Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.55 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
XÃ HỘI HỌC
Chủ đề:
Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học
tập và đời sống của sinh viên hiện nay.


Mục lục


I.

Lý do chọn đề tài.

Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn
xã hội trong những năm gần đây. Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”
khơng ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội đem lại. Bên cạnh rất nhiều
tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng như: thông tin nhanh, khối
lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí,
giữ liên lạc với bạn bè, người thân … cịn có một khía cạnh khá quan trọng,
làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và
các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Như vậy, mạng xã hội đã
trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép
người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thơng tin một cách nhanh chóng, hiệu
quả.
Thứ hai, trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook là một trong những
mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn. Điều
này cho thấy việc đặt trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một cách đi
phù hợp để không chỉ làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng,
mà còn tạo cơ sở quan trọng để hỗ trợ những nghiên cứu rộng hơn về vị trí,
vai trị và những tác động của mạng xã hội nói chung tới đời sống xã hội.


Thứ ba, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong
những nhóm có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất và điều đó
cũng khiến các hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè,
hoạt động xã hội và làm việc,…) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc ngược trở lại
từ chính mạng xã hội này. Điều đó đặt ra yêu cầu làm rõ những ảnh hưởng
này nhằm nhận diện 2 và luận giải những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà
mạng xã hội, cụ thể là mạng xã hội Facebook mang đến đời sống sinh viên
hiện nay. Hơn nữa, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối
với sinh viên có thể giúp đề xuất những kiến nghị có giá trị trong việc hỗ trợ


giáo dục và đào tạo sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung trong thời đại
cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay.
Các trang blog hay các mạng xã hội hiện nay đã là một món ăn tinh thần
khơng thể thiếu với chúng ta. Nó được biết đến như một cuốn nhật ký online,
thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới. Facebook ngày
càng được nhiều người biết đến là một trong mười mạng xã hội nổi tiếng trên
toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số lượng người dùng tại Việt Nam.
Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền
mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia đông đảo của khơng chỉ các
bạn sinh viên mà cịn mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội. Và sinh viên trường
Học viện Báo chí – Tun truyền cũng khơng phải là một ngoại lệ.
Vì những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh
viên hiện nay” cho bài tiểu luận môn Xã hội học của mình. Đề tài này phù
hợp với chuyên ngành đào tạo xã hội học bởi nó tập trung làm rõ ảnh hưởng
của mạng xã hội tới một nhóm đối tượng xã hội cụ thể là sinh viên, đặc biệt là
những phương diện quan trọng nhất gắn liền với sinh viên là học tập và đời
sống.


II.

Tổng quan nghiên cứu.

1. PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (9/2019). “Nghiên cứu, ứng dụng truyền thông
xã hội và mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thơng tin ở Việt
Nam”, Tạp chí Thông tin và Truyền thông – kỳ 2 – 9/2019.
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra trong những năm gần đây, cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin và cơng nghệ truyền thơng, vai trị của mạng
Internet ngày càng quan trọng. Sự tác động của mạng máy tính tồn cầu đã


mang lại hiệu quả về kinh tế, phát triển xã hội và đóng góp những giá trị tích
cực trong đời sống con người. Có thể nói rằng, mạng xã hội và truyền thơng
xã hội đang là mơ hình mới nhất, từ đó có thể đơn giản hóa các phương thức
kết nối, tương tác giữa con người. Nội dung bài viết tập trung nghiên cứu về
tình hình ứng dụng mạng xã hội và truyền thông xã hội trong bối cảnh phát
triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay, bài nghiên cứu đi sâu vào nghiên
cứu mạng xã hội và những ứng dụng truyền thông trong bối cảnh mà xã hội
thơng tin hay cịn gọi là mạng lưới internet đang phát triển một cách nhanh
đến chóng mặt.
Tác giả cũng đưa ra một số định nghĩa cơ bản về MXH như "Mạng xã
hội là một trang web cho phép người dùng có chung sở thích chia sẻ các
thơng tin, hình ảnh, âm thanh" (Theo TechTarget); Theo định nghĩa của từ
điển Oxford: "Mạng xã hội là một mạng lưới các tương tác quan hệ xã hội
của con người. Là một trang web dành riêng cho phép người dùng giao tiếp,
tương tác, trao đổi với người khác bằng việc cung cấp các thông tin, tin
nhắn, góp ý, chia sẻ hình ảnh, âm thanh,...". Ngoài ra xác định rõ sự tác động
của mạng xã hội đối với xã hội thông tin:
- Thứ nhất, các trang mạng xã hội hoạt động như một cộng đồng trực

