BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
TIỂU LUẬN KẾT THÚC KHÓA HỌC
MÔN HỌC: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
Ngày/tháng/năm sinh:
Nơi sinh:
Lớp: Bồi dưỡng NVSP dành cho Giảng viên CĐ-ĐH
Hà Nội – 2022
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (5 điểm)
Phân tích các chức năng xã hợi của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn việc
thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay?
Câu 2: (5 điểm)
Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục hãy chứng tỏ rằng “Giáo dục giữ vai trị
chủ đạo trọng sự hình thành và phát triển nhân cách” từ đó cho ý kiến của
mình về quan điểm sau: “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ hoặc viết lên
đó cái gì là do nhà giáo dục quyết định”.
BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn
việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay?
Các chức năng xã hội của giáo dục:
1. Chức năng kinh tế- sản xuất
Nói giáo dục có chức năng này có nghĩa là giáo dục có khả năng tác đợng tới
q trình sản xuất xã hợi và góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều
này thể hiện ở chỗ giáo dục thông qua đào tạo đã giúp cho mỗi cá nhân tái
tạo ra năng lực người, phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần bản thân. Qua
đó, giáo dục cung cấp cho xã hội một đội ngũ những người lao đợng có chất
lượng.
Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại là áp dụng những thành tựu khoa
học kỹ thuật (KHKT) vào thực tiễn sản xuất. Ngày nay, KHKT đã trở thành
một lựa lượng sản xuất trực tiếp, và giáo dục chính là con đường thuận lợi để
phổ biến khoa học.
Để thực hiện tốt chức năng này, giáo dục phải tập trung thực hiện những yêu
cầu cơ bản sau:
Giáo dục phải gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu
cầu phát triển kĩ thuật – sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.
Xây dựng nền giáo dục quốc dân cân đối, đa dạng nhằm thực hiện 3 mục
tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Hệ thống giáo dục quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương
pháp, phương tiện…
Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục
2. Chức năng tư tưởng- chính trị
Nói giáo dục có chức năng này có nghĩa là giáo dục có khả năng tác đợng tới
các giai cấp, các nhóm, các giai tầng trong xã hợi, góp phần làm thay đổi tính chất,
cơ cấu của chúng, làm cho quan hệ sản xuất ngày càng trở nên cần thiết, thể hiện
như sau:
Thơng qua việc nâng cao trình đợ học vấn cho cá nhân, giáo dục đã tạo điều
kiện cho mỗi người có thể chuyển đổi giai cấp. Chính điều đó đã tác đợng
đến cơ cấu giai cấp và nhóm xã hợi sẽ thay đổi.
Bằng việc nâng cao dân trí, giáo dục tác động đến từng thành viên của giai
cấp, của các nhóm xã hợi và thơng qua những thành viên này làm cho giai
cấp tiếp cận được với văn minh chung của nhân loại.
Cũng thông qua việc nâng cao dân trí, giáo dục nâng cao nhận thức của cơng
dân, tạo điều kiện để họ có hành vi đúng trong quan hệ ứng xử, nhờ đó mà
quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên thuần khiết hơn.
3. Chức năng văn hóa- xã hội
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối
toàn dân, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hợi. Trình đợ văn hóa của
xã hội thông qua phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao dần, qua đó mà tạo ra
nguồn nhân lực đơng đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài. “Một dân tợc khơng được giáo dục- dân tợc đó sẽ bị loài người
đào thải, một cá nhân không được giáo dục- cá nhân đó sẽ bị xã hợi loại bỏ”A.Toffer.
Kết luận chung về chức năng xã hội của giáo dục:
Cả 3 chức năng trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, đan xen, hỗ
trợ cho nhau. Cả 3 chức năng đều quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện nay
thì chức năng kinh tế - xã hợi là quan trọng nhất.
Giáo dục thông qua các chức năng của mình đã tác đợng sâu sắc và toàn diện
tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều này khẳng định giáo
dục là nhân tố, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hợi.
