SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI VIỆT BẮC PHẦN TÁC GIẢ TỐ HỮU QUA PHƯƠNG PHÁP NÊU
VẤN ĐỀ KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHÓM
VÀ PHIẾU HỌC TẬP
Người thực hiện: Hồng Thị Hồng
Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2022
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................1
1.5. Những điểm mới của SKKN...........................................................................1
1.6. Hướng phát triển của đề tài.............................................................................1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................2
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................3
2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................3
2.2.2. Khó khăn......................................................................................................3
2.3.2 - Giải pháp 2: Định hướng nguồn thông tin để học sinh tự nghiên cứu........4
2.3.3 - Giải pháp 3: Thực hiện biện pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp hoạt động
nhóm, phiếu học tập trong giờ đọc hiểu về tác giả văn học: Tố Hữu....................5
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm...................................................................12
2.5. Các kết quả, minh chứng...............................................................................12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................14
3.1 - Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trên phương diện tổng qt, đổi mới giáo dục phổ thơng, trong đó đổi mới
phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn nhằm nâng cao năng lực tự học, tự
chủ cho học sinh là một yêu cầu trọng yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng
Thực hiện công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 30/10/2018 của Bộ
giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT theo hướng
phát triển phẩm chất năng lực học sinh; thực hiện thông tư 26/2020/TT-BGDĐT
ngày 26/8/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều quy chế đánh giá xếp loại học
sinh THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011 TT-BGDĐT ngày
12/12/2011
Vận dụng kết quả tập huấn Modul 2: Sử dụng phương pháp dạy học phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh tại chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo
viên ETEP của Bộ GD&ĐT
Căn cứ thực tiễn dạy học bài Việt Bắc phần tác giả Tố Hữu tại trường
THPT Nguyễn Trãi; tôi chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI VIỆT
BẮC- PHẦN TÁC GIẢ TỐ HỮU QUA BIỆN PHÁP NÊU VẤN ĐỀ KẾT HỢP HOẠT
ĐỘNG NHĨM VÀ PHIẾU HỌC TẬP”. Tơi mong muốn đưa ra một số giải pháp
phù hợp để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học về kiến thức tác giả, góp
phần nâng cao năng lực tự học , tự chủ cho học sinh THPT trong các giờ dạy
học văn hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tăng cường áp dụng có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ
văn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Nâng cao hiệu quả dạy học, tạo sức hấp dẫn, hứng thú cho giờ đọc văn
phần tác giả
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Bài Việt Bắc phần tác giả Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1.
Thời lượng: 01 tiết
Đối tượng: Học sinh lớp 12 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hình thành đề tài: Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết,
phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp áp dụng với học sinh: Nêu vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm,
sử dụng phiếu học tập, thuyết trình, kiểm tra đánh giá
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy phẩm
chất, năng lực của học sinh trong giờ đọc văn phần tác gia văn học
- Kết hợp cả phương pháp truyền thống (tóm tắt bài học) và phương pháp
dạy học tích cực (Mục 1.4; học sinh được hoạt động và tư duy nhiều hơn)
1.6. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài này có thể áp dụng để dạy học các bài về tác giả văn học trong
chương trình Ngữ văn THPT:
- Lớp 10: Tác giả Nguyễn Trãi; Nguyễn Du
- Lớp 11: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu; Nam Cao
1
- Lớp 12: Tác giả Hồ Chí Minh; Tố Hữu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngồi ra, phương pháp dạy học cịn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến
phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú
trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người học
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học".
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo
viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề,
hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thơng
qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục
đích học tập khác.
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các
băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng
cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo
viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi
thành viên, vì vậy phương pháp này cịn gọi là phương pháp cùng tham gia.
Kĩ thuật tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm được sử dụng nhằm giúp
cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội
cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn
đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học
hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được các năng lực, phẩm
chất của người học: Tính tích cực, tính trách nhiệm, tính đồn kết, phát triển
năng lực cộng tác làm việc , năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp của học sinh.
Phương pháp dùng phiếu học tập là một phương pháp dạy học hữu ích.
