Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Bài tập lớn ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 33 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TỐN

BÀI TẬP LỚN
NGÂN HÀNG VÀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

Nhóm số:05
Thành viên nhóm
1. Đồng Thị Thanh Thúy (NT)
2. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
3. Nguyễn Khánh Huyền
4. Nguyễn Thị Lệ
5. Nguyễn Thị Thu Hằng
6. Phạm Thị Linh
7. Nguyễn Như Quỳnh
8. Nguyễn Thị Minh Huệ

Mã sinh viên
B19DCKT168
B19DCKT024
B19DCKT075
B19DCKT087
B19DCKT056
B19DCKT099
B19DCKT145
B19DCKT072

Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Hà Nội – 2022



MỤC LỤC
I.

KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG SỐ................................................................................ 3

II. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG SỐ ................................. 3
a)

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.................................................................................................................3

b)

Dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử (ECS)...........................................................................................3

c)

Ứng dụng hỗ trợ dịch vụ thanh toán bù trừ (NACH) ........................................................................3

d)

Dịch vụ thanh toán tức thời (IMPS) ..................................................................................................4

e)

Chuyển tiền điện tử quốc gia (NEFT) ...............................................................................................4

f)

Ngân hàng di động ............................................................................................................................4


g)

Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) ................................................................................................4

h)

Hệ thống thanh tốn kích hoạt (AEPS) .............................................................................................4

i)

Hệ thống thanh tốn hóa đơn (BBPS) ...............................................................................................5

j)

Giải pháp mã phản hồi nhanh (thông qua mã QR) ............................................................................5

III.LỢI ÍCH CỦA NGÂN HÀNG SỐ .............................................................................. 5
a)

Lợi ích đối với khách hàng................................................................................................................5

b)

Lợi ích đối với ngân hàng .................................................................................................................6

c)

Lợi ích đối với nền kinh tế ................................................................................................................6


IV. SO SÁNH NGÂN HÀNG SỐ VÀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ.................................. 7
V. CÁC NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................. 8
VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 8
a)

Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường kinh doanh :..............................................................................8

b)

Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng : ..................................................................................................9

c)

Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng : ..............................................................................................10

VII.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG SỐ ........................................................ 10
a)

Ưu điểm của Ngân hàng số: ............................................................................................................10

b)

Nhược điểm của ngân hàng số: .......................................................................................................11

VIII.PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM ................................................ 11
a)

Sự phát triển ngân hàng số ..............................................................................................................11


b)

Các giai đoạn phát triển ngân hàng số.............................................................................................12

c)

Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam .............................................................................12

d)

Cơ hội và thách thức .......................................................................................................................14

e)

Một số khuyến nghị .........................................................................................................................16

IX. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................................................ 17

2


I.

KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG SỐ

Có nhiều quan điểm khác nhau về ngân hàng số, có thể kể đến như sau:
Theo cuốn sách “Ngân hàng số: Chiến lược ra mắt hoặc trở thành một ngân hàng số”, Chris
(2014) coi ngân hàng số là mơ hình hoạt động của ngân hàng mà trong đó, các hoạt động
chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số, là giá trị cốt lõi của hoạt
động ngân hàng.

Theo Sharma (2017), ngân hàng số là một hình thức ngân hàng số hoá tất cả những hoạt
động và dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Theo American Banker (2018), ngân hàng số là địi hỏi cao về cơng nghệ bao gồm sự đổi
mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng xung quanh các chiến lược về ứng dụng kỹ
thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thanh tốn, RegTech, dữ liệu lớn, blockchain, API,
kênh phân phối và công nghệ.
Như vậy, ngân hàng số (Digital Banking) được hiểu là một mơ hình hoạt động của ngân
hàng dựa trên nền tảng công nghệ số. Cụ thể hơn, là cách thức và quá trình hoạt động của
một tổ chức sẽ dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ tiên tiến để thực hiện các chức năng
của một ngân hàng.
Tuy vậy, nhiều người thường nhầm lẫn, thậm chí đánh đồng khái niệm ngân hàng số
(Digital Banking) với ngân hàng điện tử (E-Banking). Trên thực tế, ngân hàng số là bước
phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử. Digital Banking địi hỏi cao về cơng nghệ bao
gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính, chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh toán,
RegTech, dữ liệu, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ…

II.

CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG SỐ

a) Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Các sản phẩm/dịch vụ này sẽ thúc đẩy việc mua hàng khơng dùng tiền mặt. Thẻ tín dụng
cho phép khách hàng vay tiền trong giới hạn đã được tổ chức tín dụng/ngân hàng thơng
qua và chịu một số tiền lãi nhất định cho số tiền đang được sử dụng để mua của khách
hàng. Tuy nhiên, thẻ ghi nợ được liên kết trực tiếp với tài khoản khách hàng và tiền được
ghi nợ tự động từ tài khoản khách hàng trong mỗi lần mua.
b) Dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử (ECS)
Dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử (ECS) là một chế độ điện tử để tạo thuận lợi cho hoạt
động liên ngân hàng, thanh toán khối lượng lớn và các giao dịch biên nhận có tính chất lặp
đi lặp lại và định kỳ. Các dịch vụ này được các tổ chức sử dụng để thanh toán hàng loạt

các khoản tiền lãi, tiền lương, tiền lương hưu, phân chia cổ tức,... hoặc để thu số lượng lớn
tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, thu thuế, trả góp vay, đầu tư định kỳ vào các quỹ, phí
bảo hiểm,...
c) Ứng dụng hỗ trợ dịch vụ thanh toán bù trừ (NACH)
3


