BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
NGUYỄN TIẾN PHƯỚC
PHÁP LUẬT KIỂM SỐT Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
HẢI DƯƠNG - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
NGUYỄN TIẾN PHƯỚC
PHÁP LUẬT KIỂM SỐT Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ:
8380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lưu Ngọc Tố Tâm
HẢI DƯƠNG - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có cơ sở khoa
học rõ ràng, minh bạch.
Tác giả luận văn
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Trường
Đại học Thành Đông đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu chương trình sau đại học tại Trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới
PGS.TS Lưu Ngọc Tố Tâm – người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ
tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phạm vi nghiên cứu
4
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
9
7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
11
VÀ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. Du lịch và những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường
11
1.1.1. Khái niệm du lịch
11
1.1.2. Những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường
14
1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
20
động du lịch
1.2.1. Khái niệm
20
1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
23
trường trong hoạt động du lịch
1.2.3. Nguyên tắc của pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
27
1.2.4. Một số qui định cơ bản của pháp luật môi trường hiện hành trong
34
hoạt động du lịch
1.3. Tình hình nghiên cứu đề tài
48
1.3.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
48
iii
1.3.2. Sách
48
1.3.3. Luận án, luận văn
49
1.3.4. Bài báo khoa học
50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
52
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
62
HIỆN NAY
2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội để phát
62
triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
62
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
64
2.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
68
2.2. Việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du
68
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được
74
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong cơng tác kiểm sốt ô nhiễm môi
97
trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.3. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, hạn chế trong cơng tác kiểm
106
sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
111
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
112
CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY
iv
3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao
112
hiệu quả thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
3.1.1. Đảm bảo thể chế hóa chủ trường, chính sách của Đảng; đồng bộ,
112
thống nhất với hế thống pháp luật môi trường Việt Nam về phát triển
bền vững
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du
113
lịch tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt
115
động du lịch cần phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của Việt
Nam hiện nay
3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
117
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
3.2.1. Nhóm các giải pháp pháp lý
117
3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao tính
125
hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
133
KẾT LUẬN
134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
136
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Luật BVMT năm 2014
Bảo vệ môi trường
BVMT
Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1. Bảng câu hỏi Phiếu khảo sát phục vụ Đề tài “Pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay”
2. Biểu đồ kết quả khảo sát phục vụ Đề tài “Pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm môi
trường trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10
0 38 vĩ độ Bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ Đơng . Phía Bắc giáp tỉnh
Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng
Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa
miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sơng Cửu Long. Ðịa hình tổng qt có dạng
thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðơng sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu
vùng địa hình.
Được mệnh danh là “Hịn ngọc Viễn Đơng”, thành phố Hồ Chí Minh từ
lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến với Sài Gịn
– thành phố Hồ Chí Minh hơn 300 năm tuổi, thành phố có địa hình rất đa
dạng nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch có sức hấp dẫn du khách
như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái tại
các khu du lịch tự nhiên như khu du lịch Văn Thánh, phố đi bộ Nguyễn Huệ,
rừng quốc gia Cần Giờ...
Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh - vùng đất chứng nhân nhiều chiến
thắng quật cường của dân tộc, nơi có rất nhiều các điểm tham quan mang
dấu ấn tự hào của lịch sử dân tộc. địa đạo Củ Chi, Dinh Độc lập, bảo tàng
Hồ Chí Minh,Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến đầy hứa hẹn hấp
dẫn… Đó là những tiềm năng lớn để tỉnh đầu tư, khai thác, phát triển các
loại hình du lịch.
Tuy nhiên, ở góc độ là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hoá cao, sự phát triển của du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng tạo
ra những tác động ngày càng mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường
tại những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Sức ép của q trình phát triển
kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói chung đã và đang đặt ra nhiều
1
thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.
Xuất phát từ yêu cầu đó, bảo vệ môi trường trở thành một trong những vấn
đề trọng tâm của ngành du lịch, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du
lịch bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược và
chương trình hành động về phát triển kinh tế của đất nước nói chung và địa
phương nói riêng.
