Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích quan điểm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.16 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO
VÀ POHE

BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin

Đề 3: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn
đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư

Họ tên: Nguyễn Quỳnh Thu
Mã SV: 11219803
Lớp: KTQT63B_AEP(121)_02

Hà Nội – 2022
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….........3
NỘI DUNG………………………………………………………………….4
I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC……………….
……………………………………………………....4
1. Vật chất…………………………………………………………………..7
2. Ý thức……………………………………………………………………9
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức………………………..
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ MÂU THUẪN GIỮA VIỆC KIẾM TIỀN VÀ


VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY………………………….11
1. Hiện trạng sinh viên làm thêm hiện nay ………………………………11
2. Phân tích vấn đề……………………………………………………….11
3. Mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay..12
4. Giải pháp cân bằng giữa việc kiếm tiền và việc học của sinh viên……13
KẾT LUẬN……………………………………………………………….15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, ra đời ở cả
phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (Thế kỉ VIII-VI
TCN). Triết học ở thời điểm này còn rất sơ khai, đơn giản. Chỉ đến khi triết
học Mác Lenin ra đời thì triết học mới đạt đến một trình độ phát triển gần
như hoàn thiện và rực rỡ nhất. Triết học Mác Lenin là hệ thống quan điểm
duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy- thế giới quan và phương
pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nếu như
các nhà triết học cổ đại quy vật chất về một vài dạng cụ thể và cho rằng nó là
khởi ngun của thế giới thì Lenin đã đưa ra một phương pháp định nghĩa
toàn diện về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và kết luận rằng
vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức. Phạm trù triết học này gắn liền với
đời sống xã hội của con người và có quan hệ mật thiết với đời sống sinh viên
hiện nay, đặc biệt trong việc cân bằng giữa việc kiếm tiền và việc học trên
trường lớp.

3



I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
MỐI QUAN BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Trước khi phân tích quan điểm của triết học Mác – Lenin về mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, cần tìm hiểu về các khái niệm liên
quan đến vật chất và ý thức.
1. Vật chất:
1.1.Quan niệm chủ nghĩa duy vật cũ về vật chất:
Chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật
chất đã xuất hiện vào thời kì cổ đại. Tuy nhiên, tất cả khái quan niệm trên
nhìn chung dựa theo phỏng đốn và cảm tính, quy vật chất về một hay một
vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới.
Bắt đầu từ thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV), phương Tây đã có sự bứt
phá so với phương Đông ở chỗ khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự
phát triển mạnh của cơ học, công nghiệp. Đến thế kỉ XVII – XVIII, chủ
nghĩa duy vật mang hình thức siêu hình, máy móc. Các nhà triết học duy vật
một mặt tiếp tục thừa nhận quan điểm đồng nhất vật chất với nguyên tử là
dạng vật chất nhỏ bé nhất, không thể phân chia được nữa. Mặt khác, rơi vào
quan điểm siêu hình đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của nó
như khối lượng, năng lượng, … Tuy vậy, do chưa thốt khỏi phương pháp tư
duy siêu hình nên nhìn chung các nhà triết học duy vật thời kì cận đại không
đưa ra được những khái quát triết học đúng đắn.
Thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm đảo
lộn tất cả thế giới quan khoa học và triết học. Các thành tựu đó đã chứng
minh rằng: ngun tử khơng phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể
quy vật chất về nguyên tử. Vật chất với các thuộc tính của nó khơng phải là
4


