Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đề tài tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CON ĐƯỜNG QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.79 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
-------***-------

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Lớp tín chỉ: TRI104(GĐ2-HK1-2021).3
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Mai Phương
Năm học: 2021-2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14



Họ và tên
Lương Thị Phong Lan
Mai Thị Oanh
Đặng Thị Ngọc Huyền
Bùi Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Dư Thị Phương Thảo
Lê Thị Hồng Hạnh
Chu Dũng Tấn
Trần Thư Thảo Anh
Nguyễn Đức An
Phạm Khánh Huyền
Đồng Ngọc Khánh
Nguyễn Quang Tuệ
Trần Thị Ngọc Tuệ

MSV
2014120069

Phân cơng cơng việc
Nhóm trưởng

2014510102
2014120063
2014510047
2014510037
2014120132
2014510035
2014410121

2013820004
2014610002
2014310072
2014120068
2014210156
2014740120

Thuyết trình
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm powerpoint
Làm powerpoint
Thuyết trình
Thuyết trình
Thuyết trình


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng cộng sản và
nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi, cũng là điểm cốt
yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam được hình thành, từng bước phát triển từ thập kỷ 20 của thế kỷ XX, nhưng vẫn vẹn
nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân

loại. Qua 35 năm đổi mới, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đất nước Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có, đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử như văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng
cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị
thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Việt Nam đang trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc nắm vững tư
tưởng Hồ Chí Minh về con đường lên quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đòi
hỏi tất yếu để tìm tịi, phát hiện ra những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam,
sáng tạo ra những nội dung mới, cách làm mới phù hợp với điều kiện của đất nước và xu
thế của thời đại; biến mục tiêu, lý tưởng của Người từng bước trở thành hiện thực trên đất
nước ta.
Nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường lên quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam”, bài tiểu luận của nhóm đề cập và phân tích 4 nội dung chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung của tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương II: Mục tiêu và động lực của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với CNXH ở Việt Nam
Chương III: Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương IV: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện
nay
Do còn những hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu, bài tiểu luận của nhóm
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được cơ góp ý và bỏ qua! Chúng
em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

CH

NGƯƠ
1: M T SỐỐ
Ộ VẤỐN ĐỀỀ LÝ LU Ậ

N CHUNG C Ủ
A T ƯT ƯỞ
NG HỐỀ CHÍ MINH .......................................5

1.1. Nguồồn gồốc T ưt ưở
ng Hồồ Chí Minh..............................................................................................5
1.1.1. Nh ng truyềền

thốống tốốt đ ẹp c ủa dân t ộc, tr ướ
c hềốt là chủ nghĩa yều nước Việ t Nam..........5
1.1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại: phươ ng Đống và phương Tây...................................................6
1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lềnin...............................................................................................................6
1.1.4. Tài năng và ho ạt đ ộng th ực tềễn sáng t ạo c ủa Hốề Chí Minh....................................................7
1.2. T tư ưở
ng Hồồ Chí Minh vềồ Chủ Nghĩa Xã Hội...................................................................................8
1.2.1. N i dung
ộ c b ơn cả a tủ t ư ng
ưởHốề Chí Minh vềề ch ủnghĩa xã h ội bao gốềm:............................8
1.2.2. Điể m mới, sáng tạo c ủa t ưt ưởng Hốề Chí Minh so vớ i chủ nghĩa Mác Lề-nin.........................9
CHƯƠNG 2. T

TƯ ƯỞ
NG HỐỀ CHÍ MINH VỀỀ XẤY D ỰNG CH Ủ NGHĨA XÃ H ỘI .............................................11

Ở VIỆT NAM..............................................................................................................................................11
2.1 Mụ c tều c ủa Ch ủ Nghĩa Xã H ội ở Vi ệt Nam:..................................................................................11
2.1.1. M ục tều chính tr :ịPh iảxây d ự
ng đ ượ
c chềố độ dân chủ........................................................12
2.1.2. M cụtều vềề kinh tềố: Ph i xâyả d ng đự c nềền

