Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(SKKN 2022) GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CLB HỌC THUẬT OLYMPIA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CLB HỌC THUẬT OLYMPIA NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TOÀN DIỆN CHO
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT BỈM SƠN

Người thực hiện: Mai Thị Lương
Chức vụ: Bí thư Đồn trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác đồn

THANH HĨA NĂM 2022


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
- Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng của học sinh và tìm ra nguyên nhân....2
- Xây dựng giải pháp thiết thực để CLB olympia hoạt động hiệu quả..............2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
1.4.1. Về phương pháp lý luận......................................................................2
1.4.2. Về phương pháp thực nghiệm..............................................................2
1.5. Điểm mới của SKKN..................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................2


2.1.1. Khái niệm CLB học thuật học sinh......................................................2
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa................................................................................2
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ học thuật học sinh...................3
2.1.4. Quy trình thành lập Câu lạc bộ...........................................................3
2.1.5. Nguyên tắc hoạt động của các Câu lạc bộ..........................................3
2.1.6. Phát triển toàn diện.............................................................................3
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến....................................................4
2.3. Giải pháp đã áp dụng.................................................................................5
2.3.1. Giải pháp: Thành lập CLB học thuật Olympia theo nguyện vọng của
học sinh..........................................................................................................5
2.3.2. Giải pháp: Tổ chức các kỳ thi, hoạt động ngoại khóa để tạo sân
chơi,
cơ hội cho các thành viên của CLB được phát
huy…………………..................8
2.3.3. Ghi nhận biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với Ban chủ nhiệm
và
các
thành
viên
xuất
sắc
của
CLB……………………………………………....10
2.3.4. Làm tốt công tác truyền thông về chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động
của
CLB………………………………………………………………………………….1
0
2.3.5. Giải pháp: Vận động tớt nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các
CLB……………………………………………………………………………………
……11

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với học
sinh, với bản thân và với nhà trường………………………………………………..11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….....13
3.1. Kết luận………………………………………………………………...............13


3.2. Kiến nghị………………………………………………………………..14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, các sân chơi trí tuệ do các đài truyền hình từ
trung ương đến các tỉnh phối hợp cùng với các ban nghành giáo dục được tổ
chức khá rộng rãi và ngày càng đổi mới về qui mô, về nội dung và thu hút được
rất nhiều các bạn học sinh có đam mê, có ý chí tham gia. Điển hình là cuộc thi
"Đường lên đỉnh Olimpia", "Siêu trí tuệ Việt nam", "Âm vang xứ Thanh"…
Mong muốn chinh phục đỉnh cao tri thức là ước muốn của khá nhiều các
bạn học sinh trong cả nước nói chung và của các trường THPT nói riêng trong
địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Nhưng để đạt được những thành cơng, vươn chạm tới
vịng nguyệt quế thì địi hỏi các thí sinh tham gia các chương trình, các cuộc thi
đó khơng chỉ trau dồi về kiến thức mà cần có các kỹ năng mềm cần thiết, đặc
biệt là phải có bản lĩnh sân khấu tốt, thông minh để đưa ra chiến lược trong từng
phần thi thật sáng suốt, đúng hướng.
Có nhiều bạn học sinh có đam mê và đặt mục tiêu cho bản thân ngay từ
khi cịn nhỏ, tích lũy kiến thức qua sách vở, qua nhiều kênh thơng tin khác nhau.
Những bạn đó chắc hẳn có một nền tảng khá vững vàng về kiến thức, nhưng có
thể lại thiếu các kỹ năng thi đấu, thiếu bản lĩnh sân khấu. Rồi có những bạn học
sinh học rất giỏi về văn hóa nhưng hiểu biết về xã hội còn hạn chế. Mà các cuộc

thi, đấu trường tri thức địi hỏi sự tồn diện về nhiều mặt. Chính vì vậy, rất cần
một mơi trường để các bạn học sinh được rèn luyện, được phát huy khả năng của
mình, được học hỏi, trao đổi với nhau, được trải nghiệm những hoạt động bổ
ích, ý nghĩa.
Hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) cũng đóng một vai trị khơng nhỏ
trong việc cải thiện và nâng cao các kĩ năng cần thiết cho học sinh. Và các tổ
chức Đoàn coi đây là nội dung hoạt động, là chương trình hành động đầy trách
nhiệm đối với đoàn viên thanh niên trong nhà trường.
Tổ chức câu lạc bộ (CLB) theo nhu cầu, mong muốn của học sinh là một
trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động
của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh
đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học sinh cịn được định hướng, trải nghiệm các nội
dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng lực. Thông qua hoạt động
của các CLB, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến
nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh.
Trước thực tiễn đó, Đồn Thanh niên đã nỗ lực tìm kiếm các phương thức
và mơ hình hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong đó, việc xây dựng
và phát triển các CLB theo nguyện vọng là một hướng đi mang lại hiệu quả thiết
thực giúp nâng cao chất lượng hoạt động cơng tác Đồn cũng như hỗ trợ tích
cực cho học sinh trong học tập và rèn luyện, trau dồi các kỹ năng
Việc xây dựng các CLB kĩ năng cho học sinh trong các nhà trường là mơ
hình khơng mới và đã được áp dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng thành lập CLB để
những bạn học sinh có đam mê các sân chơi trí tuệ được rèn luyện, được trao đổi
học hỏi nhau để nâng cao thành tích của nhà trường khi tham gia các cuộc thi
lớn, đáp ứng được mục tiêu của nhà trường thì cần tiến hành theo qui trình như
thế nào? có những giải pháp như thế nào? hiệu quả ?
1


