Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(SKKN 2022) Các biện pháp giúp học sinh học lực yếu và trung bình đạt điểm khá, giỏimôn GDCD tại lớp 12C3, 12C4, 12C6 Trường THPT Nông Cống 4 trong kìthi tốt nghiệp năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.47 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………...1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………........1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN………………………………………………...................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN………………………………………3
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề……………………………….............4
2.3.1. Đối với giáo viên………………………………………………………………...4
2.3.1.1. Giáo viên phải vững kiến thức, nhất là phần chương trình thi, nhằm giúp học
sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm……………………………………..…..................4
2.3.1.2. Giáo viên cần khảo sát chất lượng học sinh nhằm phân loại được đối tượng
nhận thức của học sinh để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp……………………..6
2.3.1.3. Giáo viên cần bám sát đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT để xây dựng hệ thống câu
hỏi và đề luyện thi phù hợp, hiệu quả. Chấm bài nghiêm túc và sửa lỗi kịp thời cho học
sinh……………………………………………………………………………………..8
2.3.1.4. Hướng dẫn kĩ năng phân tích đề và làm bài thi cho học sinh, vận dụng một số
“mẹo” trong khi giải đề, khắc phục một số lỗi học sinh hay mắc phải........................10
2.3.1.5. Giáo viên cần tạo bầu khơng khí vui vẻ, cởi mở và bình đẳng về trao đổi kiến
thức trong lớp học để tạo hứng thú cho người học. Quan tâm, động viên và giúp đỡ kịp
thời, nhiệt tình khi học sinh cần tư vấn về học tập cũng như các vấn đề khác trong cuộc
sống như: giáo dục kỹ năng sống và các bài học đạo đức theo tấm gương Bác Hồ.. để
nhằm nâng cao nhận thức toàn diện cho học sinh…………………………………….13
2.3.2. Đối với học sinh………………………………………………………………..14
2.4. Hiệu quả áp dụng của SKKN……………………………………………............14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận…………………………………………………………………………..17
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………………17
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….18




1. PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục tăng cường quán triệt thực hiện
các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo
dục trung học và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: vừa bảo đảm an tồn về phịng,
chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học , tiếp tục tập trung thực
hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục
của nhà trường nói riêng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng ôn
thi TNPT cho học sinh qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được
những yêu cầu của nhiệm vụ năm học.
1.1. Lý do chon đề tài.
Môn GDCD ở bậc THPT là môn học có nội dung rất phong phú và đa
dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn khoa học khác. Nhận thức tầm
quan trọng vị trí của bộ mơn trong hệ thống chương trình phổ thơng, cũng như
trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân học sinh. Từ năm học 2016 – 2017
bộ giáo dục đào tạo đã chính thức lựa chọn bộ mơn GDCD vào thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia vừa xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét vào các trường đại học.
GDCD là môn thi khá mới, kiến thức rộng, liên hệ thực tế nhiều, học sinh lại
chưa có kinh nghiệm trong làm bài thi để đạt điểm cao, nhất là những lớp có
nhiều học sinh tiếp thu chậm như 12C4, 12C6. Xuất phát từ những lí do trên,
tích luỹ kinh nghiệm trong q trình giảng dạy nhiều năm tôi xin trao đổi biện
pháp:
“Các biện pháp giúp học sinh học lực yếu và trung bình đạt điểm khá, giỏi
môn GDCD tại lớp 12C3, 12C4, 12C6 Trường THPT Nơng Cống 4 trong kì
thi tốt nghiệp năm 2021”
1.2. Mục đích nghiên cứu: Việc dạy học, cũng như việc hướng dẫn ôn tập cho
học sinh để đảm bảo kiến thức đáp ứng yêu cầu khi làm bài thi Tốt nghiệp THPT
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và cần thiết.


Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

2


Thông qua hướng dẫn của giáo viên giúp các em biết cách học, phân biệt
các dạng câu hỏi ở các mức độ khó, dễ khác nhau và từ đó có những cách xử lí
phù hợp lựa chọn chính xác khi làm bài đạt điểm cao. Qua đó giúp học sinh đạt
kết quả thi cao, trở thành người học tích cực, người cơng dân có năng lực giải
quyết tốt các tình huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12C3,12C4,
12C6 năm học 2020 – 2021 trường THPT Nông Cống 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tình huống.
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
- Phương pháp diễn giảng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo. Đảng và nhà nước đã đặt ra vấn đề giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phương pháp giáo dục vì vậy cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế
chung của thời đại, trong đó đặc biệt phải ln phát huy được tính tích cực, tự
giác, chủ động tư duy sáng tạo, phát triển phẩm chất năng lực học sinh, nâng cao
chất lượng đại trà.
Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi dân tộc , bởi vì “Sự
nghiệp đổi mới đất nước có thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực

lượng thanh niên ngày nay quyết định”. ( Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, H,1993,tr23) mơn GDCD khơng chỉ trang bị
cho thế hệ trẻ đơn thuần là kiến thức , mà cịn góp phần quan trọng bồi dưỡng kỹ
năng sống, tinh thần trách nhiệm cho học sinh như ý thức chấp hành pháp luật,
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

