Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Văn hóa hip hop tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 69 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ................
VĂN HÓA HIP-HOP TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Đại
Sinh viên:

Nguyễn Thế Mạnh

Mã sinh viên:

1805VDLA033

Lớp:

Văn hóa du lịch

Hà Nội - 2022


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ................
VĂN HÓA HIP-HOP TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Đại


Sinh viên:

Nguyễn Thế Mạnh

Mã sinh viên:

1805VDLA033

Lớp:

Văn hóa du lịch

Hà Nội - 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, người viết xin chân thành cảm ơn đến ban giám hiệu Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện cho người viết hoàn thành đề tài“Văn hóa
Hip-hop tại Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành “Quản lý
du lịch” nói riêng. Đây là bài luận giúp mọi người có thêm một góc nhìn khác về
văn hóa Hip-hop tại Việt Nam. Đó là những hành trang quý báu đối với những ai
chưa từng thử tìm hiểu hay bước chân vào nét văn hóa này
Đặc biệt hơn người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Đại
người hướng dẫn và các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ và động viên người viết
trong quá trình tìm hiểu và hồn thiện bài khóa luận tốt nghiệp “Văn hóa Hiphop tại Việt Nam”.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp, nên người viết không thể tránh
khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu đề tài. Người viết rất mong nhận
được những nhận xét, góp ý đến từ q thầy cơ và các bạn để cơng trình nghiên
cứu của người viết có thể hồn thiện một cách tốt nhất
Người viết xin chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Người viết cam đoan đề tài “Văn hóa Hip-hop tại Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu của người viết. Các kết quả nghiên cứu đều mang tính cá nhân và được
tổng hợp dưới góc nhìn của người viết, người viết cam đoan không sao chép qua
bất cứ tài liệu tham khảo nào chưa từng được công bố trước kia. Đồng thời các số
liệu trong quá trình nghiên cứu đều trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng,
minh bạch.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự giai lận nào người viết xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung bài nghiên cứu.


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 4
1.1.1. Văn hóa ......................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về Hip-hop ................................................................... 4
1.1.3. Văn hóa Hip-hop........................................................................... 5
1.2. Sự hình thành văn hóa Hip-hop tại Việt Nam ............................... 6
1.3. Đặc trưng của nghệ thuật Hip-hop ................................................. 7
1.3.1. Trước tiên là nói về trang phục: ................................................... 7
1.3.2. Về ngôn từ ................................................................................... 10
1.4. Đánh giá văn hóa Hip-hop tại Việt Nam ...................................... 13
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................. 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA HIP-HOP TẠI
VIỆT NAM......................................................................................................... 16
2.1. Tính nghệ thuật của Hip-hop......................................................... 16
2.2.1. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực ................................. 16

2.1.2. Phản ánh hiện thực là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật ........... 17
2.1.3. Thế giới chủ quan là phẩm chất của nghệ thuật. ....................... 18
2.1.4. Phân biệt tính hiện thực và tính chân thực................................. 19
2.2 Hip-hop - Tiếng nói của người da màu .......................................... 19
2.2.1 Âm nhạc là vũ khí đấu tranh ........................................................ 19
2.1.2 Hội họa nghệ thuật là công cụ tuyên truyền................................ 24
2.3 Hip-hop Việt Nam – Cái tôi cá nhân và hiện thực xã hội ............ 26
2.3.1 Âm nhạc là tấm gương phản chiếu của xã hội ............................ 26
2.2.2 Khát vọng thể hiện bản thân bằng nghệ thuật Hip-hop .............. 31
2.4 Mối liên hệ của nghệ thuật Hip-hop giữa Mỹ và Việt Nam ......... 33
2.5 Nét tương đồng và dị biệt giữa nghệ thuật Hip-hop Mỹ và Việt
Nam.................................................................................................................. 34
2.6. Những giá trị của Hip-hop ............................................................. 38
2.6.1. Giá trị phản ánh hiện thực.......................................................... 38
2.6.2. Giá trị giải trí.............................................................................. 40
2.6.3. Giá trị giáo dục ........................................................................... 44
2.6.4. Giá trị tạo hình và kỹ thuật biểu diễn ......................................... 47


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................... 51
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CỦA HIP-HOP TẠI VIỆT NAM ........ 52
3.1. Thực trạng của Hip-hop ................................................................. 52
3.2. Đề xuất phát huy giá trị tích cực văn hóa Hip-hop tại Việt Nam
.......................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 58
PHỤ LỤC ................................................................................................ 59



CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hip-hop là một loại hình nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn ở Mỹ nhưng còn
khá mới với chúng ta. Dù chỉ vừa được du nhập vào Việt Nam hơn 20 năm nay
nhưng nó đã mang đến một luồng gió mới, một văn hóa với nhiều màu sắc thu hút
những người trẻ tìm tịi và khám phá về nó. Thêm vào đó, đây cũng là một văn
hóa có chiều sâu lịch sử. 50 năm tuổi, là một thời gian đủ dài để cho Hip-hop
trưởng thành, đủ để cho cả thế giới biết đến một loại hình nghệ thuật đa sắc màu
và có ý nghĩa to lớn đối với người da màu, với những người bị áp bức ở xã hội
Mỹ thập niên 70.
Suốt diễn trình lịch sử của mình, Hip-hop chính là tiếng nói của người da
màu, là sự đấu tranh cho những gì mình phải gánh chịu trong quá khứ tối tăm tại
nước Mỹ. Tại Việt Nam chúng ta có văn học phản ánh hiện thức, thì tại Mỹ Hiphop nói lên bất công của xã hội, sự đen tối và hủ bại của chế độ phân biệt chủng
tộc. Văn hóa Hip-hop còn hướng con người đến những điều tốt đẹp dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào, với 5 tinh thần được những người đi trước muốn văn hóa của
mình phát triển theo, đó là: Peace (hịa bình), Knowledge (kiến thức), Love (tình
u), Unity (đồn kết), Having Fun (niềm vui). Hip-hop chứa đựng những thành
tố đó, một văn hóa hướng con người đến kiến thức, tình u, sự hồ bình cùng với
tinh thần đoàn kết và niềm vui trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, Hip-hop là một văn hóa có sức ảnh hưởng vơ cùng lớn. Vài
năm gần đây, văn hóa Hip-hop ở Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ, với những tinh hoa
của mình Hip-hop đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của đại đa số giới trẻ và
đang lan truyền tích cực. Nó được xem là niềm tự hào của giới trẻ khi Hip-hop
Việt dù chỉ hơn 20 năm tuổi nhưng đã mang lại vô vàn thành công trên trường
quốc tế như: Xuất hiện tại truyền hình quốc tế, đạt huy chương tại Sea Games
30... Cùng với đó là vơ vàn những điều tuyệt vời mà nó mang đến về mặt tinh
thần.

