Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ tài phân tích luận điểm của hồ chí minh trong câu nói đảng ta là một đảng cầm quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.89 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh trong câu nói:
“Đảng ta là một đảng cầm quyền"

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp: Phân tích kinh doanh 63

Hà Nội, tháng 05 năm 2022

1


MỤC LỤC
A. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM...............................................................................3
I. CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM..............................................................................3
1. Cơ sở lí luận....................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................4
II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM.....................................................................6
1. Khái niệm về Đảng cầm quyền.......................................................................6
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng ta là một đảng cầm quyền”.......................7
III. GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM.....................................................8
1. Giá trị của luận điểm.......................................................................................8
2. Ý nghĩa của luận điểm.....................................................................................9
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY......................................10
1. Thành tựu......................................................................................................10
2. Hạn chế..........................................................................................................12


B. LIÊN HỆ BẢN THÂN......................................................................................14
Tài liệu tham khảo.................................................................................................15

2


A. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM
I. CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM
1. Cơ sở lí luận
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Thứ nhất, Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.
V.Lênin viết: “Chính là từ quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội hiện đại mà Mác
đã rút ra tính tất yếu của sự chuyển biến từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội
chủ nghĩa. Động lực tri thức và tinh thần của sự chuyển biến này, lực lượng vật chất thực
hiện sự chuyển biến này, là giai cấp công nhân, giai cấp đã được đào luyện bởi bản thân
chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh của vô sản chống lại giai cấp tư sản, với hình thức khác
nhau và nội dung phong phú, tất dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành lại chính
quyền về tay giai cấp vô sản”.
Trên cơ sở nắm rõ nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư và trong những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong
trào yêu nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập.
Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, có vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại
xâm của dân tộc ta. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta thì các phong
trào yêu nước của nhân dân đã diễn ra liên tiếp và sôi nổi. Phong trào yêu nước là yếu tố
có trước phong trào công nhân và cả sự ra đời của giai cấp cơng nhân. Cho nên, trong q
trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá trước hết

đến những người yêu nước, vào phong trào yêu nước và qua phong trào yêu nước tiếp tục
truyền bá vào giai cấp công nhân để giác ngộ giai cấp công nhân.

3


Giai cấp cơng nhân chỉ có thể hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình là kẻ đào mồ
chơn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, nếu được lãnh đạo bởi bộ
tham mưu và đội tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản.
Như vậy, theo chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp
cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra
chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn
luyện quần chúng và đưa quần chúng ra đấu tranh.
Thứ hai, muốn cho Đảng Cộng Sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết
Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng của Đảng, là linh hồn của Đảng. Xây dựng
Đảng về mặt tư tưởng, trước hết là lĩnh hội tinh thần cách mạng của học thuyết Mác
-Lênin, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin vào
thực tiễn cách mạng trong nước, không ngừng đấu tranh chống mọi trào lưu cơ hội chủ
nghĩa để giữ vững đường lối cách mạng của Đảng. Đồng thời, quá trình xây dựng Đảng
cũng là q trình giáo dục chính trị và tư tưởng thường xuyên trong Đảng, quá trình nâng
cao giác ngộ của cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa xã hội khoa học, q trình khắc phục
mọi biểu hiện khơng vô sản ở trong đảng, nhằm bảo đảm sự nhất trí về tư tưởng và hành
động của đảng, khơng ngừng nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Giương cao ngọn cờ chủ
nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng - đó là nhiệm vụ hàng
đầu trong q trình xây dựng đảng vơ sản cách mạng kiểu mới.