Ứng dụng hỗ trợ dịch vụ thanh toán bù trừ (NACH) là một hệ thống tập trung, được ra mắt
với mục đích chung là củng cố nhiều hệ thống NACH chạy trên cả nước. Hệ thống NACH
có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch hàng loạt theo hướng phân phối trợ cấp, cổ
tức, tiền lãi, tiền lương, tiền lương hưu, thu các khoản thanh toán liên quan đến điện thoại,
điện, nước, cho vay, đầu tư vào quỹ tương hỗ, bảo hiểm,...
d) Dịch vụ thanh toán tức thời (IMPS)
Dịch vụ thanh toán tức thời (IMPS) là một hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng
trong thời gian thực tức thời. IMPS cung cấp dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng
qua điện thoại di động. Không giống như các sản phẩm/dịch vụ chuyển tiền khác, dịch vụ
này hoạt động 24/7 trong suốt cả năm kể cả ngày lễ.
e) Chuyển tiền điện tử quốc gia (NEFT)
Chuyển tiền điện tử quốc gia (NEFT) là một hệ thống thanh tốn tồn quốc tạo điều kiện
chuyển tiền một-một. Theo đó, các cá nhân có thể chuyển tiền điện tử từ bất kỳ chi nhánh
ngân hàng nào cho bất kỳ cá nhân nào có tài khoản với bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào
khác. Điểm khác biệt của dịch vụ này so với dịch vụ của ngân hàng truyền thống là những
cá nhân trên có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc hoặc trong cùng một hệ thống
ngân hàng, nhiều cá nhân/khách hàng có thể thực hiện nhiều hoạt động này cùng một lúc
mà khơng có sự giới hạn, khơng có sự cố như tắc nghẽn mạng hay xảy ra việc chậm trễ
trong việc chuyển tiền.
f) Ngân hàng di động
Đây là dịch vụ mà ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng và thu thập thông
tin liên quan bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng, mọi lúc và mọi nơi mà không
cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ phía nhân viên ngân hàng. Trong ngân hàng số, ngân hàng di

động sẽ phát triển công nghệ đám mây để lưu trữ dữ liệu và giúp cho nhiều khách hàng
thực hiện nhiều thao tác hơn. Cùng với đó thì ngân hàng có thể phục vụ nhiều khách hàng
hơn cùng một lúc mà không xảy ra việc tắc nghẽn đường truyền mạng.
g) Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI)
UPI cho phép chuyển tiền tức thì qua thiết bị di động mọi lúc mọi nơi. Nó tạo điều kiện
truy cập các tài khoản ngân hàng khác nhau thông qua một ứng dụng di động hợp nhất một
số tính năng ngân hàng và xác thực hai yếu tố nhấp chuột (tiêu chuẩn bảo mật được quy
định theo mỗi quốc gia). Mỗi ngân hàng đều có UPI riêng cho các hệ điều hành khác nhau
như Android, iOS, Windows,...
h) Hệ thống thanh tốn kích hoạt (AEPS)
Phương thức thanh tốn này cho phép giao dịch tại mọi điểm bán hàng có kết nối Internet
với mọi ngân hàng, bất kể ngân hàng của khách hàng hay khơng vẫn có thể thực hiện được
bằng cách sử dụng mã xác thực bởi AEPS. Nó cho phép truy vấn số dư, gửi/rút tiền mặt và
4


chuyển khoản liên ngân hàng thông qua AEPS được liên kết với tài khoản ngân hàng. Quá
trình này giúp cho khách hàng không cần phải đem theo tiền mặt khi đi mua sắm.
i) Hệ thống thanh tốn hóa đơn (BBPS)
BBPS là một hệ thống thanh tốn hóa đơn tích hợp và thống nhất. Hệ thống này cung cấp
dịch vụ thanh tốn hóa đơn tương thích cho khách hàng trực tuyến cũng như thông qua
mạng lưới các đại lý ngoại tuyến. Sẽ có nhiều chế độ thanh tốn được tạo điều kiện theo
BBPS như thẻ (tín dụng, ghi nợ và trả trước), chuyển khoản, internet banking, ví điện tử,
hoặc thậm chí cả tiền mặt.
j) Giải pháp mã phản hồi nhanh (thông qua mã QR)
Đây là một giải pháp tương thích cho mã QR, được phát triển bởi các công ty thẻ lớn như
Master Card, Visa và American Express. Người bán có thể hiển thị các mã QR này tại cơ
sở của họ và khách hàng có thể thanh tốn qua tài khoản được liên kết bằng cách quét mã
QR này thông qua ứng dụng hỗ trợ mà mỗi ngân hàng đã cài đặt.


III.

LỢI ÍCH CỦA NGÂN HÀNG SỐ

a) Lợi ích đối với khách hàng
-

Tăng sự tiện lợi trong thanh toán:

Khách hàng có thể thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và bất
cứ nơi đâu, với điện thoại hoặc laptop có kết nối mạng internet. Mọi giao dịch từ cơ bản
như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền đến những tiện ích mở rộng như thanh toán hoá
đơn, mở tài khoản tiết kiệm,…đều có thể được thao tác nhanh chóng với ngân hàng số. Với
những khách hàng bận rộn khơng có thời gian tới quầy giao dịch hoặc tiền giao dịch lớn,
ngân hàng số là giải pháp cần thiết.
- Độ chính xác cao:
Được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và mạng internet, ngân hàng số xử lý,
tính tốn và ghi nhận các giao dịch phát sinh nhanh và chính xác hơn. Mọi hoạt động trong
quá trình phát sinh giao dịch của khách hàng đều được xử lý nhanh chóng và ghi lại đầy
đủ các biến động một cách chính xác tuyệt đối, rất thuận lợi để khách hàng tìm lại và tra
cứu.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian:
Khơng chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng khi tới các quầy giao dịch, ngân
hàng số còn giúp khách hàng tiết kiệm về chi phí. Để cải thiện trải nghiệm cho khách hàng,
rất nhiều các ngân hàng số trên thị trường hiện nay đã giảm thiểu các loại chi phí khác nhau
như phí chuyển tiền, phí rút tiền ATM, phí duy trì tài khoản, v.v.
- Bảo mật cao
Vì được xây dựng trên cơ sở cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch qua mạng
Internet, sự bảo mật thông tin của ngân hàng số cũng chính vì thế được quan tâm và chú
5



