Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Thực hiện tốt công tác bảo vệ biên giới quốc gia giữa hai tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) và Mondulkiri (Camphuchia) bằng việc nâng cao hiểu biết kiến thức Luật biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
CUỘC THI KHOA HỌC - KỸ THUẬT CẤP TỈNH
NĂM 2021 - 2022

ĐỀ TÀI
THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC
GIA GIỮA HAI TỈNH ĐẮK NÔNG (VIỆT NAM) VÀ
MONDUNKIRI (CAMPHUCHIA) BẰNG VIỆC NÂNG CAO
KIẾN THỨC HIỂU BIẾT LUẬT BIÊN GIỚI CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT ĐẮK MIL

LĨNH VỰC DỰ THI
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Đắk Nông tháng 12 năm 2021

1


MỤC LỤC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 2
II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...................................................................... 3
1. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4
4. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................5
III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 5
1. Khái niệm biên giới quốc gia và vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia …………5
2. Những điểm mới của dự án ........................................................................... 5
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................... 6


4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Khảo sát thực trạng và thống kê kết quả ....................................................... 6
IV. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 6
1. Tiến trình nghiên cứu ................................................................................... 6
2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................... 8
1. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 8
1.1. Tại sao lại phải nâng cao hiểu biết Luật biên giới cho đối tượng học sinh
về ý thức bảo vệ biên giới quốc gia. ……………………………........................ 8
1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc hạn chế kiến thức pháp luật biên
giới quốc gia........................................................................................................ 9
2. Kết quả ......................................................................................................... 10
2.1. Tổ chức tuyên truyền dưới cờ .............................................................. 10
2.2. Chương trình phát thanh tuyên truyền …...............................................15
2.3. Phát hành cuốn cẩm nang về bảo vệ biên giới...................................... 17
2.4. Tổ chức thi tìm hiểu về pháp luật biên giới, …….…………….. ......... 19
2.5. Lập trang Facebook tuyên truyền về Luật biên giới …………………. 23
2.6. Sản xuất Video tuyên truyền về Luật biên giới………………………. 25
2.7. Khảo sát hiệu quả chung ....................................................................... 27
2.8. Kết quả thu được qua khảo sát trước và sau tác động .......................... 28
3. Đề xuất các giải pháp ................................................................................. 29
3.1. Giải pháp đề xuất đối với nhà trường ................................................... 29
3.2. Giải pháp đề xuất đối với gia đình - các bậc phụ huynh. ...................... 29
3.3. Giải pháp đề xuất đối với các cơ quan chức năng ............................... 29
3.4. Giải pháp đề xuất đối với học sinh trong nhà trường............................. 29
VI. KẾT LUẬN ............................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 30

2



I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hố thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước mn đời ...
(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Địa bàn biên giới có vị trí chiến lược quan trọng, là "tuyến đầu", "cửa ngõ", là
"phên dậu" của mỗi quốc gia. Chủ quyền, an ninh biên giới là một bộ phận quan
trọng không thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Một
quốc gia có biên giới hồ bình, hữu nghị, ổn định và phát triển có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự vững mạnh của chế độ, của dân tộc. Lịch sử hàng
nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, dựng
nước phải gắn bó chặt chẽ với giữ nước. Do đó, trong tâm thức của mỗi người
dân Việt Nam, biên cương - địa đầu Tổ quốc, là nơi thiêng liêng phải được bảo
vệ vững chắc. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân, của các lực lượng vũ
trang, trong đó Bộ đội biên phòng (BĐBP) giữ vai trò chuyên trách, nịng cốt.
Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược
Bảo vệ biên giới quốc gia xác định “Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống
chính trị; dựa vào dân, lấy dân làm gốc “mỗi người dân biên giới là một cột
mốc sống”.
Đăk Mil là một huyện biên giới có chiều dài biên giới giáp với nước bạn
Camphuchia hơn 40km thuộc hai xã là Đắk Lao và xã Thuận An, đây là hai xã
có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Hơn ai hết, đồng bào các
dân tộc sinh sống trên địa bàn đóng vai trị quan trọng trong công tác quản lý,
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Là lực lượng giúp đỡ BĐBP trong nắm tình
hình đường biên, mốc quốc giới, tình hình hoạt động của các loại đối tượng trên
biên giới. Họ là những người thường xuyên canh tác, sản xuất trên biên giới, do

vậy, mọi diễn biến tình hình vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động của các loại
đối tượng đều không qua khỏi tai mắt của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự
nghiệp của cá nhân anh hùng nào” thể hiện vai trò to lớn của quần chúng đối
với sự nghiệp cách mạng, phát huy những giá trị cao đẹp tư tưởng của Bác,
Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng
đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu từ lí luận đến thực tiễn, nhóm tác giả nhận
thấy rằng vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biên giới quốc gia
là vô cùng quan trọng, vì đây là lứa tuổi dễ bị lơi kéo, đồng thời cũng là lực
lượng tuyên truyền viên hiệu quả trong nhân dân để thực hiện tốt công tác bảo
vệ biên giới. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài
“Thực hiện tốt công tác bảo vệ biên giới quốc gia giữa hai tỉnh Đắk Nông
(Việt Nam) và Mondulkiri (Camphuchia) bằng việc nâng cao hiểu biết kiến
thức Luật biên giới cho học sinh trường THPT Đắk Mil”

