SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (KHOẢNG 200 CHỮ) CHO HỌC SINH LỚP 9
TRƯỜNG THCS CỔ LŨNG, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH
HĨA
Người thực hiện: Ngơ Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cổ Lũng
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Ngữ Văn
THANH HĨA NĂM 2021
2
MỤC LỤC
Đề mục
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Giải pháp1: Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định
hướng)khi học viết đoạn văn nghị luận xã hội(khoảng 200 chữ)
2.3.2. Giải pháp 2: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh
2.3.3. Giải pháp 3: Củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ)
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ) cho học sinh bằng các dạng bài tập
2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng cho đoạn
văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ)
2.3.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội theo
hướng mở.
2.3.7. Giải pháp 7: Cung cấp những bài văn mẫu cho học sinh tham
khảo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
Trang
1
1
1
2
2
2
1
3
4
4
4
6
7
13
15
17
17
19
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là tinh hoa của các môn khoa học
xã hội. Biết nghị luận là con người biết phán đốn và suy luận, có tư duy logic để
trình bày và bảo vệ quan điểm của mình; đồng thời biết phản bác những quan
điểm, nhận thức sai lệch một cách thuyết phục. Rõ ràng việc thể hiện, tranh luận và
bảo vệ hay bác bỏ các quan điểm là một thước đo quan trọng đối với sự trưởng
thành của mỗi con người.Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã
được chú trọng trong các nhà trường trung học. Trước hết, văn nghị luận xã hội có
vai trị to lớn thúc đẩy nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội, từ hiểu biết,
nhận thức đúng đắn đó giúp các em có những hành động chuẩn mực trong ứng xử
của cuộc sống. Văn nghị luận trau dồi cho các em sự phát triển lành mạnh về tâm
hồn, định hướng những hành vi chuẩn mực, phù hợp đạo đức lối sống của người
Việt Nam ta. Bởi vậy văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh
khơng chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi
tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Đây là một quy định trong khung đề kiểm
tra hoặc đề thi. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học
sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận
văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn
luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh khơng chỉ hồn thiện kĩ năng trình bày
quan điểm của mình, mà cịn cung cấp tri thức vơ cùng phong phú về những vấn đề
xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải
là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài
liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục,
nhận diện vấn đề chưa tốt, người viết lại phải dùng kiến thức của mình để giải
quyết về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong
sách giáo khoa... Như vậy, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh
sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống của học
sinh, mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy nhận thức vấn đề xã hội đồng thời
góp phần rèn giũa, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách con người cho các em học sinh.
Đó là lí do tơi đã quyết định chọn đề tài:"Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 9 trường
THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy mơn Ngữ
văn 9, tơi ln có ý thức trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho
học sinh kĩ năng làm bài nghị luận nói chung và bài văn nghị luận xã hội nói riêng.
Nhất là trong cấu trúc đề thi do Sở giáo dục quy định mới nhất năm 2018, tất cả
các bài làm của học sinh từ hai tiết trở lên, đến các bài thi học sinh giỏi, đề thi vào
2
lớp 10 đều có văn nghị luận xã hội, dưới dạng một đoạn văn (khoảng 200 chữ). Đề
tài nghiên cứu của tơi nhằm rèn luyện kĩ năng, từ đó nâng cao hiệu quả viết một
đoạn văn nghị luận( khoảng 200 chữ) cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng
200 chữ) cho học sinh lớp 9 trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước,tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp
như:
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về văn nghị luận.
- Điều tra, vấn đáp khảo sát tình hình thực tế về viết kĩ năng viết văn nghị
luận ở học sinh.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ Văn
những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và
đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn khoảng 200 chữ quy về hai dạng
bài là:
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm
bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm
của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái
độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành
động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những
thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống
xã hội .
Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần
tránh tình trạng hoặc khơng có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các
bước đi khác của quá trình lập luận.
Mặt khác, với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị
luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế
cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ
khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên
3
mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một đoạn văn nghị luận xã
hội là một việc làm rất cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa nằm trong địa
bàn khu vực miền núi khó khăn tỉnh Thanh Hóa với 99% học sinh là người dân tộc
Thái, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều học sinh cịn e dè, chưa
mạnh dạn có ý kiến trước tập thể về những chính kiến của mình, cịn thụ động
trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Do mặt trái của cơ chế thị trường, do thiếu định hướng từ gia đình, do sự
phát triển ồ ạt của các trang mạng xã hội, do ham chơi, lười học nên ngày càng
nhiều học sinh lười học văn, ngại học văn. Đặc biệt việc sử dụng mạng xã hội ồ ạt
đã dẫn tới tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ mạng vào cả trong bài văn, làm
giảm đi chất văn trong bài viết của mình.
Kĩ năng viết văn nghị luận xã hội nói chung và viết đoạn văn nghị luận xã
hội nói riêng của học sinh lớp 9 trong trường còn nhiều hạn chế: kiến thức về xã
hội nghèo nàn, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, nhận diện vấn đề chưa tốt, viết
không đúng hình thức đoạn văn, sai so với yêu cầu của đề…
Thực trạng nhận thức của giáo viên
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên môn, được đồng nghiệp dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm
chân thành nên kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy luôn được đổi
mới cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà tơi giảng dạy.
Trong q trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng
các em học sinh lớp 9 Trường THCS Cổ Lũng, , huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
phần lớn có ý thức tìm tịi, vươn lên trong học tập, mạnh dạn, hăng hái phát biểu ý
kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Từ đó, tạo
động lực để tơi nhiệt huyết hơn trong giảng dạy bộ môn.
