Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục infographics trên báo mạng điện tử vietnamplus (ttxvn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI HUYỀN ANH

ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU
TRONG CHUYÊN MỤC INFOGRAPHICS
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS (TTXVN)
(KHẢO SÁT TRONG 3 THÁNG
TỪ THÁNG 10/2017 ĐẾN THÁNG 12/2017)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ ĐA PHƢƠNG TIỆN

HÀ NỘI - 5/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI HUYỀN ANH


ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU
TRONG CHUYÊN MỤC INFOGRAPHICS
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS (TTXVN)
(KHẢO SÁT TRONG 3 THÁNG
TỪ THÁNG 10/2017 ĐẾN THÁNG 12/2017)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 52 32 01 01
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ ĐA PHƢƠNG TIỆN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. ĐINH HỒNG ANH

HÀ NỘI - 5/2018


Khóa luận đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu
nêu trong khóa luận là trung thực, những kết luận khoa học của khóa luận
chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả khóa luận


Bùi Huyền Anh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa
Phát thanh - truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình 4 năm theo học chƣơng trình Cử
nhân Báo chí.
Đặc biệt xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Th.S Đinh Hồng Anh đã tận
tâm hƣớng dẫn tác giả trong suốt q trình thực hiện hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tác giả đã cố gắng để hồn
thành khóa luận thật tốt. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn
tiếp tục nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thầy, cô giảng viên và
các bạn học viên, sinh viên nhằm bổ sung, hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
Tác giả

Bùi Huyền Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu .................................................................. 5

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 13
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận ............................................. 15
7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ DỮ LIỆU TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ............................................................................................ 17
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................. 17
1.1.1. Đặc điểm ....................................................................................... 17
1.1.2. Dữ liệu ........................................................................................... 17
1.1.3. Báo chí dữ liệu .............................................................................. 18
1.1.4. Báo mạng điện tử .......................................................................... 22
1.2. Vai trị của Báo chí dữ liệu trên Báo mạng điện tử ............................. 23
1.3. Đặc điểm cơ bản của Báo chí dữ liệu trên Báo mạng điện tử.............. 24
1.3.1. Đặc điểm nội dung ........................................................................ 24
1.3.1. Đặc điểm hình thức ....................................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 42
Chƣơng 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU TRONG
CHUYÊN MỤC INFOGRAPHIC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
VIETNAMPLUS (TTXVN) (KHẢO SÁT TRONG 3 THÁNG TỪ
THÁNG 10/2017- THÁNG 12/2017) ............................................................. 43
2.1. Giới thiệu chung về cơ quan báo chí khảo sát và chuyên mục khảo
sát ................................................................................................................ 43


2.1.1. Báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) ................................... 43
2.1.2. Chuyên mục Infographic - Báo mạng điện tử Vietnamplus
(TTXVN) ................................................................................................. 46
2.2. Khảo sát đặc điểm của Báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) (Khảo sát

trong 3 tháng từ tháng 10/2017 - tháng 12/2017) ....................................... 49
2.2.1. Số lƣợng, tần suất đăng tải ............................................................ 49
2.2.3. Đặc điểm hình thức ....................................................................... 68
2.3. Đánh giá về ƣu điểm, hạn chế của Báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN)...................... 74
2.3.1. Đánh giá của cơng chúng đối với báo chí dữ liệu trong chuyên
mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN).......... 74
2.3.2. Ƣu điểm và hạn chế của báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN).................. 78
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 87
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO CHÍ
DỮ LIỆU TRONG CHUYÊN MỤC INFOGRAPHICS TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS (TTXVN) ............................................. 88
3.1. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo chí dữ liệu trong
chuyên mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) . 88
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng báo chí dữ liệu trong chuyên
mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN). ............. 89
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................ 133


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh vụ “Hồ sơ Panama” làm chấn động thế giới ................... 20
Hình 1.2. Sơ đồ................................................................................................ 26
Hình 1.3. Bản đồ dự báo thời tiết .................................................................... 27
Hình 1.4. Biểu đồ cột ...................................................................................... 29
Hình 1.5. Biểu đồ dạng miếng ........................................................................ 30
Hình 1.6. Biểu đồ hình minh họa .................................................................... 31

