Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(SKKN 2022) ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ để nâng cao chất lượng dạy học trắc nghiệm môn toán tại trường THPT cầm bá thước thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.04 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHẦN
MỀM HỖ TRỢ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC TRẮC NGHIỆM MƠN TỐN TẠI TRƯỜNG
THPT CẦM BÁ THƯỚC - THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Hồ Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Tốn

THANH HĨA, NĂM 2022


Mục lục
1

2

3

Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài . . . . .
1.2 Mục đích nghiên cứu . .
1.3 Đối tượng nghiên cứu . .
1.4 Phương pháp nghiên cứu .

.


.
.
.

1
1
1
2
2

.
.
.
.

2
2
3
4
12

Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2 Kiến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13
13
13

.

.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.

.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.

.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . . . . . . . . . . .
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . . . . . . .
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm . . . . . . . . . . . .

Tài liệu tham khảo

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.

15

i



ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRẮC NGHIỆM MƠN TỐN TẠI
TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC - THƯỜNG XUÂN

1
1.1

Mở đầu
Lí do chọn đề tài

Hiện nay, kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia (trước đây là thi THPT Quốc Gia)
đã tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan tất cả các mơn (trừ mơn
ngữ văn). Mơn Tốn có sự thay đổi từ năm học 2016-2017, chuyển từ thi tự luận
sang thi trắc nghiệm khách quan. Các đề kiểm tra thường xun, giữa kì, cuối kì
ở các khối lớp cũng có tỉ lệ trắc nghiệm nhất định. Để có thể đạt điểm cao trong
các kì thi, học sinh cần phải được rèn luyện, tiếp cận nhiều hơn với các câu hỏi
ở dạng trắc nghiệm. Trường THPT Cầm Bá Thước là một trường của huyện miền
núi, chất lượng đầu vào lớp 10 của học sinh còn rất thấp, phần lớn học sinh học
với mục đích dự thi tốt nghiệp, việc học của các em còn thụ động, chủ yếu dựa vào
các bài tập, tài liệu mà giáo viên cung cấp. Tuy nhiên, nguồn bài tập trắc nghiệm
trước đây cũng còn khá hạn chế, các hình thức làm bài tập cũng chưa đa dạng. Vì
vậy các em học sinh chưa được rèn luyện nhiều các đề thi dạng trắc nghiệm, dẫn
đến kết quả dự thi THPT Quốc Gia của học sinh trong những năm trước đây còn
chưa cao.
Đối với giáo viên, việc soạn ra những bài tập trắc nghiệm đảm bảo chất lượng,
đáp ứng với từng đối tượng học sinh, việc chấm bài thi trắc nghiệm, thống kê các
lỗi sai của học sinh mất khá nhiều thời gian và công sức. Công việc sẽ nhẹ nhàng
hơn nếu giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ dạy

học, đồng thời phát huy hiệu quả của hoạt động nhóm giáo viên. Chính vì vậy tơi
chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài
Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ để nâng cao chất lượng
dạy học trắc nghiệm mơn Tốn tại trường THPT Cầm Bá Thước, Thường
Xn

1.2

Mục đích nghiên cứu

Đề tài này giúp học sinh: Được tiếp cận với nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác
nhau ở cùng một mức độ tư duy (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng
1


cao). Làm quen và rèn luyện nhiều lần các câu hỏi trắc nghiệm của cùng một dạng
tốn, từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng giải quyết các câu hỏi ở dạng này
trong đề thi một cách nhanh nhất.
Mặt khác, học sinh cũng được tiếp cận với nhiều hình thức làm bài khác nhau
(trực tiếp, trực tuyến) và nhanh chóng kiểm tra lại kết quả làm bài ngay sau khi
làm đề. Từ đó tạo thêm hứng thú cho học sinh trong học tập và cũng giúp giáo
viên theo dõi quá trình học tập của học sinh dễ dàng hơn.
Đề tài này cũng giúp giáo viên cùng nhau xây dựng và quản lí hệ thống bài tập
trắc nghiệm một cách hiệu quả, tạo nên sức mạnh tập thể khi xây dựng nguồn tài
liệu đảm bảo chất lượng.