trọng hơn. Cụ thể, mọi ứng dụng ngân hàng số đều được xây dựng với nhiều lớp bảo vệ,
đồng thời sử dụng tính năng OTP và iOTP để đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch từ ứng
dụng ngân hàng số của khách hàng. Ngồi ra, Hình thức bảo mật khác là Token cũng được
áp dụng cho giao dịch thanh tốn trên ứng dụng ngân hàng số.
b) Lợi ích đối với ngân hàng
Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất làm việc và khả năng cạnh tranh là những lợi ích thiết
thực mà ngân hàng số đem lại cho ngân hàng:
- Giúp ngân hàng giảm chi phí vận hành
Nhờ có dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng không cần giao dịch trực tiếp với khách hàng,
nhờ đó, giảm bớt được các công đoạn giống nhau phải lặp lại trong một giao dịch.
- Tăng tốc độ giao dịch, tăng năng suất lao động
Tốc độ giao dịch được tiến hành trên ngân hàng số nhanh hơn rất nhiều so với quy trình
thơng thường tại các chi nhánh ngân hàng. Đồng thời, đội ngũ nhân sự sẽ được cắt giảm
các công việc giấy tờ, thủ tục hành chính và vận hành phức tạp vì những tác vụ đó đã được
số hố trên hệ thống ngân hàng số.
- Tự động hóa quy trình, giảm nhân sự tại quầy giao dịch
Khi khách hàng có thể thực hiện được hầu hết các dịch vụ ngân hàng cung cấp mà khơng
cần tới tận chi nhánh thì ngân hàng có thể cắt giảm nhân sự đồng thời hạn chế được các
thao tác lỗi. Ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ trọn gói, sản phẩm tiện ích cho khách hàng
khi liên kết với các cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính khác. Ngồi
ra mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh. Trong thời đại 4.0, ngân hàng số
đã trở thành xu hướng phát triển cần thiết giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó tăng
thêm tính cạnh tranh cho ngân hàng.
c) Lợi ích đối với nền kinh tế
Khơng chỉ tạo cơ hội cải thiện chất lượng dịch vụ, hoạt động cho ngành tài chính nói riêng,
ngân hàng số cịn góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung:
- Giảm khối lượng tiền mặt lưu thơng trong nền kinh tế
- Việc sử dụng ngân hàng số sẽ giúp Nhà nước tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành

tiền mặt trên thị trường. Đồng thời, ngân hàng số còn giúp các cơ quan chức năng
giải quyết được khó khăn trong khâu xác định chính xác lượng tiền mặt lưu thông
trên thị trường.
- Tạo ra sự liên thơng giữa các tổ chức tài chính, giúp tối ưu hố hệ thống tài chính
quốc gia.
-

Giúp Nhà nước có thơng tin đầy đủ và cụ thể về việc nộp thuế một cách nhanh chóng
và đầy đủ
Hệ thống ngân hàng số tạo điều kiện cho mọi giao dịch nộp thuế được thực hiện
nhanh gọn. Đặc biệt, thông tin giao dịch được lưu lại trên hệ thống giúp tra cứu dễ
6


dàng. Là cầu nối cho một quốc gia hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là kết
nối với các quốc gia phát triển đã tiến tới mô hình ngân hàng số.

IV.

SO SÁNH NGÂN HÀNG SỐ VÀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Khơng chỉ gặp khó khăn khi phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử, có khơng ít
khách hàng còn mơ hồ nếu đặt các khái niệm đó bên cạnh ngân hàng trực tuyến. Bằng cách
so sánh theo 4 tiêu chí gồm khái niệm, bản chất, tính năng, phương tiện hoạt động, ưu và
nhược điểm, bạn có thể hình dung và tách bạch 3 khái niệm trên.
Tiêu chí

Ngân hàng số

Ngân hàng điện tử


Là một hình thức ngân hàng số hóa Là loại hình dịch vụ tạo điều kiện
Khái
niệm

tất cả những hoạt động và dịch vụ cho khách hàng kiểm tra thơng tin
có thể thực hiện ở các chi nhánh hoặc giao dịch bằng hình thức
ngân hàng bình thường.

Bản chất

Khái niệm ngân hàng số có phạm Khái niệm ngân hàng điện tử chỉ
vi rộng và toàn diện hơn ngân hàng phản ánh một phần khía cạnh của
điện tử và ngân hàng trực tuyến.
việc áp dụng số hóa trong lĩnh vực
ngân hàng, khơng địi hỏi phải tích
hợp số hóa đối với tồn bộ hoạt
động của ngân hàng.
Digital Banking có tất cả các tính
năng như một ngân hàng đích
thực:
Đăng ký online
Thanh tốn

Tính
năng

online với tài khoản ngân hàng.

