Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.01 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.2.1. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ cho học
sinh.
2.3.2. Phụ đạo kỹ năng đọc - hiểu.
2.3.3. Phụ đạo chính tả và chữ viết cho học sinh.
2.3.4. Phụ đạo kĩ năng dùng từ cho học sinh.
2.3.5. Phụ đạo kỹ năng viết văn nghị luận.
2.3.6. Phụ đạo kỹ năng viết mở bài trong bài nghị luận văn học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
1
1
2
2
2
3


3
3
5
5
7
8
9
9
11
15
17
17
17

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
0


Trong quá trình giáo dục và đào tạo tri thức cho học sinh qua từng cấp bậc,
thì việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo
dục. Có thể nói, vấn đề học sinh học yếu kém hiện nay đang được nhà trường
quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo
viên khơng chỉ biết dạy mà cịn phải biết tìm tịi phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Việc phụ đạo học sinh học yếu bộ môn là một trong những vấn đề rất quan
trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học
nói chung và ở cấp THPT nói riêng. Đối với bộ môn Ngữ văn rất cần phụ đạo
cho một số học sinh bị mất căn bản từ cấp dưới. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng

thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh để các em tự mình khám phá tri thức, vận
dụng được kiến thức vào các bài học có liên quan.
Mơn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Vậy là một giáo viên giảng dạy môn ngữ văn thì ta phải làm gì đối với
những học sinh yếu kém? Đó là vấn đề mà tơi rất quan tâm và nó ln thơi thúc
tơi trong suốt q trình dạy học.
Thật khó nói phải có một kiến thức như thế nào cho đủ, nhưng dạy văn phải
có một kiến thức chuyên môn vững vàng. Kiến thức ấy thể hiện ở chỗ nắm vững
lịch sử văn học, hệ thống được từng vấn đề cơ bản, chắc chắn ở từng phân môn.
Chẳng hạn, cũng là văn nhưng văn thời trung đại khác thời hiện đại về quan
niệm thẩm mĩ, về thi pháp. Cũng là văn nhưng lối tư duy của văn học dân gian
và văn chương bác học không trùng nhau. Kiến thức của người thầy mỏng sẽ
làm loạn sự tiếp nhận của học trị, khơng thuyết phục được đối tượng tiếp nhận,
nhất là đối tượng học sinh yếu kém.
Trong q trình cơng tác tại trường THPT Mai Anh Tuấn, tơi ln được sự
hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hướng dẫn tận tình của tập thể
HĐSP. Đặc biệt là những khó khăn mà tơi gặp phải trong quá trình giảng dạy,
kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém ln được đồng nghiệp chia sẻ, quan
tâm. Chính sự chia sẻ nhiệt tình đó cộng với lịng u nghề, luôn trăn trở trước
những học sinh học yếu đã giúp tôi đến với đề tài: “Một số giải pháp phụ đạo
học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12”. Đề tài nhằm đưa ra những biện pháp
giúp các em học sinh học yếu khơng ngừng cố gắng học tập, góp phần đưa chất
lượng giáo dục dạy và học của nhà trường ngày một đi lên.
1.2. Mục đích nghiên cứu

1


2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ văn ở lớp 12 trường THPT
Mai Anh Tuấn.

2.2. Cung cấp tư liệu tham khảo giúp cho giáo viên và học sinh THPT nói
chung, học sinh lớp 12 nói riêng dạy và học tốt hơn môn Ngữ văn, giảm thiểu số
lượng học sinh yếu kém mơn Ngữ văn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, tôi đã áp dụng thực nghiệm trên các lớp 12 mà tôi đã được
phân công giảng dạy tại trường THPT Mai Anh Tuấn năm học 2021-2022.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là triển khai các giải pháp để phụ đạo học
sinh yếu kém môn ngữ văn lớp 12. Nhưng không chỉ đơn thuần là những giải
pháp mang tính lí luận mà là những giải pháp bắt nguồn từ thực tiễn giảng dạy,
được soi chiếu bởi những tư tưởng tiến bộ và sự thôi thúc giải quyết những vấn
đề nội tại của thực tiễn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn
lớp 12”, tơi chọn phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, phương pháp thống kê xử lí số liệu và phương pháp tổng kết
kinh nghiệm để nghiên cứu.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2


