Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Liên hệ thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.6 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế luôn không ngừng vận động và phát triền không ngừng theo quy luật
khách quan đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để
đảm bảo khoảng cách của sự giàu nghèo với các nước phát triển. Đặc biệt trong những
năm gần đây khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất thế
giới. Việt Nam may mắn là một nước nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của
quy luật phát triển, nền kinh tế đang ngày càng có những chuyển biến tích cực, dần hòa
nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt được những thành tựu như hiện nay Việt Nam đã không ngừng đổi mới toàn
diện mọi mặt của nền kinh tế xã hội, trọng tâm là chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
và đạt được nhiều thành công, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện. Để có nền kinh tế phát triển thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức
quan trọng, vốn quyết định quy mô sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, là động lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. đối với Việt Nam
vốn cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Từ khi
Việt Nam mở của hội nhập với thế giới đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước
ngoài qua nhiều hình thức nhưng đầu tư trực tiếp là chủ yếu(FDI). Vốn đầu tư trưc tiếp
nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất
là đối với một nước đang phát triển như nước ta. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng khá thành công cơ hội này và đã
thu hút được nhiều vốn đầu tư của các nước trên thế giới như singapore,đài loan, hàn
quốc,hoa kỳ, và đặc biệt là Nhật Bản đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tuy
nhiên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang lại không ít khó khăn, bất lợi cho các
nước nhận được đầu tư. Và những biện pháp để thu hút vốn đầu tư vẫn còn nhiều bất
cập.Nhận thấy sự cần thiết của (FDI) và những thách thức của nó mang đến. đặc biệt là
đối với nước ta- nước nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nên nhóm
chúng tồi quyết định chọn đề tài này để có thể nghiên cứu về đầu tư trực tiếp, những lợi
ích và thách thức mà nó mang lại cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
1
I. Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.


I.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài
đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp
tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư trực
tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từmột nước (nước chủđầu tư) có được một tài
sản ởmột nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
lớn trường hợp, cảnhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ởnước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong trường hợp đó nhà đầu tư thường hay đươc gọi là “công ty mẹ” và các
tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổchức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoài hoặc bất kỳtài sản nào được chính phủViệt Nam chấp thuậnđểhợp tác kinh doanh
trên cơ sởhợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài.
I.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ở Việt Nam, theo luật đầu tư có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100%
vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
tại nước sở tại.
 Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài
góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên
cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước
ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh
2
doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác
định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới.
Các hình thức khác:

 Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyền giao( gọi tắt là BOT) là hình thức đầu tư được ký
kết giữa cơ quan nhà nước có thầm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định ; hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
 Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh(gọi tắt là BTO) là hình thức đàu tư được ký
giữa cơ quan nhà nước nhà thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong; nhà đầu tư chuyển giao công trìn đó cho nhà
nước Việt Nam; chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một
thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
 Hợp đồng xây dựng chuyển giao (gọi tắt là BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà dầu tư chuyên giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ
tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc
thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận theo hợp đồng BT.
I.3. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lơi ích cho cả chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu
tư.
 Lợi ích đối với chủ đầu tư:
• FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường ảnh hưởng sức mạnh kinh tế
trên thế giới, đông thời đây còn là biện pháp thâm nhập thị trường, tránh được hàng rào
bảo hộ mậu dịch của các nước sở tại.
• FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu
tư và thu lợi nhuận cao do tận dụng những lợi thế so sánh của nước sở tại, giảm chi phí
vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị,
• FDI giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và rẻ hơn.
• FDI giúp chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực
cạnh tranh
 Lợi ích đối với các nước tiếp nhận đầu tư:
3
• Đối với những nước công nghiệp phát triển:Đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều

