Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bài 18 chương trình sơ cấp LLCT bổ sung nội dung Đại hội XIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.36 KB, 38 trang )

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Tên bài giảng: Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ Quốc (1975 - 2011)
2. Thời gian giảng: 10 tiết
3. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Nhằm giới thiệu cho học viên đường lối xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt nam XHCN và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công cuộc xây dựng
CNXH trên cả nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN; Những thành tựu, tồn tại, nguyên
nhân và ý nghĩa của giai đoạn từ 1975 đến nay.
b. Về kỹ năng:
- Giúp người học nắm vững và hiểu thêm về quá trình nhận thức, phát triển
cả về lý luận và thực tiễn trong việc tìm tịi con đường thích hợp đưa cả nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Từ đó, có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quá trình lãnh đạo của Đảng
trong giai đoạn 1979 - nay, thấy được vị trí, vai trị to lớn của quá trình đổi mới
từng phần làm tiền đề quan trọng cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước.
c. Về thái độ: Nêu cao lòng tự hào, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng, phấn đấu hồn thành mọi nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi đường lối
của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
4. Kế hoạch chi tiết
Bước lên
lớp
Bước 1
Bước 2
Bước 3
(Giảng
bài mới)

Nội dung
Ổn định lớp
Kiểm tra nhận thức:



I. Đảng lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả của
chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước, đưa
cả nước phát triển theo con đường XHCN
II. Đảng khởi xướng và lãnh đạo cơng cuộc đổi

Phương Phương Thời
pháp
tiện
gian
Thuyết
trình

Micro

5
phút


mới; đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế - xã hội
III. Đảng lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh CNH.
HĐH, đổi mới toàn diện đất nước trong thế kỷ
XXI
IV. Những bài học kinh nghiệm lớn của Đảng
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Bước 4

Chốt kiến thức


Bước 5

Hướng dẫn câu hỏi, nghiên cứu tài liệu
B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc

1.1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Giáo trình Chương trình Sơ cấp lý luận
chính trị (Tài liệu học tập), Nxb CTQG, Hà Nội, 2013.
1.2. Ts. Nguyễn Tiến Hoàng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Giáo trình
Chương trình Sơ cấp lý luận chính trị (Tài liệu tham khảo, dùng cho giảng viên,
học viên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2013.
2. Tài liệu tham khảo
Lịch sử ĐCSVN, tập 2, Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN và bài học tổng
quát của cách mạng Việt Nam
Hỏi đáp Lịch sử ĐCSVN, Nxb QĐND, Hà Nội. 2004, tr. 167- 173.
Lịch sử Đảng CSVN, tập II Nxb QĐND, Hà Nội. 1995, tr. 51 - 61.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung phát triển năm 2011).
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, IX, X, XI, XII, XIII.


C. NỘI DUNG GIẢNG
I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN
TRANH, HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, ĐƯA CẢ NƯỚC
PHÁT TRIỂN THEO CON ĐƯỜNG XHCN
1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước
(1975-1976)
Sau đại thắng Mùa xuân năm 1975, nhân dân phấn khởi bắt tay xây dựng
chế độ mới. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH là một nhiệm vụ hết sức khó
khăn, lại phải tiến hành trong điều kiện đất nước vừa trải qua những năm tháng

chiến tranh liên miên nên càng nặng về và gian nan hơn.
Ở miền Bắc, tuy chiến tranh đã chấm dứt từ sau Hiệp định Pa-ri nhưng do
sự tàn phá nặng nề của hai lần chiến tranh phá hoại nên trong năm 1975, nhân dân
miền Bắc vẫn phải khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
Cho đến hết năm 1975, nhiệm vụ khôi phục kinh tế mới căn bản hoàn
thành. Hầu hết các cơ sở công nghiệp bị chiến tranh tàn phá đã được khôi phục (trừ
một số ít cịn kết hợp khơi phục với mở rộng). So với năm 1965, giá trị sản lượng
công nghiệp năm 1975 đạt 173,3%, giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 111,4%.
Ở miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa đã
xâm nhập mạnh vào các ngành cơng nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng,...
và bước đầu trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân
đối và phụ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
Sau chiến tranh, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng chế độ mới, nhưng cũng còn một bộ phận, nhất là những người tham
gia trong bộ máy quân sự và chính trị của chính quyền Sài Gịn tỏ ra lo ngại, thậm
chí có người lợi dụng Nhà nước gặp khó khăn để kích động, lơi kéo quần chúng,
móc nối với các thế lực phản động bên ngoài gây rối loạn trong nước.
Để sớm ổn định tình hình các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng
và các đồn thể quần chúng nhanh chóng được thành lập.
Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất về lãnh thổ nhưng ở
mỗi miền lại tồn tại một hình thức nhà nước khác nhau. Chính vì vậy, nguyện vọng
của nhân dân cả nước là sớm có một nhà nước chung, một cơ quan quyền lực
chung.


Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm
vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Quá trình thống nhất
- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai

đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc họp tài Sài Gịn, nhất trí về chủ trương, biện pháp
thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (Quốc hội Khoá
VI) được tiến hành trong cả nước với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại
biểu.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước biểu thị ý
chí của tồn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, là thắng lợi
của lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: "Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định
sẽ sum họp một nhà”.
- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội Khố VI, họp Kì họp thứ nhất
Câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã
thống nhất những nội dung gì? Ý nghĩa?
Trả lời:
+ Thơng qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống
nhất.
+ Đặt tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc huy mang
dịng chữ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng năm
cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô Hà Nội. Thành phố Sài Gòn – Gia Định
được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước, bầu Ban dự
thảo Hiến pháp.
Với kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, cơng việc thống nhất
đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng
nhân dân, đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt
Nam, tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của
đất nước, tập trung chông công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất, mở ra
khả năng to lớn để phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.