Phiếu học tập là phương tiện hỗ trợ giáo viên trong việc truyền tải nội dung như
cụ thể hóa mục tiêu dạy và học trong thực hiện nhiệm vụ học tập, tăng cường
các hoạt động nhận thức, chủ động và tích cực cho học sinh. Việc sử dụng phiếu
2
học tập trong dạy học Ngữ văn phát huy được vai trò chủ thể trong hoạt động
học tập của học sinh, góp phần tạo sự hấp dẫn, hứng thú trong tiết dạy (Theo
báo: Giáo dục và thời đại số ngày 04/5/2019)
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
- Về phía chương trình, sách giáo khoa: Các bài học phần tác giả văn học
được viết khá chi tiết, có đầy đủ thơng tin cơ bản về tác giả đảm bảo cho quá
trình đọc hiểu văn bản. Thời lượng 01 tiết theo Kế hoạch giáo dục là vừa đủ
- Về phía giáo viên và học sinh: Tinh thần, thái độ dạy và học nghiêm túc,
hăng hái, tích cực áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy phẩm chất
và năng lực người học; mong muốn tạo cơ sở nền tảng để thực hiện có hiệu quả
chương trình giáo dục 2018.
2.2.2. Khó khăn
- Về phía chương trình, sách giáo khoa: Dạy đọc văn bản sách giáo khoa
phần viết về tác giả văn học là phần khó dạy. Đó là lượng kiến thức nhiều mặt về
cuộc đời, sự nghiệp, phong cách của tác giả lớn đặt ra yêu cầu học sinh phải vừa
nắm được những luận điểm chính vừa phải khắc sâu những nét riêng, đặc sắc chỉ
trong 1 tiết học.
- Về phía giáo viên và học sinh:
Nhiều giáo viên vẫn giữ lối dạy học thông thường là chỉ hướng dẫn học
sinh nắm được các nội được trình bày sẵn trong sách giáo khoa mà chưa vận
dụng triển khai các biện pháp giúp học sinh tư duy, khắc sâu để ghi nhớ những
vấn đề bản chất
Học sinh thường ít hứng thú học tập trong giờ học tác giả văn học
Chính vì thế, bản thân tơi thường vận dụng phương pháp dạy học giải quyết
vấn đề kết hợp hoạt động nhóm và sử dụng phiếu học tập với trọng tâm là nêu
tình huống có vấn đề để kích thích tư duy của học sinh trong các bài học về tác
giả văn học.
Phạm vi báo cáo là tiết 17 của bài Việt Bắc - Phần một: Tác giả
2.3. Giải pháp đã sử dụng
2.3.1 - Giải pháp 1: Xác định, tìm hiểu vấn đề và tự chuẩn bị
(Giáo viên sẽ dành 5 phút trong phần hướng dẫn tự học của tiết học trước
để học sinh chuẩn bị ở nhà)
Mục tiêu: Giáo viên giúp học sinh xác định những yêu cầu cơ bản trong
giờ học về tác giả Tố Hữu. Từ đó, rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học và
những kĩ năng về đọc hiểu, kĩ năng trình bày, làm văn.
- Giáo viên giới thiệu tình huống:
"Tố Hữu là nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của
nền văn nghệ cách mạng Việt Nam" (Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, NXB
Giáo dục, tr 96)
- Làm sáng tỏ vấn đề: Sự xuất sắc của Tố Hữu trong:
+ Con đường cách mạng
+ Con đường thơ
- Định hướng nhiệm vụ của học sinh:
* Nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà
3
Mục tiêu: Tạo nền tảng kiến thức cơ bản theo SGK và mở rộng tìm hiểu về
tác giả Tố Hữu nhằm chuẩn bị cho tiết học chính thức. Học sinh cần chuẩn bị hai
phần việc sau đây:
Phần tóm tắt:
+ Tóm tắt bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, trang 96,
97,98,99: Bài Việt Bắc, phần một: Tác giả (vào vở ghi Ngữ văn trên lớp) theo
các mục kèm theo các vấn đề sau đây:
Mục I- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
Vấn đề cầm làm rõ: Tại sao nói Tố Hữu là nhà hoạt động cách mạng ưu tú?