ượ kinh tềố phát tri nểcao găốn bó m tậthiềốt với
m ục tều vềề chính trị..........................................................................................................................14
2.1.3. M ục tều vềề văn hoá: Ph ải xây d ựng đ ược nềền văn hóa mang tnh dân tộc, khoa học, đại
chúng và tềốp thu tnh hoa văn hóa của nhân loại...........................................................................15
2.1.4. M ục tều vềề quan hệ xã hội: Phải bảo đả m dân chủ, cống băềng, văn minh..........................16
2.2. Đ ộng l ực c ủa Ch ủ Nghĩa Xã H ội ở Vi ệt Nam:.................................................................................16
CH ƯƠ
NG III. T TƯ ƯỞ
NG HỐỀ CHÍ MINH VỀỀ CON Đ ƯỜNG QUÁ Đ Ộ LỀN CH Ủ NGHĨA XÃ H ỘI Ở VI ỆT
NAM..........................................................................................................................................................18
1.

2.

Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ................................................................18
1.1.

Tính chất...............................................................................................................................18

1.2.

Đặc điểm...............................................................................................................................19

1.3.

Nhiệm vụ...............................................................................................................................19

Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ........................................20

CH ƯƠ

NG 4: V Ậ
ND Ụ
NG T ƯT ƯỞ
NG HỐỀ CHÍ MINH TRONG S Ự NGHI ỆP CÁCH M ẠNG VI ỆT NAM HI ỆN
NAY............................................................................................................................................................23
4.1. Kiền đ nh
ị m ục tều và con đ ườ
ng cách m ng
ạ Hồồ Chí Minh đã đ ịnh .............................................23


4.2. Phát huy s ức m ạnh dân chủ XHCN................................................................................................25
4.3. C ủng cồố, ki ện toàn, phát huy s ức m ạnh và hi ệu qu ả ho ạt đ ộng c ủa tồn b ộ h ệ thồống chính tr ị. 27


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. 1.1. Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải nghiên cứu nguồn gốc, cái tạo
nên bản chất cốt lõi, xuyên suốt hình thành trong con người Hồ Chí Minh trong suốt
chiều dài của sự nghiệp. Về phương diện lý luận, nhiều nhà nghiên cứu coi nguồn gốc tư
tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ 3 điểm cơ bản là: Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
văn hóa nhân ái của dân tộc Việt Nam; tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây;
Chủ nghĩa Mác –Lênin. Ba yếu tố trên kết hợp với nhân cách cá nhân kiệt xuất của Người
được đúc rút từ quá trình hoạt động thực tiễn của Người tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.1. 1.1.1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước

Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến
đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái
Việt Nam. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu
nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm
người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)
đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của
Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã
dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ ba”.


1.1.2. 1.1.2. Tinh hoa văn hố nhân loại: phương Đơng và phương Tây

Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng của văn hố
phương Đơng. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn
của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách
mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là
những nhà Nho yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người
khơng phải là những giáo điều “tam cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự
phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”,
tính “hồ nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh đề “trung hiếu”,
“nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, phương

châm “khắc kỷ phục lễ”,... của các nhà hiền triết phương Đơng được Hồ Chí Minh hết
sức trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Người
cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu,
tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái,
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển
các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại
mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã
kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hố phương Đơng phương Tây, nâng lên một trình độ
mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít - lêninnít.
1.1.3. 1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin

Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước
thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được
bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình
đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe. Khoảng cuối năm 1917, khi
trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước


Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp
(SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành
người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của
Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận,
đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một
cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con dường
cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.


1.1.4. 1.1.4. Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh

Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo
ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có
hồi bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lịng nhân ái và sớm có chí cứu nước, tự tin vào
mình.
Tư chất thơng minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với
cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó
được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy,
giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa
biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái qt
hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cũng như mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh mới chỉ
được bắt đầu nghiên cứu, tuy vậy, đến nay đã có tới mấy chục khái niệm về tư tưởng Hồ
Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện
của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại


1.2. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Xã Hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được bắt đầu hình thành từ khi
Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra đường lối giải phóng dân tộc, đặt cách mạng Việt Nam vào
quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội. Từ đó,
trong c c… đời cách mạng phong phú vừa đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin,
vừa làm công tác thực tế, nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ngày càng
hồn thiê …n, sáng tỏ hơn.