2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Bối cảnh trong nước
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm

lược Việt Nam, bắt đầu thiết lập chế độ thống trị, biến nước ta trở thành nước thuộc địa
nằm dưới quyền kiểm soát của chúng. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta
liên tiếp đứng lên đấu tranh chúng. Từ năm 1858 đến 1930, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa
lớn, phong trào chống Pháp như khởi nghĩa Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong
4


trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi
nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… đã nổ ra trên khắp cả
nước. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đều vô cùng anh dũng, nhưng đều bị
thực dân Pháp đàn áp và đều thất bại.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của những cuộc khởi nghĩa đều là thiếu đường
lối cách mạng, và chưa có tổ chức lãnh đạo cách mạng. Đứng trước sự khủng hoảng, bế
tắc về đường lối cứu nước, việc tìm ra tổ chức lãnh đạo, con đường cứu nước đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam là hồn tồn bức thiết.
Chính vì lí do ấy, ngày 5/6/1911, giữa lúc cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng
về đường lối cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam,
ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Người đã đi qua nhiều nơi, vừa học tập, vừa làm
việc, tích cực tham gia các phong trào cộng sản. Sau một thời gian học tập ở Liên Xô và
hoạt động ở Quốc tế Cộng Sản, năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc trực tiếp
tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng. Nửa cuối năm 1929, đầu
năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng
(6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
(1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng
cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc
đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 4/1929
đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi cơng của cơng nhân, phong trào đã có sự phối hợp hành
động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn
nhau, khơng có lợi cho cách mạng. Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh

chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của
cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt
Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên. Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất 3
tổ chức cộng sản họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã nhất trí thành lập một đảng thống
nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Từ đây, con
đường đấu tranh của ta đã có sự soi đường, chỉ lối của Đảng.
5


2.2. Bối cảnh quốc tế
Ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin và Đảng Bơn-sê-vích
lãnh đạo đã giành thắng lợi, lập nên Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên
Xô) chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa vùng lên đấu
tranh giành độc lập, tự do.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã chứng minh một chân lý: muốn cách
mạng thành cơng phải có một chính đảng lãnh đạo. Đảng phải có cương lĩnh, đường lối
đúng đắn; là ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân; là đội tiên phong của giai cấp công
nhân và đáp ứng khát vọng, lợi ích của nhân dân và tồn dân tộc.

II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM
1. Khái niệm về Đảng cầm quyền
"Đảng ta là một đảng cầm quyền" là lời được viết trong di chúc của Bác.
Trước hết, ta cần hiểu Đảng cầm quyền là gì?
Với các nước XHCN, Đảng cầm quyền nghĩa là Đảng có tồn bộ chính quyền, sử
dụng quyền lực nhà nước để lãnh đạo hệ thống chính trị và tồn xã hội thực hiện mục
đích của đảng và của tồn dân; Đảng nắm tồn bộ chính quyền bằng sự tổ chức và sử
dụng chính quyền nhà nước để lãnh đạo toàn xã hội xây dựng chế độ xã hội mới xã hội
chủ nghĩa.
Và vì sao lại nói "Đảng ta là một đảng cầm quyền"?
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng

trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới
thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau, có khi là
Đảng Cộng sản Đơng Dương (1930 – 1951), Đảng Lao động Việt Nam (1951 – 1976), đã
lãnh đạo nhân dân ta liên tiếp thực hiện và giành thắng lợi nhiều cuộc cách mạng, giành
6


độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. Đó là sứ mệnh lịch sử mà cũng là cơng lao
của Đảng, khơng thể phủ định.
Chính vì vậy, Đảng ta xứng đáng và phải giữ cho được vai trò là đảng cầm quyền.
Đó là sự khẳng định của Hồ Chí Minh, khơng phải chỉ cho bản thân mình, mà còn cho
các thế hệ đồng bào và lớp lớp đồng chí đã khơng quản ngại hy sinh đi theo Đảng, một
lòng một dạ trung thành với Đảng.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng ta là một đảng cầm quyền”
Tại sao Bác khơng nói là “Đảng ta là đảng cầm quyền” mà phải là “một đảng cầm
quyền”?
“Một” thể hiện tính duy nhất, hàm ý cả tính tuyệt đối. Đảng khơng được chia sẻ
quyền lực với đảng khác trong vai trò cầm quyền của mình (nên hiểu là “khơng chia sẻ
quyền lực” chứ khơng độc nhất tồn tại, vì thời của Bác cịn có Đảng Dân chủ Việt Nam từ
năm 1944 đến năm 1988 và Đảng Xã hội Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1988), nhưng
khơng giữ vai trị lãnh đạo. Tức là không liên minh, liên kết với bất kỳ đảng khác để thực
hiện vai trò lãnh đạo của mình. Đây khơng phải là sự độc chiếm quyền lực mà đó là kết
quả tất yếu của lịch sử.
Ở đây, Hồ Chí Minh đã hàm ý cảnh báo. Vì là “một đảng cầm quyền” nên có thể
phát sinh những vấn đề do chỉ có một đảng nắm quyền, nhất là khi nắm quyền liên tục
trong một thời gian dài. Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu
rằng mọi sự vật, hiện tượng đều luôn vận động và biến đổi. Là đảng duy nhất cầm quyền,

