Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn nghị luận xã hội ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 19 trang )

I. Lí do chọn biện pháp
Mơn Ngữ văn (Bao gồm ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn) là một
môn học quan trọng trong nhà trường. Môn học nền tảng về kiến thức và cơng cụ
giao tiếp nên có vị trí quan trọng trong các mơn học, góp phần tạo nên trình độ văn
hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng sử
dụng tiếng Việt thì phần làm văn cần được chú trọng nhất vì đây là phần thể hiện rõ
nhất kĩ năng vận dụng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm tốt phần này sẽ giúp
các em ứng dụng vào tạo lập văn bản và trình bày một vấn đề thành công trong
cuộc sống sau này. Phân môn Làm văn gồm hai dạng: Nghị luận văn học và nghị
luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, đặc biệt là trong các đề thi, nghị
luận xã hội đã thật sự được chú trọng nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của
học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu
những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhưng khi phải
trình bày những ý kiến, suy nghĩ cá nhân về các vấn đề tư tưởng, đạo lí, những
hiện tượng xã hội… đa số học sinh rất lúng túng và sợ kiểu bài này. Nguyên nhân
học sinh yếu kiểu bài này là do văn nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn.
Các em phải có kiến thức thực tế, phải độc lập suy nghĩ. Chính vì vậy mà kiểu bài
này ít gợi được sự hứng thú cho học sinh. Thực ra, thì sách giáo khoa và sách giáo
viên đều có hướng dẫn phương pháp làm bài cụ thể nhưng nhiều học sinh vẫn thấy
khó khăn khi viết dạng bài này. Mặt khác, giáo viên muốn cung cấp kiến thức đầy
đủ cho học sinh cũng là điều rất khó vì số tiết trong chương trình có giới hạn. Vì
những lí do trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học viết đoạn văn nghị luận xã hội ở trường trung học phổ thơng” nhằm
góp phần giúp học sinh và giáo viên khắc phục những khó khăn khi dạy và học
dạng bài nghị luận xã hội cho học sinh.
II. Nội dung
1) Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp:
Trước khi áp dụng:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn nghị
luận xã hội ở trường trung học phổ thông” học sinh làm phần nghị luận xã hội
chưa đạt kết quả cao do chưa biết cách triển khai vấn đề và chưa nắm được cách sử
dụng dẫn chứng nghị luận xã hội. Học sinh cịn có tâm lí ngại học mơn văn, lúng


túng trước những vấn đề mới mẻ được đặt ra trong ngữ liệu đọc hiểu. Đặc biệt là
hầu hết các em rất lúng túng trong cách triển khai vấn đề, chưa hiểu được bản chất
của văn nghị luận. Các đoạn văn nghị luận xã hội các em viết chưa hoàn thiện,
chưa sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Các câu văn


viết chưa tạo nên độ sắc nét, phần dẫn dắt chưa tạo ấn tượng. Chính những điểm
này sẽ khiến đoạn văn nghị luận xã hội đơn điệu, chưa thực sự thuyết phục với
người đọc. Bởi vậy, điểm của phần này chưa cao, khiến cho điểm của tổng bài thi
chưa cao.
2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của văn nghị luận xã
hội:
Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói, tác giả bài
viết dùng lí lẽ, các dẫn chứng, sau đó lập luận chỉ ra những điểm nhấn, vấn đề
nhằm mục đích xác lập chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan
điểm của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. Văn nghị luận xã hội có nét đặc thù
hoàn toàn khác biệt với nghị luận văn học ở chỗ: Vấn đề đặt ra trong văn nghị luận
xã hội là các vấn đề thực tế từ đời sống xã hội, được mọi người quan tâm. Đời sống
xã hội phong phú đa dạng ra sao thì các vấn đề xã hội cũng vậy. Vấn đề đó có thể
được chỉ rõ trong đề, nhưng có khi là do người đọc tự rút ra từ ngữ liệu đọc hiểu.
Vậy nên việc cảm thụ ngữ liệu mới để tìm ra vấn đề nghị luận là yêu cầu hết sức
cần thiết. Muốn làm tốt điều này, giáo viên cần luyện nhiều đề, cho học sinh tiếp
cận với nhiều ngữ liệu mới mẻ, rèn luyện khả năng cảm thụ cho các em.
Bên cạnh đó, mỗi đoạn văn nghị luận xã hội đều phải có luận điểm rõ ràng.
Luận điểm là quan điểm bộc lộ tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Để
làm rõ luận điểm thì người viết phải sử dụng luận cứ, dẫn chứng và lí lẽ nhằm mục
đích làm sáng tỏ vấn đề. Cách thức lập luận cũng rất quan trọng để tăng sức thuyết
phục của đoạn văn. Lập luận bao gồm cách suy lí, qui nạp, diễn dịch, so sánh,
nghiên cứu và phân tích, tổng hợp sao cho vấn đề đưa ra hợp lí và hài hịa, khơng