nhưng cũng là nước tiếp nhận không ít vốn FDI. Như vậy nó tạo nên luồng đầu tư hai
chiều giữa các quốc gia, xuyên quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuậtt của nền kinh
tế, mở rộng nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm
phát,
• Đối với các nước đang phát triển:
- Nguồn vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, thúc đảy tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cũng đã
chứng minh được rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ
tăng trưởng GDP thực tế càng cao.
- FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các
nước nhận đầu tư; các dự án FDI góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- Hoạt động của các dự án FDI cũng góp phần vào mở rộng quy mô hoạt động
xuất nhập khẩu.
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thông qua chính sách thu hút vốn theo các ngành định hướng hợp lí.
- Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách của quốc
gia.
4
I.4. Bất lợi của đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, từ đó có
thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho nước sở tại vê môi trường, chất lượng sản phẩm, chi
phhis sản xuất, khả naeng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
 Các chủ đầu tư nước ngoài thường tính giá cao hơn hoặc tối thiểu bằng với mặt bằng giá
quốc tế cho các nhân tố đầu vào như máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, từ đó gây ra
những thua thiệt cho nước nhận đầu tư.
 Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như giảm
thuế, miễn thuế, từ đó có thể tạo ra những bất lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong
nước trong quá trình cạnh tranh.
 Đôi ki các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán ra không thích hợp đối với các nước
kém phát triển

II. Liên hệ thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn năm 2006-2012 tại Việt
Nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) là hoạt động phổ biến và có quá trình
lịch sử trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng là hoạt động khá mới ở Việt Nam những năm
vừa qua. Đây là hoạt động có tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư, giúp các doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng
trong công nghệ thông tin, từ đó nâng cao năng lực của mình. ĐTTTRNN đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc
tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến cuối năm 2012, cả
nước có 1.100 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng
ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 435 lượt dự án đăng
ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, tăng 7,4% về số dự án
tăng vốn và 58,5% số vốn tăng so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng
vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013
5
tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2012, ước tính các dự án FDI
đã giải ngân được 10,46tỷ USD, bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm
của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và
tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực
kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp
mới và tăng thêm là 1,85tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ,
sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 483,25
triệu USD, chiếm 3,7%.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến cuối năm, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh
thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm với 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore

đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm
13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư.
Xu hướng sử dụng và thu hút FDI năm 2012 nêu trên như “một quy luật” trong giai
đoạn 2006-2012 là đầu năm đạt thấp và tăng dần lên vào các tháng cuối năm. Việc khắc
phục quy luật này như thế nào cũng là một câu hỏi đặt ra trong năm 2012 và hiện chưa có
lời giải hữu hiệu.
Nhìn lại cơ cấu vốn trên 13 tỷ USD FDI đăng ký trong năm 2012 được thống kê theo
18 phân ngành kinh tế cho thấy, FDI vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo vớ i số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh
vực kinh doanh bất động sản với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt trên 1,85tỷ
USD với 10 dự án cấp mới và 6 lượt dự án hiện có tăng vốn, trong đó đáng lưu ý là dự
án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1,2tỷ USD… Điều này cho thấy, mặc dù thị trường bất động sản Việt
Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vốn, trả nợ ngân hàng, hàng tồn đọng ,
6
tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn có lạc quan với tương lai của thị trường tiếp
tục đăng ký đầu tư.
Trong 10 địa phương dẫn đầu thu hút FDI năm 2012, chủ yếu vẫn là các địa phương
có truyền thống trong các năm qua như: Bình Dương, TP. HồChí Minh, ĐồngNai,
HảiPhòng, HàNội, BàRịa – VũngTàu, BắcNinh và mới nổi như QuảngNinh, HưngYên,
BắcGiang… trongđó, Bình Dương vượt lên dẫn đầu nhờ dự án “tỷ đô” bất động sản (1,2
tỷ USD) của nhà đầu tư Nhật Bản.
Đóng góp của vốn FDI năm 2012 còn đặc biệt quan trọng với ổn định kinh tế vĩ mô.
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục là một điểm sáng và là một trong những kết quả nổi bật nhất
của FDI năm 2012. Xuất khẩu (kể cả dầu thô và không kể dầu thô) đều tăng trưởng trên
30% so năm 2011, với các con số tương ứng là 72,2tỷ USD và 63,9 tỷ USD. Nhập khẩu
của các DN có vốn FDI tăng 23,5% so năm 2011 và đạt con số 60,3 tỷ USD. FDI năm
2012 đã góp phần giảm nhập siêu chung trong năm 2012 so với năm 2011. Theo báo cáo
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 17,7tỷ