Mục II - ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ
Vấn đề cầm làm rõ: Chứng minh Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của
nền văn nghệ cách mạng Việt Nam
Mục III - PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU
Vấn đề cầm làm rõ: Phong cách thơ Tố Hữu là một thành tựu xuất sắc của
thơ ca cách mạng Việt Nam
+ Yêu cầu:
Tóm tắt từng mục theo sách giáo khoa, mỗi mục gồm các luận điểm, luận
cứ; phải đặt được chủ đề cho từng mục (chính là 3 vấn đề nêu trên)
Ghi chép rõ ràng, cuối mỗi mục có đánh giá, nhận xét (khuyến khích đưa
các nhận định, ý kiến đánh giá về Tố Hữu vào)
Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt bài học về tác giả Tố Hữu
Sau khi tóm tắt, học sinh cần đọc thuộc các luận điểm chính
Phần tìm hiểu những kiến thức chưa biết (chuẩn bị vào vở bài tập Ngữ
văn ở nhà)
Giáo viên nêu vấn đề để học sinh ghi chép nhiệm vụ và tư duy, tiếp cận
chuẩn bị cho tiết học chính thức.
+ Những bài học quý giá rút ra từ cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu
+ Tố Hữu từng nói "Thơ là tấm gương phản chiếu tâm hồn". Vậy, sau bài
học này em cảm nhận thế nào về tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu
+ Sưu tầm 3 nhận định về Tố Hữu; 3 nhận định về Việt Bắc
+ Tìm đọc 2 bài thơ khác của Tố Hữu về tinh thần cách mạng và về Hồ Chí
Minh và cho biết nội dung cơ bản của bài thơ ấy
+ Dẫn một đoạn thơ và chỉ ra tình chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ đó
* Nhiệm vụ trên lớp trong tiết học chính thức:
Kiểm tra kết quả chuẩn bị trước ở nhà
Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả tại lớp (thảo luận đi sâu vào các vấn đề
trong phần Phần tìm hiểu những kiến thức chưa biết)
Luyện tập vận dụng
2.3.2 - Giải pháp 2: Định hướng nguồn thông tin để học sinh tự nghiên cứu
- Phần ghi tóm tắt bài học ở nhà: Căn cứ sách giáo khoa, các nguồn sách
tham khảo và trên Internet như: ; …
- Phần tìm hiểu những kiến thức chưa biết: Các nguồn sách tham khảo và
trên Internet như: ; …
4
2.3.3 - Giải pháp 3: Thực hiện biện pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp hoạt
động nhóm, phiếu học tập trong giờ đọc hiểu về tác giả văn học: Tố Hữu
a) Khởi động tiết học (5 phút):
- Học sinh sẽ kiểm tra chéo cho nhau (theo tổ hoặc theo bàn học) phần tóm tắt bài
học trong vở ghi trong 5 phút, người kiểm tra ghi nhận xét vào vở được kiểm tra về:
Hình thức: Rõ ràng/ chưa rõ ràng; cẩn thận, sạch sẽ/cẩu thả, bẩn…
Nội dung: Đầy đủ/thiếu; đảm bảo/ chưa đảm bảo…
- Giáo viên sẽ nhận báo cáo từ phía học sinh: Mỗi học sinh làm đầy đủ, rõ
ràng, khoa học thưởng 2 sao tích lũy vào sổ Theo dõi cá nhân giáo viên (mỗi sao
tương đương 1 điểm và học sinh sẽ được cộng dồn để được điểm KT thường
xuyên). Mỗi học sinh không làm trừ 3 sao; làm thiếu, sơ sài, trừ 1 đến 2 sao
b) Đối chiếu, bổ sung phần ghi tóm tắt (7 phút):
- Giáo viên trình chiếu phần yêu cầu nội dung, cách thức ghi chép phần tóm
tắt bài học theo SGK để học sinh tham khảo bằng bản Words (như dưới đây)
- Quá trình GV trình chiếu, yêu cầu học sinh đối chiếu, bổ sung vào vở ghi:
Tiết 17:
VIỆT BẮC
Tố Hữu
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I - Vài nét về tiểu sử
Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu (Hồi Thanh
1 Cuộc đời
- Tố Hữu (1920 - 2002)
- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố
đơ thơ mộng cịn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu
tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục nhưng vẫn kiên trung với lí tưởng
cách mạng.
- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh
đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của
cách mạng(Nguyễn Đình Thi)
2. Đường cách mạng, đường thơ
Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách
mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam:
điều này được thể hiện rõ rệt qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.
+ Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố
Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành
của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.
+ Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi
của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian khổ,hào hùng của toàn quân, toàn
dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tập thơ kết tinh những tình
cảm lớn mà bao trùm là tình yêu nước, khắc họa hình tượng quần chúng kháng
chiến với một nghệ thuật giàu tính dân tộc và cảm hứng sử thi – trữ tình.
+ Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm
chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng
5
lãng mạn đậm nét. Tập thơ tiếp tục bám sát cuộc đời nhà thơ và chặng đường lịch
sử của dân tộc với việc ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bày
tỏ nỗi nhớ thương quê hương miền Nam, căm giận bè lũ bán nước và cướp nước,
ngợi ca những con người kiên trung, hướng về ngày thống nhất.
+ Tập thơ Ra trận (1962 - 1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong
kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của
cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Tập thơ Máu và hoa (1972 - 1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian
khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm
tự hào khi đất nước hồn tồn giải phóng. Thơ Tố Hữu thời chống Mỹ đậm tính
chính luận và cảm hứng sử thi.
+ Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm,
suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.
Thơ Tố Hữu là một tập hành khúc nồng nàn, đằm thắm, hòa nhịp với
cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ vinh quang của
Đảng(Đặng Thai Mai)
3. Phong cách thơ Tố Hữu
Thơ Tố Hữu là tiêu biểu cho thơ trữ tình - chính trị
- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm
vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của
đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.
+ Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người,
những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm
tình, ngọt ngào, thương mến.
- Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.
+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.
Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình (Xuân Diệu)
Sơ đồ tư duy - Tác giả Tố Hữu
6
c) Tổ chức các hoạt động học tập trực tiếp bằng phương pháp nêu vấn đề
kết hợp hoạt động nhóm và phiếu học tập (25 phút)
- Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh khắc sâu, ghi nhớ, mở rộng kiến thức; đồng
thời rèn cho học sinh năng lực ngôn ngữ, năng lực tự chủ, tự học, hợp tác, giao tiếp
- Phần này, giáo viên không tổ chức học sinh học lại kiến thức trong sách
giáo khoa mà nêu và đặt ra những vấn đề, những tình huống để học sinh tư duy
sâu hơn, mở rộng thêm nhằm khắc ghi tri thức đọc hiểu tác giả văn học
- Mơ tả tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên nêu vấn đề, tình huống cần giải quyết:
Vấn đề 1: Tố Hữu từng nói "Thơ là tấm gương phản chiếu tâm hồn". Vậy,
sau bài học này em cảm nhận thế nào về tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu
Vấn đề 2: Chỉ ra tính trữ tình chính trị trong khổ thơ sau:
Ta nghe hè dậy bên lịng
Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu!
(Trích: Khi con tu hú, Tố Hữu)
Vấn đề 3: Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về Bác Hồ. Hãy chọn một bài
thơ, đọc một đoạntiêu biểu từ 4 đến 10 câu, nêu vắn tắt nội dung bài thơ đó
Vấn đề 4: Ghi lại 2 nhận định về nhà thơ Tố Hữu và giải thích ngắn gọn về
nhận định ấy
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức.