Những thành quả bước đầu trong sự nghiệp thống nhất đất nước năm đầu
tiên sau hịa bình đã cho phép hai miền cùng bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm
trên phạm vi cả nước.
2. Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985)
2.1. Tình hình thế giới.
Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, tình hình thế
giới có những đặc điểm nổi bật như sau :
Thứ nhất : Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh
mẽ có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia dân tộc, tác động đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Biểu hiện:
- Khác với cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất, lần thứ hai (lúc
đó gọi là cuộc cách mạng cơng nghiệp). Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
nhất diễn ra cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX; lần thứ hai diễn ra từ năm 1871 đến
năm 1914, nhằm chủ yếu hướng tới mục tiêu cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa và
ngày càng hiện đại hóa.
- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ ba, làm cho yếu tố kỹ thuật
chuyển biến nhanh chóng và trở thành một bộ phận của công nghệ. Nổi bật như
trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng
với các sản phẩm siêu sạch, siêu dẫn, siêu bền, siêu nhẹ, siêu rẻ.
- Cụ thể:
+ Năm 1947, ra đời máy tính điện tử đầu tiên; đến năm 1971 bộ vi xử lý
Intel ra đời;
+ Năm 1978, Luis Brown tạo ra con người từ ống nghiệm, như vậy là đã có
thể cấy ghép, thay thế tất cả các bộ phận quan trọng trong cơ thể con người; đến
năm 1989 internet xuất hiện làm xã hội thông tin bùng nổ;
+ Kể từ năm 1986 trở đi, loài người đã tạo ra một trạm quỹ đạo (Mir của
Liên Xơ) hoạt động trên khơng gian rịng rã trong mấy thập kỷ (kết thúc hoạt động
năm 2000).
- Chính sự phát triển mạnh mẽ đó đã tác động to lớn, toàn diện tới các lĩnh

vực của đời sống xã hội loài người.


Thứ hai: Chủ nghĩa đế quốc chuyển hướng chống phá Chủ nghĩa xã hội, từ
“chiến lược ngăn chặn” chuyển sang “chiến lược vượt trên ngăn chặn” chống phá
trong nội bộ chủ nghĩa xã hội.
* Biểu hiện:
- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới hình thành trật tự hai cực trên
cơ sở 2 khối đối lập nhau (khối NATO- thành lập năm 1949) do Mỹ đứng đầu và
(khối Warszawa- thành lập năm 1955) do Liên Xô đứng đầu.
- Đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc chiến tranh lạnh đã bước vào giai
đoạn có tính phức tạp (đến ngày 03/12/1989, tổng thống thứ 41 của Mỹ, George W.
Bush tuyên bố chiến tranh lạnh kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Malta).
- Vì vậy, đến đầu 1980 chủ nghĩa tư bản đã thay đổi đường lối đối nội, đối
ngoại: Thay đổi chiến lược an ninh quốc gia, sử dụng chiến lược ngăn chặn, vượt
trên ngăn chặn tấn công vào các nước CNXH.
- “Chiến lược ngăn chặn”: Tấn công vào lãnh đạo các nước bằng chủ nghĩa
cơ hội; “Chiến lược vượt trên ngăn chặn”: Tấn công vào ý thức hệ chính trị của các
nước XHCN.
Thứ ba: Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự điều chỉnh thích nghi và đã
đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế và khoa học- kỹ thuật.
* Biểu hiện:
- Trước tác động mạnh mẽ và nhiều chiều của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc chạy đua kinh tế trong xu thế quốc tế hóa đã khiến cho các nước phải
đổi mới tư duy đối nội, đối ngoại, tranh thủ vốn, kỹ thuật, cơng nghệ... Nó đang trở
thành xu thế khách quan của tiến trình phát triển.
- Chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi, thích nghi trong chủ trương, chính
sánh: Cụ thể về thay đổi thích nghi của CNTB:
+ Về sở hữu, cho cổ phần hóa.
+ Về chính sách: Quan tâm hơn các chính sách xã hội, quyền lợi thiết thực
của người lao động.

+ Về quản lý: cho công nhân trực tiếp tham gia.
=>Song tất cả đều nhằm mục đích: trong thì ru ngủ giai cấp cơng nhân,
quần chúng nhân dân lao động; ngồi thì thay đổi chiến lược chống phá các nước
CNXH.


- Mặc dù có những thay đổi thích nghi nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản
không hề thay đổi.
Thứ tư: Các nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
Do đó, cải cách, cải tổ, đổi mới diễn ra như một xu thế khách quan.
* Biểu hiện:
- Khủng hoảng xảy ra và ngày càng lan rộng, khiến các nước phải tìm tịi con
đường đi thích hợp bằng cải cách, cải tổ và đổi mới, mà tiên phong là Trung Quốc.
- Ở Trung Quốc, tại hội nghị BCHTW lần thứ 3 khóa 11 (12/1978), Trung
Quốc tiến hành cải cách.
- Đồng thời đưa ra quan điểm kiên trì 4 ngun tắc: Kiên trì đưa khốn vào
cả nơng thơn và thành thị; Kiên trì con đường XHCN; Kiên trì sự lãnh đạo của
Đảng; Kiên trì sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông.
- Đến đầu những năm 1990, Trung Quốc mới thực sự có những bước nhảy
vọt với chính sách mở cửa nổi tiếng do nhà lãnh đạo thế hệ Đặng Tiểu Bình khởi
xướng: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”.
- Ở Liên Xô và Đông Âu, tháng 4/1985, Liên Xô quyết định cải tổ để thốt
khỏi khủng hoảng.
- Ngày 6/3/1986 Liên Xơ tổ chức Đại hội lần thứ 27 để đưa ra đường lối cải
tổ, lấy cải tổ kinh tế làm trung tâm.
- Tháng 8/1988, Liên Xơ quay về cải tổ chính trị: Thực hiện đa ngun chính trị;
Dân chủ vơ hạn độ; Hạ thấp vai trị lãnh đạo của đảng; Khơng lãnh đạo chặt chẽ
phương tiện thông tin đại chúng; Không xem xét lịch sử muốn phủ định lịch sử; Đặt quá
nhiều hy vọng vào phương tây.
- Liên Xơ cải tổ sau đó lần lượt đến các Đơng Âu.