Thực trạng về cấu trúc đề thi vào lớp 10 phần nghị luận xã hôi:
Trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT từ năm 2018 trong mơn Ngữ văn có
nhiều điểm mới. Đặc biệt, vấn đề nghị luận gắn với tri thức đọc hiểu, học sinh
khơng phải chuyển mạch, ngắt mạch suy nghĩ, có thể nhanh chóng xác định nội
dung nghị luận. Đối với dạng đề này, học sinh nắm vững kỹ năng làm đề nghị luận
xã hội sẽ có kĩ năng làm bài tốt hơn, khả năng vận dụng linh hoạt hơn.
Đối với dạng đề viết đoạn văn với dung lượng ngắn (khoảng 200 chữ) học
sinh lớp 9 gặp rất nhiều khó khăn. Các em đã quen viết bài văn nghị luận xã hội
hoàn chỉnh theo cấu trúc 3 phần của một bài văn. Vì vậy, để bài làm của các em
vẫn đảm bảo đủ ý trong một đoạn văn, trình bày quan điểm một cách sâu sắc kĩ
lưỡng, tìm tịi sáng tạo trong diễn đạt là một vấn đề khó khăn, nan giải. Một số học
sinh khơng có kĩ năng viết đoạn văn, thường viết một cách cảm tính thậm chí trình
4
bày lại tri thức ở ngữ liệu đọc hiểu hoặc nếu khơng được lưu ý, các em có thể sẽ
viết khơng đúng hình thức đoạn văn sai so với u cầu của đề.
Thực trạng nhận thức của học sinh
Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2019-2020, tôi đã tiến hành khảo
sát chất lượng 2 lớp 9A và 9B trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước với tổng số
52 học sinh kết quả như sau:
Lớp
9A
9B
Tổng
Giỏi
SL
%
số
26
01
3,84
26
01
3,84
Khá
SL
%
7
27,0
8
30,7
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
10
38,46 6
23,0
12
46,1 4
15,3
8
Kém
SL
%
2
7,6
1
3,8
Kết quả điểm câu nghị luận xã hội trong phần “Tạo lập văn bản”:
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,Kém
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
số
52
1
1,92
3
5,7
26
50
22
42,3
Từ kết quả bài kiểm tra, tơi nhận thấy nhiều em học sinh chưa biết cách làm
đoạn văn nghị luận xã hội, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếp theo
trình tự chưa hợp lí. Có em đang cịn nhầm lẫn trong cách viết đoạn văn thành bài
văn. Nhiều học sinh viết lan man, q dài và khơng đúng trọng tâm. Cịn có một số
em khơng hiểu đề bài, khơng biết trình bày những ý gì, bỏ khơng làm phần này. Về
hành văn thì chưa lưu lốt, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên
hệ và nêu bài học cho bản thân.
2. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định hướng)
khi học viết đoạn văn nghị luận xã hội(khoảng 200 chữ)
Trước hết, giáo viên cần phải dập tắt trong các em quan niệm: Văn nghị luận
là loại văn “khơ khan” là chưa hợp lí, vì ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp
dẫn là ở chất lượng. Tiểu thuyết mà viết dở thì cũng khô khan mà thôi. Chất lượng
một bài văn nghị luận phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ
thuật như: cách lập luận, dùng từ, câu....Cảm hứng là yếu tố đầu tiên.
Sau là phải có kiến thức: Có thể việc hiểu biết về vấn đề cần bàn càng phong
phú thì càng dễ cho mình “tung hồnh” trong bài viết. Kiến thức phong phú cũng
có nghĩa là mình nắm được lẽ phải, giúp cho mình đưa ra những luận điểm chắc
chắn, giàu sức thuyết phục, không thể bác bỏ như cố nhân đã tổng kết: “Nói phải
củ cải cũng nghe”. Trái lại nếu kiến thức nghèo nàn hay sáo rỗng thì bài văn nhạt
5
nhẽo, nặng nề, hô khẩu hiệu. Cần nhớ rằng văn nghị luận là làm sao để người khác
“Tâm phục khẩu phục” chứ khơng phải áp đặt cách hiểu của mình cho người khác.
Khi kiến thức đã phong phú thì các yếu tố kĩ thuật của văn bản, về cơ bản sẽ
biết sử dụng một cách tự nhiên. Bởi vì một triết gia đã nói “Cái gì được quan niệm
rõ ràng thì diễn đạt sẽ mạch lạc”[1]. Việc trau dồi và cẩn trọng trong cơng tác kĩ
thuật thì khơng bao giờ thừa. Luôn luôn phải cân nhắc, sắp xếp cái nào trước, cái
nào sau, chọn đi chọn lại từ nào cho chuẩn xác, sinh động.
2.3.2. Giải pháp 2: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh
2.3.2.1. Khái niệm:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Một đoạn văn có mơ hình
đầy đủ bao gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong đoạn
được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện liên kết như: phép nối, phép lặp,
phép thế…
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ
được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ
đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời
lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các
câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
Khi viết đoạn văn, cần đảm bảo yêu cầu diễn đạt mạch lạc. Chẳng những từ
ngữ phải dùng chuẩn xác, câu đúng ngữ pháp mà cách trình bày cần đảm bảo tính
lơ gic.
2.3.2.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng
* Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung
chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các
thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,
đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Mơ hình trình bày đoạn văn diễn dịch:
1
2
3
4
n
Câu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn văn
Câu 2,3,4, … n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ
ý ở câu chủ đề.
6
* Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Mơ hình trình bày đoạn quy nạp:
1
2
3
4…
n
Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn.