thể bác bỏ.
2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm đoạn văn, từ ngữ
chủ đề, câu chủ đề và quan hệ giữa các câu trong đoạn văn nghị luận xã hội.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề. Câu chủ đề có nhiệm vụ thông
báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Câu chủ đề mang nội
dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu
hoặc cuối đoạn văn. Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai làm rõ


nội dung của câu chủ đề. Từ đó sẽ tạo nên một đoạn văn hoàn chỉnh, đáp ứng yêu
cầu của đoạn văn nghị luận xã hội đúng và hay.
2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày nội dung đoạn văn
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày nội dung đoạn văn theo một số cách cơ
bản sau:
Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch: là đoạn văn trong đó câu chủ đề đứng
ở đầu đoạn, các câu cịn lại mang ý nghĩa giải thích, chứng minh để làm rõ nội
dung của câu chủ đề.
Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp: là đoạn văn được trình bày từ các ý
chi tiết cụ thể nhằm minh họa cho câu chủ đề ở cuối đoạn.
Đoạn văn trình bày theo cách song hành: là đoạn văn được sắp xếp các ý
ngang nhau, bổ sung cho nhau và phối hợp với nhau.
Đoạn văn trình bày theo cách móc xích: là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý
nọ tiếp theo ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để
bổ sung, giải thích… cho ý trước.
(Giáo viên có thể định hướng cho các học sinh viết theo lối diễn dịch vì đó là
cách viết dễ triển khai, phù hợp dung lượng thời gian khá ngắn để viết đoạn văn
nghị luận xã hội).

Xuất phát từ thực tế là các vấn đề nghị luận xã hội rất phong phú, đa dạng.
Học sinh hồn tồn có khả năng sẽ phải tiếp cận một ngữ liệu hoàn toàn mới mẻ,
vấn đề nghị luận chưa từng gặp. Bởi thế, trong q trình giảng dạy tơi rèn luyện
cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn theo nội dung trên một cách thuần thục kết hợp
với kĩ năng triển khai ý một cách linh hoạt. Để triển khai các ý trong đoạn văn
nhằm làm rõ câu chủ đề (luận điểm) đưa ra theo nội dung trình bày của đoạn văn,
tơi tập trung hướng dẫn các em triển khai ý trong đoạn văn theo cấu trúc của mỗi
dạng bài cụ thể là:
- Đối với đoạn văn Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cần tập trung
vào hai điểm cơ bản sau:
+ Một là hình dung cho rõ sự việc hiện tượng cần nghị luận. Người viết bài
cần nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, nêu cụ thể tên vấn đề nghị luận,
Việc gọi tên hiện tượng, sự việc địi hỏi phải có năng lực khái qt nhất định. Tên
gọi có thể trở thành chủ đề của đoạn văn.
+ Hai là phân tích, đánh giá tính chất tốt – xấu, lợi – hại, hay – dở của sự việc
hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng đó và bày tỏ thái độ đồng
tình, biểu dương hay lên án, phê phán.