Trên thực tế, việc thực thi các quy định pháp luật môi trường trong lĩnh
vực du lịch còn bất cập, khả năng phối hợp giữa các chủ thể có nhiều điểm
hạn chế. Chính điều này đã làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động
du lịch đến môi trường ngày càng mạnh hơn, làm mất đi dần đi tính hấp dẫn
của các tài nguyên, sản phẩm du lịch; các tác động tích cực từ du lịch đến môi
trường bị lu mờ, gây ảnh hưởng khơng tốt đến hình ảnh của ngành du lịch.
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của con người hướng tới sự
phát triển bền vững của ngành du lịch, thành phố Hồ Chí Minh cần phải từng
bước nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật mơi trường trong lĩnh
vực du lịch, nhằm phịng tránh và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực môi trường du lịch, là cơ sở vững chắc để kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong lĩnh vực du lịch.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về thực thi pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay. Theo đó, bảo vệ mơi trường nói chung, trong đó có
bảo vệ mơi trường trong hoạt động du lịch là một trong những nhiệm vụ cấp
bách không chỉ của ngành du lịch mà của các cấp, các ngành, địa phương và
2
tồn xã hội, thậm chí của các quốc gia để tiến tới phát triển du lịch bền vững,
nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và của từng người
dân sống trong xã hội. Một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tiến tới xây
dựng một “nền cơng nghiệp khơng khói” phát triển bền vững đó chính là xây
dựng và hồn thiện hành lang pháp lí vững chắc về vấn đề này. Mục đích
nghiên cứu của đề tài là nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, những tồn
tại bất cập trong quá trình thực thi pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch
tại tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch của địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quan các vấn đề lý luận về bảo
vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay; phân tích cơ sở
lý luận của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và hệ
thống các quy định pháp luật về kiểm soát vấn đề này.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện những hạn chế, vướng mắc; và tìm ra
nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong việc thực thi pháp luật môi trường
trong lĩnh vực du lịch của thành phố; làm cơ sở cho việc hồn thiện pháp luật
mơi trường trong hoạt động du lịch nói riêng và bảo vệ mơi trường nói chung.
- Đề xuất các yêu cầu và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vấn đề lý luận về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du
lịch bao gồm những nội dung gì?
3
- Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật mơi trường nói riêng đã
có quy định như thế nào về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch?
- Thực trạng hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được thực hiện như thế nào? Các
ưu điểm và hạn chế cụ thể, nguyên nhân của những hạn chế này là gì?
- Cần có những biện pháp cụ thể nào để hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt
động du lịch từ thực tiễn thực thi tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Hệ thống lý luận, hệ thống quan điểm về hoạt động du lịch và pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch và nội dung quy định pháp luật về vấn đề này
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Hoạt động du lịch thuộc phạm vi nghiên cứu
tương đối rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học pháp lí khác nhau
như kinh tế, hành chính, dân sự, thương mại,… Đồng thời, được điều chỉnh
bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như các điều ước quốc tế có liên
quan, pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia,…nhằm điều chỉnh tác
động của hoạt động du lịch đến tình hình và chất lượng mơi trường chung.
Đối với mỗi ngành luật khác nhau, vấn đề được nghiên cứu ở những khía
cạnh khác nhau. Trong phạm vi luận văn, tơi tập trung nghiên cứu vấn đề
dưới góc độ Pháp luật Môi trường, thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế, về việc
4
thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
- Phạm vi về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực
thi, áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ năm 2017 (từ khi ban hành Luật Du lịch 2017) đến nay.
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu khảo sát.
5.1.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài dựa trên những nghiên cứu lý luận đã được công nhận và bảo vệ
thành công trong các luận án tiến sĩ, luận văn, đề tài nghiên cứu và báo cáo
khoa học; các quan điểm khoa học đã được thừa nhận.