3


II- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC TIÊU
NGHIÊN CỨU
Nếu coi việc bảo vệ biên giới quốc gia là của lược lượng bộ đội biên phịng,
thì đó là một sai lầm, mà chúng ta cần biết mọi công dân Việt Nam phải làm đầy
đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia do pháp luật quy định. Đó là
quan điểm cơ bản đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ biên
phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
1. Giả thuyết khoa học
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự

nghiệp của tồn dân... Cơng dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ rõ “Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa
vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phịng tồn dân”. Điều 10 Luật Biên giới
quốc gia cũng xác định “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực
biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Trong những năm qua Bộ đội Biên phòng làm nòng cốt phối hợp với các lực
lượng, địa phương vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên
giới; tổ chức tuần tra đường biên, mốc quốc giới, phát hiện, xử lý kịp thời các
vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Công tác vận động quần chúng được
chú trọng, tăng cường nắm địa bàn, tích cực tuyên truyền, thuyết phục quần
chúng nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên nhận thức của một bộ phận nhân dân về chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia chưa
đầy đủ, dẫn đến ý thức chấp hành các quy định pháp luật về biên giới chưa
nghiêm. Hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân nâng cao trình
độ hiểu biết pháp luật về biên giới tuy đã triển khai nhưng còn nhiều hạn chế.
Vai trò của lực lượng học sinh chưa được phát huy, chưa khơi dậy được lòng tự
hào dân tộc, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia các phong trào bảo vệ biên
giới.
Trên thực tế từ khảo sát, tìm hiểu tại trường THPT Đắk Mil, nếu chúng ta
thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyên truyền cho học sinh về Luật biên
giới, về ý thức trong việc bảo vệ biên giới thì từ đó việc giữ gìn biên giới quốc
gia sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Chính từ những vấn đề trên, thay vì thờ ơ hay xem nhẹ đối tượng học sinh
và gia đình các bạn đang sinh sống, canh tác trên địa bàn khu vực biên giới thì
nhóm tác giả đề xuất có thể thực hiện tốt cơng tác bảo vệ biên giới quốc gia
bằng hình thức tác động tâm lí, giáo dục kiến thức Luật biên giới, có những
hướng đi mới, khuyến cáo giúp cho học sinh nói riêng, nhân dân nói chung có
cách nhận thức tốt hơn về Luật biên giới để từ đó nâng cao ý thức trong công tác

bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay để góp phần giữ vững an ninh quốc gia, an
tồn biên giới.
2. Câu hỏi nghiên cứu

4


Việc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, giữa các
nước trên thế giới hiện nay đang diễn ra gay gắt, từ đó đặt ra câu hỏi:
- Làm thế nào để thực hiện tốt công tác bảo vệ biên giới quốc gia giữa hai
tỉnh Đắk Nông (Việt nam) và Mondulkiri (Camphuchia) nói riêng và biên giới
quốc gia nói chung?
- Làm thế nào để giúp các bạn học sinh nâng cao hiểu biết kiến thức về
Luật biên giới, về biên giới quốc gia từ đó nhận thức được rõ vai trò và trách
nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ biên giới quốc gia?
- Liệu chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trên địa
bàn huyện Đắk Mil về công tác phối hợp bảo vệ Biên giới quốc gia hay không?
(thông qua cầu nối trung gian là đối tượng học sinh).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu và áp dụng kiến thức khoa học đặc biệt là kiến thức khoa
học thời kì cơng nghệ 4.0, từ đó đưa ra các giải pháp giúp học sinh trường THPT
Đắk Mil nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Đắk Mil nói chung nâng cao
hiểu biết về Luật biên giới, về kiến thức biên giới quốc gia nhằm áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống trong việc phối hợp bảo vệ biên giới quốc gia, lãnh thổ là
điều vô cùng quan trọng đối với người dân vùng giáp biên của huyện Đắk Mil
nói riêng và những địa phương có địa bàn giáp với biên giới quốc gia nói chung.
Giúp cho mọi cơng dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tỉnh Đắk Nơng nói chung và khu vực biên giới của huyện Đắk Mil nói

riêng, những năm qua, tình hình chính trị ln ổn định, quốc phịng, an
ninh được củng cố, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới được giữ vững, quan
hệ đối ngoại với các nước láng giềng được duy trì thường xuyên. Đời sống, dân
trí được nâng cao, văn hóa tinh thần được cải thiện; quần chúng nhân dân yên
tâm, phấn khởi làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia cùng với Bộ
đội Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới. Ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, chính quyền địa phương, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên,
khu vực biên giới huyện Đắk Mil vẫn luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về an
ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Nổi lên là hoạt động tuyên truyền, phát
triển đạo trái pháp luật; kích động tập hợp lực lượng; hiện tượng di, dịch cư tự
do trong nội địa và ra nước ngồi khơng giảm; chặt, đốt phá rừng để làm nương
rẫy chưa chấm dứt; các hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới của
nhân dân hai bên biên giới, như: xuất, nhập cảnh trái phép, bn lậu... vẫn cịn
nhiều diễn biến phức tạp.
Bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng
ăn, cùng ở với dân. Để phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ
chủ quyền biên giới, đặc biệt là đối tượng học sinh, cần làm tốt cơng tác nghiên
cứu, nắm tình hình, nắm rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, từ đó đề ra
nội dung, yêu cầu phù hợp phát động các phong trào để huy động đông đảo quần
chúng tham gia. Những thuận lợi và khó khăn thách thức sẽ tác động trực tiếp
đến tư tưởng, hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, nhất là đồng bào các dân tộc
5


ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đó chính là những điều vô cùng quan trọng
đối với người dân vùng giáp biên của huyện Đắk Mil nói riêng và những địa
phương có địa bàn giáp với biên giới quốc gia nói chung.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ hiểu biết Luật biên giới, ý thức trong việc bảo vệ biên

giới quốc gia của học sinh trường THPT Đắk Mil và người dân trên địa bàn
huyện. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế ý thức đó, chỉ
ra được những nguyên nhân cơ bản của việc hạn chế về ý thức, kém hiểu biết về
pháp luật, chỉ ra được những hậu quả của nó. Từ đó sẽ phân tích, tổng hợp, đề
xuất và thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức
bảo vệ biên giới quốc gia.
III- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Khái niệm biên giới quốc gia và vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia
1.1. Khái niệm biên giới quốc gia:
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với
lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên
biển.
"Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,
các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa,
vùng biển, lịng đất, vùng trời của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
1.2. Vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phịng - an ninh, vì vậy cần phải bảo vệ biên giới quốc gia. Để bảo vệ biên
giới quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm như sau:
Thứ nhất, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một
nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Thứ hai, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả
xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vẹn
lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.

Thứ ba, xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các
vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hịa bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền,
tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Thứ tư, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự
nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
2. Những điểm mới của dự án
Một là, sử dụng công nghệ 4.0 để tuyên truyền kiến thức Luật biên giới, ý
thức bảo vệ biên giới cho các đối tượng khác nhau.
6


Hai là, giúp cho học sinh trường THPT Đắk Mil có những hiểu biết về
Luật biên giới nhất định từ đó nâng cao ý thức trong việc bảo vệ biên giới trên
địa bàn huyện Đắk Mil nói riêng và bảo vệ biên giới quốc gia nói chung.
Ba là, thơng qua các bạn học sinh là khâu trung gian để có thể tác động
đến gia đình, cộng đồng ở địa phương cùng chung tay trong việc bảo vệ biên
giới trên địa bàn huyện Đắk Mil nói riêng và bảo vệ biên giới quốc gia nói
chung từ đó lan tỏa rộng rãi ra cộng đồng.
Bốn là, nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ biên giới quốc gia đúng
như quan điểm của Đảng về vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
thống nhất của Nhà nước.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THPT Đắk Mil, số lượng 1177 bạn và một số người dân
sinh sống trên địa bàn huyện Đắk Mil – họ là những phụ huynh của học sinh,
những người quan tâm đến các vấn đề mà nhóm tác giả thông tin, tuyên truyền
qua trang mạng xã hội Facebook, Video …
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Địa bàn huyện Đắk Mil, trong đó chủ yếu là khu vực có học
sinh trường THPT Đắk Mil sinh sống.
Thời gian: Từ ngày 03/3/2021 đến ngày 06/12/2021.
4. Nội dung nghiên cứu
Làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài. Nghiên cứu thực trạng về mức độ
hiểu biết Luật biên giới, ý thức trong vấn đề bảo vệ biên giới trên địa bàn. Tiến
hành các giải pháp khác nhau để nâng cao nhận thức, thay đổi ý thức trong việc
bảo vệ biên giới. Kết luận, khuyến nghị.
5. Khảo sát thực trạng và thống kê kết quả
Khảo sát về kiến thức hiểu biết Luật biên giới và ý thức trong việc bảo vệ
biên giới trên địa bàn của học sinh trường THPT Đắk Mil.
Thống kê các số liệu trước và sau tác động bằng các giải pháp để thấy kết
quả của các giải pháp, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
IV- THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế tiến trình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu về thực trạng kiến thức hiểu biết Luật biên giới, ý thức
trong vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia của học sinh tại trường THPT Đăk Mil và
của các hộ dân trên địa bàn huyện Đắk Mil nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu
thập thơng tin và tiến hành lập kế hoạch nghiên cứu:
- Tháng 3/2021: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề về Luật biên
giới và ý thức trong việc bảo vệ biên giới quốc gia và ảnh hưởng của việc thiếu
ý thức trong vấn đề đó như thế nào.
- Tháng 4/2021: Thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và thống kê.
- Tháng 4 – 10/2021: Nghiên cứu, phân tích việc nhận thức Luật biên giới
và vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia ở thời điểm hiện tại và sau tác động của