Nhận thức rõ vai trò quan trọng của tổ chức Đồn thanh niên trong cơng

tác hỗ trợ nhà trường hồn thành các mục tiêu giáo dục. Với vai trò là Bí thư
Đồn trường tơi ln bám sát các chương trình kế hoạch hoạt động của Đoàn
cấp trên, của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của Đồn trường
sao cho thiết thực, ý nghĩa và hiệu quả. Trong hai năm học trước tôi đã mạnh
dạn áp dụng thực hiện đề tài SKKN: “Giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động
của CLB học thuật Olympia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
toàn diện cho học sinh tại trường THPT Bỉm Sơn"
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng của học sinh và tìm ra nguyên nhân.
- Xây dựng giải pháp thiết thực để phát huy hiệu quả của CLB olympia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng đối với học sinh trường THPT Bỉm Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Về phương pháp lý luận
Nghiên cứu các giải pháp để tổ chức các hoạt động của CLB olympia hiệu
quả và chất lượng.
1.4.2. Về phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp tổ chức thực
tiễn, phương pháp đánh giá hiệu quả....
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Trên cơ sở phân tích các thơng tin, số
liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá.
1.5. Điểm mới của SKKN
Điểm mới trong SKKN này đó là xây dựng các giải pháp đưa vào giải
quyết vấn đề của thực trạng của học sinh, phát huy vài trò của CLB "olympia"
trong nhà trường, để tổ chức hoạt động của CLB trong nhà trường hiệu quả, chất
lượng, thu hút được nhiều học sinh có nguyện vọng tham gia. Hiệu quả sẽ được
đánh giá qua chất lượng học sinh đạt được qua các cuộc thi.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm CLB học thuật học sinh

Câu lạc bộ học thuật học sinh là nơi tập hợp những học sinh có cùng chung
mục đích, chí hướng, mong muốn được nâng cao vốn hiểu và các kỹ năng mềm.
Câu lạc bộ vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động,
là một bộ phận quan trọng do tổ chức Đoàn thanh niên thành lập và chỉ đạo hoạt
động, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và
cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh.
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa
Câu lạc bộ học thuật học sinh là nơi có những hoạt động phong phú, phù
hợp với nhu cầu lợi ích của học sinh, tạo mơi trường cho các học sinh có khả
năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới, tạo
điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện, trưởng thành về mọi mặt.
* Câu lạc bộ lập ra nhằm mục đích:
- Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh,
2


bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề
khó khăn, vướng mắc trong học tập, công tác và trong cuộc sống.
- Giúp tổ chức đồn tập hợp học sinh thơng qua các hoạt động của câu lạc
bộ, như: Học tập, văn hoá, văn nghệ, sở thích, nghiên cứu khoa học và các hoạt
động xã hội khác, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đồn.
- Thơng qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản
lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của
dân tộc cho học sinh.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ học thuật học sinh
- Giáo dục, rèn luyện:
- Tổ chức, giao tiếp, ứng xử:
- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng:
2.1.4. Quy trình thành lập Câu lạc bộ
Bước 1: Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh:

Bước 2: Căn cứ các chủ trương nhà trường, các chương trình hành động,
các mục tiêu hoạt động của Đồn đã đặt ra.
Bước 4: Căn cứ vào điều kiện thực tế đảm bảo các yêu cầu sau của CLB.
Bước 5: Lựa chọn mơ hình Câu lạc bộ (CLB) phù hợp
2.1.5. Nguyên tắc hoạt động của các Câu lạc bộ
- Các Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của
các thành viên, dân chủ trong hoạt động.
- Các Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của giáo viên
hướng dẫn, nhưng chịu sự quản lý, giám sát của BGH nhà trường. Giáo viên
hướng dẫn và ban chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của CLB.
- Các hoạt động của CLB phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt
động diễn ra trong CLB đều phải báo cáo với BGH nhà trường.
- Hoạt động của CLB được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt
động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của CLB được chọn lựa dựa
trên một số tiêu chí:
+ Chất lượng của các hoạt động được đặt lên hàng đầu.
+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
+ Thúc đẩy được phong trào học tập và làm việc nhóm của các thành
viên CLB.
+ Nội dung hoạt động đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức và những vấn đề
thực tế.
+ Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và
lối sống của học sinh, không vi phạm pháp luật.
+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ của các thành viên về hình thức hoạt động.
+ Các thành viên của CLB phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động
cho Câu lạc bộ. Các thành viên phải chịu kinh phí mua đồ dùng, dụng cụ thực
hành (Nếu có)
2.1.6. Giáo dục phát triển tồn diện:
Giáo dục phát triển toàn diện là phương pháp dựa trên triết lý học tập, tiếp

cận nhiều lĩnh vực để mang lại lợi ích cho học sinh. Học sinh sẽ được trao quyền
3


