Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN: Dạy học văn bản “ vợ chồng a phủ’’ của tô hoài bằng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các kỷ năng, năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.93 KB, 20 trang )

Chuyên đề: Dạy học văn bản “ Vợ chồng A Phủ’’ của Tơ Hồi bằng các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các kỷ năng, năng lực cho học sinh .
Dạy học văn bản “ Vợ chồng A Phủ’’ của Tơ Hồi bằng các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các kỷ năng, năng lực cho học sinh .
I. Đặt vấn đề:
Một trong những vấn đề cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận
gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học. Từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức
nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển kỷ năng, năng lực
của học sinh là phương hướng phù hợp với nhịp độ phát triển của thời đại đổi mới
của đất nước. Nắm được phương pháp trên và đưa nó ứng dụng vào giảng dạy, học
tập mơn ngữ văn ở trường THPT đối với các nhà quản lý giáo dục và đặc biệt đối
với các giáo viên đứng lớp là điều hết sức quan trọng để có thể góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong thời kì hiện đại.
Trong trường phổ thơng, Ngữ văn là một mơn học có đặc thù riêng, vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Dạy văn bản văn học là bằng tài
năng sư phạm của mình, giáo viên đưa học sinh hịa mình trong tác phẩm, rung
động với nó, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác
phẩm. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm và cả tâm hồn mình, học sinh khám phá
ý nghĩa từng câu, từng chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng nhân
vật, theo dõi diễn biến cốt truyện… làm cho văn bản khô khan biến thành một thế
giới sống động đầy sức cuốn hút. Trước đây để làm được điều này, giáo viên chủ
yếu thuyết giảng, học sinh chăm chú lắng nghe, ghi chép. Giờ đây, người giáo viên
phải là người biết thiết kế, tổ chức các hoạt động để học sinh có thể tự chiếm lĩnh
được kiến thức. Qua đó hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết: Năng
lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; Năng lực giải quyết các tình huống
đặt ra trong các văn bản; Năng lực đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; Năng
lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản; Năng lực hợp tác


thảo luận về một vấn đề trong tác phẩm; năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt… Làm
được như thế thì giờ học tác phẩm văn học, hay còn gọi là giờ đọc - hiểu văn bản
mới đến được cái đích cần đến.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, gần đây trên các
diễn đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học. Qua nghiên cứu thực tiễn ở trường THPT hiện nay, đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung rất cơ bản và quan
trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng


tạo vào dạy học góp phần khắc phục những tồn tại của phương pháp dạy học hiện
nay, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Xuất phát từ chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó đổi mới
phương pháp giáo dục là một trong những khâu quan trọng để nâng cao chất lượng
giáo dục hiện nay. Đồng thời trên cơ sở gắn bó với nghề và bắt nguồn từ những
băn khoăn trăn trở trong q trình dạy học mơn ngữ văn ở trường THPT là làm thế
nào để có được một giờ học tốt, làm sao để học sinh có thể phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào trong học
tập và ứng dụng vào thực tế cuộc sống, đồng thời phát huy được năng lực vốn có
của học sinh. Điều đó đã thơi thúc tơi suy nghĩ để đưa ra phương pháp phù hợp
trong quá trình giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình ngữ văn
12 và có thể đáp ứng được phần nào định hướng giáo dục là chú trọng phát huy
năng lực của học sinh.
Tôi nhận thấy việc tổ chức học tập thông qua việc sử dụng hoạt động trải
nghiệm là một trong những giải pháp sẽ đem lại hiệu quả cao. Hoạt động trải
nghiệm chắc chắn sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn tạo niềm say
mê tìm tịi, tư duy sáng tạo, từ đó phát triển năng lực học tập và kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn của mình.
Với những ý nghĩa và lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho

chuyên đề nàylà: Dạy học văn bản “ Vợ chồng A Phủ’’ của Tơ Hồi bằng các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các kỷ năng, năng lực cho học sinh .
II. Giải quyết vấn đề:
Thiết kế giáo án “Vợ Chồng A Phủ - Tơ Hồi)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Tiết 1:
+ Hiểu được những nét cơ bản về tác giả Tơ Hồi và tác phầm “Vợ chồng A
Phủ’’.


+ Hiểu được vẻ đẹp cũng như nỗi khổ của nhân vật Mị.