7


nhóm tác giả đối với học sinh tại trường trung học phổ thông Đắk Mil và các hộ

dân cư trên địa bàn.
- Tháng 4 – 11/2021: Thiết kế và thực hiện chương trình hành động thực
tiễn.
- Tháng 11 – 12/2021: Thống kê, đánh giá kết quả, báo cáo.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đề tài dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.2. Phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu hỏi (trên phiếu điện tử)
Trong đó chú ý về mặt độ tuổi, giới tính, đối tượng và số lượng học sinh
cư trú trên địa bàn các xã, thị trấn. Đồng thời khảo sát thơng qua việc tìm hiểu
qua báo chí thơng tin trên các trang mạng điện tử. Nội dung tiến hành phỏng
vấn, khảo sát xoay quanh nhận thức của học sinh về kiến thức Luật biên giới và
ý thức bảo vệ biên giới và làm thế nào để học sinh áp dụng kiến thức về vấn đề
bảo vệ biên giới quốc gia để áp dụng trong cuộc sống và tuyên truyền cho gia
đình, người thân khi về địa phương. Phiếu điều tra này được thiết kế với mục
đích khảo sát về mức độ nhận thức, hiểu biết của học sinh, của hộ gia đình và
hiệu quả của việc tác động tâm lí, chứng minh bằng việc làm thực tế của các
biện pháp, kế hoạch sử dụng …. nhằm góp phần vào việc bảo vệ biên giới quốc
gia của học sinh trường THPT Đăk Mil và các bậc phụ huynh có con em là học
sinh đang theo học tại trường, từ đó có những đánh giá chung và nhận định khái
quát về tầm ảnh hưởng của việc tác động tâm lí đến ý thức bảo vệ biên giới quốc
gia của học sinh của người dân trên địa bàn huyện Đắk Mil.
2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Mục đích phỏng vấn là tìm kiếm thêm những thơng tin định tính liên quan
đến quan điểm đánh giá về việc tác động tâm lí, nhằm tác động đến ý thức bảo
vệ biên giới quốc gia của học sinh phổ thông trong cuộc sống và những nguyên
nhân dẫn tới việc thiếu ý thức đó mà các phương pháp trên chưa làm sáng tỏ
được. Đối tượng phỏng vấn: Học sinh của trường THPT Đăk Mil và các hộ gia
đình có con em đang theo học tại trường. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn

đề hiểu biết về luật biên giới và ý thức bảo vệ biên giới quốc gia như thế nào và
các biện pháp tác động tâm lí nhằm hạn chế việc thiếu ý thức của học sinh, của
nhân dân.
2.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu ở các
buổi sinh hoạt dưới cờ của các lớp, các buổi tuyên truyền trong giờ ra chơi, kết
quả sau những tiết học biên giới, phản ứng thái độ của học sinh sau khi xem
cuốn cẩm nang về vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia. Các lần quan sát giúp nhóm
tác giả có thể nắm bắt được một số thông tin về nhận thức, ý thức trong vấn đề
bảo vệ biên giới quốc gia của học sinh tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua các tri
giác trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
2.5. Phương pháp thực nghiệm
Đề tài đã tiến hành thực hiện các chương trình thực nghiệm kéo dài từ
tháng 3/2021 đến tháng 11/2021 với các hoạt động cụ thể:
8


- Tổ chức tuyên truyền dưới cờ “Hãy nêu cao ý thức bảo vệ biên giới
quốc gia” giúp học sinh nêu cao ý thức trong vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia
đối với cá nhân và gia đình, cộng đồng nơi sinh sống.
- Chương trình phát thanh tuyên truyền “Tấc đất tấc vàng, tấc đất nơi
biên giới là máu xương của cha ông ta”.
- Phát hành cuốn cẩm nang về vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia.
- Tổ chức thi tìm hiểu nâng cao kiến thức về pháp luật biên giới.
- Lập trang Facebook tuyên truyền nâng cao ý thức cho các đối tượng
khác nhau về pháp luật biên giới.
- Sản xuất Video tuyên truyền nâng cao ý thức về pháp luật biên giới.
Trong các chương trình hành động này, nhóm tác giả đã tìm hiểu về thực
trạng nhận thức, hiểu biết, ý thức trong vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia của các
bạn học sinh và hộ gia đình của các bạn đó trước và sau tác động. Kết thúc