Như trên đã phân tích, khoa học pháp lý mơi trường đã bước đầu có
những nghiên cứu chun sâu về pháp luật môi trường trong hoạt động du
lịch. Tuy nhiên với vai trò và tầm quan trọng của du lịch – “ngành cơng
nghiệp khơng khói” trong cơ cấu GDP của cả nước; tầm quan trọng của việc
xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp du lịch bền vững càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết; trong đó có vai trị của hệ thống các quy định
pháp luật. Đặc biệt, với việc ban hành Luật Du lịch năm 2017 càng cho thấy
tầm quan trọng của pháp luật môi trường trong việc định hướng, xây dựng và
phát triển du lịch bền vững. Xuất phát từ ý nghĩa đó, luận văn đã làm rõ và hệ
thống hóa các quy định hiện hành của pháp luật môi trường Việt Nam về bảo
vệ mơi trường trong hoạt động du lịch; từ đó nhận xét và đánh giá quá trình
thực thi pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó chủ
động đề xuất và đưa ra những ý kiến, kiến nghị nhằm tiến tới bổ sung và hoàn
thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
5
5.1.2. Chỉ tiêu khảo sát
- Tình hình thực tiễn về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch thông qua số liệu về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các điểm du
lịch, khu du lịch, cụm du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực thi pháp luật về
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Luận văn tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua hoạt động
phỏng vấn chuyên gia, khảo sát thực trạng về vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường trong q trình tiến hành các hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh; đồng thời khảo sát những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
giải quyết vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch và áp
dụng pháp luật để giải quyết vấn đề này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tiến hành phương pháp khảo
sát phỏng vấn các đối tượng trong không gian, thời gian cụ thể như sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp một số vị trí cơng tác của các chủ thể mang
quyền, những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ
nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch.
+ Địa điểm: tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đối tượng điều tra: những chủ thể thực hiện hoạt động quản lí hành
chính nhà nước và những chủ thể trực tiếp có quyền và lợi ích liên quan trong
hoạt động thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6
+ Số lượng phiếu khảo sát: những chủ thể thực hiện hoạt động quản lí
hành chính nhà nước trong vấn đề thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong hoạt động du lịch: 50 phiếu; những chủ thể là các đối tượng
có quyền và lợi ích liên quan trong hoạt động thực thi pháp luật về kiểm sốt
ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch: 50 phiếu
- Nội dung phiếu khảo sát được thiết kế phù hợp với việc thu thập thơng tin từ
hai nhóm đối tượng sau đây:
Đối tượng 1: những chủ thể thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà
nước trong vấn đề thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong
hoạt động du lịch: khảo sát về những thuận lợi, khó khăn trong q trình áp
dụng và thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch, về sự phối hợp giữa các chủ thể mang quyền, sự phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, về trình độ và ý thức của những đối tượng có
hành vi vi phạm pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch, về các điều kiện khác có liên quan trong q trình giải quyết vấn đề
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch.
Đối tượng 2: những chủ thể là các đối tượng có quyền và lợi ích liên
quan trong hoạt động thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
trong hoạt động du lịch: khảo sát về những thuận lợi, khó khăn trong q trình
thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch;
thái độ, sự hợp tác, thiện chí của những người giải quyết tranh chấp và vi
phạm pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch, sự
vận dụng các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết, về sự phối
hợp giữa các chủ thể giải quyết về các điều kiện khác có liên quan trong q
trình giải quyết các vụ việc về thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi
trường trong hoạt động du lịch.