bất biến, tất cả không ngừng được sinh ra và khơng ngừng được chuyển hố

từ dạng này sang dạng khác.
Những thành tựu đó đã gây khủng hoảng cho giới khoa học tự nhiên
và các nhà triết học khi chính chúng đối lập gay gắt với những quan niệm
máy móc siêu hình đang thống trị trong thời kì bấy giờ, khiến cho các nhà
khoa học đứng trên lập trường đó hồi nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy
vật và rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm: vật chất cũng có thể biến mất, chủ thể
trở thành cái có trước, cái còn lại duy nhất là chúng ta và cảm giác cùng tư
duy để tổ chức những cảm giác đó.
Khủng hoảng đó đặt ra các yêu cầu để Lenin khắc phục, trước hết là
giúp các nhà khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời bác bỏ
luận điệu xuyên tạc của chủ nghĩa duy tâm cũng như chỉ ra sai lầm của các
nhà duy vật cũ. Một yêu cầu quan trọng nữa là phát triển hơn nữa chủ nghĩa
duy vật dựa trên các thành tựu khoa học tự nhiên mới nhất.
1.2.Định nghĩa vật chất của Lenin:
Lenin đã kế thừa tư tưởng tiến bộ của Karl Marx và Angghen về vật
chất: “Vật chất khơng phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể, từ đó
người ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa” hay “Vật chất
với tính cách là vật chất, khơng có sự tồn tại cảm tính” thành một khái niệm
hồn chỉnh nhất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”.
Vật chất trong triết học được định nghĩa một các chung nhất, bao hàm
tất cả sự vật hiện tượng, khác với khái niệm vật chất trong khoa học tự
5


nhiên, có nghĩa là giới hạn, gói gọn trong lĩnh vực khoa học cụ thể (vật chất
là nguyên tử hay vật chất là khối lượng). Chủ nghĩa duy vật cũ đã lấy khái
niệm cụ thể để định nghĩa vật chất trong triết học, khơng đảm bảo tính chung

nhất. Do đó, khi khoa học tự nhiên phát triển và vượt bỏ quan niệm cũ, triết
học rơi vào khủng hoảng.
Phương pháp định nghĩa vật chất của Lenin:
Vì vật chất dưới góc độ triết học là một khái niệm chung nhất nên
không thể sử dụng phương pháp định nghĩa thông thường. Do vậy Lenin đã
phải định nghĩa bằng cách đem đối lập vật chất với ý thức, từ đó chỉ ra sự
khác biệt giữa chúng để làm rõ thế nào là vật chất, thế nào là ý thức.
Ý nghĩa phương pháp luận về quan niệm vật chất của triết học Marx –
Lenin:
Định nghĩa vật chất của Lenin đã đáp ứng được bốn yêu cầu được đặt
ra ở trên, đồng thời chỉ ra tiêu chuẩn phân biệt giữa vật chất và ý thức: “Tất
cả tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc cảm giác con người bằng vật chất.
1.3. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
Angghen đã viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được
hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của
vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”

6


2. Ý thức:
2.1 Nguồn gốc của ý thức:
Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức được thể hiện qua sự hình thành
của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa
con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động
đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này
vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển

của ý thức là nguồn gốc xã hội. Sau lao động và đồng thời với lao động là
ngơn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần
chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển
hóa thành ý thức.
2.2. Bản chất của ý thức:
Marx quan niệm rằng: “Ý thức là các vật chất được di chuyển vào đầu
óc của con người được cải biến trong đó.” Đối với Lenin: “Bản chất của ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.” Thế giới khách quan là
nội dung ý thức phản ánh qua hình thức chủ quan. Cùng một đối tượng phản
ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau thì
2.3. Kết cấu của ý thức:
Trước khi xét về các lớp cấu trúc của ý thức, cần xét về các cấp độ ý
thức trong tâm lý học, bao gồm: vô thức, tiềm thức và tự ý thức. Tự ý thức là
7


ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về
thế giới bên ngoài. Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ
trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng
sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Vô thức là trạng thái
tâm lý ở tầng sâu điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con
người mà chưa có sự can thiệp của lý trí. Trong hoạt động của con người, ý
thức vẫn giữ vai trò chủ đạo, quyết định hành vi của cá nhân. Nhờ có ý thức
điều khiển, các hiện tượng vơ thức được điều chỉnh, hướng tới các giá trị
chân, thiện, mỹ.
Cùng với quá trình nhận thức sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ
của con người đối với đối tượng phản ánh. Tri thức là toàn bộ những hiểu
biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình
ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt

động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện
của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại
của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển, chính vì vậy có vai trị quyết
định ý chí và tình cảm. Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại
và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”. Tình cảm, cịn
được gọi là xúc cảm, là rung động do ảnh hưởng của hormorne biểu hiện
thái độ của con người trong các quan hệ. Cùng với tri thức tình cảm phát
huy sức mạnh, thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Ý chí là khả năng
huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong q trình thực
hiện mục đích của con người.