Hình 1.7. Biểu đồ thời gian ............................................................................. 32
Hình 1.8. Đồ thị hình cột................................................................................. 34
Hình 1.9. Đồ thị đƣờng và điểm...................................................................... 35
Hình 1.10. Bảng biểu ...................................................................................... 36
Hình 1.11. Hình vẽ/minh họa (Pictograph) ..................................................... 38
Hình 1.12. Bản đồ định vị ............................................................................... 39
Hình 1.13. Hình ảnh phác họa......................................................................... 41
Hình 2.1. Logo biểu trƣng của Thơng tấn xã Việt Nam ................................. 43
Hình 2.2. Logo biểu trƣng của báo mạng điện tử Vietnamplus ...................... 44
Hình 2.3. Giao diện báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) ..................... 45
Hình 2.4. Chuyên mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus
(TTXVN) ......................................................................................................... 47
Hình 2.5. Infographics là chuyên mục riêng biệt và hấp dẫn trên báo mạng
điện tử Vietnamplus (TTXVN) ....................................................................... 48
Hình 2.6. Số lƣợt học sinh- sinh viên tham gia Bảo hiểm y tế ....................... 79
Hình 2.7. Lợi nhuận của Sam Sung trong quý 3 ............................................. 80
Hình 2.8. Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam dẫn đầu ASEAN .......... 80
Hình 2.9. Bản đồ các địa điểm diễn ra Thế vận hội Mùa đơng 2018 ............. 81
Hình 2.10. Lịch thi đấu Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 .............. 82
Hình 2.11. Minh họa cho hoạt động của Google và Facebook ở châu Âu ..... 83
Hình 2.12. Hình biểu diễn sự đầu tƣ ra nƣớc ngoài của giới nhà giàu ........... 83
Hình 2.13. Hình minh họa cho những thơng tin về giải Nobel....................... 84
Hình 2.14. Sự thay đổi lớn của Việt Nam do cách mạng tháng Mƣời Nga
mang lại ........................................................................................................... 85
Hình 2.15. Tin Infographics 50 năm hình thành và phát triển ASEAN ......... 86


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng tin bài đăng tải trong chuyên mục Infographics trên báo
mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) ............................................................. 49

Bảng 2.2. Số lƣợng tin bài đăng tải trong một số chuyên mục khác thuộc diện
khảo sát trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN)................................. 51
Bảng 2.3. Số lƣợng tin bài Infographic trong các lĩnh vực ............................. 60
Bảng 2.4. Tần suất tin bài đăng tải trong chuyên mục Infographics so với một
số chuyên mục khác trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) ............. 65
Bảng 2.5. Các dạng đề tài thƣờng đƣợc sử dụng trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN).......................... 68
Bảng 2.6. Khảo sát độ dài các bài báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN).......................... 69
Bảng 2.7. Khảo sát các thành phần của báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN).......................... 70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên ngƣời ta ví sự xuất hiện của báo mạng điện tử
đã mở ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và
trong hệ thống truyền thơng đại chúng nói riêng. Ngày nay, xu hƣớng hội tụ
truyền thơng, thƣơng mại hóa báo chí và sự xuất hiện của các phƣơng tiện
truyền thông mới đang là những vấn đề đáng quan tâm của nền báo chí
chuyên nghiệp.
Việc hình thành các phƣơng tiện truyền thơng mới cũng nhƣ xu hƣớng
cải tạo, đổi mới các loại hình truyền thơng truyền thống đều hƣớng đến đa
dạng hóa nội dung thơng điệp, mở rộng dung lƣợng truyền bá và cung cấp
dịch vụ, mở rộng phạm vi lựa chọn cho nhiều đối tƣợng, cố gắng đáp ứng tốt
nhu cầu của cơng chúng.
Có thể thấy, báo mạng điện tử có xu thế phát triển vƣợt trội hơn báo in,
gia tăng nhu cầu xem tin tức của độc giả trên các thiết bị và số hóa, thay đổi
tƣ duy làm báo hiện đại theo hƣớng linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn, chú trọng
đến phản ứng của độc giả qua các nghiên cứu truyền thông thƣờng xuyên, yêu

cầu bức thiết về kỹ năng và hiểu biết công nghệ đối với các nhà báo.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cơng chúng báo chí hiện đại khơng chỉ
mong muốn một tác phẩm báo chí kịp thời, chính xác về mặt nội dung mà cịn
phải hấp dẫn về mặt hình thức. Bên cạnh đó, cơng chúng báo chí cũng mong
muốn ở tác phẩm báo chí có thể đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông
tin của họ trong khoảng thời gian ngắn nhất. Do đó, vấn đề đặt ra với báo chí
nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đó là thay đổi cách thức, phƣơng
thức và hình thức truyền tải thơng tin để đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Có thể nói khoảng thời gian vài năm qua đã cho thấy một loạt các xu
hƣớng nổi lên của báo chí hiện đại. Trƣớc đây giới nghiên cứu đã bàn rất
nhiều về những thuật ngữ nhƣ multimedia, social media, tòa soạn hội tụ hay
1