USD, thì riêng khu vực FDI đã đóng góp trên 16 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm
90,4%, góp phần giúp Việt Nam lần đầu có được thặng dư trong cán cân thương mại
(nhập siêu) sau hơn 20 năm.
7
2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Ta có bảng số liệu mới nhất về việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
theo hình thức:
Bảng 1 :ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH
THỨC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2013)
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng

(Triệu USD)
Vốn điều lệ
(Triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 12431 153,407.87 49,937.94
2 Liên doanh 2747 57,978.67 20,927.39
3 Hợp đồng BOT, BT,
BTO
11 7,909.46 1,743.89
4 Hợp động hợp tác KD 216 5,138.16 4,277.27
/>tiep-nuoc-ngoai-11-thang-nam-2013/36975.tctc
8
Bảng 2: Hình thức đầu tư trực tếp nước ngoài
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/02/2014)
STT
Hình thức đầu tư Số dự
án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký

(Triệu USD)
Vốn điều lệ
(Triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 1283
8
158,574.61 51,055.02
2
2
Liên doanh 2794 58,348.22 20,884.63
3
3
Hợp động BOT, BT, BT 12 7,909.72 1,743.89
4
4
Hợp đồng hợp tác KD 215 5,137.51 4,276.93
/>tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-Viet-Nam-con-hieu-luc-den-ngay-2022114/45709.tctc
Dựa vào bảng số liệu thống kê trên ta thấy được số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam hiên nay theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang
được trú trọng nhất tiếp đến là doanh nghiệp liên doanh sau đó là hợp đồng hợp tác kinh
doanh cuối cùng là hợp đồng BOT,BT, BTO
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được trú trọng nhất là do nước ta đã
có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiên thuận lợi cho các
doanh nghiệp đầu tư phát triển tại Việt Nam. Nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn với thế
giới, gia nhập WTO đã tạo điều kiện rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó là chế độ chính trị ổn định, nhân công giá dẻ đồng thời
ngày càng được nâng cao tay nghề tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước
ngoài vào Việt Nam.
9
Ngược lại hình thức hợp đồng BOT,BT,BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh ít
được trú trọng hơn là do những nhược điểm bất cập còn hạn chế của những hình thức đầu

tư này. Thứ nhất,đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh doanh nghiệp không phải
thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ,
lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro
mà các nhà đầu tư không lường trước được và pháp luật Việt Nam chưa có các quy định
cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên
thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Còn về hình thức hợp
đồng BOT,BT,BOT thì hệ thống pháp luật về BOT, BTO, BT ở Việt Nam còn thiếu,
không rõ ràng, không thống nhất áp dụng dẫn chủ đầu tư nước ngoài, việc tận dụng vai
trò tư vấn luật trong các dự án này của phía Việt Nam là rất hạn hữu cho đến khi có tranh
chấp phát sinh. Đó chính là những lí do chủ yếu làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không
mặn mà lắm với hình thức đầu tư này ở Việt Nam.
2.3 Lợi ích và bất lợi của FDI đem đến cho nền kinh tế Việt Nam
2.3.1 Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.
Về mặt kinh tế:
- ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Có được nguồn vốn bổ sung dồi dào. Khi một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. FDI đã góp phần
tích luỹ vốn và tăng thu ngân sách cho Việt Nam. Riêng hai năm 2006-2007 khu vực có
vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ
2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn
đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD
.
Ngay sáu tháng đầu năm 2013, vốn ĐTNN thực hiện
đạt 5,7 tỷ USD, tăng 5,6% so cùng kỳ năm trước, bằng 54,8% cả năm 2012, tương ứng là
số vốn ĐTNN đăng ký đạt 10,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước và bằng 80% so
cả năm 2012. Đà tăng trưởng ngoạn mục đó tiếp tục trong sáu tháng cuối năm, để cả năm
2013, vốn ĐTNN thực hiện đạt được khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012;
10

