Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

(SKKN 2022) hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề khám phá lên men etylic và lên men lactic sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 33 trang )

\ TẠO THANH HỐ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN
LACTIC – SINH HỌC 10

Người thực hiện: Nguyễn Đình Trọng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực :Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2022
0


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN I. MỞ ĐẦU

2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3



II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

4

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN

6

PHẦN II: NỘI DUNG

3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

11

II. THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

11

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


12

.1 XÂY DỰNG Ý TƯỞNG CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

9

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

10

3. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO.

10

4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO.

11

5. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

15

6. BÁO CÁO KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

17

7. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO


17

IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN

17

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

I. KẾT LUẬN

18

II. KIẾN NGHỊ.

19

Tài liệu tham khảo

20

Phụ lục

20
1


PHẦN I. MỞ ĐẦU.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết với sự phát triển như vũ bão của khoa học và cơng
nghệ hiện nay thì vai trị của nguồn nhân lực cho đất nước là vô cùng quan
trọng. Nó quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Đảng và nhà nước ta
xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với
phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
Tuy nhiên giáo dục nước ta hiện còn nhiều bất cập về nội dung, chương
trình dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức cho đến đánh giá và quản
lí giáo dục. Thực tiễn dạy học cho thấy phương pháp dạy học của nhiều giáo
viên hiện nay chỉ chú trọng đến trang bị kiến thức cho học sinh mà ít chú trọng
đến việc hình thành và phát triển năng lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người
tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội!”. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo
dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh
nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh
nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực.
Vì thế trong q trình giảng dạy bản thân tơi ln nghiên cứu tìm hiểu các
phương pháp dạy học mới, hiện đại nhằm giúp giờ học sinh động hơn, phát huy
tính tích cực của học sinh hơn đồng thời giúp phát triển tốt các năng lực cho các
2


em. Dạy học theo phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh không những giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức mà còn giúp
rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh, trên cơ sở đó phát triển một số kĩ
năng và năng lực chủ yếu. Với thời lượng có hạn nên tơi chọn và tìm hiểu đề tài:

“HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ LÊN
MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC – SINH HỌC 10”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc đào tạo nguồn
nhân lực trong giai đoạn mới và xu hướng hội nhập quốc tế.
Với phát triển của xã hội như hiện nay, nhất là cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật, cơng nghệ địi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp
lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có
thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Song trong thực tế
hiện nay các phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa thật sự phát huy tác dụng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Học sinh hiện nay nói chung và học sinh ở trường THPT Nơng Cống 4
nói riêng có vốn sống và năng lực nhận thức phát triển hơn so với các thế hệ
trước (với cùng độ tuổi). Vì học sinh hiện nay thường xuyên được tiếp cận với
nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ các phương tiện truyền thông khác
nhau.Nhu cầu hiểu biết của học sinh có xu hướng vượt ra ngồi phạm vi nội
dung tri thức, kĩ năng do chương trình quy định. Xu hướng này thể hiện ở chỗ
học sinh thường chưa thỏa mãn với hệ thống tri thức được cung cấp trong
chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác được quy định. Các em
muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn và nhiều điều mới lạ khác của cuộc sống
muôn màu muôn vẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và các nhu cầu thiết yếu