2.1. Cơ sở lý luận
Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và
ngơn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những kiến
thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi
lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn
trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư, tình
cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con
người. Chính vì lẽ đó nên mơn văn là mơn học ít có vẻ khơ khan so với một số

mơn khoa học tự nhiên như tốn, lí, hóa trong chương trình phổ thông. Tuổi trẻ
là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trước cái đẹp nên nếu được thầy cô dẫn
dắt, hướng dẫn thì sự u thích cái CHÂN - THIỆN - MỸ (Những giá trị mà văn
học đang hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề
* Thuận lợi
- Đối với học sinh THPT, các em cũng đã bước sang tuổi thanh niên, đa số
đã phát triển về tư duy nên hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học
tập tương đối cao.
- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường
và xã hội hoặc học tập từ bạn bè.
- Đội ngũ giáo viên ln nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học
sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đồn thể.
- Đặc thù mơn Ngữ văn cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn
đề trong thực tế.
* Khó khăn
- Đối tượng học sinh yếu kém có những khác biệt về cách nhận thức, đa
phần là do hồn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha
mẹ,...Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó
dẫn đến các em chán nản việc học, hổng kiến thức.
- Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện học tập của một số học
sinh cịn khó khăn.
- Mặt khác, cịn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị
bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là, khơng tập trung,... làm giảm khả năng tư duy
của học sinh.
* Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
Về phía học sinh:

3



Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì ngun nhân học
sinh yếu kém có thể kể đến là do:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học
sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm
vào việc học, về nhà thì khơng xem bài, khơng chuẩn bị bài, khơng làm bài tập,
cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Cịn một bộ phận nhỏ thì các em chưa
xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo
viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học
vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và
động cơ học tập đúng đắn.
- Cách tư duy của học sinh: Môn ngữ văn được xem là một môn học cần
nhiều yếu tố để học tốt như: cách tư duy tinh tế, sự tỉ mỉ, cảm nhận từ xúc cảm
của từng cá nhân nên một số em với lối tư duy sơ sài, lười nhác nên không cảm
nhận được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ cũng như văn chương. Từ đó, một số
em dần mất đi hứng thú học và dẫn đến tình trạng yếu kém.
- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều khơng thể phủ
nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản
thân từng học sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác.
Về phía giáo viên:
Nguyên nhân học sinh học yếu khơng phải hồn tồn là ở học sinh mà một
phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học
sinh yếu kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của
học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học
sinh yếu không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hồn cảnh để động

viên, hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ trong học tập như là
khen thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém
của chính mình và nhụt chí khơng tự vươn lên...
Về phía phụ huynh:
Còn một số phụ huynh học sinh :
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho
nhà trường và thầy cơ.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ khơng chú tâm vào học tập.
4


- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên
học sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh,...) cha mẹ
cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh
lười học, mất dần căn bản...Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học
sinh yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy .
* Kết quả của thực trạng.
Khi được phân công giảng dạy môn ngữ văn khối 12 ở các lớp 12B, 12D,
12E, tôi từng bước nhận diện học sinh học yếu kém, phát hiện các nguyên nhân
dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em.
Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, phân tích,
đánh giá kết quả đạt được của học sinh, tôi đưa ra các dự báo về học sinh yếu
kém cho mơn ngữ văn của mình. Kết quả của dự báo được cụ thể hơn khi tôi cho
các em đọc bài trên lớp và viết bài kiểm tra chất lượng đầu năm. Kết quả thu
được như sau:
TS HS
Giỏ %
Khá %

TB %
Yếu %

%
i
m
12B/44
5 11,4 13
29, 17 38,
6
13,6
3
6.8
6
6
12D/42
4
9,5
11
26, 15 35,
8 19,0
4
9,5
3
7
12E/39
3
7,7
12
30, 14 36,

7
18,2
3
7,7
3
1
2.3. Các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ cho học sinh
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản,
có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập)
trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức
độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THPT mà
các em đã hổng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
Ví dụ:
Theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải làm cho học sinh thấy được
mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức của 3 phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm
5


văn. Song đối với mỗi phần giáo viên phải đưa ra những tồn tại mà học sinh yếu
kém hay mắc phải để từ đó khắc phục sửa chữa.
* Phần Văn bản:
+ Kiến thức: Đa phần học sinh yếu kém học trước quên sau, có khi dạy
xong 1 bài các em chẳng nắm được gì ngay cả tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt cũng khơng nhớ.
- Cịn chưa nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Còn yếu trong việc cảm thụ tác phẩm văn học.

