước Nga. Nếu như trong những năm đó, đôi khi V.I.Lênin có nói tới “Chủ
nghĩa cộng sản”, thì điều đó chỉ có nghĩa là ông nói nó xuất hiện ở giai đoạn đầu
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì, chủ nghĩa cộng sản
trọn vẹn, chín m̀i là sự nghiệp của một tương lai lâu dài. Chính sách kinh tế
mới được xem là khâu chính của thời kỳ quá độ cũng là đối sách của V.I.Lênin
do hoàn cảnh khách quan trong nước những năm 1920 - 1921 tạo ra. Vì vậy, để
hiểu rõ thực chất chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin, trước tiên cần phải xem
xét tình trạng của nước Nga Xô viết thời kỳ sau nội chiến (1920).
Tình trạng kinh tế của nước Nga Xô viết sau nội chiến vô cùng tồi tệ:
“Hậu quả của nội chiến đạt tới mức độ khổng lồ", tình trạng phân tán và tản mạn
của những người tiểu sản xuất, sự nghèo đói, vô văn hoá và mù chữ của họ, mối
liên hệ trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn bị ngừng trệ. Nội chiến
những năm 1918 - 1920 làm khánh kiệt đất nước, cản trở công việc tái thiết lực
lượng sản xuất vốn đã bị tàn phá nặng nề. Thêm vào đó là nạn mất mùa năm
1920, nạn dịch súc vật; vì vậy tăng thêm những vùng bị đói, việc đó lại càng cản
trở việc khôi phục giao thông và công nghiệp.
Theo đà ngày càng suy thoái của tình trạng kinh tế đất nước, tình thế
chính trị cũng tiếp tục trầm trọng hơn. Khá phở biến là sự dao động về chính trị
của người tiểu sản xuất. V.LLênin chỉ ra rằng: “Chúng tôi đã tiến quá xa trong
cuộc tấn công về mặt kinh tế ... Chúng tôi chưa đủ sức để chuyển trực tiếp sang
những hình thức thuần túy xã hội chủ nghĩa, sang việc phân phối thuần túy xã
hội chủ nghĩa; và nếu chúng tôi lại tỏ ra không có khả năng lùi bước, để chỉ
đóng khung trong những nhiệm vụ dễ hơn mà thôi, thì có lẽ chúng tôi đã bị nguy
cơ diệt vong rồi". V.I.Lênin muốn nói rằng, nếu như “chủ nghĩa cộng sản thời
chiến" trước đây được rất nhiều người trong Đảng hiểu như là một chính sách
cần phải được tiếp tục trong chặng đường tiếp theo của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, thì thực tế đã cho thấy, sau chiến tranh, không thể tiếp tục con
đường đó, bởi nó đối lập Đảng với quần chúng nhân dân, công nhân với nông
dân và chỉ làm trầm trọng thêm nền kinh tế vốn đã hoang tàn của đất nước.
2.2.
Kinh tế nhiều thành phần là trọng tâm trong chính sách
kinh tế mới của Lenin.
Tháng 2 năm 1921, tại Hội nghị lần thứ XI, Đảng Cộng sản Nga đã nhất
trí thông qua chính sách kinh tế mới. Đảng đã quyết định áp dụng ở nước Nga
Xô viết những biện pháp khẩn cấp, kiên quyết nhằm cải thiện tình cảnh của
nông dân và phát triển lực lượng sản xuất ỡ nông thôn.