1.3

Đối tượng nghiên cứu


• Hoạt động biên soạn câu hỏi, quản lí ngân hàng đề thi dựa trên các gói câu
lệnh của phần mềm soạn thảo Latex
• Các phần mềm ứng dụng giao bài tập trực tuyến: Shub-classroom,Azota...phần
mềm chấm bài trắc nghiệm ZipGrade
• Học sinh lớp 12A5,12C1,12B2 trường THPT Cầm Bá Thước.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu ứng dụng lí thuyết.
• Phương pháp làm việc nhóm qua trao đổi trực tiếp và qua facebook, messenger, e-mail.
• Nghiên cứu lí luận về các phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan.
• Sử dụng kết quả nghiên cứu vận dụng vào quá trình dạy học và kiểm tra,
đánh giá các lớp 12 trường THPT Cầm Bá Thước.

2


2
2.1

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong kì thi tốt nghiệp THPT hàng năm, bộ GD-ĐT đã sử dụng hình thức trắc
nghiệm khách quan cho hầu hết các mơn học, trong đó có mơn Tốn. Với hình
thức thi thay đổi từ tự luận sang trắc nghiệm khiến giáo viên và học sinh đều phải
chuyển hướng ôn tập. Giáo viên cần soạn ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp
với các nội dung học và phù hợp với mức độ tư duy của các đối tượng học sinh,

đồng thời quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu này. Cịn học sinh cần được
rèn luyện và tiếp cận nhiều hơn với các câu hỏi trắc nghiệm, trong thời đại 4.0,
việc đa dạng hóa các hình thức làm bài, giao bài cho học sinh là cần thiết. Thêm
vào đó cơng tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học,
bên cạnh hình thức kiểm tra tự luận, khi giáo viên cho học sinh làm các bài trắc
nghiệm khác quan việc ứng dụng có hiệu quả các phần mềm chấm bài cũng giúp
tiết kiệm thời gian chấm bài và nhanh chóng thống kê được những sai lầm mà học
sinh mắc phải.

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Học sinh có lực học trung bình, yếu trong trường chiếm tỉ lệ cao, các em chỉ
đủ khả năng ôn tập và tiếp nhận kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu và cần
được rèn luyện nhiều hơn các bài tập ở mức độ này. Với sự thay đổi của hình thức
thi tốt nghiệp, học sinh cần được thực hành nhiều hơn nhưng lượng bài tập mà các
em được tiếp xúc trước đây còn hạn chế, câu hỏi chưa đa dạng, các em cũng chưa
được làm đề thường xuyên dẫn đến việc các em thấy bỡ ngỡ khi gặp các câu hỏi
mới. Vì vậy học sinh thường phản ứng chậm khi gặp các đề kiểm tra theo kiểu trắc
nghiệm, các em không định hướng được cách làm dẫn đến sự chán nản, thiếu tập
trung khi làm bài và thường khoanh bừa hay xem bài của bạn để đối phó.
Với các học sinh ở lớp mũi nhọn, nhu cầu được tiếp cận với những câu hỏi,
những dạng toán nâng cao trong đề thi trắc nghiệm lại càng lớn. Các em có sự tự
giác, chủ động cao trong tiếp thu kiến thức, có khả năng tự nghiên cứu các lời giải,
đáp án và trao đổi lại với giáo viên những vấn đề mà các em còn vướng mắc. Vì
vậy, việc cung cấp cho các em những bài tập ở mức độ vận dụng, vận dụng cao,
các bài toán với cách đặt câu hỏi mới, lạ là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, việc
sửa bài tập cho học sinh, việc thống kê kết quả làm bài tập của học sinh, việc xác
3



định những sai lầm học sinh thường hay mắc phải khi làm bài trắc nghiệm sẽ gặp
nhiều khó khăn nếu khơng có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin và các phần mềm
hỗ trợ dạy học.

