Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Liên hệ thực tế về tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.57 KB, 17 trang )

Đề bài tập lớn: Liên hệ thực tế về tác động tích cực và tiêu cực của con người
đối với đa dạng sinh học. Qua đó trình bày và phân tích các giải pháp khả thi để
thực hiện việc bảo vệ đa dạng sinh học.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
1. Thế nào là đa dạng sinh học?.........................................................................2
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam.........................................................................3
3. Phân tích tác động tiêu cực và tích cực của con người đối với đa dạng
sinh học..................................................................................................................5
3.1. Tác động tiêu cực......................................................................................5
3.1.1. Tác động vào các chu trình sinh địa hóa tự nhiên..............................5
3.1.2. Tác động vào điều kiện môi trường của hệ sinh thái.........................7
3.1.3. Tác động vào cân bằng hệ sinh thái.....................................................9
3.2. Tác động tích cực....................................................................................10
4. Thực trạng của đa dạng sinh học tại Việt Nam hiện nay..........................11
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ đa dạng sinh học..............................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15


MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hình thức của sự
sống trên trái đất và các thuộc tính tự nhiên của chúng. Đa dạng sinh học mà chúng
ta thấy hôm nay là kết quả của một q trình tiến hóa qua hàng tỷ năm, được hình
thành bởi quá trình tự nhiên và ngày càng gia tăng, do ảnh hưởng của con người.
Nó tạo nên tấm màn cho cuộc sống mà trong đó con người là một phần khơng thể
thiếu và khi đó chúng ta hồn tồn phải phụ thuộc vào nó. Đa dạng sinh học cũng là
sự kết hợp của các hình thức sống và tương tác với nhau và với phần cịn lại của


mơi trường, từ đó làm cho trái đất trở thành một nơi sinh sống độc đáo cho con
người. Đồng thời, nó cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ giúp duy trì cuộc sống
của chúng ta.
Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho
con người thơng qua vai trị trong việc sản xuất thực phẩm toàn cầu. Đa dạng sinh
học đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng, lồi
trên cạn khơng phải cây trồng, vật ni và các lồi sinh vật biển làm thực phẩm.
Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết định
cơ bản của sức khỏe con người. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học đem lại những lợi
ích to lớn cho cuộc sống của chính chúng ta.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng, tính cấp thiết của bảo vệ đa dạng sinh
học, bài tập lớn lần này em xin trình bày đề tài 2: “Liên hệ thực tế về tác động tích
cực và tiêu cực của con người đối với đa dạng sinh học. Qua đó trình bày và phân
tích các giải pháp khả thi để thực hiện việc bảo vệ đa dạng sinh học”.

1


NỘI DUNG
1. Thế nào là đa dạng sinh học?

Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc vào
sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng
nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế,
khái niệm đa dạng sinh học hết sức mới so với lịch sử tri thức nhân loại. Mãi đến
năm 1988, đa dạng sinh học với tư cách là khái niệm mới xuất hiện trong tác phẩm
“Biodiversity” của nhà sinh vật học người Mỹ Edward Osborne Wilson và sau đó
được đề cập nhiều lần trong các cơng trình nghiên cứu khác.
Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất của Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa
ra định nghĩa về "đa dạng sinh học" là "Biến đổi giữa các sinh vật sống từ mọi

nguồn, trong đó những hệ sinh thái trên cạn, biển và dưới nước khác là một phần
của đa dạng sinh học, tức là tính đa dạng trong/giữa các loài và của hệ sinh thái
cũng nằm trong nó”. Định nghĩa này cũng được dùng trong Công ước về Đa dạng
sinh học.
Trong luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành vào năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018) đã nêu ra định nghĩa
về đa dạng sinh học tại khoản 5 điều 3:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên”. [1]
Như vậy ta có thể thấy, đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các
giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động
vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các lồi trên là một bộ
phận trong đó. Đây là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ các góc độ
khác nhau. Nếu tiếp cận từ quan điểm kết cấu thì đa dạng sinh học bao gồm các
thực thể sống quần tụ lại theo nhóm, lồi, cộng đồng... Tiếp cận từ góc độ chức
năng thì nói đến đa dạng sinh học là nói đến các hệ sinh thái và các quá trình tiến
2


hố. Dù tiếp cận ở từ góc độ nào thì các định nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa
nhận mối liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau giữa chúng trong q
trình tiến hố và phát triển.
Ví dụ: Thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật
nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…;
loài này là thức ăn của loài kia…
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Để hiểu về đa dạng sinh học ở Việt Nam thì trước hết cần hiểu về đa dạng hệ
sinh thái (nơi trú ngụ của các loài sinh vật và có sự tương tác với mơi trường). Theo

