Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

(Luận án tiến sĩ) Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.64 MB, 207 trang )

i

LỜI CAM ðOAN

Luận án này là cơng trình nghiên cứu ñộc lập của Tác giả. Các số liệu,
thông tin trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và ñược trích dẫn theo ñúng
qui ñịnh về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng ñược người
khác cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Tác giả là người duy nhất
chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung Luận án.

Tác giả

Vũ Thị Hoài Thu


ii

LỜI CÁM ƠN

Luận án này được hồn thành, trước hết, bằng sự nỗ lực và nghiêm túc trong
nghiên cứu của Tác giả trong hơn 3 năm, nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ và tư
vấn nhiệt tình và trách nhiệm của rất nhiều người. Những sự giúp ñỡ và tư vấn đó
khơng chỉ giúp Tác giả hồn thành Luận án đúng tiến độ, mà cịn rất hữu ích trên
bước đường giảng dạy và nghiên cúu sau này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và trân trọng cám ơn:
Mẹ, chồng, 2 con gái Thu Anh và Linh Chi, các anh chị trong gia đình đã
chia sẻ, động viên, thơng cảm và hỗ trợ trong những lúc khó khăn và bận rộn nhất,
GS.TS. Trần Thọ ðạt ñã nhận lời hướng dẫn một lĩnh vực nghiên cứu mới và
ñã tận tình chỉ bảo và định hướng nghiên cứu của Luận án cũng như tiếp tục phát
triển hướng nghiên cứu trong thời gian tới,
TS. Nguyễn Thanh Hà đã đọc và góp ý chi tiết các bản thảo của Luận án,


PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn ñã hỗ trợ về
phương pháp nghiên cứu và các tài liệu tham khảo hữu ích,
Ban Lãnh đạo, Ths ðỗ Tuyết Nhung, TS Dỗn Hoàng Minh và các cán bộ
của Viện ðào tạo Sau ñại học ñã hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn và các thủ tục
hành chính trong thời gian học và bảo vệ Luận án,
Ban Lãnh ñạo và các ñồng nghiệp của Khoa Mơi trường và ðơ thị đã tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ nhiệt tình về chun mơn,
Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp của Diễn ñàn Phát triển Việt Nam ñã chia
sẻ những kinh nghiệm bổ ích về nghiên cứu và viết Luận án,
Anh Trần Minh Thắng – UBND Tỉnh Nam ðịnh, chị Nguyễn Thị Thanh Hải Tổng cục Thống kê và em Phạm Ngọc Tồn - Viện Khoa học Lao động và Xã hội ñã
cung cấp và hỗ trợ xử lý các dữ liệu thứ cấp,
Các cán bộ và người dân của 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng của
tỉnh Nam ðịnh, ñặc biệt là em Lan, anh Kỳ, anh Thuận, và hơn 300 hộ gia đình đã
nhiệt tình tham gia vào khảo sát hộ gia đình và cung cấp những thơng tin sát thực
nhất về vấn ñề nghiên cứu.
Tác giả
Vũ Thị Hoài Thu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ðẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ðỔI KHÍ HẬU..................................................................20

1.1. Sinh kế bền vững ..................................................................................................20
1.1.1. Khái niệm ...............................................................................................................21
1.1.2. Tính bền vững của sinh kế......................................................................................22
1.1.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế ..........................................................23
1.1.4. Khung sinh kế bền vững.........................................................................................23
1.2. Sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu.................................................................28
1.2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu ...............................................................................28
1.2.2. Gắn kết khung sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu ............................................32
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.

Sinh kế bền vững vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ...................34
Tác ñộng của biến ñổi khí hậu ñối với vùng ven biển............................................34
Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu....39
Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác ñộng của biến đổi khí hậu......41
Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu ...................................................51

1.4. Kết luận Chương 1 ...............................................................................................58
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................59
2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................59
2.2. Khung phân tích ...................................................................................................60
2.3. Nguồn dữ liệu ........................................................................................................61
2.3.1. Dữ liệu thứ cấp .......................................................................................................61
2.3.2. Dữ liệu sơ cấp.........................................................................................................63
2.4.
2.5.


Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................70
Kết luận Chương 2 ...............................................................................................77


iv

CHƯƠNG 3: SINH KẾ HỘ GIA ðÌNH VEN BIỂN ðỒNG BẰNG SƠNG
HỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ðỔI KHÍ HẬU: NGHIÊN CỨU ðIỂN HÌNH
TẠI TỈNH NAM ðỊNH ...................................................................................................79
3.1. Thực trạng sinh kế hộ gia đình vùng ven biển đồng bằng sơng Hồng.............79
3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển đồng bằng sơng Hồng ...........79
3.1.2. Thực trạng sinh kế hộ gia đình vùng ven biển đồng bằng sơng Hồng ...................81
3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tác ñộng lên sinh kế vùng ven biển ñồng
bằng sông Hồng.....................................................................................................95
3.2.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam..................................................................................95
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế vùng ven biển đồng bằng sơng Hồng .96
3.3. Sinh kế hộ gia đình ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu
điển hình tại tỉnh Nam ðịnh ..............................................................................102
3.3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nam ðịnh .....................................................................102
3.3.2. Các kết quả chính và bình luận từ điều tra hộ gia đình tại tỉnh Nam ðịnh ..........105
3.4. Kết luận Chương 3 ..............................................................................................125
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH...........................................................126
4.1. Các sinh kế bền vững và thích ứng với BðKH cho các huyện ven biển của
tỉnh Nam ðịnh.....................................................................................................126
4.1.1. Phân tích tính bền vững về kinh tế-xã hội-mơi trường và khả năng thích ứng
trước tác động của BðKH của các sinh kế hiện tại..............................................126
4.1.2. ðề xuất các sinh kế bền vững và thích ứng với BðKH cho các huyện ven biển
của tỉnh Nam ðịnh................................................................................................133
4.1.3. ðề xuất các chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với BðKH ñối với tỉnh
Nam ðịnh .............................................................................................................137

4.2. Một số gợi ý chính sách cho các tỉnh ven biển ðồng bằng sơng Hồng ..........144
4.2.1. Xây dựng năng lực thích ứng cấp ñịa phương .....................................................145
4.2.2. Tăng cường thực hiện các biện pháp thích ứng theo ngành .................................145
4.3. Kết luận Chương 4 .............................................................................................147
KẾT LUẬN .....................................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................153
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 161


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á
(Asian Development Bank)

BðKH

Biến đổi khí hậu

CCWG

Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu
(Climate Change Working Group)

CMKT

Chun mơn kỹ thuật


CNKT

Cơng nhân kỹ thuật



Cao ñẳng

DANIDA

Cơ quan Hợp tác Phát triển ðan Mạch
(Danish International Development Agency)

DFID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh
(Department For International Development)

DMWG

Nhóm làm việc về Quản lý thảm họa
(Disaster Management Working Group)

ðBSH

ðồng bằng sông Hồng

ðBSCL


ðồng bằng sông Cửu Long

ðH

ðại học

GEF

Quỹ Mơi trường Tồn cầu
(Global Environment Fund)

GIS

Hệ thống Thơng tin ðịa lý
(Geographical Information System)

ICEM

Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
(International Center for Environmental Management)

IMM

Tổ chức Nghiên cứu Phát triển bền vững của Vương quốc Anh

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)


ISPONRE

Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường
(Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and
Environment)


vi

IISD

Viện Phát triển Bền vững Quốc tế
(International Institute for Sustainable Development)

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of Nature)

NGO

Tổ chức Phi chính phủ
(Non Governmental Organization)

MCA

Phân tích đa tiêu chí
(Multi-Criteria Analysis)

MARD


Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn
(Ministry of Agriculture and Rural Development)

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ministry of Natural Resources and Environment)

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất
(Ordinary Least Squares)

PCLB

Phịng chống lụt bão

SEI

Viện Mơi trường Stockhom
(Stockhom Environment Institute)

THCN

Trung học chuyên nghiệp

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

(United Nations Development Programme)

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc
(United Nations Environment Programme)

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến ñổi khí hậu
(United Nations Framework Convention on Climate Change)

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ
(United States Agency for International Development)