1



Người viết cũng là một trong những người được ảnh hưởng và u thích văn
hóa Hip-hop. Với những lý do khách quan được nêu ra bên trên và tình yêu dành
cho văn hóa này, người viết muốn mang Hip-hop phổ biến đến nhiều người hơn,
muốn cho họ thấy nét đẹp văn hóa nguyên bản lành mạnh, tốt đẹp và đầy màu sắc
này, góp phần làm mờ đi những định kiến không tốt về Hip-hop mà người ta đã
dán mác cho nó, đưa niềm tự hào của mình đến với những môi trường mới giống
như giảng đường, Hip-hop xứng đáng được lan truyền và đón nhận một cách tích
cực.
2. Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật Hip-hop đã tồn tại và phát triển trong hơn bốn thập kỷ qua, trong
suốt tiến trình phát triển, với những giá trị nghệ thuật được đúc kết từ tinh hoa của
mình Hip-hop được tơn vinh như một mơn văn hóa nghệ thuật của đại chúng, của
tự do và của cơng lý. Những cơng trình nghiên cứu về Hip-hop ở Việt Nam và
trên tồn thế giới có thể kể đến như sau:
Trong cuốn “The Tao Of Wu” của tác giả RZA, một tác phẩm văn học của
Hip-hop ra đời vào năm 2008, trong tác phẩm của mình, RZA chia sẻ về Hip-hop:
“The first step is knowledge. You must know what must be changed. And the only
way to know this is by looking at yourself and knowing yourself. A good man will
see the goodness in himself and the devilishment in the world and so will attempt
to change the world to good. Yet in these days, everyone has some type of devilish
thoughts inside” [TLTK - 1], được hiểu như sau: “Đầu tiên là kiến thức, bạn phải
biết được đâu là điều cần thay đổi, Hip-hop phải đi cùng với kiến thức, những
người thực sự yêu nó sẽ nhận ra được nghệ thuật bên trong Hip-hop và dần đưa
nó tránh xa khỏi những cái xấu, những bản ngã mà Hip-hop vốn có”. Tác giả đã
chỉ ra được điều quan trọng trong Hip-hop, đó là việc phải giữ được thiện lương
của chính nó, để duy trì nghệ thuật thì con người phải có kiến thức, phải biết nhận
định đúng sai trong nhiều trường hợp.
Với những điều nó đang làm được, những ích lợi và giá trị tinh thần Hip-hop
mang đến đang dần khiến xã hội cơng nhận nó trở thành một mơn nghệ thuật chính

thống.
2


3. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu về đề tài “Văn hóa Hip-hop ở Việt Nam” với mục
đích đưa ra những đặc trưng cơ bản của Hip-hop khi bắt đầu ở Mỹ và những biến
đổi của nó tại Việt Nam để mọi người có thể nhìn nhận văn hóa này một cách thấu
đáo theo lăng kính cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu những đặc trưng của văn hóa Hip-hop ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, người viết sử dụng những
phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp: Người viết tổng hợp những thông tin, kiến thức từ
những tài liệu tìm được, tài liệu dưới dạng sách, tạp chí, báo mạng và áp dụng nó
vào khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp phỏng vấn: Để đề tài được chân thực và sinh động, người viết
sử dụng phương pháp phỏng vấn. Người viết trực tiếp phỏng vấn những người đi
đầu và có sức ảnh hưởng trong văn hóa Hip-hop, họ là những người mang Hiphop về Việt Nam, đi cùng nó trong suốt một thập kỷ qua. Những điều này sẽ giúp
cho khóa luận tốt nghiệp trở nên sinh động, thực tế và có tính chân thực.
Phương pháp phân tích: Người viết dựa vào những thơng tin, kiến thức tổng
hợp được tiến hành phân tích đánh giá vấn đề, đưa ra những luận điểm để chứng
minh cho nội dung mình muốn truyền tải.
Phương pháp so sánh: Ở đề tài này, người viết sử dụng đối chiếu để so sánh
sự giống và khác nhau trong nội dung phản ánh hiện thực giữa Hip-hop và những
văn hóa khác, để làm nổi bật lên giá trị của Hip-hop.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tình trạng chung của Hip-hop Việt thời điểm hiện tại
Nhận thức, đánh giá thực trạng của Hip-hop cũng như mức độ quan tâm của

giới trẻ sau những chương trình gần đây
Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến Hip-hop thời điểm hiện tại
3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [TLTK - 4].
1.1.2. Khái niệm về Hip-hop
Mặc dù nhiều người xem Hip-hop là một từ đồng nghĩa với nhạc Rap hoặc
Break dance, nhưng trên thực tế thuật ngữ này được dùng để đề cập đến một nền
văn hóa phức tạp bao gồm bốn yếu tố: Deejaying (DJ); Rapping, còn được gọi là
"MCing"; Graffiti; và Break dance hay còn gọi là “B-boying”, bao gồm các điệu
nhảy, phong cách và thái độ, cùng ngôn ngữ cơ thể. (Yếu tố thứ năm, “kiến thức
về bản thân/ ý thức”, đôi khi được thêm vào danh sách các yếu tố của Hip-hop bởi
các nghệ sĩ và học giả Hip-hop có ý thức xã hội.) Hip-hop có nguồn gốc từ Người
Mỹ gốc Phi trong thời kỳ suy thoái kinh tế của nước Mỹ tại South Bronx, New
York vào cuối những năm 1970. Khi phong trào Hip-hop bắt đầu ở ngoài lề xã
hội, nguồn gốc của nó thường được bao phủ bởi những câu chuyện hoang đường,
bí ẩn và chướng tai gai mắt của một số bộ phận xã hội tại Mỹ lúc bấy giờ.
Graffiti và Break dance là những khía cạnh của Hip-hop đầu tiên thu hút
được sự chú ý của công chúng. Nổi tiếng là nhất phong trào Graffiti bắt đầu vào
khoảng năm 1972 bởi một thiếu niên người Mỹ gốc Hy Lạp, người đã ký tên hoặc
“gắn tag” Taki 183 trên các bức tường trong toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm của
Thành phố New York. Vào năm 1975, những người trẻ tuổi ở Bronx, Queens và
Brooklyn đã đột nhập và trạm tàu hỏa để vẽ các bức tranh Graffiti với đa dạng

kích thước và chủ đề như tên của họ, hình ảnh từ truyện tranh và các biểu tượng
của nước mỹ trên thành toa tàu điện ngầm. Chẳng bao lâu, các nhà kinh doanh
nghệ thuật có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã trưng bày Graffiti
trong các phòng trưng bày lớn. Cơ quan quản lý giao thông đô thị của thành phố
4