Câu 1,2,3,4, … là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm nổi bật ý
ở câu chủ đề
* Cách tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp): là sự phối hợp
diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo
khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao,
mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng
minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận
định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Mơ hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp:
1
2
3
4
1’
Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
Câu 2,3,4: Câu mang ý chi tiết.
Câu 1’: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu chủ
đề), đứng ở cuối đoạn văn.
Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học
sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả,
tương đồng, tương phản, đòn bẩy...
2.3.3. Giải pháp 3: Củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ)
2.3.3.1. Khái niệm: Đoạn văn nghị luận hội là đoạn văn trình bày ý kiến,
quan điểm về một vấn đề xã hội.
2.3.3.2. Các bước viết đoạn văn nghị luận
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
7
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn
là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết
các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có u cầu nào khác về
hình thức, ngữ pháp.
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn
Căn cứ yêu cầu của đề bài, xác định rõ chủ đề cần bàn luận của đoạn văn là
gì? Chủ đề cần được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn ở phần mở đoạn (viết bằng 1-2
câu văn phải nêu được chủ đề của đoạn gồm vấn đề cần nghị luận và quan điểm
của người viết: đồng tình, phản đối hay có ý kiến riêng nào đó).
Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý)
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức
đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua
thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
Về nội dung: Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ
thể:
Câu mở đoạn: có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em nên viết đoạn văn theo
kiểu diễn dịch, câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề.
Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá
nhân về vấn đề đang bàn luận.
Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: Giải thích (Là gì? Như
thế nào? Biểu hiện cụ thể?), Phân tích, chứng minh (tại sao nói như thế?),bình
luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ( phê phán) những biểu hiện sai lệch, nêu ý nghĩa, rút
ra bài học nhận thức và hành động.
Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: Nêu hiện tượng đó
là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?). Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng
trên, bàn luận về nguyên nhân, giải pháp, …Nêu bài học sâu sắc với bản thân. Học
sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc
hoặc chung chung.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngồi ra,
cịn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
Giáo viên cho học sinh luyện tập thật nhiều với đoạn văn diễn dịch và quy
nạp, bởi đây là hai dạng cơ bản nhất:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ) cho học sinh bằng các dạng bài tập
2.3.4.1. Dạng bài 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
8
*Khái niệm:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống xã hội là nêu ý kiến của
mình, bàn luận, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
*Yêu cầu:
- Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc,hiện tượng, phải
trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại
của nó.
- Hình thức: Trình bày thành đoạn văn nghị luận , yêu cầu không quá 200 chữ.
- Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ
xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp. Lời văn có sức thuyết phục.
* Bố cục: Đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải
đảm bảo các phần chặt chẽ, mạch lạc theo yêu cầu chung của một đoạn văn nghị
luận.
- Mở đoạn: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
- Thân đoạn: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đáng
giá của mình.
- Kết đoạn: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
*Ví dụ 1: Làm bài nghị luận về sự việc đời sống.
Với nhan đề: “Môi trường sống của chúng ta”. Dựa vào những hiểu biết của em
về môi trường, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của
em và cách làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Với dạng bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo ý.
-Về hình thức: Trình bày thành đoạn văn nghị luận , yêu cầu không quá 200
chữ.
-Về nội dung: Triển khai thành đoạn văn nghị luận bao gồm các ý cơ bản sau:
1.Mở đoạn: (Nêu vấn đề nghị luận)
Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý
thức bảo vệ.
2.Thân đoạn:
- Biểu hiện. + Xã hội.
+ Nhà trường.
- Phân tích tác hại:
+ Ơ nhiễm mơi trường làm hại đến sự sống.
+ Ơ nhiễm mơi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
- Đánh giá hậu quả:
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá hủy môi trường
sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
9
- Hướng giải quyết.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ mơi trường.
- Coi vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của toàn xã hội...
3.Kết đoạn: Khẳng định lại vai trị của mơi trường.
*Ví dụ 2 : Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề bài: “Giữa một vùng sỏi đá khơ cằn, có những lồi cây vẫn mọc lên và
nở những chùm hoa thật đẹp”. Viết một một đoạn văn nghị luận (Khoảng 200 chữ)
nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
Gợi ý.
Với dạng bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo ý.
*Về hình thức: Trình bày thành đoạn văn nghị luận , yêu cầu không quá 200
chữ.
*Về nội dung: Triển khai thành đoạn văn nghị luận bao gồm các ý cơ bản
sau:
1.Mở đoạn: (Nêu vấn đề nghị luận)
- Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả
sức chịu đựng, sức sống kì diệu của những loài cây “vẫn mọc lên và nở những
chùm hoa thật đẹp” ngay trong “một vùng sỏi đá khô cằn” (có thể đi từ việc giải
thích từ ngữ: Vùng sỏi đá khô cằn, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài
cây vẫn mọc lên và nở những chùm thật đẹp; sự thích nghi, sức chịu đựng, sức
sống, vẻ đẹp). Đó là ý chí,nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
2.Thân đoạn:
- Trình bày suy nghĩ về hiện tượng: Hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy
nghĩ về vẻ đẹp của con người trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện
nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu nhất. Đối với họ nhiều khi
sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là mơi trường để tơi luyện, giúp
họ vững vàng hơn trong cuộc sống. “Những chùm hoa thật đẹp” “Những chùm hoa
trên đá” (Thơ: Chế Lan Viên). Thành công đạt dược thật có giá trị vì nó là kết quả
của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những
cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa
hơn, càng “rực rỡ” hơn...
- Liên hệ thực tế : Khơng có ai ở Việt Nam khơng biết đến thầy Nguyễn
Ngọc Kí đã bị liệt cả hai tay, nhưng anh đã kiên trì luyện tập biến đơi bàn chân
thành đơi bàn tay kì diệu viết những dịng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo, nhà
thơ...
- Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng : Những con người
với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động
10
viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí
vươn lên trong cuộc sống.
3.Kết đoạn: Khẳng định ý chí, nghị lực là điều cần thiết trong cuộc sống mỗi
người.
2.3.4.2. Dạng bài 2: Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí
* Khái niệm:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
*Yêu cầu:
- Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư
tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: Đoạn văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập
luận chặt chẽ, mạch lạc, không quá 200 chữ.
- Lời văn: Rõ ràng, sinh động.
* Bố cục: Có bố cục chặt chẽ, hợp lí theo yêu cầu chung của một đoạn văn
nghị luận.
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thân đoạn: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn đề tư
tưởng, đạo lí đó; đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình.
- Kết đoạn: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.
Lưu ý:
Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức quan
trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Tuy nhiên làm đoạn
văn nghị luận xã hội giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các lưu ý sau:
Thứ nhất: Chú ý đọc kĩ đề bài, xác định dạng đề bài:
Thứ hai: Tăng cường quan sát, cập nhật thông tin:
Thứ ba: Chọn lọc và xử lí thơng tin.
* Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp
Những lưu ý về cách làm bài.
- Cách làm bài dạng đề này về cơ bản giống với cách nói trên. Ví dụ khi gặp đề
bài “Bàn luận về lòng yêu nước”, để đáp ứng được yêu cầu của đề, học sinh trước
hết phải giải thích khái niệm “Lịng u nước”, nêu và phân tích những biểu hiện
của “Lòng yêu nước”; ý nghĩa, vai trò của “Lòng yêu nước”đối với đời sống của
mỗi con người, mỗi dân tộc, đồng thời phê phán những biểu hiện đi ngược lại
với “Lòng yêu nước”, rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.
Ví dụ minh hoạ:
Đề bài : Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ
về đức hy sinh.
11
Đề bài yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận (khơng q 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội
(Về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, giáo
viên cần hướng dẫn các em đáp ứng được các yêu cầu sau :
* Trình bày bài viết đúng với u cầu của đề, khơng q 200 chữ.
* Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo bố cục sau:
1.Mở đoạn Giới thiệu được đức hy sinh.
2.Thân đoạn:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh :
Là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh
khơng chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác,
của cộng đồng lên quyền lợi của bản thân mình...
- Khẳng định : Đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất đáng quý của
con người. Người có đức hy sinh ln được mọi người yêu mến, trân trọng.
- Dẫn chứng: Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người
khác, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những
người có đức hy sinh - Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy
sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc).
- Phản đề: Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích
kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình...
3.Kết đoạn:Nêu bài học nhận thức và hành động.
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính truyền thống đạo lý của
con người, dân tộc Việt Nam... Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần
làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
* Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp
Những lưu ý về cách làm bài :
- Ở dạng này vấn đề tư tưởng, đạo lí được gợi mở trong một câu danh ngôn,
một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn... ở phần Đọc – Hiểu. Xuất
xứ của một câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản ngắn này cũng rất đa
dạng: Trong sách giáo khoa, trên báo chí, trên internét, đặc biệt trong cuốn “Quà
tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta, bài học cuộc đời, hạnh phúc ở quanh ta...”.
Chính vì thế giáo viên cần hướng cho học sinh biết đọc tham khảo, kể cho các em
nghe những câu chuyện có liên quan, có nội dung thiết thực với các em hàng ngày.
- Khi làm bài cần chú ý cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện
trong những câu danh ngơn, tục ngữ, thành ngữ..., ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của
những câu chuyện, văn bản ngắn.Vì thế để rút ra được vấn đề tư tưởng đạo lí cần
bàn bạc, cần chú ý :
+ Giải thích từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó rút ra nội dung câu nói
(Nếu đề bài có dẫn chứng câu danh ngơn, tục ngữ, ngạn ngữ...)
12
+ Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản (Nêu đề bài có dẫn chứng câu
chuyện, văn bản ngắn).
- Thơng thường khi làm bài, học sinh chỉ chú ý đến tính chất đúng đắn của
vấn đề được đưa ra nghị luận mà ít chú ý thao tác bổ sung, bác bỏ...Những khía
cạnh chưa hồn chỉnh của vấn đề hoặc trái ngược với vấn đề cần quan tâm. Chẳng
hạn khi suy nghĩ về tình cảm người mẹ qua câu thơ :
“Dẫu con đi hết cuộc đời
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
(Nguyễn Duy)
Ngồi khẳng địng về tình mẫu tử thiêng liêng, ta cịn bắt gặp đâu đó những
người mẹ cịn bỏ rơi con hoặc đánh đập con. Hay khi trình bày suy nghĩ của bản
thân về câu nói : “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”.
Học sinh ngồi khẳng định tính chất đúng đắn của lời khuyên (sống thực tế, biết
bằng lòng với hiện tại, với những gì mình có...), cần phải hiểu được tầm quan trọng
của những khát vọng, ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.
- Một điều nữa cần lưu ý là khơng được sa vào phân tích câu danh ngôn,
ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản...như một bài nghị luận văn học.
Ví dụ minh họa:
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khơng q 200 chữ), trình bày ý kiến của em về
câu nói sau đây của nhà văn Nga Leptôn – xtôi.
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình
làm nên cuộc sống”.