chuyện kết hợp báo in và website nhƣ thế nào, thậm chí về kỹ thuật là những
tranh cãi giữa xu hƣớng native apps (ứng dụng cài đặt trên máy di động) và
HTML5. Song tất cả đã phải nhƣờng chỗ cho một loạt các xu hƣớng mới. Có
thể kể đến: multimedia, multi- platform (đa nền tảng), mobile media, mobile
journalism (báo chí di động), social media, social journalism (báo chí xã hội),
innovative journalism (báo chí sáng tạo), global collaborative journalism (hợp
tác tồn cầu), digital mega- stories (siêu tác phẩm báo chí), “wearables” (các
thiết bị đeo trên ngƣời), artificial intelligence (trí tuệ nhân tạo) và đặc biệt là
data journalism (báo chí dữ liệu).
Báo chí dữ liệu là một thể loại mới trở nên phổ biến trong vài năm trở
lại đây, song thực tế nó đã đƣợc sử dụng từ cách đây cả thế kỷ. Tuy nhiên,
báo chí dữ liệu chỉ thực sự phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ
cũng nhƣ sự lan truyền của internet.
Bên cạnh đó, nhu cầu về tra cứu dữ liệu để phục vụ hoạt động nghiên cứu,
truyền thơng, phân tích và các nhu cầu khác trong xã hội tăng vƣợt bậc. Đó là
nguyên nhân cho sự phát triển mạnh mẽ của báo chí dữ liệu. Và càng ngày, báo

chí dữ liệu càng chứng tỏ hiệu quả phân tích và phản ánh thơng tin vƣợt trội.
Những bài báo với đồ họa, con số và bảng biểu, tranh ảnh hấp dẫn đã thu hút sự
chú ý của độc giả nhiều hơn so với những bài báo viết theo kiểu truyền thống.
Nó đã trở thành một hình thức sáng tạo tác phẩm báo chí hấp dẫn.
Thế giới bƣớc vào kỷ ngun “Big Data” thì báo chí dữ liệu lại càng trở
nên quan trọng. Theo một báo cáo đƣợc công bố gần đây về “Tình trạng báo chí
dữ liệu” năm 2017 của Simon Rogers, Biên tập viên của phịng thơng tin tại
Google, đã đƣa ra kết quả về việc sử dụng báo chí dữ liệu. Nghiên cứu này dựa
trên phƣơng pháp phân tích định các cuộc phỏng vấn sâu của hơn 56 nhà báo ở
Mỹ, Anh, Đức, Pháp và khảo sát trực tuyến 900 nhà báo ở Mỹ và châu Âu.
Theo đó, kết quả cho thấy, có 42% phóng viên, nhà báo sử dụng dữ liệu
để kể chuyện thƣờng xuyên (trên 2 lần/tuần). Có 51% các tổ chức tin tức ở
2


Mỹ và châu Âu hiện đang có ít nhất một nhà báo dữ liệu chuyên dụng. Trong
nền tảng kỹ thuật số, có đến 60% các tổ chức tin tức đó có nhà báo chuyên xử
lý dữ liệu. Việc sử dụng dữ liệu để kể các câu chuyện về các lĩnh vực đƣợc
quan tâm nhƣ: 33% sử dụng báo chí dữ liệu cho bài viết về chính trị, 28% cho
tài chính, 25% cho điều tra.
Báo chí dữ liệu cung cấp cho độc giả những cái nhìn tổng quan hơn và
biểu thị chúng bằng đồ họa hay các biểu đồ thực sự quan trọng để làm nổi bật
nội dung vốn có của nó.
Theo nhà báo Duchneskie, khi một tờ báo in đƣợc cơ cấu để số hóa thì
đó là lúc tờ báo bắt đầu bƣớc tới một sự phát triển mới. Những hoạt động của
một cơ quan báo in trƣớc đó cần phải đƣợc thay đổi. Lợi ích của việc tiếp cận
số hóa đơn giản nhƣ: việc biên tập tin đƣợc tập trung lại để xử lý, không cần
qua nhiều tầng biên tập để tránh mất thời gian. Các tiêu đề bài báo có thể thay
đổi linh hoạt hơn để thu hút độc giả.
Trong một bài phỏng vấn, ông Eric Scherer - Giám đốc chiến lƣợc kế

hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp) đã khẳng định: “Báo chí trực
quan đang là một trong những xu hƣớng không chỉ của phƣơng tiện truyền thơng
truyền thống mà cịn của các phƣơng tiện truyền thơng mới. Một bức ảnh hoặc
đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ”.
Rất nhiều kênh truyền hình nổi tiếng Thế giới sử dụng báo chí dữ liệu
trong các chƣơng trình của mình, ví dụ nhƣ: Đài truyền hình Pháp (Canal +,
M6…), Đài truyền hình Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản… Lƣợng báo chí dữ liệu
ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn. Cụ thể nhƣ, nếu theo dõi
bản tin của BBC (Anh) thì có thể nhận thấy rằng trƣớc mỗi tin sẽ có một
thơng tin sơ lƣợc về sự việc nhƣ bản đồ chỉ địa điểm để khán giả truyền hình
có thể hình dung ra đƣợc sự việc diễn ra ở đâu.
Từ những ý kiến, số liệu trên cho thấy, báo chí dữ liệu có vai trị vơ
cùng quan trọng trong lĩnh vực báo chí và cơng nghệ thơng tin hiện nay. Nó
3