các kết quả nghiên cứu, Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh
vật: phía Đơng mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có
các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực
Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam cịn có 16 hệ thống sơng chính,
trong đó có hơn 10 hệ thống sơng mà lưu vực có diện tích trên 10.000 km 2 như hệ
thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai... Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì
Việt Nam cịn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa,
đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu [2].
Song song đó cịn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô
thị.
Đa dạng về hệ sinh thái là cơ sở cho sự đa dạng loài động/thực vật, vi sinh
vật. Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa
dạng sinh học tồn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới [3].
Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của
13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 lồi chim, 167
lồi ếch nhái, 317 lồi bị sát, trên 7.700 lồi cơn trùng, và nhiều lồi động vật
khơng xương sống khác) [4]. Số loài sinh vật nước ngọt đã được biết đến là hơn
1.438 loài vi tảo, 800 lồi động vật khơng xương sống, 1.028 lồi cá nước ngọt. Số
3


lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy,
2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi,
94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tơm biển, 14 lồi cỏ biển, 15 lồi rắn biển, 25
lồi thú biển và 5 lồi rùa biển) [4].

Bảng
thống
kê điểm

tính đặcnổi
hữubật
về động,
vật ở tài
Việtnguyên
Nam so sánh
với các
quốc
gia lân
Một
đặc
trongthực
nguồn
về đa
dạng
sinh
họccận.


Việt

Nam là tính đặc hữu về lồi, đồng thời cũng là về nguồn gen quý hiếm. Thống kê từ
cơ sở dữ liệu các nhóm động, thực vật cho thấy, Việt Nam có ít nhất 467 loài động
vật đặc hữu, cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Thái
Lan. Bên cạnh đó, Việt Nam có đến 25 giống thực vật có mạch đặc hữu, trong khi
con số này ở Lào là 3 và Campuchia là 1. Rõ ràng nguồn gen thực vật đặc hữu này
là nguồn tài nguyên vơ cùng q giá mà Việt Nam có được. Một số phát hiện điển
hình đã gia tăng tính đặc hữu về động vật ở Việt Nam như phát hiện các giống và
lồi cơn trùng mới cho Việt Nam. Những nghiên cứu trên đã thêm khẳng định tính
độc đáo về đa dạng sinh học của Việt Nam và giá trị to lớn trong sự đa dạng về

nguồn gen sinh vật.
Qua quá trình tìm hiểu số liệu trên mạng, em đã phân tích và đưa ra được các
số liệu về đa dạng sinh học ở nước ta. Tuy nhiên các số liệu đó chưa thực sự phản
ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học của Việt Nam vì số liệu chưa được cập nhật
những năm gần đây nhất, trong khi đó số lượng lồi mới được phát hiện khơng
4


ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây. Việt Nam là quốc gia có tính độc đáo
trong đa dạng sinh học, dựa vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, vị trí địa lí… do đó các
cơ quan chức năng, ban ngành liên quan cần cập nhật kịp thời số lượng, tên các lồi
mới được phát hiện hay có nguy cơ tuyệt chủng để có những biện pháp bảo vệ.
3. Phân tích tác động tiêu cực và tích cực của con người đ ối v ới đa
dạng sinh học.
3.1.

Tác động tiêu cực.

Có rất nhiều cách tiếp cận và các vấn đề để phân tích với việc tác động của
con người đến đa dạng sinh học. Tuy nhiên trong phạm vi không dài của bài tập lớn
này, em xin phân tích tác động tích cực qua 3 tiêu chí lớn:
 Chu trình sinh địa hóa tự nhiên;
 Điều kiện mơi trường của hệ sinh thái;
 Cân bằng sinh thái.
3.1.1. Tác động vào các chu trình sinh địa hóa tự nhiên.
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, từ mơi
trường ngồi vào các sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường. Trong
ngành địa lý và khoa học Trái Đất, một chu trình sinh địa hóa là một quy trình mà
một phân tử hay nguyên tố hóa học di chuyển qua cả hai tầng sinh học (sinh quyển)
và phi sinh học (thạch quyển, khí quyển và thủy quyển) của Trái Đất. Một chu trình

như thế bao gồm một loạt các biến đổi để trở lại điểm ban đầu và có thể được lặp đi
lặp lại.