tuyến của những người sử dụng Internet, tức là một cộng đồng thuộc xã hội
thông tin.
- Thứ hai, mạng xã hội là một cơng cụ hữu ích để thực hiện truyền
thông liên nhân cách như: kết bạn, gia tăng các mối quan hệ và kết nối cộng
đồng, có thể nói đât là tiện ích nổi bật nhất trong nhiều tiện ích mà mạng xã
hội đem lại cho mọi người.
- Thứ ba, mạng xã hội có mối liên quan hữu cơ đặc biệt với báo chí và
phương tiện truyền thơng đại chúng, nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức của
nhau.


- Thứ tư, mạng xã hội là kênh quan trọng của truyền thông xã hội, là
môi trường rộng lớn và quan trọng nhất của truyền thơng xã hội, từ đó thúc
đấy sự phát triển của truyền thông đa nền tảng và truyền thông xã hội.
Nghiên cứu đưa ra kết luận xu hướng phát triển của mạng xã hội trong
điều kiện ở Việt Nam ảnh hưởng đến bối cảnh phát triển xã hội thông tin Việt
Nam hiện nay: các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực trạng và xu hướng phát
triển của mạng xã hội bao gồm: môi trường pháp lý, văn hóa và đạo đức; năng
lực truyền thơng xã hội và quản lý thông tin truyền thông; nền tảng giáo dục khoa học - công nghệ; an ninh truyền thơng trong xu thế tồn cầu hóa.
Nhìn chung bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng có thể coi là
tiền đề cho các bài nghiên cứu có liên quan đến internet, mạng xã hội và ứng
dụng truyền thông. Bài nghiên cứu chỉ đi vào nghiên cứu các xu hướng sẽ có
thể phát sinh ngồi ra cịn đưa ra những kết quả về sự tác động của mạng xã
hội với xã hội thông tin. Nhưng chỉ nghiên cứu bề nổi, nghiên cứu những tác
động cơ bản của MXH với xã hội thơng tin có lẽ là chưa đủ bởi lẽ người tiếp
nhận thông tin hay các cư dân của xã hội thông tin sẽ thay đổi như thế nào khi
chịu sự tác động của MXH mới là hướng nghiên cứu mà đề tài hướng đến.
2. Nguyễn Phương Anh, Trần Thị Anh Trâm, Đoàn Duy Tùng (2011), “Các
mạng xã hội và sinh viên báo chí”, Đề tài nghiên cứu khoa học - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền (2011).

Nếu bài nghiên cứu của tác giả Thu Hằng tiến hành nghiên cứu tác
động của mạng xã hội, các ứng dụng tryền thơng trong bối cảnh cơng nghệ
thơng tin phát triển thì đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Phương Anh,
Trần Thị Anh Trâm và Đoàn Duy Tùng lại chỉ đi sâu vào nghiên cứu một
mảng chính đó là mạng xã hội đối với đối tượng là sinh viên, nghiên cứu
nhằm khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng MXH của SV chuyên ngành Báo
tại trường Học viện Báo chí- Tuyên truyền hiện nay. Từ đó có những giải