VHLSS

ðiều tra mức sống dân cư Việt Nam
(Vietnam Household Living Standard Survey)

WCED

Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển
(World Commission on Environment and Development)

WMO

Tổ chức Khí tượng Thế giới

(World Meteorological Organization)


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:

Các tiêu chí đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế........................34

Bảng 1.2:

Tổng hợp các tác ñộng của BðKH ñối với vùng ven biển .............................37

Bảng 1.3:

Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BðKH......40

Bảng 1.4:

Tóm tắt một số biện pháp thích ứng với BðKH theo ngành ..........................45

Bảng 1.5:

Các hình thức hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BðKH....................................58

Bảng 2.1:

Diện tích, dân số, mật độ dân số ở các xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh (2011) ..64


Bảng 2.2:

Hộ gia đình phân theo ngành sản xuất chính của hộ ở 3 huyện ven biển,
tỉnh Nam ðịnh (2006).....................................................................................68

Bảng 2.3:

Số hộ gia đình được điều tra ở 3 huyện ven biển, tỉnh Nam ðịnh..................68

Bảng 2.4:

Số phiếu ñiều tra hợp lệ ở 3 huyện ven biển, tỉnh Nam ðịnh.........................69

Bảng 3.1:

Tiếp cận ñường giao thông ở 4 tỉnh ven biển ðBSH năm 2008 và 2010 .......83

Bảng 3.2:

Chợ liên xã ở 4 tỉnh ven biển ðBSH năm 2008 và 2010................................84

Bảng 3.3:

Trình độ của lực lượng lao ñộng ở 4 tỉnh ven biển ðBSH năm 2010 ............87

Bảng 3.4:

Tiếp cận thông tin ở 4 tỉnh ven biển ðBSH năm 2008 và 2010.....................87

Bảng 3.5:


Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2006-2010) (%) .........91

Bảng 3.6:

Tình trạng nghèo đói ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2002-2010) ..........................92

Bảng 3.7:

Các loại thiên tai ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2006-2010).................................94

Bảng 3.8:

Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 1m ở 4 tỉnh ven biển ðBSH .98

Bảng 3.9:

Diện tích sử dụng đất (km2) bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng 1m ở 4
tỉnh ven biển ðBSH........................................................................................98

Bảng 3.10: Dân số bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng 1m ở 4 tỉnh ven biển ðBSH .99
Bảng 3.11: Số người nghèo bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng 1m ở 4 tỉnh ven
biển ðBSH......................................................................................................99
Bảng 3.12: Cơ cấu lao ñộng và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của 3 huyện ven
biển của tỉnh Nam ðịnh bình qn giai đoạn 2008-2011 .............................105
Bảng 3.13: Mức độ xảy ra của BðKH tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh.......................106
Bảng 3.14: BðKH ảnh hưởng ñến nguồn lực sinh kế tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh115
Bảng 3.15: Nguồn lực sinh kế ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sinh kế tại 7 xã ven biển, tỉnh
Nam ðịnh......................................................................................................116



viii

Bảng 3.16: Hoạt ñộng sinh kế ảnh hưởng ñến kết quả sinh kế tại 7 xã ven biển, tỉnh
Nam ðịnh......................................................................................................118
Bảng 3.17: Thích ứng đối với hoạt động trồng lúa tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh ....119
Bảng 3.18: Thích ứng đối với hoạt động chăn ni tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh...120
Bảng 3.19: Thích ứng đối với hoạt ñộng ñánh bắt tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh.....120
Bảng 3.20: Thích ứng đối với hoạt động ni trồng tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh..121
Bảng 3.21: Thích ứng đối với hoạt động làm muối tại 7 xã ven biển, tỉnh Nam ðịnh ...121
Bảng 4.1:

Phân tích tính bền vững và thích ứng với BðKH của sinh kế trồng lúa ......127

Bảng 4.2:

Phân tích tính bền vững và thích ứng với BðKH của sinh kế chăn nuôi .....128

Bảng 4.3:

Phân tích tính bền vững và thích ứng với BðKH của sinh kế làm muối......130

Bảng 4.4:

Phân tích tính bền vững và thích ứng với BðKH của sinh kế đánh bắt .......131

Bảng 4.5:

Phân tích tính bền vững và thích ứng với BðKH của sinh kế ni trồng ....132


Bảng 4.6:

Thu nhập trung bình một tháng của các sinh kế chính tại 3 huyện ven biển
của tỉnh Nam ðịnh........................................................................................134


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1:

Khung sinh kế nơng thơn bền vững của Scoones (1998)................................25

Hình 1.2:

Khung sinh kế bền vững của DFID (2001).....................................................26

Hình 1.3:

Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004)..............................27

Hình 1.4:

Khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động của BðKH ....................33

Hình 3.1:

Diện tích đất nơng nghiệp bình qn hộ có đất ở 4 tỉnh ven biển ðBSH
(2002-2010) (m2/hộ).......................................................................................82


Hình 3.2:

Diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản bình qn hộ ni trồng ở 4 tỉnh
ven biển ðBSH (2002-2010) (m2/hộ) ............................................................83

Hình 3.3:

Số hộ sử dụng điện ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2002-2010) .............................84

Hình 3.4:

Tiền tiết kiệm bình qn của hộ có tiết kiệm ở 4 tỉnh ven biển ðBSH
(2002-2008) (triệu đồng/hộ) ...........................................................................85

Hình 3.5:

Tiền vay ngân hàng bình quân hộ tham gia vay ở 4 tỉnh ven biển ðBSH
(2002-2010) (triệu đồng/hộ) ...........................................................................85

Hình 3.6:

Số lao động đang làm việc ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2002-2010) (người) ....86

Hình 3.7:

Giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn hộ ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (20022010) (nghìn đồng/hộ) ....................................................................................88

Hình 3.8:


Giá trị sản xuất thủy sản bình quân hộ ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (20022010) (nghìn đồng/hộ) ....................................................................................89

Hình 3.9:

Giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn hộ ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (20022010) (nghìn đồng/hộ) ....................................................................................89

Hình 3.10: Giá trị dịch vụ bình quân hộ ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2002-2010)
(nghìn đồng/hộ)...............................................................................................90
Hình 3.11: Thu nhập bình qn hộ một tháng ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (2004-2010)
(nghìn đồng)....................................................................................................91
Hình 3.12: Qui mơ GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nam ðịnh (2001-2011) 103
Hình 3.13: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Nam ðịnh (2001-2011) (%).........................104
Hình 3.14: Cơ cấu lao ñộng của tỉnh Nam ðịnh (2005-2011) (%).................................104


1

PHẦN MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu ñã là chủ ñề ñược quan tâm
trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên
phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận, cách tiếp cận sinh kế bền vững
ñược dựa trên sự phát triển các tư tưởng về giảm nghèo, cách thức con người duy trì
cuộc sống và tầm quan trọng của các vấn ñề thể chế. Với việc ñặt con người và
những ưu tiên của con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này
tập trung vào các hoạt ñộng giảm nghèo bằng cách ñể người nghèo tự xây dựng
cuộc sống dựa trên các cơ hội của họ, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn lực và tạo dựng
môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp họ thực hiện các cơ hội. Về
mặt thực tiễn, cách tiếp cận này xuất phát từ mối quan tâm về tính hiệu quả của hoạt
động phát triển với kỳ vọng rằng việc ñặt trọng tâm vào con người sẽ tạo ra sự khác

biệt ñáng kể trong việc ñạt ñược các mục tiêu giảm nghèo. ðiều này khác với những
nỗ lực giảm nghèo trước đây thường có xu hướng tập trung vào tăng cường các
nguồn lực hoặc cung cấp các dịch vụ hơn là tập trung vào con người. Chính vì vậy,
các nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sinh kế bền vững vẫn sẽ là chủ đề
có tính thời sự cao khi những nhu cầu của con người, ñặc biệt là của người nghèo,
ln được ưu tiên trong mọi chính sách và hoạt ñộng phát triển của các quốc gia
trên thế giới. Trên thế giới, từ cuối những năm 1990, đã có những nghiên cứu áp
dụng các lý thuyết về khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức
về sinh kế của người dân ở khu vực nông thơn và ven biển, từ đó đề xuất những
hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm ñạt ñược mục tiêu xóa đói giảm nghèo và
phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu (climate change), với các biểu hiện chính là sự gia tăng
nhiệt độ tồn cầu, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực ñoan, ñược
coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Với xu thế
gia tăng khoảng 0,2oC mỗi thập kỷ, theo dự đốn của Ủy ban Liên chính phủ về
BðKH, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tồn cầu sẽ tăng từ 2,3oC đến 4,5oC