chương trình hành động, nhóm tác giả sẽ tổng hợp kết quả những thay đổi về
quan điểm, nhận thức, ý thức cũng như tình hình thực tế của các đối tượng.
2.6. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông qua các kênh tài liệu của các đề tài đã nghiên cứu trước đó, thơng
qua mạng internet, các sách báo liên quan.... Thu thập thông tin từ những nguồn
tin cậy, có độ chính xác cao từ đó phân tích các số liệu để đưa ra các biện pháp
tác động phù hợp với từng đối tượng.
2.7. Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê số liệu nhằm đưa ra những con số chính xác mức độ hiểu biết
Luật biên giới, ý thức của cá nhân trong việc phối hợp bảo vệ biên giới. Tiếp
đến là mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện các chương trình hành động thực
tiễn để tác động đến tâm lí học sinh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ biên giới quốc
gia và hiệu quả của tác động tâm lí để làm tốt cơng tác phối hợp quân – dân
trong thế trận an ninh quốc phịng của của địa phương. Từ đó đưa ra kết luận
hiệu quả của việc giáo dục nâng cao kiến thức Luật biên giới và các biện pháp
tác động tâm lí đã giúp học sinh được vấn đề gì.
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1. Phân tích dữ liệu
1.1. Tại sao lại phải tác động tâm lí cho đối tượng học sinh về ý thức
bảo vệ biên giới quốc gia
Đối tượng học sinh đơng, sinh hoạt tập trung trong một mơi trường, có
nhận thức tương đối đồng đều, từ nhận thức của mình các bạn có thể tun
truyền đến các hộ gia đình, đến cộng đồng nơi sinh sống. Nhưng đồng thời đây
cũng là đối tượng dễ bị lôi kéo dụ, dỗ của các thế lục thù địch, các tổ chức phản
động.
Tại trường THPT Đăk Mil số lượng học sinh trực tiếp sinh sống ở khu
vực biên giới chiếm tỉ lệ khoảng 12%. Đối tượng học sinh không trực tiếp sinh
sống ở vùng biên giới nhưng gia đình lại có đất canh tác ở vùng biên giới chiếm
tỉ lệ khoảng 50%, nên họ cũng thường xuyên ra vào khu vực biên giới. Vì thế
cần phải trang bị cho đối tượng này những kiến thức hiểu biết về luật biên giới

nhất định. Và đặt ra giả thiết rằng: Nếu chúng ta làm tốt công tác truyên truyền
9


đến học sinh nói riêng, người dân nói chung về Luật biên giới, về kiến thức bảo
vệ biên giới quốc gia hợp lí, khoa học thì sẽ làm tốt cơng tác phối hợp bảo vệ
biên giới. Từ đó an ninh biên giới được giữ vững, chính trị xã hội ổn định, kinh
tế phát triển.
Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả khảo sát kiến thức về pháp luật biên giới
và ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của học sinh trường THPT Đắk Mil và
người dân trên địa bàn huyện Đắk Mil thu được khi chưa tác động trên nền tảng
Google Form qua đường dẫn sau: />
1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc hạn chế kiến thức pháp luật và ý
thức bảo vệ biên giới quốc gia
1.2.1. Nguyên nhân
- Các kênh tuyên truyền chính thống thường được sử dụng từ trước tới
nay chưa phù hợp với trình độ nhận thức, thực tiễn cuộc sống của người dân.
- Người dân hạn chế hiểu biết Luật biên giới, các quy định về bảo vệ biên
giới; Thiếu nhận thức về quá trình ra vào khu vực biên giới; Điều kiện kinh tế
của các gia đình; Tâm lí “cha chung khơng ai khóc”; Chưa nhận thức được sự
nguy hại về việc thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia.
Cụ thể nội dung của các nguyên nhân trên là:
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia và các văn bản pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia chưa
đầy đủ, dẫn đến ý thức chấp hành các quy định pháp luật về biên giới chưa
nghiêm.
Chưa phát huy được hết trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc
gia của các sở, ban, ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, thậm chí cịn có tư tưởng cho
rằng việc quản lý, bảo vệ biên giới là trách nhiệm thuộc về các lực lượng chức
năng làm nhiệm vụ trên biên giới.

Hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân nâng cao trình độ
hiểu biết pháp luật về biên giới tuy đã triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Hình
thức, phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, chưa gắn liền với trách nhiệm
của cá nhân và tổ chức trong phối hợp với lực lượng BĐBP quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia.
Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc phát động, duy trì các phong trào

10


chưa được phát huy, chưa tập hợp được số đông quần chúng nhân dân tham gia
các phong trào, chưa khơi dậy được lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của cá
nhân trong tham gia các phong trào. Điều kiện kinh tế của một bộ phập người
dân cịn gặp nhiều khó khăn vì thế họ tìm cách qua lại biên giới bất hợp pháp để
kiếm kế mưu sinh, qua bên kia biên giới để xâm canh …
1.2.2. Ảnh hưởng
- Mất an ninh, an toàn biên giới.
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nước láng giềng.
- Ảnh hưởng đến tình hình lao động sản xuất trên địa bàn và phát triển
kinh tế của địa phương, của quốc gia.
2. Kết quả nghiên cứu
Trong các chương trình hoạt động trên, chúng tơi đã tiến hành được cả 6
chương trình và nhận thấy đạt được hiệu quả rõ rệt, cụ thể là:
2.1. Tổ chức tuyên truyền dưới cờ “Nêu cao ý thức bảo vệ biên giới quốc
gia” giúp học sinh có ý thức trong vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia và tun
truyền đế gia đình, cộng đồng nơi sinh sống.
Nhóm tác giả đã thực hiện nhiều buổi tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt
đầu tuần dưới cờ với nội dung đó là nâng cao hiểu biết pháp luật về biên giới,
như: tuyên truyền vận động học sinh thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Hiệp định, Quy chế khu vực biên giới, Luật