- Như vậy, tình hình thế giới với những biến động phức tạp đã tác động to
lớn đến tình hình Việt Nam.
2.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) và
thực hiện kế hoạch nhà nước năm năm (1976 - 1980)
Trên cơ sở xác định đường lối chung, đường lối xây dựng kinh tế, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định phương hướng trong giai
đoạn tiếp theo là vừa khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức


lại nền kinh tế, xây dựng một bước nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đặt nền
móng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa nước nhà.
Đại hội họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 tại Hà Nội. Dự Đại hội có
1.008 đại biểu thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trong cả nước và 29 đoàn đại
biểu của các đảng và tổ chức quốc tế. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo
cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 1980, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; quyết
định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo cáo chính trị đánh giá, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ mãi
mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX và để lại cho nhân dân ta
nhiều bài học có giá trị to lớn.
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1980)
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng, từ năm 1976 trở đi
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thực hiện
cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia.
Kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước nhằm hai mục tiêu cơ
bản và cấp bách: xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới trong cả nước và cải thiện một bước đời
sống của nhân dân lao động.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1977, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã họp bàn về phát triển nông nghiệp. Hội nghị quyết định tập trung cao

độ lực lượng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp với ba
mục tiêu chính là bảo đảm lương thực, thực phẩm cho tồn xã hội và có lương thực
dự trữ; cung ứng nguyên liệu nông sản, lâm sản, hải sản cho công nghiệp; tăng
nhanh nguồn hàng xuất khẩu.
Ở miền Bắc, nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh được khôi phục, mở rộng. Một
số cơ sở được xây dựng thêm. Phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp càng trở nên sơi
động. Mơ hình hợp tác hóa - tập thể hóa được đẩy tới mức cao nhất.
Ở miền Nam, do chính sách thực dân mới của Mỹ, nền kinh tế ở các vùng
tạm chiếm bước đầu phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, sau năm 1975,
chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm thống nhất nền kinh tế theo
mơ hình chung trong cả nước. Đối tượng của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa
vẫn nhằm vào kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.


Trong cơng nghiệp, Nhà nước đã quốc hữu hóa và chuyển thành quốc
doanh tất cả các xí nghiệp cơng quản, các xí nghiệp của tư sản mại bản và tư sản bỏ
chạy ra nước ngoài. Năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn đã bị xóa bỏ. Đối với
tư sản loại vừa và nhỏ, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng con đường thành
lập các xí nghiệp công tư hợp doanh. Tiểu chủ được đưa vào hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp.
Trong thương nghiệp, Đảng và Nhà nước chủ trương phải xóa bỏ ngay
thương nghiệp tư bản tư doanh, chuyển đại bộ phận tiểu thương sang sản xuất. Đầu
năm 1978, một chiến dịch tiến công vào thương nghiệp được triển khai. Hàng
nghìn cơ sở kinh doanh của tư sản thương nghiệp được chuyển giao cho thương
nghiệp nghiệp quốc doanh quản lý và sử dụng. Cuối năm 1978, có khoảng 9 vạn
người bn bán nhỏ được chuyển sang sản xuất và 15000 người được sử dụng
trong ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với quá trình cải tạo xã hội
chủ nghĩa đối với thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua
bán được hình thành và dần dần chiếm lĩnh thị trường.
Đến giữa năm 1979, chúng ta căn bản hoàn thành việc chuyển các cơ sở tư

bản tư doanh trong cá ngành công nghiệp, thượng nghiệp, vận tải, xây dựng và dịch
vụ quan trọng thành các xí nghiệp quốc doanh, cơng tư hợp doanh.
Trong nông nghiệp, từ cuối 1978 đến cuối 1980, phong trào hợp tức hóa
nơng nghiệp được dẩy mạnh ở các tỉnh phía nam.
Qua cải tạo, thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể đang phát triển trong
thể chế kinh tế cũ bị hạn chế, thủ tiêu. Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể ngày
càng được mở rộng trở thành hai thành phần kinh tế chủ yếu. Nền kinh tế miền
Nam bước đầu phát triển theo mơ hình kinh tế của miền Bắc cũng như của cả phe
xã hội chủ nghĩa nói chung.
Để thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống văn hóa của nhân dân, Nhà nước
đã tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Hệ thống trường học,
bệnh viện, các cơ sở văn hóa tiếp tục được tu bổ, xây dựng. Ở các tỉnh miền Nam,
việc xây dựng hệ thống trường học từ cấp cơ sở, nhất là ở các vùng nông thôn được
đặc biệt quan tâm cùng với việc tiếp tục bổ sung đội ngũ giáo viên, thống nhất
chương trình đào tạo.
Mạng lưới các bệnh viện, phịng khám bệnh, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở
điều dưỡng được mở rộng. Tình hình y tế được cải thiện rõ rệt ở những vùng mới


giải phóng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, trở
thành phong trào quần chúng trong các địa phương, xí nghiệp, trường học.
Kết thúc kế hoạch 5 năm 1976-1980, chúng ta đã đạt một số thành tựu quan
trọng như thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chính trị mới
trong cả nước. Trên cơ sở đó, chúng ta đã thực hiện một loạt chính sách khác nhằm
tiến tới thống nhất nước nhà về mọi mặt. Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống
lại hai cuộc chiến tranh quy mơ lớn ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và Lào. Trên
mặt trận kinh tế, nhân dân ta đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục
kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống. Chúng ta đạt được những thành tựu rất quan
trọng về phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước.

Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế còn thấp so với yêu cầu đề ra trong
kế hoạch, thậm chí có những điểm khơng phù hợp, cản trở sự phát triển của lượng
sản xuất.
Trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980, chúng ta đã nỗ lực tiến hành
cải tạo quan hệ sản xuất. Kết thúc kế hoạch, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc
doanh và tập thể đã được đẩy tới mức cao nhất ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời được
xác lập ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, nết xét dưới góc độ quan hệ sản xuất có
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lượng sản xuất hay khơng, có đem
lại hiệu quả kinh tế hay khơng thì vấn đề lại hồn toàn khác. Khu vực kinh tế quốc
doanh mặc dù được đầu tư nhiều nhưng làm ăn kém hiệu quả. Khu vực kinh tế tập
thể cũng ở trong tình trạng như vậy. Ở miền Bắc, quy mô của hợp tác xã nơng
nghiệp càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Ở miền Nam, các hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất được thành lập một cách ồ ạt nhưng cũng vì khơng có hiệu quả nên nông dân
không hưởng ứng. Cuối năm 1980, ngay sau khi được đánh giá là đã hoàn thành
hợp tác hóa nơng nghiệp thì hàng loạt hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, toàn
miền Nam chỉ cịn lại 3732 tập đồn sản xuất và 173 hợp tác xã quy mô vừa.
Với kế hoạch 5 năm 1976-1980, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân được tăng cường so với trước, nhưng tốc độ tăng không tương xứng với
mức đầu tư xây dựng cơ bản. Trong 5 năm 1976-1980, giá trị tài sản cố định tăng
chỉ bằng 46,8% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, hiệu quả kinh tế của
hệ thống cơ sở vật chất lại thấp. Nhiều cơng trình đã xây dựng xong nhưng chỉ huy
động được trên dưới 50% công suất. Giá trị tài sản cố định tăng, trang bị tài sản cho


một lao động tăng nhưng năng suất lao động xã hội tính bắng thu nhập quốc dân
theo giá so sánh lại giảm.
Tình hình sản xuất như vậy cộng với những sai lầm trong lưu thơng phân
phối, thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng.
Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng

hoảng kinh tế-xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng trên bảo gồm cả những yếu tố khách quan và
chủ quan. Song chủ yếu là nguyên nhân chủ quan do sai lầm khuyết điểm trong
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Nguyên nhân khách quan:
- Một là, chúng ta bước vào xây dựng CNXH trên cơ sở một nền kinh tế vốn
nghèo nàn, lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh.
+ Báo cáo chính trị Đại hội Đảng IV đã chỉ rõ: “Nước ta đang ở trong quá
trình từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
+ Q trình đó là vơ cùng mới mẻ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Do đó,
con đường lên CNXH ở nước ta là quá độ gián tiếp: Tức là nước ta từ một nước
thuộc địa, nửa phong quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Nên quá độ đi lên
CNXH ở nước ta là khó khăn, gian khổ, phức tạp và kéo dài.
+ Còn quá độ trực tiếp lên CNXH là phát triển tuần tự theo sự phát triển của các
hình thái kinh tế- xã hội (Đối với các nước đã trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa).
- Hai là, nước ta vừa ra khỏi chiến tranh giải phóng, lại thường xuyên phải
đương đầu với thiên tai, địch họa.
+ Một dân tộc sáng chắn bão giông, chiều ngăn năng lửa, đặc biệt là ở miền
Trung đã nói lên điều đó.
- Ba là, quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, đất nước trong tình trạng bị bao
vây, cấm vận về kinh tế.
+ Nếu như trước đây chúng ta nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và
các nước XHCN.
+ Thì đến thời điểm đó, các khoản viện trợ khơng hoàn lại dần chấm dứt.


+ Liên Xô và các nước XHCN lâm vào khủng hoảng nên các hợp tác kinh
tế, viện trợ và đầu tư không thực hiện được, lại bị các thế lực thù địch ra sức chống
phá.

* Nguyên nhân chủ quan:
- Một là, trong đánh giá, thực hiện mục tiêu, bước đi chưa thấy hết những
khó khăn, phức tạp, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ là một quá trình
lịch sử lâu dài và trải qua nhiều chặng.
Thực tế:
+ Sau khi thống nhất nước nhà Đảng ta chưa kịp thời tổng kết được những
kinh nghiệm xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Chưa nhấn mạnh việc bức thiết phải làm sau chiến tranh là khắc phục hậu
quả chiến tranh.
- Dự kiến thời gian phấn đấu để hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền
kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN trong khoảng 20 năm là
nóng vội, chủ quan khơng thể thực hiện. (Đại hội IV).
- Hai là, Đảng đã mắc phải tư tưởng chủ quan, nóng vội trong hoạch định
đường lối, chủ trương bước đi chưa phù hợp.
Thể hiện:
- Trong bố trí cơ cấu kinh tế: Trước hết là cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư.
+ Chúng ta đã đề ra chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triển sản
xuất, không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Chúng ta thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những cơng trình qui
mơ lớn, khơng tập trung giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu. Đó là những sản phẩm hết sức cần thiết đối với một nước nông
nghiệp vừa ra khỏi chiến tranh.
- Trong cải tạo XHCN: Củng cố QHSX, sử dụng các thành phần kinh tế cịn
có biểu hiện nóng vội, chủ quan trong nhận thức và hành động.
+ Chúng ta chưa thực sự công nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước
ta, mà đúng ra nó phải tồn tại trong một thời gian dài trong thời kỳ quá độ ở nước
ta.
+ Chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với
tính chất và trình độ của LLSX, đã đi ngược lại qui luật khách quan (Xây dựng