Một ví dụ về chu trình sinh địa hóa phổ biến thường được trích dẫn là vịng
tuần hồn nước.

5


Ta thấy sự tuần hoàn của nước một cách tự nhiên là vô cùng quan trọng,
nhưng con người đã tác động, ngăn cản chu trình nước bằng cách đắp đập, xây
dựng các nhà máy thủy điện với công suất rất lớn. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu
quả, trong đó có ngập úng, khơ hạn các khu vực và thay đổi điều kiện sống bình
thường của các sinh vật dưới nước.
Một ví dụ điển hình về việc ngăn cản chu trình nước bằng cách xây đập là tại
Trung Quốc có một con đập tên là Đập Tam Hiệp. Đây là cơng trình thủy điện được
cả thế giới biết đến, sừng sững chắn ngang dịng sơng Dương Tử dài thứ 3 trên
hành tinh. Được khởi công từ năm 1994 và vận hành toàn phần từ tháng
7/2012, đập Tam Hiệp hiện vẫn giữ ngôi vị con đập thủy điện lớn nhất thế giới với
chiều dài 2,3km và chiều cao 185m. Hồ chứa mà con đập tạo ra có diện tích bề mặt
hơn 1.000km2. Ngồi cái vẻ ngồi hồnh tráng ra thì nó cịn gây ra hiểm họa rất
nhiều cho mơi trường. Khơng ai có thể dám chắc về tác động lâu dài của siêu cơng
trình này, nhưng số lượng cá các lồi bị suy giảm và ơ nhiễm gia tăng vì bản chất tự
làm sạch của dịng sơng đã bị con đập vơ hiệu hóa. Áp lực dồn lên khu vực nơi hồ
chứa tạo ra có thể gây nhiều trận lở đất. Thực tế cho thấy một đập thủy điện khác
trong khu vực đã bị vỡ vì lở đất. Chưa kể, hồ chứa nước lại nằm trên hai đường đứt
gẫy khác nhau nên bị cho là làm gia tăng các hoạt động địa chấn. Ngồi ra, các lớp
lắng cặn đang tích tụ phía sau con đập chứ khơng được chảy xi theo dịng để
ni dưỡng cây trồng và động vật hoang dã. Thực trạng này chính là thủ phạm
đang gây ra tất cả các vấn đề trong hệ sinh thái. Nhưng có lẽ nguy cơ tàn khốc nhất

tiềm tàng ở khả năng đập bị vỡ ở một thời điểm nào đó do hoạt động địa chấn hoặc
sự suy yếu của bản thân con đập. Trường hợp này nếu xảy ra sẽ gây lụt ở mức độ
chưa từng được ghi nhận.
Còn tại Việt Nam, việc xây dựng đập Tác động đến sinh thái diễn ra trên diện
rộng và là một rào cản cho các động vật sông di cư, đặc biệt là các loài cá cần lên
thượng nguồn để sinh sản, như cá hồi, cá mè, cá nheo,... Tại Đơng Nam châu Á
thì cá mè cần lên vùng nước chảy xiết mới phát dục và sinh sản được. Ở sông
6


Hồng bắc bộ Việt Nam khi trứng trôi đến vùng Hưng Yên - Hà Tây thì đã nở thành
cá con 2-5mm. Trước năm 1990 nghề vớt cá bột rất thịnh hành ở đây, cung cấp cá
mè giống cho vùng đồng bằng. Khi các đập thủy điện mà tiêu biểu là đập thủy điện
Hịa Bình đã chặn đường cá mè lên nguồn đẻ trứng, cá mè đẻ trứng giảm, nghề này
lụi tàn, và ngư dân khơng cịn gặp những đàn cá mè lớn nữa.
3.1.2. Tác động vào điều kiện môi trường của hệ sinh thái.
Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên
bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
 Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động,
thực vật q hiếm, tăng xói mịn đất, thay đổi khả năng điều hồ nước và biến đổi
khí hậu v.v...
 Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng đối với mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật và con người.
 Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô
thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
 Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác
nhau.
Mùa mưa lũ năm 2020 vừa qua
ở miền Trung nước ta đã chứng kiến
hàng chục, hàng trăm ngàn người rơi

vào cảnh không nhà cửa, thực phẩm,
đồ ăn thức uống và cần phải có sự trợ
giúp kịp thời của Nhà nước và các
mạnh thường quân trên khắp cả nước,
cuộc sống của họ đến nay mới dần ổn
định lại. Vậy tại sao lại có hiện tượng mưa lũ ngập lụt đến mái nhà như vậy? Đó là
do sạt lở đất, và trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít
khi xảy ra ở miền Trung. Nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt
7