vốn ĐTNN đăng ký đạt khoảng 21,6 tỷ USD, tăng 54,5%.Không chỉ gia tăng về lượng,
chất lượng vốn ĐTNN trong năm 2013 cũng được cải thiện
- ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực
sản xuất công nghiệp: Giải quyết được một phần vấn đề việc làm cho người lao động. Khi
các công ty đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tạo ra một nguồn việc làm lớn cho người lao động
Việt Nam, thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương.Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí
nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước ta. Không
chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm
việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về cơ cấu,
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp
của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế
trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo
sự phát triển chung và các vùng phụ cận. Các doanh nghiệp cũng góp phần thay đổi cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ
cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo và mở rộng thị trường. Với gần 60% vốn tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, khu vực FDI tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công
nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn
thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng
- ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Chúng ta sẽ tiếp thu được công nghệ mới
của các doanh nghiệp mang theo vào Việt Nam, khiến cho nền sản xuất của nước ta được
đẩy mạnh và hiện đại hơn. Cùng với đó là sự quản lí chặt chẽ về con người, tạo dựng
được môi trường làm việc có tác phong công nghiệp cao, người lao động Việt Nam sẽ
được đào tạo trong một môi trường như vậy. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ
giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công
ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn
11
- Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh
nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các
thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN
với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ
doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp
trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt
khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: Có
cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia,
không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp
khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công
lao động khu vực. Tính đến hết tháng 6.2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam
2
. Trong số 96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí Fortune bình chọn.
Các tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư tại Việt Nam. Với công nghệ cao,
tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn này đã đầu tư các dự án tập trung vào các lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như: Công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp
điện tử – viễn thông, sản xuất ôtô.
Về mặt xã hội:
- ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải
thiện nguồn nhân lực:. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ
thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học
hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. . Hiện khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một
12

trong những đóng góp quan trọng của khu vực FDI.Hiện nay, khu vực FDI tạo ra trên 2
triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp

- ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu
vực và thế giới: tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa
và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy
nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính
thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp
định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự
ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng
được cải thiện.
2.3.2 Bất lợi của vố đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lấn sân các doanh nghiệp Việt Nam.
FDI lấn sân doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu được biểu hiện rất rõ nhưng trong
các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ Việt Nam có thành tích tăng trưởng nhưng
trong đó bao nhiêu % là FDI? Bởi vì số doanh nghiệp Việt Nam chết nhiều, giảm mạnh,
doanh nghiệp nhà nước không cải thiện được nên rõ ràng sự phát triển là do nhân tố còn
lại là FDI.
+ Tính cạnh tranh tronh thị trường quá cao khiến các doanh nghiệp trong nước
không thích ứng kịp :Việt Nam có xu hướng đẩy nền kinh tế của mình vào tay các nhà
đầu tư nước ngoài vì quá ưu ái họ, tạo mọi điều kiện, chính sách để các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư và phát triển tại nước ta. Trong khi đó sự tập trung cho các doanh
nghiệp trong nước bị xem nhẹ. Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn nên cạnh tranh cũng gay
gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ, những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải
giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.
+Xu hướng chảy máu chất xám ngày càng tăng cao vì những doanh nghiệp trong
nước không có nhiều ưu đãi cho nhân tài bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một
13
thực trạng đáng lo ngại vì nhân tài Việt Nam rất nhiều nhưng hoặc là không có đất dụng