3


khác của bản thân.Và điều đó cần sự định hướng của các thầy cô giáo để việc
tiếp cận kiến thức của các em được hiệu quả hơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện
để người học phát huy hết khả năng của mình trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi
vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của
người học.
Tuy nhiên khi dạy bài 24: Thực hành lên men êtylic và lên men lacticSinh học lớp 10. Một số giáo viên ngại khó chỉ hướng dẫn học sinh đọc lí thuyết
quy trình thực hành ở SGK, một số giáo viên tích cực hơn thì lựa chọn phương
pháp hướng dẫn thực hành, nhưng trong khuôn khổ thời gian của một tiết học
giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh làm được 1 đến 2 thí nghiệm và một vài học
sinh tích cực của lớp ,học sinh làm theo một cách máy móc, ít có cơ hội tư duy,
cịn lại đa số học sinh ỉ lại, trông chờ vào người khác.
Hậu quả là dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức.
Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu,
ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo
trong tư duy khoa học, khơng có khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giáo viên giảng trên
lớp là đủ. Ngồi ra sự thụ động của họ còn thể hiện qua phản ứng của họ đối với
bài giảng của giáo viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giáo viên trình
bày. Sự giao tiếp trao đổi thơng tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một
chiều
Qua q trình tìm hiểu bản thân đã lựa chọn được phương pháp dạy học
hiện đại phù hợp với đặc trưng bộ môn và giúp phát triển năng lực học sinh đó
4


là phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua nghiên cứu nội
dung chương trình sách giáo khóa bản thân đã lựa chọn và thực nghiệm đề tài:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề: khám phá lên men êtilic và lên men
lactic- sinh học 10.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN.

Học tập trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giúp học sinh
đến gần với thực tế hơn.Những bài học trên lớp, bài giảng của thầy cô, nếu được
trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ nhận thức bài học một cách nhanh nhất, đầy đủ
nhất.Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng việc tổ chức hoạt động học tập trải
nghiệm tại mỗi trường phổ thông lại là công việc không dễ dàng thực hiện. Mặc
dù trong kế hoạch giáo dục cả năm học, ở mỗi bộ môn đều xây dựng kế hoạch
liên quan đến học tập trải nghiệm thực tế như tham quan di tích lịch sử địa
phương, thăm các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, các địa danh, nhà bảo tàng…
nhưng khi bắt tay vào thực hiện thường gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là sự khó
khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện
nay thường kín về thời lượng; nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ
trợ cho mơn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian giữa
các tiết học, buổi học. Không thể tiến hành một hoạt động trải nghiệm trong
vòng một tiết học khi phải lấy quỹ thời gian của tiết học khác. Vì vậy, việc sắp
xếp quỹ thời gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm cần được nghiên cứu và
phân bố hợp lý. Một khó khăn nữa là yếu tố không gian, địa lý. Thông thường,
các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp,
nông trại thường khá xa trường học. Khơng phải trường học nào cũng có sự
thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa
địa điểm trải nghiệm tới hàng trăm cây số. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi tổ chức
cho học sinh đến học tập, thực tế khi khoảng cách địa lý không thuận lợi. Một
vướng mắc nữa là kinh phí thực hiện. Việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu
cũng cần có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động như tiền thuê xe
5


đưa đón, nước uống…nói chung kinh phí đi lại. Tuy nhiên, kinh phí dành cho
hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường phổ thông hiện nay khá eo hẹp, nhất
là các nhà trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khó khăn cịn xuất phát từ phía
người học. Khái niệm học tập trải nghiệm đối với học sinh ở nhiều địa phương

cũng như đối với trường THPT hiện nay khá mới bởi lâu nay chúng ta vẫn chú
trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các
phương tiện hỗ trợ. Vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm mà khơng có
sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, chắc chắn học sinh sẽ bị rơi vào trạng
thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải
nghiệm thành một chuyến tham quan. Ngồi ra, cịn có khó khăn trong việc bảo
đảm an tồn trong q trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
Vì vậy, để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động học tập
trải nghiệm, cần xây dựng chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật
sự khoa học và phù hợp. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã lựa chọn
cách giao việc cụ thể cho từng nhóm học sinh tự trải nghiệm và sau đó thảo luận
và báo cáo kết quả trong một tiết học theo đúng kế hoạch dạy học. Cách làm này
vừa đảm bảo được hiệu quả dạy học vừa khắc phục được những khó khăn nêu
trên.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
a. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá
nhânhọc sinh được trực tiếp tham giavào các hoạt động thực tiễn trong môi
trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn
và tổ chức của nhà giáo dục, với tư cách là chủ thể hoạt động, qua đó phát triển
tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh
nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
b. Hoạt động trải nghiệm
6