Biên giới quốc gia; các văn bản pháp luật mới ban hành. Một số nội dung tuyên
truyền như sau:
* Những vấn đề chung
1-Thế nào là biên giới quốc gia: Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
đường biên giới quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 1, Luật biên giới quốc
gia năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngay 01/01/2004. Theo đó, “Biên giới
quốc gia nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng
theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo
trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
2- Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc
gia: Luật pháp quốc tế đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về biên giới và lãnh
thổ quốc gia. Theo đó, tính bất khả xâm phạm, toàn vẹn về biên giới và lãnh thổ
quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật
quốc tế hiện đại. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 4, Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc, theo đó, trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia thành
viên có nghĩa vụ tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, tơn
trọng các cam kết và thỏa thuận quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc
gia nào; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hịa bình nhằm duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên
ngun tắc bình đẳng và tơn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc.
* Luật Biên giới quốc gia
Điều 14.
Các hành vi bị nghiêm cấm:
11


1-Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của
đường biên giới quốc gia; làm đổi dịng chảy tự nhiên của sơng, suối biên giới;

gây hư hại mốc quốc giới;
2-Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh,
xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại cơng trình biên giới;
3-Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm
phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4-Qua lại trái phép biên giới quốc gia; bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hố, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc
gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng
hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5-Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia
trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại
cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, mơi trường, an tồn
hàng khơng và trật tự, an tồn xã hội ở khu vực biên giới;
6-Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia
Điều 15
1-Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên
giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh
thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc
qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa
khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.
2-Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ
giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơng trình biên giới, mốc quốc giới
để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 28
1-Nhà nước xây dựng nền biên phịng tồn dân và thế trận biên phịng
tồn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2-Ngày 03 tháng 3 hàng năm là "Ngày biên phịng tồn dân".

Điều 29
1-Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, cơng trình biên giới phải
được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2-Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm
chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc cơng trình biên giới bị hư
hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ
quan nơi gần nhất.
Điều 31
1-Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là
nhiệm vụ của Nhà nước và của tồn dân, trước hết là của chính quyền, nhân
dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.
2-Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với
lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương
12


trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an
tồn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chun mơn, nghiệp vụ.
Điều 33
1-Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người
được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2-Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới
quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính
sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến
đấu.
3-Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền
huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị
thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Quy định xử phạt theo Nghị định số 96/2020/NĐ-CP: Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1-Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình
thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2-Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm hành chính cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ
sung sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài ngun, khống
sản, hải sản, mơi trường và giấy phép xây dựng, vận tải, kinh doanh từ 06 tháng
đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và giấy phép hoạt động dịch
vụ, thương mại tại cửa khẩu biên giới đất liền từ 03 tháng đến 06 tháng;
c) Trục xuất.
3-Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngồi việc bị áp dụng hình
thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép
hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây
lan dịch bệnh;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
13


e) Buộc rời khỏi khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu;
g) Buộc tiêu hủy giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên
giới hết giá trị sử dụng;
h) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng,
chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu,
tuyến đường quy định;
i) Buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khơi phục tình trạng ban
đầu đối với mốc quốc giới, cọc dấu, điểm cơ sở, bia chủ quyền, dấu hiệu đường
biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, công trình phịng thủ vùng biển, cơng
trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất
liền, cửa khẩu cảng;
k) Buộc lấy ý kiến của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và các cơ quan liên quan;
l) Tạm dừng thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với phương tiện Việt Nam,
tạm dừng thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh đối với phương tiện nước
ngoài.
* Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả
Điều 10. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ cơng trình biên giới,
biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu
cảng
1-Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo “khu vực biên giới”,
“vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực cửa khẩu”, “khu vực biên giới
biển” và các biển báo về khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới đất liền, cửa
khẩu cảng, cơng trình biên giới.

2-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm hư
hỏng các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”,
“khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” và các biển báo khác trong khu
vực biên giới, cửa khẩu.
3-Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm xê
dịch, tháo dỡ, phá hủy các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”,
“vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” và các biển báo
khác trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
4-Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý
cắm các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu
vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
5-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây
dựng, lắp đặt trái phép các cơng trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến
sự an tồn của cơng trình biên giới.
6-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá,
dỡ hoặc làm hư hỏng kết cấu, thiết bị của cơng trình biên giới mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.
7-Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm
giả các biển báo, “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu
14


vực biên giới biển”, “khu vực cửa khẩu” trong khu vực biên giới, cửa khẩu.
8-Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất đối với người nước ngồi có hành vi vi phạm quy định tại
khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này.
9-Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu
hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để khơi phục lại tình trạng ban đầu đối với

hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5,
khoản 6 Điều này.
Sau những giờ sinh hoạt trên, số lượng học sinh có ý thức hiểu biết pháp
luật về biên giới đã có xu hướng tăng dần. Trước đó đa số các bạn học sinh chưa
có kiến thức về pháp luật biên giới thì nay đã có những kiến thức nhất định.
Hình ảnh tun truyền dưới cờ của nhóm tác giả

Kết quả thu được qua khảo sát trước tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được thông qua khảo sát trên nền
tảng Google Form: />
15