Gợi ý : Học sinh cần đáp ứng một số yêu cầu sau :
* Hình thức : Bố cục rõ ràng, diễn đạt chặt chẽ, lơ gíc, khơng q 200 chữ
* Nội dung :
- Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề. Có thể diễn đạt theo nhiều
cách, song cần đảm bảo bố cục sau:
1.Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề nghị luận
2.Thân đoạn:
- Giải thích câu nói :
+ Quà tặng bất ngờ : Có thể hiểu theo cả nghĩa cụ thể - khái quát (vật chất và
tinh thần, những cơ hội may mắn, bất ngờ...).
+ Nội dung ý nghĩa của câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ
động, có ý chí và nghị lực vươn lên.
- Bàn luận :
+ Quà tặng bất ngờ mang lại niềm vui, sự hào hứng...nhưng không phải lúc
nào cũng có.
+ Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ; có tâm lí chờ đợi, ỉ lại, thậm
chí phung phí những quà tặng ấy.
13
+ Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những
“quà tặng bất ngờ” mà cuộc sống mang lại mà khơng “tự mình làm nên cuộc
sống”.
+ Không thể phủ nhận những giá trị ý nghĩa của “quà tặng bất ngờ” mà
cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy
như thế nào?
- Bài học nhận thức hành động :
Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có ý chí...để có
thể đón nhận những “quà tặng kì diệu” của cuộc sống do chính bản thân mình làm
nên.
3.Kết đoạn: Khẳng định mỗi người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí và
nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng cho đoạn
văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn
nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những
người thật, việc thật. Đây là một cơng việc khá khó khăn đối với học sinh. Để giúp
các em biết cách tìm dẫn chứng một cách tốt nhất, xin chia sẻ một số kinh nghiệm
trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho đề văn nghị luận xã hội.
- Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin
đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về
một sự việc nào đó.
- Sau một thời gian tích luỹ cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa
nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau.
Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay
BillGates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con
người, hoặc vừa là đề bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay về niềm
đam mê, bài học về sự thành cơng, tấm gương về một lịng nhân ái...).
Sau đây là một số dẫn chứng tiêu biểu có thể dùng làm dẫn chứng cho một bài
văn nghị luận xã hội.
* Dùng nhân vật trong thực tế đời sống để làm dẫn chứng.[3].
1. Bác Hồ: Một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng lỗi lạc đồng thời là một
nhà văn, nhà thơ. Để có được điều đó Người phải tự học, ý chí vươn lên trong cuộc
sống, quan trọng hơn Bác cịn là người biết hy sinh mình cho tổ quốc nhân dân.
-> Khó khăn khơng làm cho ý chí lung lay mà ngược lại cịn giúp cho con người
có nghị lực hơn.
2. Niu–tơn : Là nhà tốn học, vật lí, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh.
Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, Niu-tơn thường phải tránh những trò
14
chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ơng phải tự tạo ra những trị chơi cho mình và
trở thành người rất tài năng.
-> Những thiếu thốn của bản thân không thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
3. Bill Gates: Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào trường Đại học
Harvrard nhưng niềm say mê máy tính ơng đã nghỉ học và cùng một người bạn mở
công ty Micrơsott. Vượt qua nhiều khó khăn, ơng đã trở thành người giàu nhất
hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình làm từ thiện. Cuộc đời
của ông là bài học cho sự thành công nhờ tự học và niềm đam mê công việc...
4. Chu Văn An: (1292 – 1370) là nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu
mực cuối đời Trần. Nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan từ thời
vua Trần Dụ Tơng (Đầu thế kỷ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông
dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sở) nhưng khơng được chấp thuận. Ơng
treo án từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông khơng vì trị làm quan to mà dựa
dẫm, ln thẳng thắn phê bình những trị thiếu lễ độ. Đây là tấm gương về lối sống
trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải.
5. Phan Thị Huệ: Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV /AIDS
dám công khai thân phận - Phạm Thị Huệ, quê ở Hải Phịng đã được tạp chí Time
của Mĩ bầu chọn là “Anh hùng châu Á”. Biết mình và chồng bị nhiễm nhưng cơ đã
chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực cho cuộc đời. Tháng 2/2005 cơ trở thành
tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc.[2].
-> Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
6. Nguyễn Công Hùng: Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công
Hùng (Xã Nghi Diên-huyện Nghi Lộc-Nghệ An) Từ khi sinh đã mắc chứng bại
liệt. Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt. Vậy mà
anh đã không gục ngã. Chàng trai 23 tuổi, bại liệt, chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ
12kg và gần như mất hồn toàn khả năng lao động đã trở thành một chuyên gia tin
học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thơng tin năm 2005 vì những đóng góp
khơng vụ lợi của mình cho cộng đồng. Tháng 5/2005 anh được trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam” về người khuyết tật bị bại liệt
toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo.
7. Thầy Nguyễn Ngọc Ký: bị liệt cả hai bàn tay đã kiên trì luyện tập biết
đơi bàn chân thành đơi bàn tay kì diệu, viết những dịng chữ thật đẹp trở thành nhà
giáo, nhà thơ.-> Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
Đấy là những con người có nghị lực phi thường trong cuộc sống, những con
người biết vượt lên số phận.
* Dùng những con số biết nói để làm dẫn chứng
1. Tính trên tồn thế giới, số người nhiễm HIV hiện nay là 45 triệu người.
Trong đó 50% là phụ nữ. Có khoảng 14 triệu trẻ em trên thế giới có cha mẹ, hoặc
cả cha mẹ qua đời vì HIV/AIDS.
15
HIV/AIDS là một thảm hoạ, tồn nhân loại cần có những hành động thiết thực để
ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này.
2. Những con số biết nói về mơi trường : 14 chiếc túi ni lon được làm ra
tổn phí nhiên liệu bằng lượng xăng dầu cho một chiếc ô tô chạy 1 km.