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng
nguồn tài liệu mở, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của tổ Tốn
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác soạn bài, nghiên cứu tài liệu,
tìm kiếm các nguồn bài tập đa dạng, phong phú vốn được các giáo viên thực hiện
từ lâu. Tuy nhiên lâu nay công việc soạn bài và xây dựng tài liệu ở trường THPT
Cầm Bá Thước chủ yếu bằng word, powerpoint. Trong những năm trước đây, cơng
tác thảo luận, góp ý xây dựng bài giảng vẫn cịn mang tính chất cá nhân, mỗi thầy
cô đều làm việc độc lập. Như vậy, chưa thể phát huy được sức mạnh trí tuệ của tập
thể và chưa có sự thống nhất chung về hệ thống kiến thức, nội dung giảng dạy cụ
thể cho các đối tượng học sinh. Nhận thấy những tiện lợi trong việc soạn bài đối
với bộ mơn tốn bằng Latex, đồng chí tổ trưởng đã phổ biến và được tập thể các
tổ viên nhiệt tình hưởng ứng. Cơng việc được tiến hành từ cách đây 3 năm, khi
đó các thành viên trong tổ dưới sự trợ giúp của đồng chí tổ trưởng đã học và biết
sử dụng Latex. Tôi cùng các đồng nghiệp trong tổ từng bước tiến hành xây dựng
nguồn tài liệu mở. Hiện nay, kĩ năng sử dụng latex của tất cả các thành viên trong
tổ Toán đều đã thành thạo, đáp ứng tốt các yêu cầu mở rộng, khai thác nguồn tài
liệu mà tổ cùng xây dựng.
Việc phát huy trí tuệ tập thể giáo viên là cần thiết và hiệu quả. Để nâng cao
hiệu quả xây dựng bài giảng bằng trí tuệ tập thể. Tổ tốn trường THPT Cầm Bá
Thước đã tiến hành làm theo các bước.

Bước 1: Xây dựng các dạng toán cụ thể cho mỗi bài học trong tồn bộ
chương trình giảng dạy mơn Tốn THPT.
Trong một bài học thường có những dạng tốn nhất định, những nguồn tài liệu
khác nhau cũng có các cách phân loại dạng toán khác nhau. Từ việc nghiên cứu tài
liệu và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, trong quá trình giảng dạy các giáo viên sẽ
có những cách phân loại dạng toán nhất định. Tuy nhiên, để xây dựng một nguồn
tài liệu thống nhất, giáo viên trong tổ cùng nhất trí xây dựng dạng tốn chung.
Ví dụ về các dạng tốn của Bài 1- Chương 1- Giải tích 12 được tổ cùng thống nhất

4


Bước 2: Làm việc theo nhóm, soạn thảo bài tập, gắn địa chỉ ID
Từ các tài nguồn tài liệu phong phú, các đề thi thử của các trường trong cả
nước, đề tham khảo, đề chính thức của BGD,... các thành viên trong tổ được phân
công nhiệm vụ soạn thảo lại đề và lời giải chi tiết của các bài tập, đồng thời gắn
ID6 cho câu hỏi (ID6 thể hiện cụ thể đây là bài thuộc chương mấy, bài mấy trong
chương trình SGK, ở dạng tốn nào của bài và mức độ của câu hỏi: Y,B,K,G tương
ứng với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Chẳng
hạn, một bài toán cụ thể với lời giải chi tiết được chúng tơi soạn ra
Ví dụ 1 (2D1B1-1). Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số y = −x3 +6x2 −

9x + 4.
Lời giải.
Hàm số y = −x3 + 6x2 − 9x + 4 có tập xác định D = R.
Ta có y = −3x2 + 12x − 9. Cho y = 0 ⇔ −3x2 + 12x − 9 = 0 ⇔

x=1
x = 3.


Bảng biến thiên

x −∞
y
+∞
y



1
0

0

+

3
0
4

+∞


−∞

Vậy hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng (−∞; 1), (3; +∞) và đồng biến trên
khoảng (1; 3).
Bài toán được gắn ID6 là [2D1B1-1] tương ứng với chương trình lớp 12 (2),
Giải tích (Đại số-D) và thuộc chương 1 (1), mức độ trung bình (B)-mức độ nhận
biết của Bài 1 (1), thuộc dạng 1(1).