lở đất. Nguyên nhân là do rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về
miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. Đúng là “Ăn của
rừng rưng rưng nước mắt”.
Khi phân tích về nguyên nhân sạt lở, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam
cho rằng: “Nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể
thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ
ngấm xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng,
chẳng cịn gì cả, đất khơng thấm nước, lá cũng khơng cịn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh,
chảy tràn lên”.[5]
Và theo các chuyên gia, nếu miền Trung càng mưa nhiều, tình trạng sạt lở sẽ
càng mạnh. Tiêu biểu là vụ sạt lở đất ở Trà Leng, gây ra cái chết thương tâm cho
hàng chục người, có cả những chiến sĩ bộ đội. Nỗi đau nào rồi thời gian cũng sẽ
làm cho nó ngi ngoai, nhưng những hậu quả của tác động của con người tới mơi
trường hệ sinh thái thì thời gian chỉ làm nó thêm trầm trọng hơn mà thơi. Nếu hậu
quả để lại của trận bão lũ năm vừa qua chưa thức tỉnh được việc con người tàn phá
tới hệ sinh thái chung, thì có lẽ sẽ khơng bao giờ chúng ta nhận ra.
3.1.3. Tác động vào cân bằng hệ sinh thái.
Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

 Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và
làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
 Săn bắn, đánh bắt, mua bán các loài động vật quý hiếm như hổ, tê
giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
 Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
 Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên.
Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thối. Mặt khác, các lồi lai
tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các lồi đã có hoặc
đối với con người.
8


 Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật
khơng có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu,
kim loại độc hại v.v...
 Khai thác nguồn lợi thủy sản khơng bền vững: đánh bắt mang tính hủy
diệt, dùng thuốc nổ, sốc điện để đánh bắt…
 Chiến tranh, chạy đua sản xuất các loại vũ khí hóa học
Chúng ta thường hay ngạo mạn về sức mạnh của q trình tiến hóa. Chúng ta
hay tham lam về sự tăng trưởng của những con số thịnh vượng hào nhoáng trên
những cột dọc biểu đồ. Chúng ta vẫn hay tin về sự đánh đổi bắt buộc những giống
loài khác để thỏa mãn đế chế ngày càng đông đúc của giống lồi mình. Và chúng ta
cũng hay qn đi lịng trắc ẩn, sự biết ơn và cả biết điều với việc được sinh ra giữa
thế giới thiên nhiên diệu kỳ này. Tại sao một ngôi nhà đẹp lại phải xây bằng gỗ lim
gỗ quý, để rồi có hàng trăm ngàn vụ chặt phá rừng trái phép? Tại sao sừng tê giác
lại chữa được bệnh ung thư, căn cứ khoa học ở đâu để rồi có hàng trăm ngàn vụ
giết hại tê giác để lấy sừng?... Cịn nhiều ví dụ về sự tham lam, ích kỉ của con
người mà đã tàn phá tới sự cân bằng của hệ sinh thái. Chúng ta thường u q con
cháu của mình một cách vơ điều kiện, nhưng chính những hành động của chúng ta
ngày nay đang phá hủy đi môi trường sống của con cháu mình. Minh chứng là nóng

lên tồn cầu, băng tan, nước biển dâng… những thứ sẽ ảnh hưởng rất nhỏ tới hiện
tại, nhưng tương lai sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
3.2.

Tác động tích cực.

Bên cạnh những tác động tiêu cực thì con người cũng đang có rất nhiều động
thái mang tính tích cực nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Ví dụ như:
 Bảo vệ các khu tự nhiên lưu giữ đặc tính sơ khai (cánh rừng nhiệt đới).
 Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
 Thành lập nên các tổ chức, gây quỹ để bảo vệ và cải thiện đa dạng sinh
học.
 Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để tạo ra những nguồn gen và
loài mới (các sinh vật mới gen mới)…
9