1.2.1. 1.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội bao gồm:

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy
quyền làm chủ của nhân dân để phát huy được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm
chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp
xây dựng CNXH.
Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người
là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có
cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả
năng sẵn có của mình.
Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng
ít, khơng làm khơng hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
Năm là, CNXH là một cơng trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới
sự lãnh đạo của Đảng.


1.2.2. 1.2.2. Điểm mới, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Mác Lê-

nin
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội luôn nhất quán
với tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Điểm mới và là sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh khi nói về bản chất của chủ nghĩa xã hội là ở chỗ, Người đã nhận thức sâu sắc rằng,
lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã bao hàm, đúc kết trong đó tất cả lý tưởng,
mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Thứ nhất, về phương diện kinh tế, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền
kinh tế phát triển với tốc độ cao, ổn định và tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự
phát triển ấy. Người từng nhấn mạnh rằng, có độc lập, tự do rồi mà dân vẫn chết đói, chết
rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì và nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập,
tự do khi họ được ăn no, mặc ấm... Muốn đáp ứng được những nhu cầu sống cơ bản nhất
của con người và trên cơ sở đó, tạo nên sự ổn định, phát triển của xã hội, trước hết, cần
phải có một nền kinh tế phát triển. Nhận thức rõ vai trò quyết định của kinh tế đối với sự
phát triển và tiến bộ xã hội, Người đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế
vững mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa; coi phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng
quan hệ sản xuất mới và tiến hành cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa... là nhiệm vụ trọng
tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, phát triển một nền kinh tế vững mạnh và lấy đó
làm cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đồng thời,
tạo “thế và lực” cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước là một trong những tư
tưởng bao trùm và quan trọng nhất của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, về phương diện chính trị, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng
sâu sắc về vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nhà nước pháp quyền đối với việc tổ
chức và quản lý xã hội. Người chủ trương phải thiết lập, xây dựng một nhà nước kiểu
mới - nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân với nhiệm vụ trọng yếu nhất là
phục vụ nhân dân, lo làm lợi cho nhân dân. Nhà nước đó thực hiện chức năng quản lý,
điều hành xã hội bằng một hệ thống pháp luật. Tinh thần và nội dung của pháp luật xã hội
chủ nghĩa phải “... thể hiện chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường chuyên chính”, phải
đủ mạnh, được thực hiện một cách nghiêm minh và công bằng; tất cả mọi người đều sống


và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Tựu trung lại, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trước hết là công cụ quyền lực củanhân dân lao động, phản ánh và bảo vệ lợi ích
của nhân dân; được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nước là "công bộc" của nhân dân. Pháp luật phải thực sự nghiêm minh, có tính
hiệu lực và hiệu quả cao; tất cả mọi người, khơng trừ một ai, đều bình đẳng trước pháp
luật.

Thứ ba, về phương diện văn hóa - xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, văn hố có vai trị đặc
biệt quan trọng, không chỉ biểu hiện cốt cách của một dân tộc mà còn “soi đường cho
quốc dân đi”; rằng, một xã hội phát triển hài hoà và lành mạnh trước hết phải là xã hội có
nền văn hố cao.
Theo đó, để xây dựng và phát triển nền văn hố có tính chất dân tộc, khoa học và
đại chúng, đưa nền văn hóa dân tộc lên ngang tầm thời đại, chúng ta phải biết phát huy
những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và hấp thụ những giá trị, tinh hoa của văn
hoá nhân loại. Tư tưởng của Người về đường lối xây dựng nền văn hoá dân tộc tập trung
vào những nội dung chủ yếu sau: một là, xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; hai
là, xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; ba là, xây dựng xã hội:
mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; bốn là,xây dựng
chính quyền: dân quyền; và năm là, xây dựng kinh tế.
Có thể thấy tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội ngày càng được thể hiện rõ cả về
lý luâ …n và thực tiễn. Những điểm chung đó là: chủ nghĩa xã hơ i… ở Việt Nam là một chế độ
xã hội dân chủ, do nhân dân làm chủ; là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và có
hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; là xã hội dân giàu, nước mạnh, nền kinh tế phát triển cao với
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; là một xã hội phát triển cao về văn hóa và
đạo đức con người; là một xã hội được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lý; là
do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên và dưới sự lãnh đạo của Đảng; là các dân tộc
đều bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có mối quan hệ hịa bình, hữu
nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
CHƯƠNG 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Ở VIỆT NAM
2.1 Mục tiêu của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam:
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành
một hệ thống quan điểm hết sức đặc sắc về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong phương
thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có nhiều định nghĩa khác nhau: Định nghĩa
chủ nghĩa xã hội như một chế độ xã hội hoàn chỉnh đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa;

Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra các mặt riêng biệt của nó (về kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hố, quan hệ quốc tế...); Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách nêu bật
mục tiêu (tổng quát và cụ thể) của nó, v.v.
Trong các cách tiếp cận đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Bởi lẽ, theo Người, mục tiêu là sự thể hiện cô đọng nhất các bản chất đặc
trưng, tính ưu việt vốn hàm chứa trong chế độ xã hội tương lai mà chúng ta xây dựng.
Theo Hồ Chí Minh, hiểu mục đích của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt
lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng. Tiếp
cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và
năng lực tư duy lý luận khái quát của Người. Hơn thế nữa, điểm then chốt, có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu
cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta.
Chính thơng qua q trình đề ra các mục tiêu đó, chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với
việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lao động, theo các nấc thang từ
thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới.
Trong đó, Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng
cao đời sống nhân dân, là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động.
Con đường ta đi để đạt tới mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội sẽ là một hành trình
dài, ta phải trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ, đồng nghĩa
với việc phải trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Cũng từ đó, Hồ Chí Minh đã xác định


các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Cụ Thể:
2.1.1. Mục tiêu chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là chế độ chính trị
dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ.
Chế độ dân chủ trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí
Minh khẳng định và giải thích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”.

Người chỉ rõ, địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là
chủ thể của quyền lực. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phản
ánh giá trị cao nhất, chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân: “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là
dân làm chủ”.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế
nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ
xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ
chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nhà nước ta là nhà nước
của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là cơng cụ của nhân dân, là hình
thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung. Chủ tịch Hồ Chí
Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của nhà nước từ trung ương đến
địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. Mọi cán bộ nhà nước đều vì dân, hết
lịng hết sức phục vụ nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Một nhà
nước vì dân phải đảm bảo cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là chế độ chính trị
dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ; Nhà nước là của dân, do dân và vì dân:


- Nhà nước là của dân: Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật khơng cấm và có
nghĩa vụ tn theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các
thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Nhà nước của dân là nhà
nước mà mọi quyền hành trong nước đều là của dân, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh
đất nước đều do nhân dân quyết định. Nói nhà nước là của dân, Điều 1, Hiến pháp năm
1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước
dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam,

khơng phân biệt nịi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. “Những việc quan hệ
đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (Điều 32, Hiến pháp năm 1946).
- Nhà nước do dân : là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình: Nhà
nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; Nhà nước đó
lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Vì thế, Bác Hồ yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà
nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự
kiểm soát của nhân dân. Nếu chính phủ làm hại dân, khơng đáp ứng được lợi ích và
nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Theo tư tưởng của Bác, chỉ có
một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm sốt trên thực tế mới có
thể là nhà nước vì dân được. Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, khơng có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà
nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân.
-Nhà nước vì dân: là nhà nước mà từ chủ tịch nước trở xuống đều hết lòng phục vụ nhân
dân. Phải lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của dân,
ngồi ra khơng có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, khơng có
bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc” và “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Bác có nói thêm rằng: “Nếu như chính phủ để cho dân đói, dân rét thì chính phủ ấy có lỗi
với dân. Nhiệm vụ của chính phủ là phải làm cho dân có mặc, làm cho dân có ăn, làm cho
dân có làm, có làm được thế thì đó mới là bộ máy nhà nước vì dân”.