3


đạo đức xã hội, nhân cách sống.. Qua đó giúp học sinh đạt kết quả thi cao, trở
thành người học tích cực, người cơng dân có năng lực giải quyết tốt các tình
huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
* Thuận lợi:
- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, giáo dục
học sinh.
- Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, nên thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động dạy học.
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày
càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm kiến thức trên các trang
mạng để tham khảo.
* Khó khăn:
- Điểm tuyển sinh đầu vào của các em thấp (16,3 điểm/3 mơn, trong đó
Văn,Tốn nhân đơi), do đó mức độ lĩnh hội tri thức rất chậm.
- Thời gian ôn tập cho học sinh không nhiều (6 buổi/1 học kì), tài liệu cịn hạn
chế.
- Học sinh có nhiều em ngại học, cịn ham chơi. Một số phụ huynh do điều

kiện kinh tế phải đi làm xa nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm cặp các em, thậm
chí cịn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý
thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh.
- Khả năng biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh chưa nhiều
cho nên học sinh thiếu kinh nghiệm trong q trình ơn tập, làm bài thi.
Khi chưa áp dụng biện pháp này, qua điều tra ở các lớp tôi đã dạy trong
Kỳ thi khảo sát lần 1 của nhà trường, ngày 03/11/2020 thu được kết quả như
sau:
Lớp

12C3



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình

Điểm Yếu

số

(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)

(Từ 5 đến 6,4)


(Từ 4,75 trở xuống)

SL
3

SL
10

SL
22

SL
8

43

%
7,0

%
23,3

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

%
51,1

%
18,6
4



12C4 34
12C6 42
Nhận xét:

1
1

2,9
2,4

3
5

8,8
11,9

11
19

37,4
45,2

18
17

50,9
40,5


Với kết quả như trên, ta thấy chất lượng giáo dục bộ mơn cịn thấp, mức độ
nhận thức của học sinh chủ yếu ở mức trung bình đối với lớp 12C3, 12C6 và
trung bình yếu ở lớp 12C4, số học sinh có điểm yếu vẫn cịn nhiều, số học
sinh đạt điểm khá ít và đặc biệt điểm giỏi - từ 8 trở lên rất ít.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Thực hiện Kế hoạch chuyên môn của Trường THPT Nông Cống 4 năm học
2020-2021, số 12 ngày 5/9/2020 về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương
trình giáo dục nhà trường THPT theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học
sinh, tập trung nâng cao chất lượng đại trà. Ngày 11/1/2021 tổ, nhóm chun
mơn cũng đã họp và trao đổi kinh nghiệm nhằm năng cao chất lượng đại trà.
Đối với bộ môn GDCD năm học 2019 – 2020 điểm thi tốt nghiệp chỉ
tiêu trung bình điểm 7,8. Kết quả năm học đat 8,0. Năm học 2020 – 2021 nhà
trường đặt chỉ tiêu điểm trung bình 8,0. Việc nâng cao chất lượng đại trà đã trở
thành một trong những nhiệm vụ năm học. Vì vậy, tập thể sư phạm nhà trường
nói chung và bản thân nói riêng phải đưa ra những cách thức và giải pháp để
thực hiện hiệu quả chỉ tiêu đề ra.Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp để nâng cao chất lượng đại trà ở các lớp mình dạy như sau:
2.3.1. Đối với giáo viên
2.3.1.1. Giáo viên phải vững kiến thức, nhất là phần chương trình thi, nhằm
giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm.
Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng vững vàng. Đây chính là điều quan trọng
nhất đối với những ai đang làm nghề dạy học. Bởi nó chính là cái nền, yếu tố cơ
bản tạo nên một tiết dạy thành công. Dù phương pháp dạy học có tích cực, hợp lí
đến mấy, dù khả năng diễn đạt của thầy có lưu lốt đến mấy nhưng nếu kiến
thức khơng chính xác, khơng phong phú thì những yếu tố kia cũng khơng có cơ
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