phản ánh vai trò ngày càng tăng của các dữ liệu số đƣợc sử dụng trong việc
sản xuất và phân phối thơng tin ở thời đại kỹ thuật số. Nó cũng phản ánh sự
tƣơng tác ngày càng tăng giữa các nhà sản xuất nội dung (nhà báo) và một số
lĩnh vực khác nhƣ thiết kế, khoa học máy tính và số liệu thống kê.
Ở Việt Nam, khái niệm báo chí dữ liệu (Data journalism) còn khá mới
mẻ, cần đƣợc nghiên cứu. So với thời gian trƣớc đây, việc các đài truyền hình
nhƣ Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bắt đầu tận dụng thế mạnh trong việc
tiếp cận Báo chí dữ liệu để truyền tải các thông điệp, mật độ sử dụng Báo chí
dữ liệu ngày càng dày đặc hơn. Khơng chỉ riêng truyền hình, các trang báo điện
tử, trang thông tin điện tử nhƣ VnExpress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.vn, đi đầu
là báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) hay các trang thông tin điện tử
dành riêng cho giới trẻ nhƣ Tiin.vn, Tinngan.vn, Kenh14.vn, Gamek.vn,
Genk.vn,… đã tiếp cận và cũng dành rất nhiều bài viết sử dụng báo chí dữ liệu
trong hoạt động sản xuất tin tức của mình. Tuy nhiên cịn nhiều hạn chế: ít ỏi

về số lƣợng đồng thời chất lƣợng của báo chí dữ liệu cũng chƣa cao, hình thức
cịn đơn giản và sơ sài. Với báo mạng điện tử Vietnamplus, Báo chí dữ liệu đã
trở thành một thƣơng hiệu, một bƣớc tiến lớn với việc dành riêng một chuyên
mục cho hình thức thể hiện này (chuyên mục Infographics).
Thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng Báo chí dữ liệu giúp nâng cao hiệu
quả trong việc truyền tải thông tin. Thông tin trở nên hấp dẫn hơn, thu hút sự
chú ý nhiều hơn, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt với các
thơng tin chun ngành có liên quan đến các số liệu, so sánh… Báo chí dữ
liệu lại càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình.
Vì vậy, các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng trong nƣớc cần bổ
sung, khai thác triệt để cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng của hình thức truyền tải
thơng tin này. Tuy nhiên, để thành công trong việc sử dụng báo chí dữ liệu,
cịn rất nhiều vấn đề về nguồn lực, đội ngũ thể hiện, trách nhiệm của các nhà
quản lý và vấn đề chi phí đầu tƣ.
4


Việc nghiên cứu để bƣớc đầu hình thành khung lý luận về Báo chí dữ
liệu trên các phƣơng tiện truyền thơng báo chí hiện nay nói chung và đặc
điểm báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử Vietnamplus nói riêng, đồng thời
đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hình thức thơng tin này
đang ngày càng trở nên cần thiết.
Hiểu đƣợc tầm quan trọng của báo chí dữ liệu ngày nay, tác giả lựa
chọn đề tài “Đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics
trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN)” (Khảo sát trong 3 tháng từ
tháng 10/2017 đến tháng 12/2017) làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Báo chí dữ liệu đã trở thành một vấn đề quan trọng, phổ biến và đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố trong nƣớc và quốc tế.

Nhƣng với vấn đề đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus cịn ít cơng trình nghiên cứu,
chƣa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã
tiếp cận đƣợc một số tác phẩm nhƣ sau:
2.1. Sách
Năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục cho mở đầu việc cung cấp kiến thức
về thiết kế, trình bày báo qua việc phát hành cuốn “Kỹ thuật chữ” của linh
mục Nguyễn Ngọc Sơn. Quyển sách này cung cấp nhiều kiến thức về chữ
viết, về đơn vị đo độ lớn của chữ viết và các khái niệm trình bày dàn trang.
Cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting- Informartion
graphics for print, web, broadcast” (2006) của tác giả Jennifer GeorgePalilonis do NXB Lincacre phát hành, tác giả đã xem xét các vấn đề về thông
tin đồ họa trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng thời, tác phẩm
cũng đƣa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này.