2.1.2. Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật
thiết với mục tiêu về chính trị.
Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh xác định: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “ với công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến ”. Người từng chỉ rõ do chỗ bắt đầu đi lên của ta là
nông nghiệp, nên trước mắt chúng ta phải lấy nơng nghiệp làm chính, tức là theo cơ cấu
nơng – cơng nghiệp. Nhưng nơng nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh, có sản phẩm dồi dào
khi mà ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi, mà muốn có nhiều máy thì

"phải mở mang các ngành cơng nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu... công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự
của nhân dân ta.". Người nhấn mạnh: “Phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội và khẳng định tính tất yếu phải cơng nghiệp hố: “Muốn đảm bảo đời
sống sung sướng mãi mãi phải công nghiệp hố xã hội chủ nghĩa”, “cơng nghiệp hố xã
hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân
ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến cơng tác nghiên cứu và phổ biến khoa học
kỹ thuật phục vụ sản xuất. Người chỉ rõ: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại
phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không
ngừng cải thiện đời sống nhân dân… nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan
trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học kỹ thuật”.
Nền kinh tế đó là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể”. Mục tiêu này phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “ Chế độ
kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên
cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển ” Theo Người, kinh tế quốc doanh
lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân
dân lao động nên Nhà nước phải đảm bảo ưu tiên cho kinh tế quốc doanh phát triển và
phải đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã.


2.1.3. Mục tiêu về văn hoá: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa
học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Xây dựng nền văn hố mới mang tính dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh khơng
phải là nền văn hố đóng kín, thu mình trong phạm vi dân tộc mà văn hoá phải đặt trong
mối quan hệ, giao lưu với văn hoá các nước khác trên thế giới, “phát triển những truyền
thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới”.
Cùng với đó là xây dựng nền văn hóa khoa học, xây dựng nền văn hố mới mang tính
khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, là sự
kế tục những giá trị nội sinh của nền văn hoá truyền thống đồng thời có xác lập giá trị
mới. Một nền văn hố mang tính khoa học là nền văn hoá tiến bộ, đã là nền văn hoá tiến

bộ phải hướng vào mục tiêu phục vụ cao cả của đất nước. Theo Hồ Chí Minh nền văn hố
mang tính đại chúng là nền văn hố mang tính nhân văn nhằm phục vụ quảng đại nhân
dân. Xây dựng nền văn hoá dân tộc mang tính đại chúng, theo Hồ Chí Minh, văn hố cịn
phải đánh giá nhìn nhận cho đúng vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử, sáng tạo văn hố của
quần chúng nhân dân. Người nói: " Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là
những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường
thiên đại hải”, dây cà ra dây muống. Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác
của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hịn ngọc q".
Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mối
quan hệ biện chứng. Chế độ chính trị và kinh tế của xã hội là nền tảng và quyết định tính
chất của văn hóa; cịn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị và kinh tế.
Người khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao sẽ góp phần
phát triển dân chủ, góp phần xây dựng nước ta thành một nước hịa bình, thống nhất độc
lập, dân chủ và giàu mạnh; nền văn hóa phát triển là điều kiện cho nhân dân tiến bộ.
Theo người, “ để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội
chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức ”, “ Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc
địa và ảnh hưởng nơ dịch của văn hóa đế quốc.


2.1.4. Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh.
Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là chế độ “ dân làm chủ ”, “
dân là chủ ” nên theo Hồ Chí Minh, với tư cách làm chủ, là chủ của đất nước, nhân dân
phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó mọi người
đều có quyền làm việc; có quyền nghỉ ngơi; có quyền học tập; có quyền tự do thân thể;
có quyền tự do ngơn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình; có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào; có quyền bầu cử, ứng cử. Mọi cơng
dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công
dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, của nhân dân. Về vấn đề công bằng, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn
“Khơng sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Mục tiêu của CNXH là xóa bỏ áp bức, bất

cơng, và những cơ sở nảy sinh áp bức bất công. Công cuộc đổi mới phải thấm nhuần,
hướng tới và làm cho được điều đó. Dân giàu, nước mạnh mà thiếu cơng bằng sẽ gây ra
bất cơng xã hội và bất bình xã hội. Với tính cách đặc trưng của CNXH, nội dung khái
niệm “văn minh” không chỉ là văn minh vật chất- kỹ thuật mà cịn là văn minh tinh thần,
khơng chỉ là văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh
trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất
lượng cuộc sống và lối sống. “Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ,”, nền văn minh của một xã hội do Nhân dân làm chủ.
2.2. Động lực của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam:
Để đạt được những mục tiêu đó, Hồ Chí Minh cho rằng, phải nhận thức, vận dụng
và phát huy tối ưu các động lực cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả về vật chất và
tinh thần, nội lực và ngoại lực, v.v. ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa,
khoa học, giáo dục, v.v. Trong đó:
*Động lực hàng đầu, giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân, nên để
thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ
của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân.