5



hội để phát huy. Kiến thức vững vàng của người thầy cịn khiến cho học sinh nể
phục từ đó mới yên tâm, nghe theo rồi làm theo thầy. Vì thế, tôi thường xuyên
cập nhật kiến thức: học từ tài liệu, học từ đồng nghiệp, từ bạn bè các trường
khác, từ chính học trị…
Qua nghiên cứu đề hằng năm tơi thấy: nội dung đề thi tập trung chủ yếu ở lớp
12, với số lượng câu hỏi khoảng 36 câu. Phần câu hỏi vận dụng chủ yếu tập
trung ở Bài 2, 4, 6,7 và 8.
- Ở lớp 11: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững phần kinh tế (từ Bài 1 đến Bài
5), đề thi THPT quốc gia năm 2019, 2020 gồm có 4 câu nằm trong chương trình
lớp 11.
Ở trên lớp giáo viên yêu cầu các em chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch
gạch chân các ý cơ bản, chú ý đến các ví dụ minh họa của thầy cơ và u cầu lấy
được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Ví dụ: Câu 118 mã đề 301 năm 2018.
Vì con trai là anh C kết hơn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ
anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát
hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H
vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà.
Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới
đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C, bà T và chị H.

B. Bà G, chị D và anh C.

C. Bà G, anh C, chị H và chị D.

D. Bà G, anh C và chị H.

Với câu hỏi này học sinh cần xác định những ai vi phạm nội dung bình đẳng
trong hơn nhân gia đình; Thứ nhất anh C vi phạm chế độ hôn nhân gia đình

( sống chung với người khác khi đã có vợ); Chị H tự ý rút tiền đây là tài sản của
cả hai vợ chồng cho nên khi chưa được thỏa thuận của cả hai vợ chồng; Bà G
mẹ anh C là người thông đồng với con trai cho nên cũng vi phạm bình đẳng
trong hơn nhân, gia đình; Bà T khơng vi phạm quyền bình đẳng mà chỉ có vi
phạm xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự; Chị D là người ngồi
nếu có vi phạm thì vi phạm pháp luật, nhưng đề hỏi vi phạm quyền bình đẳng
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nơng Cống 4

6


trong hơn nhân gia đình cho nên đáp án D là đúng.
2.3.1.2. Giáo viên cần khảo sát chất lượng học sinh nhằm phân loại được đối
tượng nhận thức của học sinh để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp
Kết quả Kỳ thi khảo sát lần 1 các lớp tôi dạy, ngày 03/11/2020:
- Số học sinh đạt điểm khá, giỏi (Từ 6,5 điểm trở lên) là : 23/119 HS
- Số học sinh đạt điểm trung bình (Từ 5,0 đến 6,4) là : 52/119 HS
- Số học sinh đạt điểm yếu (Từ 4,75 trở xuống) là : 43/119 HS
Kết quả trên cho thấy mức độ nhận thức bộ môn của học sinh chủ yếu ở mức
trung bình và yếu, số học sinh có mức nhận thức khá giỏi rất ít.
Với mức độ nhận thức của học sinh như vậy tôi đã thực hiện các bước
giảng dạy, ôn tập cho các em như sau:
- Trước hết cần trang bị cho học sinh kiến thức sách giáo khoa theo chuẩn kiến
thức kĩ năng, hướng dẫn giảm tải của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh hoá.
Dạy thật kĩ, chậm nhưng chắc để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản theo
bài trong SGK, nhấn mạnh phần trọng tâm.
- Bổ trợ kiến thức bằng việc làm bài tập thực hành theo 4 mức độ: Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao vào sau khi kết thúc bài học lí thuyết,
hoặc dạy buổi chiều cho học sinh biết vận dụng vào làm bài luôn. Chú trọng các
dạng bài tập mức độ nhận biết và thơng hiểu trước, vì đối tượng học sinh chủ

yếu là trung bình và yếu. Các em có hiểu bài và làm được bài tập thực hành thì
mới có hứng thú tiếp thu thêm các dạng bài tập cao hơn và quan trọng nhất là
trong đề thi tốt nghiệp thì phần này chiếm ít nhất tới 60% số điểm bài thi – đó là
điều đối tượng học sinh này cần hướng tới.
Ví dụ Câu hỏi dạng nhận biết:
Câu 82 đề thi minh họa 2019
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. thỏa ước lao động tập thể.

B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự.