Tạo nhóm: Bàn 1,2,3 - Nhóm 1
Bàn 4,5,6 - nhóm 2
Bàn 7,8,9 - Nhóm 3
Bàn 10,11,12 - Nhóm 4
Nhiệm vụ: Nhóm 1: Giải quyết vấn đề 1
Nhóm 2: Giải quyết vấn đề 2
Nhóm 3: Giải quyết vấn đề 3
Nhóm 4: Giải quyết vấn đề 4
Phương tiện: Phiếu học tập
Phiếu học tập là tờ giấy A1, mỗi nhóm 1 phiếu (tổng 4 phiếu), có nội dung
thảo luận được in sẵn hoặc ghi sẵn, có đường kẻ mờ đủ cho trình bày nội dung
hoạt động nhóm. Dụng cụ là bút dạ dùng cho bảng trắng
Mẫu phiếu:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1.
Vấn đề 1: Tố Hữu từng nói Thơ là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Vậy, sau bài
học này em cảm nhận thế nào về tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu
Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
7
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 2.
Vấn đề 2: Chỉ ra tính trữ tình chính trị trong khổ thơ sau:
Ta nghe hè dậy bên lịng
Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu! (Trích: Khi con tu hú, Tỗ Hữu)
Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 3.
Vấn đề 3: Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về Bác Hồ. Hãy chọn một bài thơ,
đọc một đoạn tiêu biểu từ 4 đến 10 câu, nêu vắn tắt nội dung bài thơ đó
Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 4.
Vấn đề 4: Ghi lại 2 nhận định tiêu biểu về nhà thơ Tố Hữu và giải thích ngắn
gọn về nhận định ấy
Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Cách thức tiến hành hoạt động nhóm:
Ngồi xoay mặt vào nhau, thảo luận
Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí
8
Nhóm trưởng thu thập ý kiến từ các thành viên, thống nhất ý kiến, trình bày
vào phiếu học tập, cử đại diện nhóm báo cáo.
Thời gian hoạt động: 7 phút
+ Sau 7 phút, các nhóm dừng thảo luận; giáo viên cử lớp trưởng kí khóa ý
vào phiếu của từng nhóm (để đảm bảo cơng bằng giữa các nhóm). Mời đại diện
từng nhóm lên trình bày, thời gian trình bày mỗi nhóm khơng q 2 phút
+ Các thành viên trong nhóm được phép bổ sung thêm trong 1 phút.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung trong 1 phút.
Giáo viên nhận xét, chốt ý, trình chiếu đáp án bằng Tivi (hoặc máy chiếu):
Nhóm 1:
Vấn đề 1: Tố Hữu từng nói "Thơ là tấm gương phản chiếu tâm hồn". Vậy,
sau bài học này em cảm nhận thế nào về tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu
Trả lời:
Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một chiến sĩ cách
mạng yêu nước, thương dân, tin yêu trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng
và Bác Hồ; suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, vì cuộc
sống tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Nhóm 2:
Vấn đề 2: Chỉ ra tính trữ tình chính trị trong khổ thơ sau:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu!
(Trích: Khi con tu hú, Tỗ Hữu)
Tính trữ tình: Tình u cuộc sống với tâm trạng náo nức, tươi vui đối lập
cảm xúc phẫn uất, bực bội, căng thẳng, ngột ngạt tột độ khi bị giam hãm, tù
đày.Cả khổ thơ toát lên khát vọng tự do tha thiết, mãnh liệt
Tính chính trị: Khích lệ, kêu gọi tinh thần đấu tranh giải phóng khỏi ách
thống trị của thực dân Pháp, hướng đến cuộc sống tự do.
Nhóm 3:
Vấn đề 3: Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về Bác Hồ. Hãy chọn một bài
thơ, đọc một đoạn tiêu biểu từ 4 đến 10 câu, nêu vắn tắt nội dung bài thơ đó
Trả lời:
Bài thơ: Bác ơi! (6/9/1969, Tố Hữu)
Đoạn trích tiêu biểu:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
(…)
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
9
Bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu được sáng tác trong khơng khí những ngày
tang lễ vị cha già như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.
Thơng qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ - Một con
người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản
dị và hy sinh quên mình. Đồng thời, bài thơ còn là tiếng lòng tiếc thương, kính
u, biết ơn vơ hạn của mọi người Việt Nam trước sự ra đi củaBác
Hoặc chọn bài thơ: Sáng Tháng Năm (5/1951)
Đây là một thi phẩm nổi bật cho phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.