Về bản chất, ngân hàng điện tử chỉ

là một dịch vụ được tạo ra để bổ
sung cho các dịch vụ trên nền tảng
ngân hàng truyền thống, tập trung
vào các tính năng:

Chuyển khoản/Chuyển tiền 24/7
Chuyển tiền
Vay ngân hàng
Thanh toán
Gửi tiết kiệm
Tra cứu số dư tài khoản
Nộp tiền vào tài khoản
Quản lý tài khoản, quản lý thẻ
Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo
hiểm
Quản lý tài chính cá nhân và doanh
nghiệp
Khả năng bảo mật của ngân hàng
số là tuyệt đối và được giám sát
chặt chẽ bởi các ngân hàng.
7


Phương

Điện thoại, máy tính, laptop, ipad Điện thoại, máy tính, laptop, ipad

tiện hoạt

kết nối internet.


kết nối internet.

động
Số hóa 100% quy trình, mọi mối Giúp người dùng giao dịch nhanh

Ưu/
Nhược
điểm

quan hệ của khách hàng với ngân chóng, thuận tiện
hàng đều được xử lý online và tự Giúp ngân hàng:
động.

Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
Mở rộng phạm vi hoạt động và khả
năng cạnh tranh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho
ngân hàng

V.

CÁC NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY:

1. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCBBank)
2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBBank)
3. Ngân hàng Quân đội (MBBank)
4. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)

7. Ngân hàng số Viettel Pay (được phát triển bởi Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel
Digital Services))
8. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSBBank)
9. Ngân Hàng Quốc Tế (VIBBank)

VI.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM

a) Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường kinh doanh :
Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng. Thời gian quan, Chính phủ, ngân hàng nhà
nước, các bộ và ban ngành đã ban hành Luật và các văn bản liên quan để thúc đẩy sự phát
triển của dịch vụ ngân hàng số.
Chính sách phát triển thương mại điện tử: Trong những năm qua, Chính phủ đã nỗ lực xây
dựng và hồn thiện chính sách phát triển thương mại điện tử, từ đó tạo mơi trường thuận
lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng số.

8


Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Ngân hàng ra đời trên nền tảng của khoa học
công nghệ và truyền thông nên để phát triển ngân hàng số, cần trang bị một hạ tầng công
nghệ thông tin đủ năng lực.
b) Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng :
Khả năng tương thích của hệ thống ngân hàng cốt lõi: Hệ thống ngân hàng lõi là chiến
lược quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt cũng như là cơ sở để phát triển các dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Điều này giúp mang lại diện mạo mới cho sản phẩm dịch vụ và dịch
vụ ngân hàng số.

Khả năng kết nối công nghệ giữa các đơn vị trong ngân hàng: sự chênh lệch về hạ tầng
công nghệ giữa đô thị và khu vực nơng thơn cịn cao nên việc kết nối công nghệ chủ yếu
phát triển tại các thành phố lớn chứ chưa phát triển rộng khắp toàn quốc.
An ninh và bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng số: Các ngân hàng thương mại
cần đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp trung tâm dữ liệu, lắp đặt và sử dụng các thiết bị, giải pháp
bảo mật tiên tiến để kiểm sốt truy cập, chống tấn cơng và phát hiện xâm nhập trái phép
vào hệ thống công nghệ thông tin,…
Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển dịch
vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Phát triển dịch vụ ngân hàng số
phụ thuộc vào các khoản đầu tư cho công nghệ thông tin ban đầu và khả năng đầu tư cho
hoạt động duy trì, nâng cấp và nghiên cứu phát triển mới.
Để triển khai xây dựng ngân hàng số, ngân hàng cần đầu tư một chi phí khá lớn để nghiên
cứu và phát triển AI.
Bên cạnh đó, giá trị ngân sách cịn bao gồm chi phí đầu tư các dự án công nghệ thông tin,
đào tạo về mơ hình quản lý mới, đào tạo đội ngũ nhân viên, hỗ trợ về công nghệ,... không
phải là nhỏ
Năng lực và kỹ năng nhân viên: Đây là nhóm những nhân tố quan trọng nhất tác động đến
sự phát triển dịch vụ ngân hàng số. Để dịch vụ ngân hàng số đạt chất lượng cần có đội ngũ
nhân viên am hiểu cơng nghệ, có khả năng ứng dụng cơng nghệ, thơng thạo ngoại ngữ và
thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Môi trường pháp lý : Để ngân hàng triển khai 100% số hoá, xác thực người dùng và nhận
diện khách hàng là hai trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Ở mơ hình giao
dịch truyền thống, việc xác minh bằng chứng minh thư, ảnh, chữ ký của người đến giao
dịch đã khó khăn. Với mơ hình ngân hàng số, việc chuyển sang hệ thống nhận diện trên
máy cịn khó khăn gấp nhiều lần.
Việc xác thực người dùng không chỉ liên quan tới cơng nghệ mà cịn chứa đựng yếu tố
pháp luật. Đây là cơ sở để khi xảy ra tranh chấp, ngân hàng có thể phân biệt rõ đúng sai
thuộc về ai.
9



Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc nhận diện khách hàng giao
dịch qua ngân hàng số với chữ ký điện tử, chữ ký số và sinh trắc học, đồng thời, tiềm ẩn
rủi ro mà người gánh chịu hậu quả có thể là phía ngân hàng.
c) Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng :
Với xu thế hội nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và thế giới cùng xu hướng bùng nổ
của công nghệ, hành vi tiêu dùng của thị trường Việt Nam sẽ có nhiều biến chuyển. Cụ thể:
-

Người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của họ theo hướng hiện đại, tiếp
cận nhiều hơn với các dịch vụ ngân hàng tài chính;

-

Thói quen thanh tốn qua ngân hàng, bằng các phương tiện điện tử sẽ dần thay thế
thói quen dùng tiền mặt;

-

Tư duy mới của tầng lớp trung lưu về tiêu dùng và tích lũy sẽ thúc đẩy các dịch vụ
tài chính cá nhân;
Hành vi của người tiêu dùng ln vận động, họ có xu hướng ưa thích những sản

phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận rộn của họ;
Nói tóm lại, người tiêu dùng, nhất là giới trẻ có xu hướng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm
dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt xu hướng sử dụng mobile banking và dịch
vụ ngân hàng số trở thành xu hướng tất yếu. Những yếu tố trên sẽ góp phần tạo điều kiện
thúc đẩy dịch vụ ngân hàng số phát triển. Vì những u cầu khắt khe về nhân lực, cơng
nghệ, ngân sách,.. nên hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều ngân hàng số đích thực. Hầu
hết mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ số. Một số sản phẩm là cốt lõi của ngân

hàng nhưng vẫn đang trong q trình số hóa, chưa cung cấp được dịch vụ tới khách hàng.