D. quy tắc quản lí nhà nước.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

7


Với các câu hỏi trên ta có thể thấy các câu hỏi ở dạng nhận biết là câu hỏi
đề cập khái niệm vi phạm hành chính.
Ví dụ: Câu hỏi ở dạng thông hiểu.
Câu 95 đề thi minh họa 2019
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Ổn định ngân sách quốc gia.
C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.

B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.

D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

- Khi học sinh đã làm thông thạo dạng bài tập Nhận biết và thông hiểu rồi,
giáo viên cho học sinh làm quen với dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao
thơng qua việc đưa các tình huống pháp luật gần gũi liên quan đến lứa tuổi học
sinh hoặc đời sống thường ngày các em hay gặp như: Tình huống về vi phạm
luật an tồn giao thơng( Bài 2), tình huống về lĩnh vực hơn nhân và gia đình
( Bài 4), tình huống về bạo lực học đường hay bạo lực trong xã hội (Bài 6).. đế
các em đóng vai tập giải quyết ( có sự góp ý về kiến thức và kĩ năng xử lí tình
huống của giáo viên). Như vậy các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và
hào hứng làm bài tập mà không bị áp lực.
Ví dụ: Câu 25 trong đề thi minh họa 2019
B và T là bạn thân học cùng lớp với nhau, khi giữa hai người xảy ra mâu thuẫn,
T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và
B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp
luật.
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T
B. Khuyên T gỡ bỏ vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook
D. Chia sẻ thơng tin đó trên facebook
Trong thực tế tình huống này khơng hiếm, đã có khơng ít hệ quả đáng tiếc
từ những mâu thuẩn trên facebook cố tình, hay vơ tình gây ra. Các đáp án như:
Khun B nói xấu lại T trên facebook hoặc đáp án chia sẻ thơng tin đó trên
facebook là khá phổ biến. Tuy nhiên giáo viên cần phải giải thích cho học sinh

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

8



hiểu “lựa chọn ứng xử phù hợp” vậy dĩ nhiên chỉ có phương án B là phù hợp
nhất.
2.3.1.3. Giáo viên cần bám sát đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT để xây dựng hệ
thống câu hỏi và đề luyện thi phù hợp, hiệu quả. Chấm bài nghiêm túc và sửa
lỗi kịp thời cho học sinh.
Để q trình ơn tập sát nhất, hiệu quả nhất, các em làm bài thi tốt, giáo viên phải
bám vào đề thi minh họa. Khi có đề minh họa của Bộ giáo viên phải cho học
sinh làm và chữa đề, phân tích đề. Xây dựng đề ơn tập cũng theo 4 cấp độ :
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và chia tỉ lệ % ở các mức độ. Từ
đó có kế hoạch cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh trong một lớp, cụ thể:
+ Nhóm HS yếu và trung bình chủ yếu cho luyện đề 3 mức độ đầu nhưng giới
hạn thời gian làm bài và khuyến khích thi đua về tốc độ làm bài giữa các học
sinh với nhau trong nhóm.
+ Nhóm HS khá, giỏi thì cho luyện đề đủ 4 mức độ, có giới hạn thời gian và có
thể tăng thêm câu hỏi với mức độ khó hơn. Cũng khuyến khích thi đua về tốc độ
làm bài giữa các học sinh với nhau trong nhóm.
- Câu hỏi dạng nhận biết (30%)
Ví dụ: Câu 82 đề thi minh họa 2019
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. thỏa ước lao động tập thể.

B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự.

D. quy tắc quản lí nhà nước.

- Câu hỏi ở dạng thơng hiểu(30%)
Ví dụ: Câu 96 đề thi minh họa 2018.

Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì cơng dân nào khi
tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải
A. thu hút vốn đầu tư nước ngồi. B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.

D. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.

- Câu hỏi ở dạng vận dụng(25%)
Ví dụ: Câu 108 đề thi minh họa 2019
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

9


Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng
tuổi về nhà mẹ ruột. Bức xúc, bà C mẹ chồng chị B bí mật đưa cháu D đến gửi
tại nhà người quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn
đề nghị giám đốc doanh nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi
phạm quyền bình đẳng của cơng dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hơn nhân và gia đình.

B. Lao động cơng vụ.

C. Sản xuất và kinh doanh.

D. Nhân phẩm, danh dự.

- Câu hỏi vận dụng cao(15%)
Ví dụ: Câu 119 đề thi minh họa 2019
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị

C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo
đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị
không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị S, chị C và ơng X.