V.I.Lênin đã rút ra kết luận là: Trong điều kiện thực tế của nước Nga, giai
cấp vô sản đã giảm nhiều sau hai cuộc chiến tranh lại vừa mới giành chính
quyền về tay, họ không có kinh nghiệm quản lý và do vậy, không có khả năng
khẳng định sở hữu xã hội đối với tất cả các tư liệu sản xuất của xã hội. Trong khi
vận dụng chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin đã dùng từ “quá độ” để chỉ rõ trong
nền kinh tế của nước Nga khi đó “có những thành phần, những bộ phận, những
mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa xã hội là bước kế tiếp liền ngay sau chủ nghĩa tư bản nhà nước,
kế thừa kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động cao và hệ thống tổ chức có kế
hoạch nền kinh tế quốc dân do chủ nghĩa tư bản nhà nước đã tạo lập. Kinh tế xã
hội chủ nghĩa, xét về lực lượng sản xuất, về kỹ thuật, ít nhất phải đạt trình độ
hiện đại như chủ nghĩa tư bản - độc quyền nhà nước ở những nước tư bản chủ
nghĩa phát triển, về quan hệ sản xuất, phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
sản x́t và thực hiện hình thức phân phới theo lao động, phù hợp với trình độ xã
hội hóa cao của lực lượng sản xuất, chứ không phải công hữu hóa một cách hình
thức, chủ quan, duy ý chí. Bởi vậy theo V.I.Lênin, trong giai đoạn đầu thời kỳ
quá độ, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa mới chỉ là mầm mống, mầm mống
mới nhú lên. Điều quan trọng nhất là phải vun bón chu đáo những mầm mống
đó để nó lớn dần lên và sẽ tiến tới giữ địa vị thống trị nền kinh tế quốc dân.
Theo phép biện chứng duy vật, mỗi sự vật khi phát triển đến trình độ cao
nhất lại tạo điều kiện để phủ định chính nó và chủn lên một hình thái cao hơn.
Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng bị phá vỡ sẽ chuyển lên sản xuất hàng hóa
nhỏ; sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển sẽ phân hóa hai cực và chuyển lên chủ
nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản tư nhân phát triển cao sẽ chuyển thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền và dung hợp với nhà nước hình thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước; chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị
vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là bước tiến liền ngay sau
chế độ tư bản độc quyền nhà nước. Sự vận động theo quá trình lịch sử tự nhiên
nói trên chứng tỏ trong tiến trình phát triển các thành phần kinh tế đều hướng
dần lên chủ nghĩa xã hội, mà hiện nay được gọi là theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chứ không phải đem chủ nghĩa xã hội từ bên ngoài lồng ghép vào kinh tế
thị trường.
Với V.I.Lênin, chính sách kinh tế mới là sự kết hợp nhiều hình thức sở
hữu khác nhau và do vậy, trong nó có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quan
hệ sản xuất khác nhau. Đường lối phát triển này là sự củng cố từ từ nhằm tăng
cường phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp và nông nghiệp
để nó đủ khả năng phục hồi kinh tế đất nước và sau đó, phát triển nhanh lực
lượng sản xuất ở nước Nga Xô viết.
3. Nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam.
3.1. Đảng ta vận dụng kinh tế nhiều thành phần trong chính sách
kinh tế mới để từng bước ổn định phát triển đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận thức và vận dụng
sáng tạo chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin vào điều kiện lịch sử - cụ thể của
nước ta. Từ Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta đã thừa nhận nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần là đặc trưng của cơ cấu kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hộỉ ở
nước ta và đưa ra chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế nhiều
thành phần. Nếu thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta chỉ có một thành phần kinh tế
là “thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu
vực tập thể”, thì giờ đây, phải “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi
khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự
chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”.
Đây là lúc thực tiễn đặt ra cho chúng ta cần phải nhận thức đúng đặc điểm
của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như V.I.Lênin đã chỉ ra là có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện đó, không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ bằng thành phần
kinh tế xã hội chủ nghĩa; nghĩa là khi đề ra đường lối kinh tế phải tính tới tất cả
các thành phần kinh tế hợp thành nền kinh té quốc dân, không được bỏ sót một
thành phần kinh tế nào. Chỉ có như vậy, chúng ta mới khai thác được mọi tiềm
năng của sản xuất, khai thác được sức mạnh của toàn dân trong tất cả các thành
phần kinh tế, mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Qua hơn 30 năm đổi mới (từ 1986), nền kinh tế nước ta đã và đang phát
triển theo tư tưởng chính sách Kinh tế mới của Lênin trong điều kiện và hoàn
cảnh mới: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. “Kinh tế thị trường định hướng
XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc”. “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật
đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội XII của
Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
3.2.
Thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại
Việt Nam.
Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong hơn 30 năm qua (1986-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta,
tuy có sự dao động nhất định, song vẫn ở mức cao hơn trung bình khu vực và
thế giới với mức tăng bình quân cả thời kỳ gần 7%/năm. Nếu như giai đoạn
1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 4,4%/năm, thì đến giai
đoạn 1991-1995 là 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 là 7,6%/năm; giai đoạn
2001-2005 là 7,34%; giai đoạn 2006-2010 là 6,32%/năm; năm 2016 là 6,21% và
năm 2019 là 7,02%. Đến năm 2020 tuy cả nền kinh tế thế giới lao đao vì đại
dịch Covid 19, nước ta chỉ tăng trưởng 2,91% nhưng chỉ sớ này thậm chí còn
cao hơn cả các quốc gia phát triển. Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải
thiện, trình độ công nghệ trong sản xuất được nâng lên.
Đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng
trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2%,
đến giai đoạn 2011-2015 tăng lên 28,94%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được
kiểm soát, nợ công có xu hướng giảm dần, dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức an toàn.
Thu nhập bình quân đầu người từ khoảng 100 USD/người/năm vào năm 1986,
lên 471 USD/người/năm vào năm 2003. Năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta
đạt 343 tỷ USD, bình quân đầu người 3521 USD/người/năm. Theo đánh giá của
IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1,05
nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn USD.
Thứ hai, về tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
Từ năm 1986, nước ta thực hiện mô hình nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế, nhờ đó sức sản xuất
trong nước được giải phóng, các thành phần kinh tế phát triển, đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng tăng. Nhu cầu tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong
nước và quốc tế không ngừng mở rộng. Do đó, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng
đột biến, nếu năm 1986 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 2.944 triệu
USD, trong đó, xuất khẩu đạt 789 triệu USD, nhập khẩu 2.155 triệu USD, thì
năm 2017, tức là sau 31 năm, tởng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 425 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu đạt 213,96 tỷ USD, nhập khẩu đạt 211,04 tỷ USD, xuất
siêu hơn 2,9 tỷ USD.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc
đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng
dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương
mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm
trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD;
10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã
mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang
EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với
cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng
cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội
nhập kinh tế q́c tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết
quả đáng khích lệ trong bới cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và
tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động
đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở
Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất,
cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm
bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo
tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập
trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận
dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng
thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền
kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
Thứ ba, về các vấn đề an sinh xã hội.
Với mục tiêu định hướng XHCN, Đảng ta luôn thống nhất quan điểm tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, các vấn đề về
an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi cho
mọi người đều phát triển khá đồng bộ và ngày càng được cải thiện.
Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành, lĩnh
vực của nền kinh tế, tăng từ 37.975 nghìn người vào năm 2000, lên 53.718
nghìn người vào năm 2017 tăng 41,4%, bình quân mỗi năm tăng 2,4%/năm;
năng suất lao động xã hội năm 2005 đạt 21,4 triệu đồng/người, đến năm 2017
đạt 93,2 triệu đồng/người. Như vậy, trong vòng 12 năm, năng suất lao động xã
hội tăng 3,35 lần, bình quân tăng 27,9%/năm; tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta thấp và
có xu hướng giảm dần từ 2,88% năm 2010, xuống 2,24% vào năm 2017.
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm
như: Tích cực triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện; Tập trung đầu
tư xây dựng hệ thống các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến cuối. Đội
ngũ cán bộ y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng đối với cả y tế công lập
và tư nhân. Riêng đối với y tế công lập, số cơ sở khám chữa bệnh năm 1986 là
11.600 cơ sở, năm 2016 là 13.591 cơ sở, đạt tớc độ tăng bình quân giai đoạn
1986-2016 là 0,6%/năm; sớ giường bệnh tăng bình quân 47,2%/năm; sớ bác sĩ
tăng bình quân 9,8%/năm. T̉i thọ trung bình của nước ta tăng, đạt 73,3 t̉i
vào năm 2015; năm 2016 là 73,4 tuổi; năm 2017 là 73,5 tuổi, vượt xa các nước
có thu nhập thấp (58 tuổi) và cao hơn các nước có thu nhập trung bình (71 tuổi).
Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, theo báo cáo của Viện dinh dưỡng trước
cơ quan truyền thông ngày 12-10-2018 thì suy dinh dưỡng thể thấp còi là 23,8%,
thể nhẹ cân là 13,4% và đang có xu hướng giảm dần.