Tiết 2:
+ HS cảm nhận được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị .
+ Hiểu được tính cách, số phận của nhân vật A Phủ.
+ Thấy được cảnh xử kiện- hủ tục lạc hậu trong phong tục tập quán của
người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng.
+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Tiết 3:


+ HS biết sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề,
các tình huống diễn ra trong cuộc sống.
+ HS biết nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình,
tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những phương án giải quyết khác
nhau góp phần hình thành năng lực học tập, năng lực giao tiếp…
2. Kỹ năng:
- Làm quen với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản.
- Biết cách đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
3. Thái độ:
Biết trân trọng con người, ln có khát vọng chính đáng, biết đấu tranh cho
quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do cho chính mình.
4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm và định hướng các năng lực hình
thành:
a. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Trị chơi: Tổ chức trong hoạt động khởi động giúp tạo hứng thú cho học
sinh trước khi vào bài học mới.
- Hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm tạo sự tham gia tích cực của học sinh
trong học tập. Học sinh được tham gia trao đổi, thảo luận, bàn bạc, chia sẻ vấn đề
mà cả nhóm cùng quan tâm. Qua đó học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, biết
đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề khó khăn.
- Đóng vai:
+ Học sinh chuyển thể một số đoạn trong văn bản thành kịch bản sân khấu
sau đó diễn đoạn kịch đó. Từ đó học sinh cảm nhận sâu sắc nhân vật, tình huống và
ý nghĩa tác phẩm
+ Xử lý một tình huống giả định trong cuộc sống với vai trò là người hùng
biện về một số vấn đề trong văn bản liên quan đến cuộc sống. Từ đó giúp học sinh
rèn luyện những kỹ năng thực hành ứng xử và bày tỏ thái độ, quan điểm của mình
đối với các vấn đề trong cuộc sống.
b. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực trải nghiệm ( đóng vai, thuyết trình)


+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực hợp tác thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Năng lực cảm thụ và thưởng thức thẫm mỹ.
+ Năng lực tự đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn hiện đại.
+ Năng lực vận dụng những kiến thức liên môn đã học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn: Vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc..
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh phục vụ nội dung bài học.
- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá.
- Máy tính, máy chiếu kết nối.
- Bài soạn.
2. Học sinh:
- Đọc kỹ văn bản ở nhà.
- Nghiên cứu nội dung bài học đã được giao.
- Kịch bản.
- Đóng vai diễn kịch.
- Dụng cụ âm nhạc (sáo).
- Giấy viết.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận,
tích hợp, cơng nghệ thông tin…giúp giờ dạy học đạt hiệu quả tốt.
- Tổ chức dạy học bằng các hoạt động theo mơ hình trường học mới: Hoạt
động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt
động ứng dụng, hoạt động bổ sung.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
4. Hoạt động dạy và học :

TIẾT 1


Giáo viên (GV) tổ chức cho học sinh (HS) hoạt đợng khởi đợng .
Mục đích: Kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của HS nhằm giúp HS huy động
kiến thức, kỹ năng, tạo hứng thú tiếp nhận bài mới .
Yêu cầu: HS thể hiện những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
Cách tiến hành:
GV: - Chiếu hình ảnh minh họa cho một vấn đề liên quan đến bài học:
Hình ảnh đôi trai gái người Mèo đang thổi sáo.
 Gọi một bạn HS trong lớp có năng khiếu về âm nhạc thổi sáo bài
“Tình ca Tây Bắc” (tiết mục thổi sáo này GV cho HS chuẩn bị từ trước).
GVH: Âm điệu tiếng sáo làm em liên tưởng đến nét văn hóa vùng miền nào
trên đất nước ta ?
HS: - Thổi sáo bài “Tình ca Tây Bắc” .
- Các HS khác trình bày cảm nhận của mình sau khi nghe tiết mục thổi sáo.
GV: - Nhận xét phần trình bày của HS.
- Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, những nét đặc sắc về
văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán của vùng núi Tây Bắc.
- GV: Kết luận và dẫn vào hoạt động mới .
GV tổ chức các hoạt đợng để hình thành kiến thức mới
Mục đích:
Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thơng qua hệ thống nhiệm vụ GV giao
cho.
u cầu:
HS tìm kiếm thơng tin từ văn bản. Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, kết nối…
thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản. Phản hồi và đánh giá thông tin
trong văn bản.
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp

đôi, hoạt động nhóm thơng qua các nhiệm vụ, bài tập và các câu hỏi. GV tích hợp
các kiến thức của bộ mơn khác có liên quan sau đó đưa ra các câu hỏi phù hợp .
- HS: Các đội quan sát phần trình bày của đội bạn, luân phiên trả lời với các
mức độ cần đạt với năng lực cần hình thành cho HS.
HOẠT ĐỢNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiến thức cơ bản để đọc-hiểu
văn bản.
Hoạt động cá nhân


GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cá vấn đề sau để đọchiểu văn bản.
- Kiến thức về tác giả .
- Kiến thức về tập “ Truyện Tây Bắc ”.
- Kiến thức về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
Thao tác 1:Tìm hiểu về tác giả.
GV hỏi: - Trình bày những nét chính về tác giả Tơ Hồi ?
- Kể tên một số truyện ngắn tiêu biểu của ông ?
HS: -Nghiên cứu tài liệu, SGK (phần tiểu dẫn), quan sát hình ảnh trên máy
chiếu.
-Tìm kiếm thơng tin và phát hiện, trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung, tranh biện.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh những đóng góp lớn lao của Tơ Hồi đối với nền
văn học dân tộc.
I. Cơ sở đọc hiểu:
1. Tác giả :
- Tơ Hồi tên khai sinh là Nguyễn Sen
- Là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt
Nam hiện đại.
- Tô Hồi có quan niệm nghệ thuật “vị nhân sinh” độc đáo và có phần
quyết liệt - Là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán
của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta.

Thao tác 2: Tìm hiểu về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
GV hỏi: - Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản “Vợ chồng A Phủ”?
- Em hãy phân chia bố cục của văn bản “Vợ chồng A Phủ” ?
- Tóm tắt văn bản?
HS: - Trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, phân chia bố cục văn bản.
- Tóm tắt văn bản.
- Các HS khác nhận xét về nội dung, cách tóm tắt.
GV: Nhận xét, kết luận.
3.Văn bản “Vợ chồng A Phủ”:
a. Xuất xứ: In trong tập Truyện Tây Bắc(1954).


b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm
1952. Trong những chuyến đi này ơng có điều kiện tiếp xúc nhiều với đồng bào
Tây Bắc và cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho ơng.
c. Kết cấu và vị trí đoạn trích:
- Tác phẩm gồm 2 phần:
+ Phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
+ Phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của
Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
- Đoạn trích thuộc phần mở đầu của truyện ngắn.
d. Tóm tắt tác phẩm:
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu chi tiết.
Hoạt đợng cá nhân/nhóm
Thao tác 1: Tìm hiểu nhân vật Mị.
Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Mị. .
GV hỏi:
- Mị xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của truyện. Bằng việc cảm nhận

cốt truyện và các chi tiết trong văn bản, anh (chị) hình dung và cảm nhận như thế
nào về nhân vật Mị?
HS (Hoạt động cá nhân):
-Tìm hiểu văn bản - Phát hiện, nắm bắt những chi tiết tiêu biểu về nhân vật
Mị, cảm nhận được vẻ đẹp cũng như tính cách, số phận của nhân vật Mị.
- Các HS khác : Nhận xét, tương tác, tranh biện.
GV: Nhận xét, kết luận, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn cũng như số phận đắng
cay của Mị.
II. ĐỌC- HIỂU CHI TIẾT:
1.Nhân vật Mị:
a.Vẻ đẹp:
- Ngoại hình: Một cơ gái trẻ đẹp, “trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng
Mị”, Mị đã có người yêu.


- Tâm hồn, phẩm chất:Mị là một người con gái xinh đẹp, hội tụ nhiều phẩm
chất đáng quý, Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc và hạnh phúc
đó đang ở trong tầm tay của Mị.
GVH: - Mị là một cô gái đẹp người, đẹp nết đáng được hưởng hạnh phúc.
Thế nhưng điều gì đã xảy ra với cuộc đời Mị?
- Em hiểu thế nào về cụm từ “con dâu gạt nợ”?
- Cuộc sống bất hạnh ấy kéo dài đến khi nào?
- Từ đoạn đời làm dâu gạt nợ của Mị, hãy phát hiện chiều sâu hiện thực và
nhân đạo của ngịi bút Tơ Hồi?
HS (hoạt động cặp đơi):
- Giải thích khái niệm “con dâu gạt nợ”, trình bày những nỗi khổ mà Mị
phải gánh chịu trong thời gian làm dâu ở nhà thống lí.
- Phát hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của Tô Hồi.
- Thảo luận cặp đơi, đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện.