5


Trong tác phẩm “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” (2003) của tác giả
Roger C. Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng đề cập đến tầm quan
trọng của báo chí dữ liệu và thơng tin đồ họa trên báo chí. Đồng thời, cuốn
sách cũng đƣa ra những đề xuất về hƣớng đi mới nhằm phát huy tốt nhất
những ƣu thế của loại hình thơng tin phi văn tự này.
Cuốn sách “Ý tưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả Alam
Swann (nguyên tác Design and Layout- volume 2) đƣợc NXB Trẻ dịch và
phát hành cũng là một trong những tác phẩm cần nói đến về lĩnh vực đồ họa
trên báo chí. Trong đó, tác giả đã đƣa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng
thức thông tin này. Tác giả cũng hƣớng dẫn cách trình bày báo nói chung, các
dạng thể hiện thơng tin trong đó có đề cập đến thơng tin đồ họa, báo chí dữ
liệu tƣơng đối chi tiết.
Cuốn sách “Contemporary newspaper design” (1993- tập 3) của tác

giả Mario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thơng Poynter, Mỹ cũng góp
phần cung cấp cho những nhà nghiên cứu, ngƣời làm nghề cái nhìn tổng quan
về báo chí hiện đại, đặc biệt là báo chí dữ liệu, thiết kế đồ họa.
Cuốn “Information visualization” (2002) của tác giả Keith Andrews tại
đại học Kỹ thuật Graz (Áo) cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu, ngƣời đọc
và ngƣời trực tiếp tham gia vào lĩnh vực báo chí dữ liệu những khái niệm về
trực quan hóa thơng tin và những ngun tắc chung về trực quan hóa thơng tin.
Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tác giả Alex W.
White cũng là một tài liệu dành cho ngƣời làm báo khi bắt đầu tiếp cận với
báo chí dữ liệu. Tác phẩm cung cấp thông tin về một số vấn đề cơ bản của báo
chí dữ liệu, thiết kế đồ họa cũng nhƣ những mảng của lịch sử thiết kế. Trong
cuốn sách, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu một số khái niệm quan trọng của
không gian, sự thống nhất, cấu trúc trang, typography và thông tin đồ họa.
Cuốn sách “Ngơn ngữ báo chí” (2001- tái bản năm 2007) của tác giả
Vũ Quang Hào do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản là sự kết hợp
6


nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về
những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngơn ngữ báo chí. Những dẫn chứng,
những biểu đồ so sánh trong cuốn sách đã minh họa một cách sinh động cho
phần lý luận. Những nội dung trong cuốn sách: ngơn ngữ chuẩn mực của báo
chí, ngơn ngữ các phong cách báo chí, ngơn ngữ của tên riêng trên báo chí,
ngơn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ
tắt và số liệu trên báo chí, ngơn ngữ phát thanh, ngôn ngữ phi văn tự… cho
đến ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí đƣợc tác giả trình bày và lý
giải một cách cô đọng, hấp dẫn khiến ngƣời đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận. Đây
không chỉ là giáo trình dành cho sinh viên báo chí mà cịn là tài liệu tham
khảo bổ ích đối với các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài và tất
cả những ai quan tâm đến ngơn ngữ nói chung.

Cuốn sách “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của
tác giả Hà Huy Phƣợng đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc
trình bày, tổ chức thiết kế nội dung tác phẩm báo chí. Đồng thời tác giả cũng
đƣa ra hệ thống luận điểm về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thơng tin của
độc giả. Qua đó, cuốn sách đã tổng kết và đƣa ra những nguyên tắc trình bày,
thiết kế tác phẩm báo chí, những phần mềm ứng dụng nhƣ Photoshop,
Quarkxpress để đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thơng tin
trên báo chí.
Cuốn “Thực hành thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà báo
Việt Nam- Trung tâm Bồi dƣỡng nghiệp vụ báo chí đã hình thành khung lý
thuyết cơ bản nhất dành riêng cho mảng thiết kế và trình bày báo in.
Cuốn sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (2009), tác giả Vũ
Quang Hào đã đi vào chi tiết mơ hình đào tạo báo chí ở một quốc gia phát
triển ở Bắc Âu. Sự lồng ghép giữa các quan điểm, các thủ thuật làm báo đƣợc
tác giả trình bày rất chân thực và ấn tƣợng. Đặc biệt, yêu cầu và các kỹ năng