để cải thiện kết quả giáo dục của mình đạt được và trang bị đầy đủ các kỹ năng
cần thiết phát triển về sau.
- Các nội dung phát triển toàn diện: về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức
và các mối quan hệ xã hội
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
- Đặc điểm tình hình nhà trường:
+ Trường THPT Bỉm Sơn đóng ngay vị trí trung tâm Thị xã Bỉm Sơn. Nhà
trường luôn nhận đươc sự quan tâm, động viên và khích lệ về cơng tác giáo dục
của lãnh đạo Thị xã, được nhân dân luôn tin tưởng vào chất lượng giáo dục của
nhà trường.
+ Ngoài mục tiêu chính là chất lượng giáo dục, nhà trường cũng luôn
quan tâm tạo môi trường học tập và rèn luyện cho học sinh được phát triển toàn
diện, đáp ứng nhu cầu về công việc, nhân lực của xã hội hiện nay.
+ Đoàn trường THPT Bỉm Sơn là tổ chức đoàn vững mạnh, đã đạt được
nhiều thành tích cao trong nhiều năm học. Luôn đổi mới, sáng tạo trong các hoạt
động phong trào nên đã thu hút và vận động được đơng đảo đồn viên thanh
niên tham gia tích cực, chất lượng. Ban chấp hành là các đồng chí gương mẫu,
trách nhiệm, có nhiều sáng kiến hay, thiết thực vì vậy luôn được Đảng uỷ và
BGH đánh giá cao về vai trị, trách nhiệm cũng như hiệu quả cơng việc.
- Thực trạng của vấn đề: Hiện nay trường đã thành lập được 7 CLB học
thuật của học sinh trong nhà trường (CLB âm nhạc, CLB Tiếng Anh, CLB Sách
và hành động, CLB Olimpia, CLB bóng đá, CLB võ Vovinam, CLB bóng rổ).
Mỗi CLB học thuật có đặc thù về nội dung hoạt động, nhưng đều hướng tới rèn
luyện kỹ năng, phát triển các nguyện vọng của học sinh theo hướng phát triển
tồn diện.
Trong đó CLB olympia là mơ hình mới đã được thành lập được hai năm

(từ năm học 2020 -2021). Xuất phát từ thực trạng:
+ Trường THPT Bỉm Sơn có truyền thống đó là học sinh rất đam mê tìm
tịi kiến thức, khát khao được thể hiện bản thân, chinh phục được đỉnh cao tri
thức. Chính vì vậy nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các
cuộc thi bổ ích, ý nghĩa như: Đường lên đỉnh Olimpia, Âm vang xứ Thanh…
Nhiều năm trước đây nhà trường đã có những học sinh lọt sâu vào các vịng thi và
đạt vịng nguyệt quế như: Nguyễn Bá Tn, Đồn Thị Hương, Mai Thanh Tiếp,
Nguyễn Tiến Mạnh, Tống Duy Hải, Tống Trường Xuân, Cù Đức Hiếu... Với
những thành tích đáng tự hào của các anh chị đi trước đã càng tiếp thêm ngọn lửa
đam mê, thôi thúc các em học sinh trong nhà trường nuôi dưỡng ước mơ.
+ Trước đây phần lớn các em học sinh đều tự ôn luyện kiến thức, tự mày mị
tìm tịi trên mạng intenet, hoặc đọc sách. Nhưng kiến thức dự thi các cuộc thi ngày
càng mở rộng, càng nâng cao hơn và đòi hỏi sự nhạy bén, xử lý thơng minh các
tình huống, các phần thi cũng được thay đổi diện mạo, thể lệ thi. Vì vậy, các thí
sinh tham gia cần phải hội tủ toàn diện, am hiểu về mọi lĩnh vực và có kỹ năng tốt.
Thành lập CLB học thuật Olympia đã tạo sân chơi, mơi trường cho các
bạn học sinh có đam mê được rèn luyện, cọ xát, được trau dồi thêm nhiều kiến
thức, kỹ năng. Mơ hình CLB trong trường học là một phần quan trọng trong
chương trình giáo dục tồn diện, góp phần để học sinh nâng cao hiểu biết, phát
4


triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa học sinh
các khối trong toàn trường. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, tạo sân
chơi bổ ích giúp học sinh các lớp tham gia sinh hoạt, bồi dưỡng, chia sẻ, củng cố
kiến thức, kỹ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống.
Vậy CLB học thuật Olympia sẽ phát huy vai trò của mình như thế nào?
Phương thức hoạt động? Hiệu quả?... Trong sáng kiến kinh nghiệm này tơi xin
mạnh dạn trình bầy những kinh nghiệm thực tế đã áp dụng ở đơn vị chúng tôi.
2.3. Giải pháp đã áp dụng