+ Về kỹ năng:
- Có em đọc chưa thạo.
- Cách dùng từ, diễn đạt viết câu cịn yếu nên rất khó khăn trong việc cảm
thụ một tác phẩm.
+ Biện pháp: Trước tình trạng trên giáo viên phải có biện pháp cụ thể với
từng đối tượng.
- Giáo viên phải tiến hành đầy đủ các bước lên lớp đặc biệt giáo án phải có
câu hỏi cho mọi đối tượng, tránh tình trạng học sinh yếu kém không tham gia
vào bài học.
- Hướng dẫn các em soạn bài ở nhà: Đọc trước văn bản và trả lời đầy đủ
các câu hỏi trong SGK.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra SGK, vở ghi (có nhiều em yếu
rất ngại ghi bài).
- Hướng dẫn cách đọc các văn bản thơ hoặc truyện nên gọi các em đọc
khoảng 1 khổ hoặc 1 đoạn, giáo viên nhận xét sửa chữa, uốn nắn cách đọc cho
các em, kiểm tra các em về việc giải nghĩa từ.
- Sau bài học để củng cố kiến thức giáo viên có bài tập trắc nghiệm cho học
sinh làm, giáo viên thu, chấm, nhận xét.
- Đối với các em chữ xấu hoặc sai chính tả giáo viên thường xuyên cho các
em luyện chính tả, giáo viên thu, chấm, và nhận xét vào ngày cuối dạy hàng
tuần.
* Phần Tiếng Việt.
- Phương pháp dạy Tiếng Việt hiện nay phải dựa trên quan điểm giao tiếp.
Theo đó người giáo viên phải tăng cường các hoạt động giao tiếp, đàm thoại
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nhưng còn một bộ phận
học sinh học yếu phần Tiếng Việt do các em còn yếu về việc nhận diện từ, câu,
chưa biết vận dụng từ câu trong khi nói và viết.
- Cách khắc phục như sau:
6



+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các kiến thức cơ bản về từ, câu trong SGK.
+ Sau khi hoàn thành kiến thức bài học trên lớp giáo viên hướng dẫn học
sinh làm tồn bộ các bài tập đã có trong sách giáo khoa. Từ bài tập nhận biết đến
bài tập vận dụng kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn..
* Phần Tập làm văn:
Đối với phần tập làm văn, nhìn chung học sinh cịn yếu trong việc xác định
thể loại, cách viết bài, về cách diễn đạt, dùng từ, viết câu nên thường bài của em
không đạt yêu cầu. Để khắc phục học sinh yếu phân môn Tập làm văn, sau khi
học xong từng thể loại giáo viên ra đề cho học sinh làm và hướng dẫn các em từ
khâu tìm hiểu đề, tìm ý, cách sắp xếp các ý, cách trình bày bài… Đặc biệt giáo
viên phải chú trọng khâu chấm bài và trả bài.
Khi chấm bài:
+ Về nội dung: Giáo viên đọc kỹ đề bài, xem bài làm có đúng thể loại
khơng, nội dung từng phần có đáp ứng u cầu của đề ra khơng.
+ Về hình thức: Giáo viên chấm bài phải chú ý đến cách trình bày bài, chữ
viết, chính tả, dấu câu, lỗi diễn đạt, còn hiện tượng viết tắt, viết số trong bài làm
khơng, bố cục bài văn có đủ 3 phần không.
Đối với học sinh yếu, giáo viên cần chỉ ra những sai sót cơ bản, tránh gạch
nát cả bài gây cho các em tâm lý thất vọng, chán nản. Tất cả những ưu – khuyết
điểm của học sinh nhất là học sinh yếu cần được giáo viên ghi toàn bộ trong sổ
chấm trả.
Khi trả bài: Dựa vào sổ chấm trả, giáo viên đưa ra nhận xét về thể loại, nội
dung, hình thức trình bày.
2.3.2. Phụ đạo kĩ năng đọc - hiểu.
Đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị
văn học. Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu
cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý chính
cũng như chủ đề của tác phẩm. Lí giải là hiểu đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa
xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó. Trong q trình học đọc