Nhận thức rõ vai trị của giáo dục với sự phát triển xã hội nên Đảng và Nhà
nước ta đã có quan điểm phát triển giáo dục rất đúng đắn là: “Coi giáo dục –
đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển”; “giáo dục vừa là mục đích, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội”.
Thực tiễn tại Việt Nam:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hợi nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão
của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi sâu sắc về cách sống, cách
làm việc trong mối quan hệ tương tác với nhau. Sự biến đổi không ngừng của hoàn
cảnh xã hợi địi hỏi mỗi con người cần phải liên tục cập nhật kỹ năng, hoàn thiện
mình để thích ứng với tình hình mới. Chính vì vậy, giáo dục càng phải tập trung
phát triển toàn diện năng lực của cá nhân dựa trên việc áp dụng các công nghệ đột
phá. Xu hướng cá nhân hóa học tập liên quan đến việc giảng dạy phải được thực
hiện theo nhịp độ phù hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sở thích và sự
hứng thú cụ thể của từng người học; được thực hiện bằng cách cung cấp các lựa
chọn từ nhiều chương trình giáo dục (từ nhiều trường phái, môn học, kỹ năng và
năng lực khác nhau), nhiều tiếp cận giảng dạy (trực tiếp, gián tiếp, tương tác, thực
nghiệm hoặc độc lập), trải nghiệm học tập (truyền thống như trong lớp học, phi
truyền thống như trực tuyến hoặc kết hợp) và các chiến lược hỗ trợ học tập (các
dịch vụ giáo dục sẵn có để hỗ trợ người học và thúc đẩy q trình học tập). Về mặt
nợi dung, các chương trình giáo dục phải giúp người học hình thành năng lực sáng
tạo và tư duy phản biện, khả năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự học, có kiến thức
về kỹ thuật số và dữ liệu, có kiến thức liên ngành để có thể chuyển đổi cơng việc.
Về mặt phương pháp sư phạm, phải tạo ra cơ hội để xây dựng một “hệ sinh thái”
học tập cho phép cá nhân hóa việc học tập về mặt thời gian và địa điểm. Người học
phải được hướng dẫn để có năng lực tự học và thiết kế các lợ trình học tập của riêng
mình dựa trên các mục tiêu cá nhân qua việc sử dụng linh hoạt các cơng cụ, như
khóa học trực tuyến theo mơ hình khóa học trực tuyến đại chúng mở (Massive open
online course, viết tắt là MOOC), các lớp học, phịng thí nghiệm ảo và các trị chơi
học tập, sử dụng đa dạng các hình thức dạy học kết hợp (blended learning), dạy học
theo dự án, dạy học dựa vào kịch bản và dạy học định hướng giải quyết vấn đề.
Những yêu cầu hiện đại hóa, quốc tế hóa giáo dục với mục tiêu đào tạo ra
những “công dân toàn cầu” đã đặt ra trách nhiệm của từng học sinh là phải chủ
đợng với bản thân mình và với xã hợi. Cơng dân toàn cầu là người có khả năng
hành đợng hợp tác, có trách nhiệm, sáng tạo giải quyết những vấn đề chung của
cợng đồng, góp phần làm cho địa phương, đất nước, thế giới tốt đẹp và phát triển
bền vững; giao tiếp, thích ứng trong những mơi trường văn hóa khác nhau, mơi
trường đa văn hóa; tơn trọng quyền con người, sự đa dạng; trân trọng, phát huy
những giá trị văn hóa của dân tợc, đất nước mình, đồng thời có ý thức học hỏi
những tinh hoa văn hóa của các dân tợc, quốc gia khác.