pháp định hướng cho sinh viên sử dụng MXH một các có ích và đề xuất một
số biện pháp cho các nhà quản lý MXH được tốt hơn.
Nghiên cứu đưa ra con số đa phần sinh viên cho rằng thông tin trên
MXH khơng đáng tin cậy, thiếu tính chân thực, chiếm 67,6%, có 32,4% số
sinh viên cho rằng thơng tin trên MXH đáng tin cậy. 78,74% số sinh viên
cho rằng lạm dụng MXH sẽ gây tác hại tiêu cực tới đời sống chính trị- văn
hóa, trong khi đó có 21,26% có ý kiến ngược lại. Để kiểm sốt thơng tin được
đưa lên MXH, một số nhà mạng đã lập trường lửa khiến khiến việc truy cập
một số MXH trở lên khó khăn. Có 55,45% sinh viên khơng đồng tình với biện
pháp này, trong khi đó có tới 44,55% số sinh viên đồng tình với biện pháp
này.
Ngồi ra với hành vi sử dụng mạng xã hội theo khảo sát có 94,95% số
sinh viên trả lời có sử dụng MXH, trong đó 83% số sinh viên sử dụng MXH
thường xuyên vào Facebook, 51% sinh viên vào Zingme, 29% sinh viên vào
360plus, 23% sinh viên vào MXH Wordpress, 14% số sinh viên vào MXH
Tamtay,13% sinh viên vào MXH Twitter, 12% vào MXH khác, ngồi ra có
MXH Cyword, My Space chiếm 2%, Tumblr chiếm 6%. Tần suất tham gia
MXH 74,68% sinh viên vào MXH hàng ngày, 14,68% vào MXH vài ngày
một lần, 4,05% vào MXH 1 tuần một lần, 0,5% vào MXH hàng tháng. Đa
phần sinh viên vào MXH để viết nhật ký, cập nhật và chia sẻ hoạt động của cá
nhân và bạn bè (72%), tìm kiếm và chia sẻ thơng tin (83%); ngoài ra sinh viên

vào MXH để giao lưu kết bạn (63%), chơi game, giải trí (39%), kinh doanh ,
marketing và PR sản phẩm (9%) và ý kiến khác chiếm 2%.
Không chỉ đưa ra tính xác thực về mặt số liệu, nghiên cứu cịn đưa ra
những thơng tin về hệ quả cả tích cực lẫn tiêu cực đối với sinh viên khi sử
dụng mạng xã hội cụ thể đưa ra 4 tác động tích cực và 6 tác động tiêu cực đến
sinh viên. Khác với bài nghiên cứu của tác giả Thu Hằng, đề tài nghiên cứu


của Nguyễn Phương Anh, Trần Thị Anh Trâm và Đoàn Duy Tùng đã đem đến
nhiều tư liệu hơn về cả mặt số liệu và phi số liệu, khi nghiên cứu tác động của
MXH tác giả đã đánh đối tượng quan trọng ở đây là lớp sinh viên vì đây là
lớp người có tiếp xúc với MXH nhiều nhất và cũng chịu tác động của MXH.
Tuy nhiên trong thời kì hiện nay, công nghệ thông tin đã đột phã dữ dội,
không chỉ tầng lớp sinh viên có tiếp xúc với MXH mà tầng lớp học sinh thậm
chí một số ít tầng lớp trung niên cũng có tiếp xúc với MXH, đây sẽ là một
hướng nghiên cứu mới nếu tác giả mở rộng nghiên cứu đến cả đối tượng học
sinh, đối tượng còn nhận thức non nớt và dễ chịu nhiều ảnh hưởng của MXH.
3. Nguyễn Thị Bắc, “Hành vi sử dụng mạng xã hội của Sinh viên trường
đại học Hải Dương”. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bắc hướng tới khách thể
nghiên cứu là mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên
mục đich đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội hợp lý
hơn. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hành vi, hành vi sử dụng mạng xã
hội của sinh viên trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hành vi sử
dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Hải Dương, luận văn. Đánh
giá thực trạng mức độ, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên,
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội.
Nghiên cứu phát hiện ra MXH đóng vai trị quan trọng trong đời sống
và ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập cũng đời sống tâm lý của sinh viên
trường Đại học Hải Dương. Đặc biệt trong giai đoạn tồn cầu hố - hiện đại