5


Trong phần đề bài giao cho học sinh, cụm ID6 này sẽ được ẩn đi
Ví dụ 1. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số y = −x3 + 6x2 − 9x + 4.
Công việc xây dựng ngân hàng câu hỏi được tiến hành thường xuyên, liên tục
và kéo dài trong suốt năm học dưới sự chỉ đạo chung của tổ trưởng. Ngồi ra, một
số thầy cơ trong tổ cịn tham gia các nhóm, các dự án soạn bài bằng Latex trên cả
nước (như Toán và Latex,...) đảm bảo liên tục bổ sung nguồn tài liệu, cập nhật các
nội dung kiến thức mới.
Bước 3: Xây dựng chương trình giảng dạy cho các lớp cơ bản
Khi đã có một nguồn bài tập rất phong phú và đa dạng với đủ các mức độ. Tổ
tiến hành xây dựng chương trình giảng dạy cho học sinh các lớp cơ bản (những
học sinh còn có học lực ở mức độ trung bình, yếu và chiếm tỉ lệ cao trong nhà
trường) với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Từ việc xác định các
dạng tốn cần dạy cho học sinh thuộc nhóm đối tượng này trong mỗi bài học, giáo
viên lựa chọn những bài toán cơ bản, đặc trưng của dạng toán để làm ví dụ mẫu.
Sau đó lựa chọn hệ thống bài tập tự luyện tương ứng cho học sinh. Mỗi giáo viên
được giao nhiệm vụ soạn những bài dạy nhất định. Tập hợp các bài soạn của giáo
viên được đưa vào làm nguồn bài dạy chung cho cả tổ.
Song song với đó, từ nhóm những câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng, vận
dụng cao nhóm các thầy cơ giảng dạy ở các lớp mũi nhọn cũng khai thác có hiệu
quả để phục vụ cho mục tiêu đào tạo mũi nhọn. Tiến đến nâng cao kết quả chung
của các em học sinh trong kì thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia .
Như vậy nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trong soạn thảo tài
liệu, đoàn kết thống nhất cùng làm việc. Các giáo viên trong tổ đã có một nguồn
tài liệu chung, chuẩn kiến thức cho mỗi bài dạy và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
phong phú đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng học sinh cụ thể. Việc chuẩn
bị bài dạy trước mỗi buổi dạy trở nên nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu về
chất lượng dạy học.

2.3.2 Tăng cường sử dụng các phương tiện công nghệ, phần mềm hỗ trợ
trong công tác dạy học
a) Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học (máy chiếu, ti vi,
máy tính xách tay,...)
Trong dạy học, khi giáo viên sử dụng các phương tiện hỗ trợ (máy chiếu, ti
vi...) sẽ giúp tiết kiệm thời gian ghi bảng, dễ dàng minh họa cho học sinh những
hình ảnh sinh động có liên quan đến bài học. Đặc biệt, sau cuối nội dung của mỗi
6


bài học, việc cho học sinh (nhất là học sinh khối 12) luyện tập, làm quen với các
câu hỏi ở dạng trắc nghiệm sẽ được dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của máy chiếu.
Trong các tiết luyện tập, sau phần ôn tập lại các kiến thức cần nhớ. Học sinh
cần được làm thêm các bài tập trắc nghiệm. Giáo viên có thể lựa chọn in đề gồm
nhiều câu cho học sinh làm sau đó tiến hành sửa hoặc trình chiếu từng câu để
học sinh thảo luận đưa ra đáp án. Công tác chuyển đổi bài tập từ dạng đề thi sang
dạng trình chiếu được thực hiện nhanh chóng nhờ gói câu lệnh ex − beamer trong
Latex. Phần chiếu này giống với các slide trong PowerPoint.
Một phần của đề ôn tập:
Luyện tập: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Câu 1. Hàm số y = x3 − 3x2 đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới
đây?
A. (−1; 1).

B. (2; +∞).

C. (0; 2).

D. (−∞; 2).


Câu 2. Hàm số nào sau đây nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó?
x−1
2x + 1
x−2
x+5
A. y =
.
B. y =
.
C. y =
.
D. y =
.
x+1
x−3
2x − 1
−x − 1
Câu 3. Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm trên khoảng K . Mệnh đề nào dưới đây
đúng?
A. Nếu f (x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f (x) đồng biến trên K .
B. Nếu f (x) ≤ 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f (x) đồng biến trên K .
C. Nếu f (x) ≥ 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f (x) đồng biến trên K .
D. Nếu f (x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f (x) đồng biến trên K .
Câu 4. Cho hàm số f (x) có đạo hàm f (x) = x(x + 1)2 . Hàm số đồng biến trên
khoảng nào dưới đây?
A. (0; +∞).

