Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày quá trình xây dựng CNXH ở liên xô phân tích nguyên nhân tan rã của CNXH ở đất nước này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.46 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC

TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ đề:
Trình bày q trình xây dựng CNXH ở Liên Xơ. Phân tích
ngun nhân tan rã của CNXH ở đất nước này.

MỤC LỤC



A. Mở bài.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã khai sinh ra chế độ
xã hội chủ nghĩa đầu tiên và mở ra một thời đại mới - thời đại quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). V.I.Lê-nin đã nhận định về ý
nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917:... “Chúng
ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân
hạnh được bắt đầu việc xây dựng nhà nước Xô-viết và do đó, mở
đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới…”.
Cùng với việc dựng cột mốc cho thời đại mới, sự nghiệp xây
dựng CNXH đầu tiên trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin cũng được bắt đầu ở nước Nga Xô-viết. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc nghiên cứu về quá trình xây dựng chủ nghĩa ở
Liên Xơ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, bài tiểu luận
này em xin chọn chủ đề: “Trình bày q trình xây dựng CNXH
ở Liên Xơ. Phân tích nguyên nhân tan rã của CNXH ở đất
nước này” cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Chủ nghĩa xã
hội khoa học của mình.
Do kiến thức về mơn học cịn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận


khơng tránh khỏi sai sót, em mong thầy góp ý, bổ sung để bài làm
được hoàn thiện hơn.


B. Nội dung.
I.
Cơ sở lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1. Quan niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay
thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội
chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp cơng nhân là người
lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một
cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công
nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập
nên nhà nước chun chính vơ sản- nhà nước của giai cấp công
nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải
biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành cơng
chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy,
theo nghĩa rộng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc
giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và
cả q trình giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao
động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc.
2. Điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2.1. Điều kiện khách quan.

Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất ngày càng phát
triển, những thành phố lớn, những khu cơng nghiệp tập trung hình
thành ngày càng nhiều. Cùng với nó, quy luật cạnh tranh theo kiểu
"cá lớn nuốt cá bé", càng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế,
hình thành những khu cơng nghiệp, những tập đồn tư bản ngày
càng lớn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra một đội
ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng, ngày càng nâng cao
về chất lượng.
Để thắng trong cạnh tranh, giai cấp tư sản phải ra sức tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để bóc lột cơng nhân. Trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản phương Tây đang phát triển trung bình, một ngày
cơng nhân phải làm 12 tiếng. Điều đó giúp cho cơng nhân dễ dàng
nhận thấy rằng, họ là đồ vật, là tài sản của giai cấp tư sản và công
nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.


Giai cấp tư sản với lịng tham vơ đáy, với khát vọng giàu có và
quyền lực, đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước
khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng, chủ nghĩa
tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc. Điều đó làm cho mâu thuẫn
giữa các nước tư bản, đế quốc với các nước thuộc địa ngày càng
trở nên gay gắt.
Để có lợi nhuận cao, giai cấp tư sản, một mặt tiến hành khai
thác cạn kiệt tài nguyên của các nước, mặt khác tìm cách cải tiến
máy móc, đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, dẫn tới tình
trạng thất nghiệp của cơng nhân ngày càng gia tăng. Điều đó càng
làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày
càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn trên bằng một cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xoá bỏ ách áp bức của giai cấp
tư sản, xoá bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu

sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới và chế độ mới xã hội chủ
nghĩa.
Hiện nay, sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất,
những thành tựu ngày càng to lớn của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để nâng
cao mức sống nhân dân, mở rộng tình đồn kết giữa các dân tộc.
Song, do tính chất tư bản chủ nghĩa, vì lợi nhuận siêu ngạch,
các tập đoàn tư bản lớn trên thế giới đang ỷ lại vào tiềm năng kinh
tế, sức mạnh quân sự gây ra những cuộc chiến tranh, xung đột trên
thế giới. Những cuộc chiến tranh này đã để lại những hậu quả nặng
nề cho quần chúng nhân dân lao động. Tình trạng nghèo đói trong
các nước nghèo ngày càng gia tăng, khoảng cách chênh lệch giữa
nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn.
2.2. Điều kiện chủ quan.
Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng
thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên
phong của mình. Giai cấp cơng nhân là lực lượng sản xuất quan
trọng nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng lại khơng có tư liệu sản
xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống.
Những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản
đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, theo quy luật có áp
bức có đấu tranh. Quy mô những cuộc đấu tranh của công nhân
chống lại giai cấp tư sản ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi nào
giai cấp cơng nhân nhận thức được rằng, chỉ có xố bỏ chế độ nơ
lệ làm th, giải phóng giai cấp mình và giải phóng tồn xã hội