3. 10 triệu USD là ngân sách nhà nước Việt Nam chi cho vấn đề rác thải
hàng năm, trong khi không tiến hành phân loại và tái chế rác gây lãng phí 9 triệu
USD (gần 140 tỉ đồng)....
Sau khi hướng dẫn học sinh sưu tầm các dẫn chứng, tôi nhận thấy các em làm
bài tốt hơn. Bài viết lập luận chặt chẽ, xác thực với những dẫn chứng cụ thể trong
cuộc sống đời thường. Những tấm gương giúp các em hồn thiện mình hơn, những
số liệu làm các em phải suy nghĩ và biết đưa ra hành động tích cực, để tạo nên sức
hút cho bài làm.
2.3.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội theo
hướng mở
Trong những năm gần đây, đề thi mơn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi về cấu
trúc cũng như nội dung. Xu hướng chung của các kì thi là ra đề theo hướng mở.
Việc ra đề theo hướng mở đã góp phần phát huy trí thơng minh, sáng tạo của học
sinh trong việc học môn Ngữ văn. Điểm qua đề thi ngữ văn vào lớp 10, thi học
sinh giỏi của một số tỉnh, thành ta có thể nhận thấy cách ra đề nghị luận xã hội
thường dựa vào những cơ sở sau :
Cách thứ nhất: Lấy hiện tượng xã hội nổi bật được cập nhật trên các phương
tiện thông tin đại chúng làm cở sở cho nội dung đề bài.
Ví dụ: Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt
Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18 giờ ngày 4/10/2013 khi ơng vừa trịn 103
tuổi. Ngay sau sự ra đi của Đại tướng, trên mạng giới trẻ đồng loạt thay avatar (ảnh
đại diện) chia sẻ sự mất mát lớn lao này. (Theo 2 sao-trang thông tin tổng hợp của
Vietnamnet.)
“Ngay trong đêm 4 tháng 10, rạng sáng ngày 5/10, một nhóm các bạn học sinh
Hà Nội đã tập trung tại khu vực đường Điện Biên Phủ để thắp nến tiếc thương
người anh hùng dân tộc”. Ngày 07/10/2013 báo Gia dinh.net đưa tin : “Trên mạng
xã hội cư dân mạng truyền tay nhau hình ảnh một thanh niên người Pháp tên
Neang đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh mặc áo dài trắng, đầu
chít khăn tang trắng theo đúng phong tục truyền thống của người Việt Nam, tay
cầm tấm chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tỏ lịng thành kính”. Báo
chí nước ngồi nhận định: “Đám tang Đại tướng là hiện tượng hiếm có!”. Hãy bàn
luận về những sự việc nói trên.
Cách thứ 2: Dựa vào các tác phẩm văn học, người ra đề nêu lên vấn đề xã
hội và yêu cầu học sinh bàn luận.
16
Ví Dụ 1: Một câu trong đề thi vào lớp 10 “Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hố ”
như sau :
Có một người cha trước khi chết gọi ba con trai đến bên giường, đưa cho họ bó
tên và bảo : “Các con thử bẻ bó tên này xem ai có thể bẻ gãy được. Cả ba người
đều lấy hết sức bình sinh để bẻ nhưng bó tên đã khơng gãy chiếc nào. Người cha
cầm lấy bó tên tháo ra và lần lượt bẻ từng chiếc một. Trong phút chốc bó tên đã bị
gãy... ”.
(Truyện ngụ ngơn : Người cha và bó đũa)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa
câu chuyện?
Qua đề văn đã dẫn trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy: việc có thêm nội dung
nghị luận xã hội theo hướng mở sẽ khiến đề phong phú về nội dung và đa dạng về
cách kiểm tra. Không chỉ vậy đề nghị luận xã hội còn giúp học sinh tự giác học tập
biết quan tâm đến các vấn đề xã hội. Từ đó, giúp các em thêm hiểu biết và chủ
động trong cuộc sống. Khi làm bài các em cịn có cơ hội thể hiện cảm xúc, suy
nghĩ của bản thân trước tình huống mà cuộc sống đặt ra. Nhờ đó kĩ năng sống được
rèn luyện.
Gợi ý.
- Bước 1: Đọc kĩ đề, phát hiện vấn đề cần giải quyết qua bản tin, câu
chuyện, câu nói mà đề đã dẫn.
- Bước 2: Tìm những luận cứ để giải thích, chứng minh vấn đề đã được xác
định.
Việc này thường xoay quanh các câu hỏi người làm bài tự đặt ra dựa vào vấn đề
cần giải quyêt.
+ Hiện tượng (vấn đề) ấy xảy ra ở đâu, như thế nào? Tại sao có hiện tượng
(vấn đề) ấy.
+ Ảnh hưởng, tác động của hiện tượng (vấn đề) ấy đến cuộc sống của
những người xung quanh với xã hội như thế nào?
+ Những suy nghĩ về hướng giải quyết hiện tượng (vấn đề) đó.
Làm thế nào để phát huy (nếu là vấn đề tốt) hoặc hạn chế (nếu là vấn đề chưa tích
cực).
+ Vấn đề đó đã tác động đến bản thân mình như thế nào? Bản thân hiểu ra
điều gì từ vấn đề được nêu, có ước muốn, quyết định gì...
- Bước 3: Dựa vào các ý đã tìm được ở bước 2 để lập dàn ý.
+ Nếu viết đoạn văn dù độ dài gần trang giấy thi (khoảng 200 chữ), nhưng
bố cục cũng phải đầy đủ 3 phần : Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Bước 4: Hoàn chỉnh đoạn văn theo dàn ý đã lập bằng những câu văn có
cảm xúc và lập luận chặt chẽ.