ở đỉnh cao quyền lực, rất có thể nội bộ đảng nảy sinh những trì trệ, thậm chí sai lầm, nếu
đảng giáo điều, không phát huy và mở rộng dân chủ, không lắng nghe phản ánh từ nhân
dân, không tiếp thu các ý kiến phản biện… Nghiêm trọng hơn, chính điều đó sẽ nảy sinh
quan liêu, xa dân, tham nhũng, thậm chí độc đốn, dần đánh mất lịng tin của nhân dân.
Hơn nữa, Đảng cầm quyền phải chống thói “kiêu ngạo cộng sản” như cách nói của
Lênin. Bởi trong điều kiện một đảng cầm quyền, duy nhất lãnh đạo cách mạng, bệnh kiêu
ngạo dễ nảy sinh. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc tới bệnh kiêu ngạo. Đó là thói tự cao,
tự đại, ham địa vị, hay lên mặt; ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình; ưa sai khiến
7


người khác; hễ làm được việc gì hơi thành cơng thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng
khơng bằng mình; không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình;
việc gì cũng muốn làm thầy người khác.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo nhưng quyền lãnh đạo đó là thuộc
về nhân dân và Đảng nhận sự ủy thác giao phó quyền lực từ dân. Hồ Chí Minh nói:
“Cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít
người”. Người đề cập xây dựng một Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Một khi
Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền thì Đảng cầm quyền, dân là chủ, như Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ. Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Song, Đảng cầm quyền, dân là chủ, “quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đây là vấn đề nguyên tắc, là bản chất của chế độ mới.
Đảng lãnh đạo chính quyền là nhằm thiết lập quyền làm chủ của nhân dân, mọi quyền lực
phải thuộc về nhân dân, làm trái ngun tắc đó Đảng sẽ thối hóa, biến chất. Bởi vậy,
phải xây dựng cơ chế Đảng cầm quyền, mà cái cốt lõi của cơ chế này là mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân.

III. GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM
1. Giá trị của luận điểm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một quan điểm hệ thống toàn

diện, phong phú và là di sản quý báu. Những luận điểm của Người về vai trò của đảng,
của cán bộ, đảng viên và nhân dân có giá trị lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây
dựng và hoạt động của Đảng ta.
Về giá trị lý luận, việc Hồ Chí Minh kế thừa đúng đắn, mạnh dạn và khoa học lý luận
Mác - Lênin vào thực tiễn dân tộc, có những lý luận sáng tạo giúp làm phong phú thêm lý
luận Mác Lênin của ngành tài liệu lưu trữ. Trên cơ sở sáng tạo đó, Người vạch ra đường
lối đúng đắn cho Đảng ta và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