Kết quả thu được qua khảo sát sau tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được thông qua khảo sát trên nền
tảng Google Form: />Kết luận: như vậy việc tác động tâm lí qua các buổi tuyên truyền dưới cờ đã
giúp cho nhận thức của học sinh có sự thay đổi rõ rệt về Luật biên giới và
những hiểu biết nhất định về những quy định khi ra vào biên giới
2.2. Chương trình phát thanh “Tấc đất tấc vàng, tấc đất nơi biên giới là
máu xương của cha ơng ta”.
Nội dung trong các lần phát thanh nhóm tác giả đã phổ biến với những
mẩu tin ngắn tuyên truyền, như:
* Khu vực vành đai biên giới là gì?
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào,
được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện
trong vành đai biên giới; duy trì an ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật; nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trường
hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.

* Các hành vi nào bị cấm trong khu vực biên giới?
1-Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của
đường biên giới quốc gia; làm đổi dịng chảy tự nhiên của sơng, suối biên giới;
gây hư hại mốc quốc giới;
2-Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh,
xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại cơng trình biên giới;
3-Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm
phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4-Qua lại trái phép biên giới quốc gia; bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc
gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hóa phẩm độc hại và các loại hàng
hóa khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.
* Quy định khi vào khu vực biên giới
1-Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật;
2-Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới
16


đất liền phải có giấy phép của cơ quan Cơng an cấp tỉnh nơi người đó thường
trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp;
3-Công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu
vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an
cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật;
4-Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thơng báo bằng
văn bản cho Đồn Biên phịng sở tại.
* Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ biên giới quốc gia
1-Mọi cơng dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới
quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên
giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

2-Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của
Nhà nước.
3-Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên
giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc.
4-Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự,
quốc phịng, sẵn sàng nhận và hồn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác
với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
* Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biên giới quốc gia
1-Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về
truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
2-Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự
cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.
3-Tích cực học tập kiến thức quốc phịng –an ninh, sẵn sàng nhận và
hồn thành các nhiệm vụ quốc phịng.
4-Tích cực tham gia các phong của đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Chuyên mục “người tốt việc tốt” trong vấn đề bảo vệ biên giới; đặt ra
những câu hỏi cho thính giả là nên làm gì? Nên hành động như thế nào?
Hình ảnh cộng tác viên đang thực hiện chương trình phát thanh

17


Kết quả thu được qua khảo sát trước tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được thông qua khảo sát trên nền
tảng Google Form: />Kết quả thu được qua khảo sát sau tác động


Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được thông qua khảo sát trên nền
tảng Google Form: />Kết luận: như vậy việc tác động tâm lí qua chương trình phát thanh đã
giúp cho nhận thức của học sinh có những thay đổi rõ rệt nhận thức về Luật
biên giới và những hiểu biết nhất định về kiến thức biên giới và trách nhiệm của
mỗi công dân, đặc biệt là trách nhiệm của học sinh THPT Đăk Mil.
2.3. Phát hành cuốn cẩm nang Nâng cao hiểu biết pháp luật về bảo vệ
biên giới tuyên truyền cho học sinh và nhân dân trên địa bàn về vấn đề bảo
vệ biên giới quốc gia.
Nhóm tác giả đã thiết kế nội dung, hình thức của cuốn cẩm nang đảm bảo
tính hấp dẫn, sinh động và phù hợp với thị hiếu của học sinh và tiện lợi trong
việc sử dụng tại gia đình giúp cho mọi người đều có thể sử dụng, từ đó nâng cao
sự hiểu hiểu biết của mình về pháp luật biên giới và nêu cao ý thức bảo vệ biên
giới.

18


Một số hình ảnh về cuốn cẩm nang

19


Kết quả thu được qua khảo sát trước tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được qua khảo sát trên phần mềm
Google Form: />Kết quả thu được qua khảo sát sau tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả thu được qua khảo sát trên nền tảng
Google Form: />Kết luận: như vậy việc tiếp cận cuốn cẩm nang đã giúp cho học sinh hiểu rõ
hơn về Luật biên giới và những hiểu biết nhất định về kiến thức biên giới và

trách nhiệm của mỗi công dân.
2.4. Tổ chức thi tìm hiểu nâng cao kiến thức về pháp luật biên giới
Nhóm tác giả đã chuẩn bị bộ câu hỏi với những kiến thức vừa sát với tình
hình thực tế của địa phương, của Luật biên giới và cũng vừa sát với trình độ
nhận thức của các bạn học sinh, để nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật
biên giới qua hình thức trực tuyến trên nền tảng Google Form
Cụ thể qua một số câu hỏi tiêu biểu
như (số thứ tự câu hỏi này không theo thứ tự trong bộ câu hỏi của cuộc thi):
Câu 1. Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội thông qua năm nào ?
A. Năm 2002
B. Năm 2003
C. Năm 2004
D. Năm 2005
Câu 2. Mốc biên giới là gì ?
20