New York cũng có động thái đáp trả bằng chó, hàng rào thép gai, bồn axit tẩy sơn
và đội cảnh sát chìm.
Break dance, Rap và Deejaying xuất hiện cùng nhau vào năm 1973. Deejay
Hip-hop đầu tiên là DJ Khôngol Herc (Clive Campbell), một người nhập cư 18
tuổi, người đã sử dụng hệ thống âm thanh khổng lồ của mình cho các bữa tiệc
trong thành phố. Sử dụng hai bàn xoay, ông đã kết hợp giai điệu của các đĩa hát
cũ với các bài hát khiêu vũ nổi tiếng để tạo ra một giai điệu liên tục. Khôngol
Herc và các nghệ sĩ Hip-hop tiên phong khác như Grand Wizard Theodore, Afrika
Bambaataa, và Grandmaster Flash đã tách biệt và kéo dài quãng nghỉ để mọi người
có thể nhảy theo điệu nhạc (Break dance) và bắt đầu gọi tên những người xuất
hiện trong bữa tiệc theo vần điệu (Rap).
Tại Việt Nam, văn hóa Hip-hop được du nhập cách đây hơn 20 năm. Hiphop ở Việt Nam phát triển chậm chủ yếu tập trung vào hai thể loại chính là Rap
và Break Dance, về sau khi Hip-hop được lan truyền rộng rãi, giới trẻ mới biết
thêm về vẽ Graffiti và Dj
Những ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, Hip-hop cũng bị cho là văn
hóa khơng lành mạnh, bị cấm ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên khi xuất hiện những nghệ
sĩ nghiêm túc hơn với Hip-hop, nghiêm túc hơn với những sản phẩm của mình thì
người ta lại có những cái nhìn thiện cảm hơn với nó. Ở Việt Nam, Hip-hop phát
triển nhất ở nhạc Rap theo đó là Breaking dance cũng được một bộ phận lớn người
theo dõi.
1.1.3. Văn hóa Hip-hop
Hip-hop, khi chúng ta nhìn vào hai từ Hip và Hop thì khơng cần quá phức
tạp để hiểu. Hip có nghĩa là kiến thức, Hop là sự chuyển động vậy Hip-hop đơn

giản là sự chuyển động có ý thức, là sự vươn lên về trí tuệ. Hip-hop khơng tồn tại
ở bất kể hình thức vật lý nào, Hip-hop không nằm trong không gian hoặc thời gian
ba chiều. Chúng ta không thể đi đến Hip-hop, mặc Hip-hop hay ăn Hip-hop. Tất
cả sự chia sẻ của chúng ta, các ý thức lĩnh hội của chúng ta đều gọi là Hip-hop,

5


và khi ý thức lĩnh hội chuyển động nó sẽ tạo ra văn hóa. Văn hóa ở đây chính là
Hip-hop [TLTK, 2, Tr60].
1.2. Sự hình thành văn hóa Hip-hop tại Việt Nam
1.2.1. Khởi nguồn
Văn hóa Hip-hop bắt nguồn từ những khu ổ chuột tồi tàn ở thành phố New
York. Những năm đầu tiên, khi chế độ Aparthied (chế độ phân biệt chủng tộc)
vẫn chưa sụp đổ thì những người da màu ln sống trong vịng trịn của sự bất
cơng và đàn áp, những người da trắng tự cho sắc tộc của mình là đứng đầu của
nhân loại. Vì thế người da màu tìm cho mình một phương tiện để đấu tranh và
như thế, Hip-hop ra đời, cũng như bao văn hóa khác, Hip-hop cũng ra đời trong
một hồn cảnh đặc biệt. Hip-hop ra đời tại một ngôi nhà nhỏ tại New York, kinh
đơ Hip-hop. Nó được khởi nguồn bởi DJ trẻ người Jamaica - DJ Khôngol Herc,
sinh ra và lớn lên tại Bronx, ngay từ khi 10 tuổi, Herc đã nhận ra niềm đam mê
với nhịp điệu, thường hay đi theo cha của mình - là một thành viên ban nhạc và
anh ghi lại tất cả những bản thu âm mà bố mình chơi cùng của band.
Sự thay đổi dần mở ra khi DJ Khôngol Herc bắt đầu quan sát xem những
đám đông sẽ phản ứng thế nào với những nhịp điệu của mình. Những gì được anh
cảm nhận là dường như đám đơng sẽ phấn khích nhất tại những nhịp trống, đây là
phần sôi động nhất trong một đoạn nhạc. Mùa hè năm đó, DJ Khơngol Kerc dần
hồn thiện tất cả kỹ năng âm nhạc của mình với phong cách “break beat” (phá vỡ
nhịp điệu). Ngày 11/08/1973- ngày lịch sử của văn hóa Hip-hop khi DJ Khơngol
Kerc tổ chức một bữa tiệc gây quỹ từ thiện tại ngôi nhà số 1520 đại lộ Sedgwick,

Bronx, New York. Đây được xem là bữa tiệc tạo nên văn hóa Hip-hop khi nó có
sự góp mặt của tất cả những lĩnh vực chính của Hip-hop như: Âm nhạc, vũ điệu
và hội họa. Tại bữa tiệc này, những người tham gia trích một phần tiền gây quỹ
từ thiện ủng hộ những trẻ em da đen cơ nhỡ. Hip-hop đã ra đời theo một cách ý
nghĩa như thế.
Khi Hip-hop xuất hiện, nó trở thành cơng cụ đấu tranh cho những bất cơng
trong thời đại đó. Hip-hop là thanh kiếm cắm thẳng vào chính quyền da trắng thời
6


kỳ bấy giờ khi sự bất công của cảnh sát da trắng đối với người da đen vẫn cịn
nóng hổi, ngoài ra Hip-hop cũng là thứ kéo bọn trẻ trong các khu ổ chuột ra khỏi
tệ nạn băng đảng, ma túy, trộm cắp,…
1.2.2. Hip-hop tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Hip-hop được du nhập vào đầu những năm 90 với cơ sở hình
thành cũng như bản chất của nó vẫn giữ nguyên vẹn giá trị cốt lõi của Hip-hop tại
Mỹ vì thời kỳ đó tệ nạn xã hội tại Việt Nam cũng đạt được những con số đáng
báo động. Những năm đầu, khái niệm Hip-hop gắn với nhảy nhiều hơn, cho đến
năm 1997 khi Khanh Nhỏ cho ra mắt bản nhạc Rap đầu tiên dùng ngơn ngữ Việt
là “Vietnamese Gang” thì nét văn hóa này mới dần trở nên đa dạng. Vào đầu
những năm 2000 đã có rất nhiều nhóm nhảy được thành lập và hoạt động từ Nam
chí Bắc, vơ cùng sôi nổi cho đến khi “cần sa” phổ biến rộng rãi tại Việt Nam đã
khiến Hip-hop bị hiểu sai lệch và bị gắn với những tên gọi không mấy hay ho như:
Văn hóa phẩm đồi trụy, tệ nạn và khó được chấp nhận.
Vào những năm 2009, đài truyền hình Việt Nam cơng chiếu bộ phim Bước
nhảy Xì Tin, chính điều này đã tạo nên một cơn sốt cho Hip-hop, mang nó tới
nhiều người hơn, sau bộ phim đó đã có rất nhiều bạn bắt đầu yêu mến nền văn
hóa non trẻ nhưng giàu màu sắc này. Một năm sau đó, có một sự kiện làm thay
đổi hồn tồn cái nhìn về văn hóa Hip-hop, đó là nhóm nhảy BigToe Crew vô
địch Đông Nam Á và đại diện cho khu vực sang trời Âu tham gia giải đấu BOTY