b.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm
- Mục tiêu về tri thức:
Giúp HS có hiểu biết về các giá trị truyền thống của ông cha ta cũng như những

giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý
thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội;
có ý thức về định hướng nghề nhiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
của cá nhân và yêu cầu phát triển ngành nghề trong xã hội.
- Mục tiêu về kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho HS, trên cơ sở đó phát triển một số kĩ năng,
năng lực chủ yếu như: năng lực tự hồn thiện, khả năng thích ứng, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề,kĩ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hơp tác,…nhằm giúp HS sống một
cách an tồn, khỏe mạnh, thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi.
- Mục tiêu về thái độ:
Giúp HS biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm
về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản
thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái
đẹp trong cuộc sống.
b. 2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động của người học, do người học và vì
người học. Bản chất của hoạt động này là thơng qua tổ chức các loại hình hoạt
động, các mối quan hệ nhiều mặt nhằm giúp người học chuyển hóa một cách tự
giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà
trường của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp và của cá
nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tạo cơ hội
7


cho học sinh thể nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình
trong một mơi trường an tồn thân thiện, có định hướng giáo dục.
c. Đánh giá năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình
dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học
sinh.

2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.
Chương trình sinh học hiện nay, nội dung rất sâu rộng và phong phú. Nếu
không dạy cho học sinh phương pháp tư duy khoa học, phương pháp học tập bộ
môn mà chỉ chú trọng truyền đạt nội dung tri thức thì chẳng những khơng hình
thành được các kĩ năng, phát triển năng lực mà ngay cả chính nhiệm vụ truyền
đạt tri thức cũng khơng hồn thành. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ cơng nghệ
thơng tin hiện nay thì giáo viên khơng có đủ thì giờ để truyền đạt hết thơng tin,
cịn học sinh khơng có đủ thì giờ để ghi nhớ hết kiến thức.
Tuy nhiên thực tế giảng dạy hiện nay, chúng tôi nhận thấy sự sáng tạo
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học
sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ
năng và phát triển năng lực học sinh chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra,
đánh giá chủ yếu là kiểm tra kiến thức, chưa kiểm tra đánh giá được năng lực
của học sinh, chỉ chú trọng đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng đánh giá quá
trình.
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang
tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức thực hiện thường
xuyên nhưng chủ yếu là để đối phó chứ chưa thật sự phát huy tác dụng. Chủ yếu
vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại
còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Các tình huống thảo luận mà giáo
viên đưa ra chưa thật sự tạo được mâu thuẩn nhận thức.
8


Một số giáo viên rất nhiệt tình trong đổi mới phương pháp nhưng do hiểu
biết về cơ sở lí luận của các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại, năng lực
còn hạn chế nên việc tổ chức dạy học chưa hiệu quả.Việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm hầu như chưa thực hiện vì giáo viên chưa đủ năng lực thực hiện hoặc
ngại tốn kém thời gian, công sức.
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Bước 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu của học sinh, nghiên cứu cơ sở vật
chất và điều kiện hiện có, nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa kết hợp với chuẩn
kiến thức và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học. Tôi nhận thấy bài 24:
Thực hành lên men êtylic và lên men lactic- sinh học 10 với các thí nghiệm phù
hợp với hiểu biết, kinh nghiệm và năng lực của học sinh, nên các em có thể tự
tiến hành, hơn nữa các thí nghiệm này gần gũi với kinh nghiệm sống và có thể
ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Vì vậy tơi lựa chọn “ Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo chủ đề: khám phá lên men êtilic và lên men lactic- sinh
học 10.”
Bước 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .
Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh thu nhận được
* Về kiến thức:
+ Giúp học sinh hiểu rõ về quy trình tiến hành và cơ sở khoa học của lên men
êtylic, lên men lactic.
+ Giúp học sinh hiểu được những ứng dụng cơ bản của lên men êtylic, lên men
lactic.
* Về kĩ năng
9


+ Giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng cơ bản trên cơ sở đó phát triển một
số kĩ năng, năng lực chủ yếu.
* Về thái độ:
- Giúp học sinh biết bày tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống.
Bước 3: CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO CÁC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO.
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về học sinh như hồn cảnh gia đình, khả
năng sử dụng cơng nghệ thơng tin, khả năng sáng tạo, hoạt động sản xuất liên

quan đến ứng dụng lên men êtylic và lên men lactic ở địa phương...
- Xử lí thơng tin: Trên cơ sở tìm hiểu thơng tin về quy trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, khả năng tham gia các hoạt động sáng tạo của học sinh để
chuẩn bị lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học, kế hoạch dạy học, giáo án trình chiếu
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo phiếu chuyển giao nhiệm vụ
Bước 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
Chủ đề trải nghiệm sáng tạo: KHÁM PHÁ LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN
LACTIC.
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động học sinh cần đạt được những nội dung sau:
1. Kiến thức
- Giải thích được hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm thực hành lên men
rượu.
- Hiểu được quy trình thực hành lên men êtylic.
- Hiểu và vận dụng được quy trình làm sữa chua và muối chua rau quả.
2. Kĩ năng
10


- Rèn kĩ năng quan sát thông qua quan sát quy trình thực hành của nhóm và quan
sát thực tế cuộc sống, quan sát những sản phẩm ứng dụng lên men, quan sát
video quy trình thực hành lên men êtytic, lên men lactic, quan sát sơ đồ trình
chiếu, mơ hình và phân tích tổng hợp để hình thành kiến thức.
- Rèn kĩ năng tự học thông qua tự nghiên cứu SGK tự tìm kiếm thơng tin từ thực
tế cuộc sống, từ sách, báo, mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác thông qua làm việc nhóm, thảo luận nhóm và
trình bày trước lớp.
- Rèn kĩ năng thực hành làm một số sản phẩm lên men ( sữa chua, muối chua rau
quả và lên men rượu)

3. Thái độ
- Biết bày tỏ, thái độ, quan điểm của mình trước những nhận định liên quan đến
vấn đề lên men êtylic và lên men lactic.
- Yêu thích môn học thông qua thực hành tạo nên mỗi số sản phẩm ngon, có lợi
cho sức khỏe như sữa chua, dưa chua...
- Có ý thức sử dụng một số thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua chuẩn bị bài tập giáo viên giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua thảo luận và trình bày trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết các bài tập, các
tình huống phát sinh, tự đưa ra hướng giải quyết mới tốt hơn.
- Năng lực công nghệ thông tin thơng qua tự tìm kiếm thơng tin trên mạng, tự
quay video và biên tập lại.
II. PHƯƠNG TIỆN
* Học sinh:
- Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm 4-6 học sinh:
+ 3 ống nghiệm (đường kính 1-1,5 cm, dài 15cm)
+ Bánh men mới chế tạo được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2-3 g) hoặc nấm men
thuần khiết.
+ 20 ml dung dịch đường kính (saccarơzơ) 10%
+ 20 ml nước lã đun sôi để nguội.
11


+ Một hộp sữa chua vinamik, một hộp sữa đặc có đường, cốc đong, cốc đựng,
ấm đun nước sội.
+ Cải tươi, dao, muối, nước, lọ muối dưa.
+ Giấy rôki, bảng phụ, bút dạ...
+ Phương tiện quay phim, chụp ảnh(điện thoại).
* Giáo viên:

- Giáo án, bài giảng trình chiếu.
- Phiếu giao nhiệm vụ
- Phiếu học tập thảo luận kết quả hoạt động.
- Xử lí các bài báo cáo kết quả, các video clip quay lại quy trình thực hành của
học sinh.
- Rau cải, muối, lọ, nước... cho 6 học sinh thực hành độc lập.
- Máy tính, tivi...
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ví dụ kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho một lớp như sau:

Thời gian

Hoạt động giáo viên Hoạt động của Yêu cầu
học sinh

01/3/202203/3/2022

Chuyển giao nhiệm
vụ thực hiện hoạt
động trải nghiệm
(theo phiếu chuyển
giao nhiệm vụ)

03/3/202218/4/2022

Theo dõi, đôn đốc, Tiến hành các
Tiến hành các
hổ trợ việc thực hoạt động trải hoạt động và hoàn
hiện nhiệm vụ
nghiệm

thành báo cáo,
video gửi cho
giáo viên.

20/4/2022

Tổ chức báo cáo, Tiến hành thảo Các nhóm thảo
thảo luận kết quả
luận và báo cáo luận sôi nổi, hiểu
kết quả.
rõ các nội dung và
có thể vận dụng
linh hoạt vào thực
tiễn

Tiếp nhận nhiệm
Học sinh tiếp
vụ, lên kế hoạch nhận đúng nhiệm
thực hiện nhiệm vụ và lên kế
vụ.
hoạch thực hiện
cho nhóm

12


PHIẾU CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO: TÌM HIỂU LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC
1. Chia lớp thành 6 nhóm: Mỗi nhóm 6 học sinh
2. Học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nhóm như sau:


Hoạt động

Thời gian

1. Làm sữa
chua

Từ

Địa điểm

Dụng
cách
hành

cụ, Yêu cầu
tiến

Nhóm
tự Nghiên cứu - Sản phẩm
thống nhất
SGK trang 97 được
bảo
3-10/3/2022
quản lạnh sau
(Báo lại cho Kết hợp với khi
thực
(Nhóm
tự GV)

tự tìm hiểu và hành.
thống nhất và
sáng tạo
báo lại cho
- Quay và
GV)
biên tập lại
video thể hiện
quy trình thực
hành.
- Hồn thành
phiếu
thảo
luận số 2 lên
giấy rơki.

2. Muối chua
Từ
3- Nhóm
tự Nghiên cứu
rau quả
10/3/2022
thống nhất
SGK
trang
97-98
(Nhóm
tự (Báo lại cho
thống nhất và GV)
Kết hợp với

báo lại cho
tự tìm hiểu và
GV)
sáng tạo

- Sản phẩm
bảo quản nơi
thoáng mát.
- Quay và
biên tập lại
video thể hiện
quy trình thực
hành.
- Hồn thành
phiếu
thảo
luận số 3 lên
13


giấy rơki.
3. Tìm hiểu Trước
giờ Phịng
lên
men học 3- 4 giờ
mơn
êtylic

bộ Nghiên cứu - Sản phẩm
SGK trang 95 được

bảo
quản
tại
Kết hợp với phịng
bộ
tự tìm hiểu và mơn.
sáng tạo

* Lưu ý: Học sinh vừa tiến hành hoạt động vừa giới thiệu để quay video giới
thiệu quy trình tiến hành làm sữa chua và muối chua rau củ của nhóm. Thời gian
tối đa cho mỗi video là 3 phút, xử lí video và gửi cho giáo viên. Hạn cuối nộp
video là ngày 10/3/2022 qua địa chỉ
gmail:
* Tất cả sản phẩm được mang lên bảo quản tại phịng bộ mơn để chuẩn bị cho
tiết học ngày 13/3/2022.
3. Học sinh báo cáo hoạt động trải nghiệm theo mẫu sau:
PHIẾU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA
NHÓM ...
CHỦ ĐỀ: ..........................................................................................................
Họ và tên các thành viên của nhóm:...................................................