Bài thơ là một khúc tráng ca về người anh hùng vĩ đại - Hồ Chí Minh. Sự tài trí
và hiền hậu; vĩ đại mà bình dị là hai nét vẽ sâu sắc nhất của Tố Hữu khi phác
họa chân dung Hồ Chí Minh trong bài thơ Sáng tháng năm. Với tài trí lỗi lạc,
Bác nhất định sẽ đưa con thuyền kháng chiến vượt qua phong ba bão táp để đi
tới bến bờ vinh quang thắng lợi. Với đức tính hiền hậu, Bác đem đến cho mỗi
con người Việt Nam một trái tim nhân ái, một tình thương bao la.
(Học sinh cũng có thể chọn các bài thơ khác về Bác như: Hồ Chí Minh,
Cánh chim khơng mỏi, Theo chân Bác… và có trả lời tương tự)
Nhóm 4:
Vấn đề 4: Ghi lại 2 nhận định tiêu biểu về nhà thơ Tố Hữu và giải thích
ngắn gọn về nhận định ấy
Trả lời:
Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ
khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ
nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của
anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý. (Chế Lan Viên - "Lời nói
đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")
Nhận định đã nhấn mạnh sự kết hợp giữa nhạc và ý trong thơ Tố Hữu.
Nhạc là phần cảm xúc, tâm trạng, tâm hồn; là chất trữ tình trong thơ; là ngơn
ngữ hình ảnh; là nhạc điệu; giọng điệu. Ý là phần tư tưởng, quan điểm chính trị,
tính chiến đấu, tinh thần cách mạng trong thơ. Phần nào, thơ Tố Hữu cũng thể
hiện đặc sắc
Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu - "Tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu")
Nhận định đã khẳng định vị trí, giá trị của tập thơ Việt Bắc nói chung và bài
thơ Việt Bắc nói riêng. Việt Bắc là tiêu biểu nhất cho thơ trữ tình chính trị của Tố
Hữu.
Giới thiệu những nhận định khác:
Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới
quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ
nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ
biến của những con người mới của thời đại. (Bình luận văn học, 1964, Như
Phong)
Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu (Hồi Thanh)
Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và
cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca (Đặng Thai Mai - Lời giới
thiệu tập thơ Từ ấy).
10
Tình thương mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu là sự cảm hòa với người, với
cảnh… một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ (Xuân Diệu)
Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những
người nào đó có sự cảm thơng chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình (Tố Hữu)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh bình chọn sản phẩm xuất sắc nhất để
thưởng sao (học sinh giơ tay bình chọn từng nhóm, giáo viên ghi lại kết quả để
thưởng sao, mỗi sao 1 điểm).
- Giáo viên nhắc nhở, rút ra các kĩ năng nói/viết cho học sinh khi thuyết
trình, trình bày sản phẩm của nhóm.
d) Tổ chức hoạt động luyện tập (Trắc nghiệm, 5 phút, Powerpoin)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức; rèn năng lực ngôn ngữ, giao tiếp
Câu 1: Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai? “Con người
chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với
sự nghiệp Cách mạng”.
A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính.
Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
A. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
B. Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
C. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.
D. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
Câu 3: Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
A. Tính triết lý, suy tưởng.
B. Trữ tình chính trị.
C. Khuynh hướng sử thi.
D. Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành
Câu 4: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:
A. Tố Hữu khai thác cảm hứng sáng tác từ đời sống chính trị và từ các hoạt
động cách mạng cũng như tình cảm chính trị của bản thân
B.Thơ của ơng là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách
mạng và đây cũng chính là cảm hứng sáng tác của ông.
C. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và nhà thơ của lý tưởng cộng sản vì thơ
của ơng đều bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 5: Tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu được biểu hiện ở:
A. Về mặt nội dung: mang đậm nét hình ảnh của con người Việt Nam và
tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần và tình
cảm đạo lý sâu sắc của dân tộc.