-Về lợi ích của dân, đó là lợi ích của cả cộng đồng người và lợi ích của những con người
cụ thể, bởi đây một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với những
chế độ xã hội trước nó, mỗi người giữ một vị trí nhất định, đóng góp một phần cơng lao
nhất định vì nhân dân lao động đã thốt khỏi bần cùng, có cơng ăn việc làm, có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy
tính cách và sở trường riêng của mình", nên ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ xã
hội mới, Người đã dạy: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh”, “phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết”.
-Về dân chủ, theo Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân; “địa vị cao
nhất là dân, vì dân là chủ". Với tư cách là những động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng
xã hội chủ nghĩa, lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể tách rời nhau.
-Về sức mạnh đoàn kết toàn dân, đây là lực lượng mạnh nhất và chỉ có thể xây dựng

được với sự giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa
vị dân chủ của mình; với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
*Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những yếu tố trên là cơ sở, tiền đề của nhau, gắn bó hữu
cơ với nhau tạo nên những động lực mạnh mẽ nhất của CNXH song chỉ có thể phát huy
được sức mạnh thông qua hoạt động của những cộng đồng người và những con
người Việt Nam cụ thể.

-Về hoạt động của những tổ chức, trước hết là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ
chức chính trị-xã hội khác, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò quyết
định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lực
của nhân dân, thực hiện chức năng quản lý xã hội để biến đường lối, chủ trương của
Đảng thành hiện thực". Các tổ chức chính trị-xã hội với tư cách là các tổ chức quần
chúng tuy có những nội dung và phương thức hoạt động khác nhau nhưng đều nhất quán
về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; hoạt động vì
lợi ích của các thành viên của mình trong sự thống nhất với lợi ích của dân tộc. Với
những cộng đồng này, Người cũng luôn nhắc nhở phải không ngừng nêu cao cảnh giác,


phải chống cả kẻ địch bên ngồi tìm cách phá hoại thành quả của cách mạng và phải
chống cà kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân; chống tư tưởng “làm quan cách
mạng”.

-Về con người Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đấy là những con người của chủ
nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa. Người khái quát: Những tư
tưởng và tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình là: Có ý thức làm chủ
nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “minh vì mọi người, mọi
người vì mình"; có quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”; có ý thức cần kiệm xây dựng
nước nhà, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội và
phải chống lại những tư tưởng, tác phong xấu là: Chủ nghĩa cá nhân; quan liêu,

mệnh lệnh; tham ơ, lãng phí; bảo thủ, rụt rè.
Như vậy, cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh những động lực của
chủ nghĩa xã hội, đối với các cộng đồng người và với những con người Việt Nam cụ thể,
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ những lực cần của những động lực
này. Nhìn chung, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, quan điểm “xây” đi đôi với “chống”
cũng là một trong những quan điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong
những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2. CHƯƠNG III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ

ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ.
1.1. Tính chất

Tính chất của thời kỳ quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp,
lâu dài, khó khăn, gian khổ.
Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ biến
đổi xã hội cũ thành xã hội mới-một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc
ta. Thời kỳ dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành


kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một đất
nước dốt nát, cực khổ thành một đất nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc
trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thốt khỏi ách thực dân,
phong kiến nên nó là cơng cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí cịn khó
khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội khơng thể một
sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần dần.

1.2. Đặc điểm

Đặc điểm của thời kỳ quá độ: đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là

từ một nước nông nghiệp lạc hậu thẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
Bước vào thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng có những đặc điểm giống như đặc điểm
của các nước khác khi bước vào thời kỳ này như sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố của xã
hội cũ bên cạnh những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; là giai
đoạn đầu, khi các yếu tố của xã hội cũ quần cuộn lại thành một thế lực thì có khi nó cịn
chiến thắng những yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện; song, từ thực tế của xã hội Việt
Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”. Cùng với những đặc điểm khác và mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội, đặc điểm này quy định nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ.