QHSX q cao, trong khi LLSX cịn thấp, trình độ quản lý thấp; chưa nhận thức
được chính QHSX vượt trước trình độ phát triển của LLSX càng kìm hãm sự phát
triển của LLSX và phát triển sản xuất).
- Trong cơ chế quản lý kinh tế: Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp (Cơ chế này chỉ phù hợp với chiến tranh, hịa bình khơng cịn phù hợp).
- Trong thực hiện chun chính vơ sản cịn có sự buông lỏng trong cải tạo,
quản lý và đấu tranh tư tưởng, chưa phát huy hết sức mạnh của chuyên chính vơ
sản.
Kế hoạch 5 năm 1976-1980 khơng mấy thành cơng đã làm cho Đảng Cộng
sản Việt Nam nhận thấy phải có sự điều chỉnh nhất định trong đường lối, chính
sách kinh tế của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sau Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IV (8/1979), chính là sự khởi đầu của quá trình điều chỉnh, đặt cơ sở
cho quá trình đổi mới căn bản sau này. Hội nghị chủ trương phải sửa chữa các
khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhất là phải đổi mới cơng tác kế
hoạch hóa và cải tiến một cách cơ bản chính sách kinh tế làm cho sản xuất “bung
ra” theo phương hướng kế hoạch của Nhà nước. Từ đó dẫn đến những đổi mới cục
bộ trong kế hoạch 5 năm 1981-1985.
* Vậy tại sao Hội nghị Trung ương sau khoá IV lại là bước đột phá đầu
tiên để tìm đường đổi mới? (Định hướng học viên về nghiên cứu).
- Hội nghị đưa ra chủ trương sử dụng các thành phần kinh tế ngoài kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể để phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
- Hội nghị đã quyết định phải khắc phục một bước cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp, đã kết hợp kế hoạch hoá với quan hệ thị trường.
- Kết hợp ba lợi ích là: Tập thể, cá nhân và xã hội. Khuyến khích mọi năng lực
sản xuất làm cho sản xuất bung ra.
(Từ những tiêu cực mới nảy sinh trong thực tiễn, chứng tỏ Nghị quyết chưa đủ
sức để làm kinh tế “bung ra”, chưa đủ sức tháo gỡ khó khăn do thực tiễn đặt ra. Do
đó, địi hỏi Đảng phải tiếp tục tìm tịi, đổi mới).
Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Hội nghị TƯ 4 – khóa VI (7/1978) chủ trương:


+ Chỉ ra kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ta (ĐQ Mỹ là kẻ thù lâu
dài, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh là kẻ thù trực tiếp nguy
hiểm)
+ Tập trung lực lượng giành thắng lợi trên biên giới Tây nam và sẵn sàng
đối phó với chiến tranh xâm lược qui mơ lớn của kẻ thù từ biên giới phía Bắc,
quyết tâm đánh thắng quân xâm lược trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ vững
chắc Tổ quốc.
- Sự chỉ đạo của Đảng.
+ Đẩy mạnh xây dựng CNXH, điều chỉnh thế bố trí chiến lược về kinh tế và
quốc phòng.
+ Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, khẩn trương xây
dựng và tăng cường sức mạnh mọi mặt cho các vùng biên giới.
+ Chủ động tuyên truyền vạch mặt kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
của nhân dân thế giới, ký các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các nước anh em.
- Kết quả.
Biên giới Tây Nam
+ Cuối năm 1978, Pôn pốt huy động 19/23 sư đồn về miền Đơng tấn cơng
xâm lược nước ta; 23/12/1978 đưa 3 sư đồn vượt biên giới tấn cơng Bến sỏi, Bến
cầu (Tây ninh) nhằm chiếm Tây ninh và tiến công về thành phố HCM, bị ta đánh
bại.
+ Ngày 26/12/1978, Bộ chỉ huy quân đội cách mạng; Mặt trận đoàn kết dân
tộc cứu nước Campuchia quyết định phát động nổi dậy của quần chúng và kêu gọi
quân tình nguyện VN giúp đỡ tiêu diệt bè lũ diệt chủng.
+ Đáp lời kêu gọi đó 7/01/1979, thủ đơ Phnơm pênh được giải phóng, ta đã
giải quyết hậu quả xâm lược biên giới Tây nam tận gốc.
Biên giới phía Bắc:
Từ ngày 17/02/1979 – 18/3/1979 ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược

trên qui mơ lớn của địch trên biên giới phía Bắc Tổ quốc.
+ Ngày 17/02/1979 TQ huy động hơn 60 vạn quân xâm lược 1400 km biên
giới phía bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Lai châu, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn
và Quảng ninh, có nơi tiến sâu vào 50 km (Bị quân và dân ta chặn đánh quyết liệt)
+ Ngày 5/3/1979 TQ tuyên bố rút quân.


+ Ngày 18/3/1979 rút hết quân về nước.
2.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982), thực
hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã họp từ ngày 27 đến ngày
31-3- 1982 tại Thủ đơ Hà Nội (trong đó Đại hội nội bộ đã diễn ra từ ngày 15 đến
ngày 24-3-1982). Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu
đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở trong cả nước và 47 đoàn đại biểu
của các đảng và tổ chức quốc tế.
Những nội dung phát triển mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội
Đại hội khẳng định :
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN: Đại hội xác định cách mạng VN
có hai nhiệm vụ chiến lược.
Một là, xây dựng thành công CNXH.
Hai là, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội đạt kết quả thiết thực làm cho đất nước mạnh lên về mọi mặt và mọi
hồn cảnh thì mới đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì mới có điều kiện
để xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.
- Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định tiếp tục thực hiện
đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế do Đại
hội IV vạch ra. Trong đó nhấn mạnh ba vấn đề cần đặc biệt chú ý là:

+ Nắm vững chun chính vơ sản
+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động
+ Tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
Trong kế hoạch 5 năm 1981-1985, tuy vẫn đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố
và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhưng thận trọng hơn và việc xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật không triển khai đồng loạt như kế hoạch 5 năm
1976-1980 mà tiến hành một cách có trọng điểm. Số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ


yếu định ra trong kế hoạch này so với kế hoạch trước vừa ít về số lượng, vừa thấp
về mức phấn đấu trong một số chỉ tiêu.
Thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội tiếp tục được xây dựng.
Về cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa trong công nghiệp tiếp tục được tiến hành mềm dẻo hơn, khơng nóng vội như
những năm 1976-1980.
Trong nơng nghiệp, để khắc phục tình trạng khủng hoảng về mơ hình tổ
chức sản xuất, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 100
chính thức quyết định chủ trương thực hiện chế độ khốn sản phẩm cuối cùng đến
nhóm lao động và người lao động (thường gọi là khoán 100). Chỉ thị của Ban Bí
thư đã đáp ứng được nguyện vọng của nông dân nên ở các nơi nhiệt liệt hưởng ứng.
Tư tưởng chỉ đạo của Đảng nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Câu hỏi: Qua học tập và nghiên cứu, các đồng chí hãy cho biết những
hiểu biết của các đồng chí về Chỉ thị 100 (13/01/1981) của Ban Bí thư, về
khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nơng nghiệp?
* Chỉ thị ra đời:
- Mơ hình hợp tác xã nông nghiệp bậc cao theo phong trào tập thể hóa thời
kỳ 1976- 1980 đã tỏ ra trì trệ, kém hiệu quả.
- Sản xuất nông nghiệp nước ta trong tình trạng trì trệ, lương thực thiếu

trầm trọng. (Đến năm 1988 vẫn phải nhập khẩu lương thực).
- Trong tình hình đó, một số địa phương, quần chúng nhân dân tìm tịi đổi
mới, tìm lối thốt bằng “khốn chui” trong các hợp tác xã nơng nghiệp, ở những
nơi đó đời sống nhân dân được cải thiện.
* Như:
- Khoán chui đầu tiên ở Vĩnh Phú (Kim Ngọc).
- Sau đó là Đồ Sơn- Hải Phịng (Đồn Huy Thành).
* Lúc này:
- Đảng ta nhận thức được khoán là nhu cầu của thực tiễn.
- Khốn là mơ hình sản xuất kinh doanh vừa có lợi cho Nhà nước vừa có lới
cho nhân dân.


- Khốn nhưng khơng làm ồ ạt mà thực hiện từng bước.
- Chỉ thị ra đời gắn với việc thay đổi mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp.
* Thực tế: Trước nhu cầu của thực tiễn, ngày 22 tháng 6 năm 1980 Ban Bí
thư Trung ương Đảng ra thơng báo số 22 về khốn thí điểm cấy lúa trong các hợp
tác xã nơng nghiệp.
- Rút kinh nghiệm qua các thí điểm, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị
100/CT- TW về cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp (Gọi tắt là Chỉ thị 100).
* Nội dung của Chỉ thị:
- Mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động, đến một
số cây trồng vật nuôi, một số nghành nghề khác trong các hợp tác xã nông
nghiệp.
- Nội dung khoán thực hiện ở ba khâu.
+ Ba khâu là: cấy, chăm sóc, thu hoạch.
+ Các khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm như: giống, cày bừa, tưới tiêu,
thuốc trừ sâu…).
- Hình thành các hợp tác xã, hộ gia đình.

- Khốn nhưng khơng được khốn trắng
* Kết quả:
- Chỉ thị ra đời đánh dấu sự đổi mới trong cách quản lý của các hợp tác xã
nông nghiệp.
- Được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận và nhanh chóng đi vào cuộc sống.
- Sản xuất lương thực tăng đáng kể.
* Biểu hiện:
- Từ năm 1976 đến năm 1980, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng 1,9%.
- Từ năm 1981 đến 1985, tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,9%.
- Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ có bước phát triển tốt trong thời gian đầu, sau
đó dần dần chững lại. Thực tế đó chứng tỏ Chỉ thị 100 chưa đủ toàn diện để tháo gỡ
khó khăn vướng mắc trong sản xuất nơng nghiệp.


Trong thời gian 1981-1982, Nhà nước tiến hành điều chỉnh giá. Đây là cuộc
cải cách giá tương đối lớn đầu tiên ở Việt Nam nhằm đưa hệ thống giá cũ, quá thấp,
nặng tính bao cấp, tồn tại suốt mấy chục năm, tiếp cận với giá thị trường cùng thời
điểm. Tháng 10/1985, Nhà nước lại tiến hành đợt tổng điều chỉnh giá đi đôi với xây
dựng hệ thống lương theo giá mới, đồng thời tiến hành đổi tiền. Tuy nhiên, cải cách
giá trong kế hoạch này khơng thành cơng vì nó vẫn cịn nằm trong khn khổ Nhà
nước quy định giá. Sau một thời gian điều chỉnh, giá thị trường tự do lại tăng vọt,
chênh lệch giữa hai loại giá vẫn ngày càng lớn. Ngân sách bội chi ngày càng tăng,
mức độ lạm phát ngày càng cao. Tình hình đó làm trầm trọng thêm tình trạng mất
ổn định về kinh tế - xã hội, gây hỗn loạn trên thị trường và gây khó khăn lớn cho
đời sống của nhân dân.
Mặc dù kinh tế cịn rất khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước vẫn chủ trương
thực hiện mục tiêu chăm lo đến đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần.
Sau chiến thắng biên giới Tây Nam và phía Bắc, Đảng và Nhà nước tiếp tục
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh, thi hành chính sách hậu
phương quân đội. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị giành thêm những

thắng lợi mới. Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động
FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo
và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng.
II. ĐẢNG KHỞI XƯỚNG VÀ LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI; ĐẤT
NƯỚC RA KHỎI TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (15 đến
18/12/1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai
trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó
xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới
- Đổi mới quan điểm kinh tế:
+ Về đổi mới cơ cấu kinh tế: khẳng định dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế
quốc dân theo cơ cấu hợp lý, có chính sách sử dụng cải tạo đúng đắn các thành
phần kinh tế, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với
nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trị chủ đạo. Cùng với chính sách kinh tế
nhiều thành phần. Chủ trương sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu


tư, thực hiện 3 chương trình mục tiêu về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu.
+ Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan
liêu bao cấp, xây dựng quy chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ
phát triển của nền kinh tế, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng tính kế
hoạch, sử dụng đúng đắn và đầy đủ quan hệ hàng hóa-tiền tệ, các đơn vị cản xuất
có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính; sử dụng tốt các địn bẩy
kinh tế.
+ Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối

ngoại, nhấn mạnh sự cần thiết phải cơng bố chính sách khuyến khích nước ngồi
đầu tư vào nước ta đưới nhiều hình thức. Có các chính sách và biện pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh.
+ Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước. Phân biệt rõ chức
năng quản lý hành chính - kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà
nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng thành phấp luật,
chính sách cụ thể. Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội.
+ Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của Đảng, tăng cường sức
chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng.
Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức;
đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
Đảng nhấn mạnh đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của đội
ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ là nguyên tắc
quan trọng nhất; đồng thời yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống
các biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn
kết nhất trí trong Đảng.
Ý nghĩa: Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới tồn diện,
triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của tồn Đảng và cũng thể hiện tinh thần trách
nhiệm cao của Đảng trước đất nước, dân tộc. Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề
ra thể hiện sự phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của
Đảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường tiến lên
CNXH.


Đường lối đổi mới đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã thật sự đi vào cuộc sống và đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng, trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội,
trong việc thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.
Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết là giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị bao vây, cấm vận, xây
dựng Đảng ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới.
Ngày 7-2-1987, Bộ Chính trị họp thảo luận về những biện pháp cấp bách
nhằm giải quyết vấn đề giá - lương - tiền. Phân tích kỹ các nguyên nhân và bài học
rút ra từ hai lần tổng điều chỉnh năm 1981.
Ngày 1-3-1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định giải thể các trạm kiểm
sốt hàng hóa trên các đường giao thông nhằm thúc đẩy lưu thông phân phối phát
triển.
Vấn đề nóng bỏng và cấp bách là lưu thơng và phân phối. Vì vậy, Hội nghị
lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 4-1987 đã quyết định
phương hướng giải quyết vấn đề là phải thực hiện mục tiêu bốn giảm: giảm tỷ lệ
bội chi ngân sách; giảm nhịp độ tăng giá; giảm tốc độ lạm phát; giảm khó khăn về
đời sống của nhân dân lao động.
Đây là lần đầu tiên Đảng ta ra một nghị quyết riêng về vấn đề phân phối lưu
thông, nêu rõ từ quan điểm, chủ trương tới các biện pháp cụ thể nhằm xóa bỏ cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là sự chuyển hướng quan trọng trong nhận
thức về tư duy kinh tế.
Tiếp đến tháng 12-1987, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba
năm này là phấn đấu việc ổn định một bước quan trọng tình hình kinh tế - xã hội.
Điều quyết định là phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả, trước hết là tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, đặc
biệt là chương trình lương thực - thực phẩm
Qua hai năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả bước
đầu, song chưa đồng bộ và cơ bản. Đất nước vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 31989) được triệu tập để đánh giá tình hình và đề ra những chủ trương cụ thể để chỉ
đạo công cuộc đổi mới vào chiều sâu và nêu ra các nguyên tắc cơ bản phải được



tồn Đảng, tồn dân trong q trình tiếp tục cơng cuộc đổi mới. Hội nghị khẳng
định việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến
lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc
sống, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được
nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát tiển sản xuất, dịch vụ, tạo
thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội, tạo ra sự cạnh
tranh sống động trên thị trường.
Ngoài những thành tựu về kinh tế, chúng ta cịn đạt được nhiều thành tích
và tiến bộ bước đầu trên các lĩnh vực khác.
Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và
phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới
theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường
quyền lực của các cơ quan dân cử; hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp được
nâng cao; bước đầu chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội. Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo
đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế,
tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế - xã hội (1991-1995)
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến quốc tế
phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta.
Hồn cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Cuối năm 1989 đầu năm
1990 sự sụp đổ chế độ XHCN ở nhiều nước Đông Âu diễn ra liên tiếp. Tại Liên Xô
công cuộc đổi mới lâm vào khó khăn. Đảng Cộng sản Liên Xơ mất quyền lãnh đạo
trong bầu cử đại biểu nhân dân tháng 3/1989. Tháng 4/1989 tai Trung Quốc diễn ra
phong trào “tự do hóa tư sản” dẫn tới sự kiện Thiên An Môn, thực chất là vụ bạo
loạn phản cách mạng. Trong khi đó CNĐQ và bon phản động quốc tế triệt để khai
thác sai lầm, khó khăn của các nước XHCN, tiếp tục tăng cường hoạt động “Diễn
biến hịa bình” để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VII họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991 tại Hà Nội. (Đại hội họp
nội bộ từ ngày 22 đến ngày 17-6-1991). Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho
trên hai triệu đảng viên cả nước. Các đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng


Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản
Cuba và nhiều khách quốc tế đã đến tham dự.
- Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng.
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
+ Báo cáo chính trị, báo cáo xây dựng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng, Điều lệ
Đảng (Sửa đổi) và tổng kết những bài học của cách mạng VN.
+ Bầu BCH TƯ gồm 146 đồng chí, BCT 13 đồng chí, bầu đống chí Đỗ
Mười làm Tổng bí thư của Đảng.
ĐH đã quyết định tương lai phát triển của cách mạng nước ta, đánh dấu
bước trưởng thành của Đảng về tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận. ĐH khẳng
định quyết tâm đi theo con đường XHCN mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đảng và
nhân dân ta đã chọn, đó là con đường duy nhất đúng.
* Những nội dung cơ bản của đường lối.
- Khẳng định kiên trì con đường đi lên CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng
của cách mạng VN.
- Xác định rõ đặc trưng của XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng.
+ Xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người đựoc giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, bất cơng; có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ.

+ Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước.
Những đặc trưng trên phản ánh được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, mỗi đặc trưng có nội dung cụ thể
của nó, nhưng 6 đặc trưng trên nói lên bản chất chế độ XHCN và phân biệt với các
chế độ XH trước đó, mà trực tiếp là chế độ TBCN. Trong đó nhân dân lao động làm
chủ là đặc trưng cơ bản.


Những đặc trưng này đặt con người vào trung tâm của sự phát triển để
nhằm giải phóng con người một cách toàn diện.
Những đặc trưng này quyết định mục tiêu phấn đấu cả về đối nội và đối
ngoại, cả quốc gia và quốc tế.
- Phương hướng xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
+ Về xây dựng nhà nước: Nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì
dân, lấy liên mimh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo.
+ Về phát triển lực lượng sản xuất: Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ qúa độ
là phát triển lực lượng sản xuất, CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với
việc phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng xuất lao động và cải thiện
đời sống nhân dân.
+ Về xây dựng QHSX: Thiết lập từng bước QHSX mới phù hợp với sự phát
triển của LLSX với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
+ Về tư tưởng văn hóa: Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa làm cho thế giới quan Mác – Lê nin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ
vai trị chủ đạo trong đời sống xã hội.
+ Về chính sách đại đồn kết: Thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc,
đồn kết quốc tế.
+ Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH phải gắn liền với
bảo vệ Tổ quốc XHCN.

+ Về xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng TSVM cả về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm với nhiệm vụ chính trị.
Tóm lại: ĐH VII của Đảng đã đề ra 6 đặc trưng của XH XHCN mà nhân
dân ta xây dựng và 7 phương hướng xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Thực chất đây là nội dung cơ bản con đường đi lên CNXH ở nước ta (mô hình
CNXH)
- Đại hội VII đã tổng kết tiến trình cách mạng VN dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nêu ra những bài học lớn của cách mạng VN
+ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
+ Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.


+ Khơng ngừng củng cố, tăng cường đồn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước
với sức mạnh quốc tế.
+ Sự lãnh dạo của Đảng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng VN.
Đại hội VII đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân ta đối với công cuộc đổi
mới, đối với việc thực hiện mục tiêu trước mắt đưa đất nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995, trên
các lĩnh vực của công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu và
tiến bộ to lớn.
Trong 5 năm, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong
nước đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5-6,6%). Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp
với yêu cầu phát triển lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
Cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng cơng
nghiệp hóa. Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp cũng có những thay đổi theo
hướng hiệu quả hơn. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. Kinh tế đối ngoại phát

triển, thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng
nhanh.
Khoa học và cơng nghệ có bước phát triển mới, văn hóa và xã hội có những
chuyển biến tích cực. Cơng tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển sau một số
năm giảm sút. Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát
triển phong phú cả về thể loại, hình thức và nội dung, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thông tin và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực trong
cơng tác tun truyền, giáo dục (đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng), đấu
tranh chống những hiện tượng tiêu cực, đẩy lùi ảnh hưởng của văn hóa độc hại.
Diện phủ sóng phát thanh, truyền hình được mở rộng.
Trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, đã có những cố gắng và tiến bộ về vệ sinh
phòng bệnh, thực hiện có kết quả các chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em,
chương trình phịng chống sốt rét, bướu cổ, phòng, chống suy dinh dưỡng; tăng tỷ
lệ dân số được dùng nước sạch, được cung cấp dịch vụ y tế tại xã, phường. Một số
trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp và trang bị lại. Chế độ bảo hiểm y tế được mở
rộng. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình phát triển sâu rộng và bước đầu đạt


được kết quả. Tỷ lệ sinh mỗi năm giảm gần 1‰. Chủ trương đền ơn, đáp nghĩa đối
với những người có cơng với nước được tồn dân hưởng ứng. Phong trào xóa đói,
giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng được mở rộng trở thành nét đẹp
trong xã hội ta. Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều
được cải thiện với mức độ khác nhau. Số hộ thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng
lên, số hộ nghèo giảm đi. Nhiều địa phương đã thanh tốn được nạn đói. Mỗi năm
giải quyết được hơn một triệu lao động có việc làm. Người lao động được giải
phóng khỏi ràng buộc của cơ chế bất hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính
năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các
sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội.
Trên cơ sở đó, lịng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đất nước,
vào Đảng và Nhà nước được nâng lên. Ổn định tình hình chính trị - xã hội được giữ

vững, quốc phòng và an ninh được củng cố. Thực hiện có kết quả một số đổi mới
quan trọng về hệ thống chính trị. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham
gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã triển khai tích
cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bên cạnh đó chúng ta cịn những khuyết điểm và yếu kém. Nước ta còn
nghèo và kém phát triển, nhưng chưa thực hiện tốt việc cần kiệm trong sản xuất,
tiết kiệm trong tiêu dùng để dồn vốn đầu tư phát triển; tình hình xã hội cịn nhiều
tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết; việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất
mới vừa có phần lúng túng, vừa bng lỏng; quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội
còn yếu; hệ thống chính trị cịn nhiều nhược điểm, chưa nâng lên kịp địi hỏi của
tình hình. Tuy vậy, về cơ bản nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho năm năm 19911995 đã được hoàn thành. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng
một số mặt còn chưa vững chắc. Từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới 10 năm đã qua
cho thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ
hơn.
Những thành tựu và tiến bộ của 10 năm đổi mới, nhất là sau kế hoạch 5 năm
1991-1995 đã và đang tạo ra thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để đất
nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, đất nước gặp khơng ít khó khăn, thử thách.
Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) và
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng nêu ra là những thách
thức lớn đối với nhân dân ta trong những thời kỳ tiếp sau của công cuộc đổi mới.
Đó là:


×