B. (−1; +∞).

C. (−∞; −1).


D. (−1; 0).

Câu 5.
Cho hàm số y = f (x) có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Hàm

y

số đã cho nghịch biến trên khoảng nào sau đây?
A. (1; +∞). B. (−1; 1).

C. (0; 1).

D. (−1; 0).

−1

1
x

−2

7


Câu 6. Cho hàm số có bảng biến thiên như sau
x

−∞


−1
+

y

0

0

+∞

1





0

+


+∞

y(−1)
y
−∞

y(1)


−∞

Hàm số nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
A. (−∞; −1).

B. (0; +∞).

C. (−1; 1).

D. (−1; 0).

Câu 7. Cho hàm số y = f (x) có bảng xét dấu đạo hàm như sau

x
y

−∞


−2
0

0
+

2
0

+


+∞


Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. Hàm số nghịch biến trên khoảng (0; +∞).
B. Hàm số đồng biến trên khoảng (−2; +∞).
C. Hàm số nghịch biến trên khoảng (−∞; 0).
D. Hàm số đồng biến trên khoảng (0; 1).
Câu 8. Hàm số y =
A. m ≥ 1.

x−2
đồng biến trên (0; +∞) khi
x+m−3
B. m > 3.
C. m > 1.
D. m ≥ 3.

Câu 9. Cho hàm số y = f (x) có bảng biến thiên như hình vẽ. Hàm số y = f (x)
nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

x −∞
−2
0
+ 0 − 0 +
y
3
y
−∞
−1


2
0
3

+∞

−∞

A. (−∞; −2).

B. (0; +∞).
C. (0; 2).
D. (−2; 0).
mx + 5
Câu 10. Tìm m để hàm số y =
đồng biến trên từng khoảng xác định.
2x + 1
1
A. m > − .
B. m > −10.
C. m < 10.
D. m > 10.
2
8


Trình chiếu, sửa câu hỏi số 10 trong đề thi giao cho các em.
Phần đề bài


Phần có lời giải

Học sinh sẽ dễ quên kiến thức nếu không được luyện tập thường xuyên, liên
tục. Tuy nhiên thời gian học tập trên lớp vẫn có giới hạn vì vậy cần thiết phải tập
cho học sinh thói quen học tập tích cực, nâng cao tính tự giác trong q trình học
tập của các em. Sau mỗi nội dung học, giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh
các bài tập trắc nghiệm. Đồng thời lựa chọn những học sinh học "vững hơn" trong
lớp, những em có ý thức học tập tốt, có phương tiện học tập như máy tính, điện
thoại thơng minh để cung cấp lời giải, đáp án cho các bài tập. Từ đó các em hướng
dẫn cho các bạn yếu hơn.
Với sự hỗ trợ của máy chiếu và điện thoại thông minh, giáo viên cũng có thể
đổi mới trong cách dạy học. Khơng cần gọi học sinh lên bảng trình bày bài mà trực
tiếp sử dụng bài làm trong vở nháp hoặc vở ghi của học sinh để chiếu và chỉnh sửa
cho cả lớp cùng theo dõi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian học sinh phải lên bảng
trình bày lại bài giải của mình, qua đó cũng giúp cho các học sinh khác rút kinh
nghiệm từ đó nâng cao ý thức chủ động trong việc làm bài, trình bày bài giải của
bản thân.

9


b) Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá và
giao bài tập bổ sung cho học sinh
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp
giáo viên đánh giá được hiệu quả của quá trình giảng dạy qua đó có những thay đổi
phù hợp trong cơng tác giảng dạy. Đồng thời cũng giúp học sinh tự đánh giá quá
trình học tập của bản thân. Để đánh giá được thực chất học sinh, tạo động lực cho
học sinh phấn đấu, cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về cơng tác ra đề, các bước trong
công tác kiểm tra và việc trả, sửa bài cho học sinh. Công việc này đòi hỏi nhiều
thời gian của giáo viên. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm lọc đề trong Latex để

tạo đề thì trong thời gian ngắn sẽ có thể tạo ra được nhiều đề thi khác nhau với
cùng một ma trận đề. Tùy theo mục tiêu đề ra, giáo viên có thể tạo ra nhiều đề thi
gốc khác nhau với cùng một ma trận, hoặc từ một đề gốc, giáo viên sử dụng phần
mềm trộn đề để tạo ra các mã đề khác nhau.
Thông thường cuối mỗi chương học, bài học tôi tạo ra các đề ôn tập khác nhau
để học sinh làm bài và củng cố kiến thức. Ở hình dưới đây, sau khi dạy học bài 1chương 1- Giải tích 12. Tơi sử dụng phần mềm Filter (một phần mềm quản lí ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm dựa trên ngôn ngữ Latex) để lọc ra một đề ôn tập với 25
câu (19 câu ở mức độ thông hiểu và 6 câu ở mức độ vận dụng thấp ) dành cho đối
tượng là học sinh có lực học khá

