Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu Báo cáo sơ kết kỳ I - 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.08 KB, 18 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN LẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …../BC – THCS
Tân Lập, ngày ……. tháng 12 năm 2010
BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I
VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ II
Năm học 2010 - 2011
- Thực hiện hướng dẫn số: 164/ PGD&ĐT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của
Phòng GD&ĐT Thanh Sơn về việc thực hiện hướng dẫn sơ kết học kỳ I năm học 2010
- 2011.
- Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010 – 2011 của trường
THCS Tân Lập. Nay nhà trường làm báo cáo kiểm điểm đánh giá sơ kết học kỳ I năm
học 2010 – 2011 như sau:
Phần I. Đặc điểm tình hình:
1.Thuận lợi:
Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước được tằng cường. Công tác xã hội hoá
giáo dục được chú trọng, hoạt động sư phạm ngày các phát triển phong phú chuyên
sâu. Công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hoá trong cán bộ giáo viên ngày càng
được nâng dần.
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã, các cấp ngành từ huyện đến địa
phương trong công tác giáo dục, là động lực cơ bản giúp nhà trường hoàn thành nhiệm
vụ học kỳ I của năm học.
Có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo từ BGH đến tổ chuyên môn trong
các hoạt động sự phạm của nhà trường. Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt học
tốt, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thực hiện tốt các chuyên đề về vận
dụng, đổi mới phương pháp dạy học, từ đó tạo được sự đoàn kết thống nhất tốt trong
tập thể cán bộ giáo viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học.
- 1 -
2.Khó khăn:
Cơ sở vật chất: các phòng chức năng, phòng thực hành còn thiếu, khuôn viên
trường học chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, diện tích sân chơi bãi tập hạn hẹp,


chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động giáo dục toàn diện.
Một bộ phận học sinh còn lười học, nhận thức chậm, yếu trong việc tu dưỡng rèn
luyện, khả năng thích nghi với môi trường học tập chậm.
Vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa quan tâm trong việc giáo dục con cái, chưa đầu
tư hỗ trợ trong việc mua sắm đồ dùng, dụng cụ học tập cho các em, tình trạng nghỉ
học.
Phần II. Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010 - 2011
I. Kết quả thực hiện cac nhiệm vụ trọng tâm.
1.Kết quả triển khai thực hiện ba cuốc vận động và phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
a.Kết quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” theo chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị, cuộc vận động “mỗi thầy giáo,
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Trong năm học 2010 – 2011, nhà trường đã tích cực triển khai đến toàn thể cán
bộ giáo viên, tiếp tục tham gia đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh với chuyên đề: Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ
Quốc, phục vụ nhân dân, chuyên đề “Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững
mạnh, lầ đạo đức là văn minh”. Qua nghiên cứu học tập, đội ngũ đã nhận thức sâu
rộng và tự liên hệ về bản thân mình, tự trau dồi phẩm chât đạo đức, luôn giữ gìn uy
tín, danh dự nhà giáo ở mọi nơi, mọi lúc, không để sảy ra tình trạng vi phạm đạo đức
nhà giáo.
b. Kết quả thực hiện phong trao thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”: Tiếp
tục năm học trước, ngay khi bước vào đầu năm học, nhà trường đã triển khai phát
động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sâu rộng trong
cán bộ giáo viên và học sinh.
- 2 -
Thường xuyên tổ chức các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp tạo quang
cảnh nhà trường Xanh, Sạch và dần dần tiến tới tiêu chí Đẹp. Phát động trong mỗi chi
đội, lớp học sinh làm một công trình măng non bằng thiết thực bằng cây xanh.

Kết quả: Tiếp tục tu bổ 9 công trình măng non bằng bôn hoa, đồng thời giao
trách nhiệm chăm sóc đến các lớp.
Từ năm học 2009 – 2010, nhà trường nhận đảm nhiệm chăm sóc, vệ sinh
quang cảnh 01 di tích lich sử tại địa phương (Di tích lịc sử Đình Lưa). Hàng tuần,
hàng tháng có giao trực tiếp công việc đến từng nhóm học sinh và giáo viên thực hiện.
Qua đây giáo dục truyền thống yêu nước, tôn trọng giá trị văn hoá địa phương và tạo
mối thân thiện giữa học sinh với môi trường xung quanh.
Phát động cho các tổ chức đoàn thể xây dựng các công trình thanh niên, vườn
rau sinh thái, kẻ vẽ Pano, khẩu hiệu phù hợp với mục tiêu xây dựng trường học thân
thiện của đơn vị đang thực hiện như: “Thân thiện, tích cực, vượt khó vươn lên”,
“quyết tâm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dù khó khăn đến đâu
cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”…
Tổ chức nhiều phong trào văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, vui chơi giải trí
trong nhà trường như: Kính vạn hoa, kéo co, cà kheo nhân dịp 20/11, hành quân bằng
điểm số dịp 22/12,…
Đẩy mạnh và phát huy phong trào thi đua, đổi mới phương thức điều hành lãnh
đạo, chỉ đạo chuyên môn, tăng cường chủ động sáng tạo, thiết lập kỷ cương và nề nếp
trong dạy và học. Trên cơ sở tự giác phấn đấu, tự giác học tập và tự giác hoàn thành
mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
2. Kết quả thực hiện chỉ thị thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận
động “Hai không” của ngành.
Nhà trường tập trung xây dựng kỷ cương nề nếp trong dạy và học. Ngay từ đầu
năm học, tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh ký cam kết thực hiện tốt các nội
dung trong cuộc vận động “Hai không” của ngành. Thực hiện đánh giá chất lượng thật
của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
- 3 -
Kết quả: 100% cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt nội dung này.
3. Kết quả thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục” gắn với việc làm thực tiễn của đơn vị