B. Ơng X, chị S và chị C.

C. Chị S, chị C và anh A.

D. Anh A, ơng X và chị S.

Ngồi đề thi minh hoạ ra giáo viên nên tìm các đề thi tốt nghiệp chính
thức của các năm gần đây, cho học sinh luyện giải đề để các em thuần thục trong
việc làm một bài thi. Giáo viên tìm thêm và khuyến khích học sinh cùng tìm đề
của các trường hoặc đề các trang trên mạng Internet đáng tin cậy để luyện thêm
ở nhà.
Trên lớp giáo viên có kế hoạch xây dựng đề cho học sinh làm theo bài,
theo chủ đề (Ví dụ: Chủ đề Pháp luật và đời sống- Bài 1+2; Chủ đề Pháp luật
với các quyền bình đẳng – Bài 3+4+5, v.v..), và dạng đề hỗn hợp trộn lẫn các bài
theo từng giai đoạn (Ví dụ: cuối kỳ 1, cuối kỳ 2 hoặc cuối đợt ôn tập tháng 6..).
Học sinh làm đề xong, GV chấm luôn hoặc hướng dẫn học sinh tự chấm chéo
cho nhau theo đáp án cô giáo đưa ra. Kiểm tra lại các câu sai học sinh còn mắc
phải để phân loại các lỗi, giải quyết kịp thời tại lớp để học sinh rút kinh nghiệm
và bổ sung lỗ hổng kiến thức ngay.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

10



2.3.1.4. Hướng dẫn kĩ năng phân tích đề và làm bài thi cho học sinh, vận
dụng một số “mẹo” trong khi giải đề, khắc phục một số lỗi học sinh hay mắc
phải.
* Rèn luyện kĩ năng nắm chắc “từ khóa” trong câu hỏi.
Giáo viên hướng dẫn kĩ năng phân tích đề và làm bài thi cho học sinh phải thật tỉ
mỉ. Cần đọc kĩ đề để xác định xem câu hỏi đề cập đến kiến thức bài nào, phần
nào trong bài.
Ví dụ: Tịa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị
xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của cơng
dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng vè nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Như vậy, nắm chắc từ khóa, ví dụ này “khơng phụ thuộc vào người bị xét
xử là ai, giữ chức vụ gì” (các em sẽ hiểu được nội dung là trách nhiệm pháp lí)
giúp chúng ta định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án
sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi
một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
*Tuân thủ quy tắc “dễ trước khó sau”, nghĩa là khơng nhất thiết làm theo thứ tự
từ đầu đến cuối mà câu nào biết chắc chắn đáp án đúng thì làm trước, câu nào
cịn băn khoăn thì để lại làm sau nhằm để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính
chính xác cao nhất khi làm bài.
* Khắc phục một số lỗi học sinh hay mắc phải.
- Đọc không kĩ đề bài cho nên xác định sai câu hỏi của đề.
Ví dụ: Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phải
nhập viện điều trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà dọa nạt con rể. Trong lúc
hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông P bố anh K áp
giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

11


A. Anh K và ông N, ông P

B. Chị M, ông N và anh K.

C. Anh K và ông P và ơng N

D. Chị M, ơng N và ơng P.

Vì không đọc kĩ đề nên học sinh hay nhầm là những ai dưới đây vi phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Hay nhầm lẫn giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy học sinh trong quá trình
làm bài thi các em hay nhầm giữa hình thức (sử dụng pháp luật và thi hành pháp
luật)
Ví dụ: Sau khi biết điểm kì thi THPT Quốc Gia 2018 của mình, bạn H đã điều
chỉnh nguyện vọng theo tổ hợp xét tuyển lần cuối. Trong trường hợp trên bạn H
đã thực hiện theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật


Với câu hỏi này nhiều học sinh đã chọn sai và cho rằng đó là áp dụng pháp
luật hay tuân thủ pháp luật, trong khi đó đáp án đúng lại là sử dụng pháp luật.
Ví dụ: Sau khi đi vào sản xuất sản phẩm, giám đốc X đã chủ động, huy động
lực lượng để xử lí vấn đề ô nhiễm môi trường tránh ảnh hưởng đến sức khỏe,
sinh hoạt của nhân dân. Trong trường hợp trên giám đốc X đã thực hiện pháp
luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Tương tự như vây học sinh lại dễ nhầm là tuân thủ pháp luật trong khi đó đáp
án đúng là thi hành pháp luật. Vậy cách để hướng dẫn học sinh tránh mắc lỗi này
giáo viên cần phân tích kỹ các hình thức thực hiện pháp luật và khắc sâu kiến
thức để học sinh hiểu rõ bản chất vế đề, đồng thời mỗi hình thức cần phải có ví
dụ cụ thể để học sinh dể phân biệt và phân biệt đúng.
+ Chủ động thực hiện quyền là (sử dụng pháp luật)
+ Chủ động thực hiện nghĩa vụ là (thi hành pháp luật)
+ Không làm những điều pháp luật cấm (tuân thủ pháp luật)