hố, sự có mặt của mạng xã hội đã giúp cho việc học tập đạt hiệu quả và
chính nó cũng đang dần trở thành người bạn thân thiết của sinh viên. Vì vậy,
phần lớn nhóm sinh viên tham gia ngẫu nhiên trong nghiên cứu đều sử dụng
mạng xã hội và cho rằng, mạng xã hội đóng một vai trị quan trọng trong cuộc
sống của họ. Qua nghiên cứu các trang mạng xã hội mà sinh viên thường


xuyên sử dụng nhiều là Facebook, Zalo. Zing me....Ngoài ra đưa ra các hệ lụy
tiêu cực và tích cực cụ thể:
-

Tích cực : Việc sự du nhập và sử dụng truyền thông đa phương tiện như
hiện nay, các nhà tâm lý đang nhìn về khía cạnh cảm xúc và hành vi.
Các phương tiện truyền thông đa phương tiện là biểu hiện của sự phát
triển công nghệ của nên văn minh hiện đại. Với tác dụng vơ cùng to lớn
của nó, nhiều người, nhất là thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều vào
cuộc sống hàng ngày, trở thành công cụ đắc lực phục vụ công việc của

-

họ…
Tiêu cực : MXH cịn là nơi phát tán nhiều thơng tin chưa chính xác “
nhảm “ đến với cộng đồng. Có nhiều bạn đến với MXH chỉ do bạn bè
mời nên tham gia cho có phong trào, sau ần lại thành thói quen, nhiều
bạn mắc chứng bệnh “hội nghiện Facebook” khơng có việc gì cũng vào

MXH, đơi khi chỉ là để up-date những điều khơng đâu.
Khơng những vậy nghiên cứu cịn đưa ra những số liệu thiết thực về tình
trạng sử dụng internet (MXH) hiện nay:
- Về mạng xã hội: mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến nhất là

Facebook với tỷ lệ 82,6% tương đương là 1.267 sinh viên. Các mạng xã
hội còn lại tỷ lệ tương đương nhau như Zalo (7,2%), Youtube (6,1%),
Google Plus (1,4%), còn lại Instagram, Myspace, Twitter, Zingme và
Flick dưới 1%. Điều này phù hợp với xu hướng hiện nay về mạng xã
hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (35%, theo
Báo cáo ―We are social 1/2015). Việc tỷ lệ sử dụng mạng xã hội
Facebook cao là điểm đáng lưu ý cho nhà quản lý giáo dục lựa chọn
mạng xã hội nào làm kênh trao đổi học tập.
4. TS. Lê Hải, “Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam”,
NSB Chính trị quốc gia Sự thật
Cuốn sách của tiến sĩ Lê Hải cho biết MXH (Social networds ): Là dịch
vụ kết nối các thành viên tham gia với nhau trên môi trường không gian mạng


với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian. MXH
tương tác bằng cách kết thêm bạn, nhận xét về các thông tin cá nhân
(profile ), gia nhập các nhóm và thảo luận. MXH có nhiều tính năng được kết
nối liên thơng đa ứng dụng để người sử dụng chia sẻ thơng tin, như chat, bình
luận, e-mail, phim, ảnh, file, blog… Các dịch vụ này có nhiều phương cách để
các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm, sở thích cá nhân, lĩnh
vực quan tâm,… MXH đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên thế
giới. MXH là phương tiện truyền thơng phổ biến và có sức tác động lớn nhất
trong các phương tiện truyền thông xã hội. Những trang MXH nổi tiếng với
hàng trăm triệu người tham gia như: Facebook, MySpace,…
Ngoài ra cuốn sách Phương tiện truyền thơng xã hội với giới trẻ Việt
Nam cịn đưa ra Khung giờ sử dụng phương tiện TT xã hội như MXH của
giới trẻ hàng ngày nhiều nhất là sử dụng bất kể khi nào thích hợp, tiếp đến là
khung thời gian từ 21h-24h. Ngoài ra, các khung thời gian khác được giới trẻ
sử dụng từ cao xuống lần lượt là: 17h-21h, 11h30-13h30, 13h30-17h, 8h11h30, cuối cùng là 24h. Trong 1 ngày, tổng thời gian sử dụng theo kết quả