Những quan điểm về giáo dục công dân toàn diện hướng tới công dân toàn
cầu hiện đã được phản ánh trong việc xác định mục tiêu đổi mới chương trình, sách
giáo khoa, giáo dục phổ thông “phát triển con người Việt Nam toàn diện về đức, trí,
thể, mỹ, hướng tới “cơng dân toàn cầu” và cụ thể hóa thành những phẩm chất chủ
yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và phát triển toàn diện
các năng lực gồm các năng lực chung, như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao
tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù, như năng
lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực
tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hợi nhập quốc tế sâu rộng hiện
nay, con người Việt Nam phát triển toàn diện phải là con người có văn hóa, mang
bản sắc văn hóa dân tợc Việt Nam cùng năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân
loại, thể hiện qua phẩm chất năng lực của công dân toàn cầu. Con người Việt Nam
phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ phải bao gồm: Có lịng u nước nồng nàn từ
yêu quê hương, yêu con người và yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tợc, có lịng nhân ái thể hiện qua việc yêu thương, quý trọng con người khơng chỉ
trong phạm vi gia đình, nhà trường, quốc gia mà cả quốc tế. Đó cịn là người có lý
tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu khơng ngừng, có lối sống giản
dị vì cợng đồng, hành đợng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư. Phải xây dựng
nền giáo dục con người có đủ sức khỏe thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, tối đa
hóa tiềm năng lao đợng sáng tạo của bản thân, có năng lực tự học suốt đời.
Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục hãy chứng tỏ rằng “Giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trọng sự hình thành và phát triển nhân cách” từ đó cho ý kiến của
mình về quan điểm sau: “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ hoặc viết lên đó
cái gì là do nhà giáo dục quyết định”.
Nhân cách quan con người luôn là vấn đề được quan tâm và được nghiên
cứu. Giáo dục luôn là một trong những nhân tố có vai trị quan trọng trong việc phát
triển nhân cách. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới Q đợc giả vai trị
của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách.
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách:
“ Nhân cách là tổ hợp những tḥc tính tâm lý của mợt cá nhân biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”. (Tâm lý học đại cương – Nxb. Đại học Quốc
gia của tác giả Nguyễn Quan Uẩn).
Giáo dục được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Theo nghĩa rộng, giáo dục mang ý nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc
dạy học cùng với hệ thống tác động sư phạm khác, trực tiếp hay gián tiếp,
trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hợi. Là q trình tác
đợng đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi nhằm hình thành thái
đợ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hợi
(bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người).
Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là q trình tác đợng có ý thức, có mục
đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em
và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Sự hình thành và phát triển của nhân cách:
Hình thành nhân cách được hiểu là mợt q trình khách quan mang tính quy
luật, trong đó mợt người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự
tác động vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Giai đoạn
hình thành nhân cách được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong
bào thai, giữ vai trò đặc biệt quan trọng – vai trị mang tính tiền định nhân
cách.
Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất
xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hợi hóa nhân cách và của giáo dục.
Giai đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian
trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách.
Từ sự xác định trên, chúng ta có thể đưa ra năm nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách đó là: nhân tố di truyền,
nhân tố hoàn cảnh sống (bao gồm: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội),
nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt đợng và nhân tố giao tiếp.
Vai trị của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân
cách của cá nhân:
Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học,
trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể.
Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo
dục, phù hợp với nợi dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
Tổ chức các hoạt động giao lưu.
Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục…
Sự định hướng của giáo dục khơng chỉ thích ứng với những u cầu của xã
hợi hiện tại mà cịn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để đẩy
sự tiến bợ của xã hợi. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển.
Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về
tốc độ phát triển của xã hội, thiết kế nên mơ hình nhân cách của con người
thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển nhân cách
Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt đợng cá nhân đều có
ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên
yếu tố giáo dục lại có thể tác đợng đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
Đối với di truyền:
Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người
có trong chương trình gen được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di
truyền cu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản… Nhưng nếu không
được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử
dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận
động cơ thể.
Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát
huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.
Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế
những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách
(phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài
ra giáo dục cịn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách
nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã
hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh
của mình.
Đối với mơi trường:
Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức
và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất
cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành,
sạch đẹp hơn.
Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng
kinh tế – xã hợi, chức năng chính trị – xã hợi, chức năng tư tưởng –
văn hóa của giáo dục.