7


làm báo hiện đại gắn chặt với công nghệ và kỹ thuật nhƣ làm tin, phỏng vấn,
viết ký chân dung, ảnh báo chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm lay- out…
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện
đại” (2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi cũng đƣa ra những nét khái quát
nhất về những vấn đề đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm,
nhiều thập kỷ qua nhƣ truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thơng, hội tụ
truyền thơng, tịa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng
cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trƣờng hội tụ truyền thông.
Thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động
của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệu những
kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phƣơng tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế

hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phƣơng thức sử dụng đa phƣơng
tiện, báo chí dữ liệu và thơng tin đồ họa cho báo chí hiện đại.
Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử- Những vấn đề cơ bản” (2010),
tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang đã đƣa ra những vấn đề cơ bản và khái quát
về sự ra đời, phát triển của báo mạng điện tử, cách viết và trình bày nội dung
thơng tin trên báo mạng điện tử. Cuối cùng, tác giả cũng đƣa ra những vấn đề
pháp lý liên quan đến loại hình báo chí này.
Trong cuốn sách “Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong Báo chíNhững điểm nhìn từ thực tiễn”, NXB Văn hóa- Thông tin (2000) của PGS.TS
Hà Huy Phƣợng dƣờng nhƣ là bƣớc khởi đầu của việc nghiên cứu về lý luận
thiết kế và trình bày báo của cơ quan này.
Cuốn sách “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thơng hiện đại”
(2016), NXB Thông tin và Truyền thông của tác giả Phan Văn Kiền- Phan
Quốc Hải- Nguyễn Đình Hậu- Phạm Chiến Thắng đã đề cập đến một số xu
hƣớng mới của báo chí truyền thơng hiện nay, trong đó có báo chí dữ liệu, với
mong muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hƣớng
chủ đạo của báo chí truyền thơng hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả
8


trên lĩnh vực báo chí và truyền thơng. Ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã cố gắng
vừa bao qt đƣợc những đặc điểm chung về xu hƣớng của loại hình, vừa có
những kiến giải riêng vào từng góc độ tiếp cận.
2.2. Luận án, luận văn, khóa luận
Luận văn “Sử dụng thơng tin đồ họa trong các chương trình truyền
hình hiện nay” (2012), tác giả Ngô Thị Yến, chuyên ngành báo chí học đã
giải thích và hệ thống lý luận về chƣơng trình truyền hình, thơng tin đồ họa và
những thuật ngữ về thiết kế trên truyền hình. Luận văn cũng cung cấp lịch sử
hình thành và phát triển của thông tin đồ họa. Luận văn tập trung khảo sát
thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình trong
và ngồi nƣớc. Qua đó, tác giả đƣa ra những nhận xét, góp ý để tăng hiệu quả

của việc sử dụng thông tin đồ họa trên truyền hình, bao gồm lựa chọn đồ họa,
thơng tin để thể hiện đồ họa, vấn đề về nhận thức và đào tạo nhân lực.
Luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in hiện nay” (2016), tác
giả Trình Thị Quỳnh, chuyên ngành báo chí học đã đƣa ra những vấn đề lý
luận về thông tin đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo in, khảo sát các tác
phẩm báo chí có sử dụng thơng tin đồ họa trên báo in Việt Nam hiện nay ở ba
tờ báo là Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ. Từ đó có những
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa đối với cơ quan báo chí,
các phóng viên, biên tập viên, thiết kế làm thơng tin đồ họa.
Luận văn “Vấn đề sử dụng đồ họa trong thơng tin báo chí ở Việt Nam
hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã nghiên cứu thực trạng sử
dụng thông tin đồ họa tại một số cơ quan báo chí và đƣa ra kiến nghị, phƣơng
hƣớng phát triển của đồ họa trong việc truyền thông tin tức đến cơng chúng
báo chí. Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát Bản tin Thời sự 19h của
VTV1, Bản tin Thời sự 19h45 của Đài phát thanh- truyền hình Quảng Ninh,
báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo điện tử VnExpress trong thời gian từ
1/1/2011- 30/4/2011.
9


Luận văn “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt
Nam hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng bảo vệ tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền chuyên ngành Báo chí học đã nghiên cứu và đƣa ra hệ
thống lý luận cơ bản nhất về tin đa phƣơng tiện trên báo điện tử. Tác giả đã hệ
thống hóa về lịch sử ra đời phát triển của tin đa phƣơng tiện, sự khác biệt giữa
các sản phẩm báo chí đa phƣơng tiện; khảo sát quá trình thực hiện, cách thức
thể hiện và hiệu quả của những tin đa phƣơng tiện, đánh giá thành công và
hạn chế; đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đƣa tin
đa phƣơng tiện ở Việt Nam.
Luận văn “Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam”