.
Khi dạy học cho đối tượng là học sinh trung bình, yếu sẽ chỉ lựa chọn các câu ở
mức độ nhận biết, thông hiểu. Từ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên cũng có
10


thể thay đổi thành các câu hỏi ở dạng tự luận hay dạng trắc nghiệm điền khuyết để
đa dạng hóa các hình thức kiểm tra. Học sinh được rèn luyện, tiếp xúc nhiều với
các đề phù hợp mức độ sẽ thấy hứng thú trong làm bài, tham gia học tập tích cực,
tự giác hơn.
Sau các bài kiểm tra, giáo viên sử dụng điện thoại thông minh để tiến hành
chấm bài, phần mềm ZipGrade được chúng tôi sử dụng khá hiệu quả, việc chấm
bài nhanh giúp tiết kiệm thời gian, kịp thời đánh giá mức độ tiếp thu bài của học
sinh. Chỉ cần dành 5 phút sau khi kiểm tra, giáo viên đã có thể chấm xong bài cho
một lớp và có thể trả bài cho học sinh ngay. Hơn thế, sau khi chấm bài phần mềm
có thể liệt kê số câu học sinh làm sai nhiều để giáo viên lựa chọn sửa cho học sinh.
Ở hình bên, trong một đề thi thử THPT Quốc
Gia của học sinh lớp 12B2. Sau khi chấm bài,
xem phần thống kê kết quả tôi thấy câu 26 cịn
có 1 học sinh làm sai, câu 27 học sinh làm đúng

hết. Cịn câu 29, chỉ có 24 học sinh làm đúng,
có tới 11 học sinh làm sai, tơi lựa chọn sửa bài
câu này và tìm hiểu xem những em nào làm sai,
nguyên nhân vì sao để chỉnh sửa cho các em.

Trong công tác giao bài tập bổ sung cho học sinh, tăng cường sử dụng các phần
mềm tiện ích hỗ trợ cũng sẽ ghóp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo viên tạo ra các lớp học ảo trên các phần mềm ứng dụng giao bài tập như
Shub-classroom, Azota... và hướng dẫn các em dùng máy tính, điện thoại làm đề
11


thi, làm bài tập trên các lớp học này. Đề thi trắc nghiệm được chấm tự động ngay
sau khi các em làm đề xong, còn bài tập tự luận giáo viên sẽ kiểm tra và cho điểm.
Học sinh có thể chủ động kiểm tra lại đáp án, tham khảo lời giải chi tiết để rút
kinh nghiệm, tự chỉnh sửa lỗi cho các bài thi khác. Đây là một hình thức tự học rất
có hiệu quả. Với hình thức tự học mới này học sinh được phát huy tính chủ động,
tích cực trong học tập.

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Xây dựng và sử dụng nguồn ngân hàng câu hỏi chung giúp giáo viên có được
nguồn tài liệu chuẩn, phong phú. Trong quá trình giảng dạy, việc soạn bài, thiết kế
bài giảng ở dạng trình chiếu hay ra các đề kiểm tra thường xuyên, định kì trở nên
dễ dàng nhờ sử dụng các phần mềm trong Latex. Đồng thời việc ứng dụng công
nghệ thông tin, phần mềm trong ra bài tập, kiểm tra đánh giá cũng đã giúp học
sinh được thay đổi các hình thức làm bài tập khác nhau, tạo ra hứng thú học tập
cho học sinh.