những học sinh khá giỏi sẽ biết cách đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc sáng
tạo, phát hiện. Còn học sinh yếu kém không phải hễ “đọc” là “hiểu”. Làm sao để
biến “cái hiểu của thầy” thành cái “tự hiểu” của trò. Đọc là cả một núi kiến thức
và một núi công việc.
Đối với học sinh yếu kém trong quá trình nhận thức, đọc hiểu văn bản.
Một, tôi giúp học sinh phát hiện những chỗ không hiểu, đối thoại để bộc lộ chỗ
chưa hiểu. Giúp học sinh phát hiện những chỗ mâu thuẫn, phi lí phi logich, khó
hiểu trong văn bản, phải tìm cái chưa hiểu thì mới kích thích hứng thú tìm hiểu
7


của học sinh. Hai, những chỗ học sinh đã hiểu mà cũng nêu vấn đề thì thực vơ
ích và nhàm chán. Vì thế khơng địi hỏi cái gì cũng dạy. Cần tập trung vào chỗ
học sinh khó hiểu hay khơng hiểu, tơ đậm hay “lạ hóa” những chỗ ấy, tạo thành
vấn đề cho học sinh. Ba, vận dụng những điều đã cung cấp, đã biết để lí giải chỗ
khơng hiểu đó. Khơng bao giờ cung cấp sẵn ngay kết quả đọc- hiểu cho học
sinh.
Phụ đạo phương pháp đọc - hiểu cho học sinh đây cũng là một trong những
phương pháp đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh khi làm việc
với văn bản. Đối với học sinh yếu kém, tôi đặc biệt quan tâm nhiều đến phương
pháp dạy các em làm việc nhiều với văn bản văn học từ ba cấp độ của cấu trúc
văn bản: ngơn từ, hình tượng, ý nghĩa. Trước hết học sinh phải hiểu nghĩa từ và
nghĩa câu theo theo ngữ pháp. Thứ hai phải hiểu nghĩa giữa các câu, tức là nghĩa
ngồi lời. Ví dụ nghĩa của câu thơ:“Áo bào thay chiếu anh về đất” (Tây Tiến của
Quang Dũng) không phải chỉ nói đến sự ra đi của người lính Tây Tiến mà còn ca
ngợi sự hi sinh cao cả, thầm lặng của họ, qua đó thể hiện nỗi đau xót, thương
cảm của nhà thơ đối với người lính Tây Tiến. Nghĩa ngồi dịng gắn với ý nghĩa
của văn bản, gắn với ngữ cảnh của văn bản.
2.3.3. Phụ đạo chính tả và chữ viết cho học sinh
Học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn, có nhiều em, nhất là ở xã Nga Liên

nói như thế nào thì viết như vậy. Nên trong q trình giảng dạy, tơi ln chú ý
rèn cách phát âm cho học sinh khi các em nói chưa chuẩn. Ở lớp 12B, 12D,12E
mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi tập trung vào uốn nắn học sinh mắc những lỗi về
phát âm như:
Chưa chuẩn “n” và “ l”, “ x” và “s” “ ch” và Tr”.
Chẳng hạn:
Con lợn => Con nợn
Sặc sỡ => xặc xỡ
Con trâu => con châu
Học sinh ngọng dấu ngã, nói “gỗ” thành “ gổ” “mỡ” thành “mở”… Có thể
đưa ra các từ, các câu có dấu ngã để học sinh luyện.
Chưa chuẩn âm cuối như “đêm khuya” thành “đêm khuê”, “thuyền” thành
“thuền”…
Giáo viên rèn cho học sinh cách phân biệt phụ âm đầu, các âm đệm, âm
chính, âm cuối.
Luyện phát âm:

8


Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ
là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ.
Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh. Yêu cầu những em chữ
xấu, viết ẩu phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra.
Khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ.
2.3.4. Phụ đạo kĩ năng dùng từ cho học sinh.
Đây là một kĩ năng khó địi hỏi người dạy và người học phải kiên trì. Giáo
viên sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời bài và sửa trong bài làm