* Lưu ý :
17
- Kĩ năng viết + vốn sống phong phú + cảm xúc chân thành, đúng đắn = sức
thuyết phục của đoạn văn viết.
2.3.7. Giải pháp 7: Cung cấp những bài văn mẫu cho học sinh tham
khảo.
Để học sinh hình dung cụ thể về cách làm bài dạng đề này thì giáo viên cần
cung cấp cho học sinh một số đoạn văn mẫu về các chủ đề tình cảm gia đình (tình
mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...); tình bạn; chủ đề môi trường; vấn đề dân số; tệ
nạn xã hội... từ đó học sinh được cảm nhận về nội dung, hình thức, cách viết để
vận dụng trong bài viết của mình một cách tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
Sau khi hướng dẫn các em về mặt cấu trúc, cách nhận diện đề, lập dàn ý, cách
viết bài ở trên tôi tiến hành cho các em thực hành và thu được kết quả của một số
em cụ thể như sau:
Đề bài : Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng dũng cảm?
Bài làm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vơ cùng cần thiết và đáng q ở
mỗi con người. Người có lịng dũng cảm là người khơng nguy hiểm, khó khăn,
dám đứng lên đấu tranh kể cả sẵn sàng hi sinh bản thân mình để chống lại cái xấu,
cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ cơng lí ,chính nghĩa, cứu giúp những người
khó khăn hoạn nạn... Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ
Thị Sáu, La Văn Cầu, Nguyễn văn Trỗi... và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà
đất nước mới có được nền độc lập. Trong hịa bình những người lính, những chiến
sĩ cơng an dũng cảm, đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.
Trong cuộc sống hàng ngày, người có lịng dũng cảm có thể vượt qua những yếu
hèn, non kém của bản thân, giúp họ vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn
được mọi người yêu mến, quý trọng.,. nên bản thân ai cũng cần có lịng dũng cảm
Qua đây, ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành
động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp cơng lí hoặc những kẻ bạc nhược khơng dám
đấu tranh, khơng dám đương đầu với những khó khăn thử thách để vươn lên trong
cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc nhỏ nhất
trong cuộc sống hàng ngày.
(Bài viết của em Hà Thị Yến Vy - Học sinh lớp 9 Trường THCS Cổ Lũng
năm học 2019-2020)
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về khát vọng của mỗi
con người?
Bài làm
Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người khơng thể thiếu đi những khát
vọng chân chính. Khác với tham vọng, khát vọng chính là mong muốn hướng tới
18
những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con
người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt
qua khó khăn trên đường đời, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên
lợi ích cho gia đình và xã hội. Từ khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc mà người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước để chúng ta
được sống trong hịa bình như ngày hơm nay…Những người biết khát vọng vươn
lên xứng đáng để mỗi chúng ta nêu gương và học tập. Tuy nhiên, bên cạnh những
con người biết khát vọng và hướng đến những điều tốt đẹp thì trong xã hội vẫn cịn
đâu đó những con người khơng biết vươn lên, tự mãn với bản thân …đáng bị phê
phán và lên án. Nói tóm lại, tất cả chúng ta hãy xây dựng cho mình một khát vọng
cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu
trời rộng lớn, khát vọng chính là đơi cánh giúp ta có thể bay xa.
(Bài viết của em Hà Thị Vân - Học sinh lớp 9 Trường THCS Cổ Lũng năm học
2019-2020)
Từ sự áp dụng những giải pháp này, việc viết văn nghị luận của học sinh
Trường THCS Cổ Lũng đã có những bước chuyển biến khá rõ nét và đạt được hiệu
quả nhất định. Các em đã làm bài đúng hướng, bám sát vào thực tế đời sống cũng
biết rút ra những bài học cho bản thân mình, khơng thấy khó và viết một cách khô
khan như trước nữa. Biết lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống đời thường để đưa
vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người đọc. Đặc biệt các em đã
viết đúng cấu trúc, phân biệt hai kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Vì vậy,năm học
2019-2020 chất lượng môn Ngữ Văn 9 được nâng lên rõ rệt.
* Chất lượng bài thi khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn 9 năm học 2019-2020
Lớp
9A
9B
Tổng
Giỏi
SL
%
số
26
01
3,84
26
01
3,84
Khá
SL
%
7
27,0
8
30,7
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
10
38,46 6
23,0
12
46,1 4
15,3
8
Kém
SL
%
2
7,6
1
3,8
Kết quả điểm câu nghị luận xã hội trong phần “Tạo lập văn bản”:
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,Kém
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
số
52
1
1,92
3
5,7
26
50
22
42,3
*Chất lượng bài thi khảo sát cuối kì II môn Ngữ văn 9 năm học 2019-2020,
kết quả như sau:
Lớp
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
19
9A
9B
số
26
26
SL
2
1
%
7,69
3,84
SL
12
9
%
SL
46,1 11
34,61 15
%
42,3
57,6
SL
1
1
%
3,84
3,84
SL
0
0
%
0
0
Kết quả điểm câu nghị luận xã hội trong phần “Tạo lập văn bản”:
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,Kém
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
số
52
3
5,7
9
17,30 35
67,3
5
9,6
Theo như bảng thống kê kết quả khảo sát cuối học kì II so với kết quả khảo
sát học kì I số bài đạt giỏi tăng 1,92%, khá tăng 11,54%, trung bình tăng 7,7%, yếu
giảm 15,39%, kém khơng cịn. Trong đó câu nghị luận xã hội (2,0 điểm) các em
làm bài đã tiến bộ rõ rệt: số bài đạt giỏi tăng 3,78%, khá tăng 11,16%,trung bình
tăng 17,3%, yếu kém giảm 32,7%.