A. Cơng trình trên biên giới
B. Vật thể đánh dấu đường biên giới
C. Do các nước liên quan thỏa thuận xác định và ghi nhận
D. Cả A,B,C
Câu 3. Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào,
được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện
trong vành đai biên giới, duy trì an ninh, trật tự và phịng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật có chiều rộng ?
A. Nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trường hợp đặc biệt
do Thủ tướng Chính phủ quy định.
B. Nơi hẹp nhất 500 m, nơi rộng nhất không quá 5.000 m, trường hợp đặc biệt
do Thủ tướng Chính phủ quy định.
C. Nơi hẹp nhất 1000 m, nơi rộng nhất không quá 10.000 m, trường hợp đặc biệt

do Thủ tướng Chính phủ quy định.
D. Khơng có đáp án nào đúng
Câu 4. Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi khu vực biên giới trên đất liền được
xác định như thế nào ?
A. Tính từ đường biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một phần địa giới hành chính trùng hợp
với biên giới quốc gia trên đất liền
B. Tính từ đường biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia
trên đất liền
C. Tính từ đường biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của
xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia trên đất liền
Câu 5. Văn bản nào sau đây quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ?
A. Nghị định 140/2004/NĐ-CP
B. Nghị định 96/2020/NĐ-CP
C. Nghị định 112/204/NĐ-CP
D. Nghị định 34/2014/NĐ-CP
Câu 6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân
trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là:
A. 50.000.000 đồng.
B. 60.000.000 đồng
C. 70.000.000 đồng
D. 100.000.000 đồng
Câu 7. Bị phạt tiền bao nhiêu khi có hành vi vận chuyển thi hài, hài cốt, xác
động vật trái phép qua biên giới.
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 22.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Câu 8. Đối với những cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau thì bị phạt
bao nhiêu tiền: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên
giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc
Hộ chiếu; Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng
quy định; Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người
khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
21


A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
B. Từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng
C. Từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
D. Không bị phạt tiền
Câu 9. Phạt bao nhiêu tiền đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm một trong
những hành vi sau đây: Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường
biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ; Làm thay đổi dịng chảy sơng,
suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia; Xây dựng
cơng trình kiên cố trong phạm vi Việt Nam - Campuchia; Xây dựng trái phép
cơng trình trên sơng, suối biên giới.
A. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
B. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
C. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
D. Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Câu 10. Phạt tiền đối với một trong những hành vi sau: Dẫn dắt, tạo điều kiện
cho người, phương tiện vào hoạt động trái phép trong khu vực biên giới đất
liền; Đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền, trừ trường
hợp là cư dân biên giới; Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ cảnh vật, ghi hình trái
phép bằng các thiết bị điện tử, thu phát vô tuyến điện trong vùng cấm.

A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
D. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Câu 11. Phạt bao nhiêu tiền đối với một trong những hành vi sau: Cư dân biên
giới qua biên giới làm ruộng, rẫy; Cư dân biên giới qua lại biên giới khơng có
giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới theo quy định của pháp luật; Cư
dân biên giới qua lại biên giới không đúng các điểm quy định dành cho việc qua
lại của cư dân biên giới; Sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới
của người khác để qua lại biên giới; Cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị
xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
C. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
D. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 12. Phạt bao nhiêu tiền đối với một trong những hành vi sau: Đốt cây khai
hoang trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền; Xâm cư ở
khu vực biên giới đất liền; Sử dụng vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ trái phép
trong vành đai biên giới nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
A. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
B. Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
C. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
D. Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Câu 13. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là
nhiệm vụ của đối tượng nào?
A. Chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân
B. Nhà nước
C. Toàn dân
D. Cả 03 đáp án trên
22



Một số hình ảnh kết quả câu hỏi của cuộc thi

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả một số câu hỏi qua nền tảng Google Form:
/>
Kết quả thu được qua khảo sát trước tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả khảo sát thu được qua nền tảng Google Form:
/>23


Kết quả thu được qua khảo sát sau tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả khảo sát thu được qua nền tảng Google Form:
/>
Kết luận: như vậy qua phần thi hiểu biết về Luật biên giới này đã giúp cho
học sinh nắm vững hơn Luật biên giới và những hiểu biết về những quy định xử
phạt, những việc không được làm khi đi vào khu vực biên giới và trách nhiệm
của mỗi công dân trong việc bảo vệ biên giới quốc gia.
2.5. Lập trang Facebook tuyên truyền nâng cao ý thức cho các đối tượng
về Luật biên giới.
Nhóm tác giả xác định việc sử dụng trang Facebook để tun truyền là
một kênh có hiệu quả, bởi vì trong thời đại cơng nghệ 4.0 thì hầu hết các đối
tượng từ già đến trẻ đều sử dụng trang mạng xã hội này. Nhóm tác giả đã lập
trang Facebook có tên là Bảo vệ biên giới, chỉ trong một thời gian ngắn đã có
hơn 2380 người theo dõi và khi đăng các tin, bài lên thì lượt tương tác rất cao
Một số hình ảnh cho thấy lượt tiếp cận và tương tác trên trang Facebook

24



Kết quả thu được qua khảo sát trước tác động

Hình ảnh biểu đồ thống kê kết quả khảo sát thu được qua nền tảng Google Form:
/>
25


×