khảo sát chủ yếu là 1-2h/ngày chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 26,5%; tiếp đến là
hơn 4h/ngày: 25,6%; 2-3h/ngày:24,1%; 3-4h/ngày: 13%; cuối cùng là dưới
1h/ngày:10,5%. HSSV là nhóm thanh niên có tỷ lệ sử dụng các phương tiện
truyền thơng xã hội trên 4h/ngày cao nhất.
Về tổng số ngày trung bình giới trẻ sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội liên tục 7 ngày/tuần chiếm tỷ lệ vượt trội. Điều này cho thấy tần
suất giới trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội là rất lớn.
Việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông của công
chúng và việc sử dụng chúng phụ thuộc vào các yếu tố như kỹ năng sử dụng
các phương tiện truyền thông, phơng văn hóa, trình độ nhận thức chính trị,
hiểu biết tri thức tổng hợp, trạng thái cảm xúc của mỗi người sử dụng,… Mặt
khác mỗi người đều mang dấu ấn của nghề nghiệp, nhóm xã hội, tính cách cá
nhân khác nhau, cùng điều kiện, hồn cảnh gia đình, mơi trường giáo dục ,


quan hệ bạn bè, trình độ học vấn, văn hóa, sự từng trải,… Ngồi ra cịn có yếu
tố mơi trường xã hội như chính sách pháp luật, mơi trường văn hóa – xã hội
nơi người sử dụng sống, sinh hoạt.
5. Trịnh Hịa Bình, Lê Thế Lĩnh, “MXH trực tuyến của giới trẻ ở đơ thị hiện
nay”, Tạp chí Xã hội học số 1/2015
Bài viết của 2 tác giả Trịnh Hòa Bình và Lê Thế Lĩnh nhằm làm rõ thực
trạng mạng lưới quan hệ xã hội trên MXH, sự tương tác và những biến đổi
trong liên kết xã hội dưới tác động của MXH. Các phân tích chủ yếu dựa trên
kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ "Ảnh hưởng của MXH trực tuyến đến vốn
xã hội của giới trẻ hiện nay "(2013-2014). Bài viết tiến hành nghiên cứu dựa
trên số liệu của 500 người trẻ có tuổi đời từ 16-34 tại 4 phường của 2 TP Hà
Nội và Nam Định đưa kết quả nghiên cứu k hoảng 1/3 giới trẻ được phỏng
vấn nhận định nhìn chung mọi người trên MXH là có thể tin tưởng được.
Ngược lại, 10,8% cho rằng không thể tin tưởng vào các thành viên trên MXH.
Với câu hỏi "Có cần thiết phải cẩn thận khi giao tiếp với mọi người trên MXH

không?", câu trả lời cũng cho kết quả tương tự, với 1/3 cho rằng không cần
quá cẩn thận khi giao tiếp với mọi người trên MXH.
Về thời gian sử dụng và mức độ truy cập MXH có ảnh hưởng đến việc
tham gia các nhóm/hội của giới trẻ. Thời gian sử dụng càng cao thì số lượng
tham gia các hội nhóm càng lớn. 92% trong số các bạn trẻ đã sử dụng MXH 4
năm trở lên là thành viên của ít nhất 1 nhóm/hội, tỷ lệ này ở người sử dụng 3
-4 năm là 77,8%, ở nhóm 2-3 năm là 74,8%, 1-2 năm là 69,3% và có 67,3%
những bạn trẻ mới tham gia MXH dưới 1 năm là thành viên của ít nhất 1
nhóm/hội.
Đối với các hình thức tương tác trên MXH:
- Qua khảo sát, có đến 46,6% thành viên thường xuyên nhấn biểu tượng
like, 43,8% thi thoảng và chỉ có 2% khơng bao giờ nhán nút like.
- Thời gian sử dụng MXH ảnh hưởng đến mức độ nhấn nút like. Nhóm
có thời gian sử dụng MXH thường xun like nhiều hơn so với nhóm cịn lại.