Giáo dục cịn làm thay đổi tính chất của mơi trường xã hợi nhỏ như
gia đình, nhà trương và các nhóm bạn bè, khu phố… để các mơi
trường nhỏ tạo nên những tác đợng lành mạnh, tích cực đến sự phát
triển nhân cách con người. Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang
được ngày một chú tâm xây dựng gia đình là mái ấm dân chủ, bình
đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối
với học sinh, cộng đồng dân cư là văn hóa của mợt xã hợi văn minh
tiến bợ.
Đối với hoạt động cá nhân:
Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt đợng giao tiếp bổ ích, lành
mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi
ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bợ xây dựng gia đình
hạnh phúc tại địa phương…), xây dựng những động cơ đúng đắn của
cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá
nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của
bản thân.
Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục cá nhân. Tự giáo dục thể hiện
tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận đợng
nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng
lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các
phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức đợ thấp hoặc thậm
chí khơng hình thành.
Trình đợ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự
định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con
người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác
động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ.
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh, mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó.
Giáo dục có thể mang lại những tiến bợ mà các nhân tố khác như bẩm sinh –
di truyền hoặc mơi trường, hoàn cảnh khơng thể có được. Chúng ta có thể lấy
mợt ví dụ đơn giản: mợt em bé sinh ra khơng bị khuyết tật gì, cùng với sự
tăng trưởng và phát triển của cơ thể thì mợt vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ
biết nói. Nhưng nếu khơng được học tập thì em sẽ khơng thể đọc sách, viết
thư và càng khơng thể có nghề nghiệp.
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có
thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Thầy giáo
Nguyễn Ngọc Kí, nghệ sĩ chơi ghita Văn Vương… chính là mợt minh chứng
thuyết phục cho luận điểm này. Nhờ tác đợng đặc biệt của giáo dục nên có
thể phục hồi ở họ những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển về trí tuệ
như những người bình thường.
Giáo dục có khả năng uốn nắn những nét tâm lí xấu do tác đợng tự phát của
mơi trường đem lại và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn
của xã hợi. Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư
hoặc những người phạm pháp.
Khác với các nhân tố khác, giáo dục khơng chỉ thích ứng với hiện thực mà
cịn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Vì giáo dục khơng
chỉ phục vụ cho hơm nay mà cịn phục vụ cho ngày mai, đào tạo con người
làm chủ xã hội trong tương lai.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể
diễn ra mợt cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục và dạy học. Điều đó
càng chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục. Chính bởi giáo dục có vai trị chủ đạo
trong sự hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình dạy học và giáo
dục chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
Giáo dục và dạy học phải phù hợp với các quy luật phát triển tâm lí của học
sinh, coi trọng đúng mức nhu cầu, đợng cơ, hứng thú của trẻ.
Trong q trình giáo dục phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục.
Quan điểm “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng vẽ hoặc viết lên đó cái gì do nhà
giáo dục quyết định” đây là quan điểm sai trái vì sự hình thành và phát triển nhân
cách của mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc tuyệt đối vào giáo dục mà nó phụ tḥc
và tất cả các yếu tố môi trường, di truyền, giáo dục và hoạt động cá nhân. Sự phát
triển nhân cách không chỉ phụ tḥc vào yếu tố khách quan mà cịn phụ thuộc vào
đặc điểm sinh lý, nhận thức, thái độ của cá nhân. Con người là chủ thể trong thế
giới tự nhiên chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên nhưng con người cũng tác
động trở lại để phát triển, chứ con người không phải vật vô tri vô giác lên sự hình
thành và phát triển nhân cách khơng phải là sự phản chiếu của một vật qua gương
mà là sự tác động qua lại giữa con người và các nhân tố tác động đến. Nếu chúng ta
tuyệt đối hóa vai trị của giáo dục thì làm mất đi vai trò của người được giáo dục và
vai trò của các nhân tố khác tác động đến con người.