2

so với thời kỳ tiền cơng nghiệp hóa và mực nước biển tồn cầu sẽ dâng từ 1 m đến 3
m [17]. Với các tác ñộng tiềm tàng ñến tất cả các quốc gia, mọi ñối tượng và trên cả
3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường nên BðKH là một trong những vấn ñề phát
triển quan trọng nhất hiện nay. Trong bối cảnh đó, sinh kế của hàng trăm triệu dân
trên tồn thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng; từ đó gây ra các tác động ñến hoạt
ñộng sản xuất và cuộc sống của người dân ở vùng núi, ñồng bằng và ven biển trên
phạm vi tồn cầu.
Gắn kết sinh kế bền vững với biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng,
BðKH là một yếu tố chủ chốt liên quan ñến khả năng bị tổn thương của sinh kế, bởi
vì BðKH gây ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt

ñộng sinh kế và kết quả sinh kế. Trong bối cảnh BðKH ngày càng trở nên phức tạp
cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế ñược ñánh giá khơng chỉ dựa vào việc các
sinh kế này có bền vững trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, mơi trường và thể chế
hay khơng mà cịn dựa vào việc các sinh kế này có thể thích ứng với BðKH hay
khơng. Chính vì vậy, gắn kết sinh kế bền vững với yếu tố BðKH sẽ giúp xây dựng
các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh BðKH.
Với khoảng 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số thế giới) ñang sinh sống ở các
vùng ven biển trên thế giới, vùng ven biển ñược coi là một trong những khu vực
phát triển năng ñộng nhất thế giới hiện nay [78]. Mặc dù là khu vực có nhiều tiềm
năng phát triển nhưng vùng ven biển cũng là nơi chịu những tác ñộng mạnh nhất
của tự nhiên và hoạt ñộng của con người. Các tác động do BðKH được dự đốn sẽ
tiếp tục làm khuyếch ñại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại ñối với vùng ven
biển, ñặc biệt làm gia tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các
nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng ñồng ven biển. Giảm khả năng bị tổn
thương và tăng cường năng lực thích ứng trước tác động của BðKH từ trước ñến
nay vẫn ñược coi là trách nhiệm của các hộ gia đình thơng qua các lựa chọn về sinh
kế. Do đó, thích ứng về sinh kế là chìa khóa để giảm thiểu khả năng bị tổn thương
và tăng cường khả năng chống chịu với BðKH ở các cộng ñồng ven biển.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng
2-3oC và mực nước biển đã dâng thêm khoảng 20 cm. Dự đốn rằng, vào cuối thế
kỷ 21, theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm


3

2,5oC đến 3,7oC và mực nước biển có thể dâng thêm từ 78 cm ñến 95 cm [4]. ðối
với một quốc gia có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe
doạ do BðKH với các biểu hiện như mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, xói lở bờ
biển và xâm nhập mặn… đối với Việt Nam là thực sự nghiêm trọng. Khoảng 58%
sinh kế ven biển của Việt Nam đều dựa vào nơng nghiệp, đánh bắt và ni trồng