8


Về giá trị thực tiễn, đến nay luận điểm của Bác về Đảng vẫn được áp dụng trong sự
nghiệp xây dựng Đảng về mọi mặt bao gồm: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Thứ nhất, xây dựng Đảng về chính trị, Bác vạch ra con đường phát triển của Đảng
Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cơ bản, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài, thích ứng
với tình hình phức tạp của đất nước. Khơng có ai là lãnh đạo của nhân dân.
Thứ hai, xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, Đảng lãnh đạo nhân dân, Đảng muốn phát
triển, ổn định lâu dài phải giữ vững sự trong sạch, đảng viên phải có tư tưởng đạo đức tốt,
có đạo đức cách mạng và cơng tác lý luận.
Thứ ba, xây dựng Đảng về tổ chức, nói đến Đảng là nói đến một tổ chức có nề nếp.
Điều này liên quan đến năng lực lãnh đạo, điều hành và hiệu lực chiến đấu của Đảng,
quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ đảng viên và đội ngũ cán bộ các cấp.
Thứ tư, xây dựng Đảng về đạo đức, cần xây dựng văn hóa chính trị, lấy văn hóa
Đảng làm nịng cốt, lời nói đi đơi với việc làm, thực sự phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

2. Ý nghĩa của luận điểm
Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng mang ý nghĩa lịch sử và giá trị muôn
đời. Người luôn nhấn mạnh những vấn đề cơ bản, về sự duy nhất của Đảng cầm quyền.
Từ thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa khác, Người đã vạch ra con đường cho Đảng ta là
chỉ “một đảng cầm quyền”, người nhấn mạnh về sự quan trọng của đạo đức cán bộ Đảng

viên, cần kiệm, liêm chính, vì nhân dân và là người đầy tớ của nhân dân.
Lời căn dặn sâu sắc, nhân văn của Người đã trở thành lý lẽ làm người, phương châm
hành động, cơ sở tư tưởng để Đảng chấn chỉnh, xây dựng, chỉnh đốn, trong sạch nội bộ.
Đồng thời, xác định đường lối chính sách đúng đắn, nâng cao năng lực lãnh đạo và bản
lĩnh cầm quyền của Đảng, hiện thực hóa khát vọng phát triển, đổi mới, sáng tạo, sớm xây
dựng nước ta thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nửa thế kỷ qua, Di chúc của Hồ Chí Minh ln đồng hành cùng đảng và nhân
dân, soi sáng suốt chặng đường phấn đấu giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong tiến trình lịch sử này, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn
đảng theo ý mình, nhất là quan tâm, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
9


để họ thực sự xứng đáng là “người lãnh đạo nhân dân và đầy tớ trung thành”. Chính vì
vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải luôn là đội tiên phong, gương mẫu đi đầu,
lãnh đạo nhân dân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước và và hiện nay là đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng.

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, bằng việc học tập và làm việc theo tư tưởng
của Hồ Chí Minh, Đảng ta đang ngày càng trưởng thành và đóng vai trị quyết định đến
việc bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh”, đồng thời góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào con đường phát triển của đất nước. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh
và chủ nghĩa Mác-Lênin vào quá trình đổi mới đất nước, Đảng cũng đã tự rút ra những
sai lầm và kinh nghiệm để từ đó sửa chữa, chỉnh đốn, thể hiện sự trưởng thanh và lớn
mạnh từng ngày. Điều này được thể hiện bởi các khía cạnh sau:

1. Thành tựu

Trong hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, tồn diện. Quy mơ, trình độ nền
kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là
niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi
mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.
1.1. Kinh tế
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.
Trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm
chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình qn đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm;
10


giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng
lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ
USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985
bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2021 đạt khoảng 2.204
USD/năm.
Mặc dù trong năm 2021, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19
nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu
vực, thế giới. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5
tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền
kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6
liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi
suất bình quân -giảm; dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố, tăng trên 10%. Tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4% GDP, tăng 1,2% so với năm 2020. Nông
nghiệp tiếp tục giữ được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia; xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD. Một số tổ chức tín dụng yếu kém, dự án,
doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ, kéo dài đang từng bước được xử lý.