thế giới. Từ đây, Hip-hop Việt bước sang một trang mới, với cái nhìn thiện cảm,
tích cực và tốt đẹp hơn.
1.3. Đặc trưng của nghệ thuật Hip-hop
1.3.1. Trước tiên là nói về trang phục:
Có lẽ cái phong cách quần tụt tới tận nửa mơng khơng cịn xa lạ với nhiều
người. Phong cách này chúng ta thường được thấy ở những rapper da màu là chủ
yếu. Bên cạnh đó, kiểu style quần tụt “thiếu thiện cảm” này cũng khá quen thuộc
trong các cộng đồng người da màu – nơi nói chuyện bằng rap, súng và nắm đấm.
Trong các MV rappers của những hình tượng trong giới (Wiz Khalifa, Lil
7


Wayne..) – hình ảnh túm quần thụng là một điều rất bình thường. Đến nỗi – đây
được coi là biểu tượng của băng đảng và mặt tối của nền văn hố, nơi những ngơn
từ thơ tục được sử dụng và chất kích thích. Và do Rap (một phần quan trọng và
phổ biến nhất đại chúng của Hip-hop) lại được đại diện bởi cộng đồng người da
màu khá nhiều – nên vơ hình chung, quần tụt như là một phần của thời trang nền
văn hố này, lại được ưa thích bởi thế hệ mới, bỏ qua cái quá khứ đen tối của nó.
Tuy nhiên, vẫn chưa được nhiều thiện cảm từ xã hội và cộng đồng thời trang đại
chúng.
Vốn dĩ giới trẻ hiện tại học hỏi, bắt chước khá nhanh và luôn muốn tỏ ra
ngầu giống như các thần tượng của họ - thì việc lạm dụng q là chuyện khơng
thể nào tránh khỏi – làn sóng phản đối cũng mạnh mẽ khơng kém. Khiến những
người vốn khơng thích thời trang đường phố, có một cái nhìn ác cảm hơn với
những thứ thuộc về đường phố. Nhưng ít người biết về câu chuyện đằng sau về
cái sự tụt quần ngổ ngáo này.
Giai thoại:
Chiếc quần tụt này được gọi là “Sagging Style” hay “Saggin’ Pants”. Trở lại
Los Angeles những năm 1988 – nơi xuất xứ sớm nhất của xu hướng “Sagging”/
Quần tụt, Los Angeles lúc đó là 1 nơi loạn lạc, bạo lực, đầy băng đảng, không như

là 1 thành phố thiên thần như bây giờ. Hip-hop lúc đó chưa phải là cái gì quá xu
hướng và thị trường như bây giờ, Hip-hop chỉ tồn tại đúng nghĩa là underground,
nơi những gì đen tối nhất diễn ra – những kẻ buôn bán ma tuý, cần sa, chơi rap
gang và thanh toán giữa các bằng nhóm giành địa bàn, những kẻ vào tù ra tội.
Và có những giải thích khơng chính thống nói về chiếc quần tụt/ “Sagging
Pants” như thế này: Vì thắt lưng có thể trở thành vũ khí trong tù ngục – nên tất
nhiên đồng phục trong tù chẳng có thắt lưng và sự “trễ” của chiếc cạp quần may
sẵn đối với những tù nhân khơng có thân hình phù hợp là chuyện bình thường.
Thế là những kẻ ra tù, cũng mang cái kiểu quần trễ đó ra ngồi, để thể hiện cho
những người khác rằng là mình vừa ra tù nhằm tăng địa vị trên đường phố.
Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là giai thoại mà thôi. Việc những ý tưởng xuất
phát từ ngục tối ảnh hưởng lên thời trang cũng khá nhiều, từ hình xăm đến màu
8


cam nổi trội – đã được các nhà thiết kế thời trang ứng dụng để lột tả sự “Không
tự do” hay để răn đe về việc “Nhân quả” “Phải tuân theo luật pháp” hay đơn giản
là chỉ thể hiện sự hồ bình, khơng mong muốn con người phải sống như trong tù
tội.
Nguồn gốc sâu xa – Zoot Suits:
Chúng ta lại trở về 1 khoảng thời gian trước đó – năm 1930, thời kì mà nước
Mỹ đang trải qua giai đoạn “Đại Suy Thối”, nền kinh tế trì trệ - hàng ngàn con
người thất nghiệp. Và tất nhiên, nhu cầu ăn mặc cũng cực kì bị hạn chế, song song
với nó, là sự phân biệt chủng tộc còn khá rõ ràng tại xã hội Mỹ. Những đứa trẻ da
màu, mặc những bộ quần áo quá cỡ, baggy và rộng, với những chiếc quần ống
thon (bó lại) ở gần mắt cá chân. Trang phục này được gọi là Zoot suits.
Chính vì lí do tài chính khơng có nhiều, nên những bộ cánh mới hầu như rất
khó khăn, vậy chúng phải đi kiếm những tiệm bán đồ cũ, thriftshop (tiệm bán đồ
từ thiện) để mua những chiếc áo, quần quá khổ và sau đó nhờ mẹ, dì kéo nhỏ lại.
Tất nhiên, nhỏ mặc đồ oversize thì sự trễ của bộ đồ, đặc biệt là quần – sẽ có.

Những đứa trẻ da màu, đã mặc quen sự rộng rãi của bộ đồ - khi lớn lên cũng đã
quen với mặc kiểu mặc nó. Hơn nữa trong thời kì suy thối, cơng việc khơng nhiều
và sự phân biệt chủng tộc cho người da màu cao – những thanh niên da màu khơng
có cách nào kiếm được tiền ngoài làm việc bất hợp pháp và thế là hình ảnh
“Sagging Pants” gắn liền với những khu phố ổ chuột, những băng đảng bắt đầu từ
đó.
Ngồi ra – cũng có nghiên cứu cho rằng, sagging thơng qua Zoot Style cịn
liên quan tới văn hố nhạc Jazz và những nghệ sĩ da màu quanh nó. Mặc một chiếc
quần rộng, thoải mái sẽ dễ dàng nhảy và thu hút người khác giới
Và người da trắng – nghiễm nhiên cho rằng mặc style này là tầng lớp thấp
kém – đặc biệt là da màu và sự phân biệt chủng tộc lên cao tới mức – những gã
quân nhân da trắng, quần thắt lưng (Vì họ cho rằng ăn mặc chỉnh tề, như 1 người
lính Mĩ với chiếc thắt lưng, đó mới là người Mỹ, còn lại là lũ ăn bám và trì trệ nền
kinh tế xã hội) đã túa ra và tìm kiếm những người da màu mặc Zoot style và đánh
đập họ thậm tệ. Zoot Suit Riot trở thành 1 vụ bê bối về sự phân biệt chủng tộc ở
9