- Comment là thước đo thể hiện được mức độ thân thiện, năng lực giao
tiếp, cũng như mức độ tham gia của cá nhân trên MXH. Có 29,5% giới trẻ
tham gia nghiên cứu thực hiện comment với mức độ thường xuyên, 58% thỉnh
thoảng, 10,5% hiếm khi và 2,2% không bao giờ commment.Thời gian sử
dụng MXH càng lớn thì tần suất comment càng cao
Ngồi ra, Độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng tới hành vi sử dụng và mức
độ của mạng lưới quan hệ xã hội trên MXH trực tuyến của giới trẻ.
- Theo giới tính, nam giới có số lượng bạn bè được kết nối cao hơn so
với nữ giới.
- Về độ tuổi, một người càng trẻ tuổi sẽ càng có nhiều bạn được liên kết
trên MXH. Số bạn bè được kết nối ở nhóm tuổi 16-23 nhiều hơn gấp 3 lần
nhóm 30-35 và cao gấp 2 lần so với nhóm 24-29.
Độ tuổi và giới tính cũng có ảnh hưởng tới các hình thức tương tác trên
MXH của giới trẻ, cụ thể:

- So với nam giới, nữ giới ấn nút like với mức độ thường xuyên hơn.
- Hơn 60% giới trẻ ở nhóm tuổi 16-23 sử dụng nút like thường xuyên,
nhóm 24-29 là 42,7%, trong khi đó chỉ có 35,8% nhóm tuổi 30-35 thường
xuyên sử dụng nút like trong tương tác với các thành viên khác trên MXH.

III.
1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích.

Khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện
Báo chí - Tun truyền hiện nay.
Từ đó có những giải pháp định hướng cho sinh viên sử dụng mạng xã hội
một cách có ích và đề xuất một số biện pháp cho các nhà quản lý mạng xã hội
được tốt hơn.
2.

Nhiệm vụ.

- Tìm hiểu về các mạng xã hội hiện nay.


Tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên nói

-

chung và sinh viên đang theo học tại trường Học viện Báo chí – Tuyên
-


truyền nói riêng.
Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên đang theo học

-

tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền.
Phân tích sự tác động qua lại của mạng xã hội đối với sinh viên và ảnh

-

hưởng của nó.
Đề xuất một số giải pháp định hướng cho sinh viên sử dụng mạng xã

-

hội một cách có hiệu quả.
Đề xuất một số biện pháp cho các nhà quản lý mạng xã hội.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng.
IV.

1.

Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền.
2.

Khách thể.
Sinh viên học viện Báo chí và Tun truyền


3.

Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi: Khn viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thời gian: Tháng 4 năm 2021.
V.

Khung lý thuyết.
Biến can thiệp : luật an ninh mạng, nội quy học viện

Biến độc lập:
- Đặc điểm
nhân khẩu học
(năm học, tuổi,
giới tính, tơn
giáo, ngành
học,...)

Biến phụ thuộc :
- Nhu cầu, thực trạng sử dụng
mạng xã hội

- Tác động của mạng xã hội
- Đặc điểm gia
đình: nơi ở,
Biến can thiệp :
điều kiện kinh
Quan điểm của thầy cô, gia đình về việc sử dụng mạng xã hội
tế,...



VI.

Bảng hỏi.

ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC:
1. Giới tính
NTl:....................................................................................................
2. Năm sinh:....................................................................................................
3. Khối ngành học
A. Khối lý luận
B. Khối nghiệp vụ
4. Tôn giáo


A. Kinh

D. Tày

B. Nùng

E. Mường

C. Giao

F. Khác (ghi rõ)....

5. Điều kiện gia đình
A. Nghèo

B. Cận Nghèo
C. Trung bình
D. Khá giả
E. Giàu
B. THỰC SỬ DỤNG MXH
1. Hiện tại em/bạn có sử dụng MXH khơng?
A. Có

B.Khơng (nếu khơng kết thúc phỏng vấn)

2. Em/bạn thường sử dụng MXH bằng phương tiện gì?
A. Điện thoại di động
B. Laptop
C. Máy tính để bàn
D. Khác (ghi rõ).....
3. Các ứng dụng mạng xã hội bạn thường hay sử dụng là:
A.Facebook

B.Zalo

C.Twitter

D.Youtube


E. Instagram

D. Tiktok

F. Skype


G. Khác( ghi rõ).....

4. Trung bình một ngày bạn sử dụng bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội
MXH
Facebook
Zalo
Twitter
Youtube
Instagram
Tiktok
Skype
Khác

Thời gian trung bình (tính theo giờ)
....h....ph
....h....ph
....h....ph
....h....ph
....h....ph
....h....ph
....h....ph
....h....ph

5. Số lần trung bình một ngày bạn truy cập các ứng dụng mạng xã hội
MXH
Facebook
Zalo
Twitter
Youtube

Instagram
Tiktok
Skype
Khác

Số lần trung bình
.....lần
.....lần
.....lần
.....lần
.....lần
.....lần
.....lần
.....lần

6. Mức độ sử dụng MXH để truy cập các thông tin phục vụ học tập
Không bao
giờ
Facebook
Zalo
Twitter
Youtube
Instagram

Hiếm khi

Thỉnh
thoảng

Thường

xuyên

Rất thường
xuyên


Tiktok
Skype
Khác

7. Mức độ sử dụng mạng xã hội để truy cập các thông tin liên quan đến
tin tức thời sự, chính trị,...
Khơng bao
giờ

Hiếm khi

Thỉnh
thoảng

Thường
xun

Rất thường
xun

Facebook
Zalo
Twitter
Youtube

Instagram
Tiktok
Skype
Khác

8. Mức độ sử dụng MXH để truy cập các thông tin liên quan đến giải trí
Khơng bao
giờ
Facebook
Zalo
Twitter
Youtube
Instagram
Tiktok
Skype
Khác

Hiếm khi

Thỉnh
thoảng

Thường
xun

Rất thường
xun


9. Đánh giá của bản thân về quan niệm ứng dụng MXH vào học tập giúp

tăng hiệu quả học tập
A. Khơng giúp ích gì
B. Có giúp ích một phần
C. Có giúp ích
D. Giúp ích rất nhiều trong học tập
10. Theo bạn việc lạm dụng MXH sẽ mang lại những hệ quả gì?
A. Khơng có hệ quả gì đáng kể
B. Làm sao nhãng việc học
C. Đưa con người ta vào thế giới ảo tưởng
D. Gây rối loạn đầu óc
E. Khác (ghi rõ).....


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Xã Hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
“Nghiên cứu, ứng dụng truyền thông xã hội và mạng xã hội
trong bối cảnh phát triển xã hội thơng tin ở Việt Nam”, Tạp chí

-

Thơng tin và Truyền thông – kỳ 2 – 9/2019;
“Hành vi sử dụng mạng xã hội của Sinh viên trường đại học

-

Hải Dương”. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
“Các mạng xã hội và sinh viên báo chí”, Đề tài nghiên cứu


-

khoa học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011);
“Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam”, NSB

-

Chính trị quốc gia Sự thật;
“MXH trực tuyến của giới trẻ ở đô thị hiện nay”, Tạp chí Xã
hội học số 1/2015.



×