- Các bước tiến hành điều tra gồm: chuẩn bị câu hỏi, bảng hỏi, soạn mẫu
phiếu điều tra, xác định đối tượng điều tra, địa bàn điều tra, phát phiếu điều
7
tra, lập bảng tổng hợp ý kiến làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả
của q trình thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt
động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian đánh giá: quí 2/2021. Số liệu điều tra được thu thập, xử lý tổng
hợp, ra kết quả bằng cách thống kê số lượng các yếu tố ảnh hưởng, số lượng
lựa chọn mức độ các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp tác động làm căn cứ
tính tỉ lệ để làm rõ vấn đề nghiên cứu, từ đó có cơ sở chính xác trong việc đưa
ra các giải pháp, luận giải các kiến nghị về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn nghiên cứu này sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp từ các (i) tài
liệu, các văn bản có liên quan đến kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nói chung và
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch nói riêng; các nghị
định, thơng tư hướng dẫn của Chính phủ, các Quyết định, trong đó đặc biệt
quan tâm tới các văn bản đặc thù, chỉ đạo giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi
trường trong hoạt động du lịch được áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh; (ii)
Số liệu về tình hình phát triển hoạt động du lịch, thực trạng ơ nhiễm mơi
trường trong q trình tiến hành hoạt động du lịch tại các khu du lịch, điểm du
lịch…trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; (iii) Các cơng trình như đề tài
khoa học, sách chun khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa
học có hàm lượng tri thức cao được đăng tải trên các tạp chí có chỉ số ISSN
và được hội đồng giáo sư nhà nước công nhận.
5.2.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Với những nguồn dữ liệu như trên, luận văn sử dụng phương pháp phân
tích tổng hợp dữ liệu để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về thực
trạng thực hiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt động du
lịch. Học viên phân tích cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là tập trung phân
tích thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong
8
hoạt động du lịch. Luận văn dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi
trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian tới.
- Phương pháp so sánh
Số liệu và chỉ tiêu sẽ được phân nhóm và so sánh nhằm chỉ ra những
thành tựu đạt được và những hạn chế về kết quả thực hiện công tác thực thi
pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Cụ thể, tác giả so sánh kết
quả đạt được trong thực tế so với mục tiêu đặt ra theo các chỉ tiêu được đặt ra
ban đầu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp và phân tích
thống kê các tài liệu về thực trạng thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê mô tả mà có nhận thức đầy đủ, chính xác
cơng tác quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch. Đồng thời thông qua
hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá đúng hiệu quả của cơng tác thực thi
pháp luật về kiểm sốt ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đây là phương pháp nghiên cứu cho
phép lượng hoá các kết luận và kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát thực địa
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm có cái nhìn chân thực nhất về
quá trình thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động
du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
9
- Luận văn nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thực hiện
pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch từ thực
tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm
sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật trên thực tế về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt
động du lịch từ thực tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các cơ quan lãnh đạo của
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm thực thi các chủ trương, chính sách,
pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch một cách
công bằng, minh bạch, khách quan, thống nhất trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chuyên
gia pháp luật, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lí trong việc tổ chức thực
hiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch ở
Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong
bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn được phân chia với bố cục ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động du lịch và pháp luật kiểm sốt
ơ nhiễm mơi trường trong lĩnh vực du lịch
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong
lĩnh vực du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hồn thiện pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm môi
trường trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
10
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
VÀ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. Du lịch và những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường
1.1.1. Khái niệm du lịch
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, trong những năm qua, du
lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và đang dần khẳng định được vị trí của
mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Nghị quyết
08 – NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành ngày 16/01/2017, trong đó xác
định đến năm 2020 du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn với tổng thu 35
tỷ USD, đóng góp 10% cho GDP. Trong vịng 10 năm sau đó, du lịch cần
thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các
lĩnh vực khác, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có ngành du lịch phát triển
hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát
triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài
chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu
giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao...Mặt khác, hoạt động du lịch cịn có
tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Bên cạnh những tác động tích cực tới cơ
cấu nền kinh tế quốc dân, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong thời
gian qua cũng đã và đang đặt ra những thách thức lớnvà cũng tạo ra những tác
động mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các vùng du lịch nói
riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization – WTO),
“Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống
thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi đến
với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.