2.3.1. Giải pháp: Thành lập CLB học thuật Olimpia theo nguyện vọng của
học sinh
Bước 1: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của học sinh.
Để nắm bắt nguyện vọng của học sinh, Đoàn trường sẽ chuẩn bị phiếu
khảo sát, đăng ký tham gia CLB. Trong phiếu khảo sát cần nêu rõ:
+ Mục đích, phương thức hoạt động và điều lệ của CLB
+ Quyền lợi tham gia CLB
+ Kinh phí tổ chức CLB
+ Tiêu chuẩn tham gia CLB
Bước 2: Ra quyết định thành lập CLB, lập danh sách thành viên và ban
chủ nhiệm CLB.
* Lập danh sách ban chủ nhiệm và thành viên CLB:
CLB học thuật olympia là ý tưởng của một số cựu học sinh nhà trường đã
từng tham gia các cuộc thi Olympia hoặc Âm vang xứ Thanh, đã từng có những
thành tích và kinh nghiệm khi tham gia thi đấu vì thế với mong muốn được đóng
góp xây dựng nhà trường, cũng như khơi dậy đam mê cho các thế hệ học sinh
trong nhà trường sau này, góp phần nâng cao thành tích và vị thế cho ngơi
trường mà các em đã được học tập và trưởng thành. Vì thế trong danh sách Ban
chủ nhiệm của CLB sẽ có mặt của các cựu học sinh và các học sinh đang theo
học trong nhà trường. Trước đấy, các em đã tham khảo các phương thức để
thành lập và tổ chức hoạt động của CLB của các bạn ở Tỉnh khác trong cả nước.
Các thành viên được phân công phụ trách các ban đều là những em có khả năng
tổ chức tốt, có năng lực chun mơn theo từng ban.
* Đồn trường ra quyết định thành lập CLB olimpia - OBS:
Quyết định thành lập CLB được thực hiện dựa theo các văn bản hướng
dẫn, có danh sách các thành viên kèm theo, có các căn cứ theo đảm bảo yêu cầu.
Bước 3: Tổ chức lễ ra mắt CLB
- Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo
Câu lạc bộ, quy chế hoạt động của CLB, nội dung chương trình hoạt động của
CLB, diễn văn khai mạc, chương trình ra mắt CLB.

- Các bước ra mắt:
+ Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội
qui, qui chế CLB
+ Ban chủ nhiệm ra mắt và nhận hoa chúc mừng.
+ Công bố nội dung chương trình hoạt động của CLB trong thời gian tới.
+ Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của CLB
5


Lễ ra mắt câu lạc bộ Olympia
Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động của CLB
I. Tên gọi của CLB.
Để giúp công tác truyền thông của câu lạc bộ được thuận lợi, câu lạc bộ sẽ
được đặt tên bằng Tiếng Anh, khi được viết tắt sẽ ngắn gọn và dễ nhớ hơn.
Tên dự kiến : BimSon Olympia Club - viết tắt: BOC.
II. Mục tiêu.
Câu lạc bộ hướng đến các mục tiêu cơ bản như sau:
1. Trở thành sân chơi kiến thức cho học sinh trường THPT Bỉm Sơn được
giao lưu, ôn tập và học hỏi với nhau cũng như với các bạn ở những trường
THPT khác trên toàn quốc.
2. Là nơi kết nối các thế hệ học sinh cũ và mới của trường THPT Bỉm Sơn,
nhất là kết nối các cựu thí sinh với các thí sinh tương lai, chia sẻ kinh nghiệm và
định hướng cho các em học sinh.
3. Truyền cảm hứng, đam mê tới các lứa học sinh bây giờ và sau này, giúp
các em có một sự chuẩn bị tốt từ lâu dài và có mục tiêu để phấn đấu hết mình.
III. Chức năng nhiệm vụ.
1. Tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm ôn luyện cho các thành viên câu lạc bộ
có mong muốn được tham dự Đường lên đỉnh Olympia và Âm vang xứ Thanh.
2. Tổ chức một giải đấu giữa các học sinh trong nhà trường, mơ phỏng gần

sát với format chương trình Đường lên đỉnh Olympia kết hợp lồng ghép kiến
thức Âm vang xứ Thanh để chọn ra thí sinh đại diện cho trường tham dự hai
cuộc thi này.
IV. Thành phần
Câu lạc bộ sẽ bao gồm 3 thành phần chính:
1. Ban quản lí: gồm có 1 chủ nhiệm CLB và 1 phó chủ nhiệm.
- Nhiệm vụ:
6


+ Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của CLB
+ Điều hành và quản lí các hoạt động của CLB
2. Các tiểu ban: gồm có 4 tiểu ban
- Ban Nội dung: chịu trách nhiệm sưu tầm, soạn thảo các bộ đề và câu hỏi;
kiểm tra tính chính xác của các kiến thức cũng như là Ban Cố vấn trong giải
đấu.
- Ban Kĩ thuật: chịu trách nhiệm về các vấn đề kĩ thuật, máy móc và vật tư
của CLB, đảm bảo các máy móc, vật tư hoạt động hiệu quả.
- Ban Thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế và chỉnh sửa ảnh, video, logo để
đăng bài trên trang của CLB.
- Ban Truyền thông: Chịu trách nhiệm viết bài, thông báo về các hoạt động
của CLB, giải đáp các thắc mắc và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khán
giả.
3. Các thí sinh
- Các thí sinh là các học sinh đang học lớp 10,11 ( năm học 2021-2022 )
của trường THPT Bỉm Sơn, có nguyện vọng tham gia CLB. Mẫu đơn xin gia
nhập sẽ được gửi đến từng lớp học để các bạn học sinh đăng kí.
V. Phương thức hoạt động
Các hoạt động của câu lạc bộ bao gồm hai hoạt động chính và các hoạt động
phụ khác . Cụ thể như sau:

A. Hoạt động chính
1. Tổ chức các buổi sinh hoạt ơn tập
a. Ơn tập trực tiếp
- Thời gian dự kiến : tiết 5 của các ngày thứ 5 hoặc thứ 7 hàng tuần.
- Địa điểm dự kiến : Phòng hội trường của nhà trường.
- Hình thức tổ chức : Kiểm tra trên giấy viết, kiểm tra bằng hình thức hỏiđáp, thi đấu giao hữu giữa các thành viên qua phần mềm chuyên dụng mô
phỏng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia bằng laptop của mỗi cá nhân.
b. Ôn tập gián tiếp ( bằng hình thức trực tuyến )
- Thời gian và địa điểm : không giới hạn về thời gian, địa điểm.
- Hình thức : Sử dụng phần mềm chuyên dụng, mơ phỏng cuộc thi Đường
lên đỉnh Olympia.
Mỗi thí sinh ở tại nhà và thi đấu giao hữu trực tuyến với nhau qua laptop
có kết nối internet.
2. Tổ chức cuộc thi tìm ra nhà vơ địch đại diện cho trường:
- Thời gian: Khi hai chương trình ĐLĐ Olympia và AVXT bắt đầu mùa
giải mới, sẽ bắt đầu cuộc thi. Thời gian tổ chức cuộc thi sẽ diễn ra ngắn nhất có
thể để người chiến thắng được dồn mọi nguồn lực tốt nhất và có thời gian chuẩn
bị dài cho hai chương trình trên.
- Địa điểm: Phịng hội trường của nhà trường.
- Hình thức: Thí sinh thi đấu trực tiếp qua phần mềm bằng laptop của Ban tổ
chức, bộ đề thi được soạn thảo và kiểm tra kĩ lưỡng bởi Ban nội dung, tất cả
đảm bảo cơng bằng nhất có thể cho các thí sinh.

7


Ngồi ra, Ban tổ chức sẽ mời các thầy cơ giáo đại diện cho nhà trường, các
bạn học sinh từ các lớp đến để theo dõi và cổ vũ, tạo khơng khí giống với khi ở
trường quay giúp thí sỉnh rèn luyện tâm lí vững vàng nhất.
Chi tiết về cuộc thi sẽ được xây dựng sau khi thành lập CLB.

B. Các hoạt động khác:
1. Thành lập Trang trên Facebook để quảng bá hình ảnh, thơng tin về nhà
trường và về giải đấu.
2. Tổ chức các buổi giao lưu với các thí sinh của các trường trong và ngồi
tỉnh.
3. Xây dựng và huy động quỹ CLB.
V. Kế hoạch hoạt động
- Từ thời điểm CLB có quyết định thành lập chính thức đến khi bắt đầu
năm học mới:
+ Học tập cách sử dụng phần mềm, đảm bảo sử dụng thành thạo và xử lí
được các tình huống phát sinh khi sử dụng.
+ Tuyển thành viên CLB.
- Từ thời điểm vào năm học mới :
+ Tổ chức các hình thức sinh hoạt ơn tập như đã nêu trên.
VI. Kế hoạch tài chính, vật tư, thiết bị.
1. Nguồn kinh phí :
- Kinh phí chủ yếu từ đóng góp của các thành viên câu lạc bộ. Mức đóng
góp sẽ được thống nhất sau.
2. Vật tư - Thiết bị:
- Phần mềm được sử dụng ở CLB được sản xuất bởi các cựu thí sinh
Olympia, được sử dụng bởi nhiều CLB khác trên toàn quốc, đảm bảo cơng bằng
cho các thí sinh.
- Thiết bị :
+ Trong các buổi sinh hoạt các thí sinh sẽ sử dụng laptop của bản thân để
tham gia.
+ Trong giải đấu, các laptop của thí sinh sẽ được mượn từ các nguồn khác
nhau nhưng đảm bảo về chất lượng và tương đương nhau sẽ được lựa chọn.
2.3.2. Giải pháp: Tổ chức các kỳ thi, hoạt động ngoại khóa để tạo sân chơi, cơ
hội cho các thành viên của CLB được phát huy.
Để giúp các thành viên CLB được cọ xát, được rèn luyện các kỹ năng và