B. Về mặt nghệ thuật: Tố Hữu đã thành công trong việc sử dụng các thể thơ
lục bát hay thơ bảy chữ với ngôn ngữ thơ cùng lời nói quen thuộc của dân tộc,
thơ giàu nhạc điệu.
C. Ý A và C
11
Câu 6: Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ:
A. Thất ngôn
B. Lục bát
C. Thất ngôn bát cú
D. Song thất lục bát
Câu 7: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau đây:
Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ .…. (Xuân Diệu)
Đáp án: là thơ rất đỗi trữ tình
e) Hoạt động vận dụng (Giao nhiệm vụ về nhà)
Mục tiêu: Luyện năng lực viết, tư duy
Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 7-10 dòng giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp với hoạt động nhóm và dùng
phiếu học tập trong giờ học tác giả văn học như mô tả trên đây là biện pháp
mang lại hiệu quả trong việc tiếp cận tri thức đọc hiểu về tác giả. Việc vận dụng
biện pháp này, bản thân tôi tránh được cách dạy học đơn điệu khi cho học sinh
nhắc lại đơn thuần những kiến thức sách giáo khoa khiến giờ học bị đơn điệu mà
học sinh có thời gian suy ngẫm, tư duy. Những vấn đề mà sách giáo khoa nêu ra
chỉ nên xem là nền tảng, cơ sở để người giáo viên hướng học sinh khắc sâu vào
trọng tâm. Từ đó, học sinh sẽ ghi nhớ sâu hơn, rộng hơn.
Biện pháp cũng tạo được hứng thú học tập cho học sinh khi tiếp cận vấn đề
văn học khơ khan. Ngồi ra cịn rèn thêm các kĩ năng như: trình bày, thuyết trình
từ đó phát triển năng lực ngơn ngữ, năng lực giao tiếp
Biện pháp cũng giúp giáo viên tăng cường kiểm tra, đánh giá thường xuyên
với học sinh; từ đó giúp các em phát triển được thêm nhiều phẩm chất, năng lực
bản thân trong q trình học tập
Với biện pháp này, tơi cũng đã vận dụng khi dạy năm bài tác giả văn học
trong chương trình Ngữ văn THPT cịn lại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nam
Cao, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh và đã mang lại hiệu quả rất khả quan.
2.5. Các kết quả, minh chứng
Kết quả các lần kiểm tra định kì 3 năm học gần nhất của 2 lớp ABC5
và ABC8:
Năm học
2019-2020
2020-2021
2021-2022
Lớp đã
dạy
10A5
10A8
11B5
11B8
12C5
12C8
Xếp thứ hạng trong khối (8 lớp)
Giữa HKI
Cuối HKI Giữa HKII Cuối HKII
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điể
m
TB
Xếp
thứ
6,97
6,81
7,68
7,36
7,79
7,45
2
1
1
2
1
2
7,22
7,10
7,84
7,54
7,88
7,66
1
3
1
2
1
2
7,38
7,20
7,76
7,49
7,89
7,75
1
2
1
2
1
2
7,42
7,00
7,90
7,67
8,30
7,98
1
3
1
2
1
2
12
Phiếu khảo sát dành cho học sinh: Tổng số: 89 học sinh (12C5, 12C8, Năm
học 2021-2022):
Mức độ
STT
1
2
3
Rất khơng
thích
Nội dung
Em có thích thầy(cơ) dạy theo
phương pháp mới khơng
Phần chuẩn bị ở nhà
Phần học trực tiếp trên lớp
Khơng
thích
SL
%
SL
0
0%
1
0
0%
2
0
0%
0
%
Thích
SL
%
1,12 43 47,88
45
51,0
2,48 47 52,81
40
44,71
46
51,0
0
SL
43
%
Rất thích
49,0
Kết quả khảo sát trên các đối tượng HS (12C5, 12C8, Năm học 2021-2022)
Chỉ tiêu 1
Mức độ
Tỉ lệ
Chỉ tiêu 2
Mức độ
Tỉ lệ
Hiệu quả, tác dụng sau giờ học
Hiểu ít
8,0%
Nhàm chán
5,62%
Hiểu cơ bản
33,0%
Hiểu và vận dụng tốt
59,0%
Cảm nhận về giờ học
Bình thường
Hứng thú và bổ ích
15,38%
79,0%
Một số hình ảnh thực hiện phương pháp
13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 - Kết luận
Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là mục tiêu quan trọng của giáo
dục và đào tạo. Trên đây là một cách tiếp cận dạy học các bài tác giả văn học.