GV: - Nhận xét, kết luận.
- Làm rõ khái niệm “con dâu gạt nợ”, nhấn mạnh bi kịch tinh thần của Mị
khi làm dâu nhà thống lí, giá trị sâu sắc của tác phẩm.
1. Nhân vật Mị:
b. Số phận:
.- Nỗi khổ thể xác: Mị bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn và trở
thành công cụ lao động cho nhà Thống lí Pá Tra.
- Nỗi khổ tinh thần:
+ Lấy một người chồng mà mình khơng u và người đó cũng khơng yêu
mình.
+ Thân phận “ con dâu gạt nợ ”.
+ Sự tê liệt về tinh thần, lòng yêu đời, yêu sống và tinh thần phản kháng..
.=> Bi kịch tinh thần của Mị: Mị trơ lì hồn tồn về tinh thần, kể cả phần
nhân bản nhất (tình thương).
<=>Số phận cùng cực, bất hạnh của Mị điển hình cho nỗi thống khổ của
người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến, thực dân.
GV dẫn dắt:


Cuộc sống “lầm lũi như con rùa ni trong xó cửa” của Mị khơng diễn ra
mãi như thế. Đã có những tác nhân quan trọng tác động đến tâm hồn Mị làm Mị
thay đổi.
Hoạt đợng nhóm
u cầu: HS làm việc với văn bản, tìm chi tiết, phân tích ý nghĩa , đánh giá
cảm nhận của nhân vật và giá trị tư tưởng của văn bản.
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận về các tác nhân quan
trọng làm thức tỉnh tâm hồn Mị.
- GV: Phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
Câu 1: Khung cảnh ăn Tết của người Mèo đã được Tơ Hồi tái hiện như thế

nào? Nó tác động ấn tượng đến tâm hồn Mị ra sao?
Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về câu văn: “ Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi ” ?
Câu 3: Sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo, Mị đã có những hành động gì?
Câu 4: Nhận xét nghệ thuật miêu tả dòng diễn biến tâm lí nhân vật Mị của
nhà văn Tơ Hồi?
+ Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
Câu 1: Giữa lúc Mị đang dâng tràn sức sống mới thì A Sử về và hắn đã có
hành động gì với Mị?
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trước những lời nói và hành động
của A Sử ?
Câu 3: Anh/ chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Tơ
Hồi trong đoạn này? So sánh với cách miêu tả tâm lí nhân vật Mị của Tơ Hồi ở
đoạn trước đó?
+ Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
Câu 1: Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây, cởi trói cho A
Phủ?
Câu 2: Anh/ chị có suy nghĩ gì trước câu nói của Mị với A Phủ: “ A Phủ cho
tơi đi…ở đây thì chết mất”.
Câu 3: Giá trị nhân đạo mà Tơ Hồi muốn gửi gắm ở đây là gì?
Câu 4: Khái quát nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị của nhà văn Tô Hồi?
HS (hoạt đợng nhóm):
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, hồn thành phiếu học tập.


- Các nhóm lần lượt thuyết trình kết quả thảo luận.
- HS các nhóm nhận xét, phản biện và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
GV: - Giúp đỡ, giải quyết khó khăn cho HS khi thảo luận nhóm.
- Đánh giá phần thảo luận, thuyết trình của các nhóm
- Nhận xét ,đánh giá, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và đặt câu hỏi nâng

cao để kết luận và bổ sung kiến thức.
1. Nhân vật Mị:
c. Sức sống tiềm tàng:
* Đêm tình mùa xuân:
-Thiên nhiên:
+Khung cảnh mùa xuân: Hồng Ngài ăn tết, cảnh mùa xuân tươi vui, tràn
đầy sức sống và đầy màu sắc.
-> Sự hồi xuân trong đất trời.
+ Sự hồi sinh về tâm hồn: Những chiếc váy hoa sặc sỡ…-> ý thức làm đẹp
đang trở về trong lòng Mị.
 Những sắc màu rực rỡ của mùa xuân là tác nhân đầu tiên làm ấm
lên cõi lòng băng giá của Mị.
-Men rượu:
+ Mị lén lấy hũ rượu , uống ực từng bát một.
+ Rồi Mị say, Mị lịm mặt ngồi đấy, lòng Mị sống với ngày trước.
+ Mị thấy mình cịn trẻ. Mị muốn đi chơi.
-> Rượu đã làm Mị quên đi thực tại, gọi quá khứ quay về.
-> Khát vọng muốn giao lưu, muốn hưởng thụ, muốn gặp gỡ.
=> Biểu hiện sự trổi dậy trong sức sống tiềm tàng của Mị.
- Tiếng sáo:
+ Tiếng sáo lấp ló ngồi đầu núi, tiếng sáo rủ bạn đi chơi: “Mị lẩm nhẩm
bài hát của người đang thổi”-> Khát vọng hạnh phúc, tự do, nhu cầu sống đang
trở về.
+ Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng -> đánh thức kí ức: “ngày
trước Mị thổi sáo giỏi”.
+ Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường…
->Tiếng sáo kéo Mị ra khỏi tình cảnh bi đát, chuyển hóa thành hành động.
- Hành động:



+ "lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu"
+ “Mị muốn đi chơi, Mị sắp đi chơi”.
+ “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách" để “đi chơi”.
-> Qúa khứ ám ảnh mãnh liệt đến mức kéo Mị hoàn toàn ra khỏi thực tại,
đắm chìm trong ảo giác.
+ A Sử trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột khiến Mị không cúi,
không nghiêng được đầu.
+ “Mị vùng bước đi”…, trong Mị hơi rượu vẫn nồng nàn, tiếng sáo gọi bạn
tình vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi.
+ Mị thức tỉnh nghĩ mình khơng bằng con ngựa khi nghe tiếng chân ngựa.
-> A Sử chỉ có thể trói buộc thân xác Mị, ngăn cản hành động đi chơi của
Mị chứ khơng thể dìm xuống cái sức sống mạnh liệt vẫn đang dâng trào trong
lịng Mị.
=>Tơ Hồi đã thể hiện rất rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn
Mị- biểu tượng cho ước mơ, tuổi trẻ, tình yêu, sức sống của Mị.
* Khi thấy A Phủ bị trói đứng:
- Lúc đầu:“Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết
đứng đấy thì cũng thế thôi””
à Mị dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi nhìn thấy “một dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen
xạm lại…”
à Giọt nước mắt yếu đuối của phái mạnh đã nhen lên sức mạnh của phái
yếu, của Mị.
-Mị nhớ ra: Đêm mùa xuân năm trước Mị cũng bị trói như thế, người đàn
bà đời trước cũng bi trói đến chết .
à hương thân xót phận mình, đồng cảm với người khác có nỗi đau khổ giống
mình.
- Nhận thức được tội ác của cha con thống lí: “Trời ơi, nó bắt trói đứng
người ta đến chết…Chúng nó thật độc ác…”
- Thương cảm cho A Phủ:

à Mị nảy sinh tình thương với A Phủ, ý thức được bước đường cùng đầy oan
uổng của một người đàn ông vốn can đảm, mạnh mẽ nhất Hồng Ngài.
- Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được thì “Mị sẽ phải
trói thay vào đấy”.


- Mị đi đến hành động can đảm, liều lĩnh một cách khác thường:Cắt dây
trói, cứu A Phủ, hai người dìu nhau lao vào bóng tối.
à Là hành động tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị từ đêm tình mùa xuân
ở Hồng Ngài đến đêm cứu A Phủ là một hành trình tìm lại chính mình và tự giải
thốt mình. Đó là con đường giải thốt duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.
=>Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh
tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động.
=>Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa
khơng thể dập tắt.
+ Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự
chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Mị là một nhân vật có cá tính, rõ nét, sinh động, cá tính đó được Tơ Hồi
diễn tả một cách sống động, chân thực.
- Miêu tả tính cách nhân vật: chọn điểm nhìn từ bên trong, đối thoại nội tâm
và dòng ý thức của nhân vật.
- Miêu tả tâm lí nhân vật: Miêu tả diễn biến tâm lí nội tâm tinh tế, phức tạp.
*Củng cố, dặn dò:
Củng cố:
- Hiểu được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Mị và tư tưởng của nhà văn.
Dặn dò:
+ Xem lại nội dung bài học

+ Chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Tìm hiểu về nhân vật A Phủ và mối quan hệ giữa Mị và A Phủ.
+ Tìm hiểu cảnh xử kiện và ý nghĩa của cảnh xử kiện .
+ Phân công HS làm nhiệm vụ đóng kịch: Cảnh xử kiện.
TIẾT 2
- Mục tiêu: Giúp HS
+ HS cảm nhận được số phận và tính cách của nhân vật A Phủ, nghệ thuật
xây dựng nhân vật A Phủ.