3.3. Hạn chế của nền kinh tế thị trường.
Đổi mới chính trị đôi khi chưa bắt kịp đởi mới kinh tế, nên tạo ra nhiều
khoảng trống pháp lý; nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đáp ứng kịp nhu
cầu phát triển của nền kinh tế. Nhiều chính sách hiện không còn phù hợp, thậm
chí cản trở sự phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta cao hơn mức trung bình của khu vực
và thế giới, song chất lượng tăng trưởng chưa cao, tỷ lệ đóng góp của TFP vào
tăng trưởng GDP còn thấp.
- Mặc dù Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, ban hành nhiều
chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, đào tạo nghề, hướng nghiệp để các hộ
nghèo, hộ cận nghèo, các hộ kinh tế cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên
làm giàu, xích lại gần với nhóm trung lưu, giầu có trong xã hội. Song, khoảng
cách giữa nhóm người giầu và nhóm người nghèo về thu nhập vẫn không giảm,
mà có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2012, mức chênh lệch về thu nhập giữa
nhóm người giầu và nhóm người nghèo là 8,1 lần, năm 2014 là 8,3 lần, năm
2016 là 8,4 lần, năm 2008 là 8,9 lần và năm 2019 là 9,4 lần. Như vậy, mức độ
bất bình đẳng về thu nhập ở nước ta có xu hướng tăng dần.
- Giáo dục - đào tạo và chăm sóc y tế không được Nhà nước bao cấp như
cơ chế cũ, nên phần đông số người nghèo không đủ tiền chữa bệnh, con em
không có tiền đóng học phí phải bỏ học. Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng một bộ
phận khá lớn lực lượng lao động trong tương lai sẽ không đủ sức khỏe, trình độ
văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ rất khó tham gia vào các hoạt động
kinh tế - xã hội, gây áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
4. Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
Về phía thế hệ trẻ Việt Nam, mà cụ thể là bản thân sinh viên phải có trách
nhiệm tham gia một cách tích cực có hiệu quả vào quá trình thực hiện các mục
tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra trong hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy
chúng em phải ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện để có được trình độ, năng lực
và bản lĩnh.
Phải trung thành tuyệt đối với đường lối xây dựng đất nước nói chung và
mở rộng kinh tế đối ngoại nói riêng của Đảng và Nhà nước ta. Luôn trau dồi đạo
đức, lý tưởng cách mạng, có lối sống văn hóa để trở thành những người có phẩm
chất tớt đẹp, có khí phách và qút tâm hành động thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phải hiểu biết một cách nhuần nhuyễn các qui luật của nền kinh tế thị
trường vận động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở các khâu sản
xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, ở các hoàn cảnh cụ thể của thị trường
trong nước và thị trường thế giới để vận dụng một cách sáng tạo vào việc giải
quyết các công việc sản xuất kinh doanh đới ngoại của mình, đạt hiệu quả cao
nhất, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sự rủi ro hoặc thiếu trách nhiệm gây
ra.
Không ngừng học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn và trình độ ngoại ngữ, trình độ hiểu biết luật pháp đặc biệt là luật kinh tế để
giải quyết một cách thông thạo các quan hệ giao dịch và kinh doanh ngang tầm
đòi hỏi của thị trường thế giới.
Làm công việc gì, ở đâu, với nước nào, cũng đều phải đặt lợi ích quốc gia,
lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Trong bất cứ trường hợp nào cũng đều
phải giữ vững mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta đi theo định hướng XHCN,
không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất lợi ích chính trị xã hội lâu dài.
C. Kết luận.
Như vậy, cùng với quá trình tởng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã
bước đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi
lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển
theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường
phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta
phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế.
Với tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp không chỉ
ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới như hiện nay, việc phát triển kinh tế đang
hết sức khó khăn. Do đó thế hệ trẻ chúng ta nói riêng và người dân cả nước nói
chung phải tin tưởng vào định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước,
đưa đất nước vượt qua khó khăn đồng thời mỗi người dân cần chung tay ý thức
bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh khỏi sự lây lan của dịch bệnh.
D. Tài liệu tham khảo.
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trường ĐH Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội.
- Đảng Cộna sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội XII 2016
- V.I.Lê-nin: Toàn tập.