(2002) đƣợc bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo
chí học, tác giả Hà Thu Hƣơng cũng đã tổng hợp và trình bày khái quát nhất
các vấn đề về báo chí Internet, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa báo điện tử
Việt Nam và thế giới, so sánh đặc điểm công chúng độc giả của loại hình này
với các loại hình báo chí truyền thông khác. Trong chƣơng 2, tác giả khảo sát
hoạt động của các trang báo điện tử tiêu biểu nhƣ Nhân dân điện tử, Lao động
điện tử, Quê hƣơng điện tử, VnExpress… qua đó phân tích đặc điểm cơng
chúng độc giả các tờ báo này, tìm ra ƣu nhƣợc điểm của báo điện tử Việt Nam
trong giai đoạn đó và đề xuất các giải pháp phát triển cho báo điện tử.
Luận văn “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa soạn báo
điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ online,
Lao động điện tử)” (2004) của tác giả Trần Hồng Vân cũng trình bày rõ vai
trị của báo điện tử trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng
đƣa ra hệ thống lý luận về vấn đề xử lý thông tin và quy trình xử lý thơng tin
tại các tịa soạn báo điện tử. Qua kết quả khảo sát thực trạng đó, tác giả nêu
lên những ƣu khuyết điểm và đề xuất các phƣơng án nhằm nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả của cơng tác xử lý thơng tin tại các tịa soạn báo điện tử
Việt Nam.
10


Hay đề tài luận văn “Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng
điện tử Việt Nam” (2013) của tác giả Đào Thu Trang dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thị Trƣờng Giang đã nêu ra một vài khái niệm liên quan đến
đồ họa, những ƣu điểm và hạn chế của việc sử dụng đồ họa trên báo mạng
điện tử Việt Nam và từ đó đƣa ra một vài gợi ý nhằm định hƣớng, đƣa giải
pháp nâng cao chất lƣợng đồ họa trong tác phẩm báo chí.
Khóa luận tốt nghiệp “Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu tư”
(2011) của tác giả Trần Bích Ngân cũng đã kế thừa hệ thống lý luận từ các
cơng trình nghiên cứu trƣớc đó, rồi đi đến nghiên cứu cụ thể, chi tiết tờ báo

Đầu tƣ và đƣa ra các phƣơng hƣớng phát triển cho thông tin đồ họa trên báo in.
Khóa luận tốt nghiệp “Cải tiến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo
in Đầu tư” (2012) của tác giả Hạp Tiến Sơn cũng đã đƣa ra hệ thống lý thuyết
về loại hình thơng tin phi văn tự này. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu vào khảo
sát một tờ báo cụ thể, đánh giá thành công, hạn chế và đƣa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng sử dụng thơng tin đồ họa trên báo chí nói chung và
báo in nói riêng.
2.3. Đề tài, cơng trình nghiên cứu, hội thảo
Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting and
editing news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác giả
Kelly Barry- Phó Tổng biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today cũng đƣa ra
những con số thống kê rất cụ thể về tình hình sử dụng thơng tin đồ họa trên
báo chí. Từ đó tác giả đƣa ra cái nhìn tổng quan nhất về các phƣơng pháp thể
hiện thông tin đồ họa đƣợc sử dụng trên báo chí và đánh giá ƣu nhƣợc điểm
của từng cách thể hiện và của đồ họa trên báo chí.
Tại Hội thảo “Update on Communication Technology” do Trung tâm
Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức năm 1994, trong bản báo cáo
“Newspaper design: Inforgraphics” (Bản dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức)
tác giả Peter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tƣ duy trực quan đối với
11


các nhà báo. Đồng thời ông cũng đề ra hƣớng đổi mới hình thức đƣa tin cho
các tịa soạn, trong đó có hình thức sử dụng đồ họa.
Trong khn khổ hoạt động trao đổi học thuật giữa Khoa Báo chí và
Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) với Đại sứ qn Hoa
Kì (10/2017), ơng John Duchneskie, nhà báo và nhà nghiên cứu đến từ tờ The
Philadelphia Inquier, đã thuyết trình trƣớc sinh viên, học viên Khoa Báo chí
và Truyền thơng về chủ đề báo chí dữ liệu và kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu
báo chí. Bài thuyết trình đề cập đến những thay đổi tất yếu của nền cơng

nghiệp báo chí Hoa Kì trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và những
xu hƣớng, nhu cầu nghe nhìn mới của độc giả. Bài thuyết trình cũng dành
nhiều thời gian để chia sẻ những kỹ năng để cho ra đời một bài báo dữ liệu
hấp dẫn, khách quan và chính xác.
Tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trên để nghiên cứu khảo sát: Đặc
điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên báo mạng điện
tử Vietnamplus (TTXVN) (khảo sát trong 3 tháng từ tháng 10/2017 – tháng
12/2017)
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là Đặc điểm của báo chí dữ liệu
trong chuyên mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus
(TTXVN). Đây là chuyên mục riêng về báo chí dữ liệu của báo điện tử
Vietnamplus, có lƣợng tin/bài và lƣợng độc giả khá lớn tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên báo
mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến
tháng 12 năm 2017. Với phạm vi khảo sát nhƣ vậy tác giả hy vọng tạo ra sự
phong phú, đa dạng, rút ra đƣợc những nhận xét, đánh giá thành cơng, hạn
chế mang tính thực tiễn, bổ ích.
12