Ở châu Âu, có một thói quen rất tốt mà người Việt Nam chúng ta nên học
tập, đó là việc mang theo túi xách vải khi đi chợ. Những người dân sống tại châu
Âu nói riêng và các khu vực khác trên thế giới nói chung họ đều có thói quen mang
theo túi xách cá nhân khi đi chợ, việc này giảm được tối đa lượng rác thải nilon ra
môi trường. Hay khi mua đồ uống đóng chai nhựa, họ sẽ phải trả thêm tiền cho
chính chai nhựa mà họ cầm về, khoản tiền này khơng đáng kể nhưng nó sẽ tạo thói
quen khi họ quay trở lại cửa hàng sẽ mang chai nhựa cho vào máy để tái chế, sử
dụng lại rồi nhận lại số tiền mà họ đã phải trả khi cầm theo chai nhựa về. Đây là
những hành động tuy nhỏ nhưng hiệu quả rất cao nhằm tránh việc xả rác thải nhựa
ra môi trường gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sống của
nhiều lồi động vật.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc phục hồi hệ sinh thái
bằng nhiều chương trình, dự án cụ thể như phục hồi các hệ sinh thái bị suy

thoái; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo tồn hiệu quả các loài
và nguồn gen; đặc biệt là áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giảm nhẹ
tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái; thúc đẩy việc xây
dựng và thực hiện các mơ hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên…
Có rất nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã chung tay với chính quyền để bảo vệ
đa dạng sinh học của nước ta. Tiêu biểu phải kể đến ca sĩ Hà Anh Tuấn với dự án
“Rừng Việt Nam” được anh phát động, trích quỹ từ những sản phẩm và hoạt động
nghệ thuật của mình. Trong năm 2020, sau thời gian tích cực triển khai hợp tác
cùng với các địa phương, Hà Anh Tuấn thông tin đã khởi trồng xong 2 cánh rừng
đầu tiên. Đó là cánh rừng thứ nhất tại tiểu khu 227A, xã Lát, huyện Lạc Dương,
tỉnh Lâm Đồng với 1.500 cây mai anh đào được trồng từ ngày 8/8/2020 và hỗ trợ
chăm sóc tồn bộ cây thông ba lá đang tái sinh tự nhiên trên diện tích 23.000 m2;
Cánh rừng thứ hai tại tiểu khu 64, bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng vừa
được trồng vào ngày 23/10/2020 với 305 cây gồm các loại cây bản địa như cây sao
đen, cây dầu rái, cây chị đen trên diện tích 2.500 m 2. Rừng là bạn, là môi trường
10


sống của chúng ta cho nên hành động này hết sức thiết thực, ý nghĩa. Nó sẽ giúp
tương lai con cháu chúng ta có một mơi trường sống tốt hơn, tránh được những
hiểm họa, thiên tai của thiên nhiên.
4. Thực trạng của đa dạng sinh học tại Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang
trên đà suy giảm một cách đáng báo động; các hệ sinh thái bị thu hẹp, bị chia cắt và
suy giảm chất lượng; nguồn gien bị thất thốt, mai một... Ngun nhân của tình
trạng này là do áp lực gia tăng dân số kéo theo việc khai thác quá mức tài nguyên
sinh vật, không bảo đảm cho việc tái tạo lại. Ngồi ra, cơng tác quản lý bảo tồn đa
dạng sinh học thời gian qua còn nhiều bất cập về quy định pháp luật, chính sách,
thể chế và tổ chức bộ máy quản lý. Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật về

bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn lồi nói riêng chưa đồng bộ. Đối với
vấn đề bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, q, hiếm cịn có sự
chồng chéo về phân quyền, trách nhiệm quản lý giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn với Bộ Tài ngun và Mơi trường. Chính vì vậy, trong quá trình xây
dựng văn bản triển khai Luật Đa dạng sinh học chưa đạt được sự thống nhất dẫn
đến chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý, bảo tồn các lồi.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng không thể không
nhắc đến dẫn đến việc suy giảm đa dạng sinh học của Việt Nam là nạn săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã trái phép. [6]
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ đa dạng sinh học.

Thứ nhất, xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam. Việc
xây dựng những khu bảo tồn sinh học, khu du lịch bảo vệ động vật cũng góp phần
duy trì và gìn giữ những quá trình sinh thái, việc thành lập những khu bảo tồn hệ
sinh thái cũng là những bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn kiểm sốt và duy trì
hiệu quả các giống nòi sinh thái. Tại đây, nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ
11


có thể ni dưỡng và chăm sóc những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, nâng giống
lồi để góp phần ổn định hệ sinh thái.
Thứ hai, xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản. Hiện nay, vấn đề ô
nhiễm mơi trường đang ngưỡng báo động. Chính vì vậy, chúng ta cần có giới hạn
phân chia cụ thể để phân chia khu vực thành thị nông thôn để không làm ảnh hưởng
xấu từ khí thải hay khói bụi của đơ thị đến với môi trường tự nhiên. Việc tách biệt
như thế sẽ tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân xung quanh đó được đảm bảo
đồng thời hạn chế được mức độ gây ô nhiễm cho môi trường, tạo điều kiện thuận
lợi để có thể quy hoạch, xử lý các chất thải bị đào thải ra môi trường
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen. Vấn đề rừng
đang chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cân bằng hệ