thủy sản – là những sinh kế phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước [53]. Theo
ñánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi nước biển dâng và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn vùng ven biển.
Với nguy cơ nước biển dâng cao do BðKH, những ảnh hưởng của BðKH
đối với vùng ven biển nói chung và sinh kế của người dân ven biển nói riêng là
không thể tránh khỏi. Mặc dù Việt Nam nằm trong số các quốc gia trên thế giới bị
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BðKH nhưng khái niệm BðKH và những tác động
tiềm tàng của nó cũng như nhu cầu thích ứng với BðKH vẫn chưa ñược hiểu ñúng
mức ở Việt Nam trừ cộng ñồng nhỏ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và một số
cơ quan nhà nước liên quan ở trung ương và địa phương [53]. Chương trình Mục
tiêu Quốc gia Ứng phó với BðKH ở Việt Nam giai ñoạn 2010-2015 ñã ñược Chính
phủ phê duyệt năm 2008 nhằm ñánh giá các ảnh hưởng của BðKH lên các ngành và
ñịa phương, xây dựng các kế hoạch hành ñộng nhằm ứng phó với BðKH và đưa
yếu tố BðKH vào lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, ngành và địa
phương. Quan điểm của Việt Nam về ứng phó với BðKH ñược nêu trong Chiến
lược Quốc gia về BðKH (2012) là “Việt Nam coi ứng phó với BðKH là vấn đề có
ý nghĩa sống cịn; ứng phó với BðKH của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền
vững, hướng tới nền kinh tế các bon thấp, tận dụng các cơ hội ñể ñổi mới tư duy
phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia; tiến hành đồng thời
các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với
BðKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm; …tăng cường năng lực thích
ứng với BðKH của con người và các hệ thống tự nhiên nhằm bảo vệ và nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo ñảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia” [8]. Như
vậy, thích ứng với BðKH vẫn sẽ là mục tiêu trước mắt của Việt Nam trong thời
gian tới, bởi vì, tính đến năm 2000, Việt Nam chỉ phải chịu trách nhiệm cho 0,35%


4


lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới và ñây là một trong những tỷ lệ thấp
nhất trên toàn cầu [23]. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì việc cộng đồng tự xây
dựng năng lực thích ứng với BðKH ñược coi là một phần rất quan trọng trong các
chính sách thích ứng với BðKH ở Việt Nam.
Vùng ven biển ðồng bằng sông Hồng (ðBSH), với 4 tỉnh là Hải Phịng, Thái
Bình, Nam ðịnh và Ninh Bình, là khu vực có mật độ dân cư cao và hoạt động sản
xuất nơng nghiệp và ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Tuy
nhiên, đây lại là vùng đất thấp ven biển với 30% diện tích vùng ðBSH có độ cao
dưới 2,5m so với mặt nước biển. Do đó, vùng ven biển ðBSH thường xun phải
gánh chịu những tác ñộng mạnh mẽ của thiên tai, ñặc biệt là các thiên tai có nguồn
gốc biển [25]. Nếu mực nước biển dâng 1m thì khoảng 11% diện tích vùng ðBSH
sẽ bị ngập [8]. Vùng ven biển ðBSH là một trong những khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi BðKH ở Việt Nam [54]. Các sinh kế chính tại các cộng đồng ven
biển ðBSH là sản xuất nơng nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và làm muối) và thuỷ sản
(đánh bắt và ni trồng) đang ngày càng bị đe doạ trước tác ñộng của BðKH bởi sự
phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên nhạy cảm với BðKH. Chính vì vậy, xây dựng
sinh kế ven biển bền vững và thích ứng với BðKH là một nhu cấp cấp bách hiện
nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh hưởng nghiêm
trọng lên vùng ven biển nói chung và vùng ven biển ðBSH nói riêng.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các quốc
gia và vùng ven biển trên thế giới và ở Việt Nam
Báo cáo Phát triển Thế giới (2010) của Ngân hàng Thế giới với chủ đề “Phát
triển và Biến đổi khí hậu” ñã nhấn mạnh sự cần thiết của thế giới trong việc cần
hành ñộng ngay bây giờ, hành ñộng cùng nhau và hành ñộng theo một cách khác
trong cuộc chiến chống lại BðKH toàn cầu. Giảm khả năng bị tổn thương của con
người và giúp mọi người tự giúp chính mình là những vấn ñề ñược ñặc biệt chú
trọng trong báo cáo này. Ngồi ra, quản lý đất và nguồn nước, quản lý tốt tài
nguyên thiên nhiên, phát triển các nguồn năng lượng bền vững, huy ñộng vốn, phát

triển thể chế cũng là những chính sách thơng minh về khí hậu nhằm giúp thế giới
ứng phó hiệu quả với BðKH.














×