Mỹ và nó khiến dư luận dấy lên 1 làn song đấu tranh cho sự công bằng của mọi
người dân Mỹ - không phân biệt chủng tộc và giai cấp.
Và những người da màu sau này, mặc Zoot (Tiền thân của baggy) cũng như
là 1 cách để “dằn mặt” người da trắng vì sự phân biệt chủng tộc của họ - một cách
“tự hào” về thời trang của họ đã sáng tạo ra và nêu rõ tinh thần “bất khuất” –
“đoàn kết” của người da màu trong xã hội Mỹ.
Và, như người viết đã trình bày – thì sagging pants không chỉ thể hiện sự
băng đảng, hood nhiều hơn mà nó cịn có 1 câu chuyện về 1 thời kì đen tối sau đó
nữa. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai mục đích thì cũng khơng đúng cho lắm…
1.3.2. Về ngơn từ
Là một người theo chủ nghĩa Hip-hop thuần túy, thứ mà người viết muốn
nhắc đến ở đây những ngày mà Public Enemy và Chuck D bùng nổ trên sân khấu,

câu từ của họ khiến cho giới trẻ phải thức tỉnh và nhận ra những tệ nạn đang kiểm
soát xã hội mình đang sống. Mình đang nói về những ngày tỏa sáng của Boogie
Down Productions nơi mà KRS-One giành được danh hiệu “giáo sư”, ông đã tạo
nên những ca khúc dạy lịch sử thực sự, những cuộc chiến gianh quyền lợi sắc tộc
của người da màu. Native Tongue thì khuyến khích trẻ em hãy ln là chính mình
và hãy tự khám phá ra con đường mà họ nên đi, thậm chí ngay cả những nhóm
“tai tiếng” hơn như NWA và The Geto Boys, họ đã tạo nên những bài nhạc mang
bản chất chính trị, với những bài hát như “Fuck The Police”, “Fuck A War” và
hiện nay nó có liên quan đến cuộc sống của mỗi người hơn bao giờ hết.
Những ca khúc này cung cấp cho người nghe một sự hiểu biết về hoàn cảnh
và lịch sử của người da màu với các chủng tộc khác, và điều tuyệt vời nhất vào
thập niên 80 là nhiều đứa trẻ da trắng xuất hiện tại show diễn của “Public Enemy”
và quẩy hết mình như những đứa trẻ da đen. Hip-hop là một sự kết nối vô cùng
rộng lớn mọi người, rõ ràng
Nếu ai đã xem đến đây thì xin đừng hiểu lầm ý người viết, người viết khơng
nói rằng mọi ca khúc Hip-hop phải có màu sắc, bản chất chính trị hay những câu

10


từ tích cực. Mình cũng rất thích những câu chuyện về quá khứ bạo lực của Pimpin
và sự ám ảnh đầy ma mị của 2 Live Crew.
Người viết khơng có ý muốn vùi dập mainstream, mặt khác mainstream
chính là con đường nhanh nhất để mang Hip-hop đến cho giới trẻ. Còn điều người
viết muốn nhấn mạnh ở đây là hiện tại “đa số” các ca khúc nhạc rap đều nói về
băng đảng, bạo lực, giết người và xem thường phụ nữ. Thật sự người viết luôn
ghét phải thừa nhận thực tế rằng rap đang là thứ âm nhạc giải trí phát triển mạnh
mẽ nhất, nhưng hầu hết nhạc rap mainstream hiện nay đều quảng bá cho hình ảnh,
thơng điệp vơ cùng tiêu cực và âm nhạc tích cực thì khơng có ánh sáng trên sân
khấu.

Điển hình như rất nhiều năm về trước, đài truyền hình BET đã cấm phát sóng
những MV của Little Brother, Public Enemy và De La Soul với lý do không phù
hợp với giới trẻ. Album thứ 3 của Enemy với tựa đề “Fear Of A Black Planet”
(Nỗi sợ hãi của hành tinh đen), với ca khúc “Who Stole The Soul?” (Ai đã lấy cắp
linh hồn) mà Enemy nỗ lực phản đối những kẻ đã và đang ăn cắp, thay đổi nền
văn hóa của người da đen. Vì sao họ lại cấm phát sóng những ca khúc này? phải
chăng chính họ là người đã cướp đi linh hồn của Hip-hop
Vậy Hip-hop là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng
đều hồi nghi. Vì sao? Chỉ đơn giản vì nó vơ hình, khơng có tính đối tượng….
chẳng ai có thể nhìn vào văn hóa và nói rằng ‘tơi biết nó là gì’, hay nói chính xác
hơn bạn khơng thể ăn một miếng Pizza rồi lại bảo mình là một chuyên gia về văn
hóa Ý. Khơng phải bạn tham dự một show nhạc rap thì bạn đã là Hip-hop, hay
bạn cầm cây micro và đọc vài câu rap thì bạn đã là Hip-hop, ở đây để hiểu rõ nó
thì cần phải cảm nhận nó
Những lý luận trên nghe có vẻ hơi khó khăn, cồng kềnh, rắc rối? Nhưng thật
sự nó rất đơn giản, với quan điểm của người viết, bạn không cần phải gồng mình
để tỏ ra ngầu, tỏ ra swag, hay tỏ ra bạn là một thanh niên Mỹ đen thì bạn mới là
Hip-hop. Hãy khiến nó đơn giản, dễ thở và thoải mái nhất đối với bạn
Bên cạnh đó, người viết cũng đã từng thấy vơ số bình luận, cho rằng: “Hiphop là sự tự do, những rapper chuyên rap về tiền, thuốc, và gái đó là do đấy là
11


những việc họ thấy hàng ngày, và họ kể những câu chuyện về nó, rap về nó”.
Vâng, những lý luận không hề sai, nhưng những thứ như vậy không thể trở thành
một phần của một nền ‘văn hóa’ được. Hai từ “văn hóa” được xây dựng trên khía
cạnh phi vật chất của xã hội, là những ‘tư tưởng có giá trị’. “Văn hóa” được bắt
nguồn từ chữ Latin, "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa
Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần"
tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học người Anh
Thomas Hobbes: "Lao động cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi

là gieo trồng tinh thần". Vậy những thứ mà nhiều người vừa nêu ở trên liện nó có
phải là một phần của văn hóa? Với người viết, với “cá nhân người viết”, nó chắc
chắn là nhạc Rap, một thể loại nhạc không hơn không kém, cịn nếu bạn nói nó là
Hip-hop thì người viết khơng dám chắc.
Thứ làm nên điều tuyệt vời cho Hip-hop chúng ta có thể nhắc đến Conscious
Hip-hop? Một trường phái của Hip-hop/Rap. Họ tạo thông điệp để làm thức tỉnh
người khác, những nghệ sĩ Conscious ca từ của họ đậm chất thơ ca và còn thiên
về triết học. Khi nhắc đến triết học thì đương nhiên sẽ khó tiếp cận người nghe trẻ
tuổi, khó nghe ở đây là cách họ truyền đạt, họ sẽ không đi thẳng vào vấn đề, mà
ở đây là họ mỗ xẻ, đặt câu hỏi trước những vấn đề xã hội. Họ khiến người thưởng
nhạc phải suy nghĩ, và đáng buồn hơn hết họ luôn thua cuộc trong hầu hết các
bảng xếp hạng so với những nghệ sĩ tiệc tùng.
Trở lại nhiều năm về trước, thậm chí có những label mang danh "righteous
underground" như Rawkus và Def Jux, do giới hạn người nghe nên cuối cùng họ
đã sụp đổ, một sự mất mát đối với hầu hết những người yêu thể loại này, điều này
đã khiến việc tiếp cận Conscious Rap ở giới trẻ càng ngày càng hạn chế nay lại
càng khó hơn rất nhiều
Hiện nay có thể nói Rap là một trong những thể loại ảnh hưởng mật thiết đến
giới trẻ nhất, và hầu như hiện nay đại đa số người nghe nhạc thích nghe những bài
nhạc cho tiệc tùng là chủ yếu. Conscious Hip-hop nó tương tự như giáo dục, giáo
dục từ trong tâm trí, nó tạo nên tri thức cho người nghe, khiến họ luôn phải đặt
câu hỏi đâu là đúng và đâu là sai.
12


Tóm lại, người viết khơng dám khẳng định văn hóa Hip-hop là phải như thế
này là phải phải như thế kia? Người viết không thể biết và không ép bất cứ ai phải
nghe theo. Nhưng người viết biết được rằng “văn hóa” là phải tạo nên sự tích cực
cho tinh thần, và tư duy cho người nghe.
1.4. Đánh giá văn hóa Hip-hop tại Việt Nam

Câu chuyện về văn hóa Hip-hop ở Việt Nam sẽ mãi là câu chuyện không hồi
kết nếu như chúng ta khơng dám chấp nhận nhìn thẳng và cùng nhau giải quyết
những vấn đề bất ổn, những câu hỏi luôn đau đáu trong ta bấy lâu nay.
Tất cả chúng ta ai cũng đều nhận thấy đây là cái thời mà Hip-Hop nó cập
nhật đến chóng mặt, đến mức ai cũng nhận mình là có máu Hip-hop trong người.
Quay ra hỏi mấy câu về Hip-hop thì thụt hết cả lưỡi, ngớ hết cả người.
Đương nhiên là thời nào cũng vậy, thời nào cũng có cái hay cái dở của nó,
nhưng bản chất của Hip-hop đã đề ra từ khi khai sinh là hướng con người thoát
khỏi tiêu cực và hướng đến những điều tích cực, giúp tránh xa tệ nạn, dối trá,…
để trở thành một người tốt.
Nếu các mọi người có đọc qua lịch sử về Hip-hop thì các mọi người đều biết
Hip-hop sinh ra và khởi nguồn những năm 70s là từ đâu và hình thành nên nền
văn hóa Hip-hop vì lí do gì. Cịn khi nó du nhập đến Việt Nam những năm đầu
90s thì việc nó hình thành cũng như bản chất nó hồn tồn giống nhau. Khơng
biết bao nhiêu giới trẻ thời đó vì Hip-hop mà thoát khỏi ma túy, cờ bạc, giang
hồ,… Nếu nói về tệ nạn thì Việt Nam những năm 90s thì các mọi người có thể về
hỏi bố mẹ ơng bà mình để hiểu hơn về xã hội và mơi trường khi Hip-hop hình
thành ở Việt Nam.
Thế nên trong mọi thời điểm phát triển, chất kích thích chưa bao giờ và sẽ
không bao giờ là 1 phần của Hip-hop. Đừng bao giờ nhầm lẫn những khoái lạc
với hạnh phúc. Khoái lạc là mức hời hợt nhất trong các mức độ thỏa mãn cuộc
sống, vì nó là cái dễ đạt được nhất. Khối lạc được marketing thần thánh hóa và
bán cho người dùng như một sản phẩm. Lạm dụng nó đồng nghĩa mọi người đang
phụ thuộc vào định nghĩa của người khác. Nó chỉ là cơng cụ chính mà mọi người
13


dùng để gây tê và đánh lạc hướng bản thân mình. Cịn hạnh phúc nó đến từ những
thứ có thật và chỉ nhận được khi bản thân tự cố gắng.
Thực tế thì tại Việt Nam, chất kích thích nó vẫn đang còn lan tỏa rộng ra hơn

với tất cả các thể loại, yếu tố của văn hóa Hip-hop lẫn văn hóa đường phố nói
chung. Và nói một cách thẳng thừng là không chỉ mỗi Việt Nam gãy cánh mà các
nước quanh khu vực cũng gãy cả chân lẫn cổ. Chúng ta đang hoàn toàn thiếu
những thế hệ kế tiếp trong một thời gian dài, chắc đếm ra cũng được 10 năm hơn.
Hiện tại thì chúng ta cũng nhen nhóm một số thế hệ trẻ đang được một số các anh
chị khác quyết tâm gây dựng lại nhưng để mang lại điều gì đó đặc biệt chắc cũng
phải 5 - 10 năm nữa nếu chúng ta khơng đi chệch hướng.
Nói về những ảnh hưởng của chất kích thích với Hip-hop thì chắc chắn nói
cả tháng cũng khơng hết. Và khi nói những vấn đề này đương nhiên sẽ chạnh lòng
những một số người đang coi cần sa là một thú vui của cuộc sống, nhưng thà nói
thẳng cịn hơn nói xiên nói xẹo.
Đừng hịng mà ta có thể giống được văn hóa gốc Mỹ vì chúng ta khơng sinh
ra và lớn lên tại đó. Chúng ta chỉ là những người tiếp nhận nền văn hóa và chuyển
hóa phát triển nó theo chính bản thân và xã hội hiện tại. Đã bao giờ mọi người
thắc mắc tại sao Nhật, Hàn, Pháp, Nga,… họ có những nét riêng biệt và nhận diện
trong Hip-Hop Thế Giới? Hay mọi người muốn muôn đời mãi chỉ là những đứa
đi Like và Follow hay thả tim? Hay ngộ nhận những thứ ảo ảnh có thể mang đến
cho mình sự tự tin, sáng tạo và thành cơng? Các cụ có câu “Muốn ăn thì lăn vào
bếp” nó giống như việc khơng có ai bưng sẵn mọi thứ cho mọi người ăn đâu, mọi
người muốn giỏi hay thành công thì có 1 con đường đó là cắm đầu vào làm và
thực hiện nó cho bằng được.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này đầu tiên sẽ là một phần đóng góp của người viết trong cơng
cuộc đưa Hip-hop tới những nơi có tính học thuật cao như trường học, đồng thời
mở đường cho những bài nghiên cứu các nét văn hóa độc lạ đang hoặc đã du nhập
vào Việt Nam những khơng có được sự quan tâm đáng có. Ngồi ra đây cịn là
14