Điều đó, cho ta thấy rằng việc tôi áp dụng các giải pháp nêu trên đã góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn do tôi trực tiếp đảm nhiệm nên trong
các kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện hàng năm tơi đều có học sinh đạt giải, thi
vào lớp 10 điểm Ngữ Văn đáp ứng mặt bằng chung toàn huyện.
4.4.2. Đối với bản thân:
Khi sử dụng các giải pháp giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 9, chất lượng giáo dục bộ môn tôi đảm
nhận được nâng cao nên bản thân thấy tự tin khi đứng lớp, thấy yêu và gắn bó với
nghề nhiều hơn và cũng rút được kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá
trình giảng dạy.
4.4.3. Đối với đồng nghiệp:
Đây cũng là những kinh kiệm để các đồng nghiệp áp dụng hiệu quả vào
cơng việc giảng dạy bộ mơn của mình.
4.4.4. Đối với nhà trường:
Qua trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, đề tài đã giúp cho các giáo viên bộ
môn Ngữ văn trong nhà trường có thêm nhiều kinh nghiệm, phương pháp giảng
dạy kiểu bài này, nhất là đối với công tác ôn thi học sinh giỏi lớp 8,9 và ôn thi vào
lớp 10 THPT.Từ đó, góp phần để chất lượng giảng dạy bộ mơn Ngữ Văn nói riêng
và chất lượng nhà trường nói chung nâng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để rèn luyện học sinh làm bài nghị luận xã hội tốt, tôi đã mạnh dạn đưa ra:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng
200 chữ) cho học sinh lớp 9 trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa” với mong muốn giúp các em biết cách viết một đoạn văn nghị luận
20
súc tích. Bên cạnh đó,các em cịn biết vận dụng vào thực tế đời sống, biết chuyển lí
thuyết thành việc làm, hành động cụ thể. Phù hợp chung với xu thế xã hội và cũng
là mục tiêu mà Đảng đã đề cập ở Nghị Quyết TW8 khoá XI : “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ
quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện đảm bảo thực hiện...đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học...”[8].
Trong đó, phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học để
làm cho văn học không xa rời thực tiễn cuộc sống. Theo xu hướng đổi mới chung
của giáo dục để áp dụng vào từng môn học cụ thể, bản thân tôi nhận thấy kiểu bài
nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn là một vấn đề đáng được quan tâm. Vì nghị
luận xã hội là một dạng văn cịn mới và khó với học sinh THCS. Mặc dù tiết dạy
cũng như số điểm trong bài thi không nhiều nhưng cũng là phần quan trọng, giúp
học sinh có những hiểu biết về đời sống để vận dụng thi vào THPT rồi sau này thi
tốt nghiệp, thi vào Đại học đều có kiểu nghị luận này. Theo tơi, đó là cách tốt nhất
để đánh giá lực học của học sinh. Ngoài kiến thức về văn học, rèn cách làm bài
nghị luận xã hội còn giúp học sinh cần phải biết quan tâm đến đời sống xung
quanh, biết nhìn nhận sự việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lí làm người.
2. Kiến nghị:
Phịng GD&ĐT,chun mơn nhà trường cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo
về phương pháp dạy học bộ mơn để giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Nhà trường cần trang bị đầy đủ thiết bị dạy học cho giáo viên như: tivi,máy
chiếu...
Trên đây là những kinh nghiệm của tơi được rút ra trong q trình giảng dạy
mơn Ngữ văn 9 Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Tuy
nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân và mới áp dụng
trong phạm vi hẹp. Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè
đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng đề tài để kết quả giáo dục nói chung, dạy và
học Ngữ Văn nói riêng của học sinh ngày càng được nâng cao.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG
Bá Thước,ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người viết
Ngô Thị Nhung
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Đức (chủ biên) (2000), Lý luận văn học, NXBGD
2. Đỗ Kim Hồi (chủ biên) (1997) Nghĩ từ công việc dạy văn, Đổi mới dạy học
bộ môn ngữ văn trong trường PTTH. NXBGD.
3.Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2000), Hiểu văn dạy văn. NXBGD.
4. Đái Xuân Ninh (chủ biên) (1997) Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng
của ngôn ngừ học hiện đại. NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 (Tập 1,2), NXB
giáo dục – Hà Nội 2005
6. Kiến thức chuẩn môn Ngữ văn THCS.
7. Ngữ văn 7 nâng cao, Ngữ văn 9 nâng cao – NXB Giáo dục 2005
8. Nguyễn Xuân Lạc - Kiến thức cơ bản Văn – Tiếng Việt PTCS, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội 1999.
9. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng cộng sản Việt
Nam 1996. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.125.
22
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Ngô Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Cổ Lũng
TT
1.
2.
3.
Tên đề tài SKKN
Rèn luyện kỹ năng xây dựng
đoạn văn tự sự cho học sinh
khối 6 Trường THCS Cổ
Lũng, huyện, Bá Thước.
Rèn luyện kỹ năng tạo lập
văn bản cho học sinh lớp 9
trường THCS Cổ Lũng qua
hệ thống bài tập liên kết câu
và liên kết đoạn
Rèn luyện kỹ năng tạo lập
văn bản cho học sinh lớp 9
trường THCS Cổ Lũng qua
hệ thống bài tập liên kết câu
và liên kết đoạn
Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học
đánh giá
xếp loại
Phòng GD và
ĐT
B
2014-2015
Phòng GD và
ĐT
B
2016-2017
Sở GD và ĐT
C
2016-2017
23