Đã khởi công xây dựng một số cơng trình, dự án đường bộ cao tốc; tiếp tục đẩy mạnh
triển khai nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia. Môi trường đầu tư liên tục
được cải thiện và phát triển. Năm 2019, vốn đầu tư phát triển tồn xã đạt 2.046,8 nghìn tỷ
đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng
10 năm lại đây. Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn là một
điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 31,15 tỷ USD.
1.2. Văn hoá xã hội
Về giáo dục: Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng
cao, chất lượng đào tạo ngày càng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nhiều chỉ số về
giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực có thể kể đến như: Tỷ
lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt đến 99% ( đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau

11


SINGAPORE); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt
92,08% - đứng top đầu khối ASEAN.
Về y tế: Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa
bệnh của nhân dân… Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống y tế hồn chỉnh, tổ
chức rộng khắp tới tận thơn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm
thế giới như: ghép chi, tim, gan, thận...; kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong
đó có COVID-19; chủ động sản xuất được nhiều loại vắc-xin phòng bệnh, mới đây nhất
là vắc-xin phòng COVID-19...
Về an sinh xã hội: Bên cạnh đó, cơng tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng
và Nhà nước quan tâm thực hiện. Trong 25 năm qua, ngành Bảo hiểm xã hội đã giải
quyết cho hơn 112,5 triệu lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Từ năm 2003
đến 2018, ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp với ngành Y tế đã đảm bảo quyền lợi cho trên
1.750 triệu lượt người tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bình quân mỗi năm có
trên 109 triệu lượt người thanh tốn chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của
thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.

2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong suốt thời gian 35
năm đổi mới, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cịn những tồn
tại, hạn chế nhất là trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức
tạp.
2.1. Kinh tế

12


Tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay phụ thuộc nhiều vào ngành
sản xuất điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện điện thoại, trong khi nhiều ngành mũi
nhọn khác vẫn tiếp tục tăng trưởng âm như: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm
2020 của ngành sản xuất trang phục giảm 4,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
giảm 3,8%; sản xuất xe máy giảm 10%; dệt giảm 0,5%; sản xuất ô tô giảm 10,8%; sản
xuất đồ uống giảm 5,3%.
Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020 nhưng chưa thể hiện được rõ
vai trị tác động tích cực. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang EU tháng 9 giảm 5,6% so
với tháng 8, sang tháng 10 tiếp tục giảm 0,1% so với tháng 9. Đối với kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa từ EU vào Việt Nam, do hưởng ưu đãi thuế quan nên giá hàng hóa nhập
khẩu thấp hơn nhưng tháng 8 đạt 1,28 tỷ USD, tăng 14,4% so với tháng trước, sang tháng
9 giảm 5,9% và tháng 10 tăng trở lại 3,6%.
Đầu tư công đạt được kết quả tích cực nhưng do quy mơ kế hoạch đầu tư năm nay

lớn hơn so với năm 2019 nên cho đến nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà
nước bằng 69,8% kế hoạch năm (cùng kỳ năm 2019 bằng 68,8%), trong đó vốn Trung
ương quản lý bằng 67,7% và vốn địa phương quản lý bằng 70,3%.
2.2. Văn hố xã hội
Về giáo dục: Cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất
cho học sinh cịn hạn chế; cá biệt có một số giáo viên, học sinh có hành vi ứng xử thiếu
văn hóa gây mất niềm tin của cha mẹ học sinh, bức xúc trong xã hội. Tình trạng lạm thu
đầu năm học trong các cơ sở giáo dục còn diễn ra ở nhiều địa phương. Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa chưa đạt tiến độ đề ra
Về y tế: Các chính sách chưa hoàn toàn đầy đủ, toàn diện và việc tuân thủ chưa tốt.
Một số hệ thống cung ứng các dịch vụ ý tế chưa đáp ứng yêu cầu. Nhân lực y tế còn chưa
đảm bảo về chất lượng và số lượng, cùng với đó là tài chính y tế vẫn còn rất hạn hẹp.

13


B. LIÊN HỆ BẢN THÂN

14


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học – không chuyên lý luận
chính trị), NXB Giáo dục.
2. Internet:
/> />3.

15




×