Hoạt động

Kết quả
được

thu Những
khăn
mắc


khó Điểm
sáng Ghi chú
vướng tạo của nhóm
(Thời
gian, địa
điểm)

1. Làm sữa
chua

2. Muối chua
rau quả
3. Tìm hiểu
lên
men
14


êtylic
Lưu ý: Học sinh gửi cả bản báo cáo và video cho giáo viên
Bước 5: TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
Học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm theo phiếu hướng dẫn hoạt động trải
nghiệm và quay lại video (Ảnh 4, 5, 6, 7)

15


Ảnh 4-7: Các video quay hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhóm
Học sinh báo cáo hoạt động trải nghiệm theo phiếu báo cáo hoạt động trải
nghiệm (Ảnh 8)


Ảnh 8: Các phiếu báo cáo hoạt động của 6 nhóm
Bước 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG.
Sau khi học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận kết quả tại lớp theo quy trình một tiết học (PHỤ LỤC)
Bước 7: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
- GV yêu cầu HS các nhóm về nhà tìm hiểu quy trình sản xuất rượu, bia, quy
trình làm nước mắm, quy trình làm nem chua… và có thể tự làm các sản phẩm
cần thiết cho gia đình.
- GV khuyến khích học sinh nào có điều kiện tìm hiểu sâu thì viết bài báo cáo có
thể kèm hình ảnh hoặc video để nộp cho GV kiểm tra cộng điểm.
4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

16


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề khám phá lên men êtylic và lên
lactic, phương pháp hiệu quả giúp phát huy tính tích cực của học sinh; đa số học
sinh học sinh dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, cũng cố và mở rộng kiến thức đã học
trên lớp; giúp hình thành và phát triển năng lực cũng như thái độ tích cực với
việc học tập bộ mơn và sẵn sàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề khám phá lên men êtylic và lên
men lactic được tổ chức một cách hợp lí như trên, giúp đảm bảo thời gian của
một tiết học theo đúng kế hoạch dạy học, lại giúp học sinh có thời gian tự trải
nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo qua đó giúp học sinh hình thành, phát triển
năng lực và các kĩ năng sống.
Qua thực tế dạy học cho thấy học sinh rất hào hứng với hoạt động trải
nghiệm sáng tạo và với tiết học, học sinh trở nên năng động và tích cực hơn.

Qua tiết học cho thấy mối quan hệ: học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên gần
gũi với nhau hơn, thân thiện với nhau hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Qua đề tài nghiên cứu tôi nhận thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho học sinh là điều hết sức cần thiết và cấp bách mà mỗi giáo viên chúng ta
cần phải nghiên cứu kĩ về cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch và tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp.
Hoạt động trải nghiệm là mơi trường hoạt động của người học. Tuy nhiên
nó có trở thành hoạt động của người học hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: động cơ hoạt động, điều kiện hoạt động, mơi trường hoạt động học sinh,
vai trị cố vấn của giáo viên và năng lực tự tổ chức tự khám phá của học sinh…
Từ đó cho thấy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả cần:
17


- Tìm hiểu khả năng nhận thức, năng lực của học sinh để dạy cho phù hợp.
- Quan tâm khai thác vốn sống đa dạng và phong phú của các em.
- Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội phát huy tiềm năng vốn có của mình.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động hợp lí về thời gian, ít tốn tiền của.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Đình Trọng


Tài liệu tham khảo.
18


1.Đinh Quang Báo, Lí luận dạy học sinh học - Nhà xuất bản giáo dục, năm
1998.
2. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2007.
3. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn minh, Đặng
Thị Dạ Thuỷ: Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường phổ thông - Nhà xuất
bản giáo dục năm 2005.
4. Đỗ Ngọc Đạt, Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Thành Đạt, Đặng Văn Lập: Sinh học 12 - Nhà xuất bản giáo dục, năm
2010.
6. Nguyễn Thành Đạt, Sinh học 12 - Sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục,
năm 2010.
7. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên:
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học lớp 12, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, năm 2010.
8. Trường đại học sư phạm Hà Nội,Tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 2- Nhà xuất bản đại học sư
phạm, năm 2016.
9. Sái Cơng Hồng, Lê Thái Hưng, Giáo trình kiểm tra đánh giá, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.
10. Các trang web: tailieu.com, 123.doc.org…