võ hoặc là không được chú trọng phát triển tại các công ty trong nước.
Tuy tạo ra những khối lượng việc làm lớn cho người lao động Việt Nam nhưng chủ
yếu là lao động chân tay và trình độ thấp. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam một phần cũng bởi giá nhân công rẻ tại Việt Nam là cơ hội thuận lợi cho họ.
+Về chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý
Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào Việt Nam là lạc hậu ,đã qua sử dụng,
tiêu hao nhiều năng lượng.Các nhà ĐTNN bao giờ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận và thời
gian thu hồi vốn nhanh lên hàng đầu, nên nhiều doanh nghiệp chuyển những thiết bị mà
họ thấy phù hợp với trình độ và phát huy được hiệu quả ở VN mặt khác đôi khi các nhà
ĐTNN cũng không muốn chuyển giao hết công nghệ cho nướckhác. Mặt bằng công nghệ
và trình độ của lao động trên VN chưa tương xứng để có thể tiếp cận công nghệ mới.Các
doanh nghiệp FDI đầu tư tại VN có tới 87,37% là doanh nghiệp100% vốn nước ngoài,
đây là một hình thức khép kín và hầu như không có sự chuyển giao công nghệ ra bên
ngoài.
Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công, lắp ráp nên tạo ra giá trị gia tăng
thấp như gia công, lắp ráp xe máy, ô tô, các linh kiện điện tử, hàng may mặc ,giày da…
Vì vậy việc vhuyeern giao công nghệ cũng hạn chế trong lĩnh vực lắp ráp , còn các
thành tự khoa học kĩ thuật tiên tiến thì hầu như ý được lưu tâm.
+Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ đúng luật bảo vệ môi trường.như: không
tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, không cam kết hoặc không thực hiện
đúng cam kết về bảo vệ môi trường, không đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoặc có đầu tư
nhưng xử lý không có hiệu quả, vi phạm các tiêu chuẩn môi trường là mảnh hưởng đến đời
sống nhân dân.
Ô nhiễm môi trường là điều không thể không nhắc tới khi có nhiều doanh nghiệp nước
ngoài đổ bộ vào Việt Nam. Điển hình như tại một số nơi có nguồn nước và bầu không khí
bị ô nhiễm nặng. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương rất lớn và
14
còn mang nhiều tác hại về lâu dài đối với đất nước.Tài nguyên thiên nhiên của nước ta sẽ
bị chưng dụng một phần, họ đầu tư vào 1 thì sẽ mang đi 5. Trong khi tài nguyên nước ta
tuy nhiều nhưng không phải là vô hạn. Nếu chính phủ không có các biện pháp quản lí

chặt chẽ thì tình trạng chảy máu tài nguyên sẽ rất đáng lo ngại. Chúng ta có thể lấy một ví
dụ điển hình là việc công ty cổ phần hữu nghị Vedan Việt Nam xả nước thải ra dòng sông
Thị Vải.Sau hơn một năm bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải (tháng
9/2008), ngày 7/12 Viện Tài nguyên và Môi trường cùng với nông dân 3 tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM và đại diện Vedan họp nhằm xác định mức độ gây ô nhiễm
của công ty này.
Trong cuộc họp, Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM công bố kết quả nghiên
cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật, cho thấy Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho sông
Thị Vải. Theo ông Bùi Tá Long thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường, các nhà khoa học
đã lấy mẫu từ tháng 2/2008. Sau nhiều tháng quan trắc, có 3 kịch bản khác nhau, đều đưa
ra kết quả: chỉ 10-20% mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải do các công ty khác gây ra. Thủ
phạm chủ yếu thuộc về Vedan, với hành động xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra
sông mỗi tháng.Bán kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc
bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi,
cá chết hàng loạt
Báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của
khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá
bởi nước ô nhiễm, còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600
ha.
+ Doanh nghiệp FDI bỏ trốn, xù nợ. Chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài bằng mọi giá; ngân hàng dễ dãi cho các ông chủ ngoại vay tiền bằng tài
sản thế chấp hình thành từ vốn vay Những nguyên nhân đó, đang khiến nhiều ngân
hàng, nhiều tỉnh ăn quả đắng, do nhiều ông chủ đến từ Đài Loan và Hàn Quốc phá sản
,trốn về nước bỏ lại đống nợ hàngchục triệu USD. Báo cáo về tình hình hoạt động sản
15
xuất kinh doanh tại các DN của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 2/2012,
số thuế nợ tăng 28,5% so với 31/12/2011, trong đó, khu vực DN FDI tăng 25,7%, khu vực
DN ngoài Nhà nước tăng 13,9%, khu vực DN Nhà nước tăng 4,3%. Với riêng nợ thuế hải
quan quá hạn thì khu vực DN FDI đã chiếm tới 10,6% tổng nợ.
Từ đó để thấy rằng, vấn đề nợ thuế, trốn thuế ở khu vực DN FDI đang thực sự trở