đồng thời chọn ra những cá nhân xuất sắc để tham dự vòng thi cấp Tỉnh. Ban
chủ nhiệm CLB đã xây dựng kế hoạch tổ chức vòng thi cấp trường. Gồm có:
- Vịng loại: Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực.
Ban chủ nhiệm sẽ phối hợp cùng với các thầy cô trong Ban tư vấn của
nhà trường hỗ trợ trong công tác ra đề, thẩm định đề.
Thí sinh tham gia vịng thi này sẽ làm bài thi đánh giá năng lực trên giấy.
Trên cơ sở kết quả bài thi sẽ lựa chọn những thí sinh có kết quả tốt để tiếp tục
vào vịng thi tiếp theo.
Các thí sinh sẽ tiếp tục có thời gian giao lưu, trao đổi kiến thức với nhau
hoặc các thành viên trong CLB để chuẩn bị cho vòng thi tiếp theo.
8


Các thí sinh tham gia vịng thi loại Olympia cấp trường
- Vịng bán kết: Tổ chức dưới hình thức gameshow truyền hình
Có 16 thí sinh tham gia vịng bán kết chia thành 3 trận, mỗi trận có 4 thí
sinh. Các thí sinh lần lượt trải qua 3 phần thi theo fomat của chương trình:
+ Phần 1: Khởi động
+ Phần 2: Khám phá
+ Phần 3: Chinh phục
+ Phần 4: Về đích

Vịng thi bán kết Olympia cấp trường
- Vòng chung kết: Được tổ chức với sự tham gia của 3 thí sinh đạt giải
Nhất của 3 trận bán kết và thí sinh đạt giải Nhì có điểm cao nhất. Các phần thi
cũng tương tự như vịng bán kết.
+ Hình thức: Thí sinh thi đấu trực tiếp qua phần mềm bằng laptop của Ban
tổ chức, bộ đề thi được soạn thảo và kiểm tra kĩ lưỡng bởi "Ban nội dung", tất cả
đảm bảo cơng bằng nhất có thể cho các thí sinh, có các khán giả đến để theo dõi
và cổ vũ, tạo khơng khí giống với khi ở trường quay giúp thí sỉnh rèn luyện tâm

lí vững vàng nhất.
+ Thành phần đại biểu, gồm có: Ban giám hiệu nhà trưởng, Hội Cha mẹ học
sinh, Hội khuyến học Thị xã, các giáo viên chủ nhiệm và các thành viên của CLB.
9


Vòng thi chung kết Olympia cấp trường
2.3.3. Ghi nhận biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với Ban chủ nhiệm và
các thành viên xuất sắc của CLB
Qua đánh giá quá trình tham gia hoạt động, có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho
các hoạt động CLB của các thành viên. Ban chấp hành Đồn trường và Ban chủ
nhiệm CLB sẽ có những biểu dương, khen thưởng và đề xuất với nhà trường
trong khen thưởng cuối năm học cho học sinh để ghi nhận, động viên các em
tiếp tục có những sáng tạo và xây dựng CLB ngày càng phát triển hơn nữa.

Giấy chứng nhận cho thành viên xuất sắc của CLB olympia
2.3.4. Làm tốt công tác truyền thông về chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động
của CLB
Với vai trò của "Ban truyền thông" CLB cần làm tốt công tác tuyên
truyền, quảng bá về CLB đến với nhiều học sinh và giáo viên trong và ngoài nhà
trường qua kênh facebook CLB về các chương trình, các cuộc thi, các kết quả…
Các em học sinh tham gia ban truyền thông đã phát huy được năng lực về công
nghệ thông tin, qua từng bài viết trên kênh các em phải vận dụng cả kiến thức
hiểu biết của mình và các kỹ năng như viết bài, kỹ năng chọn thời điểm, kỹ năng
xử lý công nghệ… Qua đó đã rèn luyện cho các em rất tốt và đặc biệt là vai trị
trách nhiệm với cơng việc.
10