bài nghiên cứu giúp những ai đã, đang hoặc có dự định tiếp cận với văn hóa Hiphop có cho mình một góc nhìn riêng biệt chứ khơng phải nhìn vào những gì Hiphop đang biểu hiện cho chúng ta thấy.

Vẫn như thời khởi điểm, Hip-Hopper hay người chơi Hip-hop là một khái
niệm mang tính phong trào tự phát và đường phố, hơn là một nghề nghiệp, vì
trong phân cơng lao động hiện tại, nó khơng nằm trong thang bậc nào cả. Khi bạn
đi làm các công việc ở cơ quan nào thì ăn lương theo chức nghiệp tương đương
cơ quan đó. Đa số các cơ quan chính thống thì ngồi lương bạn sẽ có thêm phụ
cấp, bảo hiểm cũng như lương hưu, vv… Những Hip-Hopper tự do thì sẽ khơng
có lương cố định, khơng đóng thuế, họ hồn tồn tự bỏ tiền để lo lấy nghề nghiệp
của mình.
Khái niệm về một Hip-Hopper chuyên nghiệp ở Việt Nam cũng chưa có khái
niệm chuẩn, tất cả chủ yếu đánh giá qua kỹ năng hoặc sản phẩm cá nhân. Thường
tiêu chí đánh giá dựa trên thâm niên hoạt động, đạt những thứ hạng cao trong thi
đấu, làm trọng tài nhiều giải đấu, có sản phẩm được nhiều người biết đến,... thì có
thể được cộng đồng hoặc xã hội coi là "chuyên nghiệp”. Cũng dễ hiểu vì Hip-hop
sinh ra từ đường phố và là loại hình nghệ thuật mang tính cá nhân nhiều, khơng
có giáo trình cụ thể hay bằng cấp chính thống nên việc đánh giá đều dựa trên cảm
quan. Bài nghiên cứu này cũng mong muốn mọi người nhìn nhận Hip-Hopper như
một nghề nghiệp trong tương lai cũng như xem Hip-hop Việt như một nét văn hóa
chính thống của nước ta
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1, người viết đã nêu lên định nghĩa về văn hóa Hip-hop và
một các thành tố cơ bản của Hip-hop. Điều này giúp độc giả hiểu rõ về các định
nghĩa của nền văn hóa này, đồng thời giúp tơi có thể dễ dàng triển khai nội dung
chương 2

15


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA HIP-HOP TẠI
VIỆT NAM
2.1. Tính nghệ thuật của Hip-hop

2.2.1. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực
Theo Mỹ học đại cương, Ths.Nguyễn Minh Ca viết: “Bất kỳ một nền nghệ
thuật nào cũng hình thành trên cơ sở hiện thực xã hội nhất định”. [TLTK – 4].
Điều này được hiểu rằng, hiện thực chính là chất xúc tác tạo nên nghệ thuật, nghệ
thuật có giá trị là nghệ thuật có thể nói lên chân thật nhất hiện thực mà nó hình
thành. Hip-hop cũng thế, bắt nguồn từ tiếng than ai oán của những nô lệ da màu,
Hip-hop xuất hiện trên phẫn uất của người da đen thì nhiệm vụ của nó phải nói
lên một cách chính xác và rõ nét nhất những bất cơng xã hội đó. Thêm vào đó,
nghệ thuật chính là tấm gương phản chiếu của hiện thực, hiện thực càng tồi tệ,
đáng chê trách bao nhiêu thì nghệ thuật càng thăng hoa, nói nơm na, nghệ thuật
giống như một mầm cây được nuôi sống và phát triển bằng hiện thực và hiện thực
chính là phân bón. Nghệ thuật và hiện thực song hành cùng nhau trong tiến trình
phát triển, đây là hai yếu tố phải gắn liền với nhau thì mới có thể tồn tại và phát
triển, nghệ thuật khơng bám vào hiện thực sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu tính chân thực
và hư cấu.
Trong Hip-hop, mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực càng được thắt
chặt và có vai trị vơ cùng quan trọng, nghệ sĩ Hip-hop lấy ý tưởng cho những tác
phẩm của mình thơng qua hiện thực. Đơi mắt, đơi tai của họ chính là những máy
quay sống, họ ghi lại những hình ảnh đời thường rồi đưa nó vào trong tác phẩm
nghệ thuật của mình, những nghệ sĩ họ có cách biến những thứ mình thấy thành
một điều đặc biệt. Trong một bài phỏng vấn rapper Táo trên chương trình Khơng
Cay Khơng Về, anh chia sẻ: Mình lấy ý tưởng từ cuộc sống xung quanh mình,
những gì xảy ra sẽ được ghi lại và phát triển về sau. Giống như ca khúc Cả Nhà
Cô Đơn, mình lấy câu chuyện từ chính những căn nhà xung quanh mình ở một
chung cư cũ ở Sài Gịn, những câu nói, tiếng chửi thề đều được thu trực tiếp từ
họ và đưa nó vào bài hát”. Đó là minh chứng cho việc hiện thực và nghệ thuật có
16


mối quan hệ mật thiết với nhau đặc biệt là Hip-hop, hiện thực sẽ là gia vị cho tác