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về báo mạng điện tử nói chung
và báo chí dữ liệu nói riêng, khảo sát, đánh giá đặc điểm của báo chí dữ liệu
trong chuyên mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus.
Bên cạnh đó chỉ ra đƣợc ƣu nhƣợc điểm và đề xuất các giải pháp giúp
nâng cao chất lƣợng báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên báo

mạng điện tử Vietnamplus và vai trò của báo chí dữ liệu đối với báo chí
truyền thơng trong tƣơng lai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận xác định thực hiện những nhiệm
vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo, các bài báo trên các tờ báo
điện tử, các tài liệu trên internet… để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về báo
mạng điện tử nói chung và báo chí dữ liệu nói riêng, lấy đó làm cơ sở cho q
trình nghiên cứu và khảo sát.
Sƣu tầm, thống kê, định lƣợng, định tính các thành phần của báo chí dữ
liệu, các cơng cụ làm báo chí dữ liệu.
Khảo sát đặc điểm báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên
báo mạng điện tử Vietnamplus: cách thức thể hiện và hiệu quả của tin/bài báo
chí dữ liệu đó.
Từ việc khảo sát có thể đƣa ra những đánh giá về đặc điểm, vai trị và
xu hƣớng phát triển của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay.
Nội dung khảo sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: tổng hợp, phân
tích số liệu, đặc điểm (đặc điểm nội dung và hình thức), một số đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus.
13


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Luật Báo chí, lý
luận về ngơn ngữ báo chí và báo chí dữ liệu. Ngồi ra, khóa luận còn dựa trên
cơ sở các lý thuyết, tài liệu giảng dạy, các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về

báo mạng điện tử, mơ hình tổ chức tác phẩm báo chí, tổ chức nội dung và
trình bày báo, xu hƣớng phát triển của báo chí hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản,
sách báo… có liên quan đến báo chí dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử
dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận của báo chí dữ liệu, báo mạng
điện tử, báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử làm cơ sở cho đề tài nghiên
cứu.
Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: đƣợc tác giả vận dụng để
làm sáng tỏ đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên
báo mạng điện tử Vietnamplus đƣợc khảo sát, đồng thời đƣa ra những ƣu
điểm, hạn chế, thành công đạt đƣợc và các vấn đề đặt ra.
Phương pháp định lượng: nghiên cứu, tổng hợp các tin/bài báo chí dữ
liệu trong chuyên mục Infographics trên báo mạng điện tử Vietnamplus
chuyển thành dạng số để đối chiếu, so sánh.
Phương pháp điều tra xã hội học (anket): tác giả thực hiện điều tra
công chúng với số lƣợng khoảng 100 phiếu để thu thập ý kiến của công chúng
độc giả về những vấn đề mà khóa luận nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn chuyên gia, có thể là
phóng viên, biên tập viên, những nhân viên phụ trách mảng báo chí dữ liệu tại
14


các cơ quan báo điện tử để có đƣợc những ý kiến của những ngƣời làm trực
tiếp trong vấn đề mà khóa luận đề cập đến.
Phương pháp so sánh: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh đặc
điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên báo mạng điện
tử Vietnamplus (TTXVN) với các tờ báo khác.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh
giá các dữ liệu, kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể trở thành nguồn tƣ liệu giúp
ích cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, ngƣời làm báo, những ngƣời đang và
sẽ làm báo chí dữ liệu trên các phƣơng tiện báo chí nhƣ truyền hình, báo in,
báo điện tử. Đồng thời đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành
cho giảng viên, những thế hệ sinh viên, học viên của ngành báo chí truyền
thơng nói chung, báo chí đa phƣơng tiện, báo mạng điện tử nói riêng sử dụng
trong q trình học tập cũng nhƣ hoạt động chun mơn của mình và những ai
có quan tâm đến báo chí dữ liệu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến báo chí dữ
liệu là một vấn đề hết sức quan trọng. Khóa luận sẽ có những đóng góp nhất
định trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học và lý luận về báo chí
dữ liệu. Đồng thời, khóa luận cũng sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về thực
tiễn đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographics trên báo
mạng điện tử Vietnamplus. Hy vọng với những vấn đề đúc rút ra từ khóa
luận, nó sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích có hệ thống cho các tòa soạn báo,
đặc biệt với những ngƣời làm báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử, tài liệu
tham khảo cho sinh viên đƣợc đào tạo về báo chí đa phƣơng tiện, báo mạng
điện tử.
15


7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mục lục, lời cảm ơn, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, khóa luận đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo chí dữ liệu và báo mạng điện tử

Chương 2: Khảo sát đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục
Infographic trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) (Khảo sát trong 3
tháng từ tháng 10/2017- tháng 12/2017)
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí dữ liệu trong
chuyên mục Infographic trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN)

16


×