bằng một cuộc cách mạng thắng lợi triệt để họ mới được giải
phóng thật sự. Giai cấp cơng nhân phải nhận thức được sứ mệnh
lịch sử của mình, của việc thực hiện việc xoá bỏ trật tự của chế độ

tư bản chủ nghĩa, thiết lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa; tức là phải
nhận thức được "việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự
nghiệp của bản thân giai cấp công nhân"
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, khơng chỉ có giai cấp cơng nhân
bị áp bức bóc lột mà cả những giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động
khác như: thợ thủ công, nông dân, những người bn bán nhỏ và
kể cả đa số trí thức... cũng bị bóc lột. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai
cấp cơng nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của
giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức, những người thợ thủ cơng,
v.v.. Điều đó đã tạo ra những điều kiện cho giai cấp này có khả
năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác vào
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
C. Mác và Ph. Ăngghen viết: "Lịch sử của cuộc đấu tranh giai
cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc
lột và bị áp bức, tức là giai cấp vơ sản, khơng cịn có thể tự giải
phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp
tư sản, nếu khơng đồng thời và vĩnh viễn giải phóng tồn xã hội
khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu
tranh giai cấp"
Thực tế cuộc đấu tranh thử thách giai cấp công nhân, với sự soi
sáng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, giúp giai cấp này nhận thức
được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một chính đảng thực sự
cách mạng, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân lao động,
thực hiện việc giác ngộ quần chúng nhân dân, huy động họ đi vào
cuộc đấu tranh, tổ chức cuộc đấu tranh, thì giai cấp cơng nhân mới
thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là xoá bỏ chủ nghĩa tư
bản, xây dựng được một chế độ xã hội mới. V.I. Lênin đã chỉ rõ:
"Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp công nhân đã thấm
nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư
tưởng về vai trị lịch sử của cơng nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã

được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập
ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế
phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp
tự giác, thì lúc đó người cơng nhân Nga, đứng đầu tất cả các phần
tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa giai cấp vô


sản Nga, thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị cơng
khai, tiến tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa thắng lợi".
II.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ qua thắng lợi của cách
mạng tháng Mười Nga.
1. Hồn cảnh, diễn biến.
Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại
tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm
thời tư sản và một bên là Xô Viết các đại biểu công nhân và binh
sĩ, đứng đầu là Xô Viết Pê-tơ-rô-grát. Trước tình hình đó, V.I.Lenin
và Đảng Bơn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Tháng 4 năm 1917, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Nga.
Đêm 24 tháng 10 năm 1917 theo lịch cũ của Nga (tức 6-111917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ của Nga (tức 7-11-1917), các lực
lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ
Cung điện Mùa Đông và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng
26-10-1917, Cung điện Mùa Đơng được giải phóng, các bộ trưởng
trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang kết
thúc thắng lợi.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 đã được ghi nhận vào lịch sử là

ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ
đại.
2. Ý nghĩa lịch sử và thời đại.
Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại
nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Nó đã xóa bỏ giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế
độ người bóc lột người, đưa giai cấp vơ sản bị áp bức, bóc lột nặng
nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân
lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân
của đất nước.
Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời
Nhà nước xã hội chủ nghĩa – nhà nước chun chính vơ sản đầu
tiên trong lịch sử lồi người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lí luận
trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Nó báo hiệu
q trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản đã bắt đầu.


Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản
trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới
xã hội chủ nghĩa, mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay
“chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước
thuộc địa của Nga Hồng, mở ra thời kì vùng dậy khơng gì ngăn
cản được của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập, tự do, làm lay
chuyển hậu phương rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc thế giới.
Tóm lại, cách mạng tháng Mười Nga thành cơng có ý nghĩa
quan trọng không chỉ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xơ, mà cịn ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vơ cùng quan

trọng.
III.