văn của học sinh. Khi chấm bài làm văn của các em, giáo viên đánh dấu những
lỗi dùng từ. Sau đó yêu cầu học sinh sửa lại trong vở sửa lỗi. Có thể đưa ra
những tình huống để học sinh tìm từ phù hợp. Các em cũng có thể học cách
dùng từ của những bạn học tốt.
2.3.5. Phụ đạo kỹ năng viết văn nghị luận.
Nghị luận là một hoạt động phức tạp, phong phú và đa dạng của tư duy và
ngôn ngữ, là một năng lực rất tinh vi của trí tuệ con người. Phải thông qua rèn
luyện lâu dài, bền bỉ mới đạt đến trình độ cao. Ở trường phổ thơng, học sinh
phải kiên trì học tập để dần dần có năng lực và trình độ nghị luận ngày một nâng
cao. Nghị luận thường xuất hiện dưới dạng bài văn nghị luận. Đối với đối tượng
học sinh yếu kém trước khi cho các em viết thành bài, nghị luận cần trải qua
bước thành câu và thành đoạn.
* Câu nghị luận
Rèn luyện học sinh yếu kém là cả một quá trình. Với những học sinh này,
mỗi giáo viên cần có phương pháp dạy thích hợp. Để viết được một đoạn văn
nghị luận, khi dạy tôi đưa ra nhiều câu văn để các em so sánh đối chiếu từ đó
nhận biết được đâu là câu nghị luận.
Ví dụ:
Tơi viết các câu:
Những giọt sương sớm mai đang long lanh trên những chùm lá biếc (câu 1).
Trên những cành cây đan kết thành một tán rợp, những con chim vừa nhảy
nhót chuyền cành vừa hót líu lo (câu 2).
Tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người (câu 3).
Những khi chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm
thấy cần có những người bạn thân để trao đổi, giãi bày tâm sự (câu 4).
Trên đây là 4 câu văn, hai câu trên không phải là văn nghị luận. Câu thứ
nhất là một câu miêu tả. Câu thứ hai là một câu tự sự. Cho nên hai câu trên có
9



thể gọi là hai câu miêu tả - tự sự. Làm văn miêu tả hay tự sự, chúng ta thường
viết những câu tương tự như vậy. Câu 3 và câu 4 là hai câu văn nghị luận. Câu
thứ nhất là một câu phán đoán, đưa ra một nhận xét, một ý kiến về tình bạn. Câu
thứ hai là một câu suy luận, đặt ra một tình huống để làm nổi bật sự cần thiết
của bạn bè, của tình bạn đối với con người.
Câu nghị luận có nhiều dạng khác nhau, song hai dạng nêu trên là tương
đối phổ biến. Trong quá trình giảng dạy học sinh yếu kém, giáo viên có thể tóm
tắt dạng câu nghị luận thành hai cơng thức cho học sinh dễ hiểu: Câu phán đoán
và câu suy luận.
(1)
A là B (Câu phán đốn)
(2)
Vì A nên B (Câu suy luận)
Cơng thức (1) cũng có thể có những dạng phán đốn khác như: Tuy A
nhưng B; A có thể B vv…
Đối với học sinh khá giỏi, câu nghị luận hay không nhất thiết phải khuôn
vào một công thức có sẵn nào mà phải ln sáng tạo. Nhưng ở học sinh yếu kém
yêu cầu các em tập viết đúng kiểu câu nghị luận đã là một thành công bước đầu
của người dạy.
* Đoạn nghị luận
Đối với đối tượng học sinh yếu kém, rèn luyện cho các em viết được và
viết đúng một đoạn văn nghị luận là cả một q trình nỗ lực khơng ngừng của
thầy và trị.
Có khi một ý nghị luận đòi hỏi nhiều câu hợp thành một đoạn nghị luận.
Trở lại câu nghị luận về tình bạn ở phần trên, về tình bạn, chúng ta có thể viết
thành một đoạn. Ví dụ:
Nhiều người nghĩ rằng sống khơng có bạn bè, khơng có tình bạn cũng
khơng sao. Thực ra, tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con
người. Những lúc chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm
thấy cần có những người bạn thân để trao đổi, giãi bày tâm sự. Một người bạn

tốt có thể giúp đỡ ta, an ủi ta, khuyến khích ta. Ta cần đến bạn và ta cũng cần
cho bạn nữa.
Trong quá trình giảng dạy học sinh yếu kém, ở đoạn văn nghị luận về tình
bạn trên, tơi giúp học sinh phân biệt:
1 câu mở đoạn
3 câu thân đoạn (hay phát triển đoạn)
1 câu kết đoạn
Đồng thời giúp học sinh thấy được một sự nghị luận đầy đủ thường bao
gồm ba khâu chính:
10