Kênh facebook truyền thông của CLB Olympia

2.3.5. Giải pháp: Vận động tốt nguồn kinh phí để duy trì
hoạt động của các CLB
Để tổ chức các hoạt động của CLB, Ban chủ nhiệm cũng đã xây dựng các
phương án:
+ Một là: do các thành viên đóng góp.
+ Hai là: huy động từ các nguồn hỗ trợ khác.
Nguồn đóng góp từ các thành viên sẽ gặp nhiều khó khăn, do điều kiện
kinh tế của các em học sinh khơng giống nhau, có thể gặp những ý kiến không
ủng hộ từ phụ huynh. Vì vậy, Đồn trường tham mưu cho Ban chủ nhiệm xin
kinh phí của nhà trường cho từng hoạt động cụ thể hoặc từ các lớp, đặc biệt là
lớp có nhiều học sinh tham gia. Cơng tác khen thưởng thì đề xuất với hội
khuyến học thị xã, hội khuyến học nhà trường. Vì vậy, Ban chủ nhiệm cần lập kế
hoạch trước cụ thể dự trù kinh phí cho từng hoạt động của CLB trong năm học,
để nhà trường có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với học
sinh, với bản thân và với nhà trường
Đã từ nhiều năm gần đây, trường THPT Bỉm Sơn khơng có học sinh tham
gia các cuộc thi tri thức. Một phần do nhà trường quá tập trung vào công tác
chuyên môn, chất lượng học sinh giỏi các mơn văn hóa, chất lượng thi đại học.
Một phần không khơi dậy được những đam mê, những nguyện vọng của học
sinh. Do đó gần như bị lãng quên.
Cho tới khóa học 2016-2019, em Nguyễn Tiến Mạnh đã rất mạnh dạn đề
xuất với đoàn trường, nhà trường được đăng ký tham gia cuộc thi Âm vang xứ
Thanh và olimpia và trong quá trình em Mạnh chuẩn bị ơn thi thì nhà trường
cũng có hỗ trợ tập huấn, nhưng cũng không được nhiều, mà tự bản thân em
Mạnh đã nỗ lực rất nhiều và kết quả rất xứng đáng: em Mạnh đã giành vòng
nguyệt quế vòng chung kết năm Âm vang xứ Thanh năm thứ 12. Thành tích của
em Mạnh đã khẳng định vị thế cho nhà trường, như ngọn lửa được thổi cháy
11



những khát khao, đam mê của nhiều em học sinh khác.

Em Nguyễn Tiến Mạnh đạt giải Nhất chung kết năm lần thứ 12
(năm 2018)
Những năm học tiếp theo vẫn có những em học sinh đam mê như em
Tống Ngọc Hải, Tống Trường Xuân, nhưng kết quả chỉ dừng lại ở vịng thi
tháng. Như vậy nếu chỉ lao vào ơn luyện kiến thức thì chưa chắc đã thành cơng.
Khi CLB olympia được thành lập, với sự tham gia của rất nhiều các bạn
cựu học sinh nhà trường, các cựu thí sinh của các trường ở trong cả nước đã
từng là các thí sinh của các cuộc thi tri thức, thì các bạn học sinh trong nhà
trường khi tham gia CLB đã được giao lưu, học hỏi rất nhiều từ các anh chị ấy.
Đặc biệt là qua các buổi ôn luyện oline, tập dượt trên hệ thống phân mềm của
CLB, qua một số hoạt động thì các bạn học sinh được rèn luyện thêm nhiều kỹ
năng, bản lĩnh, trí tuệ, tích lũy một cách tồn diện về mọi mặt. Có những học
sinh trước đây khá nhút nhát, nhưng qua tham gia CLB đã có sự tiến bộ, đã
mạnh dạn đứng trên bục thi đấu, trả lời các câu hỏi của ban tổ chức cuộc thi,
được giao lưu, học hỏi các anh chị và các bạn thì đã tự tin hơn rất nhiều.
Mơ hình CLB học thuật olympia đã đi vào hoạt động được gần hai năm,
và với phương thức hoạt động phù hợp thì đã mang lại kết quả khá rõ nét, cụ thể
như sau:
Năm học
Họ và tên
Thành tích
Tống Ngọc Hải

- Nhất vòng thi tuần cuộc thi Âm
vang xứ thanh năm thứ 14 (dừng
cuộc chơi tại đây)


2020-2021

Cù Đức Hiếu

- Nhất vòng thi tuần, Nhì vịng thi
tháng Olympia
- Qn qn vịng thi chung kết
cuộc thi Âm vang xứ Thanh năm
thứ 15