PHỤ LỤC
19



Chủ đề trải nghiệm sáng tạo: KHÁM PHÁ LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN
LACTIC.
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động học sinh cần đạt được những nội dung sau:
1. Kiến thức
- Giải thích được hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm thực hành lên men
rượu.
- Hiểu được quy trình thực hành lên men êtylic.
- Hiểu và vận dụng được quy trình làm sữa chua và muối chua rau quả.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thông qua quan sát quy trình thực hành của nhóm và quan
sát thực tế cuộc sống, quan sát những sản phẩm ứng dụng lên men, quan sát
video quy trình thực hành lên men êtytic, lên men lactic, quan sát sơ đồ trình
chiếu, mơ hình và phân tích tổng hợp để hình thành kiến thức.
- Rèn kĩ năng tự học thông qua tự nghiên cứu SGK tự tìm kiếm thơng tin từ thực
tế cuộc sống, từ sách, báo, mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác thơng qua làm việc nhóm, thảo luận nhóm và
trình bày trước lớp.
- Rèn kĩ năng thực hành làm một số sản phẩm lên men( sữa chua, muối chua rau
quả và lên men rượu)
3. Thái độ
- Biết bày tỏ, thái độ, quan điểm của mình trước những nhận định liên quan đến
vấn đề lên men êtylic và lên men lactic.
- Yêu thích mơn học thơng qua thực hành tạo nên mỗi số sản phẩm ngon, có lợi
cho sức khỏe như sữa chua, dưa chua...
- Có ý thức sử dụng một số thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua chuẩn bị bài tập giáo viên giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua thảo luận và trình bày trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết các bài tập, các
tình huống phát sinh, tự đưa ra hướng giải quyết mới tốt hơn.
20


- Năng lực công nghệ thông tin thông qua tự tìm kiếm thơng tin trên mạng, tự
quay video và biên tập lại.
II. PHƯƠNG TIỆN
* Học sinh:
- Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm 4-6 học sinh:
+ 3 ống nghiệm (đường kính 1-1,5 cm, dài 15cm)
+ Bánh men mới chế tạo được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2-3 g) hoặc nấm men
thuần khiết.
+ 20 ml dung dịch đường kính (saccarôzơ) 10%
+ 20 ml nước lã đun sôi để nguội.
+ Một hộp sữa chua vinamik, một hộp sữa đặc có đường, cốc đong, cốc đựng,
ấm đun nước sội.
+ Cải tươi, dao, muối, nước, lọ muối dưa.
+ Giấy rôki, bảng phụ, bút dạ...
+ Phương tiện quay phim, chụp ảnh(điện thoại).
* Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng trình chiếu.
- Phiếu giao nhiệm vụ
- Phiếu học tập thảo luận kết quả hoạt động.
- Xử lí các bài báo cáo kết quả, các video clip quay lại quy trình thực hành của
học sinh.
- Rau cải, muối, lọ, nước... cho 6 học sinh thực hành độc lập.
- Máy tính, tivi...
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ví dụ kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho một lớp như sau:


Thời gian

Hoạt động giáo viên Hoạt động của Yêu cầu
học sinh

01/3/202203/3/2022

Chuyển giao nhiệm Tiếp nhận nhiệm
Học sinh tiếp
vụ thực hiện hoạt vụ, lên kế hoạch nhận đúng nhiệm
động trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ và lên kế
21


(theo phiếu chuyển vụ.
giao nhiệm vụ)

hoạch thực hiện
cho nhóm

03/3/202210/4/2022

Theo dõi, đôn đốc, Tiến hành các
Tiến hành các
hổ trợ việc thực hoạt động trải hoạt động và hoàn
hiện nhiệm vụ
nghiệm
thành báo cáo,
video gửi cho

giáo viên.