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

12


Với việc giáo viên chỉ rõ như tôi vừa nêu ở trên, chắc chắn học sinh không
mắc sai lầm trước các câu hỏi liên quan đến phần này và nắm rất tốt nội dung

các hình thức thực hiện pháp luật.
*Vận dụng linh hoạt trong thực tiễn để xử lí câu hỏi tình huống, đặc biệt là câu
hỏi vận dụng cao.
Có thể nói học pháp luật là để hiểu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, do đó
các tình huống trong thực tiễn được báo chí đưa tin, giáo viên lấy làm ví dụ
minh họa cho bài giảng của mình để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ví dụ: Câu 25 trong đề thi minh họa. B và T là bạn thân học cùng lớp với nhau,
khi giữa hai người xảy ra mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên
facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào
sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật.
A. Coi như khơng biết vì đây là việc riêng của T
B. Khuyên T gỡ bỏ vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook
D. Chia sẻ thơng tin đó trên facebook
Trong thực tế tình huống này khơng hiếm, đã có khơng ít hệ quả đáng tiếc
từ những mâu thuẩn trên facebook cố tình, hay vơ tình gây ra. Các đáp án như:
Khuyên B nói xấu lại T trên facebook hoặc đáp án chia sẻ thơng tin đó trên
facebook là khá phổ biến. Tuy nhiên giáo viên cần phải giải thích cho học sinh
hiểu “lựa chọn ứng xử phù hợp” vậy dĩ nhiên chỉ có phương án B là phù hợp
nhất.
*Với dạng câu hỏi vận dụng cao, để tránh bị rối vì có nhiều nhân vật tham gia
trong tình huống và cũng để tiết kiệm thời gian làm bài thì học sinh nên làm
theo 3 bước:
- Bước 1: HS đọc câu hỏi phía cuối tình huống trước để xác định được nội
dung cần hỏỉ và ghi ra giấy nháp.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

13



- Bước 2: HS quay lại đọc đề bài từ đầu, trong quá trình đọc chỉ lưu ý đến
những nhân vật có liên quan đến nội dung cần hỏi ở trên. Các nhân vật
khơng liên quan thì gạch loại bỏ ln trên tờ đề.
- Bước 3: Rà sốt các nhân vật “đáng nghi” vào các đáp án đã cho, dùng
phương pháp loại trừ, học sinh sẽ tìm ra được đáp án dễ dàng hơn với độ
chính xác cao.
Ví dụ: Ơng B vay ông A 100 triệu đồng để kinh doanh và viết giấy giao
hẹn 2 năm sẽ trả. Vì kinh doanh thua lỗ nên ông B vẫn chưa trả hết nợ.
Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc và lấy xe máy của ông
B để trừ nợ. Ơng H là hàng xóm sang ngăn can thì bị anh C đánh trọng
thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Ơng A, anh C, anh D.

B. Ơng B, anh D, ơng H.

C. Ơng A, ơng B, anh D.

D. Ơng A, ơng B, anh C, D

Với câu này hướng dẫn cho học sinh đọc câu hỏi và chỉ cần xác
định ông B có vi phạm hình sự khơng? Nếu học sinh xác định ơng B có vi
phạm, nhưng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sư vì nợ q hạn chứ
khơng phải là vi phạm hình sự. Trong khi đề hỏi: Những ai dưới đây phải
chịu trách nhiệm hình sự? Từ lập luận trên học sinh nhanh chóng loại bỏ
các đáp án B, C, D và phương án đúng sẽ là A.
2.3.1.5.Giáo viên cần tạo bầu khơng khí vui vẻ, cởi mở và bình đẳng về trao
đổi kiến thức trong lớp học để tạo hứng thú cho người học. Quan tâm, động
viên và giúp đỡ kịp thời, nhiệt tình khi học sinh cần tư vấn về học tập cũng
như các vấn đề khác trong cuộc sống như: giáo dục kỹ năng sống và các bài

học đạo đức theo tấm gương Bác Hồ.. để nhằm nâng cao nhận thức toàn diện
cho học sinh.
( Đây là biện pháp tâm lí có tác động rất lớn, là nguồn động viên quan trọng
đối với HS trong giai đoạn này)
2.3.2. Đối với học sinh.
Để có kết quả học tập và thi tốt học sinh cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu
sau của giáo viên:
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