2021-2022

Nguyễn Trọng Minh Phúc

- Nhất vịng nhận diện, Nhì vịng so
tài Âm vang xứ Thanh năm thứ 16

2019-2020

12


Như vậy kết quả cho thấy sau khi các bạn học sinh được tham gia trải
nghiệm các hoạt động của CLB olimpia thì khơng chỉ tích lũy thêm nhiều kiến
thức sâu rộng, nâng cao hiểu biết xã hội, hiểu biết về văn hóa, mà kỹ năng và
bản lĩnh của các bạn được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt là sự tự tin và khả năng
giao tiếp cũng trước đám đông, trước tập thể. Kết quả của các thí sinh tham gia
các cuộc thi đã có sự bứt phá và khẳng định được vị thế, chất lượng giáo dục của
nhà trường ( nhiều thí sinh đạt giải Nhất, giải Nhì các vòng thi với số điểm khá
cao, hai lần quán quân Âm vang xứ Thanh cấp Tỉnh). Qua sinh hoạt CLB, các

em cịn có thêm nhiều bạn bè từ các vùng miền khác nhau trên đất nước, tăng
thêm tình hữu nghị, đoàn kết. Những bạn học sinh tham gia CLB chắc chắn rằng
sẽ rất vững vàng khi được thử thách trong các môi trường khác nhau sau này.
Với những hoạt động rât bổ ích và hiệu quả của các mơ hình CLB học thuật
của học sinh điển hình như CLB Olympia thì chúng ta cần nhân rộng đối với
nhiều trường học, cũng như duy trì tốt hoạt động để học sinh có mơi trường rèn
luyện, học hỏi, giao lưu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Em Cù Đức Hiếu - Quán quân cuộc thi Âm vang xứ Thanh cấp Tỉnh
năm thứ 15 (2021)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài SKKN tại đơn vị công tác, tôi rút ra một
số kinh nghiệm như sau:
- Để giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh cần xây dựng môi trường
để các em có cơ hội rèn luyện và phát huy.
- Thành lập các CLB theo đúng các nguyện vọng, nhu cầu của học sinh.
- Tổ chức hoạt động các CLB cần đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.
- Công tác động viên khen thưởng cần phải kịp thời, thường xuyên và
đồng bộ.
Qua áp dụng đưa mơ hình CLB học thuật Olympa vào hoạt động, tơi thấy
các em học sinh đã có nhiều thay đổi tiến bộ về kiến thức và kỹ năng. Chất
13


lượng thí sinh tham gia các kỳ thi được nâng cao hơn, thành tích đạt được cũng
cao hơn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với cấp quản lý các nhà trường:
- Cần tích cực tham mưu cho đoàn trường và CLB tổ chức nhiều hoạt

động thường xuyên hơn, chất lượng hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí cho Đồn trường và CLB
tổ chức các hoạt động cho học sinh.
* Đối với Sở giáo dục - Đào tạo, Đoàn cấp trên:
- Quan tâm và tạo điều kiện tổ chức các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ để các
em học sinh có cơ hội được tham gia, trải nghiệm và thực hiện được ước mơ.
- Đoàn cấp trên: Tổ chức các lớp tập huấn về bồi dưỡng các kỹ năng,
nghiệp vụ tổ chức các hoạt động của các CLB trong nhà trường
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và ý kiến của bản thân tơi trong q
trình thực hiện đề tài, và do đặc thù của mỗi đơn vị khác nhau nên các ý kiến,
kết luận của tơi có thể cịn chưa hợp lý và cịn thiếu sót. Rất mong được hội
đồng khoa học và các đồng nghiệp nghiên cứu, bổ sung góp ý cho đề tài được
hồn thiện hơn, có tính khả thi hơn, góp phần nâng cao chất lượng công việc và
thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trị, chức năng của bản thân.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 02 tháng 06 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi viết, không sao chép của ai
Người viết

Mai Thị Lương

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu về các qui định tại Điều 7 nghị định 45/2010-CP về hồ sơ thành lập CLB
2. Tài liệu hướng dẫn qui trình thành lập CLB học sinh.
3. Tài liệu về bộ câu hỏi thi olimpia
4. Tài liệu tổ chức game show truyền hình.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Lương
Chức vụ và đơn vị công tác: Bí thư Đồn Trường THPT Bỉm Sơn.

TT

1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)


Bổ sung và khai thác có hiệu
quả phim ảnh để nâng cao
Ngành giáo dục
chất lượng dạy học phần
Tỉnh Thanh Hố
“Trồng trọt, lâm nghiệp đại
cương” cơng nghệ 10.
Ứng phó với biến đổi khí hậu
và phịng chống thiên tai Ngành giáo dục
thơng qua dạy học tích hợp Tỉnh Thanh Hố
bài 19 - Cơng nghệ 10.
Các mơ hình hoạt động của
đoàn trường nhằm nâng cao
Ngành giáo dục
hiệu quả phong trào “Học
Tỉnh Thanh Hoá
sinh 3 tốt” ở trường THPT
Bỉm Sơn.
Giải pháp thực hiện hiệu quả
cơng trình thanh niên để xây
dựng nhà trường "Xanh Ngành giáo dục
sạch - đẹp" tại trường THPT
Bỉm Sơn

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2012-2013

B

2014-2015

C

2019-2020

B

2021-2022



×