(1)
đề xuất vấn đề trong phần mở bài
(2)
giải quyết vấn đề trong phần thân bài
(3)
kết thúc vấn đề trong phần kết bài
Ba phần trên đây là ba phần chủ yếu chung cho mọi bài văn nghị luận, dù
các dạng của chúng có thể biến hóa vơ cùng.
Làm văn là hoạt động tư duy và ngơn ngữ mang tính chủ động và sáng tạo.
Vì là đối tượng học sinh yếu kém nên trong q trình giảng dạy đối tượng này
tơi đưa ra những đề bài phù hợp với khả năng của các em, để các em không cảm
thấy quá sức khi viết bài. Để học sinh yếu kém viết được và viết tốt một bài văn
nghị luận cần kiên trì rèn luyện cách viết cho học sinh từ mỗi câu, mỗi đoạn cho
đến cả bài.
* Bố cục một bài văn nghị luận
Sau khi đã cung cấp kiến thức về bố cục bài văn cho học sinh, giáo viên
cần kiểm tra thường xuyên và yêu cầu các em thực hành. Đối với học sinh , yêu
cầu các em phải viết đúng: mở bài, các ý phần thân bài và kết bài. Giáo viên

phải giao bài thường xuyên cho học sinh và yêu cầu các em viết bài nhiều. Khi
học sinh viết xong, giáo viên cần chấm kĩ và sửa lỗi, chỉ ra những điểm đã được
và chưa được yêu cầu học sinh phát huy và khắc phục, tránh viết nhận xét chung
chung. Giáo viên cần dành thời gian và tâm huyết cho việc này
2.3.6. Phụ đạo kỹ năng viết mở bài trong bài nghị luận văn học.
Trong quá trình học văn bản, các em đã học thuộc lịng hồn cảnh sáng
tác, ý nghĩa văn bản hay chủ đề, tóm tắt nội dung tác phẩm… Sẵn ưu thế này,
giáo viên hướng dẫn các em học yếu kém viết một mở bài hoàn chỉnh theo
hướng mở bài trực tiếp: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; hồn cảnh sáng tác; nêu
chủ đề, tóm tắt nội dung; chép bài thơ, đoạn thơ, dẫn ý kiến, nhận định, đặc
điểm nhân vật…
Mở bài nhằm giới thiệu một cách khái quát vấn đề sẽ được triển khai, bàn
bạc. Mở bài mạch lạc, tụ nhiên sẽ như một dòng chảy được khơi thông, ý văn sẽ
được mở ra. Ngược lại, mở bài lúng túng không trúng vấn đề sẽ khiến việc triển
khai ý khó khăn, khó tạo ra sự liên thơng liền mạch.
Về hình thức: mở bài thường là một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng.
Về nội dung: Mở bài gồm hai phần: Phần dẫn dắt vào vấn đề và phần nêu
vấn đề.
Thông thường mở bài đối với các tác phẩm văn học như phân tích, cảm
nhận một đoạn văn hay nhân vật thường viết như sau: tác giả + vị tí của tác giả
trơng nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu+ tác phẩm tiêu biểu+ nêu
đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật mà đề bài yêu cầu
11


Để viết phần mở bài không vướng mắc, học sinh cần phải nắm được
những từ khóa về mỗi tác giả.
Ví dụ với Thanh Thảo cần phải nhớ ông là một trong số nhà thơ tiêu biểu
của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Hay với Quang Dũng, phải nhớ đó là nhà thơ của xứ Đồi mây trắng, với hồn

thơ phóng khống, lãng mạn, hào hoa.
Với Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây
Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Ví dụ minh họa: Hướng dẫn học sinh viết mở bài cho 3 đề bài sau:
Đề 1 :
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta u nhau”
(Trích “Sóng”, Xn Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới
mẻ và hiện đại về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Đề 2:
Hùng vĩ của sơng Đà khơng phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những
cảnh đá bờ sơng, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có
mặt trời. Có vách đá thành chẹt lịng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên
này bờ nhẹ tay ném hịn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có
12



lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè
mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ
sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng địi
nợ st bất cứ người lái đị Sơng Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà
khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sơng bỗng có
những cái hút nước giống như cái giếng bê tơng thả xuống sơng để chuẩn bị
làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa sống cái bị sặc. Trên mặt cái hút
xốy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám
men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng
sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phòng qua cái giếng
sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sơi vào. Những bè gỗ rừng
đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lơi tụt xuống. Có những
thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt
biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lịng sơng đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở
khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào
muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền
thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút Sơng
Đà-từ đây cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sơng chênh nhautới một
cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước
phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plonggée lên một cái mặt
giếng mà thành giếng xây tồn bằng nước sơng xanh ve một áng thuỷ tinh khối
đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả
người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lịng giếng xốt tít đáy, truyền
cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như

ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút
lên cái gậy đánh phèn.
(Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng sơng Đà ở đoạn trích trên.
Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng Đà của nhà văn
Nguyễn Tn.
Đề 3:
Đế Thích: Ơng Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lịng q
mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng cịn ơng... rốt
13


cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tơi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tơi
khơng nhập vào hình thù ai nữa! Tơi đã chết rồi, hãy để tơi chết hẳn!
Đế Thích: Khơng thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của
quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai khơng thể sửa được. Chắp vá gượng ép
chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại
bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại.
Cịn tơi, cứ để tơi chết hẳn...
Đế Thích: Khơng! Ơng phải sống, dù với bất cứ giá nào...
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ơng Đế Thích
ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tơi có đủ can
đảm đi đến quyết định này, tơi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm
hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...
Đế Thích: Ơng có biết ơng quyết định điều gì khơng? Ơng sẽ khơng cịn
lại một chút gì nữa, khơng được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây,
ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?

Nhưng sống thế này, cịn khổ hơn là cái chết. Mà khơng phải chỉ một mình tơi
khổ! Những người thân của tơi sẽ cịn phải khổ vì tơi! Cịn lấy lí lẽ gì khuyên
thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi
cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc!
Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba,da hàng thịt,Ngữ văn 12, tập hai, NXB
Giáo dục - 2008, tr.151-152)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên.
Từ đó, nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.
Với 3 đề bài trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh yếu kém viết
mở bài như sau:
Đề 1 :
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất thời chống Mĩ
cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc, có sắc thái riêng, đậm
chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ giàu yêu thương. Sóng được sáng tác năm
1967, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, thể hiện rõ phong cách thơ Xuân
Quỳnh mà tiêu biểu là 4 khổ thơ đầu. Qua đó, ta thấy được quan niệm mới mẻ
và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu.
14


Đề 2 :
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ chân chính suốt đời đi tìm cái đẹp. Ơng có
một vị trí quan trọng và đóng góp khơng nhỏ cho văn học Việt Nam hiện đại:
thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong
phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam một phong cách tài hoa, độc đáo. Tuỳ bút Người lái đị sơng Đà là tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Vẻ đẹp dịng
sơng Đà thể hiện rõ cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng Đà của nhà văn
Nguyễn Tuân sau cách mạng, tiêu biểu là ở đoạn trích sau:

“Hùng vĩ của Sơng Đà……….vừa rút lên cái gậy đánh phèn”.
Đề 3 :
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một
hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ
XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ
tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của
nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang
Vũ, đáng chú ý nhất là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Bằng nghệ thuật xây
dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc
nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng
thịt. Đoạn trích khi nhân vật Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích đã thể hiện
chiều sâu triết lí về con người của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua việc áp dụng một số phương pháp nhằm giảm thiểu học sinh yếu kém
cho học sinh môn ngữ văn khối 12, áp dụng cho các lớp 12B, 12D, 12E, tôi thấy
bước đầu đã rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc- hiểu. Học sinh ban đầu
đọc chữ, đọc câu đã dần biết đọc hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu
nghĩa của hình thức câu, hiểu được mạch văn, bố cục, nắm được chủ đề tác
phẩm. Học sinh yếu kém ít nhiều đã biết cách viết câu văn, đoạn văn, bài văn
nghị luận như thế nào. Đặc biệt là biết cách mở bài đúng. Học sinh hứng thú
trong cách tìm hiểu tác phẩm, tự giác, chủ động trong học tập, đặc biệt trong học
bài ở nhà. Tạo khơng khí sơi nổi trong tranh luận tìm hiểu vấn đề, có những phát
hiện mới mẻ có tính sáng tạo trong giờ học. Các em học sinh yếu kém đã tích
cực hơn trong học tập như thường xuyên trao đổi bài với nhau, hỏi bài với thầy
cơ mỗi khi gặp các bài khó hoặc khơng hiểu, tích cực làm việc theo nhóm trong
các tiết học trên lớp và trao đổi thảo luận nhóm ở nhà. Nhờ đó mà số học sinh
yếu kém đã giảm rõ rệt.
15