VII.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG SỐ

Ngân hàng số là một phần của bối cảnh biên giới đối với ngân hàng trực tuyến, nơi các
dịch vụ ngân hàng được cung cấp thơng qua internet. Q trình chuyển đổi từ ngân hàng
truyền thống sang ngân hàng số đã và đang tiếp tục diễn ra dần dần và các dịch vụ ngân
hàng được duy trì nhờ mức độ số hóa. Ngân hàng số liên quan đến tự động hóa quy trình
cấp cao và các dịch vụ dựa trên web và có thể bao gồm các API(Giao diện lập trình ứng
dụng) cho phép thiết kế dịch vụ đa thể chế để cung cấp các sản phẩm và giao dịch ngân
hàng. Nó cung cấp cho người dùng khả năng truy cập dữ liệu tài chính thơng qua các dịch
vụ máy tính để bàn, điện thoại di động và ATM. Số lượng khách hàng của các ngân hàng
kỹ thuật số, là trung gian giữa các cửa hàng điện tử và người mua sắm, đang tăng lên từng
ngày và họ dựa vào tiền kỹ thuật số được mã hóa khơng giống như tiền giấy. Các ngân
hàng này là trụ cột chính của thương mại điện tử
a) Ưu điểm của Ngân hàng số:
Lợi thế của ngân hàng số giúp nâng cao mức độ hiệu quả và hiệu suất của ngân hàng, tiết
kiệm thời gian và công sức cho khách hàng cũng như nhân viên của ngân hàng, cũng như
10


có thể tiếp cận dịch vụ 24/24, kể cả ngày nghỉ lễ và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ngân
hàng và gửi và nhận tài liệu một cách nhanh chóng.
- Tiết kiệm cơng sức và thời gian mà khách hàng có thể thực hiện các hoạt động ngân

-

hàng mà không cần đến bất kỳ trụ sở ngân hàng nào, có thể lưu giữ tại nhà hoặc

trong thư viện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng.
Dễ dàng giao dịch ngân hàng trong ngân hàng điện tử và tốc độ xử lý chúng.

-

Ngoài độ tin cậy của dòng tiền và tốc độ của dòng tiền, cung cấp tính bảo mật cao
hơn và rủi ro thao túng séc thấp hơn..

-

Giảm sự phụ thuộc vào các biểu mẫu giấy, vì tất cả các giao dịch được thực hiện
bằng điện tử, góp phần giảm chi phí thanh tốn chi phí hành chính của họ cho các

ngân hàng mơi trường và khách hàng.
b) Nhược điểm của ngân hàng số:
Bất chấp những lợi thế này, ngân hàng di động với công nghệ của nó vẫn có rủi ro vì bất
kỳ cơng nghệ mới nào chắc chắn cũng có thể rủi ro và các nhà kinh tế đã cảnh báo về những
nguy cơ tiềm ẩn khi giao dịch với hệ thống ngân hàng di động, bao gồm:
- Khó khăn trong việc xác định tính thanh khoản của bất kỳ ngân hàng điện tử nào, ở
đó khơng thể biết hoặc hạn chế các giao dịch bên trong và bên ngoài của ngân hàng.
-

-

-

VIII.

Rất dễ gây hại cho nền kinh tế quốc gia của bất kỳ quốc gia nào, nơi mà các ngân
hàng không thể bị giám sát đáng kể, có thể chuyển tiền về chỉ bằng một nút bấm

trên điện thoại, việc rửa tiền xảy ra là chuyện đơn nhiên,
Rất dễ trở thành con mồi của các giao dịch gian lận bằng cách làm giả một số thẻ.
Kỹ thuật viên máy tính chuyên nghiệp có thể truy cập tài khoản hoặc sao chép thơng
tin của người khác, cho phép thơng tin thốt ra khỏi cấu trúc bí mật của nó.
Gian lận ln được cho là sẽ gây ra lỗi kỹ thuật có thể cản trở cơng việc của tồn
bộ ngân hàng và làm mất tài khoản của mọi người và có thể là vi-rút lây nhiễm vào
các thiết bị điện tử và làm gián đoạn hệ thống.
Tăng khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng, có thể kéo theo một số hoạt động
vay mà khơng có tài khoản thế chấp đầy đủ dễ xảy ra gian lận.

PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM

a) Sự phát triển ngân hàng số
Cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 cùng với sự phát triển công nghệ thông tin đã
tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, sự phát triển mạnh
mẽ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), chuyển đổi thành ngân hàng số là hướng
phát triển bền vững cho các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Đáng chú ý, đại dịch
COVID-19 đã làm thay đổi nhận thức và dần thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng

11


của đại bộ phận người dân Việt Nam trên nền tảng số. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức
cho các ngân hàng tại Việt Nam trong việc phát triển ngân hàng số.
Cùng với xu hướng phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam đã triển khai và đạt được một số thành cơng nhất định trong số hóa và
ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính - ngân hàng như: Digital
banking/Digital Lab; Timo Bank, ATM + LiveBank... Một số NHTM đã hợp tác thành
công với các công ty Fintech để đưa công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên
thiết bị di động như: Áp dụng sinh trắc học, sử dụng QR code, Tokenization, công nghệ

mPOS, ví điện tử... Các NHTM đã thực hiện những bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu
và áp dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa bằng robot, Blockchain...
b) Các giai đoạn phát triển ngân hàng số
STT

Giai đoạn

Nội dung
Đây là giai đoạn mà các ngân hàng cải thiện hiệu quả
hoạt động bằng cách áp dụng công nghệ vào các dữ

1

Giai đoạn số hóa

liệu, tài ngun hoặc các quy trình riêng lẻ trong hoạt
động. Ở giai đoạn này, các ngân hàng sẽ thay đổi các
dịch vụ, quy trình thủ cơng, truyền thống sang các quy
trình số, trực tuyến hoặc qua máy tính.
Đây là giai đoạn các ngân hàng bắt đầu thực hiện số hóa

2

3

tồn bộ hoạt động ngân hàng tạo nên trải nghiệm khách
hàng, hỗ trợ nhu cầu khách hàng những gì họ mong
Giai đoạn chuyển
muốn. Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số ở các ngân
đổi kỹ thuật số

hàng bao gồm việc tích hợp và kết nối các quy trình số
ở giai đoạn 1 với nhau để mang đến trải nghiệm khách
hàng có tính cá nhân.

Giai đoạn tái tạo
số

Đây là giai đoạn các ngân hàng kết hợp công nghệ về
nền tảng kỹ thuật số chưa tungef có trước đây để tạo ra
doanh thu và kết quả thông qua các chiến lược sản
phẩm và trải nghiệm sáng tạo. Tái tạo số trong ngân
hàng yêu cầu các ngân hàng xác định lại căn bản cách
thức mà ngân hàng tương tác với khách hàng và các bên
liên quan.

c) Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công cuộc chuyển đổi số, nhiều ngân hàng bắt
đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng số. Phần lớn các ngân hàng nội địa Việt Nam đều có
chiến lược số hóa và định hướng phát triển ngân hàng số. Các ngân hàng đều coi chuyển
đổi số có ý nghĩa quan trọng sống còn. 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược
12


phát triển dựa trên các cơng nghệ 4.0 và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng
trên Internet và Mobile.
Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang triển khai chiến lược chuyển đổi số, thành
lập riêng bộ phận ngân hàng số tập trung nghiên cứu thực hiện chuyển đổi số. Chẳng hạn,
Nam A Bank đã cho ra đời khơng gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại,
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với sự xuất hiện của Robot OPBA và chi nhánh số VTM
OPBA; Hay OCB đã xây dựng kênh OCB OMNI - theo đó, các kênh giao dịch số được kết

nối, đồng nhất cho khách hàng trải nghiệm xuyên suốt khi họ có sự chuyển dịch giữa các
kênh, giúp khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà khơng cần đến quầy…
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đang bắt đầu triển khai ngân hàng số ở cấp độ quy
trình và kênh giao tiếp, chỉ một số ít ngân hàng chuyển đối số hóa ở nền tảng dữ liệu. Ở
khía cạnh quy trình, một số ngân hàng đã hồn thiện hệ thống giao dịch tự động, ứng dụng
một phần dữ liệu lớn như BIDV, Vietcombank, Techcombank, TPBank… Ở khía cạnh
giao tiếp, một số ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning)
và đưa các dịch vụ tư vấn tự động 24/7 thông qua các hội thoại (chat online) trên website
hoặc mạng xã hội của ngân hàng.
Ngồi ra, các ngân hàng đang thực hiện mơ hình hợp tác với doanh nghiệp cơng
nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hay các cơng ty cơng nghệ lớn. Việc hợp tác này
mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị cũng như có khả năng tiếp cận được đa
dạng hóa dịch vụ với số lần giao dịch ít hơn.
Đồng thời, thông qua sự hợp tác, các ngân hàng đã gia tăng được lượng khách hàng
cũng như các chi phí đầu tư cơng nghệ. Một số thương vụ hợp tác đã diễn ra như VietinBank
hợp tác cùng Opportunity Network (ON) trong cung cấp nền tảng số cho doanh nghiệp;
Vietcombank và M-Service hợp tác trong thanh toán chuyển tiền; hợp tác giữa VPBank và
Moca trong cung cấp dịch vụ thanh toán số, hay sự kết hợp giữa VIB và công ty Fintech
Weezi cung cấp ứng dụng MyVIB Keyboard giúp khách hàng có khả năng chuyển tiền qua
mạng xã hội; Techcombank hợp tác cùng Fastcash đưa ra tính tăng F@st mobile giúp
chuyển tiền qua Facebook và Google +…
Thời gian qua, các NHTM ở Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai chuyển đổi
số và đạt được kết quả tích cực. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân
đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu
thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước với 19.541
ATM và 274.539 POS. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh internet đạt 282,4 triệu giao
dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng
và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu
tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua POS đạt hơn
218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng

13


kỳ năm 2016); Thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng
tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng kỳ năm 2016)…
Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng
qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt
Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300
nghìn tỷ đồng/ngày.
d) Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội
Việt Nam được xem là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngân hàng số, với
quy mô 96,9 triệu dân, cơ cấu dân số trưởng thành (tỷ lệ người trưởng thành chiếm khoảng
70%), trong đó, tỷ lệ người sử dụng internet là khoảng 68,17 triệu dân, chiếm khoảng 70%.
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota tháng 7/2020, Việt Nam nằm
trong 15 thị trường có số người dùng smartphone cao nhất thế giới. Điều này cho thấy, Việt
Nam là thị trường đầy tiềm năng trong phát triển ngân hàng số.
Bên cạnh đó, để phát triển ngân hàng số, thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển của
các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, bước đầu thiết lập hạ tầng pháp lý cho việc
triển khai ngân hàng số.
Điển hình như: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2019/NĐ-CP); Quyết định số 35/2007/QĐ-NHNN về các
nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Quyết định số 2545/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 20192020; Thông tư số 16/2020/TT-NHNN cho phép mở tài khoản thanh tốn cá nhân bằng
phương thức điện tử (eKYC); Thơng tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an tồn hệ
thống thơng tin trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An
tồn thơng tin mạng... Với việc hành lang pháp lý đang được hoàn thiện là cơ sở giúp các
ngân hàng phát triển ngân hàng

2. Những thách thức phát triển ngân hàng số
Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi trên, việc chuyển đổi và phát triển ngân hàng số
tại Việt Nam vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Điều đó dẫn tới việc mặc dù
ngân hàng số được triển khai tại các ngân hàng nhưng kết quả còn hạn chế, mức độ còn
đơn giản, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ số. Một số sản phẩm là cốt lõi của
ngân hàng nhưng vẫn đang trong q trình số hóa, chưa cung cấp được dịch vụ tới khách
hàng.

14


Thứ nhất, khung phát lý về ngân hàng số còn chậm so với tốc độ phát triển công
nghệ. Các ngân hàng hoạt động dưới khuôn khổ của pháp luật, do đó mọi chiến lược kinh
doanh ngân hàng số phải đảm bảo tuân thủ pháp lý.
Về mặt pháp lý, hiện mới chỉ có một số văn bản quy phạm pháp luật như trên đã đề
cập trong khi ngân hàng số yêu cầu tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đều thông qua
công nghệ số, từ mở tài khoản, nộp tiền, rút tiền, cho vay... đều được thực hiện số hóa. Như
vậy, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, bao quát hết các hoạt động đã dẫn đến việc triển khai
ngân hàng số cịn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính theo chuẩn
mực quốc tế khiến ngành ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Các chuẩn mực Báo
cáo tài chính quốc tế là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ
chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế. Trong khi
hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tuân thủ, hạch tốn, báo cáo tài chính
theo hệ thống tài khoản của Việt Nam.
Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao khi thực hiện vận hành ngân hàng số còn
hạn chế. Việc thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin cả về số lượng và chất lượng trong
nội bộ các ngân hàng ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng
số.
Thứ tư, nhiều ngân hàng có hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) truyền thống

với cấu trúc thiếu linh hoạt, hoạt động nguyên khối dẫn đến việc thay đổi hệ thống rất phức
tạp, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Đây là một rào cản rất lớn trong việc thay đổi các
quy trình hoạt động của ngân hàng.
Thứ năm, để có thể số hóa tồn bộ hoạt động của ngân hàng thì chi phí bỏ ra là rất
lớn. Các chi phí bao gồm chi phí đầu tư các dự án cơng nghệ thơng tin, đào tạo về mơ hình
quản lý mới, hỗ trợ về cơng nghệ, ứng dụng những quy trình mới và việc huấn luyện đội
ngũ nhân viên. Để triển khai ngân hàng số, cần thiết phải đầu tư nghiên cứu và phát triển
AI, trong khi đó nguồn vốn này là khá cao, đặc biệt đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, vì
vậy việc nghiên cứu và ứng dụng AI mới chỉ được triển khai tại các ngân hàng/tổ chức tài
chính lớn trên thế giới.
Thứ sáu, bảo mật là vấn đề đáng bàn nhất là khi ngân hàng số đang được triển khai
áp dụng tại Việt Nam. Theo Cục An tồn thơng tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện
nay khách hàng vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ lừa đảo đánh cắp tài khoản. Thực tiễn
tại Việt Nam cho thấy bảo mật thông tin cá nhân vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi
người dùng internet, do vậy hệ thống ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo
mật và có nhiều cách thức nhằm đảm bảo an ninh mạng và tăng cường hướng dẫn nhằm
nâng cao nhận thức cho khách hàng.
15


Ngoài ra hiện nay, các dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng hầu như phổ biến đối
với người dân khu vực thành thị, đặc biệt đối với những người kinh doanh online. Tại khu
vực tỉnh và nơng thơn thì do trình độ dân trí thấp hơn, hệ thống mạng lưới các ngân hàng
thưa thớt nên người dân ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng, thói quen sử dụng tiền
mặt vẫn còn khá phổ biến.
e) Một số khuyến nghị
Phát triển ngân hàng số là xu hướng tất yếu trong khi tại Việt Nam tiềm năng còn
rất lớn. Vì vậy, để phát triển ngân hàng số đạt kết quả khả quan cần phải thực hiện các giải
pháp sau:
Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành khuôn khổ pháp lý