Học sinh các lớp 12 liên tục được tiếp xúc với các câu hỏi trắc nghiệm sẽ tự tin
hơn khi làm bài, đặc biệt là trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Chất lượng
giảng dạy ngày càng được nâng cao. So sánh kết quả điểm trung bình mơn tốn
đầu vào lớp 10 với kết quả trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia khóa học 20172020, tơi nhận thấy học sinh các lớp tơi dạy có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt điều này
cho thấy hiệu quả của việc sử dụng biện pháp.
Lớp Điểm trung bình đầu vào lớp 10
12A5
3,42
12C
4,36
12B2
5,05

Điểm trung bình thi TN THPT
4,45
5,54
7,43

Kết quả chung của tồn trường mơn Tốn cũng cho thấy chất lượng dạy học
ngày càng được nâng cao. Trong từng khóa học của 4 năm liên tiếp gần đây, điểm
trung bình trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia của tồn trường ln cao hơn
nhiều so với điểm thi trung bình đầu vào lớp 10 của khóa đó. Điểm trung bình
trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia của năm sau cao hơn năm trước.

12


Năm học Điểm TB đầu vào lớp 10
2017 - 2018
3,56

2018 - 2019
4,16
2019 - 2020
4,54
2020 - 2021
3,93

3

Kết luận và kiến nghị

3.1

Kết luận

Điểm trung bình thi TN THPT
4,36
4,44
4,93
6,07

Trường THPT Cầm Bá Thước tuy là trường của huyện miền núi, điều kiện cơ
sở vật chất cịn nhiều khó khăn, nhưng bằng các nguồn lực khác nhau nhà trường
cũng đã đầu tư, trang bị đủ các thiết bị cần thiết hỗ trợ cho việc giảng dạy của các
giáo viên như máy chiếu, ti vi màn hình lớn và lắp đặt mạng wi-fi ở tất cả các lớp
học của nhà trường.
Nâng cao chất lượng giảng dạy nhờ việc phát huy sức mạnh trí tuệ cả tập thể là
thành quả chung của cả tổ Toán trường Cầm Bá Thước. Việc sử dụng và ứng dụng
công nghệ thơng tin nhanh chóng, hiệu quả cũng là nhờ sự học hỏi, chia sẻ giữa
các đồng nghiệp trong tổ, trong trường. Với sự đồn kết, nhất trí cao của cả tập

thể, và sự học hỏi cầu tiến của mỗi thầy cơ tơi tin rằng chất lượng giảng dạy mơn
Tốn của trường THPT Cầm Bá Thước sẽ ngày càng được nâng cao, không chỉ là
chất lượng giáo dục đại trà mà còn cả chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Những nỗ lực và cố gắng của bản thân tơi nói riêng và của cả tổ Tốn Trường
Cầm Bá Thước nói chung trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bộ mơn Tốn
đã được ban giám hiệu nhà trường ghi nhận, các tổ chuyên môn khác trong trường
cũng đã bước đầu tham gia học hỏi và áp dụng. Thành quả đạt được tuy còn khiêm
tốn, nhưng bản thân tin rằng trong thời gian không xa, biện pháp sẽ được áp dụng
trên nhiều trường phổ thông trong tỉnh.

3.2

Kiến nghị

Đối với giáo viên: Tiếp tục hồn thiện kĩ năng sử dụng Latex, khơng ngừng
học tập nâng cao kiến thức, tham gia tích cực vào các nhóm Tốn và Latex trên cả
nước, cùng bổ sung thêm vào nguồn tài liệu chung của tổ. Không ngừng cập nhật
các kiến thức, những ứng dụng Công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ trong
quá trình dạy học, quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.
13


Đối với nhà trường: Khuyến khích các giáo viên khoa học tự nhiên trong
trường bồi dưỡng kĩ năng sử dụng Latex. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị
công nghệ để việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học được
nhanh chóng, hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2022

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Hồ Thị Minh

14


Tài liệu tham khảo
[1] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên)- Vũ Tuấn (chủ biên): Sách giáo khoa Giải tích
12, NXB Giáo dục - 2021
[2] Chương trình nhà trường mơn tốn năm 2021
[3] Phạm Đức Tài (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hải, Lại Tiến Minh: Bộ đề trắc
nghiệm luyện thi Trung học phổ thông Quốc Gia 2017
[4] Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên Trung học phổ thơng về kĩ thuật
xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá mơn Tốn-Bộ
giáo dục và đào tạo năm 2016

15



×