Ngun nhân tan rã xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và bài học.
Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bước vào thời kì khủng hoảng.
Từ tháng 4-1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đơng
Âu. Chỉ trong vịng 2 năm, đến tháng 9-1991, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và 6 nước Đơng Âu đã bị sụp đổ hồn tồn. Sự đổ
vỡ cũng diễn ra ở Mông Cổ, An-ba-ni, Nam Tư.
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đơng Âu có cả
ngun nhân khách quan và chủ quan, để lại những bài học sâu sắc
với thế giới.
1. Nguyên nhân.
1.1. Nguyên nhân khách quan.
Sau thằng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân Liên
Xô đã lĩnh trách nhiệm đi tiên phong khai phá con đường mới, có
tính đột phá trong việc xây dựng một chế độ xã hội mới chưa từng
có trong lịch sử. Do vậy những khiếm khuyết nảy sinh trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là điều khó tránh khỏi.
Những thập niên đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xơ đã có
bước tiến vượt bậc, tạo nên nhiều kì tích trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, khoa học – kĩ thuật, ngoại
giao.. Động lực của sự phát triển mạnh mẽ ấy chính là bản chất ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ở thời điểm nhất định
xuất hiện sự trì trệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho
nhân dân lao động thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã


tạo thêm cơ hội cho các thế lực thù địch tiến cơng xóa bỏ chủ

nghĩa xã hội.
1.2. Ngun nhân chủ quan.
Nguyên nhân sâu xa là cuối những năm 70 của thế kỷ XX, các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xơ bắt đầu lâm vào tình
trạng kinh tế - xã hội trì trệ, nhưng những khuyết tật của mơ hình
kinh tế - xã hội khơng được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.
Thành tự của cách mạng khoa học – kĩ thuật chưa được khai thác
tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu xa
hơn so với các nền kinh tế tư bản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy
giảm liên tục. Trên thị trường, hàng hóa giá thành cao, giá trị sử
dụng thấp làm tăng thêm tình trạng mất cân đối, khan hiếm hàng
hóa. Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình
trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy
giảm nhiệt tình sáng tạo của quần chúng và động lực phát triển của
xã hội Xô Viết. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và ly khai xuất hiện.
Các tầng lớp nhân dân giảm niềm tin vào Đảng, nhà nước Liên Xô.
Từ năm 1985, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ nhằm khắc phục tình trạng trì
trệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong quá trình chỉ
đạo cơng cuộc cải tổ, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã mắc nhiều sai lầm
nghiêm trọng trong đường lối, chính sách cải tổ, đưa cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội đến bờ vực thẳm. Lợi dụng tình hình đó, các
thế lực đế quốc và phản động quốc tế tăng cường phối hợp tấn
công, làm thay đổi hồn tồn chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu
và Liên Xô.
2. Bài học.
Việc thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đơng Âu và Liên Xơ
đã để lại những bài học lịch sử có ý nghĩa cảnh tỉnh đối với Đảng
cộng sản, những người cách mạng cũng như quần chúng nhân dân

lao động thế giới.
“Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền lại càng khó
hơn”, “Cách mạng phải biết tự bảo vệ và có sức mạnh tự bảo vệ”;
cơ sở xã hội tạo ra sức mạnh ấy là mối liên hệ mật thiết giữa Đảng,
chính quyền với nhân dân. Bài học lớn từ sự sụp đổ mơ hình chủ
nghĩa xã hội Xơ – viết đã minh chứng quan điểm này của


V.I.Lenin. Việc giành, giữ, bảo vệ chính quyền là sự nghiệp của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, một Nhà
nước hết lòng phục vụ nhân dân.
Việc thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
để lại bài học lớn về công tác tư tưởng. Những rối loạn xã hội được
bắt đầu từ rối loạn thông tin và phân rã tư tưởng. Việc buông lỏng
quản lý trận địa tư tưởng, văn hốm thậm chí dung túng cho sự q
khích của các lực lượng cực đoan, đã dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng làm rối loạn xã hội.


C. Kết luận.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ mơ
hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ
thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến cơng nhằm
xóa bỏ chế độ XHCN của các nước cịn lại. Theo đó, việc nghiên
cứu ngun nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng
CNXH ở mỗi nước hiện nay là rất cần thiết.
Bản thân là một sinh viên đang theo học trên ghế nhà trường,
em ý thức được sự thiết thực khi tiếp thu kiến thức của môn chủ

nghĩa xã hội khoa học. Điều này khiến bản thân em có cái nhìn rõ
ràng, đầy đủ hơn về các vấn đề xã hội xung quanh bản thân qua
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.


D. Tài liệu tham khảo.
- Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học – ĐH Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội.
- Nhandan.com.vn



×