phẩm nghệ thuật thêm phần giá trị.
2.1.2. Phản ánh hiện thực là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật
Như đã phân tích, hiện thực chính là chất liệu bền chắc nhất tạo nên giá trị
nghệ thuật. Hiện thực là tính tất yếu của nghệ thuật vì nó chính là “nhiệm vụ” mà
nghệ thuật cần phải khai thác. Môi trường sẽ tác động trực tiếp đến với người làm
nghệ thuật, trong một môi trường sống với quá nhiều sự việc cần để nói trong hiện
thực thì những tác phẩm nghệ thuật sẽ được phát triển đậm chất chân thực, giống
như một bức tranh đa dạng màu sắc.
Quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực là biểu hiện giữa tư duy và tồn tại giữa
cái phản ánh và cái được phản ánh. Vì thế hiện thực chính là một chủ thể mà nghệ
thuật cần phải bám vào để khai thác, mọi vấn đề trong hiện thực đểu có thể giải
quyết bằng nghệ thuật, bất kỳ một nghệ thuật nào cũng xuất hiện dựa trên hiện
thực xã hội nhất định, nếu nghệ thuật muốn thăng hoa thì tất yếu phải khai thác từ
hiện thực một cách chính xác chân thực nhất. Hiện thực là cái tự nhiên xung quanh
con người nó tồn tại và diễn ra vì thế nghệ thuật phải ln đi theo tiến trình đó,
khai thác hiện thực xung quanh con người bởi con người là trung tâm của xã hội.
Trong văn hóa Hip-hop, hiện thực chính là một khu rừng ý tưởng bất tận,
Hip-hop khai thác triệt hiện thực để làm nguyên liệu cho các tác phẩm của mình.
Dễ dàng nhận thấy nhất chính là âm nhạc, trong bài hát “Coming Home” của
Datmaniac và Tuimi có câu:
“Khi bầu trời như đang có điều ngập ngừng gì đấy
Nơi tình người thì thiếu nhưng mà rừng thì cháy” [6]
Lời bài hát nói về nạn cháy rừng, những cánh rừng đang ngày đêm bốc cháy
bởi sự vơ thức của con người, thêm vào đó là con người ngày càng sống rời xa
nhau, họ xem bản thân là quan trọng nhất, ở hành tinh này “tình người thì thiếu
nhưng rừng thì cháy”. Âm nhạc là lĩnh vực đưa hiện thực vào tác phẩm nhiều
nhất trong văn hóa Hip-hop, những rapper ghi nhận những sự việc xảy ra xung

17



quanh mình rồi bằng cách này hay cách khác họ biến chúng thành những mảnh
ghép hoàn hảo trong tác phẩm của mình
Ở bộ mơn Graffiti (vẽ đường phố), trong mùa dịch Covid 19 vừa qua, đã có
rất nhiều họa sĩ đường phố thể hiện những tác phẩm với chủ đề “Chung tay đẩy
lùi Covid” trên những bức tường trống hay cơng viên, đây là động thái tích cực
của các họa sĩ cùng nhau tuyên truyền đẩy lùi dịch bệnh.
Đó là minh chứng cho việc hiện thực là chất liệu quan trọng tạo nên sự thành
công của nghệ thuật. Hiện thực là điều tất yếu và quan trọng nhất trong nghệ thuật,
nghệ thuật có chân thật hay khơng thì phải bám vào hiện thực mà khai thác.
2.1.3. Thế giới chủ quan là phẩm chất của nghệ thuật.
Nghệ thuật được xây dựng dựa trên thế giới chủ quan của tác giả, trong tác
phẩm của mình, tác giả ln đánh giá sự vật hiện tượng bằng góc nhìn cá nhân và
đưa nó vào tác phẩm theo cách riêng mình. Tác phẩm là biểu thị cho tư duy, nhận
thức và góc nhìn của sống của tác giả, nếu nghệ thuật thiếu đi tính chủ quan, nó
sẽ mất đi những điều mới mẻ, những góc nhìn đa chiều về sự vật, hiện tượng.
Nghệ thuật ln đi kèm cùng tính chủ quan, chúng song hành và bổ trợ cho nhau
trong tiến trình phát triển, nói cách khác thế giới chủ quan chính là phẩm chất của
nghệ thuật, ln sóng đơi.
Trong nghệ thuật Hip-hop, sự chủ quan của tác giả đối với tác phẩm của
mình được xem là điều bắt buộc. Những tác phẩm này chủ yếu dùng để đấu tranh
giai cấp, tố cáo xã hội, điều này địi hỏi tác giả phải có thế giới quan đa chiều và
tính chủ quan tốt, biết đưa ra luận điểm và khai thác nó, những ý kiến chủ quan
này phần lớn nhận được sự đồng tình đối với giới mộ điệu, dù là ý kiến chủ quan
nhưng nó dựa trên sự đồng nhất trong suy nghĩ của giai cấp bị trị, cùng có xuất
phát điểm là ước mơ, nguyện vọng của họ. Nghệ thuật thiếu đi tính chủ quan nó
sẽ trở nên khơng cụ thể, mơ hồ và khó truyền tải những thơng điệp muốn nói đến
cộng đồng.

18



2.1.4. Phân biệt tính hiện thực và tính chân thực
Hiện thực và chân thực là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, chúng là những
yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của nghệ thuật.
Hiện thực là những điều xảy ra bên ngoài cuộc sống, và nghệ thuật dùng nó
làm nguyên liệu để sáng tạo. Hiện thực là những sự kiện có thật đã xảy ra hay
những yếu tố tồn tại bên ngồi mà dựa vào đó có thể sáng tạo nghệ thuật dựa theo
câu chuyện đang diễn ra
Chân thực là tính đúng đắn của hiện thực, hiện thực được phản ánh bằng
nghệ thuật nhưng phải khách quan đúng đắn, đó là tính chân thực. Chân thực là
yếu tố phụ thuộc vào hiện thực và do nghệ thuật điều khiển, tính chân thực giữ
một vai trị quan trọng trong nghệ thuật, vì nếu thiếu đi nó, giá trị nghệ thuật sẽ
khơng cịn ngun vẹn và hiện thực được tái hiện trong nghệ thuật cũng mất đi
những tinh hoa vốn có.
Hiện thực và chân thực phải cùng song hành và bổ trợ cho nhau. Hiện thực
quan trọng nhưng chân thực cịn quan trọng hơn, nếu ví hiện thực là phân bón cho
“cây nghệ thuật” thì chân thực là chất lưu dẫn vô cùng cần thiết để cây phát triển
một cách trọn vẹn.
2.2 Hip-hop - Tiếng nói của người da màu
2.2.1 Âm nhạc là vũ khí đấu tranh
Âm nhạc của Hip-hop là bản giao hưởng của công lý. Hip-hop sinh ra giữa
dịng ln lý bất cơng, là sản phẩm tinh thần và phục vụ cho nhu cầu đấu tranh
của người da màu, âm nhạc đó được biết đến với cái tên phổ biến là Rap. Đây là
thể loại âm nhạc đường phố, cũng giống như các loại nhạc khác, nhạc rap được
hình thành bởi 3 yếu tố chính: lyrics (lời bài hát), flow (âm điệu) và beat (nhạc
nền). Ở những năm 90 của thế kỷ trước, nhạc rap chính là tiếng nói của những
người dân da màu tại những khu ổ chuột ở Mỹ, người da đen từ lâu vốn bị xem là
những thành phần “mạc hạng” của xã hội, bị áp bức tàn nhẫn bởi nạn phân biệt
chủng tộc gay gắt ở Mỹ cũng như những nơi có người da trắng sinh sống. Thêm

vào đó, họ là những con người “thấp cổ bé họng”, ln bị những ánh nhìn khinh
19


×