Trên cơ sở nhiệm vụ giáo dục được ngành giao cho, nhà trường đã tập trung
xây dựng các giải pháp sau:
3.1 Việc thực hiện công khai dân chủ trong nhà trường:
Cùng với các ban ngành đoàn thể, với sự chỉ đạo xuyên xuốt từ chi bộ Đảng.
Mọi hoạt động ở đơn vị đều đảm bảo tinh thần công bằng, dân chủ và công khai.
Quyền lợi, chế độ của cán bộ giáo viên đều được thực hiện kịp thời và đảm bảo, tạo
điều kiện thuận lợi cho đội ngũ yên tâm công tác. Chính vì vậy ở đơn vị không sảy ra
tình trạng khiếu kiện hay đơn thư vượt cấp.
3.2 Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục:
Khuyến khích giáo viên, căn cứ vào thực tế đơn vị và đặc thù bộ môn, khai
thác triệt để những ứng dụng phù hợp của công nghệ thông tin vào thực tế giảng dạy
và thực hiện quy chế chuyên môn như: Quản lý học sinh, cộng tính điểm, soạn
giảng, ...vv.
Bên cạnh đó, để thuận tiện trong công tác quản lý giáo dục, cùng với các năm
học trước, bắt đầu từ năm học này, đơn vị vẫn tiếp tục cập nhật các hệ thống phần
mềm thực hiện và quản lý giáo dục của Sở, Phòng cho phép triển khai vào công tác
quản lý giáo dục, luôn đảm bảo tính chính xác, liên thông và thống nhất. Tuy nhiên do
điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên kết quả của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào quá trình dạy và học kết quả còn nhiều hạn chế.
3.3 Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường:
Đây là nội dung quan trọng được nhà trường hết sức quan tâm. Đối với học sinh
nhà trường, tăng cường quản lý các em bằng việc theo dõi sĩ số hàng ngày, phối hợp
với gia đình trong việc quản lý học sinh Giao cho Đoàn - Đội phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm lớp và đội tự quản của mỗi chi đội, kiểm tra đôn đốc các hoạt động nề nếp,
học tập và hoạt động phong trào của lớp, học sinh. Có đánh giá sơ kết tổng kết theo
- 4 -
tháng, tuần cụ thể, từ đó kịp thời khắc phục những sai sót, khuyết điểm của học sinh,
giúp các em tiến bộ hơn trong mọi hoạt động.
Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Tiếp tục tăng cường công tác tư tưởng
chính trị cho đội ngũ, xây dựng ý thức tự học tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, đầu

tư về cơ sở vật chất, phương tiện máy tính, môi trường làm việc để cán bộ quản lý và
giáo viên thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc
Nghiêm túc thực hiện công khai dân chủ trong đơn vị. Đối với mỗi hoạt động,
có đôn đốc, kiểm tra, đánh gia xếp loại theo từng đợt, tháng tuần. Việc thành lập ban
thanh tra nhân dân ngay từ đầu mỗi năm học đã giúp đơn vị khách quan, dân chủ
trong công tác thanh kiểm tra.
Đối với tổ chuyên môn, hàng tháng có kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên
thông qua việc thực hiện quy chế chuyên môn, ngày gìơ công và hiệu quả công việc
được giao.
3.4 Việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh:
Công tác đổi mới kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh gắn
liền với cuộc vận động “Hai không” của ngành là 1 yêu cầu về đánh giá thực chất về
chất lượng học sinh.
Ngay từ đầu năm học, đã tiến hành khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng học
sinh, từ đó có kế hoạch về chỉ tiêu chất lượng, đồng thời giao trách nhiệm chất lượng
mũi nhọn, đại trà cho từng bộ phận giáo viên phụ trách.
Đổi mới ngay từ khâu ra đề kiểm tra, đến chấm chữa, cho điểm và đánh giá, xếp
loại học sinh được tập huấn, học tập thông qua các văn bản chỉ đạo của ngành đã triển
khai. Chỉ đạo đến từng giáo viên kiên quyết chống tình trạng rong công phóng điểm,
kiên quyết chống bệnh hình thức trong khi đánh giá , xếp loại học sinh. Đánh giá xếp
loại học sinh bằng định lượng, tránh chung chung, cảm tính.
Giáo viên giảng dạy bộ môn phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng giảng
dạy bộ môn và được xác định đây cũng là 1 tiêu chí lớn trong đánh giá, xếp loại giáo
viên.
- 5 -
Đối với đối tượng học sinh yếu kém: Gắn chặt trách nhiệm của giáo viên giảng
dạy với đối tượng học sinh này, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, khơi dậy tinh
thần trách nhiệm, tình thương yêu học sinh trong đội ngũ. Bàn bạc, phối hợp với gia
đình học sinh cùng chú ý kết hợp trong công việc học tập của các em; Yêu cầu gia
đình sẽ tạo điều kiên tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất cho các em học tập. Nhà