sinh thái, việc trồng những cây con biến đổi gen là việc làm tương đối cần thiết, với
những cây con biến đổi gen cần lập bảng theo dõi chu trình tiến triển của chúng hay
nhân giống theo biện pháp, và không chỉ đối với những loài thực vật, động vật cũng
cần được áp dụng quy trình kiếm sốt chặt chẽ sát sao và tương tự.
Thứ tư, cập nhật danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý
hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng để đưa ra các biện pháp thiết thực để bảo vệ. Hiện
tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng đang dần
mất đi. Trong giai đoạn phát triển tương lai thì mức độ tàn phá, tác động đến mơi
trường lại càng nghiêm trọng hơn, chính vì vậy điều cấp thiết chính là chúng ta cần
lập danh sách và phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân
nhóm theo mức độ khác nhau, đặc biệt là với những lồi đang có nguy cơ đi đến bờ
vực đe dọa bị tuyệt chủng. Từ đó, các cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn những phương
án phù hợp để có thể đáp ứng với mức độ của từng loại động thực vật.
Thứ năm, tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường. Đây
được xem là hoạt động mang tính tích cực, bởi lẽ việc làm sẽ giúp cho mọi người
trở nên yêu quý thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và có trách nhiệm với hệ sinh thái.
Từ đó, sẽ có những hành vi đúng đắn, suy nghĩ tích cực.

12


Thứ sáu, tăng cường trồng rừng. Rừng từ lâu đã được xem là lá phổi của
con người, của hệ sinh thái. Chính vì vậy để góp phần đa dạng mơi trường thực vật
và động vật cần phải tăng cường trồng rừng có kế hoạch, từ đó có thể tăng diện tích
trồng rừng góp phần đa dạng sinh học, hệ sinh thái được nâng cao, quy mơ trên
nhiều diện tích đất cải tạo, ngoài ra cần nghiêm trị những tội phạm có hành vi chặt
phá rừng trái phép, tăng cường mạng lưới bảo vệ rừng có hệ thống từ cấp trung
ương đến cấp địa phương.

13



KẾT LUẬN
Với phạm vi cho phép của bài tập lớn, em đã tìm hiểu các kiến thức, thơng
tin qua giáo trình và mạng internet để có cái nhìn bao qt, sâu sắc hơn về đa dạng
sinh học, từ đó phân tích và nêu lên quan điểm của cá nhân. Những ngày gần đây
báo chí đưa tin trong thời gian Vũng Tàu giãn cách xã hội vì diễn biến phức tạp của
đại dịch COVID – 19, biển ở đây đã trở nên trong xanh hơn rất nhiều. Đây là tin
tức khiến chúng ta vừa vui vừa buồn, vui vì mơi trường biển ở Vũng Tàu nói riêng
và các địa phương khác đã trở nên trong sạch do khơng có tác động của con người,
buồn vì diễn biến dịch bệnh đang ngày càng trở nên phức tạp. Nhưng nhìn chung
dịch bệnh hay ô nhiễm đều do chính chúng ta gây ra, do chúng ta săn bắn ăn thịt
động vật hoang dã nên mới gây ra dịch bệnh, do chúng tác thiếu ý thức trong việc
bảo vệ mơi trường xung quanh mình nên gây ra ơ nhiễm. Do đó chúng ta cần nhận
thức và hành động càng sớm càng tốt để môi trường sống ngày càng sạch hơn, hệ
sinh thái ngày càng được cải thiện.
Có thể nói, đa dạng sinh học đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con
người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Nếu chúng ta biết
quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững thì đây chính là cơ sở bảo đảm cho
sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch bền vững; là nền tảng
của y dược truyền thống phương Đông; là ngân hàng gen vô cùng quý giá tạo giống
vật nuôi, cây trồng, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật đa dạng sinh học 2008, sửa đổi bổ sung 2018.
[2] Bộ tài nguyên và Môi trường (2014), Đa dạng sinh học của Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[3] Ngân hàng Thế giới, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam: Môi
trường đa dạng sinh học (2005).
[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh
học.
[5] Website: />[6] />
15



×