11
Như vậy theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới về du lịch và
trong khuôn khổ của thống kê du lịch thì lượng khách du lịch sẽ được
tính gồm:
(i). Những chuyến đi đến nơi khác môi trường sống thường xun của
họ, do đó sẽ ít hơn những chuyến đi lại thường xuyên giữa những nơi mà
người đó đang ở hoặc nghiên cứu đến một nơi khác nơi cư trú thường xuyên
của họ;
(ii). Nơi mà người đó đi đến phải dưới 12 tháng liên tục, nếu từ 12
tháng liên tục trở lên sẽ trở thành người cư trú thường xuyên ở nơi đó (theo
quan điểm của thống kê);
(iii). Mục đích chính của chuyến đi sẽ khơng phải đến đó để nhận thù
lao (hay là để kiếm sống) do đó sẽ loại trừ những trường hợp chuyển nơi cư
trú cho mục đích cơng việc. Vì thế những người đi với các mục đích sau đây
sẽ được tính vào khách du lịch như: đi vào dịp thời gian rỗi, giải trí và các kỳ
nghỉ; đi thăm bạn bè, họ hàng; đi công tác; đi điều trị sức khoẻ; đi tu hành
hoặc hành hương; đi theo các mục đích tương tự khác.
Dựa theo khái niệm này mà khách du lịch được chia làm hai loại là:
khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. Theo đó, khách du lịch
quốc tế là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường
xun và ngồi mơi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít
hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là khơng phải đến đó để dược nhận
thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), không bao gồm các
trường hợp sau:
(i) Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường
xuyên ở nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ;
(ii) Những người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại
làm việc cho một nước khác ở gần biên giới nước đó;
12
(iii) Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang
ở nước khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những
người đi theo sống dựa vào họ;
(iv) Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục;
(v) Những người quá cảnh mà khơng vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy
bay ở sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở
lại trong thời gian rất ngắn ở ga sân bay. Hoặc là những hành khách trên
thuyền đỗ ở cảng mà khơng được phép lên bờ.
Trong đó, khách du lịch trong nước là bất kỳ một người nào đó đi ra
khỏi mơi trường sống thường xun của họ và trong phạm vi nước sở tại với
thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi là khơng phải đến
đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là khơng phải để kiếm sống), như
vậy khách trong nước không bao gồm các trường hợp sau:
(i) Những người cư trú ở nước này đến một nơi khác với mục đích là cư
trú ở nơi đó;
(ii) Những người đến một nơi khác và nhận được thù lao từ nơi đó;
(iii) Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đó;
(iv) Những người đi thường xuyên hoặc theo thói quen giữa các vùng
lân cận để học tập hoặc nghiên cứu;
(v) Những người du mục và những người không cư trú cố định;
(vi) Những chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như nỗ lực giữa các
quốc gia trong quá trình ngày càng thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu phát triển;
khái niệm du lịch hiện nay theo quan điểm của WTO khơng chỉ bó hẹp trong
phạm vi hoạt động của con người đi ra khỏi mơi trường sống thường xun
với mục đích tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trong
nước và quốc tế hoặc đi vui chơi giải trí mà ngày càng được mở rộng thêm về
quy mô và các loại hình du lịch. Tiếp thu tinh thần đó, Luật Du lịch Việt Nam
13
năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) đã đưa ra khái niệm về
hoạt động du lịch tại khoản 1 Điều 3. Cụ thể: “1. Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các
mục đích hợp pháp khác”. Từ định nghĩa trên có thể thấy, hoạt động du lịch
bao gồm những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, nói tới du lịch là nói tới sự di chuyển của con người từ địa
điểm này sang địa điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các
phương tiện khác nhau. Sự di chuyển này của con người là liên tục. Vì vậy
hoạt động du lịch là khơng bao giờ ngừng.
- Thứ hai, có nhiều chủ thể liên quan tới hoạt động du lịch. Đó là khách
du lịch là các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch. Xét về bản
chất, khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Đó là những người di
chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những địa điểm khác nhau với
mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định. Trong khi đó, các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch là
những tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc nhằm tạo điều kiện cho hoạt
động du lịch diễn ra quy mơ, có tổ chức một cách chuyên nghiệp hoặc đơn
giản là trợ giúp, đáp ứng cho các nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận.