+ Hiểu được mối quan hệ giữa Mị và A Phủ .
+ Giúp HS nắm được cảnh xử kiện là cảnh tượng thể hiện phong tục tập
quán của người dân miền núi Tây Bắc đồng thờ thể hiện sự tàn bạo, hà khắc của
chế độ phong kiến miền núi xưa .
+ Tổng kết giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Yêu cầu:
+ HS tìm hiểu văn bản ,nắm được những chi tiết tiêu biểu về nhân vật A Phủ
để trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra.
+ HS thuộc kịch bản và diễn xuất hiệu quả trong việc sân khấu hóa một vấn
đề có ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm.
- Cách tiến hành:
+ GV hướng dẫn HS phân tích nhân vật A Phủ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
và nâng cao.
+ GV tổ chức cho HS đóng kịch theo kịch bản đã chuẩn bị.
+ GV tổ chức cho HS nhận xét và khai thác bằng hệ thống câu hỏi để khám
phá nội dung của phần diễn kịch. .
- Tiến trình dạy học.
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ
* Giới thiệu bài mới

Hoạt đợng 2 (Tiếp theo):
Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật A Phủ.
Hoạt động cặp đôi
GV: Hướng dẫn HS hoạt động theo từng cặp đôi,thảo luận các câu hỏi tìm
hiểu về nhân vật A Phủ .
GVH: - A Phủ có số phận đặc biệt như thế nào?A Phủ có những phẩm chất
gì rất đáng quý.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật ?
201.

: -Làm việc cặp đôi,đại diện trả lời.

- Các HS khác nhận xét , tương tác ,bố sung .
GV: Nhận xét, nêu câu hỏi nâng cao để kết luận vấn đề.
2. Nhân vật A Phủ:


* Số phận: Số phận éo le, là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu và cường
quyền phong kiến miền núi.
*Phẩm chất, tính cách:
- Là thanh niên có sức khỏe, tháo vát, lao động giỏi.
- Ghét bạo ngược cường quyền .


Dũng cảm chịu địn.



Có lịng u tự do và khát vọng sống mãnh liệt.


=> Nhân vật A Phủ là hiện thân của người lao động có số phận éo le, bất
hạnh nhưng có phẩm chất cao đẹp. Xây dựng nhân vật A Phủ, nhà văn Tơ Hồi đã
khẳng định sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc
dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi. Sự vùng lên của nhân vật để
đi đến tự do, theo cách mạng giải phóng quê hương là cuộc đấu tranh đi từ tự phát
đến tự giác.
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- A Phủ là con người hành động.
- Điểm nhìn: Từ bên ngoài, miêu tả nhân vật qua hành động.
-A Phủ và Mị được đặt trong sự đối sánh để tô đậm nỗi khổ của người dân
lao động miền núi dưới dưới chế độ cũ.
Thao tác 3: Tìm hiểu cảnh xử kiện .
GV : Tổ chức cho HS trải nghiệm sáng tạo qua hoạt động sắm vai, diễn kịch
(theo kịch bản HS đã chuẩn bị).
Nội dung: Chuyển thể cảnh xử kiện trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
HS: Lớp sắm vai, diễn kịch theo kịch bản.: Cảnh xử kiện
NỘI DUNG KỊCH BẢN (HS đã chuẩn bị sẵn ở nhà).
GVH: Sau khi xem đoạn kịch, các em có nhận xét gì về phần vào vai của
các bạn và rút ra được giá trị tư tưởng qua cảnh xử kiện?
HS: Nhận xét, phản biện và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
GV:
- Vừa nhận xét phần trả lời của HS, vừa nêu câu hỏi nâng cao để kết luận
vấn đề.
- Chiếu hình ảnh “Cảnh xử kiện”.
3. Cảnh xử kiện:
- Giá trị tư tưởng:


+ Khắc họa được nét phong tục tập quán cũng là hủ tục lạc hậu, hà khắc
của vùng miền núi Tây Bắc.

+ Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây
Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.
+ Phơi bày bản chất tàn bạo, tội ác tày trời của giai cấp thống trị miền núi
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
Hoạt đợng cá nhân.
- GV hỏi: Qua tìm hiểu chi tiết, em hãy nêu khái quát giá trị nội dung tư
tưởng của tác phẩm?
- HS: Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, định hướng.
III. Tổng kết:
1.Giá trị nội dung:
a. Giá trị hiện thực:
- Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây Bắc
dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.
- Phơi bày bản chất tàn bạo, tội ác tày trời của giai cấp thống trị miền núi.
b. b. b. Giá trị nhân đạo:
- Nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau
khổ của người dân lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.
- Tác giả tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa,tàn bạo của giai cấp
thống trị miền núi.
- Thể hiện thái độ trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt
và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
2. Nghệ thuật:
- Cách giới thiệu nhân vật: Hấp dẫn, lôi cuốn.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ,
tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
– Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền
núi.
– Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và

thấm đẫm chất thơ.
Giáo viên tổ chức hoạt động thực hành


Mục đích: Đánh giá mức độ nắm kiến thức, năng lực hình thành của HS.
Yêu cầu: HS vận dụng kiến thức vừa học và kiến thức các môn khác đã tích
hợp để giải quyết những nhiệm vụ GV đặt ra.
Cách tiến hành: GV đưa ra các bài tập phù hợp, HS hoạt động cá nhân.
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật
Mị.
Hoạt động cá nhân
- HS tiến hành viết đoạn văn.
- GV nhận xét, chọn một số bài hay để đọc trước lớp.
* Củng cố: Vận dụng phương pháp trò chơi.
Hoạt động nhóm ( 2 nhóm)- Hình thức: Thi giữa 2 đội.
Dự kiến năng lực hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện kiến thức,
năng lực tư duy để phát hiện ra ô chữ.
Yêu cầu: Trên cơ sở nội dung bài học, các nhóm quan sát ơ chữ và trả lời
câu hỏi.
Hình thức trả lời: Nghe câu hỏi, phát tín hiệu nhanh để giành quyền trả lời.
GV: Hướng dẫn thể lệ trị chơi: Ơ chữ có từ khóa hàng dọc gồm 6 chữ cái.
Đây là một yếu tố không được nhắc đến nhiều trong tác phẩm nhưng lại được bàn
đến nhiều khi nói về ý nghĩa của truyện. Có 8 câu hỏi tương ứng với 8 từ hàng
ngang. Trả lời được một câu hỏi hàng ngang sẽ được 10 điểm. Trả lời từ khóa khi
câu hỏi hàng ngang được trả lời chưa quá 2 câu sẽ được 30 điểm.
Câu hỏi:
1. Nỗi khổ của nhân vật Mị khi làm dâu được nhà văn Tơ Hồi so sánh với
con vật nào ?
2. Khi bị A Sử bắt cóc về nhà thống lí Mị mang thân phận gì ?
3. Hành động nào của Mị với A Phủ chứng tỏ lòng thương người và tinh

thần phản kháng mạnh mẽ ở Mị?
4. Điều gì biểu hiện rõ nhất trong tính cách của Mị ?
5. Mị và A Phủ điển hình cho nỗi thống khổ và khát vọng tự do của người
dân vùng nào trước cách mạng ?
6. Một trong những tác nhân quan trọng làm Mị thức tỉnh là gì ?
7. Cảnh tượng nào góp phần tơ đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” ?


8. Đâu là miền đất hứa- giúp Mị và A Phủ tìm thấy cuộc sống tự do, hạnh
phúc?
GIẢI Ơ CHƯ

* Dặn dò:
Chia lớp làm 2 nhóm, các nhóm chuẩn bị nội dung tình huống của nhóm
mình (GV đưa trước tình huống).
+ Hình dung tình huống .


+ Dự kiến đề cương hùng biện.
TIẾT 3

Giáo viên tổ chức hoạt động ứng dụng
A. Mục tiêu:
- Giúp HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề,
các tình huống diễn ra trong cuộc sống.
- Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết
của mình, tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những phương án giải
quyết khác nhau góp phần hình thành năng lực học tập, năng lực giao tiếp…
B. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống liên quan đến bài
học
- Phiếu đánh giá, nhận xét.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho HS
2. Học sinh:


- Chuẩn bị kịch bản
- Tìm hiểu tài liệu
- Hình dung những tình huống có thể xảy ra.
C. Phương pháp tiến hành
- HS tự tổ chức hoạt động và đánh giá lẫn nhau
- Phương phám sắm vai, phương pháp nêu tình huống, phương pháp giải
quyết vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài học.
3. Giới thiệu bài học.
4. Tổ chức hoạt động ứng dụng:
Hoạt đợng 1: Chuẩn bị (GV nêu tình huống, HS chuẩn bị)
- Yêu cầu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
(Dự kiến năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực
thuyết trình)
- GV nêu 2 tình huống, chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tình
huống.
Nhóm 1: Tình huống 1: Giả sử em là nhân vật Mị trong câu chuyện, em sẽ
làm gì để chống lại sự áp bức, bóc lột và nạn bạo lực gia đình.
Nhóm 2:Tình huống 2: Nhân vật Mị trong câu chuyện là nạn nhân của giai
cấp thống trị độc ác, tàn bạo miền núi thời xưa. Ngày nay, nạn bạo hành trong gia