thành vấn đề nhức nhối của nền kinh tế với số nợ thuế mỗi vụ lên tới hàng chục tỉ đồng.
Điển hình có thể kể tới trường hợp của Công ty TNHH Diing Long Việt Nam tại Bình
Dương. Công ty này nợ thuế nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu lên tới hơn 17
tỉ đồng. Số tiền này chưa kịp thu hồi thì Ban Giám đốc của Diing Long đã về nước. Công
ty rơi vào tình trạng vắng chủ trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng (NH). Hiện công
ty chỉ còn một nhà xưởng trên diện tích 3ha tại Mỹ Phước ước tính trị giá 70 tỉ đồng, song
tài sản này đã được thế chấp tại NH với số tiền vay trên 100 tỉ đồng. Với trường hợp như
vậy, cơ quan hải quan gần như “bó tay” để đòi được thuế của DN.
Đáng quan ngại hơn khi mà hiện tượng DN FDI bỏ trốn, xù nợ thuế đang diễn ra khá
phổ biến khi mà mới đây, Hải quan Hải Phòng đã thống kê có tới 14 DN nợ thuế có chủ là
người nước ngoài đã bỏ trốn, với tổng số nợ gần 11,7 tỉ đồng; còn tại Cục Hải quan TP Hồ
Chí Minh đã có tới 1.114 DN nợ thuế bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không
kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, ngưng và tạm ngưng hoạt động. Số DN nêu trên nợ thuế
XNK tổng cộng trên 416 tỉ đồng……
Nhìn chung, FDI chưa giúp được Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cũng như trình
độ phát triển kinh tế, thông qua những việc như chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu
suất và tạo liên kết tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy
Việt Nam bị tụt hạng liên tục trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng về năng lực
cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
16
III. Đề xuất một số giải pháp cho việc tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam.
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI
trong các năm tới, có 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:
3.1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung
không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện
áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh
doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy

định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế
hậu kiểm, giám sát đầu tư… ); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng
dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó
liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm
việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công
nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều
đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển
khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định
kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu
tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
17
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công
tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp
với các cam kết quốc tế.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
3.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu
hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa
các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách

nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn,
nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang
kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường
sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt
nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia,
đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ
các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực
bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ
cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ
thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như
hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…
- Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta
với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo
dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.
3.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các
18
trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các
trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành
mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong
tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao
động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho
người lao động.

+ Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo
dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc.
3.5. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng
Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành
ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTNN
không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được
giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm
quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo
đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực
hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án xử lý những vấn
đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.6. Nhóm giải pháp về phân cấp
Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một số vấn
đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung. Cần
19
nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, có các
biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép
và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
3.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa
quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm
như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile)
đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm
cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này.
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh
mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương,

ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
- Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo
cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực
hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa
phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư
hiệu quả hơn.
- Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010. Triển
khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói
riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ
mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến
đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng,
Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và
nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại – du lịch; khẩn trương triển khai
việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.
3.8. Một số giải pháp khác
20
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng
nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn
đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI.
- Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo Quyết định số
43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ
công tác quản lý, điều hành.
- Thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt Nam -Nhật Bản giai đoạn III hiệu
quả; điều chỉnh Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát
triển kinh tế – EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với

các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó
khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện
hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng
tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng
lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận
của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế đất nước ta, song triển vọng ĐTNN tại Việt
Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.
21
Kết luận
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Hiện nay nước ta với chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế với tất cả các quốc gia trên
thế giới đã mang lại nhiều cơ hội đến việt nam trong đó không thể không kể đến việc
nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp khá lớn từ nước ngoài vào việt nam, phục vụ vào
việc phát triển kinh tế nước ta. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nhiều tác
động tích cực đến kinh tế như: thúc dẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hó hiện đại hóa, tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế tuy
nhiên ngoài những tác động tích cực thì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang đến nhiều
bất lợi như: ôi nhiễm môi trường do nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, sản xuất nhiều
cũng gây ôi nhiễm môi trường, các sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nước dang
phát triển
Nhận ra tầm quan trọng của FDI trong thời gian tới nước ta cần có những giải pháp
để tận dụng được những lợi ích mà FDI mang lại và khắc phục những bất lợi nó gây ra.
Để có thể tận dụng thành công nguồn vốn nước ngoài này vào việc phát triển kinh tế Việt
Nam.
22

Tài liệu tham khảo:
1. Các trang web
- Trang web của tổng cục thống kê
- Trang web của bộ kế hoạch
2. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Giáo trình nhập môn tài chính-tiền tệ của trường đại học thương mại.
4. Một số tài liệu khác.
23

×