15/4/2022

Tổ chức báo cáo, Tiến hành thảo Các nhóm thảo
thảo luận kết quả
luận và báo cáo luận sơi nổi, hiểu
kết quả.
rõ các nội dung và
có thể vận dụng
linh hoạt vào thực
tiễn

PHIẾU CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO: TÌM HIỂU LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC
1. Chia lớp thành 6 nhóm: Mỗi nhóm 6 học sinh
2. Học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nhóm như sau:
Hoạt động

Thời gian

1. Làm sữa
chua

Từ

Địa điểm

Dụng
cách

hành

cụ, Yêu cầu
tiến

Nhóm
tự Nghiên cứu - Sản phẩm
thống nhất
SGK trang 97 được
bảo
3-10/3/2022
quản lạnh sau
(Báo lại cho Kết hợp với khi
thực
(Nhóm
tự GV)
tự tìm hiểu và hành.
thống nhất và
sáng tạo
báo lại cho
- Quay và
GV)
biên tập lại
video thể hiện
quy trình thực
hành.
- Hồn thành
phiếu
thảo
luận số 2 lên

giấy rôki.
22


2. Muối chua Từ
3- Nhóm
tự Nghiên cứu
rau quả
10/3/2022
thống nhất
SGK
trang
97-98
(Nhóm
tự (Báo lại cho
thống nhất và GV)
Kết hợp với
báo lại cho
tự tìm hiểu và
GV)
sáng tạo

- Sản phẩm
bảo quản nơi
thoáng mát.
- Quay và
biên tập lại
video thể hiện
quy trình thực
hành.

- Hồn thành
phiếu
thảo
luận số 3 lên
giấy rơki.

3. Tìm hiểu Trước
giờ Phịng học (vì Nghiên cứu
lên
men học 3- 4 giờ
phịng
bộ SGK trang 95
êtylic
mơn chưa có)
Kết hợp với
tự tìm hiểu và
sáng tạo

- Sản phẩm
được
bảo
quản
tại
phịng học để
quan sát.(vì
chưa

phịng
bộ
mơn)


* Lưu ý: Học sinh vừa tiến hành hoạt động vừa giới thiệu để quay video giới
thiệu quy trình tiến hành làm sữa chua và muối chua rau củ của nhóm. Thời gian
tối đa cho mỗi video là 3 phút, xử lí video và gửi cho giáo viên. Hạn cuối nộp
video là ngày 15/4/2022 qua địa chỉ
gmail:
* Tất cả sản phẩm được mang lên bảo quản tại phịng bộ mơn để chuẩn bị cho
tiết học ngày 13/3/2022.
3. Học sinh báo cáo hoạt động trải nghiệm theo mẫu sau:
PHIẾU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA NHÓM .
CHỦ ĐỀ: ..........................................................................................................
Họ và tên các thành viên của nhóm:...................................................

Hoạt động

Kết quả
được

thu Những
khăn

khó Điểm
sáng Ghi chú
vướng tạo của nhóm
23


mắc

(Thời

gian, địa
điểm)

1. Làm sữa
chua

2. Muối chua
rau quả
3. Tìm hiểu
lên
men
êtylic
Lưu ý: Học sinh gửi cả bản báo cáo và video cho giáo viên

PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “TÌM HIỂU LÊN MEN
Ê TYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC”

Hãy điền hợp chất hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
Nấm men
Đường

CO2 + (X ) ………… + năng lượng ( ít )

+ Điền các nhận xét vào bảng: Có (+), khơng có (-)

Nhận xét

Ống nghiệm 1


Ống nghiệm 2

Ống nghiệm 3

Có bọt khí CO2nổi
lên
Có mùi rượu
Có mùi đường
Có mùi bánh men
24


×