Kết quả giữa học kì 1
(Bài kiểm tra giữa kì I)
TS HS Giỏi Khá TB Yếu
12B (44)
5
14
18
5
12D (39)
4
11
15
6
12E (38)
3
12
15
6
Kết quả cả năm:

Kém
2
3
2

Kết quả cuối học kì I
(sau khi áp dụng)
Giỏi Khá TB Yếu Kém
5
14

22
3
0
4
12
18
4
1
4
12
18
3
1

Kết quả cả năm thông qua điểm TB các điểm bài kiểm tra
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
HS
12B (44)
6
15
23
0
0
12D (39)
5

14
19
1
0
12E (38)
5
13
19
1
0

16


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tơi trong q trình dạy học đã
áp dụng. Tất nhiên, mong muốn bao giờ cũng vượt quá tầm thực tại của mình
nên những gì đạt được tơi thấy cịn chưa thể hài lịng. Bởi vậy, tôi mong muốn
được trao đổi, chia sẻ với các quý vị, các bạn đồng nghiệp nhiều hơn để cùng
nhau rút ra cách thức, phương pháp dạy học tốt nhất, phù hợp và mang lại hiệu
quả lớn nhất. Khi thực hiện và vận dụng SKKN, bản thân tôi đã rút ra bài học:
Đầu năm học giáo viên phải kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh để
phân loại trình độ học sinh. Tìm hiểu và theo dõi tâm lí của từng đối tượng học
sinh. Động viên các em học yếu thông qua các tấm gương phấn đấu trong học
tập của các lớp đàn anh đi trước. Đưa ra phương pháp học nhóm phù hợp gây
hứng thú cho học sinh. Lựa chọn cho các em những bài tập phù hợp từ đơn giản
đến khó dần. Động viên, khuyến khích các em khi có sự chuyển biến tốt (dù chỉ
là rất nhỏ). Trong q trình rèn luyện cho các em, khơng nên nóng vội mà tạo
tâm lí thoải mái cho các em.

3.2. Kiến nghị.
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa, tìm ra các phương pháp và biện pháp
thiết thực hơn nữa để giúp đỡ học sinh yếu kém, đồng thời cần hướng dẫn cụ thể
công tác phụ đạo học sinh yếu kém đến từng giáo viên.
Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác
khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (khơng nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách
nhiệm cho giáo viên).
Thư viện của nhà trường cần có thêm nhiều tranh ảnh về tác giả, tác phẩm,
cả các tác giả và tác phẩm văn học nước ngồi, thêm băng đĩa để giáo viên trình
chiếu, giới thiệu cho học sinh, đặc biệt là các học sinh yếu kém có điều kiện hiểu
hơn về bài học.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong quá trình giảng
dạy. Đây cũng là một phần khơng thể thiếu góp phần giúp tơi hồn thành tốt quá
trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học nhằm giảm thiểu học sinh yếu kém
tại trường THPT Mai Anh Tuấn.
Con đường dẫn đến thành công trong việc giảng dạy tạo cho học sinh hứng
thú học tập và học tập tiến bộ mơn ngữ văn có lẽ khơng phải là một con đường
dễ dàng, nhưng tôi tin các bạn sẽ tìm cho mình một con đường với những giải
pháp hay nhất để vượt qua tất cả và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nặng nề mà
xã hội giao cho. Đó là “sự nghiệp trồng người”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
17


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Trần Thị Thùy Dung

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực hành làm văn lớp 12 - NXBGD Hà Nội. Lê A (chủ biên), Phạm
Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Văn Dụ (2009),
2. Phương pháp dạy học văn, NXBQG Hà Nội. Phan Trọng Luận, Trương
Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2008)
3. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường (ĐHSP Huế 2002)
6. Một số kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh phổ thông trong
dạy học làm văn nghị luận, Phạm Khánh Dương, Tạp chí giáo dục, số 462.
7. Một số tài liệu khác khai thác trên mạng internet

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12


Người thực hiện: Trần Thị Thùy Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

20


THANH HOÁ, NĂM 2022

21



×