Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cách mạng tháng 8 1945 thành công sự lựa chọn đúng đắn mang tính lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.37 KB, 5 trang )

1

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 THÀNH CÔNG, XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM – SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN MANG
TÍNH LỊCH SỬ

Cách mạng Tháng Tám lnăm 1945 thành công, mở ra bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa - Nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đông Nam Á, chấm
dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc
lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới; đồng thời, đã mở
ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của
một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền. Nhân dân Việt Nam từ thân
phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.
Chính quyền thuộc về nhân dân là thành quả to lớn của cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 chính quyền thuộc về nhân dẫn đây chính là thành quả to lớn của nhà
nước kiểu mới. Quá trình hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã tìm kiếm, lựa
chọn một hình thức, chế độ nhà nước thích hợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát
triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, được soi sáng
bởi phương pháp luận biện chứng mác-xít, thơng qua hoạt động thực tiễn, Hồ
Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà nước đang vận hành, trên
cơ sở phân tích, so sánh và đặt trong dịng chảy tiến bộ của lịch sử. Trong q
trình khảo cứu, Hồ Chí Minh chú trọng tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện
thời: Nhà nước dân chủ tư sản mà những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà
nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng Mười 1917. Hồ Chí Minh cho
rằng nhà nước tư sản ở Mỹ hay Pháp mặc dù đã xác lập được một hệ thống giá


trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng vể thực chất vẫn là công cụ
thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị
bóc lột, nơ dịch ở cả chính quốc và các nước thuộc địa. Tính chất phiến diện nửa
vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản, ngay trong bản chất của nó đã
bộc lộ những đối kháng khơng thể điều hịa và chắc chắn sẽ là nguyên nhân lầm
bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai. Vì vậy, mục đích giải phóng
và phát triển của xã hội Việt Nam khơng thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước
đó. Những nhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước tư sản mang
tính cách mạng, khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn và ngày nay vẫn
giữ nguyên giá trị. Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xơ-viết cịn non trẻ,
nhưng đã bộc lộ sức sống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ
quần chúng cơng - nơng - binh, thật sự vì lợi ích của họ. Đây chính là mơ hình
nhà nước của chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam đi theo. Như vậy, bằng


2

những khảo nghiệm thực tiễn, với tư duy chính trị nhạy bén, sắc sảo Hồ Chí
Minh đã quyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước
theo học thuyết Mác - Lênin.
Trong nhà nước kiểu mới nhân dân là người trực tiếp hoặc gián tiếp tham
gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhà nước thuộc về nhân dân là nhà
nước coi việc đem lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân là mục tiêu hoạt động
của mình. Mọi hoạt động của nhà nước đều phải hướng tới phục vụ nhân dân. Vì
vậy, nội dung cơ bản và đặc biệt quan trọng của nhà nước kiểu mới là thiết lập
chính quyền nhà nước mang bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và tính
dân tộc sâu sắc. Cơ quan quyền lực nhà nước phải là của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Nhà nước kiểu mới trước hết phải là nhà nước của cả dân tộc,
tiêu biểu cho khối đại đoàn kết của tồn dân, tập hợp được những người có đủ
đức, đủ tài tham gia vào các công việc của nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh

khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ.
Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều
là phân công làm đày tớ cho dân” 1. Bản chất cách mạng và dân chủ của chính
quyền nhân dân, nguồn gốc sức mạnh của chính quyền là ở sự gắn bó với nhân
dân, hết lịng, hết sức mưu cầu tự do, hạnh phúc cho nhân dân, nhân dân là chủ
thể tối cao của quyền lực nhà nước. Đây là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí
Minh và Đảng ta về mơ hình nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Chính quan điểm,
tư tưởng này đã chỉ rõ sự đối lập về chất của nhà nước nhân dân với nhà nước
phong kiến, nhà nước thực dân.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa với tính chất dân chủ nhân dân là đặc
trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu mới “Trong nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” 2 và nền
tảng của nhà nước ấy là “lấy công nơng liên minh làm nền tảng, đồn kết các
giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hành dân chủ chuyên
chính”. Sau Cách mạng Tháng Tám, thể chế dân chủ đã làm thay đổi tận gốc
quan hệ quyền lực chính trị và thực hiện quyền lực, nhân dân được đặt ở vị trí
cao nhất, nhà nước khơng cịn là cơng cụ thống trị, nơ dịch dân như trong thời
phong kiến, tư bản. Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức,
xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thơng đầu phiếu. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những
người có tài, có đức để gánh vác cơng việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử,
hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân
thì đều có quyền đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội.
Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là chính phủ của tồn dân” 3.
Thơng qua việc bầu Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của
mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, quyền lực tối cao của
nhân dân không chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp, mà còn ở quyền bãi miễn, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu.
Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm
chất, năng lực hoạt động. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại



3

biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra khơng xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân. Chính vì lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ln đề
cao vai trị của nhân dân: “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phù khơng đủ lực
lượng. Nếu khơng có Chính phủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy nên
Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã
xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”4.
Trong xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cần
coi trọng phát huy dân chủ để người dân tự lựa chọn bầu ra người đại biểu vào
cơ quan chính quyền nhà nước. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày
06/01/1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân Việt Nam phấn đấu cho
một quốc gia độc lập, thống nhất, vì cuộc sống hịa bình, tự do, hạnh phúc. Đó là
thắng lợi của chế độ mới, là bước đột phá về xây dựng nhà nước kiểu mới ở
nước ta và là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, của chính sách đại
đồn kết dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng
tuyển cử đã chứng minh sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp nhân dân - lần
đầu tiên thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội qua lá phiếu bầu ra những
đại biểu của mình. Chính quyền thuộc về nhân dân đây chính là điều khác biệt
của nhà nước kiểu mới so với nhà nước thực dân, phong kiến trước đây và các
nhà nước tư sản hiện tại lúc bấy giờ.
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật bởi vì pháp luật là
phương tiện, cơng cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện
và định hướng cho sự phát triển đất nước. Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ
Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một
nước dân chủ cộng hịa. Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân

Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”5.
Hiến pháp năm1946 đã xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công
dân và là cơ sở pháp lý và có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước và xã
hội. Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về phương diện chính trị, kinh tế,
văn hóa; có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp
luật, được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và
đức hạnh của mình. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và là vũ khí để
nhân dân chống lại các lực lượng thù địch, phản cách mạng, giữ vững an ninh,
trật tự an toàn xã hội..., đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Pháp luật là
phương tiện mà thơng qua đó Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Dưới hình thức
pháp luật, đường lối chính sách của Đảng được triển khai thực hiện nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả cao. Hiến pháp năm 1946 là hiện tượng đặc biệt của
lịch sử cách mạng Việt Nam và thế giới. Đó cịn là thành quả to lớn của q
trình xây dựng nhà nước kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.


4

Chặng đường 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và 36 năm thực
hiện đường lối đổi mới, cùng với đổi mới hệ thống chính trị, nhà nước ta tiếp tục
được xây dựng và hoàn thiện, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực
được phát huy; hệ thống pháp luật được đổi mới, hoàn thiện, chất lượng các kỳ
họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao; phương
thức quản lý, điều hành bộ máy nhà nước sâu sát, thực tế hơn, tạo ra nhiều
chuyển biến tích cực trong xã hội, hoạt động của ngành tư pháp, tịa án, viện
kiểm sát có nhiều tiến bộ... Việc đổi mới nhà nước đúng định hướng là một trong
những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hóa
các mặt văn hóa, xã hội, giữ vững sự ổn định lâu dài của đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tiếp tục giải
quyết. Đó là, hệ thống pháp luật chưa thật sự đồng bộ, thống nhất; tổ chức, hoạt
động của bộ máy nhà nước còn bất cập; việc thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân còn một số hạn chế nhất định; việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
có thời điểm chưa bắt kịp sự phát triển của thực tiễn xã hội.
Để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, xây dựng nhà nước kiểu mới
- Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong điều kiện hiện nay cần
đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững
mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tăng cường cải cách hành chính trong bộ
máy nhà nước; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước
vừa có “đức”, vừa có “tài”, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhất là về phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực chun mơn nghiệp vụ, phương pháp, tác phong
công tác, xứng đáng là “công bộc” của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước cần gắn chặt với đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham
nhũng, quan liêu. Dù bất luận hồn cảnh nào thì việc làm trong sạch bộ máy,
trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những yếu tố quan trọng hàng
đầu đối với việc củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước và chế độ
xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cần tiếp tục xây dựng và triển khai các chủ
trương, chính sách không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các
tầng lớp nhân dân, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng cao, vùng xa,
vùng căn cứ cách mạng trước đây; quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, vấn
đề bức xúc, nổi cộm; xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước; có
đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, nhằm huy động sức mạnh của nhân
dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.434.


5

2. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.262.
3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.133.
4. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.64.
5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Năm 2013 1992 -1980 – 1959 - 1946), Nxb Lao động, Hà Nội, 2015, tr.237.



×