8


3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Chủ nghĩa duy vật cũ cho rằng, vật chất quyết định ý thức, trong khi
đó chủ nghĩa duy tâm có quan niệm đối lập: ý thức quyết định vật chất.
Tuy nhiên, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất
và ý thức có mối quan hệ hai chiều cùng tồn tại: vật chất quyết định ý thức,
đồng thời ý thức có tác động trở lại tới vật chất. Xét đến cùng là như vậy,
nhưng trong những giới hạn nhất định, ý thức có thể quyết định vật chất.
3.1. Vật chất quyết định ý thức:
Mối quan hệ này được xét bắt đầu từ nguồn gốc của ý thức, là những
tiền đề nguồn gốc xã hội, ý thức ra đời cùng với q trình hình thành bộ óc
con nguời nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội, ý thức là sản
phẩm của sự phát triển xã hội. Ý thức phản ánh vật chất trong thế giới khách
quan, ln ln biến đổi mỗi khi có sự biến đổi từ thế giới vật chất. Vật chất
còn là điều kiện để hiện thực hóa ý thức. Do vậy, vật chất quyết định sự
phát triển của ý thức, quyết định tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ của ý
thức.

3.2. Ý thức tác động trở lại vật chất:
Do có tính hoạt động độc lập tương đối, mặc dù được sinh ra và quyết
định bởi vật chất, ý thức có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất.
Đầu tiên, sự tác động của ý thức tới vật chất được thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Thông qua thực tiễn và các yếu tố khách quan,
dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết về quy luật khách
quan, con người xác định cách thức, mục tiêu, phương pháp tác động vào
các vật chất. Tri thức đó chính là quyết định then chốt cho sự thành bại của
9


hành động. Một yếu tố khác khiến ý thức có ảnh hưởng mạnh mẽ tới vật chất
là tình cảm ý chí, cùng tri thức làm thúc đẩy hay kìm hãm, triệt hành động
của con người tới vật chất.
3.3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức trong triết học Marx – Lenin là tôn trọng tính khách
quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Việc căn cứ
vào yếu tố khách quan để đưa ra giải pháp tác động vào vật chất còn được
gọi là năng động chủ quan, khác với chủ quan duy ý chí cần tránh, mang
nghĩa khơng căn cứ vào yếu tố khách quan để xác định mà giải quyết vấn đề.
Để đạt được kế hoạch, mục tiêu, trước khi bắt đầu, cần phân tích các
yếu tố khách quan cần có cho kế hoạch, mục tiêu đó. Nếu các điều kiện
khách quan đã đủ đáp ứng yêu cầu và đã xác định được thì có thể đến giai
đoạn tiếp theo, nếu khơng, cần xác định cịn thiếu yếu tố khách quan nào cho
đến khi có đủ yếu tố theo yêu cầu. Tiếp đến, cần phát huy tính chủ quan,
sáng tạo từ điểm khởi đầu bằng hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực tư duy, nỗ
lực ý chí để đưa ra các phương án thực hiện rồi lựa chọn phương án phù hợp
nhất để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.


10


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ MÂU THUẪN GIỮA VIỆC KIẾM TIỀN
VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY:
1. Hiện trạng sinh viên làm thêm hiện nay:
Hiện lao động Việt Nam đang chiếm số lượng lớn trong độ tuổi từ 1823, đặc biệt là sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học của cả
nước. Nhiều người chọn làm thêm ngoài giờ học để tiếp xúc, học hỏi kỹ
năng và tự kiếm thêm thu nhập. Có thể thấy ngày nay có rất nhiều hình thức
làm việc bán thời gian như làm thêm, làm part-time, giúp việc gia đình hay
làm việc theo sản phẩm được trả lương. Tùy từng cơng việc mà hình thức
tuyển dụng khác nhau nên sinh viên hồn tồn có thể n tâm lựa chọn cơng
việc phù hợp với nhu cầu của mình.
Thế nhưng, cái gì cũng có hai mặt của nó. Khơng ít sinh viên đã
không nhận thức đúng đắn việc học và làm thêm, không biết cách sắp xếp
thời gian học và làm một cách hợp lý để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc,
nhiều bạn phải bỏ lỡ việc học hành và khơng cịn cơ hội nhận tấm bằng đại
học.
2. Phân tích vấn đề:
Việc không cân bằng được thời gian biểu dẫn đến hậu quả ở trên xuất
phát từ mâu thuẫn giữa việc làm thêm và việc học tập của sinh viên, đây là
một dạng mâu thuẫn giữa vật chất và ý thức.
Đầu tiên, cần hiểu rõ khái niệm về mâu thuẫn. Mâu thuẫn biện chứng
là khái niệm chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu
tranh; vừa địi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối
lập, các bộ phận, các thuộc tính,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược
11


nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự

nhiên, xã hội và tư duy.
Cả kiếm tiền và việc học tập đều có vật chất và ý thức xen lẫn vào
nhau, đều thống nhất mà cũng loại trừ nhau.
3. Mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay:
Mâu thuẫn ở đây xuất phát từ ngay chính mục đích cũng như lợi ích
của việc đăng kí học các hệ đào tạo sau phổ thông của và việc kiếm tiền, làm
thêm của sinh viên.
Một trong những mục đích cốt lõi của đa phần các sinh viên khi học
trình độ sau phổ thông là lấy kiến thức nền tảng để tương lai có một cơng
việc ổn định, với thu nhập tốt nâng cao đời sống tinh thần của bản thân.
Không những thế, phần nhiều sinh viên tiếp tục học chương trình sau Phổ
thơng để sau này đóng góp thu nhập cho gia đình. Ở đây, vật chất – nhu cầu
về chất lượng cuộc sống ổn định sau này quyết định việc trau dồi, tích lũy tri
thức – một yếu tố cốt yếu của ý thức.
Sinh viên quyết định đi làm thêm cũng từ nhu cầu về vật chất, tuy
nhiên so với “vật chất” trong mục đích đi học hệ đào tạo sau trung học phổ
thông, nhu cầu này thường thiên về kế hoạch ngắn hạn. Độ tuổi từ 18-23
chiếm số đông về lực lượng lao động, đồng thời là lực lượng nòng cốt cho
việc xây dựng và phát triển đất nước, vì vậy sinh viên cũng cần kĩ năng thực
hành, kĩ năng mềm cũng như các kĩ năng khác phục vụ cho xã hội, những
yếu tố đó chưa chắc có trong chương trình đào tạo đang học. Khơng những
thế, sinh viên cũng cần tiền để trang trải cho nhu cầu vật chất hàng ngày
như: tiền trọ, tiền ăn,…

12


Dù chúng có nhu cầu về vật chất cũng như về ý thức tương tự nhau,
cũng là hình thức phát triển cho bản thân sinh viên, song lại xảy ra mâu
thuẫn khi một ngày con người chỉ có 24 giờ, trong khi việc kiếm tiền và việc

học tập gần như khơng thể diễn ra cùng lúc. Có thời gian đi làm thêm đồng
nghĩa với việc loại trừ đi thời gian tiếp thu, ôn tập kiến thức trên trường lớp,
nếu không nói đến việc đăng kí đúng chỗ vắt kiệt sức lao động.
Ý thức tác động trở lại vật chất, điều này được thể hiện qua tâm trạng,
thái độ của sinh viên đối với việc học và việc làm thêm. Khi sinh viên có
hứng thú với việc kiếm tiền, các tế bào trong cơ thể được kích thích, về lâu
dài, bản thân sẽ có cảm giác chán nản, bị xao nhãng khi làm việc khác ngồi
việc làm thêm, nói cách khác là giảm mức độ tình cảm, kìm hãm việc hứng
thú, tập trung học. Một trường hợp khác gây xao nhãng học tập là việc thiếu
hụt ý chí khi sức khỏe bị giảm sút do dành quá nhiều thời gian vào việc kiếm
tiền và học hành mà quá ít thời gian chăm sóc bản thân. Điều quan trọng hơn
cả, tri thức, bao gồm cả các kĩ năng, kiến thức trên trường lớp, đặc biệt hơn
là kĩ năng sắp xếp thời gian, quyết định tình cảm, ý chí, nhưng vì mới bắt
đầu bước ra xã hội, sinh viên đều thiếu yếu tố này, góp phần dẫn đến việc sa
sút trong học tập làm cho nhiều sinh viên liên tục bị trượt môn, sức khỏe
cũng nhanh giảm sút do sinh viên chưa quan tâm nhiều về chế độ sinh hoạt.
4. Giải pháp cân bằng giữa việc làm thêm và việc học của sinh viên:
Điều đầu tiên sinh viên cần phải làm trước khi quyết định về việc
kiếm tiền hay tập trung hơn vào học là xác định các yếu tố khách quan điều
kiện hồn cảnh cũng như mục đích học hay kiếm tiền của bản thân. Song
song với những việc trên, sinh viên cũng cần xem lại đặc thù, chương trình
học tập của mình và u cầu cơng việc làm thêm. Nếu như chưa đủ yếu tố