14


- Có SGK đầy đủ, GV cung cấp thêm cuốn tài liệu “Câu hỏi bài tập trắc nghiệm
GDCD12” - Tác giả: Vũ Đình Bảy chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
- Nghiêm túc nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, đọc phần tài liệu tham khảo sau
bài học theo hướng dẫn của giáo viên để hỗ trợ kiến thức giải bài tập tình huống
(ví dụ: tài liệu tham khảo bài 2,4,6..).
- Tập vẽ sơ đồ tư duy kiến thức sau mỗi bài học (ở dạng đơn giản)
Nhìn vào sơ đồ này học sinh sẽ biết được bài học có bao nhiêu nội dung chính
và ở mỗi nội dung có những đơn vị kiến thức nhỏ nào, từ đó gợi cho học sinh
nhớ được tồn bộ nội dung bài học một cách dễ dàng và logic.
- Chủ động hỏi ngay những phần kiến thức còn hổng hoặc bài tập cịn làm sai,
tìm rõ ngun nhân sai để khắc phục khi lần sau gặp phải. Chịu khó luyện đề mà
giáo viên giao cho, có ý thức tìm và làm đề trực tuyến.

Ví dụ minh hoạ: Sơ đồ tư duy Bài 2 - Thực hiện pháp luật (GDCD12)
2.4. Hiệu quả của biện pháp.
Sau khi áp dụng những biện pháp trên tơi cảm thấy học sinh đã có sự chuyển
biến rõ rệt. Cụ thể:
- Học sinh thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết học và háo hức chờ đợi đến tiết học

sau, các băn khoăn của học sinh trong các tình huống liên quan đến bài học
được đưa ra thảo luận và giải đáp kịp thời.
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

15


- Nhiều học sinh được tham gia vào phần trình bày kết quả, nhất là nhóm học
sinh có mức độ nhận thức yếu hơn được khuyến khích và có sự tiến bộ rõ rệt.
- Học sinh nhớ nội dung bài học nhanh hơn, dễ hơn. Biết vận dụng xử lí tình
huống trong thực tiễn hợp lí hơn.
- Chất lượng bộ môn GDCD được nâng lên rõ rệt và các em đã có thể mạnh dạn
tự tin những tình huống vấn đề mà giáo viên đặt ra trong các tiết học, tiết ơn tập.
Kỹ năng tư duy và phân tích, lập luận để chọn câu trả lời đúng và sự hiểu biết
tổng hợp từ các môn học khác của các em đã có sự tiến bộ, hiểu biết rộng hơn,
việc học bộ môn không con cứng nhắc như là những tiết chính trị đơn thuần mà
như mọi người hiểu.
Kết quả đối sánh Kỳ thi khảo sát lần 1 của nhà trường, ngày 03/11/2020
Lớp



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình

Điểm Yếu


số

(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)

(Từ 5 đến 6,4)

(Từ 4,75 trở xuống)

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C3 43
3
7,0
10
23,3
22
51,1
8
18,6
12C4 34
1
2,9

3
8,8
11
37,4
18
50,9
12C6 42
1
2,4
5
11,9
19
45,2
17
40,5
* So với Kết quả thi khảo sát chất lượng theo kế hoạch của Sở GD- ĐT
Thanh hoá ngày 24/4/2021.( khảo sát lần 2)
Lớp



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình

Điểm Yếu

số


(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)

(Từ 5 đến 6,4)

(Từ 4,75 trở xuống)

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C3 43
7
16,3
17
39,5
15
34,9
4
9,3
12C4 34
1
2,9
6

17,6
15
44,2
12
35,3
12C6 42
1
2,4
9
21,4
24
57,2
8
19
Sau hơn 2 tháng tiếp tục ôn thi và Kết quả thi Tốt nghiệp năm học 2020-2021,
khoá ngày 08/7/2021 ở các lớp tôi dạy như sau:
Lớp

12C3
12C4
12C6



Điểm giỏi

Điểm khá

ĐiểmT Bình


Điểm Yếu

số

(Từ 8 đến 10)

(Từ 6,5 đến 7,75)

(Từ 5 đến 6,4)

(Từ 4,75 trở xuống)

SL
43 41
34 26
42 36

%
95,3
76,5
85,7

SL
2
7
5

%
4,7
20,6

11,9

SL
0
1
1

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

%
0
2,9
2,4

SL

%
0
0
0

0
0
0
16


Các kết quả và minh chứng.
*Một vài con số đáng lưu ý:
Theo thống kê kết quả thi TN năm 2021 của Sở GD&ĐT Thanh hoá:

- Điểm BQ thi Tốt nghiệp môn GDCD của tỉnh năm 2021 là: 8,43.
- Điểm BQ môn GDCD của trường THPT Nông Cống 1 là: 8,69
- Điểm BQ môn GDCD của trường THPT Nông Cống 2 là: 8,28
- Điểm BQ môn GDCD của trường THPT Nông Cống 3 là: 8,98
- Điểm BQ môn GDCD của trường THPT Nông Cống 4 là: 8,71 – Xếp thứ 2
trong huyện, xếp thứ 25 trong toàn tỉnh.
*Số Học sinh đạt điểm 10 thi Tốt nghiệp của 3 lớp tôi dạy là: 11 HS (cả
trường là 17 HS).
* Số Học sinh đạt điểm 9 trở lên thi Tốt nghiệp của 3 lớp tôi dạy là: 65 HS (cả
trường là 102 HS).
* Số lượt HS khối C19 và C20 (Tổ hợp có môn GDCD) đạt từ 27 điểm trở lên
là 13 lượt.
Những thành tích của cá nhân tơi ở bộ mơn GDCD đã góp phần khơng nhỏ
vào thành tích chung của nhà trường. Cụ thể, năm học 2020 – 2021 điểm bình
quân thi TN của Trường THPT Nông Cống 4 là: 6,50 – Xếp thứ 42 toàn tỉnh,
tăng 13 bậc so với điểm đầu vào (điểm đầu vào xếp thứ 55) và là trường duy
nhất trong huyện có kết quả đối sánh tăng so với đầu vào (Trường THPT
Nông Cống 1: âm 7 bậc; Trường THPT Nông Cống 2: âm 23 bậc; Trường THPT
Nơng Cống 3: âm 16 bậc).
Trên đây là tồn bộ các biện pháp ôn tập, dạy học bộ môn GDCD ở trường
THPT Nông Cống 4, tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua. Với những điều
bản thân đã lĩnh hội được, hy vọng sẽ có được bài học đóng góp phần nào để có
thể nâng cao chất lượng đại trà khi giảng dạy theo tinh thần đổi mới căn bản
toàn diện sự nghiệp giáo dục.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

17



- Từ kết quả thu được tôi thấy GDCD là môn học tưởng như khô khan, nhất là
phần Pháp luật ở chương trình lớp 12. Nhưng nếu giáo viên có phương pháp dạy
học phù hợp, lấy nhiều ví dụ, tình huống thực tiễn minh hoạ cho bài học thì học
sinh cảm thấy dễ hiểu, gần gũi cuộc sống, sẽ hứng thú hơn trong học tập và phát
huy được tính tự giác, tích cực của học sinh, học biết đi đơi với hành đáp ứng
3.2. Kiến nghị.
- Đối với bộ giáo dục và đào tạo: Cần có đề thi minh họa sớm hơn để thầy cô
giáo bám vào cấu trúc ôn tập cho học sinh.
- Đối với nhà trường : Trang bị thêm sách tham khảo, tranh ảnh nhất là tài liệu
về cách xử lí các tình huống pháp luật cụ thể để giáo viên tham khảo và phục vụ
cho việc dạy học tốt hơn, hiệu quả hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong “Các biện pháp giúp học sinh học lực
yếu và trung bình đạt điểm khá, giỏi mơn GDCD tại lớp 12C3, 12C4, 12C6
Trường THPT Nông Cống 4 trong kì thi tốt nghiệp năm 2021” Vì điều kiện
thời gian nghiên cứu có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp và cán bộ phụ trách
chuyên môn cấp trên để đề tài của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là báo cáo của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Nguyệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa GDCD lớp 11, 12 nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

18


- Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức kỹ năng
- Câu hỏi bài tập trắc nghiệm GDCD12 Tác giả:Vũ Đình Bảy chủ biên, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
- Đề thi tham khảo của bộ giáo dục 2018 - 2019
- Đề thi THPT quốc gia năm 2019
- Đề thi chính thức năm 2019 của bộ giáo dục và đào tạo
- Ngân hàng đề thi trắc nghiệm – Tác giả: Nguyễn Đình Đơng –Nhà XB Thanh
Hóa.
- Tài liệu ơn thi THPT Quốc gia tập 1, tập 2 năm 2018, 2019 nhà xuất bản giáo
dục.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt– Trường THPT Nông Cống 4

19



×