+ Chỉ rõ hướng khắc phục vấn đề trên cơ sở căn cứ vào phần nguyên nhân
(Nguyên nhân nào thì giải pháp ấy).
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động
- Đối với đoạn văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có phần giống với đoạn
văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ở chỗ sau khi phân tích sự việc, hiện
tượng người viết có thể rút ra những tư tưởng và đạo lí đời sống. Nhưng nó khác
về xuất phát điểm và lập luận. Về xuất phát điểm, đoạn văn nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ
thái độ. Đoạn văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí, trái lại, xuất phát điểm từ tư tưởng
đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật trong đời sống để
chứng minh nhằm trở lại khẳng định (hay phủ định) một tư tưởng nào đó. Đây là

nghị luận nghiêng về tư tưởng, khái niệm, lí lẽ nhiều hơn. Các phép lập luận giải
thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp thường được sử dụng nhiều hơn.
- Hiện nay, xu hướng ra đề thi viết đoạn văn nghị luận xã hội thường hướng
về vấn đề về tư tưởng đạo lí được rút ra từ ngữ liệu đọc hiểu. Vậy nên giáo viên
cần cho học sinh nắm vững các bước triển khai các đoạn văn nghị luận về một tư
tưởng đạo lí. Cụ thể:
+Bước 1: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể dẫn dắt trực tiếp, những có thể chọn lối dẫn gián tiếp để tạo sự lơi
cuốn hấp dẫn. Giáo viên có thể cho Hs tham khảo vài mẫu mở bài lôi cuốn hấp
dẫn:
Mở bài về lối sống thẳng mình:
Rousia May Allcot đã từng nói: “Đừng quan trọng người khác nói gì, quan trọng
là bạn sống thẳng”. Vâng! Trong cuộc sống hôm nay và cả mai sau, việc sống
thẳng mình của con người là rất quan trọng và ý nghĩa. Vậy sống thẳng mình là
gì?...
Mở bài về tinh thần lạc quan:
Ronsard có câu nói:
“Hãy sống đi, hãy hái từ bây giờ
Bông hồng thắm của cuộc đời đáng sống”
Cuộc sống luôn vận động, niềm vui qua đi, thử thách sẽ tới, chúng ta bắt buộc phải
chạy theo những thay đổi ấy nhưng sẽ có một điều khơng thay đổi đó là hãy hái và
giữ vững bông hồng thắm cho đời, hãy giữ vững lấy sự lạc quan để sống vui vẻ, tin
yêu hết mình với cuộc đời...


Từ đó, giáo viên khuyến khích học sinh đọc thêm các tài liệu, biết nhiều các ý
kiến, nhận định để có thể linh hoạt vận dụng vào việc dẫn dắt vấn đề ở các đề bài
mới mẻ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa hấp dẫn và hiệu quả.
+Bước 2: Giải thích vấn đề
Là việc các em phải làm rõ vấn đề, trả lời cho câu hỏi: “Nó là cái gì, nó như thế

nào”? Các em cần tích lũy kiến thức và vốn sống để có thể giải thích vấn đề thấu
đáo hơn.
+ Bước 3: Nêu rõ tác dụng (hoặc tác hại) của vấn đề nghị luận
Nếu vấn đề nghị luận là tích cực: Học sinh chỉ rõ các tác dụng (nếu vấn đề nghị
luận là tích cực) của vấn đề đối với đời sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng –
Vấn đề này cần được lan tỏa, nhân rộng – Sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng
tỏ vấn đề- Lật ngược vấn đề - Rút ra bài học về nhận thức và hành động.
Nếu vấn đề nghị luận là tiêu cực: Nêu rõ tác hại của vấn đề đối với đời sống cá
nhân, gia đình và cộng đồng – vấn đề cần phải lên án, phê phán. Sau đó rút ra bài
học về nhận thức và hành động.
2.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng dẫn chứng hiệu quả, chính xác:
Các vấn đề nghị luận xã hội rất phong phú, đa dạng nên việc vận dụng dẫn
chứng cũng rất cần sự chính xác và linh hoạt. Khi đưa dẫn chứng, học sinh tóm tắt
về dẫn chứng để làm minh chứng rõ cho vấn đề nghị luận. Giáo viên đưa ra một số
chủ đề tiêu biểu với các dẫn chứng phù hợp, hướng dẫn học sinh tự sưu tầm thêm
các dẫn chứng mới cho các chủ đề mới để khi viết các em chủ động hơn.
Ví dụ: * Nghị lực sống
- Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nơng dân nghèo, cha nghiện
rượu, bài bạc. 6 tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì khơng có tiền nên
ơng dùng than vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng
thế giới với bộ phim hoạt hình đỉnh cao.
W. Disney đã từng nói về 4 điều làm nên cuộc đời mình:
Tin tưởng: Tin vào bản thân mình
Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có
Mơ ước: Mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và
những giá trị của chính mình
Can đảm: Can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm
tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
- Nick là diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt
qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn



thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng
với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
- Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “Ơng hồng” vật lý
lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông
gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ơng phẫu thuật cắt khí quản và khơng
thể nói chuyện bình thường. Ơng ln gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói
được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ơng gõ chữ vào đó.
Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại
học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như
Isaac Newton và Paul Dirac. Ơng có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: "Một là,
hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, khơng bao
giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc
sống sẽ trở nên trống rỗng nếu khơng có cơng việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để
tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay".
- Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội
mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một
trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng
Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống.
Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động
viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra:
“Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu
đi hy vọng và sự tự tin”.
*Sự dũng cảm
- Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt
tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp
của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em
gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hịa
Bình. Bài phát biểu của cơ tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang

màu da gì, nói tiếng gì và theo tơn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con
người và tơn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em,
quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
- Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương 1, Nghệ
An). Khi đi ngang qua sơng Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dịng nước,
nam sinh khơng hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu
được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu


bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ
đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trơi.
- Bạn có sợ những tia sét khi trơi giông bão. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ bảo rằng
khơng vì ơng trời hơi đâu mà để ý tới mình nhỉ. Thế nhưng trước đây khi chưa hề
có cột thu lơi được phát minh thì rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của các tia
sét. Và Franklin – nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu
lơi. Cơng việc đó có thể gây ra cái chết cho ơng bất kì lúc nào. Sau nhiều năm
đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.
- Anh hùng La Văn Cầu: Khao khát được giải phóng đất nước, La Văn Cầu
mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để vào bộ đội.. Anh tham gia chiến đấu 29 trận
trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu cổ vũ phong trào
thi đua giết giặc lập công và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng
bộc phá cơng đồn, một hình thức chiến thuật mới quân đội ta mở ra từ chiến dịch
Biên giới 1950
* Tha thứ và chuộc lỗi
- Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ
nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát
biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tơi nỗ lực làm trọn
cơng việc của mình để hàn gắn đất nước.”
- John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình
liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ơng năm xưa. Khi đó, cánh

chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ơng
giật mình, nhận ra tình u hịa bình lớn lao trong lịng người lính bên kia chiến
tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và
coi như lời nhắc về giá trị của hịa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ
Hưng, như một lời tạ tội.
- Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã
rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều
đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành
tồn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tơn vinh những đóng góp khoa
học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình...
* Lưu ý:
- Đây là phần dễ lấy điểm nhưng dung lượng hạn chế khoảng 200 chữ, vì vậy cần
viết ngắn gọn, súc tích trong thời gian khoảng 20 - 25 phút, luận điểm luận cứ thật
rõ ràng.