13


khách quan đáp ứng nhu cầu trên, cần xác định lại bản thân thiếu yếu tố nào
(tài chính khơng cho phép, trùng lịch,…) để thay đổi công việc hay thay đổi
kế hoạch học tập. Xác định xong các yếu tố khách quan, thông qua kinh
nghiệm sống, hiểu biết, năng lực sở trường, tư duy của bản thân kết hợp các

yếu tố đó để đưa ra các phương pháp học, các công việc kiếm tiền rồi lựa
chọn sao cho phù hợp với nhu cầu, sức khỏe, năng lực của bản thân. Để
giảm bớt áp lực nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả, hãy tìm ra phương pháp
học tập phù hợp nhất. Với những cơng việc phục vụ, bạn hồn tồn có thể
suy nghĩ về các bài tập của mình khi rảnh trong lúc làm việc, hoặc dành thời
gian cố định trong tuần để giải quyết các bài tập, chuẩn bị thuyết trình,...
Ngồi ra, việc tạo kết nối với bạn bè trong lớp cũng là một cách để các bạn
nắm thông tin nhanh hơn, bổ sung tài liệu học tập,... Ngoài ra, việc giảm
thiểu thời gian chết hết mức có thể vơ cùng quan trọng, tuy nhiên sinh viên
vẫn nên dành thời gian để chăm sóc cho bản thân mình. Tham gia vào các
hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, bồi bổ sức khỏe của mình và dành thời
gian để quan tâm đến gia đình, bạn bè là những cách để sinh viên có thể lên
“dây cót” cho mình. Chăm sóc tốt cho bản thân để giải tỏa những mệt mỏi
và stress, giữ vững tinh thần để hoàn thành mục tiêu của mình.

14


KẾT LUẬN
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có hai nội dung cơ
bản. Đầu tiên là vật chất quyết định ý thức vì do nguồn gốc của ý thức chính
là từ các yếu tố của vật chất (não bộ, thế giới khách quan lao động, ngôn
ngữ). Vật chất biến đổi là ý thức cũng luôn luôn thay đổi theo, đồng thời vật
chất là điều kiện để ý thức tồn tại.
Qua các nội dung trên, việc lựa chọn phương pháp phù hợp theo các
yếu tố khách quan vô cùng quan trọng.
Mặc dù mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học
Marx – Lenin đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị thực
tiễn và khoa học. Trong thời đại hiện nay, chúng là cơ sở, hoạt động thực
tiễn để chống lại các tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc, sai lầm trong việc giải

quyết mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và học tập của sinh viên hiện nay.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác – Lenin, NXB Chính trị Quốc gia.
“Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất, kết cấu (Triết học Mác Lenin)”, Lý
tưởng,

/>
truy

cập

ngày

20/11/2021
“Thực trạng việc làm thêm của sinh viên hiện nay như thế nào?”, Closer,
truy cập
ngày 10/09/2021.
Phương Lam, “Sinh viên mải mê làm thêm: Đừng “tham bát bỏ mâm””,
Công an Nhân dân online, truy cập 10:26 11/03/2013.
Để

sinh

viên




thể

cân

bằng

giữa

học



làm

thêm,

/>Light Human.

16



×