- Thứ ba, hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, các điểm du lịch
là nơi có tài nguyên du lịch. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch
năm 2017, tài nguyên du lịch là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và
các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch,
điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Tài nguyên du lịch tự
14
nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch văn hóa bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng
trình lao động sáng tạo của con người là các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Có thể thấy nơi diễn ra các hoạt động du lịch thường là những khu vực
có giá trị cao về thẩm mĩ, sự đặc sắc về truyền thống văn hóa, về phong tục
tập quán, sự đa dạng về sinh thái hay là nơi diễn ra các sự kiến chính trị - kinh
tế - văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, mặc dù được xác định là “ngành cơng
nghiệp khơng khói” nhưng do diễn ra tại các khu vực có giá trị cao về văn
hóa, thẩm mĩ và mơi sinh mà các hoạt động du lịch đã và đang gây ra những
hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Điều này khơng chỉ xâm hại trực tiếp
tới tình hình và chất lượng mơi trường và cịn gây thiệt hại tới quá trình phát
triển kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân cũng như gây
thiệt hại ngược trở lại cho hoạt động du lịch.
1.1.2. Những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường
1.1.2.1. Những tác động tích cực của hoạt động du lịch tới mơi trường
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,
“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã
hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. Theo định
nghĩa này, hệ thống môi trường được tạo thành bởi các yếu tố thuộc về môi
trường vật chất tự nhiên và các yếu tố mơi trường nhân tạo. Trong đó, các yếu
tố môi trường vật chất tự nhiên là những yếu tố tồn tại và phát triển dựa trên
những quy luật khách quan vốn có của tự nhiên mà con người chỉ có thể tác
động tới chúng trong một chừng mực nhất định (mơi trường đất, nước, khơng
khí,…). Trong khi đó, các yếu tố mơi trường nhân tạo là những yếu tố do con
15
người tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của mình để phục vụ cho
chính cuộc sống của con người. Do đó, khi nghiên cứu về những ảnh hưởng
của hoạt động du lịch tới môi trường, cần xét tới những ảnh hưởng này tới
chất lượng môi trường vật chất tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.
Thứ nhất, đối với mơi trường vật chất tự nhiên
Mục đích của khách du lịch trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch
là nhằm thụ hưởng các giá trị mà hoạt động du lịch đem lại trong quá trình
khai thác và sử dụng các giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự tồn tại
và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả
năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Các
cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sơng, biển cả...các giá trị văn hố như các
di tích, cơng trình kiến trúc nghệ thuật...hay những đặc điểm và tình trạng của
mơi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du
lịch. Cần nhận thức được rằng, khơng một q trình sản xuất nào khơng địi
hỏi phải khai thác tài ngun thiên nhiên, các thành phần môi trường. Đặc
biệt đối với ngành du lịch, nơi mà tài ngun thiên nhiên đóng vai trị quan
trọng trong việc xây dựng các sản phẩm thu hút khách du lịch và có ý nghĩa
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Các thành phần của môi
trường tự nhiên cảnh quan, hệ sinh thái đều là những yếu tố hình thành nên tài
nguyên du lịch, tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi
các yếu tố này được bảo vệ, duy trì. Các điểm tham quan, du lịch chỉ có thể
hấp dẫn khách du lịch khi có một mơi trường sạch đẹp, vệ sinh mơi trường
trong khơng khí, nước, đất được đảm bảo, đáp ứng được mong muốn nghỉ
ngơi, tĩnh dưỡng và bảo vệ được sức khoẻ cho du khách. Rõ ràng, cần phải
thực hiện tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường để thực hiện mục tiêu thu hút
khách du lịch đến lưu trú dài ngày tại các điểm tham quan, du lịch. Trong quá
trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển du lịch, cần phải cân nhắc,
tính tốn tới vấn đề mơi trường tương xứng với vị trí và vai trị của nó, cần
16