- Khuyến khích các em sáng tạo trong cách viết, trong việc bày tỏ quan điểm cá
nhân nhưng cần nhớ là phải đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, pháp luật.
- Dẫn chứng đưa ra trong bài nghị luận xã hội phải là dẫn chứng lấy từ thực tế xã
hội chứ khơng lấy từ các sáng tác văn chương.
Ví dụ 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
niềm đam mê trong cuộc sống.
Gv hướng dẫn Hs tiến hành các bước theo trình tự như sau:
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm đam mê
trong cuộc sống.
- Thân đoạn:
+ Giải thích: Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được
mục đích mà mình theo đuổi. Những niềm đam mê tích cực ln cần thiết
cho tất cả chúng ta.
+ Phân tích: Đam mê biểu hiện ở việc dồn hết tâm huyết và tình cảm cho

một sở thích, ln suy nghĩ để tìm cách thực hiện mong muốn và khát khao đạt
được sở nguyện như: Đam mê thể thao, đam mê sáng tạo, đam mê nghệ thuật, đam
mê một mơn học...Đó là những đam mê tích cực.
Tác dụng: Có đam mê thì con người sẽ có sức mạnh để vượt qua mọi trở
ngại, thực hiện mục đích trong cuộc sống. Vì thế, mỗi người cần theo đuổi những
đam mê riêng của mình bằng tất cả sự nỗ lực.
+ Mở rộng bàn bạc (Lật ngược vấn đề): Nếu khơng có đam mê, con người
sống nhạt nhịa, khơng có lí tưởng, mất đi nỗ lực để chinh phục đỉnh cao.
Chúng ta cần ca ngợi, tôn vinh những người theo đuổi đam mê và đem đam
mê của mình phục vụ cộng đồng; Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm từ giã đam
mê khi gặp trở ngại.
+ Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân: Cần phải nuôi dưỡng
đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng để cống hiến cho cuộc đời.
- Kết đoạn: Kết thúc vấn đề.
Ví dụ 2:
“Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta
biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết
định rằng mình cần có một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất nho nhỏ mang tên: Một –
Ngày – Nào = Đó”. Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách
này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình luyện tập kia. Một ngày nào
đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng kiếm tiền nhiều hơn...Một ngày nào đó, mình sẽ thực


hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó, mình sẽ thực
hiện hết những việc cần làm để đạt mục tiêu. Một ngày nào đó...Có khoảng 80%
dân số dành phần lớn thời gian sống trên hịn đảo “Một – Ngày- Nào - Đó”. Họ
nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “một ngày nào
đó”...Họ đều mắc phải căn bệnh “viện cớ”, thứ âm thầm giết chết thành công. Tất
cả họ đều có dự định tốt đẹp, nhưng...nói thì phải làm, nếu khơng chỉ là lời nói gió
bay mà thôi.

Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một –
Ngày – Nào – Đó! Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – Chứ đừng viện cớ.
Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh vịng vo cho việc mình khơng chịu hành động.
Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì. Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều
này: Nếu điều đó xảy ra, thì tơi phải là người làm cho nó xảy ra!
Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng như khi người ta biện hộ cho sự
thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo
Một – Ngày – Nào – Đó đã”.
(Trích “Ngừng viện cớ”, Brian Tracy, TGM Book dịch”, NXB Phụ nữ, tr.2)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn
văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sự trì hoãn trong cuộc sống của con
người.
Gv hướng dẫn Hs tiến hành các bước theo trình tự như sau:
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự trì hỗn trong cuộc sống
của con người.
- Thân đoạn:
+ Giải thích về sự trì hỗn:Trì hỗn trong cơng việc là chần chừ, lề mề, rề rà,
chưa muốn bắt tay vào ngay một cơng việc nào đó hoặc có tâm lí chờ và để
một thời gian mới làm và giải quyết.
+ Phân tích: Khi trì hỗn thì cơng việc lùi lại, khơng có động lực giải quyết
cơng việc nhanh, ỉ lại, lười biếng, ngại việc. Công việc dồn lại nhiều, không trôi
chảy, hiệu quả công việc không cao
---> Tác hại của vấn đề: Giẫm chân tại chỗ, không nỗ lực bắt tay vào hành động,
do đó khơng đạt được điều mìnnh muốn; Bị tụt hậu, thái độ sống tiêu cực
+ Mở rộng bàn bạc: Giá trị trong mắt người khác bị hạ thấp, đánh mất niềm tin và
gây sứt mẻ, đổ vỡ mối quan hệ
Trở nên hèn nhát, ích kỉ bởi thay vì nhận trách nhiệm thì lại tìm cách đổ lỗi
cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh.