1.3. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: đấu tranh cải tạo, xã bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ,
xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên theo chủ nghĩa xã hội trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống. Trong đó:
Về chính trị, trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc
hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải cải tạo


nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có cơng nghiệp và nơng nghiệp hiện đại. Đây là
q trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của của chủ nghĩa xã hội. Giữa cải tạo
và xây dựng thì phải dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực
hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nơ dịch của
văn hóa đế quốc, Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và
hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ của thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt
Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành thói

quen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và
đảm bảo cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của
mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hịa với đời sống
chung, với lợi ích chung của tập thể.
2. Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ
Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài,
khó khăn, gian khổ, địi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năng
động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:
-

Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ

nghĩa Mác – Lênin:
Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về cách mạng của
quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả
các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng mà
giai cấp cơng nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá
với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy Người ln nhắc nhở,
khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng “học tập trường, quan điểm và


phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin”, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho
thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”.
-

Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc:
Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm

đường cứu nước. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người
trước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì trong tư
tưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Độc lập
dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xã
hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩa
chân chính của nó.
-

Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em:
Xác định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hịa bình, dân chủ,

xã hội chủ nghĩa trên thế giới”, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các
nước xã hội chủ nghĩa và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và cơng nhân tất cả
các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”. Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam
phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh
nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo. Mặc dù đánh giá
rất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, song Hồ Chí Minh khẳng định
“Ta khơng thể giống Liên Xơ, vì Liên Xơ có phong tục tập qn khác, có lịch sử địa lý
khác...ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
-

Thứ tư, xây phải đi đơi với chống:
Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùng

với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của các
thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng.



Người căn dặn: “đối với kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết
khơng vì hồn cảnh hịa bình mà mất cảnh giác. Phải ln sẵn sàng đập tan mọi âm mưu
độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hịa bình của
nhân dân”. Phải chống lại “căn bệnh” “Nghe những lời bình luận khơng đúng cũng làm
thinh, khơng biện bác… Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”. Đối với tàn dư của xã hội cũ
“phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa
hàng ngàn năm”. Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá
nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam,
bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v. - những thứ bệnh không
chỉ làm hại cho người đó mà cịn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng.


CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP
CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. 4.1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng Hồ Chí Minh đã định
Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam
thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng các thời kỳ và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Qua mỗi bước ngoặt, mỗi chặng đường cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: “Đi lên chủ
nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[1]. Kiên
định những vấn đề có tính ngun tắc trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng
chính là cách mà những người cộng sản Việt Nam chứng tỏ bản lĩnh trước những cơng
kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội là một hình thái phát triển mới trong sự phát triển của nhân loại.
Đó khơng phải là con đường bằng phẳng, có sẵn mà đòi hỏi Đảng cộng sản Việt Nam,
trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng
ngừng sáng tạo, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại để xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đồng thời khơng ngừng hồn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu to lớn có

ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới mà nhân dân Việt Nam đạt được từ năm 1986
đến nay, thực sự là một minh chứng rõ ràng về việc Đảng cộng sản Việt Nam bám sát
thực tiễn đất nước, vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại
và hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Đây thực sự là bước phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập,
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước của Đảng
cộng sản Việt Nam.


Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam chính là nguồn động lực vơ cùng to lớn tập hợp, động viên, huy động
sức mạnh của toàn dân tộc vượt qua những thử thách cam go của lịch sử. Công cuộc đổi
mới đất nước và hội nhập quốc tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo chính là sự tiếp tục
con đường cách mạng mà dân tộc, nhân dân ta đã lựa chọn. Đường lối đổi mới do Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) hoạch định, được bổ sung, phát triển qua các kỳ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và XII chính là sự vận dụng sáng
tạo và phát triển lý luận, nhận thức đúng đắn hơn, khoa học hơn các quan điểm, nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hồn cảnh cụ thể của Việt
Nam.
Cùng với tiến trình đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế (1986-2020), nhận thức
của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ngày càng sáng tỏ, thơng qua việc xác định lộ trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và mơ
hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hướng tới mục tiêu
phát triển nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã
hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và mội trường; thực hiện tiến bộ và cơng
bằng xã hội; hồn thiện hơn về mục tiêu và mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự
nghiệp đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững và
quán triệt mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải đáp những vấn đề
mới, phức tạp do thực tiễn đặt ra, tiếp tục làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế và phát triển bền
vững. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy
truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế
phù hợp với đặc điểm của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ln “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên
cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[2].


×