tạo điều kiện để các ngân hàng dễ dàng triển khai áp dụng ngân hàng số. Đẩy mạnh đầu tư
cơ sở hạ tầng, cũng như xây dựng các nền tảng dữ liệu, liên quan đến cơng nghệ số. Tiếp
tục thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch hành động nhằm khuyến khích thanh tốn trực
tuyến, khơng dùng tiền mặt. Các chính sách này cần hướng đến để tạo môi trường thuận
lợi cho sự phát triển của ngân hàng số, trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
khuyến khích đổi mới.
Các ngân hàng tại Việt Nam
- Xây dựng đề án, chiến lược và lộ trình chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống sang
ngân hàng số. Đây rõ ràng không phải là việc làm một sớm một chiều, mà cần thời gian,
công sức và lượng vốn lớn.
- Từng bước phát triển đội ngũ nhân sự để đáp ứng công việc khi các ngân hàng
triển khai áp dụng ngân hàng số.
- Hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các công ty Fintech tiềm năng để các ngân hàng
có thể hịa mình vào sân chơi của hệ sinh thái hoạt động ngân hàng số.
- Tận dụng triệt để CMCN 4.0 như đẩy mạnh số hóa các dịch vụ như bảo mật sinh
trắc học cho hoạt động thanh tốn hay gửi tiết kiệm; tích hợp cơng nghệ mới vào hoạt động
thanh tốn như sử dụng cơng nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC trên điện thoại thay thế cho thẻ
ngân hàng. Sử dụng dữ liệu lớn (big data) để lưu trữ dữ liệu về khách hàng, phân tích hành
vi khách hàng để tạo ra sự khác biệt với đối thủ, phân tích rủi ro và tối đa hóa hoạt động.
Sử dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) vào phương thức thanh toán để triển khai chức năng
thanh tốn thơng qua một loạt các thiết bị thơng minh để bất kì thiết bị nào có kết nối
Internet cũng sẽ có thể kích hoạt các hoạt động thương mại điện tử. Sử dụng trí thơng minh
nhân tạo AI…
- Các ngân hàng cần lưu ý việc tăng cường đầu tư, triển khai các giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý rủi ro công nghệ thông tin và tăng cường an ninh bảo mật các dịch trực
tuyến và thanh toán thẻ. Lý do là, cùng với sự phát triển của ngân hàng số, nguy cơ mất an
tồn thơng tin trên mạng cũng gia tăng, các phương pháp tấn công, lây nhiễm mã độc ngày
16



càng đa dạng và tinh vi. Những điều này khiến hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ
liệu của khách hàng đối mặt với rủi ro, gây ra những thiệt hại lớn về uy tín và tài chính đối
với các ngân hàng.
- Đẩy mạnh triển khai thanh toán khơng sử dụng tiền mặt.

IX.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Giới tính

2. Độ tuổi

3. Nghề nghiệp

17


4. Thu nhập

5. Nơi ở

Trong 156 câu trả lời từ phiếu khảo sát từ các yếu tố về độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, thu nhập đã cho ta thấy những người tham gia khảo sát chủ yếu là những người trẻ
từ 18-25 tuổi chiếm tận 65,6%, với mức thu nhập chiếm cao nhất là dưới 5 triệu chiếm
18


50%. Những người tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ cao là những người trẻ với thu nhập thấp
ví dụ là học sinh, sinh viên,...

Còn trong độ tuổi 25-45 chiếm 26,9%, với mức thu nhập từ 5-15 triệu chiếm 24,4%
Ở độ tuổi 45-65, hoặc trên 60 tuổi trong phần khảo sát chiếm tỉ lệ ít chỉ từ 6,3% họ có thể
là những công nhân, công chức, làm việc tự do những người này có mức thu nhập trải dài
từ 5-trên 25 triệu hoặc là những người đã về hưu nhưng vẫn có thu nhập và mức thu nhập
1-10 triệu đồng..
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngân hàng số
- Tín bảo mật thông tin:

19


Từ kết quả cho thấy khách hàng lo ngại về bảo mật thông tin của ngân hàng chiếm tỷ lệ vơ
cùng cao từ 33,1% - 45,6%. Vì vậy việc bảo mật thông tin của khách hàng là vô cùng quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí sử dụng ngân hàng số của khách hàng. Ngân hàng
có lớp bảo mật tốt tạo sự tin tưởng và an toàn cho người sử dụng
- Dễ dàng nhận thức sử dụng các dịch vụ ngân hàng số- Perceived ease of use

20


21


Từ kết quả cho thấy đa số khách hàng đều cảm thấy khá hài lòng khi sử dụng dịch vụ
ngân hàng số (39,4%-45%). Khách hàng cảm thấy bình thường chiếm (18,1%-23,8%).
Khách hàng cảm thấy khơng hài lịng chiếm (5%-8,1%). Khách hàng cảm thấy rất
khơng hài lịng chiếm tỉ lệ khá ít chiếm (3,1 – 4,4%)
- Nhận thức là ngân hàng số rất có ích- Perceived usefulness

22



Tỷ lệ khách hàng cảm thấy ngân hàng số rất hữu ích chiếm ( 36%-50%). Tỷ lệ khách hàng
thấy ngân hàng số không tiết kiệm tiền chiếm tỉ lệ 6,3%. Với tỉ lệ hài lịng ln đạt ở mức
cao đã cho thấy việc sử dụng ngân hàng số điều mà họ hài lịng nhất chính là giúp khách
23


hàng tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian, có thể truy cập vào nhiều dịch vụ và họ hoàn toàn
cảm thấy hữu ích khi sử dụng ngân hàng số. Với việc khơng hài lịng, chư thực sự hài lịng
chiếm tỉ lệ thấp nhưng vẫn có là do khách hàng chưa thực sự hiểu rõ, cũng như chưa thể
tìm hiêur kĩ về ngân hàng số. .
- Nhận thức về sự tin tưởng đối với dịch vụ ngân hàng số- Trust

24


Khách hàng luôn tin tưởng đối với dịch vụ ngân hàng số vì tính bảo mật cao, dịch vụ chăm
sóc khách hàng tốt, ln mang đến lợi ích tốt cho khách hàng,…
- Nhận thức về rủi ro sử dụng các dịch vụ ngân hàng số- Perceive risk
25


×