+ Bài học về nhận thức và hành động:
Tuổi trẻ cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu lĩnh hội kiến thức
mới mẻ để khơng trì hỗn cơng việc khi gặp khó khăn
Nỗ lực học hỏi, sáng tạo, giải quyết công việc nhanh, không để tồn đọng
công việc gây ảnh hưởng đến người khác.
3) Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, địa
phương:
Qua các kì thi tơi nhận thấy chất lượng bài làm của học sinh tăng lên rõ rệt.
Trước khi áp dụng biện pháp, bài nghị luận xã hội của học sinh thường đạt từ 1-1,5
điểm, nay tăng lên 1,5 đến 1,75 thậm chí có bài đạt điểm tối đa. Luận điểm , luận
cứ bài làm rành mạch, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chuẩn xác, mang tính xã hội và
tính thời sự cao. Tốc độ viết đoạn văn nghị luận xã hội của các em nhanh hơn, hiệu
quả hơn, đảm bảo thời gian để các em hồn thành các phần thi cịn lại.
4. Các kết quả minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp:
Năm học
Lớp
H/s chưa biết
H/s làm tốt NLXH
2019 – 2020
cách làm tốt
bài NLXH
10C7
50%
50%
10C3
45%
55%


Năm học
2021 – 2022

Lớp
11C7
11C3
10A6 (Đầu năm)

Năm học
2021 – 2022

Lớp
10A6 (Cuối năm)

H/s chưa biết cách
làm tốt bài NLXH
20%
15%
45%

H/s làm tốt NLXH

H/s chưa biết cách
làm tốt bài NLXH
20%

H/s làm tốt NLXH

80%
85%

55%

80%


Kết quả học tập của học sinh với bộ môn ngữ văn có sự thay đổi:
Năm học
Lớp
Tỉ lệ
Tỉ lệ H/s
Tỉ lệ H/s khá
2019 - 2020
H/s
trung bình
trở lên
yếu
10C7
10%
15%
75%
10C3
20%
4%
76%
Năm học
2020 - 2021

Lớp
10C7
10C3


Năm học
2021 – 2022

Lớp
11C7

Tỉ lệ
H/s
yếu
5%
10%

Tỉ lệ H/s
trung bình

Tỉ lệ H/s khá
trở lên

7%
40%

88%
50%

Tỉ lệ
H/s
yếu
0%


Tỉ lệ H/s
trung bình

Tỉ lệ H/s
khá,giỏi trở
lên
93%

7%

III. Kết luận:
Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là một yêu cầu cần thiết, bởi nó giúp
học sinh có thể thực hành không chỉ trong thời gian học tập mà cả trong đời sống.
Đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận xã hội vì trong chương trình giảng dạy mới
dạng bài này chiếm một vị trí hết sức quan trọng, cùng với việc rèn luyện kĩ
năng, việc cung cấp kiến thức cho học sinh cũng là điều rất cần thiết để giúp các
em làm tốt văn nghị luận xã hội. Đây là kiểu bài có khả năng kích thích tính tư duy
sáng tạo của người học, chính vì vậy trong phần dạy học này tôi đã cung cấp
những kiến thức cơ bản từ đề tài, nội dung, cách triển khai tổng quát để góp phần
giúp học sinh giảm bớt những khó khăn trong khi làm dạng bài này. Với nội dung
trên, bản thân tôi tin rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích, thiết thực đối với các thầy,
cơ giáo và các em học sinh. Trong q trình nghiên cứu, phân tích, hệ thống sẽ
khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các đồng
nghiệp.
IV. Cam kết:


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Bích Diệp

Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho hiệu quả của đề tài:

1) Hình ảnh trước khi áp dụng biện pháp:




2)Hình ảnh sau khi áp dụng biện pháp:







×