đình vẫn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Em hãy đề xuất những giải pháp
thiết thực, có ý nghĩa về vấn đề này qua một đoạn văn ngắn.
Hoạt đợng 2: HS trải nghiệm, trình bày.
Nhóm 1:Tình huống 1: HS xử lí tình huống đã được nêu.
Mục đích:
Giúp HS thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của mình, hình
thành kĩ năng giao tiếp. Tạo điều kiện phát triển năng lực sáng tạo của HS, khích lệ
sự thay đổi thái độ, hành vi của HS một cách tích cực.
u cầu: Cách xử lý tình huống phải thể hiện được chính kiến, quan điểm
đúng đắn của bản thân.
Các bước tiến hành: HS trình bày trực tiếp cách ứng xử tình huống đã được
nêu.


Nhóm 2: Tình huống 2: HS viết đoạn văn , trình bày trước lớp.
Mục đích: Thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề
thiết thực của đời sống. Liên hệ với thực tiễn để tích cực hóa động cơ của người
học, tạo điều kiện để phát huy những năng lực then chốt như năng lực tư duy, năng
lực giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp và cộng tác làm việc.
Yêu cầu: Vận dụng những hiểu biết về xã hội, về GDCD, về luật pháp để
đưa ra những quan điểm tiến bộ, tích cực.
Cách tiến hành:
HS: Vận dụng kiến thức môn DGCD, kiến thức xã hội, nghị luận văn học để
giải quyết vấn đề.
Các bước tiến hành:
- HS chuẩn bị dàn ý để trình bày
- Đại diện HS lần lượt trình bày sản phẩm của mình.
- Các HS khác bổ sung
- Các HS còn lại đánh giá, nhận xét
- GV đánh giá nhận xét, giúp HS rút ra bài học cho bản thân, giáo dục ý

thức, tư tưởng và cách ứng xử phù hợp trước các tình huống trong cuộc sống.
- GV đánh giá, nhân xét tiết học và kết luận.
III. KẾT LUẬN:
Qua phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức, năng lực học tập và khả
năng tự học của HS. Nó xây dựng cho các em những kế hoạch thiết thực, những
kỹ năng sống đời thường bổ ích. Theo đó các thế hệ HS năng động, tích cực học
tập trong mơi trường thân thiện sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững,
lâu dài của đất nước nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Trong các mơn học ở trường phổ thơng mơn Ngữ văn có chức năng rất quan
trọng trong giáo dục nhân cách đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan góp phần
hình thành những phẩm chất con người Việt Nam. Vậy nên việc hình thành cho các
em niềm say mê, hứng thú trong học tập Ngữ văn là trách nhiệm lớn lao của thầy
cô giáo dạy văn. Đội ngũ nhà giáo cần tích cực đổi mới phương pháp, phát huy
tính tích cực học sinh, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục lối học
vẹt ghi nhớ máy móc hay chỉ đối phó với thi cử.
Qua thực tiễn nghiên cứu tôi nhận thấy, vận dụng phương pháp trải nghiệm
sáng tạo để phát huy năng lực học sinh mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong học
tập của học sinh cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học


được phương pháp học tập tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, năng
lực học tập, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, giáo viên
sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, tăng sự linh hoạt cho bài giảng, tạo
thêm niềm say mê với nghề nghiệp của mình.
Tuy vậy do thời gian nghiên cứu không nhiều, HĐTNST là một khái niệm
mới còn bỡ ngỡ, tài liệu liên quan đến HĐTNST chưa phong phú, đa dạng, cách
thức tổ chức hoạt động cịn mới lạ. Chính vì vậy q trình nghiên cứu gặp một số
khó khăn nhất định.

Từ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn gặp phải, tơi xác định
hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài cần tập trung vào làm rõ cơ sở lý luận của
HĐTNST; thực nghiệm trên nhiều đối tượng HS khác nhau đồng thời vận dụng
phương pháp, hình thức dạy học này để thực hiện các chủ đề khác trong chương
trình Ngữ văn THPT nói chung.



×