Tôi nhận thấy phương pháp nêu vấn đề kết hợp với hoạt động nhóm và phiếu
học tập thực sự mang lại hiệu quả dạy học khả quan. Cho nên xin mạnh dạn nêu
một số vấn đề đúc kết như sau:
14
Về phía giáo viên: mỗi người giáo viên bằng cách này hay cách khác cần
có trong tay mình những cơng cụ riêng; những phương pháp hữu dụng; phù hợp
với từng bài học để đạt hiệu quả dạy học như mong muốn. Giáo viên cũng cần
phải rèn luyện và phát huy những phẩm chất, năng lực và kĩ năng cho bản thân
mình bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng, tự vận dụng, tự trải nghiệm. Phương
pháp dạy học chỉ phát huy được tác dụng hiệu quả cao khi nó được người dạy
hiểu đúng bản chất, sử dụng thành thạo.
Về phía học sinh: Học sinh là đối tượng song hành với người dạy trong
quá trình dạy học. Với đặc điểm là ln hứng thú với cái mới và thích được hoạt
động, tiềm ẩn nhiều phẩm chất và năng lực khác nhau; cho nên cần phải được
đánh thức và khơi dậy để giúp các em tỏa sáng.
3.2. Kiến nghị
Phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp với hoạt động nhóm và phiếu
học tập đã được thực nghiệm nghiêm túc, khoa học tại trường THPT Nguyễn
Trãi trước khi chúng tôi báo cáo. Cho nên, mỗi cách làm hiệu quả cần được chú
ý quan tâm và giới thiệu, nhân rộng trong các trường phổ thơng.
Đổi mới hoạt động, chương trình giáo dục phải được thực hiện song song
với đổi mới phương pháp dạy học, cũng như tiếp thu kiến thức bài hoc
Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp học phải được thực hiện
một cách kiên trì, sáng tạo. Khi học sinh chưa quen với cách thức, phương pháp
mới, giáo viên phải bỏ nhiều công sức và tâm sức để giúp các em dần hình thành
thói quen, phẩm chất năng lực
Mặc dù sáng kiến này đã được kiểm nghiệm thực tế, tuy nhiên bản thân
tơi vẫn mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để biện pháp này tối ưu hơn
và đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tôi cam kết SKKN này là do cá nhân tôi tự viết và chưa dùng để báo cáo
dự thi đua lần nào.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hố, ngày tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
Người viết
Hoàng Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1, NXB Giáo dục 2009)
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 (Tập 1, NXB Giáo dục 2009)
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Nguyễn Viết Chữ, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001)
- Đọc văn, học văn (Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2003)
- Nguồn Internet: ; …
- Tài liệu tập huấn Modul 2: Sử dụng phương pháp dạy học phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh tại chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên ETEP
của Bộ GD&ĐT
----------------------------
16
Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác: TTCM tổ Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Trãi
T
T
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
giá xếp loại
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, C)
Năm
học
đánh
giá xếp
loại
1
Một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học các tiết thực hành
tiếng Việt lớp 10
Ngành GD
cấp tỉnh
C
2010
2
Một số phương pháp dạy học tích
cực giúp phát huy tư duy logic của
giáo viên và học sinh qua bài thơ
Tây Tiến của Quang Dũng
Ngành GD
cấp tỉnh
C
2014
3
Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai
thác chi tiết trong tác phẩm tự sự
trong chương trình Ngữ văn 12
Ngành GD
cấp tỉnh
B
2016
4
Một số giải pháp giúp học sinh ôn
luyện phần nghị luận văn học(các
tác phẩn tự sự lớp 12, chương trình
chuẩn) trong đề thi THPT Quốc gia
Ngành GD
cấp tỉnh
C
2019
17