trường tiếp tục làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém, giao chỉ tiêu đến từng giáo
viên bộ môn, gắn công tác này trong thi đua năm học.
Khơi dậy phong trào thi đua hoc tập trong học sinh, tinh thần đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Thành lập những đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập:
Trong đó những em học khá sẽ giúp đỡ những em học yếu hơn.
Thực hiện giảng dạy đầy đủ các môn ở các khối lớp, tạo môi trường học tập
thoáng mát, thân thiện để thu hút học sinh đến trường, hạn chế dần dần tình trạng học
sinh bỏ học.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học: Tổ chức tốt việc bảo
vệ và sử dụng các trang thiết bị được cấp, phân phối nguồn kinh phí hợp lý để sửa
chữa, tu bổ bàn ghế và bảo trì trang thiết bị dạy học.
4.Đánh giá kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục
4.1 Thực hiện phổ cập giáo dục THCS:
Kết quả:
- Tính đến thời điểm năm 2010, tổng số đối tượng từ 15 đến 18 tuổi là: 393
Trong đó:
- Số có băng TN THCS là: 332 - Đạt tỷ lệ: 84.5 %.
-Vậy đối chiếu với quyết định 26 của Bộ GD&ĐT, đơn vị xã Tân Lập đạt chuẩn
Quốc gia về PCGD THCS .
4.2 Giáo dục phổ thông:
*Thực hiện triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Được áp dụng nghiêm túc trên tinh thần phù hợp với đặc điểm tình hình của
đơn vị. Giáo viên được cử tham gia các lớp tập huấn đều phải triển khai tại đơn vị, từ
- 6 -
đó bám sát thực tế để áp dụng thực hiện, về cơ bản nội dung chương trình, đơn vị
đang tiến hành thực hiện không có vấn đề gì.
Ngay từ khi bước vào đầu học kỳ I, đơn vị tiến hành khảo sát chất lượng đầu
năm, phân loại học sinh. Từ đó căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng, lên kế hoạch bồi dưỡng
học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém nhằm từng bước nâng cao chất lượng đại
trà. Đối với những đối tượng học sinh có biểu hiện chán học, lười học; yêu cầu giáo

viên chủ nhiệm kịp thời nắm bắt, theo dõi động viên và có báo cáo kết quả theo dõi
vào các buổi giao ban hàng tuần, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học.
* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong học kỳ I:
Đây là vấn đề thường xuyên được đề cập trong quá trình thực hiện chuyên môn
trong nhà trường, coi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập của học sinh. Đổi
mới phương pháp dạy học gắn với chương trình, sách giáo khoa mới trong điều kiện
học sinh đa phần trình độ nhận thức chậm là 1 vấn đề không dễ thực hiện. Chính vì
vậy mà mỗi giáo viên đứng lớp luôn luôn phải chú ý. Trong quá trình chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học luôn chú ý tới vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong khi học bài, gắn với đặc trưng bộ môn để tìm ra cách giảng dạy hiệu quả
nhất. Qua các buổi dự giờ, thăm lớp, chuyên đề, hội thảo giáo viên trao đổi, rút kinh
nghiệm vế đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo theo chuyên đề, lấy ý kiến phản ánh
của giáo viên về tình hình học sinh, từ đó có những định hướng chỉ đạo kịp thời về
hoạt động Dạy – Học cho phù hợp với đối tượng học sinh
+Phát động tới 100% giáo viên căn cứ từ thực tế đặc thù đối tượng đại trà học
sinh của đơn vị, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, thảo luận nghiên cứu, viết đề tài, sáng
kiến kinh nghiệm áp dụng vào giảng dạy, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Làm tốt công tác dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm thường xuyên, Đảm bảo
đúng nội qui, yêu cầu đổi mới khi lên lớp giảng dạy.
- 7 -

×